Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu giảm thiểu thiệt hại cho khu vực sạt lở bán đảo bình qưới – thanh đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 94 trang )

Trang i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực. Tôi xin cam đoan ằng mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Như Vương
r
Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình h ọc Thạc sĩ trong 2 năm ở Trường Đại học Kỹ
thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nh ận được sự tận tình dạy bảo của
quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đinh Công S ản (Viện Khoa học
Thủy lợi miền Nam) đã giành r ất nhiều thời gian hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường, Khoa Đào tạo sau đại học
cũng như Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học đã t ạo điều kiện để tôi học tập
và hoàn thành khóa học.
Điều cuối cùng, tôi rất biết ơn gia đình tôi đã c ổ vũ tinh thần và động viên, hỗ
trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập của tôi.
Mặc dù với năng lực và sự nổ lực, cố gắng của bản thân để hoàn thành tốt luận
văn, tuy nhiên không khỏi tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp quý báu của các quý thầy cô và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2011
Học viên
Nguyễn Thị Như Vương
Trang iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN


Đề tài: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu giảm thiểu thiệt hại cho
khu vực sạt lở bán đảo Bình Qưới – Thanh Đa.
Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Như Vương. Khóa: 2009 – 2011.
Người hướng dẫn: TS. Đinh Công Sản. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài.
Hiện nay vấn đề sạt lở ở Thanh Đa đang trở nên cấp bách vì đã xảy ra nhiều
vụ sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do đó, chúng ta cần
phải tìm ra các giải pháp công trình và quản lý phù hợp là thực sự cấp thiết để giảm
thiểu các tác hại do sạt lở bờ sông gây ra, góp phần ổn định đời sống nhân dân và
đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững hơn. Vì thế, tôi đã chọn đề tài này.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Mục đích: Nghiên cứu định hướng một số giải pháp quản lý phù hợp nhằm giảm
thiểu thiệt hại cho nhà nước và nhân dân trong khu vực sạt lở bán đảo Bình Quới –
Thanh Đa.
Phạm vi: Bán đảo Bình Qưới – Thanh Đa.
Đối tượng: Những khu vực đã và đang có nguy cơ sạt lở.
c)Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Nội dung.
- Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng sạt lở.
- Đánh giá tác động hiện trạng sạt lở đến môi trường tự nhiên, xã hội và ngược
lại.
- Nghiên cứu, định hướng các biện pháp công trình và quản lý thích hợp nhằm
giảm thiểu thiệt hại trong giai đoạn trước mắt và lâu dài cho khu vực bán đảo Bình
Qưới -Thanh Đa.
Tính mới.
- Điều tra các văn bản pháp quy liên quan đến hành lang an toàn đối với các
công trình dọc hai bên bờ sông.
Trang iv
- Điều tra các cơ sở hạ tầng (nhà cửa, bến bãi, các xí nghiệp, doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh,…) trước và sau khi có văn bản pháp quy.
- Điều tra việc thực thi pháp luật của người dân và chính quyền địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý sạt lở giúp các cơ quan liên quan ban hành
các quy định quản lý phù hợp, hạn chế những thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân
khu vực bán đảo Thanh Đa nói riêng và cho các khu vực sạt lở trên địa bàn thành
phố nói chung.
d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa các kết quả đã nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp điều tra thực địa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu.
e) Kết luận.
- Xây dựng được bức tranh thực trạng sạt lở ở khu vực bán đảo Thanh Đa.
- Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng sạt lở.
- Đánh giá tác động hiện trạng sạt lở đến môi trường tự nhiên, xã hội và ngược
lại.
- Đánh giá diễn biến quá trình sạt lở trên kênh Thanh Đa và sông Sài Gòn trên
mặt bằng, mặt cắt ngang. Tổng hợp, phân tích, dự báo xói bồi biến hình lòng dẫn hạ
du sông Sài Gòn cụ thể là khu vực Bán đảo Thanh Đa trên cơ sở các nghiên cứu
trước đây, từ đó khái quát được quá trình biến đổi lòng dẫn, các yếu tố ảnh hưởng
tới sạt lở và giải pháp công trình và phi công trình chống sạt lở trong khu vực.
- Định hướng được một số giải pháp quản lý sạt lở giúp các cơ quan liên quan
ban hành các quy định quản lý phù hợp, hạn chế những thiệt hại cho Nhà nước và
nhân dân khu vực bán đảo Thanh Đa nói riêng và cho các khu vực sạt lở trên địa
bàn thành phố nói chung.
Trang v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt luận văn iii

Mục lục v
Danh mục các bảng viii
Danh mục hình vẽ, đồ thị, biểu đồ ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1.Tầm quan trọng của đối tượng nghiên cứu 2
1.2.Tính cấp thiết của đề tài 2
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Nôi dung nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Tính mới 4
6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC SẠT LỞ
BÁN ĐẢO BÌNH QƯỚI – THANH ĐA 6
1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.1. Địa hình 6
1.1.2. Cấu trúc địa chất, địa mạo và tính ch ất cơ lý của đất nền 6
1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn 11
1.1.4. Điều kiện thủy văn của sông 14
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 16
1.2.2.Hiện trạng dân cư và xây dựng 17
1.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 17
Trang vi
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, DIỄN BIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT
LỞ Ở BÁN ĐẢO BÌNH QƯỚI THANH ĐA 18
2.1. Hi ện trạng sạt lở bờ sông 18
2.2. Diễn biến quá trình sạt lở ở khu vực bán đảo Thanh Đa 22
2.2.1 Trên kênh Thanh Đa 22

2.2.2 Trên sông Sài Gòn 25
2.3. Nguyên nhân gây sạt lở 33
2.3.1. Tác d ụng xâm thực của sông 33
2.3.2. Quá trình th ấm nước của đất 33
2.3.3. Tác đ ộng của áp lực thủy tĩnh 33
2.3.4. Tác đ ộng của dòng thấm 34
2.3.5. Ho ạt động nhân sinh 34
2.4. Phân tích nguyên nhân chính gây s ạt lở 36
2.5. Kết luận tổng hợp các nguyên nhân gây hiện tượng sạt lở khu vực bán đảo
Thanh Đa 46
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ
HỘI VÙNG SẠT KHU VỰC BÌNH QƯỚI – THANH ĐA 51
3.1. Các tác đ ộng đối với môi trường tự nhiên vùng sạt lở 51
3.1.1. Môi trư ờng đất 51
3.1.2. Môi trư ờng nư ớc 52
3.1.3. Môi trư ờng không khí 52
3.2. Các tác đ ộng đối với con người và đời sống của người dân xungquanh 52
3.2.1. Con ngư ời và đời sống 52
3.2.2. S ức khỏe – Y tế 53
3.2.3. Giáo d ục 53
3.2.4. Kinh t ế xã hội 54
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG SẠT LỞ KHU VỰC BÁN ĐẢO BÌNH QƯỚI – THANH ĐA 55
4. 1. Giải pháp công trình 55
4.1.1.Đóng cọc BTCT tăng lực chống trượt 55
Trang vii
4.1.2.Gây bồi chân mái dốc bằng mỏ hàn “mềm” 55
4.1.3 Gây bồi chân mái dốc bằng mỏ hàn cứng 58
4.1.4. Đắp và bảo vệ mái dốc bằng bao tải cát 59
4.1.5. Phương án nạo vét bên phía bờ bồi 59

4.2. Phân tích lựa chọn phương án 59
4.3. Giải pháp phi công trình 60
4.3.1 Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng 60
4.3.2 Nhiệm vụ chức trách của các cơ quan liên quan về khắc phục sự cố 61
4.3.3. Nghiên cứu giải quyết những bất cập trong các văn bản pháp quy liên quan
đến vấn đề sạt lở 65
4.3.4. Sử lý kiên quyết các hành vi vi phạm lien quan đến sạt lở bờ sông 70
4.3.5. Giảm thiểu các thủ tục hành chính có liên quan 70
4.3.6. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân 71
4.3.7. Thống nhất văn bản giữa các ngành liên quan 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 77
Trang viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BĐ: Bán đảo
- Sở GTCC: Sở Giao thông công chánh ( nay là Sở Giao thông vận tải)
- Sở NN-PTNT: Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn
- UB-CT: Ủy ban – Chỉ thị
- QĐ – UB: Quyết định - Ủy ban
- BTCT: Bê tông cốt thép
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ tiêu cơ lý của đất nền ở khu vực bán đảo Thanh Đa 10
Bảng 1.2. Nhi ệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất, Tp. Hồ Chí Minh 11
Bảng 1.3. Lượng mưa năm bình quân phân bố theo tháng tại Tp.Hồ Chí Minh 13
1.4. Lư ợng mưa 1, 2, 3, 5, 7 ngày max tần suất 10% tại một số trạm tại Tp. HCM 14
Bảng 1.5. Thủy triều của Tp. Hồ Chí Minh theo dự báo ngày 01/9/2010 15
Bảng 2.1 Tính toán di ện tích và thể tích xói lở bồi lắng tại các mặt cắt ngang- hố xói Thanh Đa

trong mùa l ũ 2007 (tháng 4 đến tháng 11) 31
Bảng 2.2. Độ lớn của vận tốc tại mặt cắt 1 và so sánh với vận tốc không xói cho phép của
mẫu cát lòng sông Sài Gòn, khu vực bán đảo Thanh Đa Vo (tính theo ASCE TASK
COMMITTEE (1967 ) và MEHROTA (1983)) 38
Bảng 2.3. Độ lớn của vận tốc tại mặt cắt 2 và so sánh với vận tốc không xói cho phép c ủa mẫu
cát lòng sông Sài Gòn, khu v ực bán đảo Thanh Đa Vo (tính theo ASCE TASK COMMITTEE
(1967 ) và MEHROTA (1983)) 42
Bảng 2.4. Dự báo các vị trí có nguy cơ sạt lở ở Bán đảo Thanh Đa (năm 2007) 49
Bảng 3.1. Thống kê thiệt hại tại một số khu vực chính 51
Bảng 4.1. Quy định hành lang ven sông 62
Trang ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.0. Bản đồ địa lý khu vực bán đảo Thanh Đa 5
Hình 1.1. Sơ họa vị trí hố khoan địa chất tại một khu vực trên bán đảo Thanh Đa 8
Hình 1.2 Mô tả các lớp đất trong khu vực có hố khoan 9
Hình 1.3. Biểu đồ mực mước triều trong ngày mùa lũ 16
Hình 2.1. Sơ đồ các vị trí sạt lở khu vực bán đảo Thanh Đa 20
Hình 2.2. Một số thảm hoạ sạt lở trên sông Sài Gòn, khu vực bán đảo Thanh Đa 21
Hình 2.3.B ản vẽ thiết kế mặt cắt ngang kênh Thanh Đa năm 1915 22
Hình 2.4. B ản đồ biến động đường bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa năm 1989–
2003 23
Hình 2.5. Bi ến đổi lòng dẫn kênh Thanh Đa 1915– 2003 ( Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam 24
Hình 2.6. M ặt cắt ngang sông Sài Gòn khu vực bán đảo Bình Quới 25
Hình 2.7. M ặt cắt ngang sông Sài Gòn khu vực phường 28, quận Bình Thạnh 26
Hình 2.8. Mặt cắt ngang sông Sài Gòn khu vực nhà thờ Lasan Mai Thôn 27
Hình 2.9. V ị trí mặt cắt ngang nghiên cứudiễn biến 28
Hình 2.10. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 11-11 28
Hình 2.11. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 11-11, giai đ ọan tháng 4-11/2007 29
Hình 2.12. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 6-6 78

Hình 2.13. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 9-9 78
Hình 2.14. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 11-11 78
Hình 2.15. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 13-13 79
Hình 2.16. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 16-16 79
Hình 2.17. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 19-19 79
Hình 2.18. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 6-6, giai đ ọan tháng 4-11/2007 80
Hình 2.19. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 9-9, giai đ ọan tháng 4-11/2007 80
Hình 2.20. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 13-13, giai đ ọan tháng 4-11/2007 80
Hình 2.21. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 16-16, giai đ ọan tháng 4-11/2007 81
Hình 2.22. Di ễn biến trên mặt cắt ngang 19-19, giai đ ọan tháng 4-11/2007 81
Hình 2.23. Di ện tích xói lở phía bờ lõm trên mặt cắt ngang hố xói Thanh Đa mùa lũ 2007
Trang x
( tháng4-11/2007) 30
Hình 2.24. Di ện tích bồi lắng tại bờ lồi trên mặt cắt ngang hố xói ThanhĐa mùa lũ 2007
(tháng4-11/2007) 31
Hình 2.25. Quá trình v ận tốc lớn nhất, trung bình và vận tốc không xói theo thời gian đo đạc tại
mặt cắt 1. 37
Hình 2.26. Quá trình v ận tốc lớn nhất, trung bình và vận tốc không xói theo thời gian đo đạc tại
mặt cắt 2. 38
Hình 2.27. Vị trí các khu vực sạt lở và bồi lắng 47
Hình 2.28. Ảnh vệ tinh khu vực Bán đảo Thanh Đa 48
Hình 2.29. Sơ đồ các vị trí dự báo sạt lở khu vực bán đảo Thanh Đa 50
Hình 4.1. M ặt bằng hệ thống mỏ hàn mềm, công trình bảo vệ bờ sông Tiền, đoạn thượng lưu
cầu Mỹ Thuận - tỉnh Tiền Giang 56
Hình 4.2. C ắt dọc mỏ hàn mềm, công trình bảo vệ bờ sông Tiền, đoạn thượng lưu cầu Mỹ
Thuận- tỉnh Tiền Giang 57
Hình 4.3. H ệ thống mỏ hàn “mềm” tại thị xã Phan Rang– Ninh Thu ận 57
Hình 4.4. K ết cấu của mỏ hàn “mềm” tại Phan Rang– Ninh Thu ận 58
Hình 4.5. Mỏ hàn cứng trên sông Oder của Đức 58
Trang 1

MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tầm quan trọng của đối tượng nghiên cứu [1, tr.76]
Tuyến sông Sài Gòn, khu vực bán đảo Bình Qưới - Thanh Đa thuộc phường
27 và 28, quận Bình Thạnh có chiều dài lòng dẫn xấp xỉ 11,5 km, chiều rộng lòng
sông bình quân khoảng 240 m.
Sông Sài Gòn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng (cùng với sông Đồng Nai) nó
mang tính "sống còn" đối với sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội và môi trường
các tỉnh miền Đông Nam Bộ và một phần tỉnh Long An , trong đó đặc biệt là
Thành phố Hồ Chí Minh -Thành phố có hơn7 triệu dân và là một trung tâm lớn về
kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, văn hóa, là
đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế của cả nước.
Dọc theo hai bên bờ sông Sài Gòn là nơi tập trung các khu dân cư lớn, các
khu công nghiệp hiện đại, các khu đô thị mới, các công trình xây dựng kiến trúc,
kinh tế, văn hóa, kho tàng, bến bãi. Hàng loạt cá c công trình giao thông thủy và
bộ: cầu đường, bến phà, bến cảng, tuyến luồng, kênh đào và các công trình thủy
lợi, các hồ chứa lớn ở thượng nguồn. Dọc theo sông là các nhà máy nước lớn, nhỏ,
các trạm bơm, kênh mương, cống , đập, tuyến kè, bờ bao, tuyến đê, kênh đào… đã
và đang được xây dựng nhằm phục vụcho các ngành kinh tế khác, có thể nói:
- Sông Sài Gòn không những là nguồn cung cấp nước ngọt cho dân sinh, cho
nông, lâm, ngư nghiệp, cho công nghiệp, dịch vụ mà còn là tuyến thoát lũ, tiêu
thoát nước thải, đẩy mặn.
- Là tuyến giao thông thủy cực kỳ quan trọng vào bậc nhất nước, nối liền TP
Hồ Chí Minh với miền Đông Nam Bộ với miền Tây Nam Bộ, với cả nước và thế
giới.
- Là nguồn cung cấp thủy sản nước mặn, nước lợvà vật liệu xây dựng quan
trọng (cát cho xây dựng và san lấp mặt bằng).
- Sông Sài Gòn cũng còn là tuyến du lịch sinh thái quan trọng, đồng thời là
tuyến bảo vệ ổn định và cân bằng hệ sinh thái của T hành phố Hồ Chí Minh và
vùng phụ cận.

Trang 2
Các Bộ, Ngành, các địa phương, tỉnh, thành, các cơ sở kinh tế, văn hóa… đã,
đang và sẽ còn tiếp tục khai thác, sử dụng và tác động đến nguồn nước và lòng dẫn
của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn nói chung và với hạ du sông Sài Gòn nói
riêng trên quy mô lớn hơn, với diện rộng hơn cả về thời gian và không gian.
Cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt trên lưu
vực, sự hình thành và phát triển nhanh chóng mạng lưới công nghiệp, giao thông,
thủy lợi v.v… Sự mâu thuẫn chưa có tổ chức thống nhất, chưa có kế hoạch, và quy
hoạch đầy đủ, chưa có quy định thống nhất trong quản lý, trong sử dụng, khai thác
và tác động đến dòng sông hi ện nay là những thách thức nặng nề đối với dòng
nước và lòng dẫn sông Sài Gòn.
Trong khi chúng ta đang cần sự ổn định các khu dân cư, hạ tầng cơ sở, thực
hiện nhanh bước chỉnh trang đô thị và công nghiệp hóa, hiện đại hóa TP Hồ Chí
Minh, để nâng cao và tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế thì hiện tượng sạt lở bờ
sông đã xảy ra liên tiếp trong nhiều năm dọc hai bên bờ sông Sài Gòn khu vực TP
Hồ Chí Minh, đặc biệt là tại bán đảo Thanh Đa.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với xu thế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa
diễn ra mạnh mẽ cùng với sự biến đổi khí hậu đã nảy sinh ra nhiều vấn đề Môi
trường nghiêm trọng. Đặt biệt là vấn đề sạt lở bờ sông ở khắp mọi nơi trên cả
nước, trong đó có khu vực bán đảo Bình Qưới–Thanh Đa.
Trong những năm gần đây, khu vực này thường xuyên xảy ra nhiều vụ sạt lở
nghiêm trọng, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Hàng ngàn hecta đất mất
dần, nhiều công trình, xí nghiệp, nhà cửa sụp đổ xuống sông, ước tính thiệt hại
hàng tỷ đồng mỗi năm, làm thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân, gây nhiều
khó khăn cho người dân sống trong khu vực sạt lở.
Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức năng, các nhà
khoa học phải cùng tham gia để tìm hiểu rõ nguyên nhân, và có biện pháp khắc
phục, ngăn chặn, và cảnh báo kịp thời để giảm bớt thiệt hại do sạt lở bờ sông gây
ra.

Trang 3
Vì vậy, việc thực hiện đề tài này nhằm mục đích tìm ra các giải pháp công
trình và quản lý phù hợp là thực sự cấp thiết để giảm thiểu các tác hại do sạt lở bờ
sông gây ra, góp phần ổn định đời sống nhân dân và đảm bảo phát triển kinh tế -
xã hội bền vững hơn.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu định hướng một số giải pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu
thiệt hại cho nhà nước và nhân dân trong khu vực sạt lở bán đảo Bình Quới –
Thanh Đa.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập, cập nhật các tài liệu cơ bản, các kết quả nghiên cứu trước đây
trong vùng về địa hình, địa chất, thủy văn, dân sinh kinh tế xã hội.
- Kế thừa kết quả điều tra và điều tra bổ sung, đánh giá thực trạng sạt lở ở
khu vực bán đảo Bình Qưới – Thanh Đa.
- Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng sạt lở.
- Đánh giá tác động hiện trạng sạt lở đến môi trường tự nhiên, xã hội và
ngược lại.
- Nghiên cứu, định hướng các biện pháp công trình và quản lý thích hợp
nhằm giảm thiểu thiệt hại trong giai đoạn trước mắt và lâu dài cho khu vực bán
đảo Bình Qưới -Thanh Đa.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
- Phương pháp kế thừa các kết quả đã nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp điều tra thực địa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu.
Trang 4
5. TÍNH MỚI
- Điều tra các văn bản pháp quy liên quan đến hành lang an toàn đối với các
công trình dọc hai bên bờ sông.
- Điều tra các cơ sở hạ tầng (nhà cửa, bến bãi, các xí nghiệp, doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh,…) trước và sau khi có văn bản pháp quy.

- Điều tra việc thực thi pháp luật của người dân và chính quyền địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý sạt lở giúp các cơ quan liên quan ban
hành các quy định quản lý phù hợp, hạn chế những thiệt hại cho Nhà nước và nhân
dân khu vực bán đảo Thanh Đa nói riêng và cho các khu vực sạt lở trên địa bàn
thành phố nói chung.
6. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
6.1. Nội dung: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại cho khu
vực sạt lở bán đảo Bình Qưới – Thanh Đa.
6.2. Không gian: Bán đảo Bình Qưới – Thanh Đa.
6.3. Đối tượng: Những khu vực đã và có nguy cơ sạt lở .
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài này là giúp cho các cơ quan
chức năng liên quan căn cứ làm cơ sở để có những hướng xử lý và quản lý vấn đề
liên quan sạt lở một cách phù hợp.
Trang 5
Hình 1.0. Bản đồ địa lý khu vực bán đảo Thanh Đa
Trang 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
KHU VỰC SẠT LỞ BÁN ĐẢO BÌNH QƯỚI – THANH ĐA
Sự phát sinh, phát triển của hiện tượng sạt lở bờ sông Sài Gòn gắn liền vớiđiều
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và điều kiện
cụ thể của những khu vực khác nhau dọc theo bờ sông Sài Gòn nói riêng. Đ ể đánh
giá ảnh hưởng của nó đối với hiện tượng trượt lở, ta có thể khái quát dưới dạng
hàm số sau:
Sạt lở bờ sông = f(a,b,c,d,e).
Trong đó:
a : Địa hình
b : Địa chất, địa mạo và tính chất cơ l ý của đất nền
c : Điều kiện khí tượng
d : Điều kiện thủy văn

e : Điều kiện kinh tế xã hội
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN [1, tr.76]
1.1.1. Địa hình
Địa hình lòng sông Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa được Viện Khoa học
Thủy lợi miền Nam thực hiện tháng 7 năm 2007 với hệ cao độ Quốc Gia (Hòn
Dấu) và hệ tọa độ Quốc Gia (VN 2000). Kết quả cho thấy địa hình bờ sông tương
đối thấp, cao độ trung bình khoảng +1,30 m đến +1,50m, ngoại trừ một số khu vực
được tôn cao nền bằng đất đắp. Mái dốc bờ sông giao động từ 2 đến 3, dốc nhất là
khu vực hố xói đoạn kè La San Mai Thôn. Toàn tuyến lạch sâu sông Sài Gòn đ ều
nằm lệch về phía bờ lõm của các đoạn sông cong. Cao độ đáy sông thấp nhất vào
khoảng từ -18m đến -21m.
1.1.2. Cấu trúc địa chất, địa mạo và tính chất cơ lý của đất nền
Theo tài liệu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam,khu vực bán đảo Thanh
Đa và vùng ven sông Sài ược tạo bởi các trầm tích Holocence và
Pleistocence. Những thành tạo này có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và
phát triển của sông hiện nay. Cấu tạo địa chất ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng
òn đG
Trang 7
sạtlở bờ, cụ thể là đất bùn sét mềm yếu dễ bị mất ổn định khi bị ngoại lực tác
động. Kết quả phân tích các tài liệu hố khoan khảo sát địa chất công trình dọc
đoạn sông nghiên cứu ở độ sâu 30m cho thấy cấu tạo địa chất bờ sông gồm:
* Các thành t ạo trầm tích Holocene:
Phân b ố ở độ sâu từ 0 đến 25-26m. Mặt cắt chia làm 2 phần:
Phần trên là đất san lấp: cát trung mịn màu xám vàng, trạng thái xốp đến chặt
vừa; bề dày thay đổi từ 1,2m đến 2,5m. Thành phần gồm: cát chiếm 97%, bột chiếm
3%.
Phần dưới là sét, bùn sét, màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo chảy đến
chảy; bề dày thay đổi từ 23m đến 23, 5m. Thành phần gồm: sét chiếm 35%, bột
chiếm 50%, cát chi ếm 1%.
* Các thành t ạo trầm tíchPleistocene:

Phân b ố ở độ sâu từ 25-26m đến 50m. Mặt cắt chia làm 2 phần:
Phần trên là sét, á sét màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng, bề dày
thay đổi từ 2,5-3,5m đến 4,5 -5,5m. Thành phần gồm: sạn sỏi chiếm 0,2%, cát
chiếm 19,4%, bụi chiếm 33,5%, sét chi ếm 46,9%.
Phần dưới là cát hạt mịn đến hạt trung màu xám vàng, trạng thái chặt vừa đến
chặt, bề dày hơn 25m. Thành phần gồm: cát chiếm 88%, bột chiếm 12%; xen kẹp
thấu kính sét màu xám đen, tr ạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng.
Các thành tạo này do mới hình thành, gần như chưa trải qua quá trình nén
chặt tự nhiên, các hạt chưa được gắn kết hoặc gắn kết yếu, thêm vào đó các thành
tạo này có nguồn gốc đầm lầy sông, biển hỗn hợp thường chứa nhiều vật chất hữu
cơ và thành phần muối h òa tan nên chúng có tính chất cơ lý và hóa lý đặc biệt, dễ
nhạy cảm với những tác động bên ngoài, tính chất của đất dễ bị biến đổi và là tiền
đề cho quá trình sạt lở bờ xảy ra khi có các yếu tố khác tác đ ộngđến nó.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực địa (x em hình 1.1) và thí nghiệm trong
phòng, kể từ mặt đất tự nhiên xuống độ sâu 30 m (đáy các hố khoan) có các lớp
đất chính được mô tả như trong Hình 1.2.
Lớp 1a: Lớp đất san lấp (sét, xà bần, tạp chất hữu cơ).
Trang 8
Lớp 1: Bùn sét màu xám xanh, xám nâu lẫn thực vật. Lớp này có bề dày
trung bình là 18,5m.
Lớp 2a: Sét màu vàng nâu, xám xanh, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng. Đây là lớp
xen kẹp, chỉ gặp ở một số hố khoan.
Lớp 2b: Sét màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Lớp này chỉ có ở hố khoan.
Lớp 2: Cát lẫn sét màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo.
6
3
3
4
5
6

7
7
1
2
1
● Vị trí hố khoan
A: Hố khoan trên cạn

Hình 1.1. Sơ họa vị trí hố khoan địa chất tại một khu vực trên bán đảo Thanh Đa
(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)
Trang 9
(a) Mặt cắt địa chất tuyến khoan trên cạn
(b)Mặt cắt địa chất tuyến khoan dưới nước
Hình 1.2 Mô tả các lớp đất trong khu vực có hố khoan
Trang 10
Bảng 1.1. Ch ỉ tiêu cơ lý của đất nền ở khu vực bán đảo Thanh Đa
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu chính trị sông và phòng chống thiên tai – Viện
Khoa học thủy lợi miền Nam)
Chỉ tiêu cơ lý

hiệu
Đơn vị
Lớp 1
Bùn sét
Lớp 2a
Sét
Lớp 2b
Sét
Lớp 2
Cát lẫn

é
1. Thành phần hạt
Hàm lượng hạt sạn
Hàm lượng hạt cát
Hàm lượng hạt bụi
Hàm lượng hạt sét
P%
P%
P%
P%
%
%
%
%
4,3
36,1
59,6
9,9
41,6
48,5
12,2
Trang 11
Căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất công trình và thí nghiệm trong phòng cho
thấy điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát có lớp 1 rất yếu, dễ gây ra hiện
tượng trượt sạt mái ở phía bờ sông rạch. Lớp 2 có sức chịu tải trung bình đến tương
đối tốt, nhưng lại nằm sâu và có thành phần hạt nhiều cát, dễ dẫn tới hiện tượng xói
chân. Kết cấu của hai lớp đất như đã nêu rất bất lợi cho ổn định bờ sông dưới tác động
của dòng chảy và ngoại lực tác động lên bờ sông.
1.1.3. Điều kiện khí tượng thủy văn
a. Khí tư ợng

Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm áp quanh năm
và có cường độ mưa lớn. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô thường bắt đầu vào
tháng 11 và k ết thúc vào tháng 4 năm sau. Đ ặc trưng của khí tượng thể hiện ở một số
yếu tố sau:
- Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình hàng năm cao27o C. Nhiệt độ bình quân tháng thay đổi
không l ớn, thấp nhất 25,90C, cao nh ất 29,30C.
+ Nhi ệt độ cao nhất tuyệt đối 40oC (năm 1912).
+ Nhi ệt độ thấp nhất tuyệt đối 13,8 o C (năm 1937).
+ Biên độ nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau khá lớn (từ 8oC
đến 10 oC). Ban ngày, nhi ệt độ có thể lên tới 33 đến 35oC trong khi nhi ệt độ ban đêm
chỉ còn 22 đến 24oC.
Nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Nhi ệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất, Tp. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu chính trị sông và phòng chống thiên tai
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam.)
o
Nhiệt độ bình quân tháng ( C)
I
II
III
IV
Trang 12
- Gió:
Hướng gió thịnh hành có 2 hướng chính là Tây Nam và Đông Bắc. Hướng gió
Tây Nam xu ất hiện trong mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10. Gió Đông Bắc xuất hiện
trong mùa khô, t ừ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió thường xuyên từ 2,0 đến
4,0m/s
Bão ít xuất hiện nhưng không phải là không có. Theo thống kê trong vòng 100

năm trở lại đây, có khoảng 10% số cơn bão đổ bộ vào nước ta ảnh hưởng đến Tp.Hồ
Chí Minh.Tuy nhiên, t ỷ lệ ảnh hưởng trực tiếp chỉ chiếm tỷ lệ 2,5%. Các cơn bão gây
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến vùng này vào những tháng cuối năm, gây mưa
lớn (200-300mm/ngày) trên phạm vi t oàn vùng. Bão đạt đến cấp 10 (20-25m/s).
Trong vùng đôi khi còn có lốc xoáy với tốc độ khoảng 30m/s, xuất hiện trong thời
gian ng ắn và phạm vi hẹp, cũng có thể phá họai cơ sở hạ tầng của khu vực.
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm biến đổi theo mùa với các tháng mùa mưa bình quân là 85% trong khi
trung bình c ủa các tháng mùa khô chỉ đạt 70%
+ Độ ẩm bình quân cả năm toàn vùng là 78%;
+ Độ ẩm bình quân cả năm trạm Tân Sơn Nhất là 77%;
+ Độ ẩm lớn nhất tuyệt đối đã đo được là 99%;
+ Độ ẩm nhỏ nhất tuyệt đối đã đo được là 24%;
- Lượng bốc hơi:
Do nhiệt độ cao, nắng nhiều và có gió thường xuyên nên lượng nước bốc hơi
bình quân ăm khá ớn: 1300 mm trong ống piche và 1700mm trong chậu A.
Cáctháng mùa khô lư ợng bốc hơi lớn hơn, từ 130-160 mm. Các tháng có lượng bốc
hơi nh ỏ hơn là mùa mưa, khoảng 70 đến 90 mm.
- Chế độ nắng:
Bình quân m ỗi ngày nắng từ 7 đến 8 giờ;Số giờ nắng bình quân cả năm là 2600
giờ.
- Chế độ mưa:
n l
Trang 13
Mưa phân b ổ theo 2 mùa rõ rệt, lượng mưa từ tháng 05 đến tháng 10 hàng năm
chiếm đến 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa các tháng mùa khô ch ỉ khoảng 10%,
đặc biệt các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa. Lượng mưa bình quân biến đổi từ
1200 đến 1900mm ở khu vực nội thành. Phía Bắc, Đông Bắc (quận 9, Thủ Đức) có
lượng mưa lớn hơn cả, từ 1700 đến 1900 mm. Vùng ven biển Cần Giờ có lượng mưa
nhỏ hơn (khoảng 1060mm). Các vùng khác lư ợng mưa từ 1500 đến 1700mm. Hàng

năm, Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 120 đến 150 ngày mưa. Các tháng mùa mưa
thường có trên 20 ngày mỗi tháng.
Lượng mưa bình quân năm phân bố theo tháng ở một số trạm ở Tp.Hồ Chí
Minh trình bày trong Bảng 1.3. Mô hình mưa 1,2,3,5,7 ngày max tần suất 10% tại
một số trạm trình bày trong Bảng 1.4.
Bảng 1.3. Lư ợng mưa năm bình quân phân bố theo tháng tại Tp.Hồ Chí Minh
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu chính trị sông và phòng chống thiên tai
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam)
Ghi chú: TSN: Tân Sơn Nh ất; NB: Nhà Bè; CG: Cần Giờ; HM: Hóc Môn; TĐ: Thủ
Đức.
Luợng mưa bình quân tháng (mm)
Tại
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
TSN
13
4
11
Trang 14

1.4. Lư ợng mưa 1, 2, 3, 5, 7 ngày max tần suất 10% tại một số trạm tại Tp.
HCM
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu chính trị sông và phòng chống thiên tai – Viện
Khoa học thủy lợi miền Nam)
1.1.4. Điều kiện thủy văn của sông
Thủy triều của sông Sài Gòn có đặc điểm bán nhật triều không đều của biển
Đông. Thủy triều dao động từ 3- 4m, lên xuống mỗi ngày hai lần với hai đỉnh triều
xấp xỉ nhau và hai chân triều chênh lệch nhau khá lớn. Thời gian giữa hai chân và
hai đỉnh vào khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30. Một tháng có hai lần triều cường và hai
lần triều kém. Trong năm, đỉnh triều cao thường xuất hiện từ tháng 09 đến tháng
02 năm sau. Đỉnh triều thấp thường xuất hiện từ tháng 05 đến tháng 08.
Do năng lượng tr iều lớn ( biên độ triều lớn), lòng sông sâu, độ dốc sông nhỏ
nên triều truyền rất mạnh vào sông. Khi triều lên, độ dốc mực nước hướng từ biển
vào sông và ngược lại. Khi triều xuống, độ dốc mực nước hướng từ sông ra biển.
Mực nước lớn nhất theo các tần suất khác nhau tại trạm Phú An trên sông Sài
Gòn được thống kê và tính toán. Mực nước cao nhất ứng với tần suất P = 5% là
1,43m. Mức nước thấp nhất ứng với tần suất P = 95% là - 2,60m.
- Dòng chảy lũ
Trạm
Số
năm
X
(mm)
(10%)
Thời
đoạn
ngày
max
Z
max

(mm)
Lượng mưa (mm)
Trạm
Trang 15
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dòng chảy lũ đ ối với sự sạt lở bờ sông
Sài Gòn, cần xem xét các đặc trưng lũ: th ời gian xuất hiện lũ, t ổng lượng lũ, lưu
tốc và dòng chảy lũ.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dòng chảy lũ đối với sự sạt lở bờ sông
Sài Gòn, cần xem xét các đặc trưng lũ: thời gian xuất hiện lũ, tổ ng lượng lũ, lưu
tốc và dòng chảy lũ.
Lũ ở sông Sài Gòn xuất hiện vào tháng 8, 9, 10, 11 với tổng lượng nước mùa
lũ 6,8 – 6,9 tỷ m3.
Mực nước lũ biến động nhiều H max= 110-122 cm, phụ thuộc vào lượng nước
phía thượng lưu về và lượng mưa tại chỗ, lũ càng kéo dài thì mức độ sạt lở càng
lớn.
Lưu tốc dòng chảy lũ: về mùa lũ vận tốc dòng chảy rất lớn là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến quá trình trượt lở bờ sông Sài Gòn.
Tại Thanh Đa V max = 0,6 – 1,1 m/s.
- Với cấu tạo địa chất bờ:
- Với cấu trúc địa chất bờ: lớp bùn sét có vận tốc tới hạn xâm thực V gh = 0,5
– 0,87 m/s, rõ ràng về mùa lũ V max lớn hơn nhiều V gh dẫn đến bờ bị xói lở.
Hướng dòng chảy lũ: ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sạt lở bờ sông Sài Gòn
khi hướng dòng chảy lũ ép sát và đâm vào bờ.
Bảng 1.5. Thủy triều của Tp. Hồ Chí Minh theo dự báo ngày 01/9/2010
Giờ
Độ cao mực nước
từng giờ (m)
Giờ
Độ cao mực nước từng
giờ (m)

0
3,0
12
2,6
1
2,8

×