Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Một số giải pháp bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.35 KB, 9 trang )

UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


1
Một số giải pháp bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn dựa
vào cộng đồng huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa
Trịnh Cao Sơn, UBND huyện Hậu Lộc – Thanh Hóa

Cơ quan thực hiện: UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Tóm tắt:
Rừng ngập mặn (RNM) của huyện Hậu Lộc đã có từ rất lâu có những giai đoạn lên tới
hàng trăm ha phân bố ở 4 xã Xuân Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc, Đa Lộc. Song do bị khai thác quá
mức, tác hại lớn nhất là phá rừng để làm đầm nuôi tôm, cua như các xã Xuân Lộc, Hòa Lộc,
Hải Lộc nên diện tích RNM giảm đi rõ rệt. Hiện nay RNM ở Xuân Lộc, Hòa Lộc không còn
nữa.
RNM có vị trí và tầm quan trọng trong việc bảo bảo vệ 12 km đê biển, giảm nhẹ thiên
tai và có tính bền vững lâu dài cho nhân dân các xã ven biển của huyện Hậu Lộc, vì vậy
không có con đường nào khác ngoài việc kiên cố hoá đê biển qua việc phải trồng RNM chắn
sóng. Từ năm 1980 huyện Hậu Lộc đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước và các Dự án, tổ chức
Quốc tế để tiến hành tổ chức, phát động phong trào trồng và khôi phục lại RNM. Song, việc
tổ chức trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ cây rừng tồn tại sau trồng là rất ít vởi tỉ lệ
sống từ 10 – 15%, thậm chí có những đợt trồng sau 1 – 2 năm không còn một diện tích rừng
nào sống được.
Nguyên nhân chủ yếu do bãi bồi nằm xa cửa sông, sóng to, tỉ lệ bùn hoa cao. Đặc biệt,
do yếu tố Hà (Barnacles) bám vào gây chết cây, cộng với nhận thức của người dân chưa cao,
chưa ý thức được tầm quan trọng của rừng đã tổ chức vào rừng non khai thác thủy hải sản,
chặt rừng làm củi. Bên cạnh đó, do chủ chương chuyể
n đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương
đã tạo điều kiện cho các chủ đầm, người dân chặt phá cây rừng tạo ra các khu đầm lớn để nuôi
trồng thủy sản và khai thác nguồn hải sản tại chỗ, đây là nguồn thu nhập chính của người dân


địa phương. Nên trong một giai đoạn nhất định huyện không thể tổ chức được trồng rừng và
diện tích rừng bị phá đi nhiều. Trước tình hình nói trên, huyện đã có chủ trương giao lại cho
Đồn biên phòng 114 quản lý bảo vệ toàn bộ diện diện tích rừng già. Tổ chức tuyên truyền vai
trò của rừng đến tận người dân, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương gần khu vực
có rừng và xa rừng. Đồng thời, nghiên cứu để đặt câu hỏi tại sao tỷ lệ sống sau trồng lại thấp.
Cùng với đó, thử nghiệm phương án giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, chăm sóc,
bảo vệ rừng.
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


2
Với các giải pháp trên, kết quả là từ năm 1996 đến nay diện tích RNM của huyện
không ngừng tăng lên. Năm 1996 – 2000 chỉ có 214 ha nhưng kể từ năm 2006 – 2009 huyện
đã trồng thêm được 284 ha RNM. Đó là kết quả thành công của việc tìm ra nguyên nhân tại
sao trồng RNM không phát triển được và đưa ra biện pháp bảo vệ phục hồi rừng một cách
hợp lý dựa vào cộng đồng dân cư thôn là những người trực tiếp hưởng lợi.
I. Đặt vấn đề và mục tiêu của đề tài :
1.1. Đặt vấn đề:
Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá với
tổng diện tích tự nhiên là 14.367,19 ha. Trong đó có 1.170 ha đất bãi bồi ven biển để kết hợp
trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Huyện có 27 đơn vị hành chính (26 xã và 1 thị trấn), tổng
dân số toàn huyện năm 2009 là 163.971 người, mật độ 11,4 người/km
2
.
Huyện có có 5 xã vùng ven biển (Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc)
nằm về phía Đông với diện tích tự nhiên 3.442,25 ha (chiếm 23,81% DT tự nhiên), dân số
57.068 người (chiếm 34,8% dân số toàn huyện) được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là Sông
Lèn, Phía Nam là sông sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển
12 km. Vùng ven biển huyện Hậu Lộc có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an
ninh Quốc Phòng. Đây là nơi tập trung đông dân cư, tàu thuyền khai thác thủy sản, cơ sở sản

xuất nông – lâm – thủy sản. Đặc biệt, đây là nơi tập trung hệ thống đê biển, đê sông, các công
trình cơ sở hạ tầng thường nằm sát ven biển, Hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai,
nhất là nhưng cơn bão nhiệt đới, trung bình hứng chịu từ 5 – 6 cơn/năm, mùa mưa bão Hàng
năm thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Trong đó, các tháng 8,9,10 tập trung
nhiều bão nhất và là những cơn bão mạnh.
Đối với các xã ven biển của huyện phải đối mặt với tác động tàn phá của thiên tai, bão,
lụt, triều cường … thiệt hại Hàng năm do thiên tai ngây ra là rất lớn. Chỉ tính từ năm 2003 trở
lại đây, đã có nhiều trận bão với sức gió mạnh, mưa to kèm theo sóng lớn, nước biển dâng gây
tai họa thường xuyên để lại hậu quả nặng nề, nó không chỉ gây hậu quả trước mắt mà còn để
lại di chứng cho nhiều năm sau đó khó có thể khắc phục được. Điển hình cơn bão số 5 ngày
28/8/2003, cơn bão số 7 ngày 27/9/2005 đã đổ bộ vào huyện làm cho 3 km đê biển đã được kè
hóa nhưng không có rừng chắn sóng bị vỡ đê, nước biển tràn vào làm cho Nhà cửa, lúa, rau
màu bị phá hủy. Hàng nghìn ha đất bị nhiễm mặn, dịch bệnh phát sinh, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn, thiệt hại kinh tế lên tới Hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó 2km đê biển có
RNM chắn sóng vẫn an toàn trước sóng dữ.
RNM là một thành phần rất quan trọng của môi trường tự nhiên, nằm trong hệ sinh
thái đất ngập nước ven biển. RNM được coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


3
với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người. Các khu RNM là lá phổi không thể
thiếu, đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. RNM còn cung cấp cho con người nguồn
thực phẩm thường xuyên như: cua, trai, Hàu, cá, rau, quả Bên cạnh đó, RNM còn tham gia
mở rộng diện tích đất và giữ đất không bị cuốn đi. Đặc biệt, RNM được xem là “ Bức tường
xanh” vững chắc bảo vệ bờ biển và chân đê khỏi bị xói lở do bão lụt, nước biển dâng, cơ sở
hạ tầng và dân sinh vùng ven biển…. ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như
phát triển kinh tế xã hội.
Diện tích RNM đang bị suy giảm về diện tích, chất lượng rừng do khai thác công trình
không đúng mục đích. Cùng với sự phát triển ồ ạt của nhiều ngành kinh tế đã và đang tác

động xấu đến việc bảo vệ và phục hồi RNM, làm cơ cấu rừng bị phá hủy, chất lượng rừng bị
giảm sút, khả năng phòng hộ bị hạn chế. Mặt khác, các hoạt động trên còn làm cạt kiệt nguồn
nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn, ô Hàng nhiễm môi trường, thoái hóa đất … Hơn
nữa, đời sống của đại bộ phận người dân vùng ven biển con thấp, nhất là thành phần dân cư
hoạt động, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đang
là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết cho các địa phương. Thêm vào đó, nhận thức về bảo vệ
môi trường, cảnh quan cũng như vai trò RNM của người dân địa phương còn nhiều hạn chế.
Với lý do trên tôi chọn nội dung “Một số giải pháp bảo vệ và khôi phục RNM dựa vào
cộng đồng huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa” để chia sẻ kinh nghiệm nhằm đưa ra một số giải
pháp bảo vệ, phục hồi RNM dựa vào cộng đồng, tăng cường số lượng, chất lượng, đem lại
một phần thu nhập cho cộng đồng dân cư thôn đảm bảo bền vững về mặt sinh thái cho cả
vùng ven biển.
1.2. Mục tiêu:
* Mục tiêu về môi trường:
Nâng cao độ che phủ của RNM ven biển, cải thiện môi trường sống, nhất là môi
trường nước ven bờ, cung cấp dinh dưỡng, tạo khu cư trú cho các loài sinh vật biển, cải tạo độ
phì nhiêu của đất. Từ đó, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tăng cường sự bền
vững của nền sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vùng ven biển, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp.
* Mục tiêu về xã hội:
o Tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết một phần lao động Nhàn rỗi, hạn chế tệ
nạn xã hội.
o Nâng cao ý thức lâm nghiệp cộng đồng bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nói riêng và ý
thức bảo vệ nôi trường cảnh quan vùng ven biển nói chung.
o Tăng cường sự đoàn kết trong công đồng dân cư, góp phần củng cố an ninh quốc
phòng.
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


4
* Mục tiêu về kinh tế:

Phục hồi và phát triển thêm vốn rừng, nâng cao chất lượng, giá trị rừng, ổn định và
tăng thêm diện tích. Đáp ứng một phần nhu cầu về chất đốt, khai thác thủy hải sản có từ rừng
tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư.
Thông qua hoạt động xây dựng và phát triển rừng sẽ tạo công ăn việc làm, góp phần
nâng cao thu nhập cho dân cư vùng ven biển. Tăng tuổi thọ cho các công trình đê điều, thủy
lợi, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra tiết kiệm được ngân sách cho công tác nâng cấp, tu bổ
các công trình, cứu trợ và khắc phục hậu quả sau thiên tai….
2. Hiện trạng và nguyên nhân làm suy giảm RNM huyện Hậu Lộc:
2.1. Hiện trạng:
RNM huyện Hậu Lộc phân bố ở 4 xã là Xuân Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc, Đa Lộc. Nhưng
nơi RNM phát triển tốt nhất là Xuân Lộc, Hòa Lộc, rồi sau đó mới đến Đa Lộc, Hải Lộc. Tuy
nhiên, do việc quai đê lấn biển, mở rộng diện tích sản xuất và do sinh kế trước mắt và sự hiểu
biết chưa đầy đủ về tác dụng của rừng, nên RNM bị khai thác quá mức, tác hại lớn nhất phá
rừng làm đàm nuôi tôm, cua như Xuân Lộc, Hòa Lộc, Hải Lộc làm diện tích RNM giảm đi rõ
rệt. Nên hiện nay RNM ở Xuân Lộc, Hòa Lộc không còn nữa.
Từ năm 1980 UBND huyện đã tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ sự đầu tư của Nhà
nước, các tổ chức trong và ngoài nước để đầu tư phát triển RNM như: Quỹ nhi đồng Anh, Hội
Chữ Thập Đỏ Nhật Bản (JFC project), Tổ chức Hành động và phục hồi RNM Nhật Bản
(ATM project), Dự án CARE đã trồng được 464 ha rừng, trong đó có 224 ha rừng già (chủ
yếu là cây Trang), 244 ha (cây trang 170 ha, cây Bần chua 74 ha) rừng mới trồng từ năm 2006
đến nay.
2.2. Nguyên nhân suy giảm RNM huyện Hậu Lộc.
o Vùng ven biển của huyện đa phần là những xã nghèo, nguồn thu nhập chính sinh nhai
hàng ngày của người dân nơi đây là ra biển khai khác thủy sản dẫn đến vào rừng khai
thác làm hư rừng non.
o Tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết
cho các địa phương. Nên dân đã vào rừng chặt phá làm đầm nuôi trồng thủy hải sản,
bãi thả chăn nuôi thủy cầm, phá hoại rừng non mới trồng.
o Nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan cũng như vai trò của RNM của người dân
địa phương còn nhiều hạn chế.

o Người dân thiếu nguồn nguyên liệu làm chất đốt, thức ăn cho chăn nuôi vào mùa
đông, hạn hán, mùa mưa kéo dài, nên họ đã ra rừng khai thác củi và lá cây về cho gia
súc.
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


5
o Rác thải sinh hoạt của toàn huyện do 2 cửa sông Lạch trường và Sông Lèn đem lại, rác
cuốn vào cây non, cây trưởng thành dẫn đến cây rừng bị chết.
o Độ mặn của nước biển biến động khá lớn theo mùa, cao nhất là mùa khô kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là môi trường cho phép Hà sinh sôi phát triển nhanh
bám vào cây ở giai đoạn cây non, cây chưa có khả năng tự bóc vỏ là nguyên nhân gây
chết cây rừng.
o Nền đất không ổn định, càng ra xa thể nền càng lỏng nên trồng cây trang thường bị
sóng, thủy triều cuốn đi.
o Nguồn kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ chăm sóc quá ít, chủ yếu dựa vào nguồn 661,
một số diện tích đã hết chu kỳ bảo vệ nên không có tiền chi trả cho người trông coi,
quản lý rừng dẫn suy giảm rừng.
3. Một số giải pháp bảo vệ và khôi phục RNM dựa vào cộng đồng huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa
RNM huyện Hậu Lộc đã được quy hoạch thuộc rừng phòng hộ xung yếu và chưa có
giá trị về lâm sản, chưa khai thác các dịch vụ từ rừng. Vì vậy, nguồn thu nhập từ rừng hầu như
không có nên việc tổ chức giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn gặp rất nhiều khó khăn.
Song, với sự nỗ lực của chính quyền cấp huyện, xã, các tổ chức quốc tế và được sự ủng hộ
của người dân, đã tạo nên sự thành công của RNM huyện Hậu Lộc với tổng diện tích rừng
464 ha trong đó có 244 ha rừng non mới trồng .
3.1. Một số giải pháp tạo nên thành công trong công tác trồng RNM dựa vào cộng đồng:
Hiện nay, Hậu Lộc có 224 ha rừng già, khu rừng có từ rất lâu được trồng ở vị trí gần
cửa sông Lạch Sung và Lạch Trường có điều kiện thuận lợi nhất cho RNM phát triển. Do đó,
muốn tổ chức trồng rừng tiếp theo phải vươn xa ra ngoài phía biển. Là những nơi có độ mặn

cao, sóng lớn, bãi nông, thể nền chưa ổn định, nước ngập sâu, thời gian ngập nước lâu là điều
kiện cho con (Hà) phát triển mạnh …đây là các yếu tố dẫn đến không thành công trong công
tác trồng RNM. Có nhiều ý kiến cho rằng, RNM không thể trồng được trên đất bãi bồi ven
biển của huyện Hậu Lộc nữa. Điều này được chứng minh từ các chương trình trồng rừng như
Hội chữ thập đỏ, Chương trình 661 trồng 90 ha trong 2 năm 2005 và 2006 đã chết hoàn toàn
sau một năm bởi Hà bám cây non, sóng to, gió lớn… Từ những thất bại trên chúng tôi rút ra
được những bài học kinh nghiệm, tạo nên sự thành công trong công tác trồng RNM hiện nay .
¾ Trước khi triển khai công tác trồng RNM phải tiến hành phối hợp với chính quyền địa
phương, người dân tại vị trí nơi trồng rừng và khu vực dân cư xung quanh.
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


6
Tổ chức các cuộc họp có sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương, các chủ
tàu khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản khu vực trồng rừng và khu vực xung quanh để
thu thập các ý kiến đóng góp cho kế hoạch triển khai trồng, chăm sóc RNM.
Huy động sự tham gia của người dân, phát huy hết tính sáng tạo, kinh nghiệm của họ.
Người dân đã thấy được tầm quan trọng của mình và vai trò của RNM. Đây là rừng đem lại
quyền lợi cho họ. Điều này là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công, thiếu nhân tố
này kết quả trồng rừng của các Dự án khó có thể thành công.
Mọi hoạt động của các Dự án trồng RNM được công khai cho người dân biết, dân bàn
bạc đóng góp các ý kiến và ra quyết định đúng đắn trong việc tổ chức trồng, chăm sóc bảo vệ
dựa trên nguyên tắc chung của Nhà nước quy định.
Ví dụ: Người dân góp ý thời điểm hái quả làm giống tốt nhất và tránh được bão đầu
mùa tháng 4 hàng năm thường xảy ra ở Đa Lộc, Hải Lộc.
Tổ chức trồng rừng nên tiến hành trồng theo hình vòng cung, trồng sát rừng già đó là
kinh nghiệm của người dân xã Đa Lộc, Hải Lộc.
¾ Triển khai các cuộc tập huấn kỹ thuật theo phương pháp tam giác cho thành viên,
nhóm tham gia công tác trồng rừng, cho các thành viên của nhóm trồng rừng.
Các chuyên gia hoặc cán bộ kỹ thuật sẽ thu thập các

kinh nghiệm của người dân tại các cuộc họp, tổng hợp
và kết hợp với kiến thức khoa học đã có để tổ chức
tập huấn theo từng nhóm. Sau đó, nhóm lại tập huấn
cho nhóm khác có sự tham gia tư vấn hỗ trợ của
chuyên gia hoặc cán bộ kỹ thuật chính chịu trách
nhiệm kỹ thuật trong tổ
chức thực hiện trồng RNM. Bằng cách
đó, chỉ trong một thời gian ngắn tất cả mọi người đều nắm
được kỹ thuật trồng và chăm sóc RNM.
Các Dự án trước đây chỉ giới thiệu sơ qua quy trình kỹ thuật mang tính lý thuyết với
số lượng đông, nên hầu như sau buổi tập huấn người dân không nắm được gì. Khi tổ chức
trồng rừng ở thự
c địa thì nhiều người tham gia trồng không nắm được kỹ thuật trồng, chăm
sóc và họ thực hiện trồng, chăm sóc theo kinh nghiệm lâu nay.
¾ Kinh nghiệm của Dự án CARE:
Dự án đã mời những chuyên gia, cán bộ kỹ thuật nơi đã trồng rừng thành công ở tỉnh
Thái Bình trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên nhóm trồng rừng. Nhóm trồng
rừng có 121 thành viên là những nhân tố nòng cốt của c
ủa Hội nông dân và Hội phụ nữ 6 thôn
(Sơ đồ tập huấn trồng rừng)
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


7
ven biển. Họ là người có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho 700 người nông dân tham gia
trồng rừng.
Ở Dự án trồng rừng bảo vệ đê biển áp dụng biện pháp này, họ sử dụng cán bộ kỹ thuật
của huyện, cán bộ có kinh nghiệm của địa phương. Sử dụng phương pháp tập huấn trên tạo
nên kết quả thành công rõ rệt, tỉ lệ sống 90 – 95% đối với cây Bần chua.
3.2. Tổ chức các nhóm nông dân chăm sóc RNM thành công:

Đây là công việc rất quan trọng bảo đảm cho cây non tồn tại sau khi trồng như đánh
Hà (cleaning barnacles) gỡ rác bẩn bám vào cây non mới trồng.
Ở Đa Lộc, Hải Lộc có một số Dự án trước đây đã tổ chức xử lý Hà bám vào cây bằng
hoá chất nhưng không thành công và tác động xấu đến các sinh vật có lợi như tôm, cua, cá
trong RNM. Qua khảo sát trực tiếp ở rừng non, tổ chức họp dân để tìm hiểu tại sao các Dự án
trước đây không thành công khi trồng ra biển do sóng lớn, Hà bám quá nhiều và làm sao để
giải quyết khó khăn này. Trên quan điểm dựa vào dân, lấy kinh nghiệm từ người dân qua các
cuộc họp, thu thập được ý kiến, kinh nghiệm quý báu của người dân và tìm ra 2 giải pháp như
sau:
¾ Tổ chức đánh Hà:
Theo kinh nghiệm của người dân con Hà có 2 mùa sinh sản trong năm. Chúng ta có
thể diệt Hà bằng tay khi còn nhỏ mới bám vào cây non rất đơn giản không ảnh hưởng đến
cây. Đây là công việc phát triển cộng đồng, người dân đã thấy được đây là yếu tố không thành
công trong việc trồng rừng. Do đó, việc tổ chức đánh Hà là yếu tố quyết định sự thành công
của RNM. Họ ý thức được đây là rừng của họ và là người trực tiếp hưởng lợi, góp phần giảm
thiểu rủi ro thiên tai. Vì vậy, việc phát động làm cho mọi người vui vẻ nhiệt tình hăng hái bất
chấp những ngày mưa gió và nắng nóng của miền biển “tham gia một ngày hội trồng rừng
cho họ và cho con cháu mai sau”.
¾ Để có một số lượng lớn cây giống trồng không bị ảnh hưởng bởi Hà bám:
Ngoài việc trồng rừng theo phương pháp vòng cung tại khu vực rừng già bằng quả., để
tiếp tục mở rộng diện tích RNM đảm bảo cho cây sau trồng sinh trưởng và phát triển tốt khi
vươn xa ở khu vực sóng to, độ mặn nước biển cao, chống chịu tốt với Hà, chúng tôi đưa ra 2
kinh nghiệm xuất phát từ những buổi họp dân:
o Đối với trồng RNM bằng cây trang:
Sử dụng cây con có chiều cao từ 50 cm được bứng ở khu vực rừng già hoặc lựa chọn
quả già. Sau đó, tiến hành ươm cây giống trong bầu ở khu vực cửa sông, rồi đem những cây
này ra trồng.
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn



8
Khi sử dụng phương pháp này thì tỉ lệ cây rừng trồng ở vị trí xa, sóng to, bãi nông ở
phía xa không sợ bị rạt cây, bị sóng cuốn. Đặc biệt, lớp vỏ của cây đã già và sau 1 năm cây có
thể tự bóc vỏ được khi đó không bị chết do Hà bám nữa.
o Đối với trồng RNM bằng cây Bần chua:
Qua kết quả theo dõi việc trồng rừng từ các năm trước và các chương trình đưa cây
Bần chua vào trồng xem làm giàu rừng tại xã Đa Lộc, Hải Lộc. Thực tế, cho thấy cây Bần
chua sinh khối lớn, sống lâu năm, sinh trưởng, phân cành nhanh, khả năng chịu mặn cao. Từ
kết quả đó, chúng tôi xác định mở rộng diện tích rừng ở những khu vực xa bờ, cát nhiều tiến
hành trồng bằng cây Bần chua đem lại hiệu quả cao.
o Kinh nghiệm của Dự án CARE:
Xây dựng một vườn ươm cây giống giảm được giá thành sản phẩm và giảm được các
rủi ro khi trồng rừng bằng quả bởi Hà bám và bão to, sóng lớn. Thêm vào đó, cộng đồng dân
cư có thêm thu nhập nhờ vào bán cây giống có thêm kinh phí bảo vệ rừng.
Dự án đê điều sử dụng cây Bần chua đã được ươm sẵn và mang đến cho cộng đồng
dân cư thôn tại 2 xã Đa Lộc, Hải Lộc tổ chức trồng. Sau đó, huyện giao lại cho chính quyền
địa phương chăm sóc, bảo vệ rồi tổ chức giao lại rừng cho địa phương tiến hành giao rừng
cho cộng đồng dân cư.
3.3. Bảo vệ rừng cộng đồng:
Những dân cư sống cạnh RNM nhiệt tình bảo vệ rừng liên quan đến nhận thức của họ
về tầm quan trọng của họ. Họ có những thống nhất về nguyên tắc, quy ước cho phép đánh bắt
cá và các hoạt động khác trong rừng non. Những người dân quản lý rừng cộng đồng đã hỗ trợ
tổ bảo vệ đã được đào tạo. Họ nhiệt tình giám sát bảo vệ rừng và đảm bảo người dân tuân thủ
các quy ước. Điều quan trọng nhất là các cuộc họp có sự tham gia, các quyết định, các kế
hoạch được lập nên bởi cộng đồng dân cư ven biển.
Được sự hỗ trợ về luật bảo vệ rừng, cùng sự tham gia bảo vệ của chính quyền địa
phương, đồn biên phòng 114 của huyện khi có xảy ra tranh chấp hoặc khai thác củi, phá rừng
làm đầm … thì những lực lượng này sẽ tham gia cùng cộng đồng dân cư ở đây để xử lý.
* Những nguyên tắc tạo nên thành công việc bảo vệ rừng cộng đồng.
- Tổ chức các cuộc họp bàn về công tác bảo vệ, tầm quan trọng của rừng, trách

nhiệm của họ, nguồn kinh phí ở đâu, hoạt động ra sao. Họ sẽ thống nhất và xây
dựng nên quy ước chung về “Chăm sóc, bảo vệ và phát triển RNM”, quy ước này
được huyện phê duyệt và sẽ bầu ra ban quản lý riêng và đội bảo vệ đại diện cho
cộng đồng
UBND huyện Hậu Lộc KS. Trịnh Cao Sơn


9
- Huyện, chính quyền địa phương, sẽ hỗ trợ cho công đồng về lực lượng an ninh bảo
vệ rừng, giải quyết các tranh chấp về khai thác thủy sản có trong rừng …. Xây
dựng văn bản quy ước giữa huyện, chính quyền sở tại, Đồn biên phòng 114 với
các chủ rừng là người đại diện cho công đồng dân cư.
- Để tăng nguồn kinh phí cho hoạt động, huyện sẽ cấp cho cộng đồng nguồn kinh
phí bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước, tạo điều kiện cho cộng đồng tham
gia trồng rừng từ các chương trình Dự án, các chương trình mục tiêu từ các hoạt
động liên quan đến công tác trồng rừng.
3.4. Tổ chức các cuộc thi về "Bảo vệ môi trường và RNM" nhằm nâng cao ý thức của
người dân và giới trẻ .
Các cuộc thi được tổ chức với nhiều hình thức phong phú như: diễn kịch, vẽ tranh, ca
hát, trả lời các câu hỏi, tổ chức cắm trại… Các cuộc thi đã thu hút không chỉ những người dân
ven biển khu vực có rừng mà cả dân cư khu vực không có rừng. Nhưng họ cũng đựơc hưởng
lợi từ rừng như các xã Đa Lộc. Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc do huyện tổ chức, Hội chữ tập
đỏ, Dự án quốc tế … Các cuộc thi được tổ chức ngay ở từng xã, trường học, trên bãi biển
cạnh RNM để mọi người, đặc biệt giới trẻ càng quan tâm hơn đến RNM. Đây là một hình
thức nâng cao ý thức của người dân bảo vệ RNM và môi trường bền vững lâu dài. Đối với
học sinh đây là những bài học đầu tiên để họ áp dụng vào thực tế không chỉ hôm nay mà cả
trong tương lai. Đồng thời nó còn góp phần thay đổi ý thức và hành vi của mọi người về bảo
vệ RNM và môi trường.
Với kết quả thành công việc giao rừng, quản lý RNM dựa vào Cộng đồng tại xã Đa
Lộc với diện 200 ha cho 3 thôn, với phương pháp tiếp cận mới, bước đầu đã đạt được những

thành công nhất định.
Bài học kinh nghiệm
:
Kinh nghiệm cho thấy rằng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân, huy động cộng đồng, các khoá tập huấn kỹ thuật, chăm sóc rừng, và hỗ trợ xây
dựng hệ thống quản lý dựa vào cộng đồng.
Cần tiếp tục nhân rộng mô hình giao rừng cho công đồng cho các khu vực dân cư
khác, bổ sung vào ngân sách cho công tác trồng, chăm sóc rừng để đảm bảo tỷ lệ sống cây
trồng.

×