Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận các bệnh tâm lý thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 20 trang )

1

2
GVGD: Phạm Thị Ngọc Thư
Nhóm:
Danh sách các thành viên của nhóm
1. Nguyễn Cao Tuấn Anh
2. Nguyễn Hoàng Giang
3. Nguyễn Thành Chương
4. Phạm Mạnh Hương
5. Đặng Thanh Hiếu
6. Nguyễn Đức Hiệu
7. Trần Minh Hòa
8. Trần Văn Hội
3
Nhận xét
















4
Đề tài: Các bệnh tâm lí thường gặp.
-Trong xã hội hiện nay, các tác nhân gây hại cho con người
càng nhiều, dẫn đến nhiều bệnh tật cho con người, đó là một
trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tâm lí thường
gặp.
-Tâm bệnh hoặc bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của
não bộ, gây ra những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm
trạng, tính tình hoặc hành vi của người bệnh. Các thay đổi này
không phù hợp với quan niệm bình thường của mọi người.
-Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não.
Bệnh nhân có thể đi lại bình thường nhưng tâm trạng, hành vi,
suy nghĩ của họ đều khác thường.
Sau đây là những bệnh tâm lí thường gặp nhất
5
I. BỆNH TỰ KỈ ( autism)
1. Tự kỷ là gì?
Tự kỷ hay được gọi là rối loạn
tự kỷ, là một dạng rối loạn phát
triển, xuất hiện ngay từ những năm
đầu đời, thường là trước 3 tuổi.
Người mắc chứng tự kỷ không có
giao tiếp, tương tác xã hội với
những người khác, do vậy sự phát
triển mọi mặt về tâm lý và xã hội
đều hạn chế.
trẻ không cười, nhìn vào mắt người đối diện
2. Các dấu hiệu của tự
kỷ?
Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng

tự kỷ thường:
· Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười, nhìn vào mắt người
đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/ đi đến người chăm sóc để
được bế. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại không
ngừng một từ hay một câu vô nghĩa. Trẻ như điếc mặc dù thính lực bình thường (giật
mình khi có tiếng động).
· Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và
phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ
tay này sang tay khác liên tục…
· Ít hứng thú và ít hoạt động. Trẻ em tự kỷ không phát triển được hoạt động chơi
mang tính sáng tạo, ví dụ như trò chơi đóng vai “chúng ta hãy giả vờ là…”, theo cách
mà những trẻ khác thường chơi. Việc chơi của trẻ Tự kỷ thường cứng nhắc dập
khuôn: xoay bánh xe ô tô thay vì cho xe chạy, ít chơi lần lượt với bạn hoặc với anh chị
em trong nhà…
· Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/ diễn biến thường
diễn ra hàng ngày. Trẻ Tự kỷ cứng nhắc trong tư duy vì vậy trẻ gặp khó khăn để hiểu
và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi: trẻ đi theo một con đường nhất định để về nhà
hoặc đến trường , chơi xếp hình chỉ theo cách riêng của từng trẻ, chỉ ăn một thức ăn
nhất định (cháo, bánh mì ). Nếu thay đổi cách khác với trẻ, lập tức trẻ phản ứng mạnh
mẽ (la khóc, cào cấu…) để chống lại sự thay đổi.
6
· Những trẻ mắc hội chứng Tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay
những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác
xung quanh.Trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năng đặc biệt”. Một số trẻ tự kỷ
tổn thương nặng ở nhiều khả năng nhưng họ cũng có thể thể hiện được những tài năng
như trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, toán và cơ khí.
Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi
khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết các
trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang phát triển
bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỷ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm
thần ) nếu:
· 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.
· 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…
· 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.
· 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.
· Ở mọi độ tuổi, có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội.
3. Tỉ lệ mắc phải
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng,
cứ 10,000 người thì có 12 người
mắc chứng tự kỹ và số lượng trẻ
nam mắc phải cao gấp 3 lần số
trẻ nữ.
4. Nguyên nhân
Các nghiên cứu hiện nay đều
chưa dám khẳng định nguyên
nhân chính xác của chứng tự kỷ.
Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ
có nguyên nhân từ các yếu tố
sinh học hoặc môi trường, hoặc
cả hai, bao gồm cả các yếu tố
nhiễm khuẩn lúc mang thai, các
khiếm khuyết của hệ thống miễn
dịch, gen.
Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song
sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu
chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này.
Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của
não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất
sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả

thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.
7
5. Can thiệp/ trị liệu
Phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng
cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi
được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được
trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng
ngôn ngữ, xã hội, nhận thức.

* Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao
gồm:
• Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng
ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng
tự phục vụ bản thân.
• Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ
trẻ.
• Không có cách chữa nào làm biến mất
chứng tự kỹ.
Việc can thiệp/ trị liệu chỉ nhằm
khống chế và làm giảm bớt các triệu
chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các
chức năng.
II. BỆNH TRẦM
CẢM
8
1. Khái niệm:
Trầm cảm là tâm trạng suy sụp cực độ, kéo dài và làm cho người ta cảm
thấy buồn rầu, dễ cáu kỉnh hoặc cảm thấy trống rỗng. Người bị trầm cảm
cảm thấy không còn sinh lực để thực hiện các hoạt động, cảm thấy không
còn gì có ý nghĩa nữa cả, họ nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tiêu cực

và cảm thấy tâm trạng của mình sẽ không bao giờ được cải thiện.
Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý khá phổ biến, từ trẻ nhỏ cho đến
người lớn, đàn ông lẫn phụ nữ, người giàu cũng như người nghèo, và thậm
chí ngay cả những người được xem là hạnh phúc vẫn có thể bị trầm cảm.
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khá đa dạng. Một số người bị trầm cảm là
do buồn. Một số khác thì do mâu thuẫn vợ chồng, do khó khăn về tài chính,
do những lỗi lầm, thất bại của cá nhân. Tuy nhiên đối với nhiều người,
những vấn đề đó không khiến cho họ bị trầm cảm nặng. Các nhà tâm lý học
đã xác định năm yếu tố thường làm nguyên nhân dẫn đến trầm cảm trong
cuộc sống của chúng ta.
Năm yếu tố ấy là hoàn cảnh, tư tưởng, cảm xúc, tình trạng sức khỏe, và
cách hành xử của chúng ta.
- Hoàn cảnh: Trầm cảm thường
bắt đầu với những hoàn cảnh
khó khăn, những tình huống
căng thẳng, chẳng hạn như mất
đi người thân, bạn bè, mâu
thuẫn với người khác, học tập
sa sút, hay làm việc kém hiệu
quả. Nếu bạn cố gắng để giải
quyết vấn đề, nhưng không
đem lại hiệu quả thì bạn sẽ
cảm thấy tuyệt vọng và không
còn khả năng vươn lên.
- Tư tưởng: Mỗi chúng ta đều
có cách nghĩ riêng về những
tình huống, hoàn cảnh trong
cuộc sống. Và cách chúng ta
9

suy nghĩ có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, tâm trạng của chúng ta. Những
người bị bệnh trầm cảm thường nghĩ về những hoàn cảnh, và về bản thân
của họ theo chiều hướng bị bóp méo một cách tiêu cực. Tức là sự suy nghĩ
của họ bị thiên lệch, họ chỉ nhìn mọi thứ theo xu hướng tiêu cực. Cách tư
duy này hay thổi phồng khía cạnh không tốt của sự vật, hiện tượng, tình
huống một cách quá đáng và thường bỏ qua những khía cạnh tích cực của
chúng.
- Xúc cảm: Trầm cảm thường bắt đầu với những cảm giác về sự chán nản
hay buồn rầu. Nếu như chúng thật sự tồi tệ, người bị trầm cảm có thể cảm
thấy mình bị nuốt chửng trong sự tuyệt vọng. Nhiều người bị trầm cảm cảm
thấy giống như họ không còn thích thú đối với những thứ mà họ đã từng
thích làm. Nếu sự trầm cảm đến mức cực điểm thì người bệnh thường cảm
thấy trống rỗng, không có cảm giác gì cả. Như thể là sự đau đớn cùng cực
đến độ tâm của họ mất luôn khả năng xúc cảm.
- Yếu tố sinh học: Tình trạng sức khỏe cũng thường ảnh hưởng đến tâm lý
của con người, trong đó có sự trầm cảm. Và cũng không loại trừ khả năng
do trầm cảm mà dẫn đến những rối loạn sinh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một trong những vấn đề sinh lý có ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm đó là sự
rối loạn giấc ngủ. Sự rối loạn này ảnh hưởng đến tâm trí con người. Một
vấn đề khác về tình trạng sức khỏe thường đi kèm với bệnh trầm cảm là
cảm giác thiếu sức sống, suy nhược cơ thể, không muốn ăn uống và cũng
không muốn làm gì cả.
- Cách hành xử: Người bị trầm cảm thường hành xử theo những cách khiến
cho sự trầm cảm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những cách hành xử
thường thấy là: Xa lánh người thân trong gia đình và bạn bè; không quan
tâm, chăm sóc bản thân, thận chỉ còn lạm dụng bia rượu hay các chất kích
thích.
3. Những triệu chứng của trầm cảm
- Bệnh trầm cảm thường thay đổi cảm giác thèm ăn của người bệnh,
thông thường sẽ làm giảm đi hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, đôi

khi cũng có trường hợp lại rất thèm ăn và dẫn đến tăng cân.
- Xáo trộn giấc ngủ. Người bị trầm cảm thường bị mất ngủ và khó ngủ. Bên
cạnh đó thỉnh thoảng có người bị trầm cảm nhưng lại ngủ nhiều hơn bình
thường.
10
- Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú đối với hầu hết các
hoạt động trong cuộc sống thường nhật cũng như trong công việc, cảm thấy
uể oải, thiếu sức sống.
- Người bệnh trầm cảm thường cảm thấy mình vô tích sự, thiếu tự chủ, có
mặc cảm tội lỗi và tự khiển trách mình. Người bị bệnh trầm cảm nặng có thể
cảm thấy đau khổ cùng cực khiến cho họ nghĩ đến việc tự tử hoặc là tìm đến
sự tự tử. Có ít nhất 15% những người bị bệnh trầm cảm nghiêm trọng đi tự
tử .
11
Kim Soo Jin tự tử vì trầm cảm
- Người bị bệnh trầm cảm thường có thái độ bi quan, tiêu cực và tuyệt vọng.
- Người bị bệnh trầm cảm còn mắc phải những chứng rối loạn tâm thần,
chẳng hạn như ảo tưởng và ảo giác. Khi người bệnh có những triệu chứng về
12
rối loạn tâm thần như thế này có nghĩa là họ đang trong tình trạng đặc biệt
nghiêm trọng và họ thường tìm đến sự tự tử.
- Bên cạnh đó, người bị trầm cảm cũng có thể có sự khó khăn về mặt tư duy,
thiếu sự tập trung, và trí nhớ kém hoặc thậm chí mất trí nhớ.
III. Stress
1. Khái niệm
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác
động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh
thần.
2. Các dấu hiệu của stress
• Những biểu hiện về mặt cảm xúc

- Cảm thấy khó chịu
- Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
- Cảm thấy buồn bã
- Cảm thấy chán nản, thờ ơ
- Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân
• Những biểu hiện về hành vi
13
- Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
- Sử dụng các chất kích thích như
rượu hoặc thuốc lá
- Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày
như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn
- Bỏ qua những hành vi thông
thường, mất tập trung
- Trở nên vô lý trong những quyết
định của mình
- Hay quên hoặc trở nên vụng về
- Luôn vội vàng và hấp tấp
- Ăn quá nhiều hoặc ăn quá
ít Những triệu chứng về thể chất
- Đau đầu
- Căng hoặc đau cơ bắp
- Đau bụng
- Đồ mồ hôi
- Cảm thấy chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa
- Khó thở hoặc đau ngực
- Khô miệng
- Ngứa trên cơ thể
- Có vấn đề về tình dục.


14
3. Nguyên nhân
Thông thường có bốn nguồn gây stress
- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành,
các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và
sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong
gia đình, bạn bè…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…
- Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã
hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy
nghĩ tiêu cực.
15
IV. B ỆN H TƯƠNG TƯ
1. Khái niệm
Theo các nhà tâm lý, tương tư là sự nhớ nhung, là rung cảm đẹp đẽ của con người.
Nhưng nếu kéo dài quá lâu trạng thái tình cảm này có thể biến thành bệnh trầm cảm,
tâm thần
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của nó là sự nhớ nhung mòn mỏi quay quắt, day dứt, bồn chồn, với một
tâm trạng lo lắng không yên, một nỗi đam mê kéo dài vô vọng
3. Cấp độ của bệnh tương tư
Cấp độ một: Nỗi nhớ lành mạnh
Khi phải xa cách người mình yêu một thời gian, chuyện nhớ nhung là trạng thái
bình thường. Cũng có
khi chỉ xa cách một
đêm, nhưng nỗi nhớ
vẫn cứ quay quắt đến
mức: “Đêm nằm lưng

chẳng tới
giường/Trông mau
tới sáng ra đường
gặp em”. Ở cấp độ
này, nỗi nhớ không
đến nỗi tuyệt vọng
mà chứa chan, nồng
ấm vì hai kẻ tương tư
sẽ được gặp nhau.
Cấp độ hai: Hội chứng tương tư
Đây là nỗi nhớ da diết của những người yêu nhau nhưng rất khó hoặc không
bao giờ thấy mặt nhau nữa vì họ bị ngăn cách, hay chia lìa bởi cái chết. Gọi là hội
chứng tương tư vì nó gồm nhiều triệu chứng như: ngơ ngẩn, mất ăn mất ngủ, tìm
dấu vết của người yêu bằng mọi cách. Cũng có người bị trầm uất trong một thời
gian dài. Đặc biệt, nếu ai đó có một chút tài, đây là lúc họ có thể cho ra đời những
tác phẩm nghệ thuật.
16
Cấp độ ba: Bệnh tâm thần
Đây là mức tương tư bệnh lý. Hai người dù yêu nhau tha thiết nhưng vẫn không
thể lấy được nhau. Có người dù đã kết hôn với người khác nhưng vẫn một lòng
nhớ nhung, lưu giữ những kỷ niệm đã có với người yêu cũ. Họ quay ra lạnh nhạt
với người chồng hiện tại. Thậm chí có người không chiến thắng được tình cảm
của mình nên héo úa, hao gầy, sinh bệnh tâm thần.
4. Giai đoạn của bệnh tương tư
Giai đoạn báo động: Là sự lo lắng, cảm giác bất an, hồi hộp, tim đập nhanh, tăng
nhịp thở, tăng huyết áp gây thay đổi tâm lý và lối sống.
Giai đoạn chống đỡ: Mối lo lắng và tuyệt vọng đã trở thành một nỗi ám ảnh thường
xuyên, dần dần sẽ làm bệnh nhân suy nhược tinh thần lẫn thể chất, người ta thường
gọi giai đoạn này là tương tư.
Giai đoạn stress: Bệnh lý đồng nghĩa với bệnh tương tư. Các rối loạn tâm thần, rối

loạn cơ thể và tập tính xuất hiện hoặc cấp diễn hoặc tạm thời, hoặc nhẹ hoặc kéo dài,
suy kiệt và có thể đưa đến tử vong bởi các bệnh cơ hội khác.
17
V. B Ệ NH HOANG TƯ Ở NG
1. Khái niệm
• Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với
thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác
nên ta không thể giải thích, đả thông được.
• Hoang tưởng chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm.
• Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại
cho là hoàn toàn đúng. Sự sai của bệnh nhân nặng nề đến mức ta không thể
giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được.
2. Nguyên nhân
• Quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với
các rối loạn tâm thần khác. Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi sâu
sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần
khác.
• Lúc đầu, bệnh nhân lo lắng, chờ đợi một điều gì đó bất thường, quan
trọng sẽ đến với mình, làm thay đổi cuộc đời mình. Sau đó, họ thấy những
người khác và sự vật xung quanh có một cái gì đặc biệt khác thường, liên quan
đến số phận mình, nhưng không thể tự giải thích được.
• Dần dần trong cái đặc biệt và khác thường ấy, bệnh nhân tìm thấy những
ý nghĩa ngày càng rõ ràng và tự giải thích theo lối suy đoán riêng của mình.
Hoang tưởng được hình thành và ngày càng được củng cố thành hệ thống vững
chắc, cố định. Cuối cùng, hoang tưởng có thể mất đi một cách tự phát hay do
điều trị, hoặc tan rã trong trí tuệ sa sút.
3. Tác Hại
Những người luôn ám ảnh mình bị giết, bị truy sát nên đã phản ứng, gây
nên những hậu quả có thật: Giết chết những người xung quanh!
18

19
Mục lục
1. BỆNH TỰ KỈ tr4
2. BỆNH TRẦM CẢM tr7
3. STRESS tr11
4. BỆNH TƯƠNG TƯ tr14
5. BỆNH HOANG TƯỞNG tr16
20
Nguồn gốc tài liệu
Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo từ các trang website:
1.
tuong/82/5240719.epi
2.
m=0&StoreID=7185
3. />2013020110196829.chn
4.
và những hình ảnh minh họa trên các website khác.

×