Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận Vai trò của báo chí, những ưu điểm và hạn chế trong vấn đề phản ánh tiêu cực trong xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.85 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa,
tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Tuy nhiên song song với quá trình phát triển của xã hội, mặt trái của nó
là những vấn đề tiêu cực đang không ngừng tăng lên về số lượng và mức độ
nguy hiểm. Những tệ nạn xã hội, tiêu cực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội đang dần trở thành vấn đề nhức nhối của mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề đấu
tranh với tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong
quá trình tự hoàn thiện của mỗi quốc gia, dân tộc.
Trong những năm qua, báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn trong
đời sống tinh thần. Báo chí là một hoạt động đặc thù với tiềm năng thực hiện
công tác tư tưởng và có ý nghĩa to lớn đối với định hướng dư luận xã hội. Báo
chí có lợi thế về khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng, mạnh mẽ
vào toàn bộ xã hội.
Với tính chất đặc trưng, báo chí mang chức năng thông tin đến độc giả
một cách thời sự, nhanh chóng, tin cậy. Qua đó, những vấn đề về mọi mặt của
đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…đều được báo chí khai
thác, phân tích và đưa đến độc giả. Trong những lĩnh vực đó, luôn tồn tại
những sự việc, sự kiện mang tính tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xã hội. Ở đây,
ta khẳng định vai trò tích cực, to lớn của báo chí đối với mặt trận đấu tranh
chống tiêu cực.
Việc nhận thức rõ về vai trò của báo chí, những ưu điểm và hạn chế
trong vấn đề phản ánh tiêu cực trong xã hội hiện nay là điều vô cùng quan
trọng đối với những người công tác trong lĩnh vực báo chí.
Làm rõ vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cuộc
đấu tranh chống tiêu cực – nhìn từ góc độ xã hội học truyền thông đại chúng –
là một hướng tiếp cận mới để có thể phân tích cơ chế tác động, sức mạnh của

báo chí và rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt
động báo chí cũng như trong công tác tư tưởng và trong công cuộc xây dựng


và phát triển hôm nay.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chức năng phản ảnh những vấn đề tiêu cực của
báo chí trong xã hội hiện nay theo những khía cạnh: thành công, hạn chế của
một số bài báo về một lĩnh vực nào đó trong giai đoạn hiện nay; ý nghĩa cũng
như tầm quan trọng của chức năng này đối với việc tác động vào tư tưởng,
định hướng dư luận xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Những bài báo về vấn đề phản ánh nạn tham
nhũng trên các tờ báo mạng điện tử thời gian gần đây.
3. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thống nhất một số vấn đề lý luận về chức năng tư tưởng của
báo chí, khảo sát thực tế những thông tin trong trên một số tờ báo mạng điện
tử trong thời gian gần đây, tiểu luận này cố gắng phân tích, tổng hợp thông
tin…đưa ra các kết luận về vai trò của chức năng phản ánh những vấn đề tiêu
cực của báo chí đồng thời nhận xét những thành công, hạn chế và đưa ra
nguyên nhân và giải pháp khắc phục có hiệu quả nhằm đảm bảo chức năng
phản ánh của báo chí. Mục đích cuối cùng là nhận thức đúng và thực hiện một
cách có hiệu quả chức năng này trong hoạt động thực tiễn của nghề báo nhằm
khẳng định chức năng của báo chí, của đề cao trách nhiệm của người làm báo.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập thông tin định tính,
đánh giá tổng quát, cụ thể và sâu sắc về chức năng tư tưởng của báo chí để
đưa ra những vấn đề cơ bản, khách quan nhất về đề tài và lấy tư liệu tham
chiếu trong quá trình thực hiện đề tài.
b. Phương pháp khảo sát

Đây là phương pháp được dung chủ yếu để tiến hành khảo sát thực tế
một số trường hợp thông tin trên báo chí từ đó đưa ra những luận điểm, luận
cứ và kết luận về một vấn đề.

c. Phương pháp thống kê, phân loại
Là phương pháp xử lí số liệu, phân loại thông tin thu thập hoặc kết quả
khảo sát thành một hệ thống nhằm giúp cho tiểu luận trở nên rõ ràng, logic, cụ
thể.
d. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp quan sát, nhận xét, và tổng hợp các thông tin có
được một cách tổng quát nhất, sau đó đưa ra kết luận về đề tài.
5. Kết cấu tiểu luận
Gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục và 2 chương

CHƯƠNG I
BÁO CHÍ TRONG CHỨC NĂNG PHẢN ÁNH
TIÊU CỰC NÓI CHUNG
1. Phương pháp tác động của báo chí đối với nạn tiêu cực
Báo chí tác động vào tư tưởng của quần chúng nhân dân theo cơ chế
hình thành một dư luận xã hội tích cực, khách quan có định hướng. Qua đó,
độc giả hay chính là quần chúng nhân dân có sự định hướng rõ ràng đối với
mỗi vấn đề tiêu cực trong xã hội. Từ sự định hướng trong tư tưởng, độc giả sẽ
có những điều chỉnh về hành vi trong công cuộc phòng chống tiêu cực.
Dư luận xã hội – theo góc độ xã hội học – là sự thể hiện tâm trạng xã
hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của công chúng nói chung
về các hiện tượng, sự kiện xã hội, đại diện cho lợi ích của các nhóm xã hội mà
những lợi ích này có tính cấp thiết trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại.
Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Vì
vậy, với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiện truyền
thông mới có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể”, mới
góp phần tạo nên động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh cho các hành động xã
hội. Việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội trên các phương tiện truyền
thông đại chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hình thành dư luận xã hội cũng là để thể hiện dư luận xã hội và thể

hiện dư luận xã hội nhằm tăng cường cường độ, phạm vi, định hướng dư luận
xã hội. Báo chí nói riêng, các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian
qua đã có nhiều cách thể hiện dư luận xã hội hết sức sáng tạo. Nhưng nhìn
chung, các hình thức thể hiện dư luận xã hội chủ yếu như sau:
Lợi ích xã hội là những nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến sự hình thành
dư luận xã hội. Lợi ích các nhân thường nhạy bén nhất trong sự hình thành ý
kiến cá nhân. Ý kiến nhóm được coi là đơn vị đầu tiên hình thành nên chất

của dư luận xã hội. Do đó, con đường vận động từ ý kiến cá nhân qua ý kiến
nhóm để hình thanh dư luận xã hội là một quá trình biện chứng. Sự phát triển
các tầng ý kiến này sẽ quy định cường độ của dư luận xã hội về một hiện
tượng xã hội nào đó.
Từ những cơ sở lý luận xã hội trên đây, có thể lý giải được quá trình
hình thành dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng trên báo
chí cũng xuất phát từ cơ chế “kích thích lợi ích xã hội” của nhiều nhóm xã
hội. Đứng trước một vụ tham nhũng, bất cứ người nào cũng cảm thấy tổn
thương, mất mát và cảm thấy bị ảnh hưởng (gián tiếp hay trực tiếp). Bởi tham
nhũng là “góp phần” làm nghèo đất nước, là kéo lùi lịch sử, là nguy cơ của sự
tồn vong cả dân tộc.
2. Vai trò của báo chí đối với công tác phòng chống tiêu cực
2.1.1. Báo chí đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh chống tiêu
cực, tham nhũng
Từ khi ra đời, báo chí luôn là lực luợng tích cực trong công tác phòng
chống tiêu cưc trong mọi lĩnh vực của xã hội góp phần xây dựng nên một xã
hội Việt Nam trong sạch,lành mạnh hình thành nên những giá trị về mặt tư
tuởng, tình cảm, tri thức, nhân cách, đạo đức lối sống.
Bằng việc đưa những bài báo phê phán một cách công khai, thẳng thắn
những cá nhân, tập thể, những tổ chức dù ở lĩnh vực nào, địa vị nào, báo chí
đã khơi dậy trong quần chúng nhân dân một không khí dân chủ, một mặt trận
công khai phê bình, đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực đúng theo

tinh thần Nghị quyết Đại hội lần X của Đảng.
Trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia tích cực của đông đảo đội ngũ
những người làm báo mà chúng ta đã đưa được nhiều vụ việc tham nhũng
nghiêm trọng ra ánh sáng công lý, thu lại cho nhà nước và nhân dân hàng
ngàn tỷ đồng. Đồng thời hạn chế những vấn đề tiêu cực, tham nhũng xảy ra

trong xã hội, đảm bảo an toàn xã hội, cuộc sống ổn định cho quần chúng nhân
dân.
2.1.2. Báo chí góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và
pháp luật về phòng chống tiêu cực, tham nhũng
Việc phản ánh những vấn đề tiêu cực một cách chính xác, khách quan
đã thúc đẩy các cơ quan chức năng có thẩm quyền có câu trả lời về những
biện pháp hiệu quả hơn cho công tác phòng chống tiêu cực. Tuy trong thời
gian qua, công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng tuy đã đạt được
những kết quả tích cực, song cũng còn không ít khó khăn, tồn tại, nhất là về
xây dựng thể chế pháp luật về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Vì vậy,
việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách và thể chế pháp luật về chống
tiêu cực, tham nhũng luôn được quan tâm chú ý và đặt ra một cách thường
xuyên. Trên phương diện này, báo chí cũng đã có những đóng góp đáng kể và
đã phát huy tốt vai trò phòng ngừa, ngăn chặn đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng.
Từ những bài báo có sức ảnh hưởng lớn, báo chí đã trở thành những
diễn đàn lớn cho quần chúng đóng góp ý kiến xây dựng những phương pháp
hiệu quả để phòng chống tiêu cực. Những bài viết đầy tính chiến đấu với
phương pháp tiếp cận khác nhau cùng những kinh nghiệm hay, những mô
hình tốt đã làm sáng tỏ, phong phú thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn trong
công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ở nước ta. Báo chí cũng là
nguồn tư liệu quan trọng và chính xác để những cơ quan chứu trách có thẩm
quyền thực hiện việc hoàn thiện về mặt pháp lý, chính sách và pháp luật
chống tiêu cực.

2.1.3. Báo chí đề cao tính chiến đấu, dũng cảm đấu tranh trực diện
với tiêu cực, xây dựng nên một phong trào chống tiêu cực trong toàn dân
Ngoài việc sử dụng sức mạnh đại chúng, loại quyền lực thứ tư của báo
chí để tấn công mạnh mẽ vào tệ nạn tiêu cực trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, báo chí còn thực hiện cổ vũ, tuyên truyền kêu gọi những lực lượng
đông đảo quần chúng nhân dân, cán bộ có thẩm quyền tham gia vào công
cuộc này.
Báo chí đã cùng với cơ quan điều tra tham gia vào cung cấp đầu mối,
thông tin, nguồn tư liệu ban đầu để các cơ quan điều tra định hướng về phạm
vi, đối tượng có hành vi tiêu cực.
Những bài báo phản ánh những tiêu cực trong xã hội đã giúp cho các
cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trong thời gian qua là những minh
chứng cụ thể cho thái độ đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt và không khoan
nhượng của báo chí đối với tệ nạn tiêu cực trong đời sống xã hội.
Dù cho công cuộc phòng chống tiêu cực có đạt đựơc hiệu quả thì tiêu
cực vẫn đang ngày càng phát triển với hình thức và quy mô tinh vi hơn trước.
Những tệ nạn, tiêu cực trong xã hội như ma tuý, mại dâm, tham nhũng vẫn
đang ngày ngày hoành hoành làm cho nhân cách con người đi xuống, suy đồi
về đạo đức xã hội. Lúc này đòi hỏi sự cảnh giác, đề phòng và bài trừ tiêu cực
phải được triển khai trên quy mô toàn dân, toàn diện. Do đó, báo chí đã cùng
với những phân tích của mình tạo nên những dư luận tích cực trong xã hội.
Chức năng định hướng dư luận của báo chí lúc này làm công tác kêu gọi quần
chúng đứng lên cùng với Đảng và nhà nước kiên quyết đấu tranh không
khoan nhượng với nạn tiêu cực.
Bằng cách dành nhiều trang báo kịch liệt lên án các tệ nạn này cùng với
sự nghiên cứu, khảo sát, điều tra và có bài viết tâm huyết cảnh báo những tệ
nạn xã hội, những tiêu cực đáng báo động đang bùng lên ở nhiều vùng trong
nước ta báo chí đã cố gắng hết sức mình trong việc kêu gọi quần chúng cần
tránh xa, bài trừ tiêu cực và tệ nạn xã hội. Báo chí tham gia và tham gia đắc

lực chống tiêu cực, tham nhũng, đưa ra công khai, phơi bày trước dư luận
những sự thật để nhân dân phán xét. Chính từ sự phán xét của đông đảo quần
chúng nhân dân mà dư luận xã hội có sức mạnh. Sức mạnh đó cũng chính là

nguồn tiếp sức cho báo chí nâng cao tính chiến đấu của mình. Và ngược lại,
nhờ sức mạnh của công luận mà quần chúng nhân dân được cổ vũ, tạo thêm
quyết tâm và dũng khí đấu tranh.
2.1.4. Báo chí phản ánh tiêu cực nhằm thực hiện sứ mệnh xây dựng
một xã hội công bằng, lành mạnh, văn minh
Với nội dung là phản ánh những nét tiêu cực, những mặt trái trong xã
hội, tuy nhiên mục đích cuối cùng của truyền thông nói chung và của báo chí
nói riêng là nhằm xây dựg con người và xã hội ngày càng lành mạnh, tốt đẹp
hơn, cuộc sống con người trở nên an toàn hơn.
Nhà báo khi viết bài chống tham nhũng cần phải hiểu đựơc chức năng
của người làm báo là định hướng được dư luận, tránh gây hoang mang trong
xã hội từ việc đưa thông tin một chiều, phiến điện. Báo chí phản ánh tiêu cực
phải có lương tâm, viết với thái độ và động cơ trung thực, trong sáng, có trách
nhiệm, đúng mức độ, không phóng đại hay làm nghiêm trọng vấn đề bằng
cách giật tít.không
Báo chí chúng ta chống tham nhũng, chống tiêu cực phải gắn liền với
xây dựng nên một xã hội biết hướng về sự tích cực. Đây cũng là cuộc đấu
tranh cho cái tốt thắng cái xấu, đấu tranh cho phương hướng đúng, cho cái
mới hình thành vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

CHƯƠNG II
THỰC TIỄN PHẢN ÁNH TIÊU CỰC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Thực trạng nạn tham nhũng tại Việt Nam
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI),
tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn,
hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản
lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu
cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó
một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin
của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính
trị, kinh tế - xã hội
Vấn đề tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nó diễn
ra ngày càng tinh vi hơn, với quy mô lớn hơn và gây thất thoát của nhà nước
mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Trong 5 năm (2007 – 2011) các cơ qua tiến hành
tố tụng trong cả nước đã khởi tố 1.406 vụ với 3.035 bị can về các tội tham
nhũng. Từ năm 2006-2010, các cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử
lý, thu hồi nộp ngân sách 80.130 tỷ đồng.
Công cuộc đổi mới đang trên đà phát triển, song song với nó, Đảng nhà
nước ta cũng luôn đặt vấn đề chống tiêu cực tham nhũng lên vị trí hàng đầu.
Trong mặt trận đấu tranh chống tham nhũng này, vai trò của báo chí cũng
đựơc nhấn mạnh, theo đó báo chí là một trong những lực lượng xung kích,
tiên phong phòng chống tham nhũng

2. Thực tiễn phản ánh tiêu cực tham nhũng ở Việt Nam trên
báo mạng điện tử
Quan sát quá trình đấu tranh chống tham nhũng trên báo chí những năm
qua, có thể thấy sự nỗ lực của các phương tiện truyền thông đại chúng trong
việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Ví dụ: Trong những vụ tham
nhũng điển hình nêu ra sau đây, nếu không có sự lên tiếng của hàng loạt cơ
quan báo chí, nếu không có các diễn đàn để người dân, cán bộ – công chức
cùng tham gia đóng góp ý kiến, khó có thể phanh phui ra được vì tính chất
phức tạp của nó. Công chúng báo chí nước ta dễ dàng nhớ rất rõ những vụ
tham nhũng đó vì nó gắn liền với một tâm trạng xã hội chung: coi tham nhũng
là một quốc nạn làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước:

• Vụ PMU18: . Có liên quan trực tiếp đến cuộc cá độ quốc tế
củaTổng giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông PMU 18, Bùi Tiến Dũng
với số tiền lên đến 1.8 tỷ USD.
• Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI - Công ty Tư
vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật Bản là vụ việc nổi đình đám trong
năm 2008 tại Việt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số quan chức
công ty PCI với Ban Quản lý dự án PMU tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể
là với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành
phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý Đông – Tây với số tiền hơn
2,4 triệu đô la Mỹ.
• Vụ tham nhũng đề án 112
Đề án 112 hay còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước của
Chính phủ Việt Nam. Vụ án đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao
Sơn, cùng hàng chục người khác liên quan đến tiêu cực và tham nhũng. Số
tiền đã chi tiêu là 1.534 tỷ đồng trong đó tổng kinh phí đã sử dụng là gần

1.160 tỷ đồng Việt Nam, số tiền đã tạm ứng chưa chi tiêu cần thu hồi lại là
trên 300 tỉ đồng (tổng dự toán của đề án: 3.800 tỉ đồng).
• Vụ tham nhũng tại tổng công nghiệp đóng tàu Vinashin
Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một tập đoàn kinh doanh của Việt
Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở
hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp
xếp lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Vụ án đã làm thấy
thoát gần 900 tỷ đồng của nhà nuớc.
• Vụ Nexus Technologies công ty Mỹ hối lộ quan chức Việt Nam
• Vụ Công ty của Úc Securency hối lộ in tiền Polome ở Việt Nam
• Vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng
2.1. Thành công
2.1.1. Mạnh dạn phản ánh chân thực, thẳng thắn những vấn đề
tham nhũng một cách kịp thời đến quần chúng

Một số vụ tham nhũng lớn của Việt Nam đã được báo chí góp phần tích
cực trong việc đăng tải những thông tin nóng hổi. như vụ PMU18, Vinashin
hay giao thông mãi lộ gần đây. Báo chí đã tích cực điều tra, cung cấp thông
tin ban đầu, và những đầu mối cho cơ quan chức năng; điều tra phanh phui
nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực.
Chủ thể của các vụ tham nhũng thường là những người có chức vụ
trong các cơ quan quản lý kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, nhưng những năm
gần đây, nhiều người tham nhũng khi đang giữ chức vụ rất cao trong cơ quan
quản lý nhà nước. Đã có những Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng, thứ trưởng,
chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh cùng hàng trăm vụ trưởng, tổng giám đốc… đã
bị xử lý hình sự. Hàng trăm cán bộ trung, cao cấp liên quan tham nhũng, buôn
lậu đã bị xử lý hành chính. Tất nhiên, với những vụ việc tham nhũng, những

người dân bình thường khó có cơ hội để biết được nếu không có thông tin từ
các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đối với các vụ án PMU18, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh và trưởng
thành lên rất nhiều qua vụ án này. Các phóng viên đã vô cùng dũng cảm trong
việc săn tin và đưa lên mặt báo những sự kiện có liên quan đến nhân vật chủ
chốt.
Tin tức được cập nhật mỗi ngày mỗi khi có một nhân vật liên quan bị
đưa ra ánh sáng. Theo khảo sát cá nhân, chỉ riêng trên báo Dân trí online, tổng
số những bài báo có liên quan đến vụ việc này là 46 bài báo, trong đó có
những ngày báo dân trí cập nhật đến 4 – 5 bài viết về vấn đề này. Thời gian
cập nhật giữa những bài báo rất gần nhau, khoảng thời gian cao điểm, việc
cập nhật các tin tức chỉ cách nhau vài giờ. Cụ thể ngày 19 tháng 1 năm 2006,
báo Dân trí đưa ra 5 bài viết:
Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD là ai với nội dung trong số “khách
hàng” thường xuyên của trùm cá độ quốc tế Bùi Quang Hưng có một Tổng
giám độc một đơn vụ thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Người đó chính là Tổng
giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông PMU 18, Bùi Tiến Dũng.

Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD đã ra trình diện với nội dung
theo nguồn tin mới nhất, vào đầu giờ sáng nay, tổng giám đốc PMU 18 Bùi
Tiến Dũng và phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc
(VEC) Nguyễn Việt Bắc đã có mặt tại trụ sở Bộ Giao thông Vận tải.
Thứ Năm, 19/01/2006 - 08:39
“Thêm một phó Tổng Giám đốc tham gia cá độ”. Nội dung: Đó là
phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường cao tốc VN Nguyễn Việt Bắc. Ông
Bắc nguyên là thư ký của Thứ trưởng Thường trực Bộ Giao thông – Vận tải
Nguyễn Việt Tiến, được bổ nhiệm chức vụ phó Tổng Giám đốc khi Tổng
Công ty này được thành lập.
Thứ Năm, 19/01/2006 - 10:12

“Những dự án tai tiếng của PMU 18”: Chưa ai rõ tiền ở đâu mà
ông Tổng Giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng cá độ dữ thế. Nhưng có những
điều đã rõ là PMU 18 từng gây ra nhiều tai tiếng trong quá trình xây dựng các
công trình giao thông lớn
Thứ Năm, 19/01/2006 - 12:20
“Chiếc “Mẹc” biển đẹp nhất Hà thành của “con bạc triệu đô”: Năm
2004, nhiều người biết ông Bùi Tiến Dũng đã rất “choáng” khi vị Tổng Giám
đốc này rinh về một “con Mẹc” E 240 có giá trên tỷ bạc và oách hơn cả xe Bộ
trưởng, để sử dụng riêng cho mình.
Về vấn đề phản ánh một cách thẳng thắn mạnh dạn, trong vụ việc này,
báo chí đã đưa ra những câu hỏi thẳng thắn xung quanh việc sử dụng cán bộ
và quản lý tài sản quốc gia đến nhiều nhân vật quan trọng trong chính phủ.
Những vấn đề mà báo chí đưa ra đã thể hiện được sự quan tâm và bức xúc
của dư luận. Đa số độc giả đều hài lòng và đánh giá cao sự cố gắng của nhà
báo trong vụ việc này khi báo chí liên tục đưa những thông tin nóng hổi, trung
thực và nhanh chóng đến với người đọc. Trong vụ án tham nhũng lớn này,
báo chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chức năng của mình.
Hay như trong vụ án tham nhũng tại tập đoàn kinh tế Vinashin. Đây là

một vụ án kinh tế lớn gây thất thoát của nhà nước hàng trăm tỷ đồng trong
năm 2010. Qua khảo sát trên báo Vnexpress, tổng cộng có 53 bài viết về vụ
án kinh tế của tập đoàn kinh tế Vinashin. Vụ án Vinashin là một vụ án kinh tế
nghiêm trọng, có nhiều vấn đề tiêu cực trong vụ án kinh tế này, trong đó có
tiêu cực tham nhũng gây thiệt hại hơn 900 tỷ đồng cho Nhà nước. Những báo
báo trong vấn đề phản ánh tiêu cực tại Vinashin đã đưa ra nhiều bài viết mạnh
mẽ khẳng định mức độ sai phạm của tập đoàn kinh tế này và những bộ phận
có thẩm quyền liên quan.
Ngoài ra có nhiều tờ báo đã thành lập những chuyên trang chống tham
nhũng mang lại hiệu quả lớn như chuyên trang chống tham nhũng của báo
Vietnamnet – một trong những tờ báo điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Chuyên

trang Chống tham nhũng của báo Vietnamnet mới được thành lập đã cung cấp
thông tin một cách cập nhật về những vụ án tham nhũng gần đây. Theo khảo
sát, chuyên trang đã có 25 bài viết về tất cả những vụ tham nhũng gần đây
trong khoảng thời gian từ 30/05/2011 đến nay. Trong đó đề cập đến những vụ
án tham nhũng hoặc có nghi vấn tham nhũng như vụ án sai phạm tại tập đoàn
kinh tế Vinashin, vụ án công ty Australia Securency thông qua đại lý tại Việt
Nam là CFTD để giành hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer năm
2011 mới đây.
2.1.2. Tạo nên một phong trào chống tham nhũng trong toàn dân, đề
cao tính chiến đấu, dũng cảm đương đầu với nạn tham nhũng
Những bài báo trong giai đoạn vừa qua về các vụ việc như vụ PMU18,
vụ Vinashin, vụ án các quan chức Việt Nam nhận hối lộ của công ty tư vấn
quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và gần đây nhất là những vụ liên quan đến
nạn mãi lộ giao thông, báo chí cùng với các phương tiện truyền thông đã
mang đến cho độc giả những thông tin khách quan về những vấn đề tiêu cực.
Nạn tham nhũng hoành hành, gây tổn thất nghiêm trong cho nền kinh tế như
những vụ án kinh tế trên đã gây nên những nỗi bất bình lớn trong quần chúng
nhân dân.

Ví dụ như một bài báo trên dân trí đã mang đến cho độc giả những
thông tin như “Sai phạm tại Vinashin gây thiệt hại hơn 900 tỷ đồng”, hay
trên báo Vnexpress đưa tin về tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng trong vụ án tham
nhũng PMU18: “Bùi Tiến Dũng cá độ 2,4 triệu USD trong gần 2 tháng”.
Những thông tin trên đã tạo lên một làn sóng bất bình trong dư luận về sự
nhức nhối trong nạn tham nhũng.
Qua những bài báo phản ánh những tiêu cực, báo chí đã góp phần tạp
nên trong quần chúng nhân dân một phong trào phê phán, bài trừ những thói
tiêu cực tham nhũng. Đó là bước đầu hình thành nhận thức về tác hại lớn, gây
thiệt hại cho quốc gia, cho nhân dân, cho nền kinh tế nước nhà. Qua đó, thái
độ bài trừ nạn tiêu cực, tham nhũng được hình thành.

Trên cơ sở lắng nghe ý kiến phản ánh và cung cấp thông tin của nhân
dân, báo chí đã trực tiếp tham gia điều tra, tìm hiểu, kiểm chứng thông tin,
phát hiện những đối tượng tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật trong mọi
lĩnh vực. Báo chí cũng góp phần giúp các cơ quan chức năng, các cơ quan
chuyên trách cùng phối hợp đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả; thúc
đẩy các cơ quan Nhà nước xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng chính xác,
khách quan và đúng pháp luật.
Trong công cuộc chống tham nhũng, các phương tiện truyền thông có
một biện pháp kép để thực hiện chức năng giám sát. Nó không chỉ đưa tin (và
điều tra) các vụ tham nhũng để hỗ trợ các cơ quan và tổ chức chống tham
nhũng mà còn nâng cao nhận thức của quần chúng về tham nhũng, nguyên
nhân, hậu quả và các giải pháp xử lý tham nhũng.
Ở Việt Nam, các phương tiện truyền thông trong hầu hết các trường
hợp, chỉ thông tin về các vụ tham nhũng đã được các ngành chức năng công
bố. Những trường hợp các phương tiện truyền thông phát hiện một cách độc
lập và công khai các vụ tham nhũng cũng có nhưng còn ít, do đó chức năng
giám sát chủ yếu của phương tiện truyền thông là giúp đỡ các cơ quan và tổ
chức chống tham nhũng khác, kể cả thúc đẩy việc điều tra của các tổ chức có

thẩm quyền, tăng cường tính hiệu quả của các cơ quan nhà nước, góp phần
hình thành dư luận về các hoạt động tham nhũng, tạo áp lực thay đổi luật pháp
và các qui định thuận lợi cho tham nhũng…
Mặt khác, các công cụ kỹ thuật, các thể loại báo chí hiện đại ngày nay
đã cho phép người dân cùng tham gia trên diễn đàn báo chí một cách dân chủ.
Ví dụ: các hình thức chính luận phát thanh – truyền hình (tọa đàm trực tiếph;
các dạng chương trình diễn đàn trên báo trực tuyến, báo mạng điện tử, những
phản hồi của độc giả… Các thể loại phỏng vấn dư luận và đăng ý kiến phản
hồi của người dân trên báo in v.v…

Báo mạng điện tử Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong công
tác viết bài phản ánh về nạn tiêu cực tham nhũng. Trong đó, đáng kể nhất là
chuyên trang chống tham nhũng của báo điện tử Vietnamnet. Lướt qua
chuyên trang này, độc giả có thể thu nhận đựơc những thông tin sâu sắc, đa
chiều, mang tính thời sự cập nhật đối với vấn đề chống tham nhũng. Báo
Vietnamnet đã đăng bài viết về những vụ tham nhũng gần đây nhất vẫn đang
trong quá trình điều tra như: về vụ án công ty Australia Securency thông qua
đại lý tại Việt Nam là CFTD để giành hợp đồng cung cấp chất nền in tiền
polymer với những tiểu đề: Chủ động thu thập thông tin vụ tiền polymer;
Thủ tướng yêu cầu theo dõi thông tin vụ tiền polymer ; Đã có kết quả xác
minh bước đầu vụ in tiền polymer ; Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm vụ
Vinashin, tiền polymer.
Những chuyên trang báo mạng điện tử đi sâu khai thác vào những tiêu
cực tham nhũng nổi cộm trong xã hội như vậy đã thu hút được sự quan tâm
của công chúng. Ngoài ra còn có các diễn đàn nhằm thu nhận những ý kiến
của độc giả về những sai phạm trong những vụ án tham nhũng cũng góp phần
xây dựng nên một phong trào đấu tranh chống tiêu cực và chính báo mạng
điện tử nói chung và báo chí truyền thông nói riêng cũng trở thành một mặt
trận chống tham nhũng có hiệu quả.
Trong tất cả những vụ án tham nhũng từ trước đến nay, vụ PMU18 là

vụ án có sự tham gia mạnh mẽ, kiên quyết và dũng cảm của báo chí. Những
bài báo lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề tham nhũng trong vụ án PMU18 đã là
tiếng nói của quần chúng nhân dân gây sức ép với những cơ quan có thẩm
quyền trong việc điều tra và đưa tiêu cực tham nhũng ra ánh sáng. Các tiêu đề
bài báo về vấn đề Vinashin trên báo Vnexpress như: “Không có chuyện Thủ
tướng không dám kỷ luật ai” hay vụ án tham nhũng PMU18 trên
Dantri,com, sức ép của báo chí khi tòa dành mức án cho bị cáo Bùi Tiến
Dũng: “Đề nghị 22-25 năm tù dành cho Dũng “tổng”” và nhiều bài viết

tương tự đã góp phần đắc lực vào việc đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo sự công
bằng, nghiêm minh, dũng cảm đấu tranh với tham nhũng.
Báo chí đã kêu gọi tất cả các ngành, các cấp mạnh dạn vào cuộc trong
công cuộc điều tra chống tham nhũng. Qua đó, một trong những vụ tham
nhũng có quy mô lớn nhất ở Việt Nam đã dần dần được khám phá và đưa ra
ánh sáng.
Báo chí lúc này vừa làm nhiệm vụ góp phần phát hiện, điều tra những
sai phạm đồng thời cổ vũ, hoan nghênh những chiến công của cơ quan có
thẩm quyền như cơ quan công an, cơ quan thanh tra…không những nâng cao
tính chiến đấu mà còn dũng cảm đấu tranh “trực diện” với tiêu cực.
2.1.3. Tác động lên các thiết chế xã hội, đề xuất các phương pháp
hành động hay khắc phục
Bên cạnh việc nêu lên các thông tin liên quan đến các vụ việc tham
nhũng cũng như hình thành và thể hiện dư luận, các cơ quan truyền thông đại
chúng cần phải biết kiến nghị, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
vụ việc.
Báo chí góp phần đắc lực trong việc vạch trần những tập thể, cá nhân
có hành vi tham nhũng để toàn dân giám sát, đánh giá và lựa chọn trong các
cuộc bầu cử. Hoặc trong các phiên họp của Quốc hội, nhiều đại biểu đã lấy
các bài báo có nội dung chống tiêu cực, tham nhũng để chất vấn các Bộ
trưởng và thành viên của Chính phủ.

Báo Vietnamnet là một trong những tờ báo có tính xây dựng đối với
các các vấn đề về pháp lý, luật pháp chống tham nhũng. Xen lẫn những những
bài báo phản ánh những tiêu cực trong xã hội, báo Vietnamnet cũng đưa ra
những biện pháp cho công tác chống tham nhũng, cụ thể qua các bài báo như:
Kiến nghị nêu quyết tâm chống tham nhũng khi sửa Hiến pháp với nội
dung Từ kinh nghiệm thực tiễn tham gia chống tham nhũng, ông Phùng Chí
Công ở Cần Thơ kiến nghị Đảng, Nhà nước chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp 1992,
nêu rõ quyết tâm chống tham nhũng hay bài viết “Chống tham nhũng không

thể chỉ dựa vào cơ quan nhà nước” với nội dung Muốn chống tham nhũng
thành công nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự
tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã hội.
Phản ánh tiêu cực nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội lành mạnh, công
bằng, dân chủ
Báo chí xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng bằng
viêc hình thành dư luận. Đây là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng của cơ quan
truyền thông đại chúng, bởi vì hình thành và thể hiện dư luận xã hội không
chỉ có những vụ việc tiêu cực mà phải biết tạo ra dư luận xã hội về sự công
minh của pháp luật, sự tồn tại của cái tốt, cái đẹp, những giá trị nhân văn. Đó
là 2 mặt xây và chống trong chức năng truyền thông.
Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội và làm tăng cường tính
tích cực chính trị của quần chúng.
Khi các phương tiện truyền thông phân tích thủ đoạn của kẻ xấu và sự
trừng phạt dành cho họ sẽ làm cho những kẻ khác không còn cơ hội hay phải
chùn tay trước khi làm điều xấu.
Ví dụ: Báo chí đưa tin về những vụ án tham nhũng ngày càng có quy
mô lớn như vụ án nhận hối lộ 2.43 tỷ USD của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó
Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám
đốc Ban Quản lý Đông – Tây. Tuy nhiên, báo chí cũng tích cực cập nhật, đưa
tin về những phiên toà và hình phạt dành cho đối tượng. Với án tù chung thân

của bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ với tội danh tham nhũng, nhận hối lộ đã làm cho
nguời dân tin tuởng hơn vào những thiết chế của nhà nước bằng cách giải
quyết hợp luật, hợp tình của chính quyền: kẻ sai trái phải bị trừng trị, người bị
oan phải được mình oan, đền bù…
Khi các truyền thông đại chúng biểu dương những nhân tố tích cực, thì
sẽ hình thành dư luận xã hội về những con người, những tấm gương, những

hành vi được biểu dương và điều đó sẽ góp phần làm tăng cường tính tích cực
chính trị của quần chúng.
Dù là mang chức năng phản ánh tiêu cực trong xã hội, tuy nhiên mục
đích cuối cùng của báo chí vẫn là xây dựng một xã hội lành mạnh.
Một thực tế cho thấy, việc hoạt động của báo chí đã đẩy mạnh công tác
chống tiêu cực tham nhũng trong cả nước. Kết quả, nạn tham nhũng đang
giảm dần về số lượng và dần dần kiểm soát được.
Bản báo cáo về phòng- chống tham nhũng (PCTN) năm 2011 của
Chính phủ gởi đến các đại biểu quốc hội tại kỳ họp lần này (21- 10), theo đó
cụ thể, 67 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng
trong phạm vi quản lý ít hơn năm trước 17 trường hợp; số vụ việc, vụ án liên
quan đến tham nhũng bị phát hiện cũng giảm dần theo chiều năm sau ít hơn
năm trước…
Thực tế cho thấy, có khá nhiều vấn đề, nhất là vấn đề tham nhũng, các
cơ quan chức năng và nhà quản lý không tiên lượng, dự báo, bao quát đầy đủ.
Báo chí đã lên tiếng, phản ánh đúng lúc, kịp thời, thấu lý, đạt tình đã góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn điều chỉnh, bổ sung
nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế, chính sách, đáp ứng nhu cầu, lợi ích
của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.
Mặt khác, do biết cách khơi gợi vấn đề, khuyến khích động viên đông
đảo công chúng tham gia ý kiến, nhiều cơ quan báo chí đã mở diễn đàn tập
hợp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân
đóng góp vào các văn bản pháp luật, giúp các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư

pháp sửa đổi các nội dung, quy định về phòng chống, đẩy lùi nạn tham nhũng,
tiêu cực phù hợp với thực tiễn cuộc sống, xã hội, từng bước hoàn thiện nền
pháp chế XHCN

2.2. Hạn chế
2.2.1. Còn tồn tại những bài viết mang tính chất tiêu cực, tô đậm mặt
trái, yếu kém của xã hội
Trong việc phản ánh những vấn đề tiêu cực, một số bài báo đã không
hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của việc phản ánh những vấn đề tiêu cực là nhằm
tạo cho quần chúng nhân dân niềm tin và cái nhìn khách quan về vấn đề tiêu
cực trong xã hội. Vì thế, nhằm nhấn mạnh về nội dung để thu hút độc giả
hoặc không có cơ sở lý luận vững chắc, có không ít những bài báo phản ánh
thiên lệch xã hội, nhìn xã hội toàn một màu đen gây ra tâm lý bi quan, hoài
nghi, thiếu tính xây dựng.
Một số nhà báo có tư tưởng giánh đòn mạnh khi viết về các cá nhân,
đối tượng trong các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Các bệnh như sử dụng
những bài viết mang tính: “ăn theo nói leo”, “đục nước béo cò”, “dậu đổ
bìm leo”, “té nước theo mưa” xuất hiện ngày một nhiều trong làng báo.
2.2.2. Không ít bài báo còn đưa thông tin sai lệch, thông tin không
chính xác,rút tít, mang tính câu khách
Một ví dụ điển hình là trong vụ án tham nhũng PMU18, tuy báo chí đã
làm trọn vẹn chức năng là hăng hái, xông xáo, mạnh dạn trong quá trình đưa
tin về các nhận vật có địa vị trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, trong vụ án
này, báo chí vẫn còn nhiều sai sót trong việc kết luận vấn đề khi chưa có đầy
đủ thông tin một cách chính xác, hay là đưa thông tin sai lệch về các đối
tượng. Cụ thể, sau khi vụ án tham nhũng đã kết thúc, có nhiều nhà báo ở các
tờ báo khác nhau đã bị thẩm vấn, điều tra và phải ra tòa vì phê duyệt và trực
tiếp đưa thông tin sai lệch nghiêm trọng về đối tượng được đề cập đến. Nhiều
nhà báo đã bị tước thẻ nhà báo sau khi đưa những thông tin chưa chính xác.
Còn nhiều bài báo mang tính câu khách bằng việc đi sâu khai thác vấn

đề đời tư của các đối tượng: như những bài viết khai thác về tài sản cá nhân
của bị cáo Bùi Tiến Dũng trong vụ án đánh bạc triệu đô và tham nhũng.

2.2.3. Thiếu trách nhiệm trong việc đưa thông tin về tham nhũng
Vấn đề tham nhũng là một trong những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Vì vậy khi đưa thông tin về vấn đề này đòi hỏi nhà báo phải có trách nhiệm về
những thông tin mình đưa ra.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi đưa tin về một số vấn đề hệ trọng, liên
quan đến chính trị của đất nước, về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,
nhiều báo phản ánh không trung thực nội dung thông tin. Có nhiều bài báo thiếu
thái độ xây dựng, thậm chí mang nặng tính định kiến, rút tít theo kiểu giật gân, câu
khách, đôi khi có thái độ quá khích, “tát nước theo mưa”, lời lẽ cay nghiệt, chì chiết,
mang tính suy diễn chủ quan, xâm hại đến danh dự của cá nhân, tổ chức, thậm chí
làm lộ bí mật của Nhà nước.
Xuất hiện khuynh hướng không tích cực trong hoạt động truyền thông
về chống tham nhũng, nhất là hiện tượng quy chụp, bôi lem, gây mất lòng tin
vào sự lãnh đạo, quản lý Nhà nước.
2.3. Nguyên nhân và những đóng góp để báo mạng hoạt động tốt
hơn trong chức năng phản ánh tham nhũng trong xã hội
2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.1.1. Do thiếu bản lĩnh để đi sâu khai thác những vấn đề
mang tính nhạy cảm
Với những vấn đề tiêu cực mang tính nhạy cảm như tham nhũng, đòi
hỏi nhà báo phải có bản lĩnh, dũng cảm khai thác thông tin, điều tra và đưa
đối tượng tham nhũng ra ánh sáng. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhà báo nào
cũng đủ bản lĩnh để thực hiện vai trò đó.
2.3.1.2. Nhà báo còn thiếu trách nhiệm đối với xã hội khi đưa
thông tin về tham nhũng
Không xác nhận lại mức độ tin cậy và chính xác của thông tin hoặc cố
tình đưa thông tin sai lệch về nạn tham nhũng là do vấn đề nhà báo chưa hiểu

rõ hay không có trách nhiệm về thông tin mà mình đưa ra.
2.3.1.3. Hành lang pháp lý còn hạn chế là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho nhà báo không có đủ thông tin
Việc tiếp cận với thông tin của đội ngũ báo chí còn hạn chế, tuy có các
điều khoản của luật báo chí và luật phòng chống tham nhũng quy định về

phạm vi, nhiệm vụ của báo chí. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhà báo bị từ
chối cung cấp thông tin, đặc biệt là những thông tin liên quan đến tiêu cực,
tham nhũng.
Qui chế cung cấp thông tin đã được ban hành từ lâu nhưng tình trạng
lảng tránh cung cấp thông tin cho nhà báo được coi là một trong những cản
trở lớn nhất đến hoạt động tác nghiệp của nhà báo, nhưng lại "không dễ bị
buộc tội". Trong khi nhà báo tìm mọi cách để lấy thông tin, thì người có trách
nhiệm và khả năng cung cấp thông tin lại tìm mọi cách để che giấu, nhất là
những thông tin tiêu cực.
2.3.2. Biện pháp để báo chí làm tốt hơn vai trò phản ánh tiêu cực
tham nhũng
Thứ nhất, mỗi nhà báo trước khi tiến hành viết bài cần có quá trình điều
tra, xác nhận lại độ chính xác của thông tin, tránh trường hợp đưa thông tin
sai lệch, không có nguồn cụ thể, tin cậy.
Thứ hai, Báo chí cần được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu
nhận thông tin, xác nhận nguồn tin. Nhà báo còn bị ngăn cản trong quá trình
điều tra, thu thập thông tin, đặc biệt trường hợp từ chối cung cấp thông tin.
Ngoài ra cũng cần phải tăng cường và nhấn mạnh vai trò của báo chí trong
công tác xây dựng và định hướng dư luận đối với vấn đề phòng chống tiêu
cực.
Thứ ba, Nhà nước và các nhà làm luật cần có những biện pháp, ra
những đạo luật cụ thể để bảo vệ sự an toàn cho đội ngũ nhà báo khi tham gia
phản ánh những vấn đề tiêu cực do một thữ tế là hiện nay một số lượng không
ít những nhà báo tham gia phản ánh những vấn đề tiêu cực đã bị đe doạ về sự

an toàn của cá nhân và người thân.
Tăng cường mở rộng thông tin của các cơ quan pháp luật và các đối
tượng có thể cung cấp thông tin đối với báo chí điều quan trọng nhất đối với
đội ngũ nhà báo trong việc khai thác và phản ánh tiêu cực tham nhũng trong
xã hội.

KẾT LUẬN
Đảng và nhà nước ta đã đánh giá báo chí là một trong những mặt trận
tiên phong, tích cực trong công tác phòng chống tiêu cực, đặc biệt là nạn tham
nhũng trong xã hội. Báo chí là cánh tay đắc lực, là vũ khí sắc bén trên mặt
trận chống tiêu cực, góp phần hạn chế những tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham
nhũng…
Nhờ có báo chí, công chúng có được những thông tin về mặt trái của xã
hội một cách đầy đủ, thời sự, nhanh chóng và khách quan. Từ những hiểu biết
bước đầu đó, báo chí đã hình thành một dư luận tích cực về xã hội, kêu gọi
quần chúng biết đấu tranh với tiêu cực, hướng về một xã hộ tích cực, giảm
dần tệ nạn xã hội, tham nhũng. Báo chí cũng giúp nhà nước hoàn thiện bộ
máy pháp luật, xây dựng những phương án phòng chống tiêu cực có hiệu quả,
hợp lòng dân. Báo chí còn xây dựng niềm tin vững chắc ở Đảng, Nhà nước,
chính quyền đối với quần chúng nhân dân.
Báo chí hiện nay, tuy còn nhiều hạn chế, song xét một cách tổng thế đã
làm tròn vai trò của mình trong mặt trận đấu tranh, phòng chống tiêu cưc, tệ
nạn xã hội, tham nhũng.

PHẦN PHỤ LỤC
THỐNG KÊ KHẢO SÁT MỘT SỐ TIÊU ĐỀ CỦA TIN VÀ BÀI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS TRONG DÒNG SỰ KIỆN
VINASHIN
1. Đại biểu Quốc hội truy trách nhiệm vụ Vinashin
2. Vinashin tiếp tục thay nhân sự cấp cao

3. Đại biểu Quốc hội băn khoăn chuyện thu ngân sách vượt
4. 'Phát hiện sai phạm tại Vinashin thì việc đã rồi'
5. 'Chưa phát hiện dấu hiệu bao che cho Vinashin'
6. Vinashin khẳng định sẽ trả hết nợ nần
7. Duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin
8. Kết thúc thanh tra toàn diện Vinashin
9. 'Sẽ mở rộng điều tra việc hối lộ tại Vinashin'
10.Vinashin từ góc nhìn một chiếc ôtô không đề được máy
11.'Quốc hội thiếu quyền để chịu trách nhiệm về Vinashin'
12.'Không có chuyện Thủ tướng không dám kỷ luật ai'
13.Các tập đoàn quốc doanh liên tục 'rớt hạng' tín dụng
14.Vinashin chờ nhà băng nước ngoài cho khất nợ đợt đầu
15.Ưu đãi một năm thuế cho hợp đồng bị hủy của Vinashin
16.Ưu đãi một năm thuế cho hợp đồng bị hủy của Vinashin
17.Vinashin muốn níu kéo việc trả nợ 60 triệu USD
18.Khoản chậm nợ của Vinashin vẫn chưa được định đoạt
19.Các doanh nghiệp lớn ám ảnh bởi vụ Vinashin
20.Vinashin được vay tiền trả lương nhân viên
21.Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: 'Lạm phát 2011 sẽ được kiểm soát tốt'
22.Bắt đầu giải ngân vốn ưu đãi cho Vinashin
23.Siết quy định về phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh
24.Phê duyệt điều lệ tổ chức, hoạt động của Vinashin
25.Vinashin lo không được vay vốn ngân hàng năm 2011
26.Tổng giám đốc tài chính Vinashin bị khởi tố
27.Bộ Chính trị không kỷ luật cá nhân trong vụ Vinashin
28.Thanh tra Chính phủ chờ Vinashin giải trình số liệu
29.‘Tránh lặp lại việc nới lỏng tiền tệ như cuối năm 2010'
30.‘Tránh lặp lại việc nới lỏng tiền tệ như cuối năm 2010.
31.Niềm tin của dân bắt đầu từ sự quyết liệt của Chính phủ
32.Đại biểu Quốc hội vẫn muốn làm rõ trách nhiệm về Vinashin

33.Không thành lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin
34.Bổ sung nhân lực cho ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin

35.Hậu trường làn sóng thoái vốn của các cổ đông VIP
36.'Tiếp tục làm rõ sai phạm của Vinashin'
37.Giãn nợ cho doanh nghiệp thuộc Vinashin
38.9 sai phạm của Vinashin bị chuyển cơ quan điều tra
39.Vinashin lại xin giảm nợ
40.Vinashin lỗ, nợ nhiều hơn báo cáo
41.Vinashin muốn chuyển nghĩa vụ đóng thuế
42.Doanh nghiệp con của Vinashin đề nghị ân hạn thuế
43.Quốc hội xem xét các khoản nợ của Vinashin
44. ‘Vinashin sẽ trả nợ theo lộ trình’
45.Thủ tướng yêu cầu xử lý cá nhân sai phạm trong vụ Vinashin
46.Có thể miễn phí hàng hải cho Công ty Viễn dương Vinashin
47.'Vụ Vinashin, không để dân hiểu lầm là đầu voi đuôi chuột'
48.Vinashin đóng tàu chở gần 7.000 ôtô cho Na Uy
49.Cựu phó tổng giám đốc Công ty tài chính Vinashin bị khởi tố


×