Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm lá dâu xanh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu nuôi tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.76 KB, 54 trang )






1
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
May mặc là nhu cầu không thể thiếu của con người từ xưa đến nay.
Trải qua quá trình phát triển của nhân loại đã nghiên cứu tìm ra nhiều
nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu may mặc của bản thân mình. Trong đó tơ
tằm là một nguyên liệu có truyền thống từ lâu đời và vẫn được duy trì, phát
triển đến tận ngày nay.
Nhắc đến tơ tằm là ta nghĩ ngay đến nghề trồng dâu nuôi tằm. Nghề
trồng dâu nuôi tằm có lịch sử phát triển từ rất lâu đời, cho đến nay chưa ai
khẳng định được nguồn gốc của nghề trồng dâu nuôi tằm bắt nguồn từ
đâu. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng nghề trồng dâu nuôi tằm bắt
nguồn từ Trung Quốc đã hơn 5000 năm trước [7]. Ở Việt Nam trồng dâu
nuôi tằm là nghề truyền thống có từ rất lâu chỉ sau nghề trồng lúa nước.
Cho đến nay nhân dân ta vẫn còn lưu truyền và sử sách vẫn còn ghi câu
chuyện Nguyên Phi Ỷ Lan thời đại vua Lê Thánh Tông dạy nhân dân nghề
trồng dâu ươm tơ dệt lụa.
Cây dâu đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu. Quả dâu
được sử dụng là một vị thuốc làm tăng sức khoẻ. Lá dâu dùng để chữa bệnh
mất ngủ, rễ dâu dung để chữa bệnh khát nước, tiểu nhiều, chữa nhọt, rắn
cắn… Quả dâu còn được dùng làm mứt, rượu, sirô dâu [1]. Nhưng mục đích
chính vẫn là lấy lá để phục vụ cho nuôi tằm.
Chất lượng của tơ tằm đã được khẳng định qua thời gian tồn tại của nó
và được nhiều ngành khoa học công nhận. Tơ tằm là nguyên liệu để sản xuất


những mặt hàng cao cấp, xa xỉ ở nhiều quốc gia và nó chỉ dành cho giới quý
tộc và vua chúa. Ngày nay lụa tơ tằm vẫn là mặt hàng được nhiều khách hàng





2
ưa chuộng vì những ưu điểm của vải tơ tằm như thoáng mát vào mùa hè, ấm
vào mùa đông, nhẹ, bền, đẹp. Tơ tằm không chỉ dùng trong công nghiệp may
mặc mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các nghành: Vật lý, y học, hoá
học…bởi những tính năng của tơ tằm mà khó loại vật liệu nhân tạo nào có thể
thay thế như: Nhỏ, dài sáng, dễ nhuộm màu, dễ tẩy, bền vững về tính chất vật
lý, rất nhẹ và đàn hồi tốt, sức hút ẩm cao tới 80% ở nhiệt độ 24
0
c, cách nhiệt
và cách điện tốt [7].
Tuy nhiên dâu tằm tơ lại là ngành mang lại giá trị rất lớn cho người
nông dân và nền kinh tế quốc dân. Trên thế giới có nhiều nước tơ tằm là một
mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan
và hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất tơ tằm lớn nhất trên thế giới với
tổng sản lượng tơ tằm chiếm 60% sản lượng tơ tằm của toàn thế giới. Ở Việt
Nam nó là ngành mang lại giá trị lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần ngành trồng lúa
mà nhiều người đã nói: “Cây dâu là cây xoá đói giảm nghèo, là cây nuôi con
ăn học đại học” [3]. Đồng thời nó tận dụng triệt để nguồn lao động chính và
phụ của hộ gia đình. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thích hợp cho nhiều
ngành nông nghiệp nói chung và dâu tằm nói riêng, diện tích đất đai có thể
trồng dâu còn nhiều thì trong những năm tới ngành dâu tằm của Việt Nam có
nhiều triển vọng phát triển mang lai thu nhập cho nguời nông dân và là một
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Ngày nay cùng với sự phát triển của rất nhiều những tiến bộ khoa học
kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng của các ngành, nông nghiệp
cũng không đứng ngoài xu thế phát triển đó. Đối với tằm dâu ( Bomby mori
L) thì lá dâu là thức ăn duy nhất và không thể thay thế. Đồng thời theo các tài
liệu nghiên cứu của Anomymons ( Nhật Bản) thì 70% prôtêin trong tơ tằm
được tổng hợp trong lá dâu. Chính vì vậy biện pháp nhằm làm tăng chất
lượng và sản lượng của tơ tằm trực tiếp qua việc lai tạo các giống tằm cho
năng suất phẩm chất kén cao, bên cạnh đó còn thông qua việc nâng cao chất





3
lượng của lá dâu nguồn thức ăn duy nhất của tằm. Có thể nói lá dâu cũng là
một yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của kén tằm. Bên cạnh đó theo
tính toán thì 60% chi phí sản xuất tơ tằm phục vụ cho quá trình chăm sóc, thu
hoạch và quản lý dâu. Chính vì vậy mà một trong những mục tiêu quan trọng
được đặt ra ở các nước có ngành trồng dâu nuôi tằm phát triển là đảm bảo
năng suất và chất lượng lá dâu để đảm bảo chất lượng tơ kén cao trên 1 ha.
Nhiều giống dâu cho năng suất lá cao và chất lượng lá tốt đã được tạo ra, ở
Việt Nam cũng có những thành tựu đáng kể, các nhà khoa học đã tạo ra các
dâu lai F1: VH
9
, VH
13
cho năng suất lá cao và chất lượng tốt. Ngoài việc sử
dụng các giống dâu cho năng suất cao thì các biện pháp canh tác cũng là một
yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng lá dâu. Trong sản xuất
cây dâu yếu tố canh tác được sử dụng để nâng cao năng suất đầu tiên được sử

dụng là phân bón. Trong thực tế sản xuất người nông dân vẫn tập trung chủ
yếu sử dụng các loại phân bón qua đất cho cây dâu. Đã có nhiều nghiên cứu
sử dụng các loại phân bón qua lá nhằm tăng năng suất chất lượng lá dâu như
chế phẩm Lá dâu xanh. Chế phẩm sản xuất từ đất hiếm là một loại phân vi
lượng bón qua lá cho nhiều loại cây trồng khác nhau trong đó có cây dâu gọi
là chế phẩm Lá dâu xanh (LXD). Chế phẩm này đã được ứng dụng khá hiệu
quả trên cây dâu và con tằm ở tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, đã được nhập
nội vào Việt Nam một vài năm gần đây. Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm
này đối với cây dâu và có thể đưa vào sản xuất cần được nghiên cứu kỹ càng
và cần có thời gian thử nghiệm trên đồng ruộng. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành thí nghiệm nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm lá dâu xanh đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu nuôi tằm”





4
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng và xác định nồng độ của chế phẩm Lá dâu
xanh thích hợp phun lên cây dâu vụ thu đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng lá dâu.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh phun lên lá
dâu đã thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn đến năng suất và chất
lượng kén tằm.
1.2.2. Yêu cầu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm lá dâu xanh lên cây
dâu đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu thông qua

nuôi tằm.
- Xác định nồng độ chế phẩm Lá dâu xanh phun cho cây dâu thích hợp
cho sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng lá dâu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm lá dâu xanh lên lá dâu đã
thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn tới năng suất và chất lượng kén tằm.
- Xác định nồng độ Lá dâu xanh thích hợp phun lên lá dâu thu hoạch về
nhà trước khi cho tằm ăn đạt năng suất và chất lượng kén tốt nhất.












5
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học.
Sự phát triển của loai người kéo theo hàng loạt các phát minh mới,
các công nghệ khoa học kỹ thuật ra đời, và chúng dược áp dụng triệt để vào
các nghành sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với nông nghiệp
ngày càng được chú trọng đầu tư các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất cây trồng như: chọn tạo các giống cây trồng mới, sử

dụng thuốc hoá học chống sâu bệnh, sử dụng phân bón hoá học thay cho
phân bón truyền thống. Ngoài ra còn sử dụng các chất kích thích sinh
trưởng cho cây như; GA
3
, IAA, EM, Komic…
Trong xu hướng phát triển của thời đại ngành nông nghiệp của Việt
Nam nói chung và ng ành dâu tằm tơ nói riêng đòi hỏi cần đưa các kỹ thuật
tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng. Trong những
năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư nhằm đưa Việt Nam trở thành
nước có ngành nông nghiệp phát triển trên thế giới. Sau những năm nghề
trồng dâu nuôi tằm tưởng chừng như đi vào ngõ cụt thì giờ đây đã và đang
được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển hơn nữa. Bô NN và PTNT đã đưa
nhiều biện pháp vào sản xuất dâu tằm trong đó hướng sử dụng các chất kích
thích sinh trưởng đang được nghiên cứu phát triển và chế phẩm Lá dâu xanh
là một chế phẩm đã được đưa vào ứng dụng sản xuất ở nhiều vùng trồng dâu
nuôi tằm ở nước ta. Muốn nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm tới sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu thì trước hết ta phải hiểu rõ
về cây dâu.





6
Vị trí phân loại của cây dâu:
Nghành: Spermatophyta.
Lớp: Angiospermae.
Lớp phụ: Dicotyledoneae.
Bộ: Uricales.
Họ: Moraceae.

Chi: Morus.
Loài : Alba.
Tên khoa học : Morus alba L.
Cây dâu là cây ưa khí hậu mát mẻ và khoẻ nên có thể sống ở nhiều nơi,
mọc nhiều ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới mọc nhiều vào mua hè. Là cây
thân gỗ lâu năm, tuổi thọ 8 – 12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 cho đến
năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ có thể đạt 50 năm. Thân cành
nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách
khi cắt tỉa mầm có khả năng bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ
ăn sâu và rộng 2- 3m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10 – 30 cm và rộng
theo tán cây [17].
Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu Bombyx mori L nên trong sản
xuất tơ tằm cây dâu vô cùng quan trọng. Ngày nay trên thế gới có hơn 50
nước sản xuất tơ tằm chứng tỏ sự phân bố rất rộng rãi của cây dâu trên thế gới
và tạo nên sự phong phú về giống loài. Tuy nhiên đối với mỗi tuổi tằm lại yêu
cầu loại lá dâu phù hợp. Vì vậy các nhà nghiên cứu dâu tằm đã không ngừng
nghiên cứu tạo ra các giống dâu có chất lượng lá dâu tốt năng suất cao và cho
thu hoạch quanh năm. Ngoài ra do đặc điểm của ngành nên cây dâu là cây cho
thu hái lớn từ 8 -9 lứa một năm nên các biện pháp kỹ thuật chăm sóc là yếu tố
quan trọng góp phần quyết định năng suất, chất lượng lá dâu. Vì vậy người
dân rất chú trọng chăm sóc một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao
là sử dụng phân bón. Ngoài biện pháp bón phân truyền thống qua đất thì biện
pháp bón phân qua lá cũng đã được đưa vào sản xuất. Loại chế phẩm Lá dâu





7
xanh đã được sử dụng khá hiệu quả đối với cây dâu, đã đã được nhập nội

nhưng do là chế phẩm mới nên vẫn đang được tiếp tục được nghiên cứu.
2.1.2. Cơ sở lý luận thực tiễn
Đối với người nông dân điều quan tâm đầu tiên là lợi nhuận mà cây
trồng đem lại, sản xuất phải mang lại hiệu quả kinh tế thì các giống cây trồng
mới được đưa vào sản xuất. Đối với ngành sản xuất dâu tằm nước ta so với
thế giới nói chung là còn thấp. Năng suất kén của nước ta là 750 kg trên 1 ha
lá dâu, trong khi đó Trung Quốc là 2000kg trên 1ha lá dâu. Vì vậy cần có các
biện pháp nhằm nâng cao năng suất kén tằm. Phân bón là một biện pháp đem
lại hiệu quả nhanh và rõ rệt, việc đưa các loại phân bón mới vào sản xuất đã
thúc đẩy cho ngành dâu tằm phát triển, đưa ngành dâu tằm của nước ta tiến
lên. Đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, thúc đẩy người nông
dân tích cực sản xuất. Duy trì một ngành nghề truyền thống có từ lâu đời của
nhân dân ta không bị mai một theo thời gian.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dâu tằm ngoài nước
a. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học đối với cây trồng
trên thế giới.
Trung Quốc là cái nôi của ngành dâu tằm tơ nhưng trong suốt thời gian
dài nghề trồng dâu nuôi tằm được giữ bí mật độc quyền không truyền ra ngoài
nên đã dẫn đến những nghiên cứu về dâu tằm, tơ bị hạn chế cả về thời gian
lẫn công trình nghiên cứu.
Năm 1885 Hooker đã nghiên cứu, mô tả rất rõ về đặc tính thực vật học
của cây dâu và cho rằng cây dâu có lá mọc cách, xẻ thuỳ hoặc không xẻ thuỳ,
hoa đơn tính đồng chu hoặc dị chu (Shankar. B. Dandin, 1986) [3]. Từ những
mô tả ban đầu về hình thái cây các nhà khoa học đã căn cứ vào đặc điểm này
để phân loại cây dâu (Morus alba L.) thuộc họ moraceae và trong họ
Moraceae thì có rất nhiều loại khác nhau [10].






8
Để hiểu rõ hơn ngoài những nghiên cứu về đặc tính thực vật học và
phân loại cây dâu các nhà khoa học trên thế giới còn đi sâu vào nghiên cứu
cấu tạo giải phẫu của chúng để hiểu rõ về bản chất các quá trình trao dổi chất
diễn ra trong cây. Melykian Babyan (1971) cho rằng trên lá dâu có một vài
nơi tế bào phát triển lớn và hình thành các tế bào đặc dị, vỏ ngoài của lớp tế
bào biểu bì được cutin hoá và độ dày của lớp cu tin hoá phụ thuộc vào loài
dâu. Số lượng của tế bào đặc dị, chiều dày của phiến lá có liên quan chặt chẽ
tới chất lượng lá dâu, lá dâu có lớp cutin mỏng, phiến lá mỏng, ít tế bào đặc dị
thích hợp với tằm hơn (Sengupta. K and S. B. Dandin, 1989) [11].
Mục đích của trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm. Năng suất lá dâu phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và khả năng chăm sóc của từng vùng.
Năng suất kén lại phụ thuộc vào chất lượng lá dâu. Chính vì thế một trong
những mục tiêu quan trọng được đặt ra ở các nước có nghề trồng dâu là đảm
bảo năng suất và chất lượng lá dâu để đảm bảo năng suất và chất lượng kén
tằm. Để đảm bảo năng suất cao thì hướng nghiên cứu của các nhà khoa học là
chọn tạo các giống dâu mới có năng suất cao, chất lượng lá tốt, chống chịu
sâu bệnh và phù hợp với vùng sinh thái cũng như phù hợp với sinh trưởng
phát triển của con tằm.
Ngoài chọn tạo các giống mới bằng cách lai tạo thì các nhà khoa học
còn nghiên cứu tạo ra các giống dâu đa bội thể. Osawa (1920) nghiên cứu quá
trình phân nhiễm và giảm nhiễm ở hom một số giống dâu thuộc loài M.
bombycis Koiz; M. multicaulis hoặc các giống tam bội đột biến. Janaki
Ammal (1948) giải đáp sự đa bội ở các loài dâu như M. nigra 2n = 308 được
bao bọc bởi các thể lưỡng bội và khám phá ra giống dâu M. cathyana có 2n =
26, 2n = 84 và 2n = 112 (Lim. S. H, Kim. I. T and Lee. S. P, 1990) [12].
Song song với quá trình cải tiến giống, các nhà khoa học còn tìm nhiều
phương pháp khác nhau để nâng cao năng suất chất lượng lá dâu, sử dụng

phân bón là biện pháp mang lại hiệu quả cao. Với nghề trồng dâu nuôi tằm,





9
hàng năm nuôi từ 8 – 10 lứa tằm, vì thế cây dâu phải cung cấp từ 8 – 10 lứa
dâu, nghĩa là lượng lá dâu thu hoạch từ 15 – 40 tấn/ha. Ngoài ra cây trong một
năm, cây dâu phải trải qua 1 – 2 lần đốn, trọng lượng cành dâu bị đốn cắt đi
trên 1 ha hơn 15 tấn [13]. Theo nhà khoa hoc Oshima để thu được 100 kg kén
phải sử dụng 1790 kg lá dâu. Trên cơ sỏ đó, tác giả đã tính toán lượng phân
bón mà cây dâu hút từ đất cộng với lượng phân bón trong tự nhiên cung cấp,
tỷ lệ hấp thu của cây dâu với các loại phân để thu đuợc lượng lá dâu nó trên.
Từ đó tác giả đã tính toán muốn thu hoạch 100 kg kén thì phải bón 150.3 kg
sunfat đạm, 56 kg lân và 33,8 kg sunfat kali [14].
Để sử dụng phân bón hợp lý, nâng cao năng suất và chất cần phải nắm
vững tác dụng của các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu đối với sinh trưởng và
phát triển của cây dâu.
* Đạm:
Trong lá dâu đạm có khoảng 0.8 – 1.2%.
Đạm là thành phần cấu tạo lên các axit amin, chất béo, các hạch tế bào,
diệp lục và các men. Đạm có vai trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng phát
triển của cây dâu. Theo tác giả Trần Duy Anh thì đạm có tác dụng nâng cao
hiệu suất quang hợp, xúc tiến sinh trưởng sinh dưỡng từ đó nâng cao năng
suất và chất lượng lá dâu. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nếu bón
150 kg N/ha thì sản lượng lá dâu tăng là 172% so với không bón, còn nếu
bón225 kg N/ha thì sản lượng lá dâu tăng 204.7% so với không bón nghĩa là
1kg N khi bón vào tăng từ 34 – 35.5 kg lá dâu [13]. Nếu thiếu đam cây sinh
trưởng và phát triển kém, năng suất và chất lượng lá dâu giảm. ngược lại nếu

bón quá nhiều đạm thì sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa đạm và hydratcacbon làm
cho cành lá phát triển quá mạnh dẫn đến tính đề kháng của cây dâu giảm, tằm
ăn lá dâu bón nhiều đạm tuy con to nhưng dễ nhiễm bệnh.
* Lân.
Trong lá dâu lân có khoảng 0.19 – 2.44 %.





10
Lân là thành phần cấu tạo nên tế bào, men và vitamin, lân xúc tiến quá
trình thnàh thục của lá diễn ra nhanh hơn, nâng cao chất lượng lá, ngoài ra lân
còn xúc tiến sinh trưởng của bộ rễ giúp cho cây chịu han tốt. Nếu thiếu thì
hoạt tính của men giảm gây cản trở hoạt động của mô phân sinh làm cho sự
sinh trưởng của thân cành yếu.
* Kali.
Trong lá kali có khoảng 0.51 – 0.56%.
Kali là nguyên tố có quan hệ mật thiết với sự chuyển hoá tổng hợp
hydratcacbon và quá trình trao đổi chất trong cây. Người ta không tìm thấy
kali trong thành phần hợp chất nào vì nó không phải là yếu tố cấu tạo, vai trò
của nó là xúc tiến quá trình trao đổi chính trong cây, thông qua ảnh hưởng đến
hoạt động của men hoạt động quang hợp mà xúc tiến quá trình hình thành các
gluxit và các hydratcacbon trong lá và quá trình vận chuyển các chất tới cơ
quan dự trữ. Nhờ sự hình thành lignhin và và xenllulo, kali làm cho mô chống
đỡ của cây dầy và vững chắc.
Ngoài 3 nguyên tố trên trong phân tổng hợp còn có các nguyên tố vi
lượng cũng có vâi trò quan trọng như cấu thành một số sắc tố diệp lục có ảnh
hưởng đến sự tạo thành gluxit, chất béo và protit.
Đối với cây trồng chất điều tiết sinh trưởng tuy với hàm lượng rất nhỏ

nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển của chúng. Chính
vì vậy một hướng để tăng năng suất và chất lượng lá dâu là sử dụng các chất
điều tiết sinh trưởng. Chế phẩm sinh học là một dạng chất có tác dụng như
chất điều tiết sinh trưởng có tác dụng kích thích tăng trưởng và tăng năng suất
cây trồng. Vì thế hiện nay công nghệ chiết suất tổng hợp các chế phẩm sinh
học chất điều hoà sinh trưởng đang được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng
ở hầu hết các nước trên thế giới. Các chất điều tiết sinh trưởng tăng năng suất
cây trồng và tăng chất lượng nông sản như GA
3
, IAA, NAA… hay các loại
phân bón qua lá hiện tại đã được nhà nông sử dụng thành thục và rộng rãi.





11
Các chất điều tiết sinh trưởng hiện tại được sử dụng chủ yếu thuộc 5 nhóm
hormon chính trong cơ thể thực vật: Auxin, Gibberellin, Xitokinin.
Auxin là chất điều tiết sinh trưởng đầu tiên được phát hiện ra. Năm
1880 Darwin phát hiện ra hiện tượng hướng quang rất mạnh ở ngon mầm cây
hoà thảo nảy mầm khi chiếu ánh sáng từ một hướng. Ông cho rằng có một
chất hoá học nào đó ở đỉnh ngon của cây đã điều chỉnh sự hướng ngọn đó
nhưng ông không tìm ra chất đó. Poal (1919) và nghiên cứu về hiện tượng
hướng quang và cũng cho rằng trong đỉnh ngọn của cây có một chất hoá học
điều chỉnh sự hướng quang của cây. Năm 1934, giáo sư người Hà Lan – Kogl
đã xách định được chất đó là axit B- indol axetic và gọi là auxin. Tiếp đó
nhiều nhà khoa học đã chứng minh auxin là một hoocmon thực vật quan trọng
trong toàn bộ thế giới thực vật. Auxin có tác dụng kích thích sự giãn nở của tế
bào, làm tế boà phình to dẫn đến tăng kích thước. Auxin điều chỉnh tính

hướng của cây , điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, kích thích sự hình thành
rễ, quả, làm cho quả lớn lên và tạo quả không hạt.
Gibberellin là nhóm phytohormon thứ hai được phát hiện sau auxin.
Các nhà khoa học Nhật Bản là những người đầu tiên khám phá được sự tồn tại
của Gibberellin. Gibberellin có tác dụng kích thích sự sinh trưởng kéo dài của
thân, sự vươn dài của lóng cây hoà thảo, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ ,
căn hành… ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số thực vật và có tác dụng rút
ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của cây. Gibberellin ảnh hưởng rõ rệt
đến các quá trình trao đổi chất, các quá trình sinh lý xảy ra trong cây.
Xitokinin là phytohormon thứ 3 được phát hiện ra. Xitokinin có trong
tất cả các thực vật. Xytokinin có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự phân chia tế
bào, ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hoá cơ quan, đặc biệt là sự
phân hoá chồi. Xytokinin kích thích sự nảy mầm của hạt và chồi ngủ, điều
chỉnh ưu thế ngọn, nó kìm hãm quá trình trao đổi chất đặc biệt là quá trình
sinh tổng hợp axit nucleic, prôtêin, diệp lục và do đó mà ảnh hưởng đến quá
trình sinh lý của cây.





12
Bên cạnh những phytohormon được tổng hợp từ thực vật, ngày nay
bằng con đường hoá học con người đã tổng lên hàng loạt các chất khác nhau,
nhưng có tác dụng tương tự các hormon thực vật để làm phương tiện điều
chỉnh về mặt hoá học sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nhằm cho năng
suất cao và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy các chất điều tiết sinh trưởng đã được sử dụng rộng rãi đối với
nhiều loại cây trồng khác nhau nhưng đối với cây dâu thì các nghiên cứu về
việc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng còn nhiều han chế. Một số chế

phẩm đã được nghiên cứu và sản xuất như chế phẩm nông sinh học Tang Tằm
Bảo, mới đây là chế phẩm Lá dâu xanh đã được nghiên cứu và công nhận.
Chế phẩm Lá dâu xanh thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây dâu
đồng thời tằm ăn lá dâu giảm tỷ lệ bệnh của tằm và làm tăng năng suất kén.
b. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ trên thế giới.
Dâu tằm tơ từ lâu đã là một ngành sản xuất truyền thống của nhiều
nước trên thế giới. Trước hết phải nói đến Trung Quốc là nước có ngành dâu
tằm tơ phát triển sớm nhất trên thế giới. Lịch sử ngành dâu tằm Trung Quốc
đã có hơn 5000 năm tuổi [17].
Hiện nay Trung Quốc vẫn là nước sản xuất tơ tằm hàng đầu thế giới và
liên tục tăng qua các năm. Trung quốc hiên tại cung cấp cho thế giới hơn 70%
nhu cầu về tơ lụa.
Các nước có nền sản xuất dâu tằm tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan… chỉ cung cấp cho thế giới 30% nhu cầu tơ lụa.





13
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất tơ thế giới.
Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004
Trung Quốc
61648 64567 68600 94600 102560
Ấn Độ
15857 17351 16319 15742 10500
Nhật
557 431 394 287 287
Brazil
1389 1485 1607 1563 1512

Thái Lan
955 1510 1510 1500 1420
Việt Nam
780 2035 2200 750 750
Đơn vị: Tấn
Tại Châu Á, Ấn Độ là nước sản xuất dâu tằm lớn thứ 2 chỉ đứng sau
Trung Quốc, và ở hang thứ 3 thế giới sau Brazil. Sản xuất dâu tằm tơ được
coi là một ngành sản xuất chính và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng
tơ tằm của Ấn Độ cung cấp cho thế giới chiếm khoảng 13%.
Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có diện tích dâu tằm lớn ra,
chúng ta cần phải nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc hai nước sản xuất không lớn
nhưng có trình độ sản xuất dâu tằm cao. Sản lượng dâu tằm trên thế giới vẫn
tiếp tục tăng và nhu cầu tơ tằm ngày càng cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất dâu tằm tơ tại Việt Nam.
a. Tình hình nghiên cứu.
Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện Lịch sử Nguyên Phi Ỷ Lan triều vua
Lê Thánh Tông dạy nhân dân nghề trồng dâu nuôi tằm, điều đó chứng tỏ
ngành dâu tằm tơ nước ta có lịch sử rất lâu đời và là một nghề truyền thống
của nhân dân ta.
Trước đât cây dâu chỉ được nghiên cứu chọn lọc một cách tự nhiên,
chưa đi sâu nghiên cứu hệ thống cho nên đã không tạo nên những đột phá
về năng suất và chất lượng lá dâu. Theo tài liệu “ Dự thảo lịch sử ngành
dâu tăm tơ” của GS. Lê Văn Liêm thì trong thời kỳ Pháp thuộc nước ta đã





14
có một số cơ sở giống và phòng nghiên cứu dâu tằm tơ ở khắp miền Bắc,

Trung, Nam.
Sau cách mạng Tháng Tám ta tiếp quản các cơ sở dâu tằm của Pháp để
lại như: Trại thí nghiệm Nhật Tân ( Ngoại thành Hà Nội), trại thí nghiệm Giao
Thuỷ (Quảng Nam), cơ sở chọn trứng giống tằm Bắc Giang, Việt Trì, Thái
Bình, Nhà sản xuất trứng giống Âu Lâu (Yên Bái), Thanh Ba, Là Phù (Phú
Thọ), Bến Lường (Lạng Sơn) (TS. Phạm Văn Vượng, Hồ Thị Tuyết Mai) [1].
Năm 1957 phòng dâu tằm tơ được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chon
lọc giống dâu, giống tằm phục vụ cho sản xuất. Đồng thời bộ Nông nghiệp đã
cử hàng trăm lượt cán bộ và kỹ thuật viên đến là việc và học tập với các
chuyên gia Trung Quốc để nghiên cứu giống dâu, kỹ thuật thâm canh tăng
năng suất dâu (Nguyễn Trọng Nhượng, 2001) [4].
Để tạo ra các giống dâu có năng suất cao các nhà khoa học Việt Nam
cũng đi theo con đường của các nhà khoa học thế giới bằng cách tiến hành
chọn, lai tạo các giống dâu trong nước tạo ra các giống có năng suất cao. Từ
vật liệu ban đầu là các giống tứ bội (4n) và nhị bội (2n), PGS. TS. Hà Văn
Phúc và cộng sự Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã tạo ra các
giống dâu tam bội như giống số 7, số 12, số 28…(Lê Thị Kim, 1986) [2]. Tiếp
theo các thành tựu đó năm 1993 trạm nghiên cứu dâu tằm tơ Việt Hùng – Thái
Bình đã sử dụng phương thức lai tạo hữu tính tạo ra giống lai VH
9
, VH
13

(Chử Minh Út, 2001) [6].
Bên cạnh việc tạo ra các giống mới bằng phương pháp lai tạo, các nhà
khoa học còn dùng phương pháp gây đột biến. Theo Nguyễn Văn Vinh (1999)
xử lý tia Gamma với liều lượng 4- 5 Krad trên giống dâu Bầu đen và VA-
186, 1,5 – 2 Krad trên cây dâu invitro. Kết quả đã phân lập, chọn lọc và xác
định được 11 dòng đột biến có ích với 6 dòng B93- 1, B93- 2, B93- 3, B- 16,
B- 17, B- 18 từ giống dâu Bầu đen và 5 dòng VA93- 5, VA93- 8, VA- 12,

VA- 15, VA- 18 từ giống dâu VA- 186. PGS. TS. Hà Văn Phúc thực hiện gây





15
đột biến trên hom dâu Hà Bắc bằng Colchicine và kết quả thu được các giống
dâu tứ bội. Từ những giống dâu tứ bội đem lai với các giống lưỡng bội tạo ra
các giống tam bội như: giống số 7, số 12…(Hà Văn Phúc, Nguyễn Thị Tám,
Vũ Đức Ban, 1986) [5].
Biên pháp sử dụng chất kích thích để tăng năng suất cho dâu ở nước ta
rất hiếm. Nguyên nhân do việc nghiên cứu và sử dụng các chất kích thích sinh
trưởng và tăng năng suất cây trồng ở nước ta còn nhiều hạn chế. Trước năm
1990 có rất ít các cơ sở sản xuất chế phẩm chất kích thích sinh trưởng. Hiện
cả 3 miền đã có nhiều cơ sở sản xuất và có một số cơ quan nghiên cứu cũng
như đã đưa ra thử nghiệm hàng loạt sản phẩm. Ở Miền Nam chủ yếu là các
công ty TNHH, còn ở Miền Bắc có sản phẩm của trường ĐHNN I, viện công
nghệ sinh học TTKHTN và CNQG, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
Trong những năm gần đây các nghiên cứu thử nghiệm các chất kích thích
nhằm tăng năng suất và chất lượng lá dâu đã được nghiên cứu và đưa vào sử
dụng như chế phẩm Tang Tằm Bảo, và mới đây nhất là chế phẩm Lá dâu
xanh. Tất cả đều nhằm mục đích tăng năng suất lá dâu trên một đơn vị diện
tích, tăng chất lượng kén tằm, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản
phẩm. Bên cạnh đó trong việc nhân giống dâu vô tính các chất kích thích
được sử dụng tăng tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ của hom giống. Để nâng cao tỷ lệ
sống của hom giống có thể xử lý hom bằng một số chất kích thích sau: NAA
nồng độ 1000ppm trong 3- 5 phút, IBA nồng độ 1000ppm trong 3- 5 phút.
b. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ trong nước.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có khi hậu thuận

lợi để phát triển nông nghiệp nói chung và dâu tằm nói riêng. Nhưng hiện tại
sản xuất dâu tằm của nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và truyền
thống của đất nước.
Hiện tại đối với nước ta ngành dâu tằm còn nhiều tồn tại cần phải khắc
phục, như giống, kỹ thuật để đưa Việt Nam là một trong những nước có





16
nghành sản xuất dâu tằm phát triển. Năng suất dâu, năng suất kén và chất
lượng kén tằm của ta còn thấp. Năng suất dâu, năng suất kén của Việt Nam
chỉ bằng 20 – 30% của Trung Quốc. Năng suất dâu của Việt Nam chỉ vào
khoảng 8 – 10 tấn/ha, trong khi đó của Trung Quốc 40 tấn/ha. Trong khi đó
chất lượng kén của ta cung rất thấp, Trung Quốc chỉ cần 7kg kén thu đựơc
1kg tơ thì ta cần đến 10 kg kén.
Theo số liệu thống kê thì năm 2004, chúng ta có khoảng 22000 ha dâu,
phần lớn trong số đó là các giống cũ cho năng suất thấp, chỉ có khoảng 10%
là dâu giống mới cho năng suất cao. Năng suất kến thấp chỉ đạt 750kg/ 1 ha
dâu. Mặc dù có truyền thống sản xuất tơ tằm, nhưng lượng trứng tằm trong
nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu 2.5 – 3 triệu hộp trứng giống mỗi năm,
còn lại phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Trung Á nên lúc
thừa lúc thiếu, chất lượng không đảm bảo. Trong những năm gần đây để nâng
cao chất lượng và hiệu quả của ngành dâu tằm Hiệp hội dâu tằm tơ Việt Nam
đã tiến hành nhiều dự án nâng cấp giống dâu và giống tằm. Trong đó việc
quan trọng là đảm bảo chủ động về giống, hàng năm cung cấp 60 – 70% nhu
cầu trứng tằm trong nước.
Dâu tằm tơ mang lạ giá trị rất cao, hàng năm kể cả xuất khẩu chính
ngạch và tiểu nghạch hơn 70 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho hơn nửa

triệu người.
Do trình độ sản xuất của nông dân chưa cao nên việc áp dụng các biện
pháp khoa học kyc thuật còn nhiều hạn chế. Thực tế sản xuất cho thấy ruộng
râu sau khi chuyển sang trồng mới từ các cây trồng khác thì một số năm đầu
thường nuôi tằm cho năng suất và chất lượng kén cao, sau khi khai thác vài
năm thì năng suất và chất lượng kén càng giảm do bón phân không cân đối.
Theo kết quả điều tra ở Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây cho thấy: 100% các hộ
nông dân không bón kali cho dâu; 60% số hộ bón 10 – 15 kg lân Lâm Thao
trên một sào cho dâu, bón một lần vào vụ đông, số lượng này chưa đủ đáp





17
ứng nhu cầu của cây. Mặt khác lân Lâm Thao dễ bị rửa trôi nên cây đã thiếu
lân càng thiếu nghiêm trọng, 10% số hộ sử dụng phân NPK của lú bón cho
dâu, không phù hợp[8].
2.2.3. Đặc điểm của chế phẩm Lá Dâu Xanh.
Nguồn gốc: Chế phẩm Lá dâu xanh được sản xuất ở tinh Quảng Tây-
Trung Quốc. Chế phẩm dược sản xuất từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chế
phẩm được sản xuất từ đất hiếm có chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng.
Tác dụng của chế phẩm Lá dâu xanh:
Theo nghiên cứu của Sở dâu tằm tơ Quảng Đông - Trung Quốc thì sau
khi phun chế phẩm lá dâu xanh lên cây dâu trong thời kỳ sinh trưởng và phát
triển đã làm tăng số mầm sinh trưởng 6.4 – 9.0%, chiều dài mầm tăng 6.98 –
22.4%, diện tích lá tăng 11.67 – 16.67%, trọng lượng lá tăng 12.57 – 31.49%,
vì thế năng suất lá dâu tăng 13.43 – 16.67%.
Tác dụng chính của chế phẩm Lá dâu xanh.
- Thúc đẩy sinh trưởng cành, lá tăng năng suất lá dâu.

- Thúc đẩy hạt dâu nảy mầm, nâng cao tỷ lệ nảy mầm, giúp sinh trưởng
về chiều cao và tăng khả năng chống chịu của cây.
- Thúc đẩy dâu ra cành, lá lớn nhanh, lá dày, lá to, duy trì thời kỳ
non lâu.
- Nâng cao phẩm chất lá dâu, thời gian sơ hoá kéo dài, hàm lượng chất
khô tăng.
Cách sử dụng: Có thể phun lên dâu trước khi gieo, phun trực tiếp lên
cây đang sinh trưởng, phun lên lá trước khi cho tằm ăn.






18
PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
3.1.1. Địa điểm.
Thí nghiệm được tiến hành tại trường ĐH NN I Hà Nội.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu.
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 1/7/2007- 30/1/2008.
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
Chế phẩm Lá dâu xanh.
Giống dâu: VH9.
Giống tằm: Giống tằm kén vàng lai Trung Quốc.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh
đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu.

a. Thí nghiệm ngoài đồng.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm LXD tới sinh trưởng, phát
triển và năng suất lá dâu thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng. Thí
nghiệm tiến hành phun chế phẩm LDX lên cây dâu đang trong giai đoạn sinh
trưởng phát triển. Dâu được đốn vào vụ hè, sau khi dâu bật mầm và phát triển
cao khoảng 15 cm thì tiến hành thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm 4 công thức.
- Công thức 1: Phun chế phẩm Lá dâu xanh nồng độ 1/900, phun 2 lần.
- Công thức 2: Phun chế phẩm Lá dâu xanh nồng độ 1/1000, phun 2 lần.
- Công thức 3: Phun chế phẩm Lá dâu xanh nồng độ 1/1200, phun 2 lần.
- Công thức 4: Đối chứng phun nước lã.





19
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi công thức nhắc lại 3
lần. Diện tích mỗi lần nhắc lại là 10m
2
, diện tích khu thí nghiệm là 120m
2
.
Phương pháp phun.
- Cách phun: Phun dung dịch ướt đều hai mặt lá dâu đang ở ruộng sinh
trưởng vụ thu.
- Lượng phun: Phun với liều lượng 200 lít/ ha. Chế phẩm được phun
đều ướt đẫm hai mặt lá.
- Thời gian phun: Phun hai lần cách nhau 10 ngày. Lần 1 phun ngày
21/7/2007.

b. Thí nghiệm trong phòng đánh giá chất lượng lá dâu.
Để đánh giá chất lượng lá dâu được phun chế phẩm Lá dâu xanh, chúng
tôi tiến hành nuôi tằm bằng lá dâu ở các công thức thí nghiệm trên.
Thí nghiệm gồm 4 công thức nuôi tằm bằng lá dâu tương ứng thí
nghiệm ngoài đồng ruộng cụ thể:
- Công thức 1: Nuôi tằm bắng lá dâu phun chế phẩm Lá dâu xanh nồng
độ 1/900, phun 2 lần.
- Công thức 2: Nuôi tằm bằng lá dâu phun chế phẩm Lá dâu xanh nồng
độ 1/1000, phun 2 lần.
- Công thức 3: Nuôi tằm bằng lá dâu phun chế phẩm Lá dâu xanh nồng
độ 1/1200, phun 2 lần.
- Công thức 4: Nuôi tằm bằng lá dâu phun nước lã. Đối chứng.
Tất cả lá dâu được dùng để nuôi tằm được lấy từ thí nghiệm nghiên cứu
ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh tới sinh trưởng, phát triển và năng suất
lá dâu.
Tuổi 1 – 3 nuôi tằm tập chung , cho ăn lá dâu bình thường. Tằm dậy ăn
dâu tuổi 4 được 2 bữa tiến hành nuôi thí nghiệm. Mỗi công thức có 3 lần nhắc
lại, mỗi lần nhắc lại có 300 con tằm tuổi 4, tằm được nuôi cho đến khi kết kén
bằng lá dâu thí nghiệm. Mỗi ngày cho ăn 2 bữa dâu thí nghiệm vào 10 giờ





20
sáng và 6 giờ chiều, các bữa khác cho ăn lá dâu bình thường chung cho mỗi
công thức.
3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh
phun trực tiếp lên lá dâu khi thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn.
Để đánh giá thêm về ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh tới chất

lượng lá dâu nuôi tằm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm 2.
Thí nghiệm gồm 4 công thức.
- Công thức 1: Cho tằm ăn lá dâu phun chế phẩm Lá dâu xanh
nồng độ 1/400.
- Công thức 2: Cho tằm ăn lá dâu phun chế phẩm Lá dâu xanh
nồng độ 1/500.
- Công thức 3: Cho tằm ăn lá dâu phun chế phẩm Lá dâu xanh
nồng độ 1/600.
- Công thức 4: Cho tằm ăn lá dâu phun nước lã, phun 1 lần khi đã
thu hoạch về nhà. Công thức đối chứng.
Mỗi công thức được nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại có 300 tằm tuổi 4.
Tằm cho ăn lá dâu thí nghiệm khi dậy tuổi 4 ăn dâu được 2 bữa cho đến khi
kết kén. Tằm tuổi 1 - 3 được nuôi tập chung bằng lá dâu bình thường, khi tằm
dậy tuổi 4 thì tiến hành thí nghiệm. Mỗi ngày cho ăn hai bữa vào 10 giờ sáng
và 6 giờ chiều, các bữa còn lại cho tằm ăn lá dâu bình thường chung cho toàn
bộ các công thức.
Cách phun:
- Phun 1 lần ướt đều hai mặt lá. Để ráo nước rồi mới cho tằm ăn,
- Liều lượng: Phun với liều lượng 0.5l/ 10kg lá dâu.
Cả hai thí nghiệm nuôi tằm được tiến hành cùng một thời điểm, tại
phòng Nuôi tằm của bộ môn Dâu tằm - Ong mật khoa Nông học Trường ĐH
NN I Hà Nội. Giống nhau về thời gian cho ăn, thời gian hái lá…





21
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN.
3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng.

*Tỷ lệ nảy mầm:
Tổng số mầm nảy
Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100
Tổng số mầm trên thân
*Tỷ lệ mầm hữu hiệu
Tổng số mầm hữu hiệu
Tỷ lệ mầm hữu hiệu (%) = x 100
Tổng số mầm trên thân
Mầm hữu hiệu là mầm cho thu hoạch lá chính trên cây.
*Tốc độ tăng trưởng đường kính mầm.
Đường kính thân được đo tại vị trí cách điểm mầm mọc từ thân 20 cm.
Đường kính thân được đo cách nhau 5 ngày 1 lần.
Mỗi công thức theo dõi 5 cây.
T =
t
DD
12

(mm/ ngày)
Trong đó :
- T : tốc độ tăng đường kính thân (mm/ ngày)
- D
2
: Đường kính thân đo lần 2.
- D
1
: Đường kính thân đo lần 1.
- t : Khoảng cách thời gian giữa 2 lần đo.
*Tốc độ ra lá :
Tiến hành đếm số lá trên cây, mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cây, các lần

đếm cách nhau 5 ngày. Tốc độ ra lá được tính bằng công thức :
T
1
=
t
RR
12

(lá/ ngày)
Trong đó :
- T
1
: Tốc độ ra lá của cây (lá/ ngày).
- R
2
: Số lá đếm lần sau.
- R
1
: Số lá đếm lần trước.





22
- t : Khoảng thời gian giữa 2 lần đếm.
*Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân.
Mỗi lần nhắc lại tiến hành theo dõi 5 cây, tại 5 vị trí khác nhau. Tiến
hành theo dõi liên tục, 5 ngày theo dõi 1 lần đến khi nào thấy số đo 3 lần liên
tiếp ko thay đổi thì ngừng theo dõi.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân : (cm/ ngày)
T
3
=
t
LL
12

(cm/ ngày)
Trong đó :
- T
3
: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân (cm/ ngày).
- L
2
: Chiều cao cây đo lầ sau.
- L
1
: Chiều cao cây đo lần trước.
- t : Khoảng cách giữa 2 lần đo.
*Thời gian thành thục của lá : Thời gian thành thục của lá được tính từ
khi bắt đầu ra lá cho tới khi lá ngừng tăng trưởng về kích thước.
Phương pháp theo dõi: Điều tra 1 lá trên 1 mầm của cây và mỗi lần
nhắc lại điều tra 5 cây, mỗi công thức điều tra 15lá/ 15 cây. Xác định ngày ra
lá theo thứ tự đồng đều của tất cả các lần nhắc lại tiến hành đánh dấu lá đó.
Sau đó cứ 5 ngày đo 1 lần, khi lá tăng trưởng chậm thì sau 2 ngày đo 1 lần,
theo dõi khi thấy kết quả 3 lần liên tiếp không thay đổi thì dừng.
3.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất lá.
*Kích thước lá:
- Chiều rộng lá: chiều rộng lá được đo ở vị trí rộng nhất của lá và

vuông góc với gân chính.
- Chiều dài lá: Chiều dài lá được đo từ gốc cuống lá tới đầu lá.
Mỗi lần nhắc lại đo 5 thành thục trên 5 mầm của 5 cây ở mỗi lần nhắc lại.





23
* Diện tích lá:
Diện tích lá được xác định theo phương pháp cân nhanh. Mỗi lần nhắc
lại theo dõi 5 lá ở cùng vị trí trên cành.
S

= ( P

x 4)/ P
4cm
2
(cm
2
).
Trong đó :
- S

: Diện tích lá.
- P

: Trọng lượng của lá.
- P

4cm
2
: Trọng lượng của 4cm
2
lá.
*Số lá trên 500 gam lá :
Sau khi thu lá về nhà trộn đều, cân ngẫu nhiên 500 gam lá rồi đếm số
lá. Mỗi lần nhắc lại tiến hành 1 lần.
* Số lá trên 1m cành.
Tiến hành đo 1m cành rồi đếm số lá trên cành. Cành được cắt cách gốc
20 cm. Mỗi lần nhắc của mỗi công thức thiến hành 5 lần.
* Năng suất lá dâu :
Mỗi lần nhắc lại tiến hành thu toàn bộ lá dâu rồi cân. Lấy trung bình
các lần nhắc lại được khối lượng P. Năng suất lá dâu/ ha được túnh như sau :
Năng suất lá/ ha = (P x 100000)/ 10 (kg/ ha).
* Tổng chiều dài cành :
Tiến hành đo tổng chiều dài của tất cả các canh trên cây. Mỗi lần nhắc
lại tính 5 cây.
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi về tằm :
* Thời gian phát dục của tằm : Thời gian ngủ và dậy ngủ của tằm ở các
tuôi.
* Tỷ lệ kén nhộng sống :
Tổng số kén thu đựơc có nhộng sống
Tỷ lệ kén nhộng sống (%) = x 100
Tổng số tằm tuổi 4 đem nuôi







24
* Tỷ lệ tằm lên né.
Tổng số tằm lên né
Tỷ lệ tằm lên né (%) = x 100
Tổng số tằm nuôi

* Tỷ lệ tằm kết kén
Tổng số kén thu được
Tỷ lệ tằm kết kén (%) = x 100
Tổng số tằm nuôi

* Năng suất kén : Tiến hành cân toàn bộ kén của mỗi lần nhắc lại rồi
tính năng suất kén bình quân của mỗi công thức.
* Khối lượng toàn kén ( P
k
).
Mỗi lần nhắc lại lấy 20 kén đực và 20 kén cái đem cân, K
k
được tính
bằng công thức.
P
20kc
+ P
20kđ

P
k
=
40

Khối lượng kén của công thức được tính bằng trung bình của các lần
nhắc lại.
* Khối lượng vỏ kén.
Sau khi cân khối lượng kén, cắt kén, bỏ phần nhộng tiến hành cân trọng
lượng vỏ kén. P
vk
được tính bằng trung bình của 3 lần nhắc lại.
P
20vkc
+ P
vkđ

P
vk
=
40

* Tỷ lệ vỏ kén.
Tỷ lệ vỏ kén được tính bằng công thức.
Tỷ lệ vỏ kén (%) =
k
v
P
P
x 100.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu được sứ lý bằng chương trình IRRISTAST.






25
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM LÁ
DÂU XANH ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG LÁ DÂU.
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi tiến hành ngoài đồng về ảnh hưởng
của chế phẩm LDX tới sinh trưởng, phát triển, năng suất lá dâu và thí nghiệm
trong phòng kiểm định chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm.
4.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh tới sinh trưởng, phát triển,
và năng suất lá dâu.
Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch sự sinh trưởng của thân dâu
cho biết khả năng sinh trưởng của cây dâu. Sự tăng trưởng của thân dâu là yếu
tố quan trọng liên quan chặt chẽ tới năng suất của dâu sau này. Thân dâu phát
triển cao, đường kính thân lớn sẽ cho nhiều lá sản phẩm thu hoạch của cây
sau này. Sự phát triển cua thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành trên giống dâu VH9, là giống
dâu lai có sự sinh trưởng tốt. Thời gian tiến hành thí nghiệm là vụ thu năm
2007 tại Trường ĐHNN I Hà Nội. Cây dâu tiến hành thí nghiệm được đốn sát
gôc, khi mầm dâu mọc được 15 cm thì tiến hành phun chế phẩm Lá dâu xanh
với các nồng độ 1/900, 1/1000, 1/1200. Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm
Lá dâu xanh tới sinh trưởng và phát triển của cây dâu, chúng tôi tiến hành
dựa trên các chỉ tiêu sau.
a.

Đặc điểm hình thái của cây.
Giống là yếu tố chủ yếu quyết định các đặc điểm hình thái của cây

dâu nhưng trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau như khí hậu, đất đai,
các biện pháp chăm sóc mà có các biểu hiện hình thái khác nhau. Qua các

×