TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: QUẢN TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đề tài: Thực trạng, những bất cập và hướng
sửa đổi trong xét xử người chưa thành niên
phạm tội ở Việt Nam.
LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT K35
Năm Học: 2012-2013
Giảng viên hướng dẫn: GV. Lê Thuỳ Dương
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu ………………………………………………………………… 3
I. Những vấn đề lý luận và pháp lý về thủ tục tố tụng đối với người
chưa thành niên phạm tội…………………………………………4
1. Khái niệm người chưa thành niên……………………………….4
2. Khái niệm người chưa thành niên trong luật hình sự Việt Nam 6
3. Quy định của pháp luật TTHS đối với người chưa thành niên phạm
tội……………………………………………………………… 8
II. Những bất cập và đề xuất……………………………………… 18
1. Tình hình phạm tội…………………………………………… 18
2. Những bất cập trong TTHS đối với người chưa thành niên phạm
tội……………………………………………………………… 22
3. Hướng đổi mới trong xét xử người chưa thành niên phạm tội….26
Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 32
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, tình hình người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam đang tăng
một cách báo động, không chỉ tăng về số lượng, quy mô mà còn tăng về mức độ
nguy hiểm, thủ đoạn, và càng ngày độ tuổi vi phạm còn nhỏ dần. Chức năng của
các cơ quan tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên phạm
tội không chỉ có chức năng trừng trị, răn đe mà chức năng quan trọng nhất là giáo
dục người vị thành niên, đây là một nhiệm vụ cực kì khó khăn, lâu dài cần phải có
sự phối hợp đồng bộ và nỗ lực cao của cả xã hội nói chung và cơ quan tiến hành tố
tụng nói riêng. Để làm tốt nhiệm vụ này, pháp luật Việt Nam và các cơ quan tiến
hành tố tụng cần phải hoàn thiện hơn để phù hợp với tâm sinh lý, đặc điểm phạm
tội của người chưa thành niên phạm tội. Bài tiểu luận này, nhóm em xin đề cập đến
những bất cập trong quá trình tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội cũng như đề xuất những ý kiến, giải pháp để giải quyết những bất cập này và
hoàn thiện hơn hoạt động tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
3
I. Những vấn đề lí luận và pháp lí về thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội:
1. Khái niệm người chưa thành niên:
a. Khái niệm:
Khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt
thể chất và tinh thần của con người,là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy
đủ về nhân cách, cơ thể chưa phát triển đầy đủ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, tâm
sinh lý cũng chưa vững vàng, ổn định, chưa có đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của một
công dân và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của
từng quốc gia.
Khái niệm người chưa thành niên có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau. Trong nhận thức thông thường, người chưa thành niên được hiểu là những
người ít tuổi, còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần được sự chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ đặc biệt.
Theo từ điển tiếng Việt thì khái niệm “người chưa thành niên” được định
nghĩa như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn
diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công
dân”
Về mặt luật pháp thì khái niệm người chưa thành niên được pháp luật quốc tế
và quốc gia ghi nhận như sau :
- Theo qui tắc 2.2 của các qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc
áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên phạm pháp do Đại hội đồng
thông qua ngày 29/11/1985 (Qui tắc Bắc Kinh ) thì : Người chưa thành niên
là trẻ em hoặc người ít tuổi (tùy theo từng hệ thống pháp luật). Căn cứ vào
điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống và hệ thống pháp luật của mỗi quốc
gia, độ tuổi tối đa của người được coi là “trẻ em” có thể khác nhau nhưng
nhìn chung đều không quá 18 tuổi.
- Công ước về quyền trẻ em đã làm rõ hơn khái niệm người chưa thành niên
đưa ra trong qui tắc Bắc Kinh. Điều 1 công ước đã khẳng định : “Trong
phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn.”
4
- Điều 20 Bộ Luật Dân sự Việt Nam qui định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là
người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên.”
- Điều 119 Bộ Luật Lao động Việt Nam cũng nhất quán với quan điểm trên :
“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.”
- Bên cạnh đó, Nghị định số 141/HĐBT ngày 13/11/1986 của Hội đồng bộ
trưởng (nay là chính phủ) ban hành qui chế về buộc phải chịu thử thách đối
với người chưa thành niên phạm tội đã xác định tại điều 1 như sau : “ Người
chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.”
- Mặt khác, tại điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng đã qui định người
chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Như vậy thông qua các văn bản có giá trị pháp lí nêu trên cho phép ta khẳng
định rằng: “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên.Người chưa thành niên
là người dưới 18 tuổi.”
b. Đặc điểm của tâm sinh lí của người chưa thành niên :
Người chưa thành niên là người trong độ tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn.
Đây được coi là bước đệm đánh dấu sự phát triển và trưởng thành trong nhân cách
con người. Ở lứa tuổi này ta có thể phân chia làm hai nhóm dựa vào đặc điểm riêng
của họ :
- Nhóm 1: Từ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi. Nhóm này có những đặc điểm :
Vừa vượt qua giai đoạn trẻ con.
Gần gia đình và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.
- Nhóm 2: từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nhóm này có đặc điểm :
Đang ở trong giai đoạn sắp bước vào ngưỡng cửa của người lớn.
Nhận thức về xã hội tuy có khá hơn nhó trước nhưng vẫn còn non nớt, vẫn
phụ thuộc vào gia đình.
Theo bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự thì hậu quả pháp lí của việc áp dụng pháp
luật của hai nhóm này là khác nhau. Nhóm thứ nhất từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Ở lứa tuổi chưa thành niên, bộ não tư duy còn chưa phát triển đầy
đủ, vì vậy họ chưa có khả năng nhận thức đúng đắn về những lĩnh vực cuộc sống.
Người chưa thành niên lại đang sống phụ thuộc vào gia đình nên khả năng tự lập,
tính tự chủ chưa cao. Do họ ít bươn trải, ít va chạm trong cuộc sống nên họ rất
thiếu kinh nghiệm. Ở lứa tuổi này rất hiếu động, tò mò, thích khám phá những điều
5
mới lạ xung quanh, vì vậy họ rất dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu mạo
hiểm. Do đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nên họ dễ bị ảnh
hưởng bởi môi trường sống. Một môi trường sống trong sạch lành mạnh sẽ tác
động tốt đến sự phát triển nhân cách của họ và ngược lại.
Tuy nhiên xu hướng chung của lứa tuổi này là muốn tự khẳng định mình, vươn lên
một vị trí độc lập theo xu hướng rất phức tạp. Đối với họ những sự sắp đặt của
người lớn, sự chỉ bào cặn kẽ, việc kiểm tra giám sát đôi khi trở thành xiềng xích
cần phải phá bỏ. Xuất phát từ ý thích muốn tự do, thoát khỏi sự kiểm sát của người
lớn nên người chưa thành niên có xu hướng gia nhập các nhóm bạn, bởi ở đó họ sẽ
tìm thấy sự tương đồng, thấy mình được đối xử bình đẳng hơn.Chính vì vậy, người
lớn cần hết sức khéo léo trong cách giáo dục, kèm cặp con cái để sao cho chúng
không có cảm giác bị trói buộc.
Trong quá trình phát triển tâm sinh lí đã ảnh hưởng lớn đến tính cách của người
chưa thành niên, làm cho họ dễ xúc động, tính khí thất thường. Lòng kiên trì và
khả năng tự kiềm chế rất thấp nên việc bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội là điều rất
dễ xảy ra. Hơn nữa, ở cái độ tuổi không phải là trẻ em nhưng cũng chưa phải là
người lớn thì con người ta rất linh động, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú vì
vậy ranh giới giữa đúng và sai rất nhạt nhòa, dễ bị lẫn lộn.
Về mặt động cơ, hành vi của người chưa thành niên thường rất đơn giản. Họ dễ bị
ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, nhạy bén tinh thần, có tính hay học đòi, bắt
chước, nhưng chưa có khả năng chọn lọc và điều khiển những hành vi ứng xử của
mình một cách chính chắn. Người chưa thành niên phạm tội nói chung đều có
những đặc điểm tâm sinh lí của một người chưa thành niên bình thường nhưng do
họ bị tiếp xúc với một môi trường không tốt, tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực
trong cuộc sống nên nhân cách giảm sút và có những biểu hiện cực đoan. Tuy
nhiên hành vi phạm tội đấy không chỉ xuất phát từ yếu tố môi trường mà nó là sự
kết hợp giữa 2 yếu tố môi trường và cá nhân người phạm tội.
2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Về mặt nguyên tắc, mọi
người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc,
6
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Tuy nhiên, đối với trường hợp
người phạm tội là người chưa thành niên, Nhà nước có chính sách xử lý riêng, căn
cứ vào đặc điểm đặc thù của sự phát triển tâm sinh lý con người ở độ tuổi này cũng
như đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Một người chỉ được coi là người chưa thành niên phạm tội khi họ thỏa mãn các
điều kiện dưới đây:
- Họ là người chưa thành niên.
- Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Đã thực hiện hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người dưới
18 tuổi. Người chưa thành niên phạm tội là người dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành
vi phạm tội, thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là họ phải có năng
lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên đối với mọi
tội phạm. Nói cách khác, người chưa thành niên phạm tội là người phạm tội trong
độ tuổi từ khoảng trên 14 hoặc 16 tuổi (tùy từng trường hợp tội phạm thực hiện là
tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)
và dưới 18 tuổi. Điều 68 Bộ luật hình sự quy định: “Người chưa thành niên từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định
của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật
không trái với những quy định của Chương này”. Như thế, theo tinh thần của điều
luật nêu trên, quan điểm chính thức của Nhà nước ta khẳng định:
“Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 18
tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi mà Nhà nước
quy định là tội phạm.”
Người không có năng lực trách nhiệm hình sự, dưới 14 tuổi trong trường
hợp tội phạm thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trong do cố ý
hoặc dưới 16 tuổi, trong trường hợp tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng hay tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
7
do vô ý không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi họ chưa hoặc không đủ điều kiện
chủ thể của tội phạm.
Người chưa thành niên phạm tội, do có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm nên
họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra. Tuy nhiên, do sự hạn
chế về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội ở
lứa tuổi này, Nhà nước ta xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ nhằm
uốn nắn lại sự lệch lạc trong sự phát triển nhân cách, đồng thời tạo điều kiện cho
họ tái hoàn lương, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường của đời sống xã hội.
Chính sách hình sự đặc biệt khoan giảm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện ở nguyên tắc xử lý, ở
các hình phạt và biện pháp tư pháp thay thế hình phạt áp dụng đối với họ.
3. Qui định của pháp luật TTHS đối với người chưa thành niên phạm tội :
a. Nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội:Đi:ều 69 Bộ
luật hình sự
Điều 69 Bộ luật hình sự quy định 6 nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội, trong đó thứ nhất là nguyên tắc xử lý chung, thứ hai là nguyên tắc
miễn trách nhiệm hình sự, thứ ba là nguyên tắc vừa miễn trách nhiệm hình sự vừa
quyết định hình phạt, còn nguyên tắc thứ tư, thứ năm và thứ sáu là nguyên tắc
quyết định hình phạt. Sau đây là sáu nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự và phân tích kỹ các
nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho
xã hội.
Trong trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa
thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức
của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và
điều kiện gây ra tội phạm.
Yêu cầu của nguyên tắc này là đặt mục đích giáo dục, giúp đỡ người chưa thành
niên phạm tội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích
8
cho xã hội. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên cũng phải
thể hiện sao cho đảm bảo việc giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm. chứ không
nhằm trừng trị.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu
người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết
giảm nhẹ và được gia đình cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên và áp dụng hình
phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ
vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu
cầu của việc phòng ngừa tội phạm
Yêu cầu của nguyên tắc này là chỉ trong trường hợp cần thiết thì mới truy cứu
trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ngay cả khi cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, thì không có nghĩa là phải áp dụng hình phạt đối với họ mà có thể
áp dụng các biện pháp tư pháp, thậm chí miễn hình phạt cho họ nếu có những căn
cứ.
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội là tính chất của hành vi phạm tội, những đặc điểm về
nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. Cần chú ý là yêu cầu của việc “ phòng
ngừa” chứ không phải yêu cầu của việc “ chống ” tội phạm
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư
pháp được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự.
Nguyên tắc này đòi hỏi Tòa án phải lựa chọn việc có áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội hay không, nếu có căn cứ để Tòa án không cần áp
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì áp dụng biện pháp tư
pháp. Căn cứ để Tòa án lựa chọn việc có áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội hay không là tính chất của hành vi phạm tội, những đặc điểm
về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa
9
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên
phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên
phạm tội được hưởng mức nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành
niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi
từ 14 đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành
niên phạm tội. Đây là nguyên tắc xử lý, nhưng lại là căn cứ quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội. Trước hết thái độ của Nhà nước ta là dứt
khoát không áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người chưa thành
niên phạm tội, thể hiện tính nhân đạo trong luật hình sự nước ta, quy định này thể
hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đích của hình phạt đối với người
chưa thành niên phạm tội quy định ở nguyên tắc thứ nhất.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì
không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Đây cũng là
nguyên tắc nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, không thành kiến đối
với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi là trẻ em.
b. Các quyết định hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội:
Thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm nói chung và người chưa thành niên
phạm tội nói riêng bao gồm các thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ngoài
những thủ tục chung của Bộ luật TTHS thì cũng như Bộ luật Hình sự, Bộ luật
TTHS giành riêng một chương quy định về tố tụng hình sự và chính sách xử lý đặc
biệt với người chưa thành niên phạm tội (tại Chương XXXII). Trong đó quy định
rõ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa
học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người
chưa thành niên. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên
phạm tội phải xác định rõ các yếu tố về tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh
thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện
sinh sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và
10
điều kiện phạm tội. Quy định này không những phù hợp với đặc điểm của người
chưa thành niên mà còn phù hợp với thực tế về những nguyên nhân khách quan tác
động đến hành vi phạm tội của các em. Thực tiễn đã chứng minh rằng đa số các em
phạm tội đều bị sự tác động từ phía gia đình và xã hội, trong đó bao gồm cả các
em có hoàn cảnh đặc biệt như kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ ly hôn, gia đình
không yên ấm hoặc có người hư hỏng, phạm tội, bố mẹ không coi trọng việc giáo
dục con cái, trình độ văn hóa của các em quá thấp, các em không có công ăn việc
làm…tình trạng các em bị người thành niên (như bố, mẹ, anh, chị) xúi giục phạm
tội cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Chính vì vậy, việc quy định về hiểu biết
tâm sinh lý của người chưa thành niên đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm
phán, cũng như các yếu tố liên quan đến nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc
thực hiện hành vi phạm tội của các em là cần thiết.
Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn hình phạt buộc người bị kết án
phải chấp hành. Toà án lựa chọn loại hình phạt nào, mức phạt bao nhiêu, phải tuân
theo những quy định của Bộ luật hình sự.
Cũng như đối với người phạm tội đã thành niên, khi quyết định hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tội, Toà án cũng phải căn cứ vào vào quy định của
Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách
nhiệm hình sự. (Điều 45 Bộ luật hình sự)
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm
tội thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ
cũng không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Trường hợp áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên
phạm tội, Điều 74 Bộ luật hình sự quy định:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy
định.
11
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy
định.
Đối với trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, phải tuyên hình
phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp thành hình phạt chung. Trường hợp có tội
thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp
hình phạt thực hiện theo phương pháp sau đây:
- Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình
phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định trong Điều 74
Bộ luật hình sự nêu trên.
- Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt
chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
Về vấn đề giảm mức hình phạt đã tuyên, luật hình sự Việt Nam quy định
mức giảm nhiều hơn và điều kiện xét giảm cũng rộng rãi hơn so với những trường
hợp xét giảm hình phạt thông thường. Điều 76 Bộ luật hình sự quy định:
1.Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều
tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm;
riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm, nhưng phải bảo đảm
đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
2. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công
hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành
phần hình phạt còn lại.
3. Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công
lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm
hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.”
12
Người chưa thành niên phạm tội có thể bị Tòa án quyết định áp dụng hình phạt
trong những trường hợp cần thiết. Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
tội cũng nằm trong danh mục hình phạt chung quy định tại Điều 28 Bộ luật hình
sự. Tuy nhiên, do đặc thù đối tượng phạm tội là người chưa thành niên, luật hình
sự Việt Nam quy định chỉ áp dụng hạn chế một số hình phạt dưới đây:
- Hình phạt cảnh cáo.
Khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội,
Toà án phải căn cứ vào quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự, chỉ áp dụng hình phạt
cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình
tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Bởi lẽ, không có quy định
riêng về việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội,
nên theo quy định tại Điều 68 Bộ luật hình sự Toà án vẫn phải căn cứ vào Điều 29
Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên phạm tội nên mở rộng
việc áp dụng hình phạt cảnh cáo nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 29 Bộ luật
hình sự.
- Hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chỉ áp dụng hình phạt tiền nếu:
• Người chưa thành niên phạm tội có thu nhập hoặc tài sản riêng;
• Mức phạt không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Toà án chỉ được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính và cũng chỉ đối với
người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu
nhập hoặc có tài sản riêng.
Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định người chưa thành niên phạm tội bị áp
dụng hình phạt tiền, nên phải coi đây là trường hợp điều luật quy định một hình
phạt mới, nên không được áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0
giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị
điều tra, truy tố, xét xử.
13
Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người chưa thành niên
phạm tội, cần xác định tuổi của người bị kết án. Chỉ sau khi có đủ căn cứ xác định
người bị kết án đủ 16 tuổi mới được áp dụng hình phạt tiền, nếu còn nghi ngờ về
tuổi của người bị kết án và không có tài liệu gì khác để xác định tuổi thật của
người bị kết án thì không được áp dụng hình phạt tiền đối với họ.
Sau khi đã xác định chính xác người chưa thành niên đã đủ 16 tuổi, thì bước
tiếp theo là phải xác định xem người bị kết án có thu nhập hoặc có tài sản riêng hay
hay không ? Việc xác định này phải được thể hiện bằng văn bản của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và phải được lưu trong hồ sơ vụ án. Thu nhập và tài sản
riêng của người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải đủ để thi hành khoản tiền phạt mà
Toà án quyết định. Nếu thu nhập hoặc tài sản riêng của người bị kết án không đủ
để thi hành khoản tiền phạt hoặc không đáng kể, thì Toà án không được áp dụng
hình phạt tiền đối với họ. Vì là hình phạt, nên tuyệt đối không được buộc cha mẹ
người bị kết án phải nộp thay khoản tiền phạt như đối với trường hợp Toà án buộc
người chưa thành niên bồi thường thiệt hại.
Mức tiền phạt mà Toà án áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
không được quá một phần hai (1/2) mức tiền phạt mà điều luật quy định. Ví dụ:
Đặng Thanh H (17 tuổi) bị kết án về tội buôn lậu thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng, nếu Toà án chọn hình phạt tiền là hình phạt chính thì chỉ được
phạt Đặng Thanh H từ năm triệu động đến năm mươi triệu đồng.
Khi xác định mức tiền phạt cụ thể, Toà án căn cứ vào tính chất và mức độ
nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, để quyết định một mức tiền phạt như
đối với người đã thành niên phạm tội, sau đó chia đôi số tiền phạt đó để quyết định
mức tiền phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Hình phạt cải tạo không giam giữ.
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên
phạm tội, Toà án cũng phải căn cứ vào quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự về cải
tạo không giam giữ, đó là: Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu
tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm
trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi
14
thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi
xã hội.
Cũng theo quy định tại Điều 73 Bộ luật hình sự thì, thời hạn cải tạo không
giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai (1/2)
thời hạn mà điều luật quy định. Ví dụ: Trần Công V (16 tuổi 8 tháng) phạm tội
“trộm cắp tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự có hình phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm, nếu Toà án áp dụng hình phạt cải tạo không giam
giữ đối với Trần Công V thì thời gian cải tạo không giam giữ không được quá một
năm, sáu tháng (18 tháng).
- Hình phạt tù có thời hạn.
Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm
tội, Toà án cần phải cân nhắc kỹ xem có nên áp dụng hình phạt tù đối với họ hay
không ? Chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên khi thấy không thể
áp dụng được các loại hình phạt khác đối với họ. Đây cũng là một nguyên tắc
quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn
xét xử các Thẩm phán ít chú ý đến nguyên tắc này, nên thường áp dụng hình phạt
tù hoặc cho hưởng án treo, mặc dù người phạm tội có đủ điều kiện được áp dụng
các loại hình phạt khác không phải là hình phạt tù.
Khi buộc phải áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội,
Toà án phải tuân theo các quy định sau:
Đối với người chưa thành niên khi phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,
nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám (18)
năm tù. Ví dụ: Võ Hữu B (17 tuổi 5 tháng) phạm tội “giết người” thuộc
trường hợp tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự có quy định hình phạt tù
chung thân hoặc tử hình, Toà án chỉ được phạt Võ Hữu B mức hình phạt tối
đa là 18 năm tù. Nếu điều luật được áp dụng quy định là hình phạt tù có thời
hạn, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (3/4)
mức phạt tù mà điều luật quy định. Ví dụ: Võ Minh Q (16 tuổi 10 tháng)
phạm tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ năm năm đến mười
15
hai năm tù, Toà án chỉ được phạt Võ Minh Q mức hình phạt tối đa là chín
năm tù.
Đối với người chưa thành niên khi phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi,
nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai (12) năm
tù.
Trường hợp người chưa thành niên phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự và được Toà án áp dụng Điều 47 Bộ luật
hình sự thì việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt sẽ
phức tạp hơn. Đây cũng là vẫn đề thực tiễn xét xử nhiều Toà án lúng túng “sợ” vi
phạm Điều 47 Bộ luật hình sự nên lại áp dụng một cách máy móc. Ví dụ: A mới 15
tuổi 8 tháng bị rủ rê lôi kéo cùng với một số người khác phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự có
khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Do A có nhiều tình tiết giảm
nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 đáng được khoan hồng lẽ ra hình phạt đối với với
A chỉ đáng 1 năm tù, nhưng vì Điều 47 Bộ luật hình sự quy định: “Toà án có thể
quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã
quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”, mà
khung hình phạt liền kề của khoản 3 Điều 139 là khoản 2 Điều 139 có mức hình
phạt từ 2 năm đến 7 năm tù, nên Toà án “không dám” phạt A dưới 2 năm tù. Một
số trường hợp Toà án cấp sơ thẩm áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt liền kề thì bị Viện kiểm sát kháng nghị với lý do vi phạm Điều 47
Bộ luật hình sự và không ít trường hợp Toà án cấp phúc thẩm lại chấp nhận kháng
nghị tăng hình phạt đối với bị cáo chỉ vì lý do vi phạm Điều 47 Bộ luật hình sự.
Việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự để quyết định dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, về nguyên tắc vẫn phải
bảo đảm đúng quy định của Điều 47. Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên
phạm tội, Toà án phải căn cứ vào các quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự. Để bảo
đảm việc quyết định dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội vừa đúng với Điều 47 Bộ luật hình sự vừa bảo đảm quy định
tại Điều 74 Bộ luật hình sự, Toà án cần tiến hành các bước sau:
Trước hết, Toà án coi như họ là người đã thành niên để quyết định một mức
hình phạt cụ thể sau đó căn cứ vào quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự để xác
16
định mức hình phạt cụ thể đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định
tại Điều 47 Bộ luật hình sự.
Tóm lại, căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt
đối với người chưa thành niên phạm tội là cơ sở, là tiền đề cho việc có áp dụng hay
không áp dụng hình phạt, nếu áp dụng thì áp dụng loại hình phạt nào, mức hình
phạt là bao nhiêu. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự là căn cứ vào từng
hành vi phạm tội cụ thể, của người phạm tội cụ thể đôi chiếu với quy định của Bộ
luật hình sự để áp dụng điều khoản nào cho phù hợp với hành vi phạm tội. Bộ luật
hình sự chỉ quy định có tính chất nguyên tắc, dự kiến nếu có một hành vi nguy
hiểm cho xã hội xảy ra và hành vi đó có thể giống (tương tự) với dự kiến của Bộ
luật hình sự thì được áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự để xử lý. Đây là đặc
điểm cơ bản của pháp luật hình sự đối với các nước theo luật thành văn.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự khi quyết định hình phạt còn
được thể hiện ở chỗ, Toà án chỉ được áp dụng một trong các hình phạt chính đã
được quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự, riêng hình phạt trục xuất chỉ áp
dụng đối với người nước ngoài, không áp dụng đối với công dân Việt Nam. Đối
với người chưa thành niên Toà án không được áp dụng hình phạt bổ sung quy định
tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự đối với họ. Khi áp dụng hình phạt, Toà án phải
áp dụng đúng khung hình phạt, đúng loại hình phạt và không được phạt cao hơn
mức cao nhất của khung hình phạt đã quy định. Việc áp dụng dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt phải tuân theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự.
Quy định của Bộ luật hình sự là một căn cứ quan trọng nhất, thể hiện nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt, quyết định hình phạt mà
không căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự sẽ làm cho bản chất của hình
phạt thay đổi, mục đích của hình phạt không đạt được, dẫn đến những sai lầm
nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; bản án mà Toà án tuyên chẳng những
không đúng pháp luật mà còn không được dư luận đồng tình gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng khác.
II. Những bất cập và đề xuất:
1. Tình hình phạm tội
17
Hiện nay, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hóa với các hành vivi phạm pháp
luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn, tội phạm vị thành niên ngày càng
gia tăng và diễn biến phức tạp.
Nếu như những năm 2000 trở về trước, người chưa thành niên thường thực hiện
các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây
nguy hại lớn thì những năm gần đây tính chất và mức độ của tội phạm lại nguy
hiểm hơn, vượt quá giới hạn của độ tuổi người chưa thành niên.
Điều đáng lo ngại là bên cạnh các tội phạm trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, người chưa thành niên ngày càng
thực hiện các tội phạm mang tính nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như: hình
thành những băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ, cướp tài sản có
vũ khí nóng, hiếp dâm, mua bán sử dụng trái phép các chất ma túy, giết người với
thủ đoạn và hành vi hết sức man rợ.
Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ công
an) trên địa bàn cả nước:
- Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000 người
chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ
năm 2007.
- Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả
nước có gần 13.600 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so
với những năm trước cả về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án.
- Năm 2011, cả nước có hơn 140.000 người nghiện, hơn 300.000 người có
tiền án, tiền sự. Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ truy tố hơn
115.000 người, trong đó có 16.000-18.000 trẻ vị thành niên
- Số vụ án mạng do trẻ vị thành niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng
với hàng nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 (60%).
Trong 3 tháng đầu năm 2011 trên phạm vi cả nước, các băng nhóm vị thành niên
sử dụng vũ khí gây ra 107 vụ xô xát, tăng 51 vụ so với cùng kỳ năm 2010, chiếm
34% so với tổng số vụ phạm pháp xảy ra trên cả nước.
Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, trong thời gian qua, trước diễn biến tình hình
chính trị, an ninh, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước gặp khó
khăn đã làm phát sinh tội phạm và tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức
18
tạp.Tội phạm vị thành niên gia tăng với nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Tội
phạm xâm phạm trẻ em như hiếp dâm trẻ em, hành hạ trẻ em, chống người thi hành
công vụ cũng gia tăng…
Hàng năm có đến 16.000 – 18.000 người chưa thành niên phạm tội, chiếm từ 15%
đến 18% tội phạm. trong 5 năm qua từ 2007 – 2012, các lực lượng công an đã điều
tra hơn 49.000 vụ phạm pháp hình sự với gần 76.000 đối tượng người chưa thành
niên phạm pháp. Dù không truy tố hết số đối tượng đó vì căn cứ vào chủ thể,
nhưng tất cả các vụ phạm pháp hình sự đều có dấu hiệu tội phạm.
Nguyên nhân phạm tội:
Nguyên nhân về mặt xã hội:
Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập và chủ động hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu và khu vực, đã làm cho đời sống xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sự biến
đổi về chất lượng cuộc sống, hàng hoá sản phẩm trên thị trường Việt Nam với đủ
các chủng loại, kích cỡ, giá thành khác nhau… Do đó,chất lượng của các loại
hàng hoá, sản phẩm không lành mạnh ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt cho người
tiêu dùng, nhất là có nhiều tác hại hơn đối với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên, trẻ
vị thành niên… những đối tượng chưa có sự phát triển hoàn thiện về nhận thức.
Nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhà
đầu tư và cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho Nhà nước như việc kinh doanh
nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ massage xông hơi, các quán internet, các
câu lạc bộ bia, vũ trường, quán ba, băng đĩa đồi trụy tràn lan trên thị trường không
được kiểm soát một cách chặt chẽ đã làm cho nhân cách và việc hoàn thiện nhân
cách của trẻ em bị méo mó.
Xã hội phân hóa giàu nghèo, một số bộ phận xài tiền hoang phí, có thể chi cả
chục triệu cho một đôi giày, hay một chiếc túi xách… trong khi một số bộ phận lại
không có cả cơm ăn. Chính vì thế đã tạo nên tâm lý bức xúc, họ cảm thấy bất công,
trở nên xem thường cuộc đời, xem thường xã hội, xem thường pháp luật dẫn đến
hành vi vi phạm.
Sự phát triển của internet, với những trò chơi bạo lực, những bộ phim đám
đá, giết người man rợ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người chưa
19
thành niên. Hay có thể như GS.TS Trịnh Duy Lân –Viện trưởng Viện Xã hội học
đã nói, chính những thông tin bạo lực, gây sốc trên báo chí, ví dụ như “Con giết
cha rồi chặt thành nhiều khúc ở Hải Dương” cũng có thể trở thành nguyên nhân
dẫn đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Do những thông tin dạng này
xuất hiện nhiều và đậm nét trên báo chí sẽ làm cho trẻ “chết” về mặt cảm xúc, coi
việc đâm chém ngoài xã hội là một điều gì đó rất bình thường. Vì vậy mỗi khi rơi
vào tình trạng bị kích động hoặc gặp chuyện mâu thuẫn, lớp trẻ cũng giải quyết với
nhau bằng đao, kiếm… bằng bạo lực.
Đó chính là những nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng tình hình
trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân về phía gia đình:
Xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều quý trọng thời gian, công
việc, quan hệ, kiếm tiền… vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong
gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui
nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia
đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Trẻ bị buông lỏng sẽ có nguy cơ phạm tội cao
hơn do không ai quản thúc.
Nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không được
hạnh phúc… Các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu,
giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương
bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra
sự xa cách, lãnh cảm. Không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con
cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất
nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy
mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò
chơi điện tử, các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm
vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Đó
cũng chính là nguyên nhân không nhỏ làm trẻ hoá tội phạm.
Nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân
cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này
cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú
20
trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo
dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm
chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người
thân trong gia đình.
Nguyên nhân về mặt giáo dục:
Nhà trường chỉ chăm lo đến chức năng dạy chữ mà quên mất chức năng dạy
người cho học sinh. Không dạy và hình thành cho các em nhân cách và phẩm chất
đạo đức cần thiết, do đó không ít người trong độ tuổi vị thành niên đã bị lệch
chuẩn, coi thường giá trị nhân bản, dẫn đến hành động tiêu cực.
Gia đình và nhà trường không phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc và
dạy dỗ cho trẻ, dẫn đến việc gia đình phó thác cho nhà trường, còn nhà trường thì
lơ là do ỷ lại vào gia đình của trẻ.
Nguyên nhân có liên quan đến vấn đề lập pháp:
Tính chất của pháp luật quy định việc xử lý người chưa thành niên phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở
thành công dân có ích cho xã hội. Do đó mà luật pháp không quy định khung phạt
cao nhất là tù chung thân và tử hình với người chưa thành niên phạm tội nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Chính vì kẻ hở đó của pháp luật đã không răn đe
được những đối tượng này, làm cho họ không khiếp sợ, dễ dàng tái phạm và nhởn
nhơ ngay cả khi đứng trước vành móng ngựa.
Nguyên nhân do chính từ bản thân người chưa thành niên:
Do tác động của các nguyên nhân kể trên đã tạo cho người chưa thành niên
sự lệch chuẩn về đạo đức: khuynh hướng và lối sống chạy theo đồng tiền, tôn sùng
tiện nghi vật chất, tuyệt đối hóa con người cá nhân, sống dối trá hai mặt… làm cho
người chưa thành niên trở nên vô cảm, lạnh lùng, thậm chí tàn ác.
Chạy theo trào lưu thể hiện cái tôi, thể hiện sự đẳng cấp, “số má” nên nhiều
người vị thành niên đã phạm tội với những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt.
21
2. Những bất cập trong tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội:
Từ những số liệu thống kê và tình hình thực tế của thủ tục tố tụngở Việt
Nam nói chung và thủ tục tố tụng hình sự nói riêng, chúng tôi nhận thấy có những
bất cập sau:
i. Luật của nước ta chưa có văn bản pháp luật riêng về thủ tục tố tụng đối
với người chưa thành niên
Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên về cơ bản được quy định
chung trong BLTTHS 2004 nhưng chỉ có một chương duy nhất (Chương XXXII từ
Điều 301 đến Điều 310) là quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên.
Thực tế có rất nhiều nước trên thế giới có 1 bộ luật riêng về xét xử người chưa
thành niên. Điển hình như ở Nhật Bản có Luật chưa thành niên. Mục đích của Luật
người chưa thành niên không phải là trừng phạt những người chưa thành niên
phạm tội mà "giúp đỡ cho họ phát triển tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để
thay đổi tính cách của người chưa thành niên phạm tội và tạo ra một môi trường
giáo dục để điều chỉnh người chưa thành niên đã chót mắc phải sai lầm".
ii. Vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố:
• Điều tra viên khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội chưa
có đầy đủ những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm người chưa thành niên.
Muốn cho hoạt động tố tụng có hiệu quả đối với những vụ án mà bị can, bị
cáo là người chưa thành niên thì điều kiện cần trước tiên là những người tiến hành
tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên) phải nắm vững được những đặc điểm tâm lý,
khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của
người chưa thành niên. Hiện nay, ở Việt Namchưa có đội ngũ chuyên trách giải
quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tại Điều 3 Công
ước về quyền trẻ em có khẳng định mọi hành động liên quan tới trẻ em, và có bao
gồm việc điều tra của cảnh sát tới trẻ em, các quyền lợi chính đáng của trẻ phải
được xem xét đầu tiên. Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký phê chuẩn
năm 1990 đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có luật pháp, thủ tục, các cơ quan
và cơ sở đặc biệt để giải quyết vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
22
Những quy định pháp luật và thủ tục đặc biệt này phải đảm bảo rằng mọi người
chưa thành niên được đối xử phù hợp với phẩm giá của họ, củng cố thái độ tôn
trọng của các em đối với quyền con người và quyền tự do căn bản của người khác,
cân nhắc đến độ tuổi và nguyện vọng của người chưa thành niên cũng như mong
muốn được sớm phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Những công ước, hướng dẫn,
nghị quyết bổ sung của Liên hợp quốc như Quy tắc tối thiểu chuẩn về quản lý tư
pháp người chưa thành niên nhiều quy tắc khác, đòi hỏi các quốc gia thành viên và
các cơ quan thực thi pháp luật phải tuân thủ những hướng dẫn cụ thể khi tiếp xúc
với trẻ em và người chưa thành niên, trong đó có cung cấp sự bảo vệ đặc biệt để
đảm bảo lợi ích tối đa nhất của các em. Do đó, Cảnh sát có hai nghĩa vụ: (1) nghĩa
vụ điều tra hiệu quả và thành công tất cả các vụ án bóc lột và ngược đãi trẻ em, (2)
nghĩa vụ tiến hành tất cả các cuộc điều tra thân thiện và nhạy cảm với trẻ em. Điều
tra không nên tạo thêm gánh nặng đối với trẻ em.
Mặc dù là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn công
ước về quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990, nhưng cho đến hiện nay chúng ta vẫn
chưa xây dựng được đội ngũ những người có chuyên môn, các cơ quan, cơ sở đặc
biệt để giải quyết những vụ án về người chưa thành niên. Bên cạnh đó, mặc dù đã
được luật hóa một số công ước, điều ước vào hệ thống pháp luật của mình, nhưng
cũng vẫn chưa đáp ứng được nhiệm vụ hay thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ như
đã cam kết trong các cam kết quốc tế. Với những nguyên nhân chủ yếu như số
lượng án hình sự nói chung, án do người chưa thành niên thực hiện nói riêng mỗi
năm tăng dẫn đến tình trạng thiếu người hoặc một người phải kiêm giải quyết
nhiều loại việc. Do quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của người tiến hành tố
tụng giải quyết những vụ án loại này còn quá chung chung cho nên trên thực tế cơ
quan điều tra hầu như không phân biệt vụ án có người chưa thành niên hay không
trong việc phân công Điều tra viên điều tra vụ án.
• Việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết loại án do
người chưa thành niên thực hiện còn hạn chế, vẫn theo thủ tục chung mà
chưa chú ý đúng mức đến những thủ tục đặc biệt giành cho họ.
Do không được trang bị kiến thức đầy đủ về tâm lý, giáo dục người chưa
thành niên và phải xử lý nhiều loại án khác nhau cho nên những người được phân
23
công giải quyết loại án này thường không phân định được là đối với loại án người
chưa thành niên cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Do vậy, các cơ quan tiến
hành tố tụng chưa có sự phối hợp tích cực.Do chưa chú trọng đến đặc điểm tâm
sinh lý của người chưa thành niên nên trong quá trình hỏi cung bị can, nhiều điều
tra viên vẫn còn quát mắng, đe dọa, thậm chí đánh đập gây cho các em tâm lý sợ
hãi, căng thẳng. Việc giáo dục, cảm hóa người chưa thành niên phạm tội phải được
thực hiện ngay trong quá trình khởi tố, điều tra. Tuy nhiên, không phải người tiến
hành tố tụng nào cũng nhận thức rõ điều đó. Và một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do họ phải giải quyết một lượng án lớn trong một thời gian
nhất định nên họ chưa có sự quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng trong việc
giáo dục, giúp đỡ tới bị can là người chưa thành niên. Mặt khác, do chưa được đào
tạo chuyên sâu về kỹ năng hỏi cung, thẩm vấn bị can là người chưa thành niên nên
nhiều điều tra viên không có sự phân biệt giữa kỹ năng hỏi cung bị can thành niên
và bị can chưa thành niên khác nhau như thế nào.
• Cơ sở vật chất cho việc điều tra, hỏi cung bị can là người chưa thành niên
chưa có:
Hầu hết đều sử dụng cơ sở vật chất, địa điểm hỏi cung dành cho người thành
niên dùng để tiến hành tố tụng đối với bị can chưa thành niên. Khi điều tra viên sử
dụng các chiến thuật hỏi cung như hỏi cung với bị can là người thành niên, lại
không có đại diện gia đình của bị can chưa thành niên, sẽ gây nên sự sợ hãi, căng
thẳng cho các em. Điều đó không những ảnh hưởng đến quyền lợi của các em mà
còn dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
iii. Những bất cập trong quá trình xét xử:
Vẫn còn nhiều thẩm phán thiếu những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa
học giáo dục đối với bị cáo là người chưa thành niên khi xét xử. Phần lớn thẩm
phán khi tiến hành xét xử những vụ án mà bị cáo là ngừoi chưa thành niên không
khác gì với xét xử người đã thành niên. Như về thái độ, vẫn la hét, thậm chí dung
những lời lẻ không tâm lý đối với bị cáo là người chưa thành niên, khiến cho họ
cảm thấy sợ sệt và không khai báo. Và hậu quả họ sẽ bị quy vào việc khai báo
quanh co, chối tội…Có tình trạng lung túng này là do một phần lớn thẩm phán
24
được phân công xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên không có
những hiểu biết về tâm lý, khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng
và chống tội phạm của người chưa thành niên. Hội thẩm nhân dân cũng không có
những hiểu biết về tâm lý, khoa học giáo dục đối với bị cáo là ngừoi chưa thành
niên nên còn hỏi miên man, thừa thải, lập lại những gì chủ tọa phiên tòa đã hỏi
hoặc hỏi không nhằm mục đích giáo dục mà thiên về hướng hạch tội, mạt sát bị
cáo là người chưa thành niên. Chưa thể hiện thái độ thân thiện hòa nhã với bị cáo
là người chưa thành niên.
Ngoài ra, không khí trang nghiêm tại phòng xử án, thái độ lạnh lùng quát
tháo của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng khai
báo hiệu quả và tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng của bị cáo là người chưa
thành niên. Việc xét xử bị cáo là ngừoi chưa thành niên còn nhiều Tòa án đưa ra
xét xử lưu động đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo là
ngừoi chưa thành niên. Những nghiên cứu gần đây cho thấy về hình thức phiên tòa
hiện chưa có bất kỳ phòng xử nào riêng biệt để tiến hành tố tụng liên quan tới
người chưa thành niên. Hầu hết các phiên tòa xét xử công khai, có quần chúng
nhân dân ngồi xem đã làm tăng cảm giác tâm lý sợ hãi, căng thẳng và bị kỳ thị
trong các em.Việc người chưa thành niên bị đưa ra xét xử trong môi trường giống
bị cáo đã thành niên hoặc trong cùng vụ án với bị cáo đã thành niên làm cho người
chưa thành niên bị ảnh hưởng tiêu cực từ phía bị cáo đã thành niên. Có thể họ sẽ
liều lĩnh và nguy hiểm hơn sau khi bị đưa ra xét xử.
iv. Những bất cập trong việc bào chữa:
Thời gian qua, Viện Khoa học xét xử TAND Tối cao đã nghiên cứu, xây
dựng báo cáo tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của sự cần thiết thành lập tòa
án chuyên trách đối với người chưa thành niên. Dự thảo báo cáo này cho rằng quá
trình lấy lời khai, xét hỏi người chưa thành niên cần sự có mặt của luật sư và người
giám hộ nhưng việc này chưa được thực hiện đúng. Thực tế có trường hợp cơ quan
điều tra mời luật sư và người giám hộ tham gia lấy lời khai nhưng là sau khi các
em… đã được lấy lời khai. Luật sư, người giám hộ chỉ ký vào bản cung để “hợp
thức”. Tất nhiên là không ít trường hợp họ cũng không được mời.
Ngoài ra, báo cáo còn nêu nhận định: Không có nhiều luật sư nổi tiếng tham
gia bào chữa cho bị can, bị cáo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Không
25