Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

vấn đề hoạch định các chính sách xã hội của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.04 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dù đã
từng là nạn nhân của những cuộc khủng hoảng lương thực nặng nề cách đây vài
thập niên, là một trong những quốc gia gặt hái thành tựu to lớn trong thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo – vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên
hợp quốc, là thành viên năng động của các tổ chức quốc tế như tổ chức thương
mại thế giới (WTO), tổ chức y tế thế giới (WHO) v.v, có quan hệ với hơn 500 tổ
chức phi chính phủ trên toàn thế giới,… Những thông tin trên đã chuyển tải một
hình ảnh sơ lược về đất nước Việt Nam qua hơn 25 năm đổi mới, đang tiếp tục
vươn lên chuyển mình mạnh mẽ khẳng định vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc
tế.
Công cuộc đổi mới được đặt nền móng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI (tháng 12 - năm 1986). Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội
VI, Đảng ta đã từng bước khẳng định, phát triển công cuộc đổi mới trên các mặt
chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà trong đó, những chủ trương, đường lối
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội – hoạch định các chính sách xã hội đã đạt đươc
nhiều kết quả đáng khích lệ.
Nhóm 6 Page 1
I. Tình hình thế giới và thực trạng xã hội trong nước trước yêu cầu Đổi
mới:
Vào những năm 80-90 của thế kỷ 20, tình hình thế giới và Việt Nam có
nhiều biến động đặt ra những yêu cầu cho việc thực hiện một sự thay đổi toàn diện
– một công cuộc đổi mới đất nước nói chung, và đổi mới trên các mặt kinh tế - xã
hội nói riêng:
1. Thế giới:
Xu thế toàn cầu hóa:
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ thúc đẩy một xu thế
chung được xác lập trên toàn thế giới: Toàn cầu hóa. Trong xu thế đó, các quốc
gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong tinh thần chung hòa bình và độc
lập. Các dân tộc được đặt trong đòi hỏi phải tranh thủ thời cơ vươn lên, vượt qua
thách thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế, “mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế trở


thành nhu cầu tự thân đối với mọi nền kinh tế”
1
và nói như đồng chí. Nguyễn Văn
Linh trong diễn văn phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng: “Để hòa nhịp với những đổi thay của thời đại”, chúng ta phải đổi mới.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới với nhiều biến động:
Công cuộc cải cách đất nước ở các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông
Âu với những cách thức tiến hành và kết quả khác nhau: Ở Trung Quốc, công
cuộc cải cách kinh tế theo hướng thị trường – mở cửa được áp dụng từ năm 1978
đem lại nhiều thành tựu trong khi ở Liên Xô, cuộc cải tổ không thành công khi vai
trò lãnh đạo của Đảng dần bị xóa bỏ, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh
1
PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Qúa trình đổi mới tư duy và lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay,
NXB. CTQG, 2008, tr.96.
Nhóm 6 Page 2
tế - chính trị - xã hội nghiêm trọng. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các
nước Đông Âu sụp đổ là “cú sốc chấn động nhân loại trong thế kỷ 20, dẫn đến
nguy cơ mất còn của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.
Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước láng giềng ASEAN
Thành công của các nước công nghiệp mới – vốn xuất phát từ nền kinh tế nông
nghiệp ở Đông Nam Á như Thái Lan, Inđônêxia… đã thể hiện triển vọng phát
triển của các quốc gia với những nét tương đồng về kinh tế - văn hóa – xã hội
phương Đông, trong xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế thế giới.
2. Thực trạng xã hội trong nước:
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, có thể nói Việt Nam đã ở trong tình trạng
“trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội”.
Từ 1980 – 1985, tình trạng sản xuất đình đốn, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,4 %/
năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Trong
quan hệ kinh tế với thế giới, Việt Nam gặp khó khăn liên tiếp khi thị trường kinh
tế ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nguy cơ bị thu hẹp lại phải gánh chịu rào

cản cấm vận của Mĩ.
Mức tăng trưởng kinh tế gần như “chạm đáy” trong khi nạn lạm phát tăng nhanh
(từ 30-50% vào đầu những năm 80) và kéo dài thời kỳ lạm phát ở mức 3 con số
vào giữa những năm 80, đạt kỷ lục ở mức 775% vào năm 1986.
Như câu nói ngàn xưa “Có thực mới vực được đạo”, sự khủng hoảng của tình hình
kinh tế trong giai đoạn này đã kéo theo hệ quả thực trạng xã hội cũng bị khủng
hoảng nghiêm trọng:
 Tình trạng sản xuất đình đốn trong công nghiệp và nông nghiệp đã dẫn đến
tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt và nạn đói tại nhiều nơi, là nước
Nhóm 6 Page 3
nông nghiệp nhưng trong giai đoạn từ năm 1980 – 1985, nước ta phải nhập
1.567 triệu tấn lương thực. Tại nông thôn vốn là cái “nôi lương thực” cũng
gặp cảnh thiếu ăn của hàng triệu hộ gia đình.
Câu chuyện minh họa:
ĂN QUA LOA
Trong một lần “xuống cơ sở”, Bộ trưởng Bộ Lương thực-Thực phẩm Hồ Viết
Thắng ghé thăm gia đình bác nông dân nọ. Để bày tỏ sự quan tâm của thượng
cấp, ông Bộ trưởng ân cần hỏi chủ nhà:
“Bà con ta ở đây lâu nay ăn uống ra sao?”
“Dạ, chúng tôi chỉ ăn uống qua loa thôi ạ.”
“Đề nghị bác cho tôi biết cụ thể ăn qua loa là ăn những món gì để tôi còn về
báo cáo lên Trung ương về thành tích cải thiện đời sống nông dân. Bữa ăn của
bà con ta có đủ no không? Hằng ngày có thịt, có cá chứ?”
“Thưa Bộ trưởng, tôi đã nói cụ thể lắm rồi mà! Nhiều năm nay, bà con chúng
tôi chỉ ăn qua loa thôi ”
Nói đến đây, bác nông dân liền chỉ tay lên chiếc loa phát thanh công cộng
đang đọc oang oang một bài của báo Nhân dân thống kê vô số thành tích vượt
bậc về sản xuất lương thực - thực phẩm, cải thiện đời sống nhân dân, v.v
 Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa và
vùng thiên tai. Nhiều người lao động không có việc làm trong khi chỉ số

lạm phát luôn ở mức cao đẩy mức giá cả tăng trung bình hàng năm 20 %.
Hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu trầm trọng, sản phẩm văn hóa còn nghèo
nàn… Nhìn chung, nhu cầu cơ bản của nhân dân về đời sống vật chất và
văn hoá chưa được bảo đảm trong giai đoạn này.
Nhóm 6 Page 4
 Về tâm lý của người dân, qua một thời kỳ dài Đảng thực hiện chế độ bao
cấp - phân phối bình quân, người dân trở nên bị động, ỷ lại, thiếu động lực
tự phát triển cá nhân mà chỉ trông chờ vào tập thể và Nhà nước. Bộ mặt xã
hội ở Việt Nam thời kỳ này dù “ổn định nhưng kém năng động, chậm phát
triển về nhiều mặt”
2
. Ngoài ra, đời sống gặp nhiều khó khăn đã ít nhiều làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội trong giai đoạn lịch sử đã đặt ra yêu cầu
thay đổi toàn diện nhằm mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn, ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
VI, Đảng đã nhận định: “"Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu do
Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời
sống nhân dân. (…) Chúng ta đã trả giá đắt để thu được những hiểu biết và kinh
nghiệm ngày nay, và chúng ta đã có bước trưởng thành”
3
.
“Đổi mới là quá trình tự biến đổi mang tính cách mạng”, thập niên 80 của thế kỷ
20 với những biến động trong tình hình chính trị - kinh tế - xã hội nói chung và
tình hình kinh tế - xã hội nói riêng trên phạm vi thế giới, khu vực và trong nước đã
đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu Đảng ta tiến hành công cuộc thay đổi mang tính
cách mạng, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ; hòa nhịp với
những đổi thay của thời đại; phát triển và hội nhập trong xu thế chung trên toàn
thế giới.
II. Quá trình đổi mới nhận thức, quan điểm và chủ trương của Đảng về chính

sách xã hội trong thời kì đổi mới:
2
TS. Trần Thị Rồi, ThS. Trần Ngọc Anh: Tài liệu hướng dẫn học tập, NXB. ĐHQG TP. HCM,
2012, tr. 81
3
ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐBTQ lần 6, NXB. Sự Thật, 1987, tr. 9
Nhóm 6 Page 5
1. Đường lối của Đảng về vấn đề hoạch định chính sách xã hội ở đại hội
VI1986 – 1990:
Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với
Đảng và nhân dân ta. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có
những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp;
phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế
chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời
sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực
hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình
hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Từ thực tiễn, Đại hội đã đưa ra
quan điểm và phương hướng trong 5 năm:
1.1. Quan điểm:
Tại Đại hội VI (từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986), lần đầu tiên
Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan
trọng của chính sác xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh
vực khác. Đại hội khẳng định rằng: “phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ kinh tế với
xã hội, xã hội với kinh tế”
4
.
Mục tiêu ổn định tình hình, giải phóng năng lực sản xuất không chỉ là phát
triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật mới mà còn là giải quyết các vấn
đề xã hội, từ công việc làm đến đời sống vật chất và văn hoá, bồi dưỡng sức dân,
xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã

hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất, là chủ thể của xã
hội
5
.
4
ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐBTQ lần 6, NXB. Sự Thật, 1987, tr. 10
5
ĐCSVN: Văn kiện ĐHĐBTQ lần 6, NXB. Sự Thật, 1987, tr. 12
Nhóm 6 Page 6
1.2. Chủ trương:
Một là, tạo thêm việc làm, sử dụng tốt lực lượng lao động xã hội, kế hoạch
hóa phát triển dân số .
Bố trí cho những người đang làm việc có đủ việc làm, có điều kiện làm việc
với năng suất cao. Ban hành chính sách mở đường cho người lao động tự tạo việc
làm dưới mọi hình thức hợp pháp.
Quy hoạch, phân bố lại lực lượng lao động giữa nông thôn và thành thị,
giữa các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp…
Giảm tỉ lệ phát triển dân số từ 2.2% năm 1986 xuống 1.7% vào năm 1990.
Hai là, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Bảo đảm được mức cần thiết và ổn định của nhân dân về lương thực và
thực phẩm chủ yếu như cá, thịt, rau, nước chấm, dầu thực vật, đường mật
Phấn đấu để tăng dần vải mặc, phù hợp với tính chất lao động của từng
ngành, nghề và điều kiện khí hậu của từng vùng, chú ý các vùng dân tộc.
Đảm bảo vấn đề nhà ở cũng như nhu cầu thắp sáng của toàn dân.
Ba là, mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng công tác y tế và thể dục
thể thao, nhất là ở cơ sở, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.
Tăng quỹ thuốc thông thường, thuốc kháng sinh, thuốc chống dịch, thanh
toán dần các bệnh sốt rét, bạch hầu, bại liệt, ho gà, sởi
Xây dựng thêm các cơ sở y tế, bệnh viện ở những nơi chưa đáp ứng được
nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất – kĩ

thuật của các bệnh viện…
Nhóm 6 Page 7
Đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục, thể thao cho mọi lứa tuổi.
Bốn là, chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
Cải thiện điều kiện vệ sinh ở các khu dân cư như giải quyết vấn đề cống
rãnh, bãi rác, cấp nước sinh hoạt Áp dụng các biện pháp giữ sạch nguồn nước.
Rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Năm là, công tác giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội.
Bảo đảm cho trẻ em đến tuổi được đi học, tạo điều kiện về trường sở, giáo
viên, phương tiện giảng dạy và học tập. Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, ý
thức trách nhiệm và có chính sách bảo đảm đời sống cho đội ngũ giáo viên. Phát
triển giáo dục mầm non, chú trọng chất lượng nuôi, dạy trẻ em.
Đối với giáo dục phổ thông trung học, cải tiến nội dung chương trình theo
mục tiêu đào tạo mới, nhất là chú trọng giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp
và dạy nghề.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp, cải tiến việc tuyển sinh theo hướng gắn
chặt đào tạo với phân bố, sử dụng.
Xây dựng và phân bố lại hệ thống trường học, cơ sở đào tạo hợp lí giữa các
vùng miền.
Sáu là, công tác bảo trợ xã hội đối với toàn dân phải được tiến hành theo
phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Sắp xếp lại và phát triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, vận dụng
đúng đắn các chính sách phù hợp với từng vùng và tình hình kinh tế - xã hội của
đất nước.
Nhóm 6 Page 8
Nuôi dưỡng tốt thương binh, bệnh binh nặng; thực hiện đầy đủ chính sách
đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ, nhất là những thân nhân liệt sĩ
neo đơn; chăm sóc trẻ mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn.
Bảy là, phát triển các hoạt động văn hóa, thông tin.
Tăng lượng sách xuất bản và số báo hằng ngày quan trọng. Xây dựng các

trạm truyền thanh ở các huyện, mở rộng mạng lưới truyền hình.
Tăng cường, củng cố, bảo tồn các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền
thống.
1.3. Thành tựu:
Nhờ thực hiện những chủ trương trên của Đảng về giải quyết vấn đề xã hội
được đề ra ở Đại hội VI, nước ta đã đạt được những kết quả đáng kể như sau:
Từ giữa năm 1988, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết
quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt
dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào chính
quyền được củng cố.
Đời sống của một bộ phận nhân dân đã được cải thiện và ổn định hơn so
với 5 năm trước, nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn. Từ cuối năm 1988 trở đi,
vấn đề lương thực xét cân đối chung trên phạm vi cả nước đã được giải quyết tốt
hơn. Thị trường thực phẩm dồi dào. Nhu cầu mặc được đáp ứng khá. Nhà ở của
một bộ phận dân cư cả ở thành thị và nông thôn được cải thiện Một bộ phận
nhân dân có thu nhập cao chính đáng nhờ biết kinh doanh, hoặc có lao động xuất
khẩu.
Việc thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo điều
kiện quan trọng để giải quyết thêm việc làm. Nhà nước, tổ chức cá nhân đứng ra tổ
Nhóm 6 Page 9
chức và phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc làm. Nhờ
những biện pháp ấy, trong 5 năm, 1986-1990 có thêm 4,2 triệu lao động đã tìm
được việc làm. Nội dung giáo dục phổ thông được đổi mới. Tổ chức lại và có một
số cải tiển về quá trình đào tạo đại học và chuyên nghiệp. Số học sinh, sinh viên
nước ta tại thời điểm này là 15 triệu người, chiếm gần ¼ dân số. Công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu có một số tiến bộ. Giảm nhiều số trẻ em chết dưới 1 tuổi.
Chủ trương bảo vệ sức khỏe nhân dân nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp
bách như chống các bệnh nhiễm trùng, chống suy dinh dưỡng và vệ sinh môi
trường, …bước đầu đã thu được một số kết quả. Phong trào thể dục, thể thao quần
chúng được duy trì và mở rộng ở nhiều nơi.

Việc thực hiện chính sách xã hội tuy có một số tiến bộ, nhưng chưa được
quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều thiếu sót. Vì nguồn thu
nhập chính dựa vào tiền lương và trợ cấp xã hộ, cuộc sống người dân gặp khó
khăn gay gắt và mức sống bị giảm sút. Nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội của nước
ta có nguyên nhân ở tốc độ phát triển dân số quá cao. Tốc độ tăng dân số quá
nhanh tạo nên áp lực lớn về đời sống và việc làm, cản trở việc thực hiện các mục
tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân. Một bộ phận không nhỏ
nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tối thiểu. Số trẻ em suy dinh dưỡng còn lớn.
Vấn đề việc làm đặc biệt gay gắt, các chính sách và biện pháp giải quyết
việc làm còn bị động, chắp vá, chỉ có 1 phần của nhu cầu việc làm cho toàn xã hội
được giải quyết, số người không có việc làm từ nhiều nguồn tăng lên nhanh. Nền
giáo dục chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém do trình độ kinh tế, do thiếu sự quan
tâm đúng mức ở tầm chỉ đạo chiến lược, đồng thời do công tác quản lý của ngành
giáo dục và đào tạo còn nhiều khuyết điểm. Kinh phí của nhà nước không đủ cho
nhu cầu của y tế. Đa số các bệnh viện từ trung ương đến tỉnh, huyện xuống cấp
nhiều, việc thu viện phí chưa hợp lý. Vệ sinh môi trường như cung cấp nước sạch,
giải quyết chât thải công nghiệp, bảo vệ môi trường sống là những vấn đề tồn tại
lớn.
Nhóm 6 Page 10
2. Đường lối của Đảng về vấn đề hoạch định chính sách xã hội ở đại hội
VII: Thông qua "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000, ngày 27-6-1991
Cuối tháng 6/1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng
sản Việt Nam họp tại Hà Nội, diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27. Đại hội tiến hành
trong bối cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới lúc này đang có nhiều diễn
biến phức tạp, đó là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu, sự chống phá nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ
nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực
thù địch quốc tế hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang dao
động của một bộ phận những người cộng sản trên thế giới đã tác động đến tư

tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Đất
nước ta lúc này cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng
thù địch ở cả trong và ngoài nước. Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân vẫn
còn khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI
(12/1986), bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước ta đã
đứng vững và tiếp tục phát triển. Hơn bốn năm đưa Nghị quyết Đại hội VI vào
cuộc sống là quá trình thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hoá, phát triển và tổ
chức thực hiện những định hướng lớn của Nghị quyết đại hội. Đảng và Nhà nước
vừa tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách, giữ vững ổn định
chính trị, vừa thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ giữa năm
1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt,
tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ
trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi
mới tăng lên.
2.1. Quan điểm:
Nhóm 6 Page 11
Phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến
lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương,
xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát
triển văn hoá, bảo vệ môi trường. Lấy phân phối theo lao động làm hình thức
chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi
xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo cơ
hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát
triển.

Dân chủ hoá đời sống xã hội; quyền công dân, quyền con người và tự do

cá nhân được bảo đảm bằng pháp luật, được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật
và chỉ bị ràng buộc bởi pháp luật.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với ổn định và đổi mới về
chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự,
an toàn xã hội.
2.2. Chủ trương:
Một là, chính sách dân số và việc làm.
Thực hiện đồng bộ chiến lược dân số trên cả ba mặt: quy mô dân số, cơ cấu
dân số và sự phân bố dân số; giảm tỷ lệ phát triển dân số mỗi năm khoảng 0,4-0,6
phần nghìn.
Thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình với những giải pháp mạnh
mẽ, đồng bộ dựa trên cuộc vận động xã hội rộng lớn và sâu sắc, huy động mọi lực
lượng, bằng nhiều hình thức tổ chức, bảo đảm tính tự nguyện, tính thuyết phục gắn
với lợi ích của các đối tượng, với việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, với sự
Nhóm 6 Page 12
nghiệp giải phóng phụ nữ. Giảm tỷ lệ phát triển dân số hằng năm là một nhiệm vụ
quan trọng của các cấp chính quyền và đoàn thể, nhất là ở những nơi, những tầng
lớp dân cư đang còn tỷ lệ sinh đẻ cao. Nhà nước đầu tư đúng mức cho chương
trình này đồng thời huy động các hình thức tự nguyện góp công, góp của, tích cực
tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ của quỹ dân số Liên hợp quốc và
các tổ chức quốc tế khác.
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu
quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh
tế và lựa chọn công nghệ. Hướng ưu tiên là giải quyết việc làm cho những người
đến tuổi lao động, đặc biệt ở thành phố và bộ đội xuất ngũ, học sinh ra trường.
Người lao động chủ động tạo việc làm và tìm việc làm. Mọi nghề mang lại
thu nhập cho người lao động và có ích cho xã hội đều được tôn trọng. Nhà nước
tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, môi trường sản xuất kinh doanh và đào tạo
nghề nghiệp. Tăng nhanh tỷ trọng lao động có nghề chuyên môn, khuyến khích
biết nhiều nghề.

Ban hành Luật lao động, bảo đảm cho mọi người làm chủ sức lao động của
mình. Trong khuôn khổ luật pháp, mọi người được tự do học nghề và hành nghề,
lựa chọn việc làm và nơi làm việc, thuê mướn nhân công. Tổ chức thị trường sức
lao động, các hình thức giao dịch về việc làm; đổi mới các chính sách cư trú và hộ
khẩu; mở rộng chế độ hợp đồng lao động; có chính sách ưu đãi người làm việc ở
những nơi điều kiện lao động và sinh hoạt khó khăn.
Chương trình quốc gia về việc làm hướng vào phát triển một số ngành và
địa bàn trọng điểm tạo được nhiều việc làm như: nuôi trồng và chế biến nông, lâm,
thuỷ sản, làm hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động, phủ
xanh và sử dụng đất trống, đồi trọc, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở mang các ngành
dịch vụ, xuất khẩu lao động.
Hai là, chính sách thu nhập và bảo đảm xã hội.
Khuyến khích mọi người làm ăn hợp pháp để tăng thu nhập. Trả công lao
động theo năng suất lao động, hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu suất công
Nhóm 6 Page 13
tác; hình thành tương quan thu nhập phù hợp với thang bậc giá trị tiến bộ trong xã
hội. Nhà nước dùng thuế thu nhập để góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước theo hướng bảo đảm tái
sản xuất sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương, xoá bao cấp và khắc phục tính chất
bình quân. Cải cách tiền lương gắn với việc cải tổ bộ máy; sắp xếp lại biên chế
theo cơ chế mới, cải cách chế độ bảo hiểm. Khi giá cả biến động lớn, Nhà nước bù
đắp kịp thời và thỏa đáng cho những người hưởng lương và trợ cấp cố định.
Phát triển các dịch vụ bảo hiểm sản xuất và đời sống dựa trên đóng góp tự
nguyện, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, được Nhà nước bảo
hộ.
Thực hiện chính sách toàn dân đóng góp để đền ơn trả nghĩa đối với
thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước; chính sách bảo trợ trẻ
mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn; chính sách cứu hộ những vùng gặp thiên
tai, rủi ro và những gia đình quá nghèo khổ. Nguồn kinh phí dựa vào các quỹ xã
hội, các hội từ thiện, tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức nhân đạo quốc tế và một

phần dựa vào ngân sách Nhà nước.
Đổi mới chính sách nhà ở. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân xây dựng nhà theo quy hoạch. Người có nhà được quyền cho
thuê, nhượng, bán. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được bán hoặc cho thuê đúng
giá, tính đủ tiền nhà vào tiền lương. Các công ty nhà ở hoạt động theo cơ chế hạch
toán kinh doanh, thu hồi vốn để tái đầu tư. Phát triển ngân hàng nhà ở.
Ba là, chính sách bảo vệ sức khoẻ.
Bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và thể chất của nhân dân, chống suy dinh dưỡng
trong trẻ em, tăng chiều cao, cân nặng của thế hệ trẻ, tăng tuổi thọ trung bình của
người Việt Nam.
Xoá nạn đói kinh niên và giáp hạt còn tồn tại trên một số vùng; cải thiện
bữa ăn, tăng thức ăn giàu năng lượng, chất dinh dưỡng; phát triển sản xuất thực
phẩm chế biến sẵn; phấn đấu đến năm 2000 đạt mức ăn bình quân đầu người 2.400
kilôcalo/ngày.
Nhóm 6 Page 14
Mở rộng và nâng cao chất lượng phòng bệnh và chữa bệnh; phát triển đồng
bộ nền y học dự phòng, kết hợp y dược học truyền thống với y dược học hiện đại,
tạo một số mũi nhọn của y học Việt Nam.
Củng cố và mở rộng mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đến
hộ gia đình. Thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng miễn dịch cho trẻ em,
chống bệnh sốt rét, bướu cổ. Thanh toán trên từng vùng các bệnh nhiễm trùng, ký
sinh trùng, các bệnh xã hội nhiều người mắc, khống chế các bệnh phổ biến khác;
ngăn chặn kịp thời bệnh SIDA. Thực hiện các chương trình cung cấp nước sạch,
xử lý chất thải, xây dựng các công trình vệ sinh ở thành thị và nông thôn. Khắc
phục tình trạng xuống cấp, trang bị thêm phương tiện, nâng cao chất lượng điều trị
của các bệnh viện nhà nước. Phát triển các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng,
chăm sóc sức khoẻ người già. Xây dựng một số trung tâm y tế hiện đại. Khuyến
khích, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các cơ sở dịch vụ y tế tập thể và tư
nhân. Phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất, nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu dược liệu,
thuốc chữa bệnh và phương tiện y tế.

Thu phí dịch vụ y tế hợp lý; đưa kinh phí bảo vệ sức khoẻ của công nhân,
viên chức vào tiền lương; có chính sách trợ cấp trực tiếp cho một số đối tượng cần
thiết. Mở rộng hình thức mua bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn.
Xây dựng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, hoạt động thể dục, thể
thao, nhất là trong thanh, thiếu niên; kết hợp phổ cập và nâng cao. Phát triển các
câu lạc bộ và hội thể dục thể thao hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự bù đắp
chi phí có sự quản lý và tài trợ một phần cần thiết của Nhà nước.
Bốn là, chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bảo vệ và sử dụng hợp lý các tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn
tình trạng huỷ hoại đang diễn ra nghiêm trọng, chống xu hướng chạy theo tốc độ
tăng trưởng và lợi ích trước mắt, gây hại cho môi trường. Tích cực phòng chống
thiên tai.
Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê.
Nhóm 6 Page 15
Đối với các nguồn tài nguyên tái tạo, khai thác phải đi đôi với bảo vệ, tận
dụng những ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới để bồi dưỡng, phục hồi và phát triển
chúng; giữ gìn quỹ gien sinh vật. Giữ cho được vốn rừng, nhất là rừng đầu nguồn
và phục hồi độ che phủ của rừng lên khoảng 40% vào năm 2000. Sử dụng hợp lý
tài nguyên đất, hạn chế việc dùng đất canh tác vào các mục đích phi nông nghiệp;
chống xói mòn và thoái hoá đất. Lập quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên
nước; giải quyết nguồn nước cho công nghiệp và sinh hoạt ở thành thị và một số
vùng nông thôn; thường xuyên kiểm tra các hệ thống xử lý nước thải, khai thác
hợp lý các nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn nguy cơ làm cạn kiệt nguồn hải sản;
chủ động phòng ngừa ô nhiễm biển khi phát triển công nghiệp dầu khí. Khai thác
và sử dụng tổng hợp, có hiệu quả nhất tài nguyên khoáng sản. Tất cả các xí nghiệp
phải có luận chứng xử lý chất thải, không gây ô nhiễm hoặc gây tiếng ồn lớn cho
các khu dân cư.
Có biện pháp giảm bụi trong các thành phố.
Nhà nước quy định cụ thể quyền sở hữu, quyền và trách nhiệm sử dụng tài
nguyên để chấm dứt tình trạng tài nguyên vô chủ. Ban hành Luật bảo vệ thiên

nhiên. Giáo dục và tuyên truyền sâu rộng việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
ngay từ lứa tuổi trẻ em. Xây dựng tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường từ
trung ương đến địa phương, kết hợp với phong trào quần chúng trong lĩnh vực
này. Sớm tham gia và phối hợp hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực
trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và cảnh quan.
2.3. Thành tựu:
Trong giai đoạn 1991-1995, mỗi năm cả nước đã tạo thêm khoảng từ 1-1,2 triệu
việc làm. Số lao động không có việc làm giảm từ 8-9% (1990) xuống 6-7%
(1995). So với năm học 1991-1992, trong năm học 1995-1996, số học sinh phổ
thông tăng 1,25 lần, số sinh viên đại học tăng 2,7 lần. Công cuộc xóa mù chữ và
phổ cập giáo dục được đẩy mạnh. Tính đến năm 1995, cả nước đã có 14 tỉnh
thành, 252 quận huyện, 6252 xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về cấn đề trên. Tỷ
Nhóm 6 Page 16
lệ người biết chữ trong cả nước đã tăng từ 88% (1990) lên 90% (1997). Đặc biệt
trong những năm 1991-1995, Chính Phủ đã đầu tư trên 300 tỷ đồng để xây dựng
và phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, bao gồm 5 trường dự bị đại học ở
Trung ương, 39 trường tỉnh, 164 trường huyện, 5 trường thiếu sinh quân, thu hút
88 780 học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, Nhà nước dành từ 24,4% đến 28,4% ngân sách Nhà nước để chi
cho các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội,
tạo việc làm, bảo vệ môi trường, khắc phục thiên tai, thu hẹp diện các hộ đói
nghèo và phòng chống các tệ nạn xã hội.
6
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
đã trở thành một trong các chương trình quốc gia lớn nhất. Kinh phí Nhà nước cho
công tác này tăng hơn 10 lần, từ 27 tỷ đồng năm 1992 lên 285 tỷ đồng năm 1995.
Việc mở rộng công tác truyền thông dân số gắn liền với dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình được đưa xuống tận xã, phường đã nâng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
đẻ tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại từ gần 5,4 triệu năm
1988, bằng 37,7% lên hơn 7,8 triệu năm 1995, bằng 49%. Số con trung bình của

một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 3,8 con năm 1989 giảm xuống 3,1 con năm
1994
7
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,3% ở thời kỳ 1985-1990, xuống hơn
2% năm 1994.
Theo kết quả điều tra 1993, có 51,7% gia đình được hỏi tự đánh giá có mức sống
khá lên so với năm 1990; 30,7% gia đình có mức sống được cải thiện ở một số
mặt. Cuộc tổng điều tra về mức sống nhân dân được tiến hành trong năm 1995 lại
cho thấy tỉ lệ số hộ gia đình được cải thiện tiếp tục tăng lên.
8
Ngân sách Nhà nước chi cho ngành y tế liên tục tăng 15-20% trong thời kỳ 1991-
1995, đồng thời còn huy động thêm sự đóng góp của nhân dân và tranh thủ sự
giúp đỡ của quốc tế. Việc tiêm chủng mở rộng đề phòng ở trẻ em đạt 85-90%. Tỷ
lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm đáng kể. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em
6 Có một VN như thế đổi mới và phát triển, Trần Nhâm, NXB Chính trị quốc gia, tr.198-214
7 Mai Kỷ, Bước phát triển mới trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, Tạp chí Cộng sản số 15,
tháng 8 năm 1996
8 Tổng cục thống kê
Nhóm 6 Page 17
dưới 5 tuổi đã giảm từ 50% năm 1990 xuống 42% năm 1995. Hưởng ứng sáng
kiến nêu lên từ năm 1992 của thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1995, đã có 41/53
tỉnh, thành trong cả nước xây dựng được chương trình xóa đói giảm nghèo với số
vồn bằng khoảng 1-2% ngân sách của các địa phương. Tính đến tháng 10-1996, 10
552 trong tổng số 10 902 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đã được các đơn vị
sản xuất kinh doanh , tổ chức xã hội hoặc cá nhân tình nguyện phụng dưỡng suốt
đời. Ngoài ra, cả nước còn xây dựng được gần 85 000 căn nhà tình nghĩa, tặng hơn
212 000 sổ tiết kiệm cho những gia đình thương binh, liệt sĩ, người già cô đơn, trẻ
em mồ côi… Nhà nước cũng đã tăng gấp hơn 5 lần nguồn chi từ ngân sách cho
công tác bảo trợ xã hội trong vòng 5 năm 1991-1995.
Từ năm 1991-1994, Ngân hành nông nghiệp đã cho khoảng 2,6 triệu hộ ở nông

thôn vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất. Từ năm 1995, với việc thành
lập Ngân hàng phục vụ người nghèo theo quyết định 525/TTg của Thủ tướng
Chính Phủ, số gia đình nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi và không đòi hỏi có
tài sản đã tăng lên đáng kể.
Ở các tỉnh miền núi, cùng với việc cấp không 4 mặt hàng thiết yếu là dầu thắp
sáng, thuốc chữa bệnh, giấy học tập và muối I ốt cho nhân dân ở vùng cao, chương
trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc và chương trình định canh, định cư được đẩy
mạnh đã giúp cho nhiều gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số có công ăn việc
làm, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.
Giữa năm 1996, khi phân tích thành tựu của các quốc gia trên thế giới trong lĩnh
vực phát triển con người với các chỉ số: mức thu nhập bình quân đầu người, tuổi
thọ, sức khỏe và khả năng được giáo dục của công dân (gọi tắt là HDI), chương
trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) đã xếp Việt Nam vào thứ bậc 121
trong tổng soos174 nước. Đặc biệt, trong báo cáo về phát triển con người của
UNDP năm 1997 đã đưa ra một điểm bổ sung mới về năng lực giảm nghèo của
các quốc gia (CPM). Về lĩnh vực này, Việt Nam xếp thứ 27 trong tổng số 101
nước đang phát triển, trên cả một số nước trong khu vực như Inđonêxia, Malaixia,
Philippin, Thái Lan.
Nhóm 6 Page 18
Vấn đề bức xúc hàng đầu là số người không có hoặc thiếu việc làm còn đông. Ở
thành thị, 6-7% số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm, trong đó phần
đông là thanh niên. Ở nông thôn, thời gian lao động mới được sử dụng khoảng
60%, nếu quy đổi 40% còn lại thì có tới 8-9 triệu người lao động thiếu việc làm.
Hơn nữa, trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất lớn và cấp bách, một số cơ
quan Nhà nước, Đảng, Đoàn thể, tổ chức kinh tế, một bộ phận cán bộ và nhân dân
lại tiêu xài lãng phí quá mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để dồn vốn cho đầu tư
phát triển. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn
trong dân. Năm 1995, đầu tư xây dựng cơ bản bằn vốn trong nước, chỉ chiếm
16,7% GDP, trong đó phần vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2% GDP, còn rất thấp so
với yêu cầu phát triển kinh tế. Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa

ngăn chặn được. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi còn rất thấp,
người nghèo không đủ tiền để chữa bênh và cho con em đi học. Tình trạng ùn tắc
giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoải tài nguyên tăng, văn hóa phẩm
độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội phát triển, trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp.
9
3. Đường lối của Đảng về vấn đề hoạch định chính sách xã hội ở đại hội
VIII:
3.1. Quan điểm:
Một là, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Đây là điểm bổ sung quan
trọng mà những đại hội trước chưa nhắc đến. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả
khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở
việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực
của mình. Vấn đề nay lại được khẳng định tại hội nghị Trung ương 4 khóa VIII,
Đảng ta nhấn mạnh rằng, phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã
9 Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập – NXB Chính trị quốc gia 2008 trang 329
Nhóm 6 Page 19
hội, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa nông thôn với nông
thôn, giữa thành thị với thành thị, giữa các tầng lớp xã hội.
Hai là, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao
động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp
các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc
lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao
động. Đại hội VIII có điểm tiến bộ hơn những đại hội khi nhắc đến phân phối
thông qua phúc lợi xã hội. Điều này đã thể hiện trong quá trình hội nhập kinh tế
thế giới, Đảng cũng tập trung nâng cao chất lượng đời sống nhân dân thông qua
các quỹ phúc lợi xã hội.
Ba là, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm
nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các
vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, Đảng

cũng không ngừng thực hiện việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng
lớp, vùng miền khác nhau. Đặc biệt ưu tiên phát triển các vùng kinh tế gặp nhiều
khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân các vùng này.
Bốn là, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”,
“đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu, thuỷ chung. Đảng cũng không quên nhắc lại truyền
thống tốt đẹp có từ rất lâu đời. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, còn phải giữ vững
truyền thống được đút kết từ ngàn đời nay của dân tộc ta.
Năm là, các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội
hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh
nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia
giải quyết những vấn đề xã hội. Phổ biến rộng rãi những chính sách xã hội cần đến
tững người dân. Để tiến tới giải quyết các vấn đề xã hội là của chung chứ không
còn là vấn đề của riêng cá nhân nào cả.
Nhóm 6 Page 20
3.2. Chủ trương:
Một là, chính sách xoá đói giảm nghèo được đặc biệt coi trọng với việc
hình thành Chương trình quốc gia theo Quyết định 133 của Thủ tướng chính phủ
(23-7-1998).
Hai là, ưu đãi người có công được luật hoá bằng Pháp lệnh do Quốc hội
ban lệnh với những chế độ trợ cấp ưu đãi đặc biệt. Phát triển các hoạt động tình
nghĩa trong xã hội, chăm sóc tốt hơn người có công với nước, gia đình liệt sỹ,
thương binh, những người có khó khăn trong cuộc sống, người tàn tật, người già
không nơi nương tựa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mở rộng các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa những có công với nước, đảm bảo cho người có công và
gia đình có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của xã, phường nơi cư
trú.
Ba là, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo bằng mở
rộng mạng lưới y tế đến cộng đồng dân cư, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế. Cải
thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ cho mọi người, từng bước nâng cao thể trạng
và tầm vóc, trước hết là nâng cao thể lực bà mẹ, trẻ em. Phát triển các dịch vụ

khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu của y tế nhà nước, y tế dân lập.
Tăng chi ngân sách và huy động nhiều nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng và
nâng cấp các cơ sở y tế. Cải thiện chính sách và chế độ thù lao đối với cán bộ y tế,
nhất là cán bộ y tế cơ sở và ở miền núi. Đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm y tế.
Xoá bỏ sự phân biệt giữa khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm và theo chế độ
thu phí dịch vụ. Có chính sách giải quyết viện phí cho người nghèo và nhân dân
các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Bốn là, phòng và chống tệ nạn xã hội được đảm bảo bằng luật pháp.
Năm là, chính sách lao động và việc làm đã gắn kết với quá trình chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế, phát triển sản xuất.
Sáu là, nhanh chóng triển khai chương trình quốc gia giải quyết việc làm,
tạo điều kiện cho mọi người lao động tự tạo, tự tìm việc làm. Tổ chức thực hiện và
Nhóm 6 Page 21
kiểm tra việc thi hành Luật lao động, tăng cường việc bảo vệ người lao động,
trọng tâm là ở các doanh nghiệp. Mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người
lao động thuộc các thành phần kinh tế, áp dụng bắt buộc đối với các cơ quan, các
doanh nghiệp.
Bảy là, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thông tin đại chúng và các phương tiện vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống
văn hoá - tinh thần của nhân dân. Tăng nhanh số lượng các sản phẩm văn hoá, văn
học nghệ thuật, báo chí có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ
thuật. Từng bước hiện đại hoá các ngành phát thanh, truyền hình, điện ảnh, in,
xuất bản. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh và truyền hình, tăng
công suất phát sóng truyền thanh, truyền hình, kể cả ra nước ngoài.
3.3. Thành tựu:
Văn hóa – xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục
và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Nước ta đã chuẩn quốc gia về
xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân
về ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe, nước sạch, điện sinh hoạt, … được đáp ứng tốt.
Mỗi năm hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới. Công tác xóa đói, giảm nghèo

đạt kết quả nổi bật được dư luận thế giới đánh giá cao. Công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình có nhiều thành tích được Liên hợp quốc tặng giải thưởng.
Tuy nhiên, một số vấn đề xã hôi còn chậm giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Chất lượng giáo dục – đào tạo thấp
so với yêu cầu. Đào tạo chưa gắn với sử dụng gây lãng phí. Chi phí học tập cao so
với khả năng thu nhập của dân, nhất là người nghèo. Môi trường đô thị, nơi công
nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Cơ sở vật
chất của ngành y tế còn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện và xã. Chính
sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn bất hợp lý. Sự phân hóa giàu nghèo
Nhóm 6 Page 22
tăng nhanh chóng. Các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy và mại dâm lan rộng, số người
nhiễm HIV/AIDS tăng. Trật tự an toàn xã hội chưa được bảo đảm vững chắc.
10
4. Đường lối của Đảng về vấn đề hoạch định chính sách xã hội ở đại hội
IX:
4.1. Quan điểm:
Thực hiện các chính sách xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã
hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản
xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiên bình đẳng trong các quan hệ xã hội,
khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp
11
.
Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao
trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và
sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.
4.2. Chủ trương
12
:
Một là, xem giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều
giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng,

nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các
ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động.
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng
10 Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, 2008, tr.452
11
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
12
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhóm 6 Page 23
chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển
các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và đào tạo lao động
có nghề. Tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền
lợi người lao động ở nước ngoài. Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội
và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người
lao động thất nghiệp.
Hai là, cải cách cơ bản chế độ tiền lương cán bộ, công chức theo hướng
tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương; điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng
thu nhập trong xã hội; hệ thống thang bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý,
khuyến khích người có tài, người làm việc giỏi. Khắc phục tình trạng bất hợp lý về
trợ cấp của người nghỉ hưu, thương binh, bệnh binh và những người có hoàn cảnh
khó khăn.
Các doanh nghiệp được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ
sở năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp. Nhà nước và xã hội tôn trọng
thu nhập hợp pháp của người kinh doanh.
Ba là, thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo thông qua những biện
pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn hộ
đói, giảm mạnh các hộ nghèo. Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo,
mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất, kinh doanh. Có
chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập

của các hộ nông dân. Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống
mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc
các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh.
Bốn là, thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách
mạng, những người có công với nước, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh và
cha mẹ, vợ con liệt sĩ, người được hưởng chính sách xã hội.
Nhóm 6 Page 24
Năm là, đẩy mạnh việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở nông
thôn như trường học, trạm y tế, điện, nước sạch, chợ và đường giao thông. Đầu tư
nhiều hơn cho những xã đặc biệt khó khăn. Có chính sách thiết thực khuyến khích
cán bộ khoa học, kỹ thuật đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa.
Sáu là, chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất
lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất
lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình; giải quyết
tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn
nhân lực.
Bảy là, thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống
nòi. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là ở cơ sở. Xây dựng một số
trung tâm y tế chuyên sâu. Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, bảo đảm các loại thuốc
thiết yếu đến mọi địa bàn dân cư. Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức
khoẻ; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y
tế cho người nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Nhà nước ban hành chính sách
quốc gia về y học cổ truyền. Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền
từ khâu đào tạo đến khâu khám bệnh và điều trị.
Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em,
tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát
triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, bị khuyết tật,
sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi.

Phát động phong trào toàn dân tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức
khoẻ và tầm vóc người Việt Nam; phổ biến rộng rãi kiến thức về tự bảo vệ sức
khoẻ. Tăng đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực thể thao thành tích cao.
Nhóm 6 Page 25

×