Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

liên quan giữa răng miệng và toàn thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 30 trang )

LIÊN QUAN GIỮA RĂNG MIỆNG VÀ TOÀN THÂN
GV: BS. Nguyễn Ngọc Anh
Bộ môn Nha chu – VĐT RHM – ĐH Y HN
Mục tiêu:
1. Trình bày được liên quan giữa bệnh răng miệng và bệnh toàn thân.
2. Mô tả được các tổn thương nghi ngờ ở miệng để chẩn đoán bệnh toàn thân.
3. Nêu được các biện pháp dự phòng của bệnh răng miệng với bệnh toàn thân.
Nội dung:
1. Liên quan giữa răng miệng với toàn thân

VK trong các ổ NT mạn gây viêm đường tiêu hoá, HC suy giảm hấp thu.

Đường máu NT nặng -> viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc Osler.

VK qua đường bạch huyết ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Nhiễm khuẩn ở RHN&RHL hàm trên gây viêm xoang hàm do răng.

Tai biến khi mọc răng sữa.

Tai biến khi mọc răng vĩnh viễn R8.


BC nặng: có thể tử vong.

Dị tật khe hở môi - vòm miệng : thông thương miệng - mũi.


Hình ảnh Răng 3.8 mọc ngầm và được phẫu thuật lấy bỏ
2. Liên quan giữa toàn thân với răng miệng
2.1. Các bệnh nhiễm khuẩn. nhiễm virus



Bệnh sởi: Hạt Koplick, màu trắng xanh nằm quanh lỗ đổ ra TNB mang tai (R6,7).

Sốt phát ban, thuỷ đậu, cúm:
- niêm mạc môi khô, lưỡi nứt nẻ.
- Sốt cao: tổn thương thành mạch =>chảy máu lợi.

Lao: Loét lao thứ phát ở người lao phổi tiến triển (hàm ếch).
- Loét hình tròn, đơn độc, đường kính 4-5 cm, bờ thẳng đứng, đỏ tươi hay tím. Đáy loét không đều,
loét không sâu.
- Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân của lao.
Hình ảnh tổn thương Lao niêm mạc sàn miệng

Giang mai: Tiên phát or thứ phát.
- Thời kỳ I thường gặp các loét trợt hoặc săng giang mai ở lưỡi, mép, môi.
- Thời kỳ III thường gặp loét đơn độc sâu, đáy có mủ. Loét không đau. Hay gặp ở môi.

Nhiễm HIV: Các tổn thương ở miệng là biểu hiện sớm của bệnh HIV/AIDS.
- Hay gặp: nhiễm nấm, VK, VR hoặc ung thư.
Nấm Candida miệng:

Hay gặp nhất trong nhiễm HIV.

Candida albican, (TCD4 < 400).

Có 4 thể lâm sàng: ban đỏ, quá sản, giả mạc, viêm mép.

TC:
* Đau rát trong miệng, giả mạc màu trắng hoặc kem, cạo giả mạc để lộ lớp niêm mạc đỏ, chảy máu.
* Thể quá sản hay gặp ở niêm mạc má, màng màu trắng, không cạo được.

* Thể ban đỏ là những tổn thương dát đỏ trên niêm mạc má, hàm ếch cứng, lưỡi.
*Thể viêm mép biểu hiện bằng nề, đỏ, loét ở góc mép.
Nhiễm nấm Candida miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS
Nhiễm virus:
- Herpes simplex: HIV/AIDS kéo dài trên 4 tuần.
- Bạch sản lông: Do Epstein Barr virus gây ra, được coi là đặc trưng của nhiễm HIV. Tổn thương là
một vùng bạch sản rìa bên lưỡi có dạng nhăn hoặc gấp khúc.
Tổn thương lợi do Herpes Simplex
Bạch sản lông do Bạch sản lông do Epstein Barr virus
Bệnh nhiễm khuẩn

Viêm lợi HIV: bờ lợi đỏ, lan ra rìa, chảy máu tự nhiên. Loét và hoại tử nhú lợi, ít đáp ứng với điều
trị.
- Viêm quanh răng HIV: Xung huyết và loét ở lợi, dây chằng bị phá huỷ nhanh, xương ổ răng tiêu
nhanh, răng lung lay, túi quanh răng không sâu, chữa không hiệu quả. Bệnh nhân rất đau.

Bệnh ung thư:

Kaposi Sarcoma: là loại ung thư hay gặp nhất trong AIDS. Tổn thương là những nốt màu đỏ hoặc
tím ở vòm miệng cứng và lợi, thường nổi cục. Khi phát triển các tổn thương thường loét, chảy
máu.
- U hạch không Hodgkin: biểu hiện trong miệng là một vùng phù rắn, không đau, có loét hoặc không,
hay gặp ở trên lợi và hàm ếch.
Tổn thương do Kaposi Sarcoma ở niêm mạc hàm ếch mềm và cứng
2.2. Các bệnh về máu:

Các bệnh do dòng hồng cầu (chủ yếu là thiếu máu) gây viêm miệng teo đét lan rộng, lưỡi mất gai
nhẵn.

Các bệnh do dòng bạch cầu (Leucose cấp, mạn) gây sưng lợi, chảy máu tự nhiên. Lợi sưng có màu đỏ

sẫm, niêm mạc miệng loét, hoại tử, có suy nhược cơ thể.

Các bệnh do dòng tiểu cầu gây xuất huyết dưới da, ban xuất huyết ở niêm mạc miệng, chảy máu
tự nhiên ở lợi.

Bệnh ưa chảy máu làm niêm mạc miệng lợi mũi dễ chảy máu, chảy máu tự nhiên.

Cần thận trọng khi nhổ răng hoặc làm các phẫu thuật cho các bệnh nhân có bệnh về máu. Nên
điều trị nội khoa ổn định trước.
Các hình ảnh xuất huyết niêm mạc miệng do bệnh tiểu cầu
2.3 Các bệnh nội tiết:
+ Thiểu năng tuyến giáp : răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng yếu, dễ bị gãy xương.
+ Cường tuyến giáp làm răng dễ bị vỡ.
+ Rối loạn tuyến cận giáp gây rối loạn chuyển hoá canxi=> ảnh hưởng đến độ cứng chắc của răng.
+ Thiểu năng tuyến yên: bệnh nhân có mặt choắt, miệng nhỏ, răng và hàm ếch nhỏ.
+ Cường năng tuyến yên: Bệnh nhân to đầu chi bẩm sinh, môi dày, thễu xuống, mũi to, răng to. Lưỡi gà,
trụ trước amydal và hàm ếch to hơn bình thường.
+ Tuyến sinh dục (nữ).
- Thời kỳ có kinh: tăng tiết nước bọt, dễ bị herpes, VL, viêm niêm mạc miệng.
- Có thai: răng dễ vỡ do thiếu canxi, dễ bị VL thai nghén.
- Mãn kinh: dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.
+ ĐTĐ gây VQR, lợi viêm đỏ, phì đại, loét lợi. Nề lưỡi má, chốc mép, nhiều cao răng. Cần thận
trọng khi làm thủ thuật cho bệnh nhân vì rất dễ nhiễm trùng. Nên điều trị nội khoa ổn định và
dùng kháng sinh trước.
+ Addison: Có vết xạm ở niêm mạc môi, lợi, lưỡi, hàm ếch.
Hình ảnh tiêu xương và viêm quanh răng trên bệnh nhân tiểu đường
2.4. Bệnh tai mũi họng:

Từ viêm xoang, viêm amydal có thể gây ra bệnh lý ở răng và mô xung quanh.


Ngược lại, do liên quan chặt chẽ về giải phẫu nên khi xuất hiện bệnh lý ở răng nanh, răng hàm nhỏ,
răng hàm lớn hàm trên có thể gây viêm xoang hàm hay viêm đa xoang.


2.5. Bệnh đường tiêu hoá:

Rối loạn tiêu hoá: Lưỡi bẩn, có màng trắng, xám.

Viêm dạ dày: Lưỡi có màng màu vàng nhạt, miệng khô.
- Viêm ruột: Thường kèm đợt viêm lợi, viêm niêm mạc miệng.
2.6. Bệnh mắt:

Nhiễm khuẩn ở răng-miệng có thể gây nhiễm trùng ở mắt; chấn thương Lefort III có thể gây rối
loạn thị giác (song thị).

Bệnh glaucome cấp có biểu hiện đau nhức răng.

×