Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

atlas nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 48 trang )


ATLAS NỘI SOI
ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

DỤNG CỤ
MÁY SOI
Chúng tôi sử dụng hai máy videobronchoscope hiệu Pentax BF 1830T2 và Olympus
EB TYPE 1T200. Cả hai loại máy này đều có kênh phẫu thuật (Operative Channel)
dùng để hút - rửa sạch các chất tiết trong trường soi giúp hình ảnh thu được rõ ràng,
dùng để luồn kềm sinh thiết vào đó để sinh thiết thương tổn trong khi vẩn quan sát
thương tổn, giúp sinh thiết chính xác hơn.
VIDEOBRONCHOSCOPE EB
1830T2: Video Bronchoscope
with 6.0mm diameter, 2.6mm
channel, 120° field of view, 60
cm working length, and
angulation of 180°/130°
(up/down).
VIDEOBRONCHOSCOPE
OLYMPUS TYPE 1T200: Video
Bronchoscope with 6.0mm
diameter, 2.6mm channel, 100°
field of view, 5.5 cm working
length, and angulation of
180°/130° (up/down).
Kênh phẫu thuật giúp hút - rửa
sạch trường soi, đưa kềm sinh
thiết vào trường soi trong khi vẫn
quan sát thương tổn.

TƯ THẾ BỆNH NHÂN VÀ THẦY THUỐC


Người bệnh trong tư thế ngồi, người thầy thuốc đứng phía đối
diện kề bệnh nhân. Ống soi được đưa qua mũi xuống họng

Nhắc lại về cấu trúc giải phẫu học của tỵ hầu.
Hình 1: Tỵ hầu nằm ở sau
mũi, và trên vòm khẩu cái
mềm. Phía trước là cửa
mũi sau. Thành bên gồm
có : lỗ vòi Eustasch, đằng
sau lỗ vòi là gờ vòi: đó là
phần nhô lên của đoạn
cuối ống nhĩ. Đằng sau lỗ
vòi và gờ vòi có hai hố tỵ
hầu, gọi là hố Rosenmuller.
Thành sau tỵ hầu có các
mô hạnh nhân tỵ hầu, đặc
biệt là ở trẻ em. Thành trên
tỵ hầu là sàn sọ, ở đường
giữa của nóc và thành sau
tỵ hầu, có một rảnh lõm là
di tích ống sọ - họng gọi là
túi hầu.

Hình 2: Ảnh tỵ hầu qua nội soi từ mũi phải. Khi
soi qua mũi, muốn nhìn rõ tỵ hầu bệnh nhân
phải hít sâu bằng mũi. Để đánh giá lỗ vòi
Eustache, bệnh nhân cần nuốt hoặc phát âm.
Khi nuốt, vòm khẩu cái mềm sẽ được quan sát
tốt hơn.
Hình 3: Ảnh tỵ hầu qua nội soi từ mũi trái.

Khi soi qua mũi, muốn nhìn rõ tỵ hầu bệnh
nhân phải hít sâu bằng mũi. Để đánh giá lỗ
vòi Eustache, bệnh nhân cần nuốt hoặc
phát âm. Khi nuốt, vòm khẩu cái mềm sẽ
được quan sát tốt hơn.

Hình 4: Tỵ hầu soi qua mũi.

Tăng sinh mô hạnh nhân ở tỵ hầu là một hình ảnh rất thường gặp
khi nội soi tỵ hầu, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Đó là hình ảnh khối
mô màu đỏ hồng nằm ngay giữa nóc và thành sau tỵ hầu, bề mặt
có dạng đặc trưng của các mô hạnh nhân tăng sinh, không bao giờ
có hình ảnh sùi, loét trên bề mặt, thường dễ dành phân biệt với các
trường hợp u ác tính của tỵ hầu. Tuy nhiên rong một số ít trường
hợp, việc phân biệt rất khó khăn, nhất là các trường hợp có kèm
hạch cổ chưa rõ bản chất hoặc các trường hợp ung thư có độ biệt
hóa cao, lymphoma… Do vậy sinh thiết để xác định bản chất giải
phẫu bệnh cho các mô tăng sinh ở tỵ hầu là cần thiết ở các bệnh
nhân có nguy cơ cao hoặc các trường hợp có nghi ngờ.
TĂNG SINH HẠNH NHÂN Ở TỴ HẦU
(HYPERTROPHIED ADENOID OF THE NASOPHARYNX)

Hình 1: Bệnh nhân nam 17 tuổi, đến
khám bệnh vì có nhiều đợt viêm mũi -
họng tái diễn. Hình ảnh nội soi tỵ hầu
qua mũi phải cho thấy: có khối mô tăng
sinh dạng mô hạnh nhân nằm ở nóc và
thành sau tỵ hầu.
Hình 2: Trong một bệnh cảnh tương tự ở
một bé gái 14 tuổi, hình ảnh nội soi tỵ hầu

qua mũi trái cho thấy có tình trạng tăng
sinh mô hạnh nhân ở nóc và thành sau tỵ
hầu.

Hình 3: Các trường hợp tăng sinh hạnh
nhân cũng có thể gặp ở người lớn tuổi hơn.
Nội soi tỵ hầu qua mũi phải của một bệnh
nh ân nam 39 tuổi: khối mô tăng sinh hạnh
nhân lớn nằm ngay nóc và thành sau tỵ
hầu.
Hình 4: Trong bệnh cảnh viêm mũi xoang cấp
tính, một bệnh nhân nữ 24 tuổi được chỉ định
soi tỵ hầu kiểm tra. Hình nội soi tỵ hầu qua mũi
phải của: khối mô tăng sinh hạnh nhân lớn nằm
ngay nóc và thành sau t ỵ hầu.

NANG TỴ HẦU.
Hình 1: Bệnh nhân nữ 40t, hình ảnh nội soi
qua mũi phải phát hiện một nang ở tỵ hầu.
Hình 6: Bệnh nhân nam 41 tuổi, viêm
mũi họng cấp, qua soi kiểm tra phát
hiện nang tỵ hầu.

NANG TỴ HẦU.

Hình 3: hình nội soi qua mũi trái nhìn thấy
một nang lớn trên gờ vòi phải, một nang
lớn trên thành sau tỵ hầu và nhiều nang
nhỏ trên gờ vòi trái.
Hình 2: hình nội soi qua mũi phải: nang lớn

trên gờ vòi phải và thành sau tỵ hầu.
Bệnh nhân nữ 50 tuổi, đến khám bệnh vì ho, cảm giác ù tai phải.

NANG TỴ HẦU.


Hình 4: Hình ảnh tỵ hầu qua nội soi: một
nang lớn nung mủ ở nóc và thành sau tỵ
hầu.
Hình 5: Mủ trắng đục chảy ra sau khi bấm
sinh thiết nang.

VIÊM TỴ HẦU SAU XẠ
Hình 1: Bệnh nhân nam 68t sau xạ trị 3 tháng
vì ung thư tỵ hầu: niêm mạc tỵ hầu sung
huyết, đọng đầy mũ vàng đặc.
Hình 2: Bệnh nhân nam 53t sau xạ trị 6 tháng:
nóc tỵ hầu bám đầy mài mũ, bên dưới lớp mài
còn có tổn thương u đang hoại tử.

VIÊM TỴ HẦU SAU XẠ
Hình 3: Bệnh nhân nam 40t sau xạ 1 năm,
niêm mạc tỵ hầu xơ teo, gờ vòi phải bị phá
hủy.
Hình 4: Tụ mũ trên gờ vòi trái.

POLYP MŨI SAU
Bệnh nhân nam 45 tuổi bị nghẹt mũi phải và nhiều đợt viêm xoang từ 3 năm nay.
Hình 1: Hình nội soi vào mũi phải: Mô tăng
sinh phù nề bít khe mũi giữa phải. Rất nhiều

chất tiết vàng đặc đọng bên trong mũi.
Hình 2: Hình nội soi tỵ hầu qua mũi trái: khối
mô tăng sinh thòng vào tỵ hầu, bề mặt trơn
láng.

Hình 3: Hình nội soi từ hầu họng: khối u
thòng từ trên tỵ hầu xuống khẩu hầu.
Hình 4: Đưa ống soi qua hầu họng vào khẩu
hầu, rồi bẻ ngược ống soi nhìn vào tỵ hầu,
hình ảnh mũi sau trái: u có cuống xuất phát từ
khe mũi giữa trái.
POLYP MŨI SAU

POLYP MŨI SAU
Bệnh nhân nam 18 tuổi, nghẹt mũi trái, khạc ra máu mỗi sáng 1 tháng nay.
Hình 5: Nội soi qua mũi trái: nhìn thấy khối
u bề mặt trơn láng xuất phát từ sàn mũi
sau trái.
Hình 6: Soi qua mũi phải: khối u bề mặt
trơn láng từ mũi sau trái thòng vào tỵ hầu.

LAO TỴ HẦU
Bệnh nhân nữ 41 tuổi, đến khám bệnh vì ho, đau rát họng từ 1 tháng nay.
Hình 1: Nội soi tỵ hầu qua mũi phải nhìn
thấy nhiều mô hạnh nhân tăng sinh ở nóc
và thành sau tỵ hầu.
Hình 2: nhìn thấy có nhiều mô hạt, bề mặt
phủ giả mạc ở thành sau khẩu hầu và lưỡi
gà.
Kết quả mô học từ mẫu sinh thiết thương tổn xác chẩn: viêm lao ở tỵ-khẩu hầu.


LAO TỴ HẦU
Hình 3: bệnh nhân nữ, 31 tuổi đến khám bệnh vì nổi hạch cổ trái. Nội soi tỵ hầu cho
thấy niêm mạc viêm đỏ, nhiều mô hạnh nhân tăng sinh, có làm mũ bên trong. Sinh
thiết với kết quả mô học là viêm lao tỵ hầu.

LAO TỴ HẦU
Bệnh nhân nữ 30 tuổi, đến khám bệnh vì đau họng, nuốt vướng, sốt 3 tháng nay.
Hình 4: Mô hạt tăng sinh và nhiều chất tiết
trắng đục ở thành sau, gờ vòi.
Hình 5: Mô hạt tăng sinh ở thành sau khẩu
hầu, sụn nắp.
Sinh thiết với kết quả mô học viêm lao.

LAO TỴ HẦU
Hình 7: Hình ảnh nang lao vi thể.

RHINOSPORIDIOSIS
Bệnh nhân nam 17 tuổi, quốc tịch Cambodian, đến khám vì
thường xuyên bị chảy máu mũi từ 1 năm nay.
Hình 1: Ảnh nội soi qua mũi trái thấy một u dễ
xuất huyết thập thò ở mũi sau. (NS: vách ngăn
mũi, IT: cuống mũi dưới.)
Hình 2: đưa ống soi đến gần hơn nhìn thấy
bề mặt u có dạng lổn nhổn.

RHINOSPORIDIOSIS
Hình 3: hình ảnh soi qua họng trước, u thòng vào khẩu hầu, đẩy lưỡi gà vòm
khẩu cái mềm ra trước.


RHINOSPORIDIOSIS
Hình 4: Hình chụp CT scan qua tỵ hầu
không tiêm cản quang, cho thấy dính
vào phần sau cuống mũi giữa phải
Hình 5: Hình chụp CT scan có tiêm cản
quang cho thấy u bắt thuốc kém (ngược
lại với u xơ vòm.).


RHINOSPORIDIOSIS
Hình 6, 7, 8: hình ảnh soi tươi mẫu phết
bệnh phẩm dưới kính hiển vi trên các
mức độ phóng đại khác nhau: hiện diện
nhiều quả cầu chứa nhiều bào tử bên
trong, có các lổ mầm và bào tử tự do. Đặc
trưng cho loài loài nấm Rhinosporidium.
Bệnh nhân được tiến hành cắt bỏ u tại
bệnh viện Chợ Rẩy 9/2001, mẩu bệnh
phẩm được gởi làm giải phẩu bệnh và
phân tích vi-ký sinh học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×