Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần nhiệt học vật lí 10 nâng cao với sự hỗ trợ của máy vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 81 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
3. Mục tiêu của đề tài 7
4. Giả thuyết khoa học 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
6. Phạm vi nghiên cứu 8
7. Đối tượng nghiên cứu 8
8. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 8
9. Cấu trúc của luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG PHT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MVT TRONG DH VL 10
1.1. Quan niệm về PHT 10
1.1.1. Định nghĩa PHT 10
1.1.2. Các chức năng cơ bản của PHT trong DH 11
1.1.3. Phân loại PHT 12
1.1.3.1. Căn cứ vào chức năng của PHT 12
1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT 12
1.1.3.3. Căn cứ vào nội dung của PHT 17
1.1.3.4. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kĩ năng 21
1.1.4. Vai trò của PHT trong DH VL 25
1.2. Vai trò của MVT hỗ trợ PHT trong DH VL 26
1.2.1. Vai trò của MVT trong DH VL ở trường phổ thông 26
1.2.2. Vai trò của MVT hỗ trợ PHT trong DH VL 27


1
1.3. Thực trạng của việc sử dụng PHT trong DH VL 31
Kết luận chương 1 37
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHT TRONG DẠY HỌC PHẦN NHIỆT
HỌC VẬT LÍ 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA MVT 38
2.1. Mục tiêu dạy học 38
2.2. Đặc điểm phần Nhiệt học 39
2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế PHT 40
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế PHT 40
2.3.2. Quy trình thiết kế PHT 42
2.4. Nguyên tắc và quy trình sử dụng PHT 47
2.4.1. Nguyên tắc sử dụng PHT 47
2.4.2. Quy trình sử dụng PHT 49
2.4.3. Một số PPDH sử dụng kết hợp với PHT 52
2.5. Thiết kế tiến trình DH một số tiết thuộc phần Nhiệt học có sử dụng PHT với sự hỗ
trợ của MVT 57
2.5.1. Xây dựng kho tư liệu cho phần Nhiệt học 57
2.5.2. Thiết kế tiến trình DH một số tiết thuộc phần Nhiệt học có sử dụng PHT với sự
hỗ trợ của MVT 59
Kết luận chương 2 67
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 68
3.1.1. Mục đích của TNSP 68
3.1.2. Nhiệm vụ của TNSP 68
3.2. Đối tượng và nội dung của TNSP 69
3.2.1. Đối tượng của TNSP 69
3.2.2. Nội dung của TNSP 69
3.3. Phương pháp TNSP 69
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 69
3.3.2. Quan sát giờ học 70

3.3.3. Các bài kiểm tra 71
3.4. Đánh giá kết quả TNSP 71
3.4.1. Nhận xét tiến trình DH 71
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 72
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê 75
Kết luận chương 3 77
2
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Dạy học : DH
Đối chứng : ĐC
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Phiếu học tập : PHT
Phương pháp : PP
Phương pháp dạy học : PPDH
Sách giáo khoa : SGK
Thực nghiệm : TN
Thực nghiệm sư phạm : TNSP
Trung học phổ thông : THPT
Vật lí : VL
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay – thời đại của sự bùng nổ thông tin, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục là
điều không thể thiếu. Giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều công nghệ mới, tiếp
nhận hằng ngày một lượng thông tin lớn và luôn luôn thay đổi, cập nhật. Vì vậy nhà

trường không thể áp dụng cách dạy và cách học theo lối truyền thống cũ, mà thay vào
đó cần đào tạo cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để các em có khả năng
tự học suốt đời, rèn luyện cho các em đức tính tự tin trong học tập.
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã nhấn mạnh “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh”[3].
Tất cả những yếu tố trên đã thúc đẩy các cấp học, ngành học phải đổi mới PPDH.
Các phương tiện hỗ trợ đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng của
việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học. Dạy học với sự
trợ giúp của CNTT là một trong những biện pháp cần thiết nhằm đổi mới phương pháp,
nâng cao hiệu quả dạy và học. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đang là một trong
những vấn đề được các giáo viên quan tâm và khai thác sử dụng dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Trước thực trạng về việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh thì việc thiết kế và sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT
trong dạy học là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, hiện
nay, nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý nhiều đến việc thiết kế và sử dụng PHT hoặc việc
sử dụng PHT vẫn chưa đạt hiệu quả cao và chưa được sử dụng đúng mục đích. Nguyên
nhân ở đây là do giáo viên chưa có sự đầu tư, tìm hiểu về quy trình thiết kế PHT cũng
như vai trò và tác dụng của PHT trong dạy học. Điều này có thể là do việc thiết kế PHT
đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức. Mặt khác, trình độ CNTT của giáo viên còn hạn
4
chế, trang thiết bị CNTT cung cấp cho các trường chưa đồng bộ và kịp thời… Do đó,
việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT chưa được nhiều
giáo viên quan tâm. Chính vì thế, thiết kế và sử dụng PHT có ứng dụng CNTT đối với
từng bài học cụ thể là một việc làm rất thiết thực nhằm đổi mới PPDH nói chung và
PPDH vật lí nói riêng.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về PHT được vận dụng trong dạy

học địa lý, lịch sử, sinh học, vật lí nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu sử dụng PHT
với sự hỗ trợ của máy vi tính.
Từ những lí do trên chúng tôi thấy rằng để tổ chức các hoạt động dạy học vật lí
nói chung, dạy học phần “Nhiệt học” nói riêng đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần
quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và
sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Nhiệt học vật lí 10 nâng cao với sự hỗ trợ
của máy vi tính” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công việc nâng cao chất
lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu và sử dụng PHT trong dạy học, đã có một số tác giả quan tâm
nghiên cứu như:
Bài báo “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác” của tác giả
Đặng Thành Hưng đăng trên báo Phát triển Giáo dục số 8, tháng 8/2004. Tác giả đã
nêu định nghĩa, chức năng của một số dạng PHT, nêu cách thiết kế và quy trình sử
dụng PHT trong DH hợp tác.
Bài báo “Xây dựng phiếu học tập dùng trong dạy học trên lớp môn Địa lý lớp 10
THPT” của tác giả Đậu Thị Hòa, đăng trong Tạp chí Giáo dục số 168 tháng 7/2007.
Tác giả đã nêu lên bản chất của PHT, nguyên tắc và quy trình xây dựng PHT trong
dạy học trên lớp môn Địa lý lớp 10.
Bài báo “Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học Địa lý lớp 10 nhằm
phát huy tính tích cực và độc lập của học sinh” của tác giả Đậu Thị Hòa trong Tạp chí
Giáo dục số 195 tháng 8/2008. Tác giả đã trình bày nguyên tắc và phương pháp sử
5
dụng PHT trong dạy học Địa lý lớp 10, trong đó tác giả chú trọng trình bày phương
pháp sử dụng PHT trong dạy bài mới và củng cố bài học.
Luận văn thạc sĩ của Trần Thùy Uyên “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong
dạy học địa lí” và Hoàng Châu Âu “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học
chương Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng vật lí 12 nâng cao ” Các tác giả đã trình
bày định nghĩa, chức năng, các dạng PHT trong dạy học; xây dựng được các nguyên
tắc, quy trình thiết kế và sử dụng PHT trong DH bài mới và củng cố bài học.

Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học cũng đã được nhiều tác giả quan
tâm. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Công Triêm,
Phạm Xuân Quế, Nguyễn Quang Lạc, Quách Tuấn Ngọc, Nguyễn Mạnh Cường…về
việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí đăng trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục,
các báo cáo hội thảo khoa học…Trong công trình của mình, các tác giả đều nhấn mạnh
vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay và việc ứng dụng CNTT một
cách có hiệu quả vào quá trình dạy học.
Tác giả Mai Văn Trinh với “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí trong nhà trường
phổ thông trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học
hiện đại” đã sử dụng ngôn ngữ lập trình như Turbo Pascal, Visual Basic, Parma, Power
Point để xây dựng một số phần mềm dạy học vật lí. Những phần mềm này nhằm mục
đích mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí để hỗ trợ giáo viên giảng dạy
phần Quang hình và Động học.
Tác giả Trần Huy Hoàng với “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của
máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông”
thì đề cập đến việc sử dụng máy vi tính để tạo ra các thí nghiệm ảo hoặc thí nghiệm mô
phỏng, từ đó thiết kế tiến trình dạy học cho một số bài thuộc phần cơ học và nhiệt học
lớp 10.
Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu thiết kế và sử dụng PHT
trong dạy học vật lí với sự hỗ trợ của máy vi tính và đây cũng là một đề tài nghiên cứu
cần thiết nhằm phục vụ cho việc đổi mới PPDH vật lí.
6
3. Mục tiêu của đề tài
Với hướng nghiên cứu mà đề tài đặt ra thì đề tài cần phải đạt được các mục tiêu
sau:
- Bổ sung vào cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học vật lí.
- Thiết kế được các dạng PHT trong dạy học vật lí phần Nhiệt học.
- Xây dựng tiến trình dạy học phần “Nhiệt học” có sử dụng PHT với sự hỗ trợ của
MVT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
4. Giả thuyết khoa học

Việc sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học vật lí là một trong
những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. Trong quá trình tổ
chức hoạt động dạy học, nếu giáo viên thiết kế và sử dụng PHT với sự trợ giúp của
máy vi tính theo cách thức tổ chức mà chúng tôi đề xuất thì sẽ phát huy tính tích cực,
tự lực, chủ động cho HS đồng thời rèn luyện cho các em một số kĩ năng học tập cần
thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay;
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông và khả năng hỗ trợ của MVT trong dạy học phần Nhiệt học;
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học vật lí;
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK vật lí 10 nâng cao;
- Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học vật lí;
- Thiết kế một số tiến trình dạy học sử dụng PHT phần Nhiệt học với sự hỗ trợ
của MVT ;
- Điều tra thực trạng về việc sử dụng PHT trong dạy học vật lí;
- Tiến hành TNSP ở một số trường THPT để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng
PHT với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học vật lí.
7
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế và sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT
trong dạy học phần Nhiệt học.
Do điều kiện về thời gian nên đề tài chỉ tiến hành TNSP ở 2 trường THPT thuộc
thành phố Đà Nẵng: trường THPT Phan Thành Tài và trường THPT Nguyễn Hiền.
7. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học phần Nhiệt học có sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT .
8. Phương pháp nghiên cứu đề tài
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành

Giáo dục đào tạo;
- Nghiên cứu các sách, bài báo, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành;
- Nghiên cứu chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo vật lí lớp 10
nâng cao.
8.2. Phương pháp điều tra:
- Trao đổi với giáo viên về việc thiết kế và sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT
trong dạy học vật lí ở trường THPT;
- Lấy ý kiến học sinh về việc đổi mới PPDH của GV hiện nay và nhu cầu học tập
của các em trong dạy học vật lí.
8.3. Phương pháp TNSP:
- Tiến hành giảng dạy một số tiết có sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT;
- Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trong các giờ học có
sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT;
- So sánh kết quả của học sinh các lớp TN với các lớp ĐC, kết hợp trao đổi ý kiến
với giáo viên giảng dạy.
8.4. Phương pháp thống kê toán học:
8
Dựa vào số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê thông dụng để
phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự
khác biệt trong kết quả học tập giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
9. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng PHT với sự hỗ
trợ của MVT trong dạy học vật lí
Chương 2: Thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học phần Nhiệt học với sự hỗ trợ
của MVT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

Phụ lục
9
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Quan niệm về PHT
1.1.1. Định nghĩa “phiếu học tập”
Định nghĩa về “phiếu” đã được nêu rõ trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của
Hoàng Phê
- “Phiếu” là tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định
nhằm để phân loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó.
- “Phiếu” là tờ giấy ghi nhận một quyền lợi nào đó cho người sử dụng
- “Phiếu” là tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết [23].
Theo chúng tôi, “phiếu” là một tờ giấy hoặc một tập giấy có kích thước nhất định,
nội dung của phiếu tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng.
Ví dụ: phiếu điều tra, phiếu bầu cử, phiếu xuất kho,…
“Học tập” có thể hiểu là một hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo của người
học nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và kỹ năng trên cơ sở những kiến
thức, thái độ và kỹ năng hiện có của bản thân nhằm tìm kiếm tri thức mới .
Căn cứ vào các định nghĩa về “phiếu” và “học tập”, nhiều tác giả đã đưa ra định
nghĩa về PHT như sau:
Các tác giả Đặng Thị Dạ Thủy, Nguyễn Khoa Lân, Phan Đức Duy, Biền Văn
Minh, Nguyễn Bá Lộc thì “PHT là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập
hay nhóm nhỏ, được phát cho học sinh, yêu cầu tự lực hoàn thành trong một thời gian
ngắn của tiết học”[8].
Tác giả Đặng Thành Hưng thì cho rằng “PHT là một trong những phương tiện
dạy học cụ thể, đơn giản và có khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người
học thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng
giấy do giáo viên tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu để bổ sung cho

sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ học tập và giảng dạy vừa như
10
công cụ hoạt động, vừa như điều kiện hoạt động của người học và người dạy, mà
trước hết như một nguồn thông tin học tập”[15].
Tác giả Đậu Thị Hòa đã đưa ra định nghĩa “PHT là những tờ giấy rời, có in sẵn
những thông tin, số liệu, sự kiện,…cần thiết nhưng không có trong sách giáo khoa để
yêu cầu HS phân tích, khai thác kiến thức phục vụ cho bài học, hoặc có ghi sẵn nhiệm
vụ học tập dưới dạng các vấn đề, câu hỏi…”[11].
Từ các định nghĩa trên, theo chúng tôi PHT có thể được hiểu là một công cụ dùng
trong dạy học, PHT có thể là một tờ hoặc một tập giấy rời in sẵn những câu hỏi, bài
tập, những yêu cầu có thể kèm theo sự gợi ý, hướng dẫn của GV, đòi hỏi HS phải tích
cực, tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái
độ và kỹ năng.
1.1.2. Các chức năng cơ bản của PHT trong DH
1.1.2.1. Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện
Đây là một trong những chức năng quan trọng vì những thông tin, sự kiện cung
cấp cho HS thông qua PHT là những thông tin, sự kiện không có trong SGK nhưng rất
cần thiết cho bài học. Chính những thông tin này giúp HS hiểu sâu hơn bản chất của
các hiện tượng, quá trình, làm sáng tỏ thêm kiến thức bài học.
Những thông tin, sự kiện trong PHT có thể là văn bản, bảng số liệu, hình ảnh, sơ
đồ, các thí nghiệm thực hay thí nghiệm mô phỏng Các thông tin này do GV cung cấp
hoặc GV hướng dẫn HS lấy từ các sách tham khảo, báo, tạp chí, internet
1.2.2.2. Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp
Các tác giả Đặng Thành Hưng và Nguyễn Đức Vũ đều cho rằng chức năng công
cụ hoạt động và giao tiếp là chức năng cơ bản của PHT bởi vì nó nêu lên những yêu
cầu hoạt động, đòi hỏi người học phải thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua
những gợi ý, hướng dẫn của GV. [15], [39]
Để thực hiện nhiệm vụ học tập, HS có thể hoạt động theo hình thức cá nhân hoặc
hoạt động theo nhóm tùy theo yêu cầu của GV.
Như vậy, thông qua PHT học sinh có thể hoạt động, trao đổi ý kiến với bạn bè và

GV để tìm kiếm một kết quả tốt nhất.
11
1.1.3. Phân loại PHT
1.1.3.1.Căn cứ vào chức năng của PHT
Căn cứ vào chức năng PHT có thể phân thành 2 dạng sau:
- Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện
Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy những bài có nội dung mang tính
chất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, cần phải bổ sung thông tin cho HS nhằm làm rõ nội
dung bài học.
Đối với loại phiếu này, thông thường GV phải xây dựng được kho tư liệu, lựa
chọn và đưa vào phiếu những thông tin cần thiết, sát thực giúp HS nhanh chóng hiểu rõ
vấn đề.
- Phiếu là công cụ hoạt động và giao tiếp
Với chức năng này thì PHT nêu lên những nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt
động, những vấn đề và công việc để HS giải quyết hoặc thực hiện kèm theo những
hướng dẫn, gợi ý cách làm của GV. Do đó, nội dung chứa đựng trong phiếu phải được
thể hiện rõ ràng, đảm bảo cho tất cả HS có thể hiểu được bài học.
Loại phiếu này có thể sử dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học như kiểm
tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, ôn tập.
1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT
- Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ
Loại phiếu này thường sử dụng với mục đích kiểm tra cùng một lúc nhiều học
sinh, nhưng nội dung trong phiếu có thể khác nhau. Những câu hỏi trong phiếu thường
là những câu hỏi lí thuyết và bài tập vận dụng nhỏ nhằm kiểm tra mức độ nắm vững
kiến thức của học sinh. Loại phiếu này có thể được thể hiện thông qua một loạt câu hỏi
trắc nghiệm. Do thời gian kiểm tra bài cũ rất ít nên các câu hỏi, bài tập thường ngắn
gọn, đơn giản. Vì vậy, loại phiếu này không phát huy được năng lực tư duy của HS. Do
đó, trong dạy học, GV cần phải phối hợp với phương pháp dạy học truyền thống là
kiểm tra miệng.
Hình thức tổ chức khi dùng PHT loại này là HS độc lập, tự lực hoạt động cá nhân.

12
Ví dụ: PHT dùng kiểm tra bài cũ trước khi học bài 45 “Định luật Bôilơ -Mariốt.”
PHIẾU HỌC TẬP
1. Trình bày các tính chất của chất khi
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Hãy trình bày nội dung thuyết động học phân tử chất khí. Trên có sở đó, hãy
giải thích tính chất hỗn loạn của chuyển động nhiệt của phân tử được thể hiện ở
tốc độ phân tử như thế nào?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
- Phiếu dùng trong dạy bài mới
Loại phiếu này có nội dung rất cụ thể, rõ ràng, được sắp xếp theo một trình tự
logic có thể kèm theo sự gợi ý của GV. Với việc sử dụng loại phiếu này trong dạy học,
HS có thể phát huy được các kĩ năng cũng như vốn kiến thức của mình nhằm hoàn
thành phiếu trong thời gian ngắn nhất. Trong quá trình hoàn thành phiếu, HS có thể
hoạt động cá nhân hoặc trao đổi với bạn bè và GV. Nhờ vậy, HS sẽ phát huy được tính
tích cực, sáng tạo thông qua việc hình thành và đề xuất các phương án thí nghiệm hoặc
đưa ra những câu hỏi hay. Tuy nhiên, khi sử dụng PHT trong dạy bài mới GV cần phải
chú ý đến năng lực, trình độ của HS vì không phải HS nào cũng có thể hoàn thành hết
các nhiệm vụ trong phiếu. Do đó, GV phải hướng dẫn riêng đối với những HS này.
Nội dung của một bài học thường bao gồm nhiều đề mục. Do đó, khi dùng PHT
trong giai đoạn này, GV nên lựa chọn những mục nào trọng tâm và có thể phát huy
được tính tích cực của học sinh cũng như rèn luyện được cho các em các kĩ năng học

tập cần thiết.
13
Hình thức tổ chức chủ yếu khi dùng loại phiếu này là hoạt động nhóm, có thể
kèm theo phương pháp đàm thoại vấn đáp.
Ví dụ: PHT dùng để dạy mục 1 bài 47: “Phương trình trạng thái khí lí tưởng.
Định luật Gay Luy Xac”.
PHIẾU HỌC TẬP
Thiết lập phương trình trạng thái bằng cách thực hiện hai giai đoạn biến
đổi:

1
1
1
p
V
T






'
2
2
1
p
V
T







2
2
2
p
V
T





Đường biểu diễn hai giai đoạn
biến đổi trên đồ thị p-V như hình sau:
Gợi ý: Áp dụng định luật Bôi lơ Mariot và Sac lơ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
14
p
p
1
p
2
p’
2
O
V
2
V
1
V
1
2
2’
(1)
(2’)
(2)
Đẳng nhiệt
Đẳng tích
- Phiếu dùng trong củng cố bài
Loại phiếu này được sử dụng sau khi đã học xong kiến thức bài mới. Thời gian
dành cho phần củng cố cũng rất ngắn nên loại phiếu này thường là những câu hỏi trắc
nghiệm nhằm củng cố phần kiến thức về lí thuyết, các câu hỏi mang tính chất thực tế
và các bài tập vận dụng áp dụng nhanh các công thức vừa học. Việc dùng PHT trong
phần này sẽ giúp HS tổng quát, hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học, giúp các em
hiểu, nắm vững bài học hơn.

Ví dụ: PHT dùng để củng cố bài 46. “Định luật Sắc lơ. Nhiệt độ tuyệt đối.”
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy hoàn thành bài tập ô chữ sau:
1. Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng định luật Bôilơ-Mariốt và định luật
……………………………
2. Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình
…………………
3. Người ta gọi nhiệt độ - 273
0
C là nhiệt độ thấp nhất không thể đạt được và gọi là
……………………………
4. Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi
gọi là ………………………………
5. Đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T) là đường………………… kéo dài đi qua
gốc tọa độ.
- Phiếu dùng để giao bài về nhà
Loại phiếu này thường được GV giao cho HS thực hiện ở nhà. Nội dung trong
phiếu chính là những câu hỏi, bài tập với mục đích giúp HS ôn tập, vận dụng kiến thức
15
1
2
3
4
5
thành thạo, linh hoạt. Ngoài mục đích ôn tập, phiếu cũng nêu ra yêu cầu đòi hỏi HS
phải nghiên cứu, chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
Ví dụ: PHT áp dụng để giao bài về nhà sau khi HS đã học xong bài 46. “Định
luật Săclo. Nhiệt độ tuyệt đối.”
PHIẾU HỌC TẬP
Kiến thức Bài tập

1. Ôn tập lại kiến thức bài 45. “’Định
luật Bôilơ-Mariốt” và bài 46 “Định
luật Săclơ. Nhiệt độ tuyệt đối”.
- Nội dung định luật
- Biểu thức
- Dạng đồ thị các đường đẳng
nhiệt, đường đẳng tích
2. Xem trước nội dung bài mới, Bài
47 “Phương trình trạng thái khí lí
tưởng. Định luật Gay luy xăc”.
1. Tìm sự phụ thuộc của áp suất vào mật
độ phân tử khí?
………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
2. Một lượng khí ở 27
0
C được biến đổi
qua 2 giai đoạn.
+ Giãn nở đẳng nhiệt cho đến khi áp suất
giảm đi một nửa.
+ Nén đẳng tích về áp suất ban đầu
a) Tìm nhiệt độ cuối cùng của khí.
b) Biểu diễn quá trình trên hệ tọa độ
(p,V)
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………….
…………………………………………
………………………………………….

………………………………………….
…………………………………………
………………………………………….
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………….
…………………………………………
………………………………………….
16
1.1.3.3. Căn cứ vào nội dung của PHT
Tùy vào nội dung của bài học, PHT có thể phân thành các dạng sau:
- Phiếu thực hành
Loại phiếu này yêu cầu học sinh trực tiếp tiến hành các thao tác thí nghiệm, thu
thập số liệu, xử lí số liệu và báo cáo kết quả thực hành, nhằm rèn luyện cho các em kĩ
năng quan sát, đo đạc, phân tích, xử lí số liệu…
Loại phiếu này dùng cho các bài thực hành
Ví dụ: Bài 57. Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng
PHIẾU THỰC HÀNH
Họ và tên:…………………………Lớp:………….Nhóm:……………………
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
1. Mục đích thí nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Cơ sở lí thuyết
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Phương án thí nghiệm

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Kết quả thí nghiệm
17
4.1. Xác định hệ số căng bề mặt của nước xà phòng
+ Trường hợp chiều dài cạnh AB là l
1
= 5 cm
Lần thí
nghiệm
Khối lượng m của các gia
trọng được móc thêm (kg)
Hệ số căng bề mặt
σ
của
nước xà phòng (N/m)
1
2
3

1 2 3
3
σ σ σ
σ
+ +

=
;
ax min
2
m
σ σ
σ

∆ =
;
σ σ σ
= ± ∆
+ Lập bảng số liệu và tính toán tương tự cho trường hợp cạnh AB có chiều dài
l
2
=10 cm.
4.2. Xác định hệ số căng bề mặt của nước cất
Lần đo l
1
(mm) l
2
(mm)
1
2
3

11 12 13
1
3
l l l

l
+ +
=

1max 1min
1
2
l l
l

∆ =

21 22 23
2
3
l l l
l
+ +
=

2max 2min
2
2
l l
l

∆ =
P
vòng
=…N


Lần thí nghiệm F (N) F’=F-P (N)
1
2
3

' ' '
1 2 3
'
3
F F F
F
+ +
=

' '
ax min
'
2
m
F F
F

∆ =

1 2
'F
l l
σ
=

+

1 2
1 2
'
'
l lF
F l l
σ σ
 
∆ + ∆∆
∆ = +
 ÷
+
 

σ σ σ
= ± ∆
5. Nhận xét
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
18
- Phiếu bài tập
Nội dung của phiếu là các bài tập, có thể sử dụng trong giai đoạn củng cố kiến
thức, giao bài về nhà hay dùng trong các tiết bài tập chính khóa trên lớp, tiết tự chọn.
Ưu điểm của loại phiếu này là giúp HS củng cố được các kiến thức đã học, biết
vận dụng vào việc giải bài tập. Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn sử dụng phiếu mà GV lựa
chọn những bài tập cho phù hợp.
Ví dụ: Phiếu dùng để dạy bài 49. “Bài tập về chất khí”.

PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1. Một bình chứa ôxi nén ở áp suất p
1
= 15 MPa và nhiệt độ t
1
= 37
0
C có khối
lượng (bình và khí) M
1
= 50 kg. Dùng khí một thời gian, áp suất khí là p
2
= 5 MPa ở
nhiệt độ t
2
= 7
0
C, khối lượng của bình và khí là M
2
= 49 kg.
a, Hỏi khối lượng khí còn lại trong bình là bao nhiêu?
b, Tính dung tích V của bình. Biết khối lượng mol của ôxi là 32g/mol.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Bài 2. Vẽ đường biểu diễn quá trình làm nóng đẳng áp 10g khí heli có áp suất p
0
=
10
5
Pa và nhiệt độ ban đầu T
0
= 300K trên các đồ thị p - V, p – T, V – T.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
19
- Phiếu giải quyết các tình huống, hiện tượng
Nội dung của phiếu yêu cầu HS giải thích các hiện tượng, các tình huống có vấn
đề. Khi sử dụng loại phiếu này, để có thể đưa ra các tình huống có vấn đề, thường GV
lựa chọn các thí nghiệm vui hay thí nghiệm đơn giản, đòi hỏi ở HS khả năng quan sát,
suy luận, phân tích…để rút ra những kết luận chính xác.
PPDH thích hợp có thể sử dụng đối với loại phiếu này là PPDH nêu và giải quyết
vấn đề hay phương pháp thực nghiệm.
Loại phiếu này thường sử dụng để dạy bài mới, giao bài về nhà.
Ví dụ: PHT dùng để dạy mục 2 bài 54. “Hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Hiện tượng mao dẫn”.

PHIẾU HỌC TẬP
1. Lấy ba ống thủy tinh hở hai đầu, có bán kính nhỏ và khác nhau nhúng thẳng
đứng vào chậu nước. Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét.
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Hiện tượng thu được từ thí nghiệm trên được gọi là hiện tượng mao dẫn. Điều
kiện để xảy ra hiện tượng mao dẫn là gì?
………………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Hãy giải thích hiện tượng mao dẫn?
Gợi ý: Dựa trên cơ sở sự căng bề mặt và sự dính ướt (hay không dính ướt).
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
20
1.1.3.4. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kỹ năng
Mục tiêu của bài học ở trường phổ thông đều nhằm tới đích là phải hình thành
cho HS cả về ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, GV cần hướng dẫn HS thu
thập, xử lí thông tin để rút ra kiến thức mới.

Căn cứ vào tiêu chí phát triển kĩ năng có thể phân thành các dạng PHT sau:
- Phiếu phát triển kĩ năng thu thập thông tin
Nội dung trong PHT dạng này thường không trình bày nhiều thông tin sẵn có mà
đòi hỏi HS phải khai thác, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các thông tin đại chúng, trên
mạng internet…hoặc HS phải hoạt động thông qua việc làm thí nghiệm nếu là những
thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, không nguy hiểm hay quan sát thí nghiệm do GV
làm nếu là những thí nghiệm phức tạp hoặc quan sát tranh ảnh, các thí nghiệm mô
phỏng…Do nội dung bài học được trình bày dưới một trình tự xác định của các hoạt
động tự lực của HS nên sẽ góp phần thuận lợi, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin
được dễ dàng hơn.
PHT dạng này thường sử dụng cho các bài học có sử dụng thí nghiệm. Do đó, đối
với loại phiếu này, nội dung của phiếu thường chứa đựng những nhiệm vụ đòi hỏi HS
phải trung thực, khách quan khi tiến hành thu thập thông tin.
Ví dụ: PHT dùng để thu thập số liệu khi khảo sát quá trình đẳng nhiệt của chất
khí. Dùng trong bài 45. “Định luật Bôilơ -Mariot”.
PHIẾU HỌC TẬP
Tiến hành thí nghiệm với bộ thí nghiệm như hình bên, đo các giá trị của P, V
và ghi kết quả vào bảng sau:
21
Lần đo P V PV
1
2
3
- Phiếu phát triển kĩ năng xử lí thông tin
Xử lí thông tin là một hoạt động đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo của HS. PHT
dạng này thường yêu cầu HS phải xây dựng được bảng, biểu đồ, vẽ đồ thị, rút ra kết
luận…
Loại phiếu này đòi hỏi học sinh phải sử dụng các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so
sánh, quy nạp, suy luận…để kiểm tra, đánh giá các thông tin thu được nhằm giải quyết
nhiệm vụ học tập.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại phiếu này, GV lưu ý không phải bất kì HS nào cũng
có khả năng tư duy cao nên đối với các HS yếu thì GV cần hướng dẫn kĩ càng hơn.
Ví dụ: PHT dùng dạy mục 6 bài 44: “Thuyết động học phân tử chất khí. Cấu tạo
chất”.
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy phân biệt các trạng thái cấu tạo chất và điền đầy đủ thông tin vào bảng
dưới đây:
Đặc điểm Trạng thái khí Trạng thái lỏng Trạng thái rắn
Khoảng cách phân tử
Lực phân tử
Sắp xếp phân tử
Chuyển động phân tử
Thể tích
Hình dạng
- Phiếu phát triển kĩ năng truyền đạt thông tin
PHT dạng này có nội dung ngắn gọn, thường yêu cầu HS giải quyết nhiệm vụ
dưới hình thức thông báo kết quả xử lí thông tin của cá nhân hay của nhóm,thảo luận
khoa học, trình bày báo cáo, nhận xét đánh giá ý kiến của nhóm khác.
Ưu điểm của loại phiếu này là giúp HS phát triển được năng lực ngôn ngữ và rèn
luyện các phẩm chất trung thực, công bằng, khách quan.
Ví dụ: PHT dùng để dạy bài 60. “Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và
máy lạnh. Nguyên lí II Nhiệt động lực học.”
PHIẾU HỌC TẬP
22
Dựa vào SGK/300 và hình vẽ 60.2 các em hãy trình bày các nội dung sau:
1. Thế nào là động cơ nhiệt?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
2. Cấu tạo của động cơ nhiệt?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
3. Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
4. Hiệu suất của động cơ nhiệt?
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Phiếu phát triển kĩ năng vận dụng thông tin
Loại phiếu này giúp HS vận dụng những kiến thức và kỹ năng có được trong quá
trình thu nhập và xử lý thông tin để giải quyết những tình huống mới trong học tập
cũng như trong thực tiễn.
Nội dung của phiếu chứa đựng những câu hỏi, bài tập ở các mức độ khác nhau, có
thể được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ định tính đến định lượng
hay từ việc giả các bài tập áp dụng công thức sẵn có đến những bài tập đòi hỏi sự suy
luận, tư duy cao…
PHT loại này thường được sử dụng trong giai đoạn củng cố và giao bài về nhà.
Ví dụ: PHT dùng để củng cố sau khi học bài 54. “Hiện tượng dính ướt và không
dính ướt. Hiện tượng mao dẫn.”
PHIẾU HỌC TẬP
1. Tại sao không thể dùng bút máy hoặc bút bi thông dụng để viết chữ trên mặt tờ
giấy bị thấm dầu hoặc mỡ?
23
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Tại sao có thể dùng thiếc để hàn mảnh sắt hoặc đồng với nhau, nhưng không
dùng thiếc để hàn hai mảnh nhôm với nhau?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Phiếu phát triển kĩ năng thực hành vật lí
Loại phiếu này thường dùng trong các tiết thực hành, yêu cầu HS tiến hành và
lắp ráp thí nghiệm để thu thập các số liệu. Thông qua việc lắp ráp, sử dụng các dụng cụ
đo lường đơn giản, dụng cụ thí nghiệm đơn giản, HS sẽ rèn luyện được kĩ năng thực
hành vật lí.
- Phiếu phát triển khả năng đề xuất dự đoán khoa học và phương án thí
nghiệm kiểm tra
Loại phiếu này được sử dụng rất nhiều trong các bài dạy học có sử dụng thí
nghiệm với việc kết hợp PP thực nghiệm. Qua việc đề xuất các dự đoán, hay đưa ra
những phương án thí nghiệm sẽ giúp HS phát huy được tính tích cực, thể hiện được
năng lực tư duy, khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp…
Ví dụ: PHT dùng để dạy mục 1 bài 46. “Định luật Sac lơ. Nhiệt độ tuyêt đối.”
24
PHIẾU HỌC TẬP
Giải thích tại sao xăm xe đạp dễ bị nổ vào trời nắng? Qua đó, hãy dự đoán về
sự thay đổi của áp suất khi nhiệt độ thay đổi và đề xuất phương án thí nghiệm để

kiểm tra dự đoán đó?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
1.1.4. Vai trò của PHT trong dạy học Vật lí
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, ngành Giáo dục và Đào tạo ở nước ta đã đổi
mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Để phù hợp với việc làm đó thì đổi mới phương pháp dạy học là một việc cần thiết, đã
và đang xảy ra từng ngày. PPDH là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình
dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy,
năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy quá trình dạy học phải là quá
trình tổ chức cho HS hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo.
PHT là một phương tiện DH do GV tự thiết kế. Nội dung của PHT chứa đựng
những nhiệm vụ học tập được trình bày một cách logic, khoa học nhằm giúp HS dễ
dàng lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, PHT là công cụ để GV tổ chức các hoạt động học tập
cho HS. Thông qua PHT và vốn kiến thức, kĩ năng của mình, HS sử dụng PHT để thực
hiện các nhiệm vụ học tập được giao nhằm lĩnh hội kiến thức mới. Việc sử dụng PHT
có thể được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hay hoạt động tập thể góp phần phát
triển các kỹ năng học tập cần thiết cho HS.
25

×