B GIO DC V O TO
HC VIN QUN Lí GIO DC
_____________
______________
PHM TH THIấN THANH
BIệN PHáP QUảN Lý HOạT ĐộNG ĐàO TạO Từ XA
BằNG ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN - TRUYềN THÔNG
TạI VIệN ĐạI HọC Mở Hà NộI
CHUYấN NGNH: QUN Lí GIO DC
Mó s: 60.14.05
LUN VN THC S QUN Lí GIO DC
Ngi hng dn khoa hc: TS. PHM VIT NH
H NI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả ngày hôm nay, tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn
sâu sắc của mình đến các Thầy Cô giáo của Học viện Quản lý giáo dục đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc
biệt là sự giúp đỡ của Thầy giáo Tiến sĩ Phạm Viết Nhụ, Thầy đã sửa chữa,
bổ sung và đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các Phòng,
Trung tâm chức năng, các bạn đồng nghiệp của Viện Đại học Mở Hà Nội.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, bản luận văn không tránh khỏi
thiếu sót, tôi mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các
Thầy Cô giáo và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Thiên Thanh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
ĐTTX Đào tạo từ xa
GV Giảng viên
HLĐT Học liệu điện tử
ICTs Information and Communication Technologies
NQ Nghị quyết
NXB Nhà xuất bản
NCKH Nghiên cứu khoa học
PPDH Phương pháp dạy học
QLGD Quản lý giáo dục
TW Trung ương
VĐHMHN Viện Đại học Mở Hà Nội
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Giả thuyết khoa học 4
7. Phương pháp nghiên cứu 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ
XA BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG 6
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 9
1.2.1. Khái niệm về quản lý 9
1.2.2. Quản lý giáo dục 10
1.2.3. Khái niệm về biện pháp và biện pháp quản lý 11
1.3. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA 13
1.3.1. Thế nào là đào tạo từ xa 13
1.3.2. Những lợi ích của đào tạo từ xa 15
1.3.3. Xu thế phát triển giáo dục từ xa trên thế giới 17
1.4. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TỪ XA 19
1.5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA 23
1.5.1. Công nghệ thông tin 23
1.5.2. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông vào
quá trình quản lý đào tạo từ xa 28
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA
BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TẠI
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 31
2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 31
2.1.1. Một số nét về lịch sử phát triển 31
2.1.2. Quy mô và chất lượng đào tạo 32
2.1.3. Đội ngũ cán bộ giảng viên 37
2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo 40
2.1.5. Mở rộng mạng lưới đào tạo và tăng cường hợp tác trong nước và
quốc tế 42
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TỪ XA TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 44
2.2.1. Quan điểm, chủ trương của Viện Đại học Mở Hà Nội về đào tạo từ
xa 44
2.2.2. Thực trạng đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội 46
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội 48
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA
BẰNG ỨNG DỤNG CNTT - TT TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 57
2.4. NGUYÊN NHÂN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO
TẠO TỪ XA BẰNG ỨNG DỤNG CNTT - TT 62
Tiểu kết chương 2 64
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA BẰNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆN
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 65
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 65
3.1.1. Tính pháp lý 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66
3.1.3. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi 67
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 67
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 67
3.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VĐHMHN TRONG
THỜI GIAN TỚI 67
3.2.1. Công tác đào tạo 67
3.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học 71
3.2.3. Công tác tổ chức quản lý 71
3.2.4. Công tác chính trị - tư tưởng 72
3.2.5. Công tác quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế 73
3.2.6. Công tác sinh viên 73
3.2.7. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quản lý và đào tạo 74
3.3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA BẰNG
ỨNG DỤNG CNTT - TT TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 74
3.3.1. Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT cho
cán bộ, giảng viên, sinh viên của Viện Đại học Mở Hà Nội 74
3.3.2. Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất về
CNTT-TT phục vụ hoạt động đào tạo từ xa 75
3.3.3. Ứng dụng phần mềm CNTT-TT một cách toàn diện vào tất cả các
khâu của quản lý hoạt động đào tạo từ xa 76
3.4. KHẢO NGHIỆM VỀ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA
CÁC BIỆN PHÁP 91
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1. Kết luận 94
2. Kiến nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Chất lượng đào tạo của VĐHMHN năm 2011 36
2.2 Số lượng GV và trình độ chuyên môn năm 2011 37
2.3 Số lượng học viên từ xa qua các năm từ 1995-2011 46
2.4 Số lượng học viên TX viên tốt nghiệp từ năm 2000-2011 48
2.5 Trắc nghiệm đánh giá số lần thi lại SV các hệ 49
2.6 Số lượng cán bộ quản lý ĐTTX – VĐHMHN 51
2.7 Thống kê CSVC ứng dụng CNTT trong đào tạo 58
3.1 Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi
của các biện pháp
91
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1 Các chức năng và chu trình quản lý 10
1.2 Mô tả hình thức theo học từ xa 20
1.3 Sơ đồ thành tố trong ĐTTX theo E-Learning 21
2.1 Mô hình phân cấp quản lý ĐTTX ở Viện ĐHMHN 47
3.1 Chương trình quản lý ĐTTX 77
3.2 Sơ đồ quy trình sử dụng HLĐT 88
3.3 Các nhiệm vụ của bộ phận tài chính trong QLĐT 90
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay công nghệ thông tin- truyền thông
(CNTT-TT) chính là chìa khoá để mở rộng không gian học tập, là cầu nối
giữa các nền văn hoá, tri thức, xã hội, khoa học kỹ thuật. Đối với công tác
quản lý đào tạo, nhờ máy móc thiết bị và các phần mềm chuyên dụng của
CNTT-TT sẽ giúp việc quản lý đào tạo được khoa học, chính xác, tiết kiệm
thời gian, sức người và sức của, v.v Cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay đối với
bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng mong muốn tạo cho mình những
điều kiện tốt nhất về khoa học kỹ thuật trong đó có lĩnh vực CNTT-TT, mà ở
đây chính là phát triển cơ sở hạ tầng để nâng CNTT-TT lên tầm cao mới.
Trong đó nhiệm vụ đặt ra là song song với việc đầu tư cho cơ sở vật chất, cần
phải xây dựng đội ngũ những nhà khoa học, những kỹ sư chuyên ngành, đội
ngũ công nhân kỹ thuật, đội ngũ cán bộ viên chức lành nghề về tin học.
Đảng và Chính phủ đã không ngừng chỉ đạo đầu tư cho khoa học -
công nghệ và công nghệ thông tin với các mục tiêu:
- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ làm cơ sở cho tiếp nhận,
thích nghi, làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
- Phát triển các công nghệ cơ bản có định hướng nhằm hỗ trợ cho việc
nhập, chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ
thông tin và truyền thông.
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này vào trong phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của đông đảo nhân
dân phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước thì cần phải
nhanh chóng đổi mới nền giáo dục - đào tạo của nước ta cả về nội dung và
2
phương pháp cùng với các loại hình đào tạo đa dạng. Mục tiêu trong chiến
lược giáo dục - đào tạo của nước ta là :
- Nâng cao dân trí
- Đào tạo nhân lực
- Bồi dưỡng nhân tài
Với nhu cầu cấp bách hiện nay về đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nếu
chỉ có sự phát triển của các loại hình đào tạo truyền thống thì không thể đáp
ứng nổi và đào tạo từ xa ra đời đã cùng với các loại hình đào tạo truyền thống
tạo nên làn sóng học tập mới và có thể đáp ứng được các yêu cầu trên.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (Ban hành
theo Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012) đã nêu mục tiêu của
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo
dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc
lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại
ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả
năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một bộ phận
có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận
30% số học sinh tốt nghiệp THCS; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại
học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào
khoảng 350-400”.
Về giải pháp, Chiến lược đã nêu:
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo
dục ở các cấp.
3
- Phát triển chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng CNTT-TT
nhằm mở rộng hình thức học tập [7, tr.10]
Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường đại học công lập, với nhiệm vụ
chủ yếu là liên kết với các trường cao đẳng, đại học và các trung tâm giáo dục
thường xuyên đặt tại các tỉnh trên cả nước để đào tạo và phát triển đại học từ
xa, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của
đất nước trong giai đoạn hiện nay và lâu dài.
Trong quá trình hoạt động, do đặc thù riêng của Viện Đại học Mở Hà
Nội là:
- Địa bàn tuyển sinh rộng với các trung tâm đào tạo từ xa đặt tại các
tỉnh, thành phố, trải dài từ Bắc vào Nam, từ biên giới tới hải đảo.
- Quy mô đào tạo lớn trên mọi vùng miền, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành
nghề khác nhau và rất đa dạng về trình độ khi vào học.
- Với nhiều ngành đào tạo như: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng
Anh, Tin học, Điện tử viễn thông, Luật kinh tế
- Theo quy chế, đào tạo từ xa không giới hạn số lần thi hết môn và số
lần thi lại tốt nghiệp.
Vì vậy, việc quản lý đào tạo là tương đối khó khăn và phức tạp.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động đào
tạo từ xa bằng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tại Viện Đại
học Mở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản
lý giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý đào
tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, đề xuất một số biện
pháp ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông trong quản lý hoạt động đào
tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng
ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông.
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo từ xa và ứng dụng
công nghệ thông tin-truyền thông trong quản lý hoạt động đào tạo
từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng
dụng công nghệ thông tin-truyền thông tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông trong quản lý
hoạt động đào tạo từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo từ xa có nhiều nội dung. Trong khuôn khổ của
luận văn, tác giả xin giới hạn nghiên cứu 6 trong số các nội dung của quản lý
hoạt động đào tạo từ xa là quản lý tuyển sinh; quản lý kết quả học tập; quản lý
tốt nghiệp; quản lý sau tốt nghiệp; quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt
động học của học viên.
6. Giả thuyết khoa học
Với sự phát triển của giáo dục đào tạo và nhu cầu học tập của xã hội,
việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó có đào tạo từ xa là một sự
phát triển tất yếu ở Viện Đại học Mở Hà Nội. Với quan điểm kinh tế và chất
lượng, việc quản lý đào tạo theo phương pháp truyền thống và thủ công sẽ bị
hạn chế. Nếu tìm được một số biện pháp quản lý mới thích hợp, trong đó có
sử dụng CNTT-TT sẽ khắc phục được những hạn chế đang tồn tại trong thực
5
tiễn, sẽ nâng cao được chất lượng trong đào tạo từ xa của Viện Đại học Mở
Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, phân tích, tổng hợp,
khái quát hoá, phân tích các tư liệu để tổng quan cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra khảo sát, đánh giá thực
trạng; lấy ý kiến chuyên gia
- Nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo từ xa bằng ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Kết luận và kiến nghị
- Phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TỪ XA
BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ những năm đầu của thập kỷ 60 ở nước ta đã có hình thức tự học có
hướng dẫn như là các khóa học hàm thụ (theo hình thức gửi thư) của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội góp phần đào
tạo nguồn nhân lực ngay tại các địa phương, cơ quan, xí nghiệp.
Giai đoạn từ 1977-1988, Bộ Giáo dục đã mở thí điểm các khóa đào tạo
giáo viên tại các địa phương theo hình thức tự học kết hợp với thực tập sư
phạm thường xuyên, đã đào tạo được gần 2000 sinh viên, thi tốt nghiệp chung
với hệ chính quy, góp phần bổ sung đội ngũ giáo viên phổ thông đang thiếu
hụt ở thời kỳ đó.
Tiếp theo Chính phủ đã cho phép thành lập hai trường Đại học Mở
(Viện Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí
Minh) với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo từ xa.
Nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo từ xa của
người học trên toàn quốc và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ năm 1994 đến
nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép một số trường đại học lớn trên toàn
quốc hình thành các trung tâm đào tạo từ xa như: Đại học Huế, Đại học Đà
Nẵng, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trường Đại học dân lập Bình Dương, v.v để tiến hành đào tạo theo
phương thức từ xa.
Bên cạnh việc thành lập các Trường, các Trung tâm đào tạo từ xa, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học theo hình thức Tự
học có hướng dẫn (Quyết định số 2091/GD-ĐT ngày 7-10-1993 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Để quản lý quá trình đào tạo đại học theo phương thức đào tạo từ xa, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tạm thời về xét tuyển, thi - kiểm tra
và cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp giáo dục từ xa (ban hành theo Quyết
định số 1860/GDĐT ngày 25/5/1995 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) và ban hành
chính thức Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra cấp chứng chỉ, văn bằng tốt
nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa (theo Quyết định số 40/2003/QĐ –
BGD&ĐT ngày 8/8/2003). Quy chế này đã giúp cho các cơ sở đào tạo từ xa
làm cơ sở pháp lý để triển khai việc đào tạo đảm bảo chất lượng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa VIII : “Đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào
tạo, tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu
và hoàn cảnh của mình… Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào
tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thức giáo dục…”.
Khoản 2, Điều 45 Luật Giáo dục (2005) đã khẳng định : “Các hình thức
thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống
giáo dục quốc dân bao gồm :
a) Tại chức (Vừa làm vừa học);
b) Học từ xa;
c) Tự học có hướng dẫn".
Chiến lược Phát triển giáo dục 2001 – 2010 cũng đã khẳng định: “Phát
triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của
cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình
độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn
nhân lực” … “Củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên như
Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, trường Bổ
túc văn hóa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi lứa
tuổi và trình độ. Tăng cường cho hai Đại học Mở về phương tiện, thiết bị, tài
liệu để mở rộng hình thức giáo dục từ xa”.
Bên cạnh đó các Trung tâm giáo dục từ xa qua vệ tinh và trung tâm giáo
dục thường xuyên tại các địa phương đã được hình thành và phát triển. Điều
này đã tạo thành một hệ thống thuận lợi cho giáo dục từ xa.
Một số trường đại học đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ
giảng dạy và trang bị các phương tiện kỹ thuật để thực hiện giáo dục từ xa.
Bên cạnh đó, một số trường đã tiến hành nghiên cứu và đã biên soạn được
nhiều học liệu có chất lượng khoa học, thích hợp với đối tượng tự học. Các
trường đều đang quan tâm nghiên cứu nhằm từng bước hoàn thiện quy trình tổ
chức quản lý việc giảng dạy và học tập theo phương thức giáo dục từ xa.
Hệ thống phát thanh, truyền hình quốc gia đã phát triển mạnh. Các tỉnh
và thành phố đã có đài phát thanh – truyền hình địa phương có khả năng tiếp
sóng đài Trung ương rất hiệu quả. Điều này khá thuận lợi cho việc chuyển tải
các chương trình giáo dục từ xa tới các vùng sâu, vùng xa,
Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong quản lý đào tạo từ xa
là hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn cho sự thành công của phương
thức đào tạo này.
“CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại” . Mục tiêu của CNTT Việt
Nam đến năm 2020 là đạt trình độ tiên tiến của Khu vực. Để đạt mục tiêu đó,
Chỉ thị 58-CT/TW Bộ Chính trị khẳng định: “Ứng dụng và phát triển CNTT
là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, là phương
tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước
đi trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
đều phải ứng dụng CNTT để phát triển…”[11, tr.1]. Chỉ thị số 29/2001/CT-
BGD & ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
GD giai đoạn 2001 - 2005 nêu rõ: “CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi
nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để
tiến tới một xã hội học tập” [9, tr.1].
Về ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động quản lý giáo dục đã có một số
luận văn thạc sĩ:
- Những biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục tại
Trường Cao đẳng nghề Nam Định của Nguyễn Ngọc Hiệu, Khoa Sư phạm,
ĐHQG Hà Nội, 2008;
- Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các
trường mầm non tỉnh Nam Định của Trịnh Thúy Hoa, Học viện QLGD, 2010;
- Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
của Phan Văn Vinh, Học viện QLGD, 2011;
- Ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học tại các trường THCS huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La của Trần Minh Đức, Học viện QLGD, 2011
- Biện pháp quản lý của hiệu trưởng tăng cường ứng dụng CNTT-TT
trong hoạt động dạy học ở trường THCS huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc của
Nguyễn Thành Trung, Học viện QLGD, 2012
Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào về quản lý hoạt động đào tạo từ xa
bằng ứng dụng CNTT-TT tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Khái niệm “quản lý” được đưa ra theo nhiều cách khác nhau, dựa trên cơ
sở những cách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là
vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Sau đây là một số định nghĩa về “quản lý ”:
- Theo F.W.Taylor (nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915) người có học
thuyết chú trọng vào nhiệm vụ cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng,
chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”.
- Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp - Ông quan niệm: “Quản lý
hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Trong học
thuyết quản lý của mình, H.Fayol đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản
lý là: Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra.
Ngày nay, bốn chức năng cơ bản của quản lý là : Lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo và kiểm tra đánh giá được khẳng định và được sử dụng rộng rãi trong
lý luận quản lý. Với khái niệm này, về cơ bản chu trình quản lý có thể được
biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau:
Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của người quản lý (chủ
thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) trong một tổ chức,
nhằm làm cho một tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo nghĩa rộng, quản lý giáo dục là quản lý quá trình hình thành và
phát triển nhân cách con người trong các chế độ chính trị, xã hội khác nhau
Kế hoạch
Chỉ đạo
Thông tin
Kiểm tra,
đánh giá
Tổ chức
Sơ đồ 1.1 - Các chức năng và chu trình quản lý
mà trách nhiệm là của nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành giáo dục từ
trung ương đến địa phương.
Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải
tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường
nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản
lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu
Nội dung cơ bản của quản lý giáo dục:
- Quản lý cơ sở vật chất và các nguồn lực tạo nên sự vận hành và phát
triển của nhà trường theo quy định của pháp luật
- Xây dựng, củng cố các cơ cấu cần thiết giữa nhà trường và các lực
lượng hữu quan ngoài nhà trường có điều kiện tham gia trực tiếp vào tất cả
các hoạt động.
- Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên tham gia vào qúa
trình quyết định quản lý các mặt tài chính, nhân sự,… kể cả cải tiến nội dung,
phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường
- Quản lý hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác
theo mục tiêu chương trình giáo dục trên cơ sở pháp lý nhà giáo, cán bộ, nhân
viên, tuyển sinh và quản lý người học.
- Quản lý môi trường sư phạm trong nhà trường và xây dựng nhà
trường thành hệ thống mở nhằm xã hội hoá và công khai hoá các hoạt động
giáo dục, đào tạo của nhà trường hướng vào các mục tiêu cấp học.
- Quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin giữa các lực lượng chủ thể
và khách thể trong và ngoài trường, phục vụ cho hoạt động dạy, học và thiết
chế đánh giá kết quả hoạt động sư phạm của nhà trường.
1.2.3. Khái niệm về biện pháp và biện pháp quản lý
Khái niệm về biện pháp:
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 1997) “là cách làm, cách giải
quyết một vấn đề cụ thể”.
Trong giáo dục, người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp
thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. So với phương pháp,
biện pháp bao giờ cũng có tính chất cụ thể hơn nó được sáng tạo ra và đúc kết
lại từ trong thực tiễn GD và trong tổng kết kinh nghiệm tiên tiến của các nhà
GD. Còn phương pháp so với biện pháp có tính chất khái quát hơn, nó là kết
quả của sự khái quát hóa và hệ thống hóa các biện pháp đã có. Nói như thế
không có nghĩa là biện pháp bao giờ cũng có trước phương pháp, trái lại trên
cơ sở một phương pháp đã được hình thành và những biện pháp đã có của nó,
nhưng biện pháp mới thuộc về những phương pháp đó vẫn được các nhà giáo
dục tiếp tục sáng tạo ra và làm giàu thêm một số biện pháp trong một phương
pháp, tất nhiên cũng có một số biện pháp mới nào đó được tạo ra, nhưng đồng
thời đó cũng là sự ra đời của một phương pháp mới.
Biện pháp quản lý
Là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản
lý nhằm đặt mục tiêu quản lý. Các biện pháp quản lý cơ bản của quản lý giáo
dục được thể hiện cụ thể ở trong các chức năng quản lý.
Trong quản lý, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của
chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng (khách thể) quản lý để giải quyết
những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho quá trình quản lý vận hành đạt
mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.
Như vậy, biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức
năng quản lý, công cụ quản lý một cách phù hợp cho từng tình huống vào đối
tượng mà mình quản lý để đưa đối tượng, đơn vị mình quản lý đạt được mục
tiêu mà chủ thể quản lý xây dựng, đưa chất lượng quản lý lên một vị trí mới,
tình trạng mới tốt hơn hiện tại.
1.3. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA
1.3.1. Thế nào là đào tạo từ xa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy – học từ xa nhưng phần lớn là nói
tới sự giao tiếp giữa giáo viên và học viên diễn ra không tiếp giáp nhau.
Nhiều người cùng cho rằng: “Đào tạo từ xa là một quá trình đào tạo mà
trong đó phần lớn hoặc toàn bộ chương trình đào tạo có sự tách biệt giữa thầy
và trò về mặt không gian hoặc thời gian”.
Qua đó cho thấy đào tạo từ xa không chỉ là một hình thức học, một
phương tiện giảng dạy mà được coi là một hệ thống phức tạp về mặt tổ chức
và sư phạm. Hệ thống này cũng luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ hai loại hoạt
động dạy và học.
Khác với phương thức giáo dục truyền thống “mặt giáp mặt - face to
face” yêu cầu phải có lớp học, giảng đường với những quy định chặt chẽ với
số học sinh trên lớp, về tỉ lệ giáo viên/sinh viên, phương thức đào tạo từ xa
dựa trên các phương tiện chủ yếu như giáo trình, tài liệu in, băng tiếng, băng
hình, phát thanh, truyền hình, điện thoại, internet v.v…
Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa – 2001): “Đào
tạo từ xa là hình thức đào tạo không tập trung, qua các phương tiện phát
thanh, truyền hình, bưu điện, báo chí, v.v , qua CNTT hiện đại như máy tính
cá nhân, máy tính nói mạng, v.v dành cho những người có nguyện vọng học
tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và văn hóa chung. Cơ quan
đào tạo từ xa có trách nhiệm chuyển tải các nội dung học tập bằng các phương
tiện của mình tới người học, qua đó người học tự lĩnh hội và cũng bằng các
phương tiện quy định gửi các bài làm, bài kiểm tra về nơi đào tạo để được
nhận xét và đánh giá. Người học hoàn thành chương trình đào tạo và thi đạt
yêu cầu tốt nghiệp quy định của bậc học, cấp học, ngành học nào thì được cấp
bằng tốt nghiệp đào tạo từ xa tương ứng với cáp, bậc, ngành đó và có giá trị
tương đương với bằng tốt nghiệp của hình thức chính quy”.
Đào tạo từ xa đã giúp cho mọi người đều có thể tự học, tự trang bị kiến
thức, kỹ năng cho công việc và cho cuộc sống. Đào tạo từ xa giúp tất cả mọi
người với những điều kiện khác nhau về không gian, thời gian, lứa tuổi, hoàn
cảnh sống và làm việc có cơ hội học tập như nhau.
Nhìn vào bản chất của đào tạo từ xa, chúng ta thấy rõ đặc thù của đào
tạo từ xa:
- Đây là một quá trình đào tạo mà người tham gia học tập phải tự học là
chính mà không cần phải lên lớp hàng ngày cùng với sự hướng dẫn và giải
đáp thắc mắc của giảng viên (Mỗi môn học người học có thể chỉ cần tham gia
học tập trung để nghe hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, phụ đạo, khoảng 15
đến 25% số giờ kế hoạch toàn khoá - Quy định của Bộ GD&ĐT). [3, tr.5])
- Việc cho phép tổ chức đào tạo từ xa cũng mềm dẻo và linh hoạt (cho
phép cơ sở đào tạo tự tổ chức hoặc liên kết với các trường hoặc các trung tâm
đào tạo và dạy nghề của các địa phương (từ tỉnh đến huyện).
Tóm lại, bản chất của đào tạo từ xa là tạo ra một môi trường mới cho người
học. Trong môi trường mới này, cho phép người học tự học dưới sự hướng dẫn
cả về nội dung và phương pháp học tập. Qua đó nó cũng cho phép người học
phát huy được tối đa tính chủ động, tự giác, tư duy sáng tạo trong học tập. Mà
điều này cũng chính là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình học tập
.
Từ đó giúp người học luôn có được tri thức cần thiết cho họ cũng là nhằm thực
hiện công việc xã hội hóa giáo dục – giáo dục cho mọi người
.
Ngày nay nhờ sự phát triển của CNTT-TT, một phương thức học tập
mới hình thành và phát triển: học tập trực tuyến – E-learning.
Một số định nghĩa e-Learning tiêu biểu ():
+ E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập
(William Horton).
+ E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
+ E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền
tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông
khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
+ Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc
truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ
thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (Sun
Microsystems, Inc ).
+ Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học
tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-
ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân (e-learningsite).
1.3.2. Những lợi ích của đào tạo từ xa
1) Thực hiện bình đẳng trong giáo dục :
Giáo dục từ xa góp phần thực hiện bình đẳng trong giáo dục, tạo cơ hội
học tập cho mọi người, học suốt đời. Giáo dục từ xa có thể vươn tới những
nơi mà giáo dục truyền thống chưa vươn tới được hoặc chưa đáp ứng được
(về vị trí địa lý, đối tượng đào tạo, cách thức phục vụ, v.v…).
2) Thực hiện được chính sách dân tộc, công bằng xã hội:
Giáo dục từ xa khắc phục được khó khăn về khoảng cách địa lý giữa
người học với trung tâm văn hóa, cơ sở đào tạo. Học viên ở vùng sâu, vùng xa
hay nơi hải đảo đều có thể theo học ở cấp đại học qua các phương tiện truyển
tải thông tin. Thế mạnh này của giáo dục từ xa có ý nghĩa to lớn trong việc
thực hiện chính sách dân tộc, công bằng xã hội về cơ hội học tập và tạo ra sự
phát triển đồng đều giữa các vùng, miền khác nhau của đất nước.
3) Đào tạo lại và cập nhật kiến thức:
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và
công nghệ, trong quá trình làm việc hoặc công tác, mỗi người trong chúng ta
luôn có nhu cầu cập nhật kiến thức, thông tin để hiệu quả công việc đạt được
cao nhất. Mà điều này qua đào tạo và giáo dục từ xa sẽ giúp cho chúng ta đáp
ứng nhu cầu cập nhật kiến thức của mình một cách nhanh và có hiệu quả.
4) Nâng cao dân trí:
Giáo dục từ xa sẽ giúp cho tất cả mọi người có những kiến thức phổ
thông cần thiết về chính trị, kinh tế, xã hội. Qua đào tạo từ xa có thể giúp cho
những người nông dân biết những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi.
Hoặc qua đào tạo từ xa có thể giúp cho mọi người dân trong xã hội có những
kiến thức cơ bản về sức khỏe, luật pháp, vệ sinh, sử dụng các phương tiện kỹ
thuật trong sinh hoạt, v.v…
5) Tính kinh tế của giáo dục từ xa:
- Trong giáo dục từ xa, do học viên không bắt buộc phải đến trường nên
chi phí đào tạo giảm đáng kể đối với cả người học và nhà trường:
+ Người học không phải chi phí cho việc đi lại, ăn ở tại nơi học. Họ sử
dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để tiếp thu kiến thức.
+ Nhà trường bớt được chi phí cho cơ sở vật chất, giảm được đội ngũ
cán bộ, nhân viên và cán bộ giảng dạy.
- Giải quyết bài toán phát triển giáo dục cả về quy mô và chất lượng:
+ Nếu như một lớp học truyền thống khoảng vài chục người thì số học
viên của lớp học từ xa có thể có hàng mấy trăm người cùng theo học. Họ chỉ
cần học thông qua các phương tiện chuyển tải thông tin như đài phát thanh, vô
tuyến truyền hình, tài liệu in ấn, máy vi tính, mạng Intranet hoặc Internet.
+ Nguồn tri thức cung cấp cho học viên được đảm bảo chất lượng vì các
cơ sở đào tạo phải mời những nhà khoa học, giảng viên có trình độ học vấn
cao, giàu kinh nghiệm thiết kế và biên soạn tài liệu, chương trình học cho giáo
dục từ xa.
6) Tạo ra sự bổ trợ hữu hiệu cho giáo dục truyền thống:
- Đào tạo từ xa luôn đem lại sự bổ trợ hữu hiệu cho giáo dục truyền
thống ở các lý do sau đây:
+ Các tài liệu biên soạn cho các chương trình giáo dục từ xa cũng có thể
sử dụng cho sinh viên đang theo học trong các trường truyền thống tham
khảo, tự cập nhật và mở mang tri thức.
+ Sinh viên có điều kiện theo học thêm nhiều chuyên ngành khác nhau
để tăng sức mạnh cho chuyên ngành chính của họ, giúp họ có được tri thức
tổng hợp và hệ thống hơn.
Hiện nay trong các trường truyền thống của nhiều nước như Mỹ, Pháp,
Canađa, Ôtxtrâylia, … đã và đang sử dụng công nghệ giáo dục từ xa (hệ
thống video, mạng Internet, phần mềm máy tính…) để giảng dạy nhiều môn
trong chương trình đào tạo của họ. Sự phối hợp giữa giáo dục từ xa và giáo
dục truyền thống đã tạo ra được hiệu quả cao trong đào tạo, nên ngay cả các
nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc đã và đang tiến hành các lớp
học “không giảng đường” dựa trên hệ thống các mạng Intranet hoặc Internet.
1.3.3. Xu thế phát triển giáo dục từ xa trên thế giới
• Xu thế phát triển chung:
Ngày nay hầu hết các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển
đã triển khai giáo dục từ xa là do sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố:
- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng tăng của dân
chúng đối với giáo dục đào tạo.
- Sự đòi hỏi của nhu cầu học tập, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và
công nghệ thông tin.
- Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để phát
triển kinh tế-xã hội, lực lượng lao động luôn cần được bổ sung kiến thức và
kỹ năng để đáp ứng nhu cầu. Sự phát triển của khoa học, công nghệ càng
nhanh thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực càng lớn. Thực tế cho thấy các
nước trong khu vực như Singapo, Hồng Kông, … cũng do nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực đã thành lập trường Đại học Mở và tiến hành giáo dục từ xa.
Các nước khác như Mỹ, Anh, Ôxtrâylia,… đã xây dựng được hệ thống giáo
dục từ xa hiện đại và hữu hiệu.
- Các nước đang phát triển mong muốn rút ngắn khoảng cách so với
các nước phát triển, tránh nguy cơ bị tụt hậu, đã coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu và lấy giáo dục từ xa làm phương tiện hữu hiệu để đào tạo và đào
tạo lại nguồn nhân lực, thích ứng với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Các
nước nghèo còn tiến hành giáo dục từ xa để khắc phục khó khăn, thiếu thốn
về cơ sở vật chất như trường lớp, trang thiết bị và thiếu hụt về đội ngũ cán bộ,
giáo viên, v.v…
- Hiệu quả kinh tế đối với người học.
• Một số nước đã thành lập các trường đại học chuyên đào tạo từ xa
như:
- Trường Đại học Mở (Open University) ở Anh, Thái Lan, Singapo,
Philipin, Inđônêxia, Ấn Độ v.v
- Trường Đại học Hàm thụ (Correspondence University) ở Pháp,
Bungari, Nam Phi.
- Trường Đại học Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc
- Trường Đại học Không trung ở Nhật Bản, Triều Tiên, v.v…
- Để tổ chức và thực hiện các chương trình giáo dục từ xa. Cũng với
mục đích này nhiều nước khác lại tổ chức dưới mô hình trường bán chuyên
đào tạo từ xa như Venezuela, Peru, Columbia, Achentina, Libi, Kenia,
Pakistan, v.v…
• Nhằm liên kết hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo
dục từ xa, hiện nay trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức như: