Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông, xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.54 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt
nghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
NGUYỄN THỊ THỦY
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin
chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã
trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong
học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo trực tiếp hướng
dẫn tôi, TS. Nguyễn Phượng Lê đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo
tận tình, hướng dẫn tôi những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và sự giúp
đỡ tận tình của các anh, chị, các chú, các bác trong UBND xã Phương
Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, giúp tôi
có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời
gian thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
NGUYỄN THỊ THỦY


ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề truyền thống (NTT) là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi
địa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao
động của người dân.
Ngày nay, những thay đổi về điều kiện và nhu cầu sống dưới tác động
của công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến các
NTT. Nhiều nghề đã bị thu hẹp sản xuất, thậm chí bị mai một. Nghề làm nón
làng Chuông cũng đang gặp rất nhiều khó khăn việc duy trì nghề. Chiếc nón
làm ra trải qua nhiều công đoạn nhưng lại cho thu nhập không cao, chiếc nón
quai thao là sản phẩm cổ truyền của làng thì hầu như “vắng bóng” nhường
chỗ cho chiếc nón Xuân Kiều. Lớp nghệ nhân già còn lại không nhiều, một số
bộ phận đông thanh niên không thiết tha với nghề… Xuất phát từ vấn đề trên,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng
Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển nghề truyền thống. 2) Đánh giá thực trạng phát triển nghề
làm nón tại làng Chuông. 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
nghề làm nón tại làng Chuông. 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
nghề nón tại làng Chuông trong thời gian tới.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu là 3 thôn trong xã: thôn Liên Tân, thôn Tây Sơn
và thôn Mã Kiều. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là thu từ các bài báo
của xã, báo cáo của các phòng ban chức năng, từ tài liệu truyền thông đại
chúng. Tài liệu sơ cấp thu từ việc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ sản
iii
xuất ở 3 thôn, 10 hộ thu mua nón và 5 cán bộ xã, phỏng vấn bằng bảng câu
hỏi đóng, câu hỏi mở. Kết quả thu được phân tích bằng phần mềm Excel.

2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng nghề làm nón xã Phương Trung trong mấy năm gần đây
- Số lao động làm nón, sản lượng sản xuất của nghề nón và giá trị sản
xuất của nghề làm nón có sự sụt giảm đáng kể.
- Chất lượng lao động còn hạn chế, chủ yếu là lao động nữ trung tuổi,
người già và trẻ em đang đi học. Số nghệ nhân ngày càng ít đi do quy luật tự
nhiên, một số sản phẩm truyền thống có nguy cơ bị mất đi như: nón lá già
ghép sống, nón Quai Thao… do giới trẻ không còn hứng thú với nghề làm
nón truyền thống.
- Nghề nón được làm bằng thủ công với rất nhiều công đoạn tỉ mỉ đòi
hỏi sự khéo léo của người thợ.
- Vốn cho sản xuất ít do nghề nón không cần nhiều vốn như các nghề
khác.
- Nguồn nguyên liệu cho sản xuất được đáp ứng đầy đủ, cung chủ yếu
là các tỉnh trong nước như: Quảng Bình, Phú Thọ…
2.2.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nón của hộ
Từ xưa, nghề làm nón chủ yếu là làm tại nhà, theo lối tự sản tự tiêu, tự
hạch toán nhỏ của từng hộ gia đình, chủ yếu lấy công làm lãi là chính.
Có nhiều loại sản phẩm phong phú, được tiêu thụ chủ yếu tại một số thị
trường trong nước, có mang ra nước ngoài tiêu thụ nhưng số lượng không
đáng kể vì chủ yếu họ mua để trang trí và làm quà lưu niệm.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề nón làng Chuông
- Chính sách, chủ trương của Nhà nước: Mặc dù Nhà nước đã có chính
sách phát triển các NTT có nguy cơ mai một nhưng ở xã Phương Trung vẫn
chưa có quyết định triển khai các công việc, kế hoạch phát triển nghề nón.
iv
- Vốn của hộ: Để phát triển nghề làm nón thì việc có đủ vốn tạo điều
kiện cho các hộ kinh doanh nón phát triển là rất cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần
phải tìm ra nguồn vốn cho nghề.
- Thị trường tiêu thụ: Chịu tác động mạnh mẽ của quy luật thị trường.

Bởi vậy việc đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề quan
trọng đòi hỏi người làm nón phải nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm có
chất lượng và mẫu mã phù hợp.
- Kết cấu cơ sở hạ tầng: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế.
- Yếu tố truyền thống: Làng nón Chuông xuất hiện cách đây mấy trăm
năm nên làng nghề chứa đựng nhiều yếu tố truyền thống rất quí báu. Thế
nhưng giới trẻ hiện nay không còn mặn mà với nghề.
2.2.4 Giải pháp phát triển nghề nón làng Chuông
- Giải pháp về sản phẩm: cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến một số
khâu trong sản xuất nón để đảm bảo nón vẫn đẹp, bền mà không tốn nhiều
công.
- Giải pháp về thị trường: Tìm kiếm thông tin, xây dựng kế hoạch mở
rộng trong nước và nước ngoài có thể thông qua một số người Việt đang làm
ăn, sinh sống ở các nước đó.
- Giải pháp về tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nón làng
Chuông: duy trì các hội thi sản phẩm thủ công hàng năm và các hội chợ triển
lãm NTT, tổ chức truyền nghề cho các địa phương có nhu cầu.
- Giải pháp về đãi ngộ nghệ nhân cao tuổi trong làng: Có sự hỗ trợ cho
nghệ nhân cao tuổi, kịp thời khuyến khích bằng việc trao tặng giấy khen,
bằng khen cho các nghệ nhân, các chủ cơ sở sản xuất, các hộ có đóng góp
nhiều vào việc giữ gìn và phát triển làng nghề sau một năm tổng kết.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản
phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Các NTT đã tạo ra các sản phẩm
v
không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt về văn hóa và lịch
sử. Nghề làm nón ở làng Chuông trải qua nhiều thăng trầm, qua các giai đoạn
lịch sử của đất nước, nghề nón làng Chuông đang đứng trước những thách
thức cho sự tồn tại.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề làm nón làng

Chuông như: các chính sách, chủ trương của nhà nước; vốn cho phát triển và
sản xuất kinh doanh; thị trường tiêu thụ; kết cầu cơ sở hạ tầng và các yếu tố
truyền thống. Từ các yếu tố ảnh hưởng đó đòi hỏi người làng Chuông phải
tìm ra biện pháp để giữ lấy nghề làm nón khi thị trường tiêu thụ nón vẫn còn
và đã bước đầu được mở rộng ra nước ngoài. Nón cần sự hỗ trợ của các cấp
chính quyền, của các cơ quan chuyên môn Đó là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề nói chung và làng
nghề nón Chuông nói riêng.
vi
MỤC LỤC
2.1.4.1 Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nghề truyền thống 12
2.1.4.2 Lao động trong nghề truyền thống 13
2.1.4.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nghề truyền thống 13
2.1.4.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh trong nghề truyền thống 14
Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 32
Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung, 2013 41
42
Ảnh 4.1 Nón lá trắng làng Chuông 42
Giá trị sản xuất của nghề nón 42
Bảng 4.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thôn qua 3 năm 2011-2013 43
Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra 49
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011- 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-
2013 Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Phương Trung năm 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-

2013 Error: Reference source not found
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Error: Reference source not
found
Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. .Error: Reference source not
found
Bảng 3.7 Phân loại hộ điều tra Error: Reference source not found
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của nghề làm nón truyền thống tại xã năm 2013
Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm nón của xã Phương Trung qua 3 năm 2011 – 2013
Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thôn qua 3 năm 2011-2013 Error:
Reference source not found
Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nón xã Phương Trung năm
2013 Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm nón Error: Reference source not
found
Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra Error:
Reference source not found
Bảng 4.7 Chi phí sử dụng nguyên vật liệu bình quân cho 1 chiếc nón điều tra
năm 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Giá một số loại nón của hộ Error: Reference source not found
viii
Bảng 4.9 Hiệu quả SXKD của hộ điều tra năm 2014. .Error: Reference source
not found
Bảng 4.10 Sự quan tâm của các cơ sở điều tra tới thương hiệu nghề truyền
thống Error: Reference source not found
Bảng 4.11 Nguồn vốn phục vụ sản xuất của các cơ sở điều tra Error:
Reference source not found
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ tới phát triển nghề làm nón của
hộ Error: Reference source not found

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới phát triển nghề làm nón của các
cơ sở điều tra Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Ma trận SWOT Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 4.1 Nón lá trắng làng Chuông Error: Reference source not found
Ảnh 4.2 Cô Tạ Thu Hương (trái) với chiếc nón khổng lồ chào APEC Error:
Reference source not found
Ảnh 4.3 Nghệ nhân Phạm Trần Canh đang làm nón Quai Thao Error:
Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ nón Chuông.Error: Reference source not found

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
NTT Nghề truyền thống
TM – DV Thương mại – dịch vụ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
x
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghề truyền thống (NTT) là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọi
địa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao
động của người dân. NTT đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội,
giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị.

Những năm gần đây, khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vực
hoạt động được khơi dậy đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng kinh tế,
trong đó phải kể đến sự đóng góp của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông
thôn, nơi có tới 67,64% dân số đang sinh sống (Tổng Cục Thống Kê, 2013).
Từ lâu đời hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài với chiếc
nón lá hay đằm thắm trong tà áo tứ thân với chiếc nón quai thao đã in đậm
vào tâm thức người Việt. Chiếc nón lá theo người phụ nữ Việt Nam trên mọi
nẻo đường, trên những cánh đồng lam lũ và ngày nay trên cả những sàn diễn
thời trang rực rỡ. Những người khách du lịch khi đến Việt Nam không thể bỏ
qua hình ảnh chiếc nón hay không quên mua cho mình một vài chiếc nón về
làm quà. Nó như một chiếc mũ đội đầu phổ biến cho vùng nhiệt đới cũng như
một thứ biểu trưng cho sự dịu dàng của người con gái Việt Nam. Cũng từ khi
đó mà những chiếc nón xuất hiện trên những gánh hàng rong, trong những
cửa hàng với đủ mọi kích cỡ. Cũng có người không biết những chiếc nón này
từng là vật tiến cống cho công chúa và hoàng hậu và nó cũng là thứ trang sức
cho các bà, các chị, các mẹ một thời.
Nón cũng như sản vật văn hóa của mỗi vùng miền, ở Việt Nam cả ba
vùng bắc – trung – nam đều có những làng làm nón nổi tiếng. Mỗi loại nón ở
từng địa phương lại có những sắc thái riêng nhưng không thể không nhắc đến
1
nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ nay thuộc
Hà Nội. Đây là loại nón thuộc loại bền đẹp nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nón làng Chuông đẹp dáng lại bền từng là kỷ vật của bao cô gái bước lên xe
hoa theo chồng. Nghề làm nón có tự bao giờ và ai là vị tổ của nghề thì dân làng
Chuông, Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội không rõ. Nhưng ai
cũng biết chiếc nón lá 16 vành đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từng
được dùng để làm quà cho hoàng hậu, công chúa trong cung cấm. Trải qua thời
gian, trong thời kỳ cả nước hội nhập nghề làm nón của làng không mất đi mà
vẫn ngày càng phát triển. Từ chỗ là mặt hàng phục vụ các bà, các chị ở làng

quê, nón Chuông nay còn là mặt hàng lưu niệm mang giá trị văn hóa cho đông
đảo du khách khi đến thăm Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đến phiên chợ mới thấy được sắc màu rực rỡ của một làng NTT, màu
trắng lóa khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ cùng tiếng cười
giòn tan càng làm không khí chợ thêm đậm đà bản sắc văn hóa quê hương.
Vào mỗi phiên chợ nón Chuông sôi động từ tờ mờ sáng với các mặt hàng liên
quan đến nón như lá cọ, tre, nứa, chỉ màu và nón thành phẩm. Kẻ bán, người
mua và cả khách thăm quan trong và ngoài nước tấp nập đổ về đã tạo nên nét
văn hóa truyền thống độc đáo riêng có ở ngôi làng phía Tây thủ đô hôm nay.
Chẳng thế mà các cụ xưa thường nói:
“ Muốn ăn cơm trắng cá Trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
Ngày nay, những thay đổi về điều kiện và nhu cầu sống dưới tác động
của công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến các
NTT. Nhiều nghề đã bị thu hẹp sản xuất, thậm chí bị mai một. Nghề làm nón
làng Chuông cũng đang gặp rất nhiều khó khăn việc duy trì nghề. Chiếc nón
làm ra trải qua nhiều công đoạn nhưng lại cho thu nhập không cao, chiếc nón
Quai Thao là sản phẩm cổ truyền của làng thì hầu như “vắng bóng” nhường
2
chỗ cho chiếc nón Xuân Kiều. Lớp nghệ nhân già còn lại không nhiều, một số
bộ phận đông thanh niên không thiết tha với nghề…
Nghiên cứu thực trạng nghề làm nón làng Chuông hiện nay nhằm tạo
cơ sở khoa học cho các giải pháp phát triển nghề, gìn giữ những giá trị văn
hóa cổ truyền, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương trong điều kiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa
truyền thống.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp
phát triển nghề làm nón tại làng Chuông, xã Phương Trung, huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
phát triển nghề làm nón truyền thống của người dân trện địa bàn xã, đề ra một số
giải pháp nhằm phát triển nghề nón làng Chuông, xã Phương Trung, Hà Nội.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề truyền
thống.
- Đánh giá thực trạng phát triển nghề làm nón tại làng Chuông.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón tại làng
Chuông.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề nón tại làng Chuông
trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề làm nón truyền thống.
- Các hộ làm nón trên địa bàn làng Chuông xã Phương Trung.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở thu mua.
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích thực trạng và các yếu
tố ảnh hưởng tới phát triển nghề làm nón truyền thống, từ đó đề xuất một số
giải pháp phát triển nghề làm nón truyền thống tại Làng Chuông, Thanh Oai,
Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn
sản xuất nón của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, là
thôn Tây Sơn (Đội 1), thôn Liên Tân (Đội 3), thôn Mã Kiều (Đội 5), từ đó
suy rộng ra cả khu vực nghiên cứu.
- Phạm vi về thời gian: Tài liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây
từ 2011– 2013. Tài liệu sơ cấp thông qua điều tra các hộ sản xuất nón và các
cơ sở thu mua nón năm 2014.

Tiến hành đề tài trong thời gian từ 01/2014 đến 05/2014.
Từ đó đưa ra giải pháp phát triển nghề làm nón làng Chuông, xã
Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nghề truyền thống
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm chung về phát triển nghề truyền thống
 Nghề
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông
thôn đều có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản
xuất ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của
hộ gia đình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên
liệu sẵn có. Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay
nghề và kinh nghiệm tích lũy được ở từng địa phương nhất định đã có sự
chuyên môn hóa và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi
như những loại hàng hóa. Đó là quá trình chuyên môn hóa lâu đời và các sản
phẩm của địa phương đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được
xã hội chấp nhận. Chẳng hạn quê lụa Hà Tây cũ có làng lụa Vạn Phúc nổi
tiếng cả trong và ngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ… và Hà Tây nơi có
nhiều làng nghề nổi tiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”.
Không riêng Hà Tây mà hầu hết các địa phương trên cả nước ở làng quê nào
ngoài sản xuất nông nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ. Song vấn đề
quan tâm ở đây là những hoạt động ngành nghề nào được gọi là nghề.
Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp
(TTCN) ở địa phương nào đó được gọi là nghề khi nào phải tạo ra được một
khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sản
xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới

được xem là có nghề.
5
 Nghề truyền thống
Trước hết là những nghề TTCN được hình thành và phát triển lâu đời
trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay một làng nào đó, từ đó
đã hình thành các làng nghề hoặc xã nghề. Đặc trưng cơ bản của mỗi NTT là
phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và
các đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính chất hàng hoá đồng
thời vừa có tính nghệ thuật và mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
NTT ở nước ta rất đa dạng, phong phú có những nghề đã tồn tại hàng
trăm năm. Nhiều sản phẩm truyền thống đã từng nổi tiếng ở trong nước và
trên thế giới như nghề: dệt lụa Hà Đông, nghề chiếu cói Thái Bình, nghề gốm
sứ Bát Tràng…
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
đã khiến cho việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thồng được hỗ trợ bởi
quy trình công nghệ với nhiều loại nguyên liệu mới. Do vậy khái niệm NTT
cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn, khái niệm này được hiểu như sau:
NTT bao gồm những nghề TTCN xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền
từ đời này qua các đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã sử
dụng máy móc, được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để
hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản
phẩm của nó vẫn thể hiện những nét đặc sắc văn hoá của dân tộc.
 Phát triển nghề truyền thống
Là sự tăng lên về quy mô, số lượng và người tham gia vào sản xuất,
chế biến các sản phẩm của NTT và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất, chế
biến sản phẩm.
Sự tăng lên về số lượng, quy mô của người tham gia vào sản xuất, chế
biến các sản phẩm thuộc NTT có nghĩa là số lượng người được tăng lên cả về
số lượng, quy mô sản xuất của họ. Trong đó những nghề cũ được củng cố,
6

nghề mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng không ngừng tăng lên, nó
thể hiện sự tăng trưởng của một nghề. Sự phát triển của một NTT phải đảm
bảo hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường (Mai Thế Hởn, 2000).
2.1.1.2 Phân loại nghề truyền thống
Hiện nay nước ta tồn tại rất nhiều NTT khác nhau, được phân bổ khắp
nơi trong cả nước, song được tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Việc phân loại các nhóm NTT tương đối khó khăn, chỉ mang tính chất
tương đối:
Phân loại theo trình độ kỹ thuật:
- Loại có kỹ thuật đơn giản: Sản phẩm của nghề này có tính chất thông
dụng, phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp như: nghề đan lát, chế biến
lương thực, thực phẩm, nghề nung gạch, nung vôi…
- Loại nghề có trình độ kỹ thuật phức tạp: Các nghề này không chỉ có
kỹ thuật công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo, khéo
léo. Sản phẩm vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Do vậy sản
phẩm không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nước
trên thế giới như: nghề thêu, dệt lụa, làm gốm, khảm gỗ…
Phân theo tính chất kinh tế:
- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên:
Đây là nghề phụ của hầu hết các gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính
hàng hoá, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ như: nghề chế biến nông sản, sản
xuất công cụ như cày bừa, liềm hái…
- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông
nghiệp: Những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kỹ thuật
công nghệ và trình độ tay nghề của người thợ. Sản phẩm của nó thể hiện một
trình độ nhất định của sự tách biệt giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, của
tài năng sáng tạo và sự khéo léo của người thợ, tiêu biểu là nghề dệt, gốm,
kim hoàn…
7
Theo giá trị sử dụng của các sản phẩm:

- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm
sứ, chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu ren, vàng bạc…
- Các nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: mộc, hàn, đúc đồng,
gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Các nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thông thường như: dệt vải,
dệt chiếu, khâu nón…
- Các nghề chế biến lương thực, thực phẩm: xay xát, nấu rượu…
2.1.2 Vai trò của phát triển nghề truyền thống
Việc phát triển NTT ở nông thôn có vai trò rất to lớn đó là:
- Một là, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông
thôn lên một bước mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động,
cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông
thôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông
nghiệp.Với mục tiêu như vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và
cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong quá trình
vận động và phát triển, các NTT có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng
tỷ trọng của công nghiệp, TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp,
chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề
phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Thực tế trong lịch sử, sự ra đời và phát
triển của các NTT ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội nông
thôn. Ở nông thôn, khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không
chỉ còn nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
8
- Hai là, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động nông thôn.
Các NTT góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư nông

thôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay. Khi đất đai canh tác ngày càng
bị thu hẹp, lao động ngày càng dư thừa thì vấn đề đặt ra là phải làm sao giải
quyết được công ăn việc làm cho lực lượng dư thừa này, đồng thời tăng thu
nhập cho các hộ gia đình trong điều kiện sản xuất còn hết sức hạn chế. Theo
tính toán của các chuyên gia thì hiện nay thời gian lao động dư thừa ở nông
thôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng. Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việc
làm cho số lao động này là rất khó khăn. Phát triển các NTT ở nông thôn là
một trong những cách giải cho bài toán này.
- Ba là, góp phần thu hút vốn nhà rỗi, tận dụng thời gian lao động dư
thừa, hạn chế di dân tự do.
Đặc điểm sản xuất của các NTT là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít
nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và nguồn lực vật chất của các hộ gia
đình.Với mức vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi
thế để có thể huy động vốn nhàn rỗi trong dân cho hoạt động sản xuất NTT.
Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của các NTT sử dụng lao động thủ
công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản
thân nó có thể tận dụng và thu hút nhiều lao động từ lao động thời vụ nông
nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi. Trẻ em tham gia sản xuất
dưới hình thức học nghề hay giúp việc. Lực lượng lao động này chiếm một tỉ
lệ rất đáng kể trong tổng số lao động ở các nghề.
Cùng với việc tận dụng thời gian và lực lượng lao động, sự phát triển
của các NTT đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do ở nông
thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác. Sức ép về việc làm và thu
nhập đã thúc đẩy người nông dân di dân để tìm nơi mới có việc làm và thu
9
nhập khá hơn. Khi NTT ở nông thôn phát triển sẽ là một động lực lớn để cản
trở vấn đề di dân tư do này.
-Bốn là, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một biện pháp thúc đẩy kinh tế hàng
hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất góp phần

vào sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Vì vậy trong kinh tế nông thôn,
phát triển NTT được coi là cơ sở và là một trong những giải pháp quan trọng
để thực hiện quá trình này. Trong thực tế nó đã thể hiện rõ vai trò thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp phát triển, kích thích sự ra đời và phát triển của các
nghề khác như dịch vụ, thương mại, du lịch.
-Năm là, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn
mới.
Việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể được thực hiện
trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Ở những vùng có NTT phát
triển đều thể hiện sự văn minh, giàu có, dân trí cao hơn hẳn những vùng chỉ có
thuần túy sản xuất nông nghiệp. Ở những nơi có nghề thì tỉ lệ hộ khá và giàu
thường rất cao, tỉ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu như không có hộ đói. Thu
nhập từ nghề thủ công chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lai cho người
dân một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Sáu là, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động
vật chất và lao động tinh thần nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng
tạo của người thợ thủ công. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật
cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét
đặc sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riệng, đặc tính
riêng của mỗi nghề. Với những đặc tính ấy chúng không chỉ là hàng hóa đơn
thuần mà còn trở thành sản phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao và được coi
là biểu tượng truyền thống của dân tộc Việt Nam.
10
2.1.3 Đặc điểm của nghề làm nón truyền thống
Có lẽ từ ngàn xưa, do đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với thời
tiết nắng lắm mưa nhiều, người Việt đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật
dụng đội lên đầu để che nắng che mưa, qua năm tháng dần dần nó được cải
tiến thành những chiếc nón lá có hình dạng khác nhau và hình ảnh chiếc nón
đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc

chiến đấu giữ nước, qua nhiều câu chuyện kể và tiểu thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón lá ở Việt Nam có
nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Ban đầu khi chưa có dụng cụ để
khâu thắt, nón được tết đan, sau đó từ khi có sự ra đời của chiếc kim, vào thời
kỳ con người chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên),
chiếc nón khâu như ngày nay ra đời.

Cấu tạo:
Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như: lá cọ, lá buông,
rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón Có hoặc không có dây
đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón
rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các
nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung. Thường thì có 16 đến 20 vòng xếp
thành 16 đến 20 tầng, mỗi tầng có bán kính khác nhau.

Phân loại:
- Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng. Nón Gò Găng
được làm từ lá ké non.
- Nón Quai Thao: nón lợp bằng lá gồi hay lá cọ, có đường kính lớn có
thể ví như cái bánh xe nhỏ. Giữa nón có một vành tròn (gọi là khua), vừa đầu
để giữ cho nón khỏi chòng chành, đồng thời phụ trợ cho mười sợi dây thao ở
hai vành ngoài của nón.
- Nón bài thơ (nón Huế) có dáng chóp nhọn.
11
- Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến.
- Nón rơm: nón làm bằng cọng rơm ép cứng.
- Nón cời: loại nón xé te tua ở viền.
- Nón gõ: nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến.
- Nón lá sen: hay còn gọi là nón liên diệp.

- Nón thúng: Là nón tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ “nón thúng
quai thao”.
- Nón khua: nón của người hầu các quan lại thời phong kiến.
- Nón chảo: nón mo chảo trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn
dùng.

Công dụng:
Chiếc nón lá là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là người
bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Chiếc
nón không chỉ được làm ra để che mưa, che nắng, nó còn được dùng thay
quạt trong những trưa hè nóng bức, làm cơi đựng trầu khi gặp bạn, làm quà
tặng, vật kỷ niệm cho nhau. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy,
nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa
nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre người ta
có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát
cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể
thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào cho giải bớt nhiệt.
2.1.4 Nội dung phát triển của nghề làm nón truyền thống
2.1.4.1 Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nghề truyền thống
Hầu hết các NTT Việt Nam bây giờ vẫn sử dụng công nghệ thủ công
và thô sơ, kỹ thuật qua kinh nghiệm nhiều đời và sáng tạo thực tế. Do đó,
cùng một nghề trong mỗi làng, mỗi địa phương mỗi nghệ nhân có một kỹ
thuật và kinh nghiệm riêng và tạo ra sản phẩm mang tính văn hoá nghệ thuật
dân tộc ví dụ như gốm Bát Tràng khác với gốm Đông Triều…
12
Tuy nhiên trong những năm gần đây do công cuộc đổi mới của đất
nước theo hướng CNH - HĐH một số khâu được cơ giới hoá, sức lao động
thủ công được giảm nhưng một số công đoạn vẫn phải nhờ vào bàn tay khéo
léo kỹ thuật tinh xảo thủ công của thợ cả và nghệ nhân.
2.1.4.2 Lao động trong nghề truyền thống

NTT là một yếu tố không thể tách rời với nông nghiệp nông thôn. Do
đó, lao động ngành nghề phần lớn là lao động nông nhàn với quy mô sản xuất
hộ gia đình. Do nhu cầu phát triển của NTT ngày càng lớn nên lao động dần
dần mở rộng ra khỏi phạm vi hộ gia đình và một phần thuê ngoài. Người lao
động sản xuất TTCN ở các làng nghề tuy dồi dào, nhưng còn thiếu nhân lực
quản lý và lao động kỹ thuật.
Nếu không có chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước và
không có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong NTT, liên kết với doanh
nghiệp lớn thì các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán của các NTT rất khó có thể
nâng cao nội lực của mình.
2.1.4.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nghề truyền thống
Sản phẩm NTT mang tính đơn chiếc, nó là một tác phẩm nghệ thuật.
Do vậy quá trính sản xuất phải tuân thủ tính truyền thống và tính mỹ thuật
cao. Sản phẩm của NTT là kết tinh tinh hoa, tâm hồn của những người thợ và
chứa đựng tâm hồn bản sắc của dân tộc mà những công nghệ máy móc hiện
đại không tạo ra được. Nó vừa là vật tiêu dùng vừa là đồ dùng trang trí sang
trọng như chạm khắc gỗ, sảm phẩm từ gốm sứ… Thị trường tiêu thụ của sản
phẩm NTT rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm được tiêu thụ ở mọi nơi trong
nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi cá nhân, mọi lĩnh vực, đặc biệt có
sản phẩm có giá trị cao được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Tuy
nhiên, chất lượng sản phẩm tại các NTT còn chưa đồng đều, mẫu mã sản
phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế.
13
2.1.4.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh trong nghề truyền thống
Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, hiện
nay NTT Việt Nam được tổ chức sản xuất dưới hình thức hộ gia đình là chủ
yếu. Ngoài ra ở một số nơi đã xuất hiện hình thức doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp, hợp tác xã sản xuất.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề làm nón truyền thống

- Một là, chính sách, chủ trương của Nhà nước.
Sự phát triển NTT một cách tự phát, không có tổ chức, quản lý của Nhà
nước thì gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế,
văn hóa, xã hội và môi trường. Không có sự quản lý của Nhà nước, NTT tự do
cạnh tranh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không
nâng cao được năng lực cạnh tranh của NTT với thị trường trong và ngoài nước.
Nhà nước không tổ chức, không quản lý phát triển của NTT sẽ không thu được
thuế, không có điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ chế chính sách phù hợp
với thực tế sẽ thúc đẩy NTT phát triển và ngược lại cơ chế chính sách đi ngược
lại với lợi ích của nhân dân sẽ kìm hãm sự phát triển của NTT.
- Hai là, vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.
Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản
xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển của NTT cũng không nằm ngoài sự ảnh
hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất, kinh
doanh trong các NTT rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc
vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuất không mở
rộng được. Ngày nay, khi Việt Nam vừa trải qua thời kì lạm phát cao đồng
thời “cơn bão tài chính” trên toàn thế giới đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các
thành phần kinh tế nói chung và đến sản xuất NTT nói riêng. Hiên nay nhu
cầu về vốn là vấn đề khó khăn chung cho toàn bộ nền kinh tế và vấn đề này
cần được tháo gỡ, với sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía Nhà nước, đặc biệt
là đề ra những chính sách phù hợp với đặc điểm sản xuất của các NTT.
14
- Ba là, thị trường tiêu thụ.
Sự tồn tại và phát triển của các NTT phụ thuộc rất lớn vào khả năng
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của
thị trường. Những nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị
trường thường có sự phát triển nhanh chóng. Sự thay đổi nhu cầu của thị
trường tạo định hướng cho sự phát triển của các NTT. Những nghề mà sản
phẩm của nó phù hợp với nhu cầu xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì vẫn

phát triển bình thường như các nghề chế biến nông sản, nghề nấu rượu, xay
xát gạo, làm bún, bánh, đậu phụ, làm tương Một số nghề phát triển mạnh
như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ của gia đình, chạm khắc gỗ
nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và trang thiết bị nội thất trong gia đình khi
đời sống kinh tế khá lên, thu nhập của người dân tăng lên. Ngược lại, có
những nghề bị mai một, giảm sút đi, thậm chí dẫn đến tình trạng tan rã không
duy trì được nghề như đan giỏ, đan quạt, vẽ tranh, nấu mật khi nhu cầu thị
hiếu tiêu dùng của thị trường thay đổi. Chúng bị các sản phẩm công nghiệp
hiện đại thay thế, nhưng bản thân người làm nghề này không thay đổi mặt
hàng, mẫu mã thích ứng.
- Bốn là, kết cấu cơ sở hạ tầng.
Một trong những nguyên nhân làm quy mô sản xuất của các NTT chậm
lại chính là cơ sở hạ tầng nông thôn. Từ xưa, các NTT được hình thành ở
những vùng có giao thông thuận lợi. Ngày nay khi giao lưu kinh tế càng được
phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm của NTT không còn bó hẹp tại địa
phương mà đã vươn ra các khu vực lân cận, thậm chí còn xuất khẩu ra nước
ngoài. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu của NTT
ngày càng cạn kiệt, bắt buộc phải vận chuyển từ những nơi khác về, chính vì
vậy hệ thống giao thông càng thuận lợi thì NTT càng phát triển.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của các
NTT chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống cung cấp điện nước, xử lý nước
15

×