Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những ưu đãi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào khu kinh tế dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 14 trang )

Đề tài: Những ưu đãi cho doanh nghiệp khi đầu tư vào
khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo
Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005, là khu kinh tế tổng hợp đa
ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hóa dầu -
hóa chất; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu
Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị công nghiệp - dịch vụ Vạn
Tường, đô thị Dốc Sỏi. Theo đó, Khu kinh tế Dung Quất được hưởng cơ chế
chính sách ưu đãi, thông thoáng như Khu kinh tế mở Chu Lai.
Tổng quan
1
Dung Quất nằm ở trung điểm của Việt Nam, cách 2 trung tâm kinh tế
lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp
giáp quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của 1 trong những
tuyến đường xuyên Á nối với Lào, Campuchia và Thái Lan…
Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch là Khu Kinh tế Tổng
hợp - nơi đây, là khu liên hợp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là
nơi tập trung các nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn khác. Với tính chất
này, Dung Quất là điểm động lực trong chiến lược phát triển Vùng Kinh tế
trọng điểm miền Trung và là khu vực kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam.
Tại Dung Quất, nhiều nhà máy quy mô lớn đang được triển khai và
chuẩn bị triển khai xây dựng như: nhà máy lọc dầu (1.600 triệu USD), các nhà
máy hoá chất (LAB, Polypropylen, Carbon Black, Lốp ôtô radial ), Liên hợp
Công nghiệp Đóng tàu, nhà máy cán thép, nhà máy xi măng và các nhà máy
công nghiệp nhẹ khác, với tổng vốn đầu tư vào thời điểm cuối năm 2003
khoảng 2 tỷ USD. Đến năm 2005, dự kiến số vốn đăng ký đầu tư trên 2,5 tỷ
USD.
2
Ban quản lý Dung Quất - cơ quan trực thuộc Thủ tướng Chính phủ -
cam kết đáp ứng các yêu cầu, bảo đảm lợi ích và quyền lợi của các nhà đầu tư
nhằm đạt đến thành tựu kinh doanh khả quan tại Dung Quất. Sự thành công


của nhà đầu tư chính là thành công của khu kinh tế Dung Quất.
Quy hoạch
Chức năng: Dung Quất là khu kinh tế tổng hợp, phát triển đa ngành – đa
lĩnh vực
- Phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc-hoá dầu, công
nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị
nặng, sản xuất lắp ráp ô tô…
-Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu
công nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
- Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo
hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi-giải trí, du lịch (gắn liền với thành
phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp-dịch vụ).
Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010:
Tổng diện tích: 10.300 ha
- Theo mục đích sử dụng đất
3
+ Đất công nghiệp: 2.428,9 ha
+ Đất hạ tầng kỹ thuật: 1.779,1 ha
+ Đất dân cư: 1.415,8 ha
+ Đất nông nghiệp, đồi núi, mặt hồ, bãi cát: 3.930,2 ha
+ Mặt nước: 746ha
- Theo khu chức năng
+ Khu công nghiệp phía Tây (CN nhẹ): 2.100ha
+ Khu công nghiệp phía Đông (CN nặng): 4.316ha
+ Thành phố Vạn Tường: 2.400ha
+ Cảng Dung Quất: 746ha
+ Khu Du lịch Sinh thái Vạn Tường: 438 ha
+ Khu Bảo thuế: 300ha
Phân kỳ phát triển:


- Giai đoạn đến 2005: đầu tư nhà máy lọc dầu, các nhà máy hoá dầu, phát
triển cảng dầu khí và cảng hàng hoá container cho tàu đến 30.000 DWT,
phát triển đô thị Vạn Tường ở diện tích khoảng 200 ha, nhà máy đóng tàu
giai đoạn 1, nhà máy cán thép, nhà máy nghiền clinker, các nhà máy dệt
may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, kho bãi ngoại quan
gắn với khu hậu cần dịch vụ cảng
- Giai đoạn II (2005-2010): mở rộng công nghiệp hoá dầu, phát triển cảng
giai đoạn II cho tàu dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng hoá 50.000 DWT; từng
bước phát triển các dự án công nghệ cao, thu hút các dự án qui mô lớn như
nhà máy đóng tàu giai đoạn II, nhà máy luyện phôi thép
4
Dự kiến thu hút đầu tư đến 2010:
TT Dự án
Vốn đầu tư (triệu
USD)
1 NM Lọc dầu (có mở rộng 50% công suất): 2.000
2
Các NM hoá dầu qui mô lớn (PP, LAB, CB, PS,
PE):
600
3 Các NM sau hoá dầu, NM hoá chất: 500
4 Liên hợp công nghiệp tàu thuỷ: 500
5 NM Xi măng: 50
6 NM Cán thép: 50
7 Các NM Công nghiệp nặng khác: 100
8 Dệt may, giày da: 40
9 Các NM Công nghiệp chế biến: 50
10 Các Dự án dịch vụ-du lịch: 50
11 Hạ tầng kỹ thuật:
- KCN (1.600 ha) 100

- Đô thị (400 ha) 27
- Du lịch (200 ha) 7
12
Cảng Dung Quất (2 Bến tổng hợp, 1 Bến chuyên
dùng):
70
13 NM nước giai đoạn II: 40
14 Cấp điện giai đoạn II: 30
15 Xử lý nước thải: 30
Tổng cộng 4.240
5
Thu hút vốn đầu tư
Đến đầu năm 2005, Khu kinh tế Dung Quất đã có 53 dự án đã được cấp
phép, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 32.400 tỷ đồng, trong đócó 15 dự án đi
vào sản xuất. Bên cạnh đó có 20 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.522 tỷ đồng
được cấp chấp thuận đầu tư và đang lập dự án trình duyệt và 15 dự án đang
trong giai đoạn khảo sát và chuẩn bị làm thủ tục đăng ký đầu tư. Có 1 dự án
100% vốn đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp Đài Loan đang trình Thủ
tướng Chính phủ đăng ký đầu tư, đó là dự án nhà máy luyện phôi thép lò cao
với vốn đăng ký 1 tỷ usd.Tình hình đầu tư vào Dung Quất đang có nhiều
chuyển biến tích cực nhờ cơ chế thủ tục được rút gọn, đơn giản và nhanh
chóng.
Sự kiện ký kết gói thầu số 1 về Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào trung
tuần tháng 5 vừa qua đã tạo luồng sinh khí mới đánh thức tiềm năng và lợi thế
Khu kinh tế Dung Quất. Đây là "cơ hội vàng" là cơ sở tạo niềm tin vững chắc
cho các nhà doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất.
Năm 2005, được xác định là "Năm mở đầu của giai đoạn tăng tốc đầu
tư" của khu kinh tế; giai đoạn này được xác định kéo dài đến năm 2010 là giai
đoạn phát triển chuyển dần từ lượng thành chất. Đến nay, Khu kinh tế Dung
Quất đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng giai đọan 1 với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ

đồng, giai đoạn 2 đang được tiếp tục đầu tư với mục tiêu là đáp ứng đồng bộ
và tốt hơn các yêu cầu cần thiết cho các nhà doanh nghiệp đến đầu tư kinh
doanh. Đặc biệt, cảng nước sâu Dung Quất đã đáp ứng cho tàu trên 20.000
DWT cập cảng và có thể mở tuyến container nội địa; sân bay Chu Lai đã đi
vào hoạt động từ cuối tháng 3/2005. Tại khu đô thị Vạn Tường đã có Trường
đào tạo nghề cho công nhân; Trung tâm văn hóa - thể thao, Đài truyền hình,
6
Bệnh viện Dung Quất chất lượng cao giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt độngcuối năm
2005 Năm nay, dự báo sẽ có khoảng 30 dự án hoàn thành và đưa vào vận
hành. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt khoảng 250 tỷ đồng; kim ngạch xuất
khẩu đạt khoảng 15 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động,
hàng hóa qua bến cảng số 1 sẽ đạt hơn 800.000 tấn (gấp 2 lần so với năm
2004) và mở tuyến container nội địa Sài Gòn- Dung Quất vào cuối năm 2005,
hoặc đầu 2006.
Chính sách ưu đãi
Dung Quất có những lợi thế so sánh hấp dẫn: nằm ở vị trí trung điểm
của Việt Nam và khu vực; có sân bay quốc tế Chu Lai, cảng biển nước sâu; có
thành phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được
hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản
lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn
cầu hoá kinh tế hiện nay.
Hiện tại, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đang áp dụng những
chính sách ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất được Thủ tướng Chính phủ cho phép,
tương ứng với sự thay đổi về khung pháp lý liên quan đến ưu đãi đầu tư của
Việt Nam áp dụng chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Cụ thể là:
miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm đầu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện và
bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đạt
tiêu chuẩn chất lượng. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng thuế suất
ưu đãi 10% trong 15 năm đầu (miễn 4 năm đầu) và giảm 50% thuế suất trong
9năm tiếp theo. Các dự án công nghệ cao, hoặc các dự án có quy mô lớn và có

ý nghĩa phát triển ngành, lĩnh vực, hoặc phát triển kinh tế - xã hội của vùng
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì được hưởng thuế suất ưu đãi 10%
cho suốt dự án… Bên cạnh đó, còn áp dụng chính sách một giá đối với hàng
7
hóa, dịch vụ và tiền thuê đất cho các tổ chức và cá nhân, không phân biệt
trong nước và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KKT Dung
Quất.
Thời gian thuê đất lên đến 70 năm đồng thời cung ứng và đào tạo nghề
theo yêu cầu lao động kỹ thuật (bậc 3/7), cán bộ điều hành doanh nghiệp và
tài chính - kế toán (trình độ Đại học chính quy) cho nhà đầu tư mà không yêu
cầu đóng góp tài chính. Các dự án đầu tư tại khu Bảo thuế thuộc Khu kinh tế
Dung Quất sẽ có những thuận lợi đặc biệt về cơ chế xuất nhập khẩu, thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn, giảm như sau:
+ Miễn toàn bộ thời gian đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt
khuyến khích đầu tư;
+ Miễn 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu
tư;
+ Miễn 11 năm đối với các dự án đầu tư khác.
- Hỗ trợ đào tạo nghề và cung ứng lao động kỹ thuật.
- Các dự án đầu tư tại Khu bảo thuế được áp dụng cơ chế đặc biệt về
thủ tục xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt.
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và các Nhà đầu tư nước
ngoài được mua nhà ở và thuê đất ở trong KKT Dung Quất.
8
- Áp dụng chính sách một giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tiền thuê đất
cho tất cả các tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh tại KKT
Dung Quất.
- Ngoài ra, những chính sách đặc biệt khác được áp dụng như: cho thuê

hoặc giao đất tại Đô thị Vạn Tường để xây dựng khu nhà ở và nghỉ dưỡng cho
cán bộ, chuyên gia, công nhân của các nhà máy; nhà ở cho công nhân thuê.
- Ban Quản lý KKT tích cực thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp… Ngoài ra, KKT Nhơn Hội còn cung cấp các dịch vụ chất lượng cao
tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp như thông tin liên lạc, tài chính, pháp
lý… Các nhà đầu tư có điều kiện phát triển các dự án đầu tư và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh
xuất khẩu.
- Trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông là một bộ phận quan trọng
cho phát triển KKT và phát triển vùng lân cận, phục vụ vận chuyển nguyên
vật liệu, hàng hóa, xuất nhập khẩu và thuận lợi đi lại cho người lao động. Việc
quyết định xây dựng các công trình sản xuất, nhà ở, các công trình hạ tầng xã
hội, các khu đô thị – dịch vụ, du lịch, các công viên cây xanh, sinh thái, đều
phụ thuộc và liên quan đến giao thông. Mặt khác, khi lựa chọn địa điểm đầu
tư, nhà đầu tư luôn lựa chọn những nơi thuận tiện cho vận chuyển … để giảm
chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh
- Các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước được quyền lựa chọn các
dự án đầu tư vào KKT Dung Quất (trừ những dự án thuộc danh mục cấm đầu
tư, những dự án có ảnh hưởng xấu về an ninh quốc gia, văn hóa xã hội, gây ô
9
nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam). Các dự án đầu tư
vào KKT Dung Quất được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp, các pháp luật thuế và các ưu đãi khác theo điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
- Những cơ sở công nghiệp ở gần thành phố và khu vực dân cư không
có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được di dời vào KKT Dung Quất,

đồng thời hạn chế xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân
cư. KKT Dung Quất trong đó có 03 KCN tập trung giảm sự tiếp xúc trực tiếp
của các khu đô thị với tác động bất lợi của sản xuất công nghiệp (như tiếng
ồn, khói bụi, bức xạ…). Mặt khác, với sự tập trung của các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp vào một địa điểm xác định, ban quản lý dự án KKT Dung
Quất có thể kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp để có
giải pháp thích hợp. Về phía mình, các doanh nghiệp công nghiệp cũng có
điều kiện phòng chống ô nhiễm môi trường với chi phí ít nhất do sử dụng lại
phế thải của nhau, do có sự liên kết xử lý ô nhiễm và sự hỗ trợ tập trung của
nhà nước. Hơn nữa, Các KCN trong KKT Dung Quất được sử dụng các biện
pháp triệt để trong việc xử lý môi trường ngay từ khâu quy hoạch. Trong các
KCN, các doanh nghiệp buộc phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu
chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Từng KCN phải có nhà máy xử lý
nước thải tập trung và được đầu tư xây dựng đi đôi với việc đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng KCN trong KKT. Toàn KKT Dung Quất, được quy hoạch một
khu xử lý chất thải rắn tất cả chất thải rắn trong KKT được đưa về đây để xử
lý, tránh tình trạng khó kiểm soát về môi trường. Như vậy, việc bảo vệ môi
10
trường trong toàn khu vực của KKT Dung Quất được thực hiện tốt hơn các cơ
sở công nghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau trong tỉnh.
Những mặt hạn chế, khó khăn và hướng giải quyết.
Trong năm 2008, các chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư, tỉ lệ lấp đầy các
khu công nghiệp, vốn đầu tư thực hiện tại KKTNH đều không đạt kế hoạch đề
ra. Nguyên nhân khách quan của tình trạng này là do ảnh hưởng của những
biến động của nền kinh tế thế giới và thời tiết diễn biến thất thường. Các yếu
tố chủ quan như tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành
chính, khả năng tổ chức của các ban quản lý dự án
* Một số khó khăn mà khu kinh tế gặp phải từ khi thành lập đến nay:
- Dung Quất chưa phải là điểm hẹn của nhiều nhà đầu tư lớn quốc
tế,một phần do công tác quảng bá kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế còn mới,

chưa có nhiều kinh nghiệm. Mặt khác cơ sở hạ tầng còn thiếu, đồng thời khu
kinh tế Dung Quất cũng chịu sự cạnh tranh của các khu kinh tế trong vùng
như
-Bộ máy hành chính phục vụ đầu tư còn nặng nề, chưa thật sự vận hành
tốt
-Chưa có kinh nghiệm phát triển và quản lý khu kinh tế
- Nguồn nhân lực tại chỗ còn thiếu và rất yếu, không thể một lúc đáp
ứng nagy được nhu cầu thực tế
- Vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn để phát triển hạ tầng kỹ thuật của
khu kinh tế còn thiếu trầm trọng
- Trình độ dân trí chưa ngang tầm yêu cầu
* Để giải quyết căn bản các yêu cầu mang tính tiên quyết nói trên,
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội XVII Đảng bộ tỉnh
11
Quãng Ngãi đã đề ra nhiều giải pháp cơ bản, nhằm giải quyết hiệu quả
đồng thời các hạn chế, khó khăn đang tồn tại:
- Trước hết là tỉnh tập trung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh, ưu
tiên các nguồn vốn có được từ vốn hỗ trợ có mục tiêu và vốn vay ngân sách
TW, tích cực huy động đầu tư theo phương thức BOT, nguồn vốn cấp quyền
sử dụng đất khu dân cư đô thị và nguồn vốn ứng trước của các doanh nghiệp
- Khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh cơ chế chính sách thu hút đầu tư
phát triển khu kinh tế hợp lý
- Thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
- Đào tạo nhanh nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề
cao theo nhiều hướng và nhiều hình thức. Đặc biệt chú ý tới cán bộ có trình độ
quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề, thu hút các chuyên gia có trình độ cao trong nước và nước
ngoài.
- Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa

- Tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển bền vững khu kinh tế
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế, văn hoá xã hội, an
ninh quốc phòng, xây dựng chính quyền trên địa bàn
Chiến lược hướng tới tương lai
Ngày 1/6/2005, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị thông
qua "Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020" để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc trở thành thành phố công nghiệp sẽ tạo động lực và liên kết phát
triển vùng, đặc biệt là đối với KKT mở Chu Lai liền kề, hình thành thành phố
12
công nghiệp trực thuộc tỉnh nhằm tạo sự thống nhất giữa quản lý kinh tế và
quản lý xã hội, thay mô hình BQL KKT Dung Quất hiện nay bằng mô hình
chính quyền; mở rộng KKT hiện hữu, phát triển cở sở lọc hoá dầu hiện có
thành một trong những Trung tâm lọc hoá dầu Quốc gia; có cơ chế tài chính
phù hợp để nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội, giải quyết tốt hơn các yêu cầu về
an sinh xã hội và phát triển bền vững.
KKT Nhơn Hội có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều
chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Đây chính là nơi tạo ra “điểm nhấn” thu hút
và nâng cao các công nghệ hiện đại, tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý. Một
số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội
ngũ cán bộ doanh nghiệp đã được áp dụng tại các KKT Dung Quất. Nó là hạt
nhân trong việc mở rộng các ứng dụng và giải pháp mới trong sản xuất kinh
doanh góp phần khắc phục nhanh sự yếu kém về chỉ số cạnh tranh công nghệ
của tỉnh Quãng Ngãi hiện nay. Thu hút các doanh nghiệp có vốn nước ngoài
vào KKT Dung Quất được coi là con đường quan trọng để hấp thụ công nghệ
tiên tiến, hiện đại vào tỉnh Quãng Ngãi. Những công nghệ này, sẽ góp phần
nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa,
nhất là hàng hóa được sản xuất trong Khu phi thuế quan của KKT Dung Quất,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Kinh nghiệm
cho thấy khi các dự án đầu tư được triển khai thuận lợi, có hiệu quả sẽ khuyến

khích, lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng khác, thậm chí còn tạo ra sự cạnh
tranh giữa các nhà đầu tư với nhau và giữa các nhà đầu tư với các doanh
nghiệp hiện có ở địa phương, tạo nên sức ép buộc các doanh nghiệp sở tại
phải thay đổi cách làm, cách quản lý có hiệu quả hơn để tồn tại và phát triển.
Quy hoạch tổng thể này đã xác định phương hướng và giải pháp đầu tư
phát triển Khu kinh tế Dung Quất từ nay đến năm 2010 và hướng đến năm
13
2020, gắn với 2 khu vực: Khu vực 1 ở phía Bắc (Khu kinh tế Dung Quất)
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết Định số 50 là 10.300 ha, phát
triển mở rộng về phía Tây và Tây Nam giáp với đường cao tốc Đà Nẵng -
Quảng Ngãi. Khu vực 2 ở phía Nam phát triển mở rộng về phía Nam giáp với
bờ Bắc sông Trà Khúc, khu du lịch Mỹ Khê, cảng Sa Kỳ, thuộc huyện Sơn
Tịnh và cả phía Đông (bao gồm huyện đảo Lý Sơn). Khu kinh tế sau khi mở
rộng sẽ có diện tích khoảng 50.000 ha, gồm 40.000 ha mặt đất và 10.000 ha
mặt nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc huy động mọi nguồn lực để
thực hiện kế hoạch đầu tư theo chiều sâu vàphát triển Khu kinh tế Dung Quất
có tính định hướng, tổ chức khoa học. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế
đến năm 2010, giá trị sản lượng công nghiệp Khu kinh tế Dung Quất có khả
năng đạt khoảng hơn 30.000 tỷ đồng (gấp 15 lần giá trị sản lượng công nghiệp
năm 2005 của tỉnh Quảng Ngãi), kim ngạch xuất khẩu đạt trên 150 triệu USD
(gấp 7 lần so với hiện nay) và có thể giải quyết việc làm cho hơn 1,5 vạn lao
động.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung
Quất nhiều lần khẳng định. Với những lời mời gọi chân thành và đầy thiện chí
cùng với cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt mà Chính phủ đã ban hành đối với
Khu kinh tế Dung Quất trong năm 2005 và những năm tiếp theo, Khu kinh tế
Dung Quất sẽ trở thành nơi tăng tốc đầu tư không những với các doanh nghiệp
trong nước mà còn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Khu kinh tế này.
14

×