Tiểu luận
Những ưu đãi cho doanh
nghiệp khi đầu tư vào khu
kinh tế Nhơn Hội.
Bài làm:
Khu kinh tế Nhơn Hội được thành lập theo quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày
14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu đầu tư xây dựng để từng bước trở
thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch và phát trien đô
thị của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng,
là cửa ngõ xuất nhập khẩu của một vùng hậu cứ rộng lớn, bao gồm Tây Nguyên Việt
Nam, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan và là khu kinh tế duy nhất có thể
kết hợp các loại hình du lịch thuộc tuyến du lịch trọng điểm quốc gia ven biển.
Khu phi thuế quan có diện tích 545 ha, được chia ra nhiều phân khu chức năng, gồm
có: Khu cảng và hậu cần cảng, Khu trung tâm điều hành, giao dịch và hành chính,
khu sản xuất cho các xí nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu , khu kho tàng để lưu giữ
hàng hóa và trung chuyển. Các hoạt động trong khu này riêng biệt về không gian, độc
lập về tài chính; ra vào bằng cảng riêng, lĩnh vực đầu tư phong phú: sản xuất hàng
xuất khẩu, dịch vụ thương mại, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải
biển, xúc tiến thương mại, đặt chi nhánh, văn phòng v.v. Có thể linh hoạt sử dụng
mặt bằng và điều chỉnh chức năng các phân khu phù hợp với nhu cầu của các dự án
có quy mô lớn, ngành nghề phù hợp, không làm ô nhiễm môi trường. Khu kinh tế
Nhơn Hội có thể nói là điểm đến lý tưởng nhất cho các nhà đầu tư bởi những ưu thế
sau:
Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi và hệ thống đường bộ khá hoàn chỉnh, từ cảng tổng
hợp Nhơn Hội và cảng Quy Nhơn hàng hóa có thể lưu chuyển qua quốc lộ 19 nối
thông với Tây Nguyên và các nước bạn Lào, Campuchia và Thái Lan, đây cũng là
vùng nguyên liệu nông sản dồi dào và là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Ngoài ra,
ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản khá mạnh tại địa phương sẽ sẵn sàng cung cấp
nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Khu kinh tế có bãi biển dài và đẹp, cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng và liên
tục biển – núi – đầm rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái, những vịnh biệt lập
rất thuận lợi để phát triển các khu resort và sân golf, bờ biển thoải, nước trong xanh,
không gian rộng mở là điều kiện lý tưởng cho các loại hình giải trí, thể thao dưới
nước.
KKT Nhơn Hội được xây dựng ở vị trí thuận lợi về kết cấu hạ tầng như hệ thống giao
thông, cảng biển, sân bay, viễn thông, cấp điện, cấp nước… tạo điều kiện tiếp cận
gần và nhanh chóng với thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm
với mục đích để giảm chi phí thấp nhất cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình,
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ban quản lý KKT Nhơn
Hội sẽ chịu trách nhiệm đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng liên quan
đến phát triển lâu dài của KKT. Hơn nữa KKT Nhơn Hội được xây dựng theo quy
hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và ổn định, được chuẩn bị sẵn mặt bằng sản
xuất, được áp dụng những chính sách ưu đãi riêng biệt trong các lĩnh vực thuế, tài
chính, đất đai và đầu tư xây dựng cơ bản, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư mạnh mẽ
vào KKT. Ban Quản lý KKT tích cực thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Ngoài ra,
KKT Nhơn Hội còn cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tạo điều kiện tối đa cho
doanh nghiệp như thông tin liên lạc, tài chính, pháp lý… Các nhà đầu tư có điều kiện
phát triển các dự án đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nâng cao
năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.
Các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước được quyền lựa chọn các dự án đầu tư
vào KKT Nhơn Hội (trừ những dự án thuộc danh mục cấm đầu tư, những dự án có
ảnh hưởng xấu về an ninh quốc gia, văn hóa xã hội, gây ô nhiễm môi trường theo quy
định của pháp luật Việt Nam). Chúng tôi đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư xây dựng hạ tầng Khu phi thuế quan và cảng Nhơn Hội. Các dự án đầu
tư vào KKT Nhơn Hội được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các
pháp luật thuế và các ưu đãi khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chỉ sau hơn 5 tháng thành lập, đã có 59 dự án đăng ký đầu tư vào KKT Nhơn Hội
với tổng số vốn gần 3 tỉ USD, trong đó có những dự án đầu tư lớn, mang tính chiến
lược như các dự án của Vinashin...
Đây là cơ hội để Bình Định tiếp tục phát huy vị trí thứ 7 về Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) trong năm nay cũng như dành các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho nhà
đầu tư, tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội.
Bình Định thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vị trí chính trị và địa kinh tế
đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế. Năm 2010, Bình Định sẽ có
nhiều chính sách mới cũng như tạo bước đột phá. Như chỉ đạo sớm hoàn thiện các
quy hoạch ngành, xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; ban hành Quy trình giải quyết
thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, khắc phục những bất cập về trình tự thủ tục
hành chính, về cơ chế phối hợp liên ngành cũng như thời gian giải quyết các thủ tục
hành chính liên quan các dự án đầu tư. Các chính sách ưu đãi nhà đầu tư như miễn
phí công đoạn giải phóng mặt bằng, hạ giá thuê đất mặt bằng dưới 15USD/m2/50
năm…”
Bình Định rất chú trọng, như thu hút nhân tài, hỗ trợ chi phí đào tạo, hỗ trợ xúc tiến
thương mại, xử lý môi trường... Không tự đặt ra những chính sách ngoài quy định
của Chính phủ nhưng linh hoạt các chính sách do Chính phủ ban hành.
Cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt là hạ tầng giao thông với
việc nâng cấp cảng Quy Nhơn để đạt công suất 4 triệu tấn, lập dự án và triển khai xây
dựng dự án nạo vét luồng để cho tàu trên 5 vạn tấn vào ra cảng; xây dựng hai tuyến
đường xuống vùng trọng điểm Khu kinh tế Nhơn Hội... Bên cạnh đó tỉnh cũng chuẩn
bị cho việc tăng các chuyến bay nối Bình Định với TP HCM và Hà Nội một ngày 2
chuyến.
Năm 2010, Bình Định sẽ đảm bảo mặt bằng trong Khu kinh tế Nhơn Hội, khu đô thị,
hạ tầng các khu công nghiệp còn lại để sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư. Đồng thời
xúc tiến chỉnh trang đô thị TP Quy Nhơn, nâng cấp các trung tâm thị trấn Bình Định
(An Nhơn), Bồng Sơn (Hoài Nhơn) thành thị xã, tạo động lực phát triển các dịch vụ
phục vụ cho phát triển kinh tế lâu dài...
Địa chỉ tin cậy của nhà đầu tư
Năm 2009, Bình Định thu hút được 60 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký
khoảng 13.000 tỷ đồng. Trong đó, Khu kinh tế Nhơn Hội thu hút 9 dự án, tổng vốn
đăng ký gần 6.940 tỷ đồng.
Tính từ năm 2007, khi thực hiện Luật Đầu tư mới, toàn tỉnh có 229 dự án đầu tư
trong nước, tổng vốn đăng ký 33.496 tỷ đồng. Về đầu tư nước ngoài (FDI), đến nay
Bình Định có 34 dự án với tổng vốn đăng ký trên 470,7 triệu USD.
Riêng năm 2009, có thêm 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 57,1 triệu USD, riêng
Khu kinh tế Nhơn Hội có 2 dự án với tổng vốn đăng ký 50,7 triệu USD.
Năm 2009, Bình Định xếp thứ 7 của cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(CPI), tăng 4 bậc so với năm 2008. Bình Định cũng là một trong 6 địa phương trong
cả nước được nhận giải thưởng “Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” do Ủy ban
Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao.
Những năm gần đây, số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hằng năm đều tăng
hơn 25%. Qua hai năm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, Bình Định có thêm
1.527 doanh nghiệp ra đời. Đến nay, cả tỉnh có 3.442 DN, dự kiến đến năm 2010 toàn
tỉnh sẽ có 4.500 DN.
Sẽ có 18 tập đoàn, tổng Cty doanh nghiệp lớn trong đó phần lớn là đối tác của BIDV
như Tổng Cty Hàng hải, Vingroup, Tổng Cty Phát triển Hạ tầng Đô thị HUD… tham
dự, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Cty TNHH một thành viên Hong Yeung Việt Nam (Hồng Công - Trung Quốc) đang
đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp B tại Khu kinh tế Nhơn Hội
với tổng vốn đầu tư gần 35 triệu USD.
Khi quy mô và số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khu đô thị mới
tăng lên thì nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng lên nhanh chóng. KKT Nhơn Hội
còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy lực lượng lao động nước ngoài và gia
đình họ đến làm việc, giao dịch và ở tại KKT. Đồng thời, phát triển KKT Nhơn Hội
tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, từ lao động lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn
chuyển sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tại KKT. Khi đi vào hoạt
động, KKT Nhơn Hội sẽ tạo thêm khoảng 10.000 chỗ làm mới cho người lao động.
Ngoài số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp, KKT cũng tạo thêm việc làm
gián tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng vật liệu và dịch vụ, góp phần
chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp. Như vậy, phát triển KKT đã
tạo điều kiện tốt giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động địa phương và
các vùng khác góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương và cả
nước.
KKT Nhơn Hội là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công
nghệ mới áp dụng vào sản xuất kinh doanh đạt trình độ khu vực và quốc tế. Thông
qua yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư, người lao động sẽ có cơ
hội được đào tạo nghề, học hỏi, tiếp thu khoa học – công nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ
luật lao động và năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Nằm kề cận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại II nên các dự án đầu tư vào khu kinh
tế có thể hưởng lợi ngay các điều kiện sẵn có về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ
thống dịch vụ chất lượng tốt, trong bán kính 10km có khoảng 50 vạn dân ở tập trung
tại các thị trấn và khu dân cư nông thôn. Có 2 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng,
nhiều trường chuyên nghiệp và dạy nghề khác đủ sức cung cấp cho các công ty,
doanh nghiệp đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và lực lượng công nhân lành nghề.
Lao động trẻ, năng động, ở gần khu kinh tế nên nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào và
hiệu quả.
Các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bình Định đã chủ động liên kết người lao động và các
doanh nghiệp tuyển dụng tạo thành một kệnh kết nối, để đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu khi Khu kinh tế Nhơn Hội đi vào hoạt động.
Hiện tỉnh có 7 cơ sở đào tạo nghề (có 3 trường, 2 trung tâm dạy nghề) và 11 cơ sở
khác có hoạt động dạy nghề. Tuy nhiên, các cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo nghề
hàng năm còn hạn chế do các cơ sở đào tạo nghề tập trung chủ yếu ở thành phố Quy
Nhơn nên lao động các huyện ở xa chưa thuận lợi học tập. Trước yếu cầu cần thiết
đó, Bình Định quyết định thành lập và xây dựng Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn,
với tổng kinh phí 66,75 tỷ đồng. Trường sẽ đào tạo 12 ngành nghề. Mỗi năm đào tạo