Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tiểu luận an sinh xã hội về chế độ ốm đau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.75 KB, 15 trang )

Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
Lời mở đầu :
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và
các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao là nhân
tố hàng đầu quyết định sự phát triển của đất nước. Do đó để người lao động có thể yên
tâm, dốc hết sức mình tạo ra của cải vật chất cho chính họ và các giá trị tinh thần cho xã
hội, giúp cho đất nước phát triển mạnh mẽ thì Nhà nước ta cũng có những chính sách bảo
vệ, khuyến khích, giúp đỡ cho người lao động trong suốt quá trình lao động của họ, mà
đặc biệt trong đó là chính sách bảo hiểm xã hội (với nhiều chế độ khác nhau) xuyên suốt
trong quá trình lao động của người lao động.
Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của
Đảng và Nhà nước. Bản chất của bảo hiểm xã hội chính là sự tương trợ cộng đồng, đoàn
kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Trong quá
trình thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa
đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả cho các chế độ trong bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Làm tốt công tác chi trả, sẽ ổn định được thu nhập và
quyền lợi cho người lao động, thông qua đó đảm bảo được an sinh xã hội. Mà đặc biệt là
đảm bảo được tính cấp thiết và kịp thời cho những vấn đề rủi ro ngoài ý muốn, tác động
mạnh và trực tiếp lên thu nhập và đời sống của người lao động như là ốm đau trong quá
trình lao động của họ. Tuy nhiên, trong thực tế việc chi trả cho đúng, cho đủ và cho kịp
thời vẫn xuất hiện nhiều hạn chế và bất cập. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu -
phân tích các vấn đề về chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội Việt Nam và những bất cập
trong thực tiễn khi thực hiện chế độ ốm đau là nhU cầu thiết yếu và cấp bách.
Mục đích của bài luận hướng đến là hệ thống được cơ bản về các khái niệm và
những vấn đề có liên quan trong chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội, bên cạnh đó phân
1
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011


tích và làm rõ các điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau cùng với những bất cập trong
thực tiễn của các quy định về chế độ này.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vấn đề về chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội
và tập trung vào các điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau quy định tại Luật Bảo hiểm
xã hội.
Bố Cục Bài Luận :
Gồm 3 phần :
- Chương I : Khái Niệm Và Các Vấn Đề Cơ Bản
- Chương II : Chuyên Sâu Về Điều Kiện Hưởng Chế Độ Ốm Đau Của Bảo Hiểm
Xã Hội.
- Chương III : Bất Cập Trong Thực Tiễn.
Bài viết này có tham khảo những tạp chí pháp luật, các nguồn thông tin từ nhiều nơi khác
nhau của những luật sư, những nhà nghiên cứu luật học và những bài luận tốt nghiệp của
các sinh viên đi trước. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng như trình độ nhận thức
nên trong quá trình viết luận còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của thầy cô
và các bạn.
2
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
Chương I
Các Khái Niệm Và Các Vấn Đề Cơ Bản
1/ Tổng quan:
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội :
Ốm đau là một sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời mất khả năng lao
động dẫn đến gián đoạn về thu nhập. Theo Luật Bảo hiểm xã hội thì trợ cấp ốm đau là
trường hợp được trợ cấp khi mất khả năng lao động do ốm đau, nghỉ làm để chăm sóc
con ốm đau khiến người lao động bị gián đoạn về thu nhập.
Chế độ ốm đau là một chế độ rất quan trọng không chỉ đối với người lao động và gia
đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, Nhà nước và Xã hội.
Đối với người lao động, chế độ ốm đau trong Bảo hiểm xã hội là sự trợ giúp ngắn

hạn, sự hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn
về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy
trì cuộc sống của bản thân và gia đình. Đó còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động
điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của
mình.
Đối với người sử dụng lao động và Nhà nước, chế độ ốm đau phản ánh trách nhiệm
của Nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến thân nhân, đời sống người lao
động. Điều này hỗ trợ người lao động yên tâm trong hoạt động sản xuất, giúp người lao
động ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây cũng là yếu tố góp phần hài hòa mối quan
3
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
hệ lao động, hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định cho nền kinh tế, xã
hội của đất nước.
1.2 Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau :
Theo Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội thì “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người
lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội”.
Cụ thể, khoản 1 Điều 2 quy định:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ
yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.”
1.3 Điều kiện được hưởng :
Điều 22, Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc
sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận
của cơ sở y tế.”
4
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
Chương II
Chuyên Sâu Về Điều Kiện Được Hưởng Chế Độ Ốm
Đau Trong Bảo Hiểm Xã Hội
Theo các quy định của Luật bảo hiểm xã hội vừa nêu, có thể thấy không phải đối
tượng nào bị ốm đau cũng được hưởng chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội. Chỉ có
đối tượng thỏa mãn các điều kiện theo quy định cụ thể của pháp luật về chế độ ốm đau
mới được thụ hưởng. Vậy các điều kiện đó phải được hiểu như thế nào?
Được quy định tại điều 22 của Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì các điều kiện
được chia làm 2 nhóm cụ thể là ốm đau của bản thân và chăm sóc con bị ốm đau:
“Điều 22. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu
hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận
của cơ sở y tế.”
a. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế.
Bị ốm đau là các trường hợp người lao động mắc phải các bệnh tật cần phải khám
chữa, điều trị (mà không là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với người lao động và thuộc danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế
và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành [Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội quy
định về bệnh nghề nghiệp]). Tuy nhiên, chỉ khi người lao động xin được giấy xác nhận
5
Tiểu luận An Sinh Xã Hội

2011
của cơ sở y tế thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau. Giấy xác nhận đó có thể là:
[Điều 23 luật bảo hiểm xã hội]
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) đối với người lao động điều trị nội
trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người điều trị
ngoại trú do cơ sở y tế điều trị cấp.
- Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày: Giấy ra viện
(bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần
chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh. Đối với trường hợp
có thời gian không điều trị nội trú là Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên
bản hội chẩn (bản sao) của bệnh viện thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục
bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để điều trị (trường
hợp Phiếu hội chẩn hoặc Biên bản hội chẩn không thể hiện thời gian nghỉ
việc để điều trị thì có thêm xác nhận của cơ sở y tế đang điều trị cho người
lao động về thời gian nghỉ việc để điều trị).
Về tai nạn rủi ro, ngoài việc yêu cầu các giấy tờ xác nhận của cơ sở y tế như
trường hợp ốm đau, chúng ta còn cần phải lưu ý các trường hợp nào được xác định là “tai
nạn rủi ro”, các trường hợp nào không được xác định là tai nan rủi ro. Đó là những
trường hợp người lao động bị tai nạn, không thuộc trường hợp tai nạn gây tổn thương cho
bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong
quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động [Điều 105
Luật Bảo hiểm xã hội], tức là không thuộc các trường hợp tai nạn lao động sau đây:
[Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP]
1.a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn
giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và
tuyến đường hợp lý;
6

Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định ở trên
Trên thực tế thì cần phải phân biệt rõ ràng các điều kiện của chế độ ốm đau và chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vì mỗi chế độ sẽ được hưởng một mức khác nhau và
có ưu đãi khác nhau. Đối với chế độ ốm đau thì không quy định về phần trăm suy giảm
khả năng lao động, còn đối với 2 chế định kia thì buộc là phải suy giảm từ 5% khả năng
lao động trở lên người lao động mới được thụ hưởng chế độ. Chế độ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp được thiết kế để hỗ trợ cho người lao động khi hàng hóa sức lao động
của họ bị tổn hại do nguyên nhân trực tiếp từ ngành nghề lao động của họ, trong khi chế
độ ốm đau được thiết kế để hỗ trợ người lao động trong các trường hợp sức lao động của
họ bị ảnh hưởng bởi các tác động khác không phải là do quá trình lao động gây nên, qua
đó giảm nhẹ các gánh nặng về vật chất và tinh thần cho người lao động vì những rủi ro
không mong muốn và không đáng có trong cuộc sống của họ.
Bên cạnh những điều kiện về mặt nội dung, thì để được hưởng chế độ ốm đau theo
Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam người lao động còn phải đáp ứng đủ về mặt hình thức
tức là thủ tục và giấy tờ. Cụ thể, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau bao gồm những
giấy tờ như sau :
1. Đối với điều trị bệnh ngắn hạn:
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện (bản chính hay bản sao) đối với người lao động điều trị nội trú
hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người điều
trị ngoại trú do cơ sở y tế điều trị cấp (mẫu số C65-HD).
2. Đối với người điều trị bệnh dài hạn :
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh
mục bệnh cần điều trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh. Đối
với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú là phiếu hội chẩn (bản
sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản sao) của bệnh viện thể hiện điều trị bệnh
thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để

7
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
điều trị (trường hợp phiếu hội chẩn hay biên bản hội chẩn không thể hiện
thời gian nghỉ việc để điều trị thì có thêm xác nhận của cơ sở y tế đang điều
trị cho người lao động về thời gian nghỉ việc để điều trị).
Trường hợp người lao động phải điều trị bệnh dài ngày, Luật yêu cầu thủ tục và giấy tờ
phức tạp hơn vì đây là trường hợp dễ bị lợi dụng để chiếm đoạt tiền trợ cấp ốm đau do cơ
quan có thẩm quyền khó nắm bắt, quản lý được số ngày nghỉ cụ thể của người lao động.
3. Đối với người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài, gồm :
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế
nước ngoài cấp
- Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước về trường hợp bệnh tật và quá
trình điều trị hoặc xác nhận của một cơ sở y tế tuyến tỉnh hay tuyến trung
ương về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước
ngoài khám, chữa bệnh
- Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà
bị ốm phải nghỉ việc, khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm : sổ
bảo hiểm xã hội, bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa
bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp và quyết định (bản chính hay bản sao)
của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài.
Tuy đây là trường hợp người lao động không đang trực tiếp làm việc và khám chữa
bệnh trong nước, nhưng họ vẫn đảm bảo đủ các điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tại cơ
quan bảo hiểm xã hội trong nước, nay do điều kiện công việc phải công tác ở nước ngoài
trong một thời gian và bị ốm đau, nên họ vẫn phải được đảm bảo các quyền lợi như người
lao động đang làm việc trong nước.
Ngoài ra, còn cần có thêm danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau do
người sử dụng lao động cấp (mẫu số C66a-HD)
8

Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
b. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận
của cơ sở y tế.
Theo quy định của Khoản 1 Điều 34 của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt
Nam năm 2000: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con…”. Vì vậy,
trong trường hợp con bị ốm đau, cha mẹ là những người đầu tiên phải có
trách nhiệm và nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc. Khi đó không tránh khỏi tình
huống phải tạm nghỉ việc. Tuy nhiên, đây là một lý do chính đáng, hợp với
quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, nên các nhà làm luật cũng đã đưa
việc nghỉ để chăm sóc con ốm vào chế độ trợ cấp ốm đau cho người lao
động lao động, nhằm khuyến khích người lao động thực hiện nghĩa vụ và
trách nhiệm làm cha, mẹ cao cả của mình, đồng thời tránh bị gián đoạn thu
nhập trong cuộc sống.
Theo Ðiều 24, Ðiều 25 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 152/2006/NÐ-CP hướng
dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:
- Người lao động có con dưới bảy (07) tuổi ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con
và có xác nhận của cơ sở y tế. Được hưởng chế độ khi con ốm đau khi thuộc một
trong các trường hợp sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân,
công an nhân dân.
Người lao động đủ điều kiện nêu trên, được hưởng chế độ khi con ốm đau gồm:
9

Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được
tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới ba
tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời
hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia sẽ được hưởng chế độ
như trên.
- Trong thời gian hưởng chế độ khi con ốm, người lao động được hưởng 75%
mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc.
Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ việc chăm sóc con ốm gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc sổ y bạ của con (bản chính hoặc
bản sao).
Việc quy định giới hạn con ốm đau là con dưới bảy (07) tuổi là do đó là lứa tuổi
trẻ chưa biết tự chăm sóc bản thân mình tốt nhất, cần đến sự quan tâm, chăm sóc của cha
mẹ nhiều nhất.
Trường hợp người lao động có từ hai con trở lên cùng ốm đau mà trong đó có thời gian
các con ốm đau không trùng nhau thì gồm giấy ra viện hay sổ y bạ của các con bị ốm
đau.
Trong chế độ này thì luật cho phép cha mẹ được hưởng chế độ thời gian nghỉ chăm sóc
con ốm liên tiếp nhau để thuận tiện cho việc chăm sóc con nhỏ bị ốm. Về vấn đề này,
trong mặt thủ tục thì khi người kia (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định tại
khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 3 điều này
còn có thêm giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau (mẫu số 5B-HSB) của
người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng
hết thời gian theo quy định.
10
Tiểu luận An Sinh Xã Hội

2011
Chương III
Các Bất Cập Trong Thực Tiễn
Nhà nước ta ban hành Luật bảo hiểm xã hội để điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh liên quan trực tiếp đến quá trình lao động của người lao động , trong đó bao gồm
nhiều chế độ bao quát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc và sau khi kết thúc quan hệ lao
động nhằm bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ và khuyến khích người lao động yên tâm vào hoạt
động lao động của mình để tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng đời sống, tạo ra
các giá trị tinh thần để góp phần cho đất nước phát triển. Nhưng thực tế thì luật pháp
nước ta ban hành trên hình thức dự đoán và dự trù tình huống, điều kiện để sửa luật lại
khó khăn cùng với nhiều hạn chế khác dẫn đến việc luật pháp phát triển không theo kịp
sự phát triển của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, bên cạnh đó luật pháp lại mang
tính chủ quan, tư duy của con người, ý chí của nhà cầm quyền nhưng lại thể hiện bằng
con chữ nên cũng dẫn đến một số vấn đề không được rõ ràng do đó dẫn đến việc tạo ra
nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng, xử lý và giải quyết các quan hệ xã hội và vấn đề
liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đồng thời cũng dẫn đến cách hiểu khác nhau
của mỗi người nên theo khuôn chung đó thì việc quy định về chế độ ốm đau trong luật
bảo hiểm xã hội cũng chứa nhiều bất cập và thiếu sót cần phải bổ sung và sửa chữa.
Thứ nhất là việc luật không quy định rõ về khái niệm tai nạn rủi ro vì rủi ro ở đây
không thể hiểu theo Bộ luật dân sự, cho dù đây là một quan hệ mang tính chất dân sự
nhưng lại là một luật riêng rẽ nên các khái niệm của nó cũng phải được quy định một
cách cụ thể trong từng luật vì nếu không quy định rõ sẽ dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp
dụng cho một khái niệm. Ở đây, nếu khái niệm rủi ro không được làm rõ thì sẽ có người
11
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
hiểu rằng rủi ro ở đây là xảy ra ngoài ý muốn của người bị tai nạn, tai nạn đó do xui rủi
hay sẽ là tai nạn theo nghĩa rủi ro của luật dân sự. Ngay ở đây với một khái niệm, ta đã
thấy có quá nhiều cách hiểu sẽ dẫn đến nhiều cách áp dụng khác nhau và kết quả cũng sẽ
khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện được hưởng chế của người lao động.

Bên cạnh đó khái niệm tự hủy hoại sức khỏe bản thân cũng vậy, ở đây khái niệm
này không được định nghĩa rõ thế nào là tự hủy hoại sức khỏe bản thân. Nếu hiểu theo
nghĩa câu từ thì ta thấy tự hủy hoại sức khỏe bản thân là tự chúng ta làm cho chúng ta bị
ốm đau nhưng nếu tự làm chúng ta ốm đau thì ở mức độ nào và như thế nào, trực tiếp hay
gián tiếp. Ví dụ, trường hợp say rượu mà bị tai nạn giao thông, việc uống rượu say là một
hành động hủy hoại sức khỏe bản thân nhưng nếu đó không trực tiếp là nguyên nhân gây
ra tai nạn thì có được xem đây là trường hợp tử hủy hoại bản thân hay không ? Ở đây,
Luật đã không chỉ rõ những nguyên tắc hay những hành động cụ thể nào, được coi là
hành động tự hủy hoại sức khỏe dẫn đến sự lúng túng trong áp dụng của cơ quan có thẩm
quyền, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Thứ hai là về mặt thủ tục và giấy tờ thì ta thấy Luật Bảo hiểm xã hội chỉ quy định
là giấy chứng nhận của cơ sở y tế nhưng lại không đề cập rõ, không quy định rõ là cơ sở
y tế như thế nào là cơ sở y tế có quyền được cấp các loại giấy chứng nhận đó dẫn đến gây
khó khăn và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi áp dụng. Trên thực tế, với
vấn đề này, ngay cả các cơ quan có thẩm quyền cũng có những cách hiểu và giải thích
đối lập nhau: Ví dụ trong trường hợp của bệnh viện đa khoa Pháp Việt (FV). Bệnh viện
này từ ngày 30/6/2011 đã không ký tiếp hợp đồng khám chữa bệnh với Bảo hiểm xã hội
TPHCM nên đã không được cấp mẫu giấy chứng nhận cũng như không được chấp nhận
thanh toán với lý do “FV không còn đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc
hưởng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH theo quy định tại Thông tư liên tịch số
11/1999/TTLT-BYT-BHXH”. Tuy nhiên, rắc rối lại nảy sinh bởi sau đó tại Văn bản số
3291/BYT, Bộ Y tế lại trả lời FV theo hướng… ngược lại: “Căn cứ các quy định tại Điều
22 và Điều 112 Luật BHXH, FV là Bệnh viện đa khoa (được Bộ Y tế cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân) được thực hiện cấp giấy xác nhận nghỉ ốm cho
12
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
người bệnh tham gia BHXH ”
1
Vậy trong trường hợp này, đâu là cơ sở để xác định bệnh

viện, cơ sở khám chữa bệnh nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận cho người lao động để
họ được hưởng chế độ ốm đau trong Bảo hiểm xã hội? Như vậy vấn đề ở đây là, BHXH
Việt Nam và Bộ Y tế cần sớm có văn bản thống nhất, phù hợp hướng dẫn cho BHXH các
tỉnh thành và các bệnh viện có phương hướng thực hiện. Bên cạnh đó, trong trường hợp
người lao động hưởng chế độ ốm đau do chăm con ốm cũng cần có giấy xác nhận của cơ
sở y tế, vậy cơ sở y tế đó có phải thuộc các cơ sở có đăng ký khám chữa bệnh với cơ
quan Bảo hiểm xã hội như trong trường hợp người lao động ốm đau hay không? Ngoài
ra, rất nhiều trường hợp có thể lợi dụng quen biết hay dùng những phương pháp khác để
lấy được chứng nhận của bác sỹ nhưng thực tế người đó lại không bệnh tật, ốm đau cần
chữa trị và lại có cơ sở để được hưởng chế độ không chính đáng. Vì vậy, vấn đề giấy xác
nhận cần được xem xét chặt chẽ và quy định cụ thể hơn.
Về mặt sổ bảo hiểm xã hội thì theo luật pháp sẽ do người sử dụng lao động giữ và
khi cần thì người lao động sẽ liên hệ nhận, để đưa vào hồ sơ hưởng chế độ nhưng ở đây
ta thấy vô tình làm khó hơn cho người sử dụng lao động cũng như người lao động. Vì
người sử dụng lao động phải quản lý thêm về các vấn đề sổ sách cộng với mất thời gian
không cần thiết của người lao động khi phải liên hệ với người sử dụng lao động để nhận
sổ bảo hiểm xã hội của họ.
Thứ ba là vấn đề Doanh nghiệp tự giữ lại 2% tổng quỹ lương đóng Bảo hiểm xã
hội để thực hiện chi trả chế độ ốm đau. Trên thực tế không phải đơn vị sử dụng lao động
nào cũng giữ lại 2% tổng quỹ lương đóng Bảo hiểm xã hội để thực hiện chi trả chế độ ốm
đau mà phần lớn các doanh nghiệp đều nộp hết lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để cơ quan
Bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động. Nguyên nhân là bởi vì:
+ Do cán bộ phụ trách Bảo hiểm xã hội của đơn vị chưa nắm chắc nghiệp vụ nên
gặp khó khăn trong khâu thẩm định hồ sơ dẫn đến tình trạng chi sai, chi không đúng quy
định. Trong trường hợp người sử dụng lao động do thẩm định sai đã chi lớn hơn so với số
1
Theo “phapluat.vn”, bài viết “mất tiền vì thủ tục BHXH…nhùng nhằng” ngày 12/10/2011 – Phạm Thọ
13
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011

tiền mà người lao động được hưởng thì việc thu hồi là rất khó, người phụ trách Bảo hiểm
xã hội của doanh nghiệp nếu không bổ sung, hoàn chỉnh được hồ sơ thì buộc phải bỏ tiền
túi ra bồi thường, tạo nên tâm lý ngán ngại.
+ Nhiều doanh nghiệp không đủ nhân lực để thanh toán cho người lao động trong
vòng 3 ngày như quy định của luật. Thêm vào đó, các doanh nghiệp đến ngày 5 của tháng
đầu quý sau phải quyết toán tất cả hồ sơ Bảo hiểm xã hội của quý trước dẫn đến tình
trạng không quyết toán kịp vì số lao động đông, dẫn đến chuyện quyết toán trễ và bị phạt,
tính lãi trên số tiền giữ lại khiến doanh nghiệp rất bức xúc. Bên cạnh đó, khoản 2% giữ
lại theo quy định cũng không đủ thực hiện chi trả kịp thời nếu như đối tượng được hưởng
có phát sinh lớn.
Qua đây ta cũng thấy nhiều doanh nghiệp không mặn mà chuyện giữ lại 2% kinh
phí Bảo hiểm xã hội để chi trả cho người lao động là vì không muốn thêm việc và ngại
khó, nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vì ở một số doanh nghiệp, tình hình
nhân sự thường không ổn định. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chuyện các nhân viên
phụ trách Bảo hiểm xã hội không thông thạo nghiệp vụ thẩm định hồ sơ, dẫn đến chuyện
chi sai và phải bồi thường. Đó là chưa kể xuất hiện nạn hồ sơ bảo hiểm giả mà chỉ có cơ
quan bảo hiểm mới đủ khả năng phát hiện.
14
Tiểu luận An Sinh Xã Hội
2011
Kết Luận
Luật pháp là công cụ để điều chỉnh, giữ gìn trật tự an ninh xã hội, bảo vệ và đảm
bảo các quyền lợi của công dân, nên luật pháp cần có tính cấp nhật hằng ngày phát triển
theo các quan hệ xã hội nó điểu chỉnh và các quyền và lợi ích của công dân mà nó bảo vệ.
Nhưng thực tế lập pháp ở nước ta thì vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có đủ điều kiện để
điều chỉnh và sửa chữa luật liên tục nên việc phân tích từ thực tiễn đến lý luận là việc làm
cần thiết giúp việc định hướng để thay đổi và sửa chữa luật theo một hướng tích cực.
Theo quan điểm đó thì vấn đề về chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội cũng
vậy, do còn nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng và giải quyết nên để theo kịp đà phát
triển của xã hội và kinh tế cũng như để chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của người lao động thì việc sửa đổi, hoàn thiện nó là một điều cần thiết và cần
phải nhanh chóng khắc phục để đảm bảo ổn định đời sống người lao động, giúp họ yên
tâm lao động sản xuất một cách hết mình và sáng tạo góp phần phát triển đất nước. Để
làm được điều đó cần có sự nỗ lực chung của toàn ngành, sự chỉ đạo kịp thời của Chính
phủ và các cơ quan chức năng có liên quan cùng với sự phối hợp, quan tâm và ý thức của
người dân, có như vậy quyền lợi của người dân mới được đảm bảo, từ đó góp phần đảm
bao an sinh xã hội của đất nước.
15

×