Bài tiểu luận || 2009 UIT
Phương pháp nghiên cứu khoa học Trang 0 || 13
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Khoa: Khoa Học Máy Tính
Lớp: CNTN01
------------ ------------
Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Sáng Tạo Khoa Học
Sinh Viên Thực Hiện:
Nguyễn Bích Vân – 06520560
TP. Hồ Chí Minh 2009
Giảng viên: GS.TS.KH. Hoàng Văn Kiếm
Bài tiểu luận || 2009 UIT
Phương pháp nghiên cứu khoa học Trang 1 || 13
Lời cảm ơn
Trong thời gian qua, với sự chỉ dạy tận tình về mặt kiến thức môn học Phương
Pháp Luận Nghiên Cứu Sáng Tạo Khoa Học của thầy GS.TS.KH Hoàng Kiếm, sự
hướng dẫn nhiệt tình các thầy cô trong khoa Khoa Học Máy Tính và cùng sự hỗ trợ đầy
đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường đã giúp em được tiếp thu những kiến thức,
hiểu biết tốt nhất về Nghiên Cứu Sáng Tạo Khoa Học để có thể hoàn thành tốt bài báo
cáo này.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến quí thầy cô !!!
Bài tiểu luận || 2009 UIT
Phương pháp nghiên cứu khoa học Trang 2 || 13
Mục lục
A. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Nghiên cứu khoa học?.........................................................................Trang 4
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khoa học? .....................................Trang 4
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu khoa học? .....................................Trang 4
IV. Một số thông tin khoa học công nghệ trong và ngoài nước 2009…...Trang 5
V. Tình hình nghiên cứu khoa học ở các trường Đại Học ……………...Trang 5
B. ÁP DỤNG MỘT SỐ THỦ THUẬT SÁNG TẠO CƠ BẢN VÀO ỨNG DỤNG
THỰC TẾ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặt vấn đề………………………………..………………….….........Trang 7
II. Giải quyết vấn đề……………………………………………..……...Trang 7
C. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
I. Cơ sở lý thuyết ……………………………………..…..……............Trang 8
1. Giới thiệu thuật toán Dijkstra…………………….….……..….…Trang 8
2. Mô tả thuật toán Dijkstra……………………………………..…..Trang 9
II. Thực thi chương trình..…………………………….……..……….…Trang 10
1. Đặc tả và mô phỏng tri thức…………………….…….……..…...Trang 10
2. Đặc tả chương trình thực thi………………………………….......Trang 11
3. Mở rộng…………………………………………………………..Trang 12
Bài tiểu luận || 2009 UIT
Phương pháp nghiên cứu khoa học Trang 3 || 13
Mở đầu
Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao của con người, các nhà tri
thức đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Bằng các hoạt động nghiên cứu
của mình, các nhà tri thức không chỉ góp phần làm giàu nguồn tri thức cho nhân
loại, mà còn cho ra đời những ứng dụng thiết thực phục vụ cho lợi ích con người.
Bên cạnh việc tìm hiểu một cách khái quát các hoạt động nghiên cứu trong và
ngoài nước nhằm có những kiến thức nền tảng, bài báo cáo còn đưa ra một số thủ
thuật sáng tạo cơ bản nhằm áp dụng thuật toán Dijkstra vào cuộc sống thực tế.
Nội dung báo cáo
Tìm hiểu sơ lược về hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
Áp dụng một số thủ thuật sáng tạo nhằm tiến hành triển khai tìm hiểu thuật toán
Dijkstra để giải quyết vấn đề tìm đường đi ngắn nhất trên một miền tri thức.
Bài tiểu luận || 2009 UIT
Phương pháp nghiên cứu khoa học Trang 4 || 13
A. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Nghiên cứu khoa học? [1]
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử
nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm
nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới
tự nhiên và xã hội để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn,
giá trị hơn.
Con người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực
nghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khoa học? [1]
* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm
rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi
nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu khoa học? [1]
Khi viết một báo cáo nghiên cứu khoa học, một điều rất quan trọng là làm sao thể
hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì
vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
* Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu
mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó
có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc
hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào
việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên
cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
* Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người
nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có
thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động
của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều
mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.