Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

luận văn so sánh đánh giá một số giống sắn có triển vọng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 73 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng và hóa học trong một số loại cây trồng dùng
làm thức ăn cho gia súc 4
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới 5
từ năm 2006 - 2012 5
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm
2007 - 2012 6
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong 7
cả nước năm 2012 7
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Thái Nguyên 9
giai đoạn từ năm 2007 - 2012 9
Bảng 4.1: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 5 giống sắn tham gia thí
nghiệm tại Trường Đại học Nông Lâm năm 2013 21
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 5 giống sắn 23
tham gia thí nghiệm 23
Bảng 4.3: Tốc độ ra lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 25
Bảng 4.4: Tuổi thọ lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 27
Bảng 4.5: Đặc điểm nông sinh học của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 28
Bảng 4.6: Yếu tố cấu thành năng suất của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 32
Bảng 4.7: Năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm 34
Bảng 4.8: Năng suất củ tươi của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống
đối chứng KM94 35
Bảng 4.9: Năng suất thân lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với giống
đối chứng KM94 36
Bảng 4.10: Năng suất sinh vật học của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm so với
giống đối chứng KM94 39
Bảng 4.11: Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm 40
Bảng 4.12: Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô của 5 giống sắn 41
tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94 41
Bảng 4.13: Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của 5 giống sắn 44


tham gia thí nghiệm so với giống đối chứng KM94 44
Bảng 4.14: Kết quả hoạch toán kinh tế của 5 giống sắn 46
tham gia thí nghiệm 46
51
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
36
Hình 4.1: Biểu đồ năng suất củ tươi của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 36
37
Hình 4.2: Biểu đồ năng suất thân lá của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 37
39
Hình 4.3: Biểu đồ năng suất sinh vật học của 5 giống sắn tham gia 39
thí nghiệm 39
42
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ chất khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 42
43
Hình 4.5: Biểu đồ năng suất củ khô của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 43
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ tinh bột của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 45
Hình 4.7: Biểu đồ năng suất tinh bột của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 45
Hình 4.8: Biểu đồ hoạch toán kinh tế của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm 47
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CIAT : Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
IITA : Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSCT : Năng suất củ tươi
NSTB : Năng suất tinh bột
NSCK : Năng suất củ khô
NSTL : Năng suất thân lá
TLCK : Tỷ lệ chất khô

TLTB : Tỷ lệ tinh bột
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG 1
Trang 1
DANH MỤC CÁC HÌNH 2
Trang 2
MỤC LỤC 4
Trang 4
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất 2
PHẦN 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn 3
2.1.1. Nguồn gốc 3
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng 4
2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam 5
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam 6
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên 9
2.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam 10
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam 12
PHẦN 3 16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.3. Nội dung nghiên cứu 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 16
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm 17
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 18
3.4.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 20
PHẦN 4 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia thí
nghiệm 21
4.2. Tốc độ sinh trưởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm 22
4.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm
23
4.2.2. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm 25
4.2.3. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm 27
4.3. Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thí nghiệm 28
4.3.1. Chiều cao thân chính 29
4.3.2. Chiều dài các cấp cành 29
4.3.3. Chiều cao cây cuối cùng 30
4.3.4. Đường kính gốc 30
4.3.5. Tổng số lá trên cây 31
4.3.6. Thời gian từ trồng đến phân cành 31
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm 31
4.4.1. Chiều dài củ 32
4.4.2. Đường kính củ 33
4.4.3. Số củ trên gốc 33
4.4.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc 34

4.5. Năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm 34
4.5.1. Năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm 34
4.5.2. Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm 40
PHẦN 5 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Đề nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT KHÍ HẬU THÁI NGUYÊN NĂM 2013 51
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương
thực dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, và trồng được trên những vùng
đất nghèo, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc. Nó
được trồng rộng rãi ở 30
0
Bắc đến 30
0
Nam và được trồng ở trên 100 nước
nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu Mỹ và châu Á (Phạm Văn
Biên và Hoàng Kim,1991).
Sắn là cây lương thực rất quan trọng bởi có giá trị lớn trên nhiều mặt.
Sắn là nguồn lương thực đáng kể cho con người, hiện nay nhiều nước trên
thế giới đã sử dụng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn làm nguồn lương
thực chính, nhất là các nước của châu Phi. Tinh bột sắn còn là một thành
phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới. Sắn cũng
là thức ăn cho gia súc, gia cầm quan trọng tại nhiều nước trên thế giới, ngoài ra
sắn còn là hàng hóa xuất khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh

học và phụ gia dược phẩm… Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu
chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Năm
2012 diện tích sắn toàn quốc là 550,6 nghìn ha, năng suất bình quân 177,0
tạ/ha, sản lượng là 9745,5 nghìn tấn (FAOSTAT, 2013). Cả nước hiện có
hơn 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn, trong đó có 41 nhà máy đã đi vào
hoạt động với tổng công suất 2,2 - 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/năm. Tổng sản
lượng tinh bột sắn của Việt Nam hiện đạt 600 - 800 nghìn tấn, trong đó có
khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% tiêu thụ trong nước (Trần Ngọc
Ngoạn, 2007).
Cây sắn ở Việt Nam ngày càng có nhu cầu cao trong công nghiệp
chế biến tinh bột, thức ăn gia súc, thực phẩm, dược liệu và trở thành cây
hàng hóa xuất khẩu của nhiều tỉnh, công nghiệp chế biến ngày càng đa
dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng tốt hơn.
1
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu hiện nay thì giống tốt cho năng suất
cao, chất lượng tốt và thích ứng rộng đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì
vậy, các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đang rất quan tâm đến
công tác chọn lọc và cải tạo giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay cũng như sau này. Xuất phát từ thực tế đó,
em thực hiện đề tài: “So sánh một số giống sắn có triển vọng tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Chọn ra được 1 - 2 giống sắn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt
đáp ứng được nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
đồng thời phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thái Nguyên cũng như các tỉnh
Trung du miền núi phía Bắc.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh một đặc điểm về sinh trưởng, phát triển các giống sắn tham
gia thí nghiệm.

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các
giống sắn tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống sắn tham gia thí nghiệm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã
học, áp dụng vào thực tế tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm kiến thức
cũng như kinh nghiệm trong sản xuất.
- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn, nắm được phương pháp và
tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Góp phần tìm ra giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt
đưa vào sản xuất đại trà nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của tỉnh Thái
Nguyên cũng như các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn
2.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz có hoa hạt kín,
có 2 lá mầm và thuộc họ thầu dầu có tới hơn 300 chi và 8000 loài phân
thành 17 nhóm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36. Nhiều tài liệu cho biết cây sắn
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ Latinh (Crantz, 1976) và được
trồng cách đây khoảng 5000 năm (CIAT,1993).
Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thuyết tại Đông Bắc
Brazil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và
hoang dại (Đecanola, 1986; Roger, 1965).
Trung tâm phân hóa phụ của cây sắn có thể tại Mehico, Trung Mỹ và

ven biển các nước Nam Mỹ. Bằng chứng là những di tích khảo cổ ở
Venezuela niên đại 2700 năm trước công nguyên, những lò nướng bánh sắn
trong phức hệ Malabo ở phía bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm
trước công nguyên, những hạt tinh bột sắn ở trong phần hóa thạch được
phát hiện tại Mehico có tuổi khoảng 900 năm đến 200 năm trước công
nguyên (Roger, 1963, 1965).
Các công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng:
Cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có bốn trung tâm phát sinh đó là: Brazil
có hai trung tâm, còn lại là ở Mehico và Bolivia.
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào
thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm
1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P,G,
Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W,M,S,M Bandara và
M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma
và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping
1992; U Thun Than 1992).
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ thứ 18 [1] và
được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam.
3
Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,
vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Theo số liệu công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế
giới (FAO), hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn (tính trên 100 gam phần ăn
được) như sau:
Nước : 65,5%
Protein : 1,0%
Lipit : 0,2%
Xenlulose : 1,2%
Tinh bột : 32,1%

Trong protein của sắn có tương đối đầy đủ các acid amin (nhất là 9
acid amin không thay thế được cần thiết cho con người) đặc biệt hai acid
amin quan trọng là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của
cả trẻ em và người lớn.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng và hóa học trong một số loại cây
trồng dùng làm thức ăn cho gia súc
Tên thức ăn
Chất
khô
(%)
Protein
thô
(%)

thô
(%)
Canxi
(%)
Photpho
(%)
Năng lượng
trao đổi
(Kcal/đvtă)
Thân lá cỏ voi non 11,80 2,20 3,20 0,04 0,02 240
Cây ngô non 13,10 1,40 3,40 0,08 0,03 285
Lá cây keo dậu 25,53 6,94 3,63 0,37 0,07 707
Lá cỏ Stylo 20,10 4,10 3,30 0,40 0,04 484
Rau muống 10,60 2,10 1,60 0,12 0,05 270
Củ sắn cả vỏ 27,70 0,90 1,00 0,05 0,04 968
Lá sắn 25,74 6,59 3,82 0,30 0,09 726

Bột lá sắn 89,66 20,57 13,98 1,10 0,63 2349
Bã sắn ướt 20,36 0,50 1,71 0,04 0,03 468
(Nguồn: FeedPig/2001_VCN 30/12/2000 Viện chăn nuôi)
Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy lượng vật chất khô của củ sắn cả vỏ, lá
sắn, bột lá sắn, bã sắn ướt đều cao hơn so với một số cây dùng làm thức ăn
4
cho gia súc khác. Đặc biệt trong củ sắn cả vỏ có hàm lượng chất khô, protein
thô, xơ thô, canxi, photpho và năng lượng trao đổi đều cao hơn hẳn so với các
loại thức ăn khác. Điều này chứng tỏ thành phần dinh dưỡng trong củ sắn là
rất cao, đáp ứng được nhu cầu trong khẩu phần ăn của vật nuôi.
2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Năm 2012 diện tích sắn trên toàn thế giới đạt 19,99 triệu ha, năng
suất bình quân 12,83 tấn/ha, sản lượng 256,53 triệu tấn. Qua đó ta thấy
cây sắn hiện nay đang bị thu hẹp về diện tích song vẫn phát triển cả về
năng suất và sản lượng. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế
giới được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
từ năm 2006 - 2012
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2006 18,56 12,06 223,85
2007 18,62 12,15 226,30
2008 18,77 12,44 233,50
2009 18,75 12,50 234,55

2010 19,29 12,47 240,66
2011 20,06 12,78 256,40
2012 19,99 12,83 256,53
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế thới có xu hướng tăng
dần từ năm 2006 đến năm 2012. Có được kết quả đó là do chiến lược phát
triển lương thực toàn cầu đã thực sự coi trọng giá trị của cây sắn. Mặt khác,
sắn lại là cây lương thực dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện kinh tế đặc
biệt là có thể sinh trưởng và cho năng suất cao khi đất nghèo dinh dưỡng, là
cây trồng công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao với nhiều cây công
nghiệp khác.
5
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là một trong bốn cây trồng có vai trò quan trọng
trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô (Phạm Văn
Biên, 1998).
Cây sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh
thái nông nghiệp Việt Nam, song tập trung thành 4 vùng chính gồm có:
vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sắn là nguồn thu nhập quan trọng của
các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp
sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.
Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 - 2012
được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn
từ năm 2007 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007 495,5 16,53 8,193
2008 555,7 16,91 9,396
2009 508,8 16,82 8,557
2010 498,0 17,26 8,595
2011 558,2 17,73 9,898
2012 550,6 17,69 9,745
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Qua số liệu ở bảng 2.3 cho thấy tình hình sản xuất sắn qua các năm
so với năm 2007 tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2007 có
diện tích trồng sắn là 495,5 nghìn ha, năm 2012 là 550,6 nghìn ha, tăng so
với năm 2007 là 55,1 nghìn ha đánh dấu sự gia tăng năng suất từ 16,53
tấn/ha trong năm 2007 lên 17,69 tấn/ha vào năm 2012.
Ngoài ra, sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ
trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio - ethanol, mì
ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát… Toàn quốc hiện có trên 60 nhà
máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ
6
tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rải rác tại hều hết các tỉnh
trồng sắn.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong
cả nước năm 2012
Vùng Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng

(nghìn tấn)
Cả nước 550,6 177,0 9 745,5
Đồng bằng sông Hồng 6,7 156,9 105,1
Trung du và miền núi phía Bắc 117,0 127,1 1 486,5
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
174,9 346,0 3 027,5
Tây Nguyên 149,5 170,0 2 542,0
Đông Nam Bộ 96,0 258,9 2 485,1
Đồng Bằng sông Cửu Long 6,5 152,8 99,3
(Nguồn (Mard,2013))
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy cả nước sắn được trồng tập trung chủ yếu ở
4 vùng trồng sắn chính sau:
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Có diện tích sắn
lớn nhất cả nước, trong những năm qua nhờ có các chính sách mở cửa
cho phép các tổ chức liên doanh đầu tư xây dựng mới nhiều nhà máy chế
biến tinh bột sắn và quy hoạch vùng sản xuất sắn nguyên liệu nên diện
tích sắn tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2012 diện tích sắn
toàn vùng đạt 174,9 nghìn ha (chiếm 31,76% tổng diện tích sắn toàn
quốc), năng suất 346,0 tạ/ha, sản lượng 3,027 triệu tấn củ tươi (chiếm
31,06% tổng sản lượng sắn toàn quốc). Diện tích tập trung tại một số
tỉnh như: Thanh Hóa (vùng sắn huyện Như Xuân, Bá Phước, Quang Hóa,
Lang Chánh và huyện Thường Xuân), Nghệ An (vùng sắn huyện Thanh
Chương, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong), Hà Tĩnh (vùng sắn huyện
Kỳ Anh), Quảng Bình (vùng sắn huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy), Quảng Trị
(vùng sắn huyện Hương Hóa, Vĩnh Linh, Hại Lăng, Cam Lộ), Thừa
Thiên Huế (vùng sắn huyện Phú vang, Phong Điền, A Lưới), Quảng
Nam (vùng sắn huyện Quế Sơn, Thăng Bình, núi Thành), Quảng Ngãi
(vùng sắn huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Hà), Bình Định
7

(vùng sắn huyện Phù Cát, Tây Sơn, Vân Canh) và Phú Yên (vùng sắn
huyện Đồng Xuân, Sông Hinh và Tuy Hòa).
- Vùng Tây Nguyên: Có diện tích sắn lớn thứ 2 cả nước, với ưu thế về
điều kiện tự nhiên và con người, diện tích sắn liên tục tăng mạnh trong thời
gian qua. Năm 2012, diện tích sắn toàn vùng đạt 149,5 nghìn ha (chiếm
27,16% diện tích toàn quốc), năng suất 170,0 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên
2,5 triệu tấn củ tươi (chiếm 26,08% tổng sản lượng sắn toàn quốc). Diện tích
tập trung tại một số tỉnh: Kon Tum (vùng sắn huyện Đắk Tô, Đắk Hà, Ngọc
Hồi và Sa Thầy), Gia Lai (vùng sắn huyện An Khê, Măng Yang, Chư Prông,
Krông Pa và Đức Cơ), Đắc Lắc (vùng sắn huyện Ea Kar, MDrăk, Đăk Song,
Đăk Lấp, Đăk Nông và Krông Bông).
- Vùng Đông Nam Bộ: Là vùng có NSTB cao thứ 2 toàn quốc, diện
tích tăng liên tục trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay do nhu
cầu sắn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột tăng cao, việc đầu tư
thâm canh cây sắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số cây trồng khác
trong cùng điều kiện như mía, lúa 1 vụ… người trồng sắn đã bắt đầu có tích
lũy và làm giàu nhờ nghề trồng sắn. Năm 2012 diện tích toàn vùng đạt 96,0
nghìn ha (chiếm 17,4% diện tích toàn quốc), năng suất 258,9 tạ/ha, sản lượng
đạt 2,485 triệu tấn củ tươi (chiếm 25,5% tổng sản lượng toàn quốc). Diện tích
tại một số tỉnh như: Tây Ninh (vùng sắn ở huyện Tân Biên, Tân Châu, Dương
Minh Châu và Châu Thành), Đồng Nai (vùng sắn ở huyện Vĩnh Cửu, Xuân
Lộc, Đông Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng và Bình Long), Bà Rịa -
Vũng Tàu (vùng sắn huyện Xuyên Mộc), Bình Thuận (vùng sắn huyện Bắc
Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân và Đức Linh),
Ninh Thuận (vùng sắn ở huyện Bắc Ái).
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Có lịch sử phát triển cây sắn
từ lâu đời, đây là vùng có đầy đủ lợi thế về phát triển sắn, đã có thời điểm
diện tích gieo trồng toàn vùng chiếm tới gần 50% diện tích sản lượng cả
nước, tuy nhiên vùng Trung du và miền núi phía Bắc phát triển chậm hơn so
với vùng Đông Nam Bộ là do năng lực chế biến phát triển chậm, đồng thời

sản xuất sắn gặp nhiều điều kiện hạn chế do điều kiện khí hậu, đất dốc, giao
8
thông khó khăn. Năm 2012, diện tích toàn vùng đạt 117,0 nghìn ha
(chiếm 21,25% tổng diện tích sắn toàn quốc), năng suất đạt trên 127,1
tạ/ha, sản lượng 1,4865 triệu tấn củ tươi (chiếm 15,25% tổng sản lượng
sắn toàn quốc). Sắn được trồng trên các chân đất đồi có độ dốc trên 10
0
là chủ yếu và trồng theo vùng nguyên liệu, diện tích trồng tập trung chủ
yếu tại các tỉnh Yên Bái (vùng sắn Văn Yên, Yên Bình), Phú Thọ (vùng
sắn Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập), Hòa Bình (vùng sắn
Lạc Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc).
Mặc dù ngành chế biến sắn của Việt Nam còn non trẻ nhưng các
nhà máy chế biến tinh bột sắn của Việt Nam đều khá hiện đại, giá thành
sản xuất chế biến rẻ nên sắn Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao và có nhu
cầu thị trường. Ngoài sản phẩm tinh bột sắn thì sắn lát khô cũng là một
mặt hàng quan trọng và có nhu cầu cao. Thị trường xuất khẩu sắn lát khô
của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm
2003 - 2004 Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng trên 328,000
tấn sắn lát. Giá sắn của Việt Nam khá cạnh tranh so với giá sắn của các
nước sản xuất trong khu vực và thế giới (Trần Ngọc Ngoạn, 2007).
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Thái Nguyên
giai đoạn từ năm 2007 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng xuất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)

2007 3,8 98,9 37,6
2008 4,1 105,6 43,3
2009 3,9 131,3 51,2
2010 3,9 145,9 56,9
2011 3,6 146,7 52,8
2012 3,8 146,8 55,8
(Nguồn ( Mard, 2013))
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc,
mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, địa
hình chủ yếu là đồi núi thích hợp cho việc canh tác sắn. Ngày nay công
nghiệp chế biến sắn càng phát triển nhất là ngành chế biến tinh bột và
9
ethanol thì sắn được coi là một trong những cây trồng cho thu nhập cao,
Tổng diện tích trồng sắn của tỉnh Thái Nguyên đạt 3,8 nghìn ha năm 2007
đến năm 2012 diện tích không đổi nhưng sản lượng lại tăng từ 37,6 nghìn
tấn lên 55,8 nghìn tấn. Điều này cho thấy người dân đang sử dụng giống
sắn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và tỷ lệ tinh bột cao.
2.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới
Trước đây, sắn được coi là một cây màu lương thực vì vậy thường
được phát triển trên diện rộng. Sắn là cây trồng của người nghèo và được
sản xuất bởi người nông dân nghèo nên có thời gian sắn bị lãng quên ở
cộng đồng các nước phát triển.
Đến năm 1970, với sự thành lập chương trình nghiên cứu sắn của
CIAT ở tại các nước Colombia và IITA (International institute for
Tropical Agriculture) ở Nigieria.
Trên thế giới sắn được trồng chủ yếu bằng hom nên có lợi thế về mặt
duy trì các tính trạng tốt qua các thế hệ sinh sản vô tính (dòng vô tính) song
lại có khó khăn là hệ số nhân giống của sắn rất thấp (trung bình là 1:7). Quá
trình chọn tạo giống sắn cần phải có ít nhất 6 năm để xác định được dòng

sắn triển vọng (Trần Ngọc Ngoạn, 1995), (Trần Ngọc Ngoạn và cs, 2004).
Nguồn gen và cơ cấu giống sắn phù hợp cho mỗi vùng sinh thái có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu trong công tác cải tiến giống sắn. Sự phong phú, đa
dạng về nguồn gen và phương pháp chọn, tạo vật liệu giống sắn triển vọng
là cơ sở để tạo ra giống tốt.
Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn được thực hiện chủ
yếu ở Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới - CIAT tại Colombia,
Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới - IITA tại Nigeria, cùng với các
Trường, Viện Nghiên cứu quốc gia ở những nước trồng và tiêu thụ
nhiều sắn; CIAT, IITA đã có những chương trình nghiên cứu rộng lớn
đồng thời kết hợp chặt chẽ các chương trình sắn của mỗi quốc gia để
tiến hành thu thập, nhập nội, chọn tạo và cải tiến giống sắn. Mục tiêu
của chiến lược cải tiến giống sắn được thay đổi tuỳ theo sự cần thiết
và khả năng của từng chương trình quốc gia đối với công tác tập huấn,
10
phân phối nguồn vật liệu giống ban đầu đã được điều tiết bởi các
chuyên gia chọn tạo giống sắn của CIAT.
CIAT là nơi bảo tồn nguồn gen giống sắn đứng hàng đầu của thế
giới. Hiện tại CIAT cũng thu thập, bảo quản được 5.782 mẫu giống sắn và
đăng ký tại FAO gồm 5.138 mẫu giống sắn thu thập tại vùng Nam Mỹ và
Trung Mỹ, 24 mẫu giống sắn ở Bắc Mỹ, 384 mẫu sắn lai của CIAT, 163
mẫu giống sắn vùng châu Á, 19 mẫu giống sắn vùng châu Phi (Lường Văn
Duy, 2007). Trong số 5.728 mẫu giống sắn này có 35 loài sắn hoang dại
được thu thập nhằm sử dụng lai tạo ra giống sắn kháng sâu bệnh hoặc giàu
protein. Nguồn gen giống sắn nêu trên đã được CIAT bảo tồn và đánh giá
cẩn thận về khả năng cho năng suất, giá trị dinh dưỡng, thời gian sinh
trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại cũng như thích ứng với sự thay
đổi của môi trường. Từ đó chọn ra những cặp bố mẹ phục vụ cho công tác
cải tiến giống sắn để trao đổi, giữ gen đối với các nước.
Tại châu Mỹ Latinh, chương trình chọn tạo giống sắn của CIAT đã

phối hợp với CLAYUCA và những chương trình sắn quốc gia của các
nước Brazil, Colombia, Mehico… giới thiệu cho sản xuất ở các nước này
những giống sắn tốt như SM1433-4, CM3435-3, SG337-2, CG489-31,
MCol72, AM273-23, MBRA383… Do vậy đã góp phần đưa năng suất
và sản lượng sắn trong vùng tăng lên một cách đáng kể.
Viện Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế IIAT (International
Institute Tropical Agriculture) đặt tại Nigieria đã qua thu thập, đánh giá,
bảo quản 1.286 mẫu giống, vật liệu đã chọn lọc và đưa vào sản xuất một số
giống sắn chống chịu virus có năng suất cao hơn giống địa phương 2 đến 3
lần (Phan Kim Sơn, 2008).
Ở châu Phi, CIAT phối hợp với IITA và các nước Nigeria, Congo,
Ghana, Tanzania, Mozambique, Angola, Uganda cùng nhiều tổ chức quốc tế
như FAO, Bill Gates Foundation để nghiên cứu nhằm phát triển các giống sắn
mới ngắn ngày, chất lượng cao (giàu carotene, vitamin, protein…) thích hợp ăn
tươi và có khả năng kháng bệnh virus (một loại bệnh dịch hại nghiêm trọng đối
với cây sắn ở châu Phi) (Trần Ngọc Ngoạn, 2007).
11
Ở châu Á, các nhà chọn tạo giống sắn tham dự hội thảo được tổ chức
tại Thái Lan vào tháng 11/1987 đã nhất trí xác định mục tiêu của các
chương trình cải tiến giống sắn quốc gia là chọn tạo ra những giống sắn có
năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến công
nghiệp. Mục tiêu cải tiến giống sắn của những quốc gia (Ấn Độ, Indonexia,
Srilanca) có nhu cầu cao về sử dụng sắn làm lương thực là chọn tạo những
giống sắn ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng axit
Cyanhydric (HCN) trong củ thấp, thích hợp tiêu thụ tươi, dạng cây đẹp, có
khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh.
Tại Hội thảo Sắn Quốc tế lần thứ Tám tổ chức tại thủ đô Viên Chăn,
Lào ngày 20 - 24 tháng 10 năm 2008. Các nhà khoa học đã xác định tương
lai mới cho sắn ở châu Á là làm thực phẩm, thức ăn gia súc và nhiên liệu
sinh học có lợi cho người nghèo, mục tiêu là chọn tạo được những giống

mới đáp ứng được yêu cầu sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn gia súc, phát
triển mới trong chế biến sắn, đặc biệt là làm nhiên liệu sinh học, tinh bột,
tinh bột biến tính, màng phủ sinh học, công nghiệp thực phẩm.
Ấn Độ là nước ở châu Á có năng suất sắn cao hàng đầu thế giới. Cơ
quan điều phối cải tiến giống sắn toàn Ấn Độ là Viện Nghiên cứu Cây có
củ (CTCRI) ở Trivandrum của tiểu bang Kerala. CTCRI đã thu thập, bảo
quản, đánh giá 1.354 mẫu giống sắn và lai tạo được hàng chục nghìn hạt
sắn lai phục vụ cho chương trình chọn tạo các giống sắn mới. Gần đây,
Ấn Độ có 5 giống sắn mới được nhà nước công nhận là giống quốc gia,
trong đó giống Sree Prakash có nhiều triển vọng đạt năng suất củ tươi cao
(35 - 40) tấn/ha.
Chương trình cải tiến giống sắn của Trung Quốc được thực hiện chủ
yếu tại Học Viện Cây trồng Nhiệt đới Nam Trung Quốc (CATAS), Viện
Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI). Những giống
sắn mới năng suất cao trong thời gian gần đây tại Trung Quốc có SC201,
SC205, SC124, Nanzhi188, GR911, GR891.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam
12
Chọn giống sắn tốt, năng suất cao phù hợp với đất đai và yêu cầu của
sản xuất lớn là việc làm cần thiết để phát huy những ưu điểm của giống.
Nhưng trong điều kiện sản xuất trên diện rộng nếu không có một kế hoạch
chọn lọc bồi dưỡng giống sắn thường xuyên thì sau một vài năm giống sắn
tốt cũng dễ thoái hóa làm năng suất giảm xuống. Thấy được tầm quan trọng
của công tác chọn tạo giống sắn, các nhà khoa học Việt Nam đã không
ngừng nghiên cứu chọn lọc các giống sắn mới để phục vụ cho sản xuất.
Cây sắn được du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ 18 và có mặt ở
miền Nam trước, sau đó mới đưa ra trồng ở miền Bắc và hiện nay sắn được
trồng rộng khắp cả nước (Bùi Huy Đáp, 1987).
Trước năm 1975 tại Viện khảo sát nông nghiệp Sài Gòn đã nhập nội,
thu thập và khảo sát nguồn gen giống sắn (Lê Xuân Hoa, 1962, 1964, 1968,

1972). Ở miền Bắc, tác giả Đinh Văn Lữ cùng thực hiện một số thí nghiệm
so sánh giống sắn và kết quả đã chọn ra được giống sắn H34 thuộc nhóm sắn
đắng có tỷ lệ tinh bột cao (>30%).
Trong giai đoạn 1975 - 1990, tại Viện khoa học Nông nghiệp miền
Nam và các Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc đã thu thập và
đánh giá các giống sắn địa phương. Kết quả đã chọn lọc và giới thiệu một số
giống mới để đưa ra sản xuất đại trà đó là HL23, HL24, HL20; những giống
này có năng suất cao hơn giống H34 và Mì Gòn địa phương (Nguyễn Xuân
Hải và Nguyễn Kế Hùng, 1985; Trần Ngọc Quyền và cs, 1990).
Tại miền Bắc từ 1980 - 1985, Trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái đã
đánh giá 20 giống sắn địa phương và kết luận giống Xanh Vĩnh Phú là giống
địa phương tốt nhất miền Bắc (Trần Ngọc Ngoạn và Trần Văn Diễn, 1992).
Từ năm 1988, công tác nghiên cứu chọn giống sắn ở Việt Nam có
quan hệ chặt chẽ với CIAT. Trong suốt 18 năm (1988 - 2005), chương trình
sắn của Việt Nam đã phối hợp với CIAT chọn lọc và phát triển hai giống sắn
mới là KM60 và KM94 ra sản xuất. Đây là hai giống sắn có năng suất củ
tươi cao (25 - 40 tấn/ha), có tỷ lệ tinh bột cao (27 - 30%), thích hợp với chế
biến tinh bột. Cũng từ năm 1993 trở lại đây nhiều nhà máy chế biến tinh bột
sắn được xây dựng, cây sắn đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Do đó
13
các giống sắn mới đã và đang được phát triển mạnh ở hai miền Nam - Bắc.
Việc giới thiệu và phát triển hai giống sắn mới này vào sản xuất đã là một
bước đột phá mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam.
Với sự hợp tác của CIAT, chương trình sắn Việt Nam cũng đã tiến
hành đánh giá vào khoảng 30.000 hạt lai do CIAT/Colombia, CIAT/Thái
giới thiệu và khoảng 7.000 hạt lai từ nguồn lai tạo trong nước. Hàng chục
dòng triển vọng tiếp tục được chọn ra từ nguồn vật liệu này như: KM98-1,
KM98-5, KM95-3, KM98-7, KM140… Trong số các dòng này, có những
dòng rất có triển vọng vừa thích hợp chế biến, vừa có thể sử dụng ăn tươi.
Trong giai đoạn 1991 - 2005, chương trình sắn Việt Nam đã hợp tác

chặt chẽ với CIAT, VEDAN và mạng lưới nghiên cứu sắn châu Á để đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sắn với mục tiêu là chọn tạo ra
những giống sắn có năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao, phục vụ cho chế
biến công nghiệp, đồng thời cũng tuyển chọn được những giống sắn ngắn
ngày, đa dạng, thích hợp cho cả chế biến công nghiệp cũng như nhu cầu về
lương thực ở vùng sâu, vùng xa. Do đó đã tạo được bước đột phá quan trọng
trong nghề trồng sắn của Việt Nam (Trần Ngọc Ngoạn và cs, 2004).
Các nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn nhập nội từ CIAT
thích hợp cho mục tiêu sản xuất cồn sinh học đang được thực hiện trong
chương trình sắn Việt Nam. Với 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT,
37.210 hạt giống sắn lai tạo tại Việt Nam, 38 giống sắn tác giả và 31 giống
sắn bản địa đã chọn được 98 giống sắn triển vọng. Trong đó có ba giống
KM140, KM98-5 và KM98-7 đã được đưa vào trồng tại nhiều địa phương ở
giai đoạn 2007 – 2009.
Hiện nay mục tiêu của chương trình cải thiện di truyền sắn tại Việt
Nam là:
- Tăng tiềm năng năng suất, hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột.
- Rút ngắn thời gian thu hoạch.
- Xác định các giống có năng suất cao phù hợp với từng khu vực và
vùng sinh thái khác nhau nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các hệ thống canh
tác nông hộ nhỏ.
- Lựa chọn giống sắn tốt nhất cho sản xuất ethanol sinh học.
14
Mà mục tiêu cụ thể của chương trình nhân giống sắn là: Để chọn và
phát hành giống mới có năng suất cao từ 35 - 40 tấn/ha, hàm lượng tinh bột
từ 27 - 30%, thời gian sinh trưởng và phát triển từ 8 - 10 tháng, cây mọc
thẳng đứng, đốt ngắn, ít phân nhánh, tán nhỏ gọn, kích thước gốc, củ thống
nhất và phù hợp cho chế biến công nghiệp.
Thực hiện mục tiêu trên hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu
về chọn tạo giống đạt kết quả tốt, nhờ đó mà nhiều giống sắn mới được đưa

vào sản xuất như: KM60, KM94, KM95, KM95-3, SM937-26, KM98-1,
KM98-5, KM98-7, KM140 đã thực sự mang lại lợi nhuận cao cho nông
dân trên diện rộng, cho nên tạo được công ăn việc làm và góp phần xóa đói
giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, đồng thời tăng sức cạnh tranh
của tinh bột sắn xuất khẩu và các sản phẩm khác chế biến từ sắn trên thị
trường trong và ngoài nước.
Những tiến bộ vượt bậc về công tác chọn tạo giống sắn trên thế giới
và ở Việt Nam đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của phương pháp tuyển
chọn giống sắn thích hợp theo vùng khí hậu, đất đai và tạo nguồn vật liệu
khởi đầu phong phú để tạo nên sự đột phá về năng suất. Công tác thực
nghiệm tuyển chọn giống sắn trên đồng ruộng chỉ có kết quả khi bảo đảm
vững chắc được cơ sở di truyền những tính trạng nông học. Trong đó, năng
suất củ tươi, chỉ số thu hoạch có hệ số di truyền cao; tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh
bột có hệ số di truyền thấp và ít biến động bởi điều kiện môi trường (Trần
Ngọc Ngoạn, 1995).
15
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Gồm 5 giống sắn tham gia thí nghiệm là
KM414, KM440, KM419, HL2004-28 và KM94.
- Phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng của 5 giống sắn tham gia thí nghiệm.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2013.
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm thực hành, thực
nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia
nghiên cứu.

- Khả năng sinh trưởng của các giống sắn tham gia nghiên cứu.
- Một số đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia nghiên cứu.
- Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia nghiên cứu.
- Năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia nghiên cứu.
- Hoạch toán hiệu quả kinh tế của các giống sắn tham gia nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 5 công thức bố trí theo phương pháp khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại.
- Diện tích mỗi ô: 5m x 6m = 30m
2
.
Tổng diện tích thí nghiệm: 30m x 15 = 450m
2
.
- Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức 1: Giống KM414
+ Công thức 2: Giống KM440
+ Công thức 3: Giống KM419
+ Công thức 4: Giống HL2004-28
+ Công thức 5: Giống KM94 (Đ/C)
16
Sơ đồ thí nghiệm

III
II
I
Dải bảo vệ
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
- Theo hướng dẫn của CIAT (Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế)

+ Làm đất: Sâu, tơi xốp, sạch cỏ dại… đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.
+ Mật độ trồng: 1m x 1m tương đương 10.000 cây/ha.
+ Thời vụ: Trồng vào tháng 2/2013 thu hoạch tháng 12/2013.
- Phân bón:
+ Lượng phân bón cho 1 ha:
10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 80 kg P
2
O
5
+ 120 kg K
2
O
+ Kỹ thuật bón phân:
17
Dải bảo vệ
D

i

b

o

v


4 2 5 3 1
2 4 1 5 3
1 5 3 4 2
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân + 1/3N + 1/3 K

2
O
Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3N + 1/3 K
2
O kết hợp
với làm cỏ lần 1 và vun gốc.
Bón thúc lần 2: Sau trồng 90 ngày với lượng 1/3N + 1/3 K
2
O kết hợp
với làm cỏ và vun cao gốc.
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Theo dõi sự sinh trưởng của 5 giống sắn
+ Thời gian mọc mầm: Theo dõi từ khi trồng cho đến khi có trên
70% số hom mọc mầm.
+ Tỷ lệ mọc mầm: Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng.
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu
nhiên theo đường chéo góc/ô thí nghiệm, 15 ngày đo chiều cao cây 1 lần,
lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Tốc độ ra lá: Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, 15 ngày đếm số
lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số
liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Tuổi thọ lá: Theo dõi 5 cây trên ô thí nghiệm theo phương pháp đánh
dấu lá. Tuổi thọ lá tính từ ngày lá non phát triển đầy đủ đến ngày lá già chuyển
sang màu vàng, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thí
nghiệm.
Theo dõi một lần trước khi thu hoạch, theo dõi 5 cây theo đường
chéo góc, đo đếm lấy số liệu trung bình.
- Chiều cao thân chính: Đo từ điểm gốc của cây đã được cố định
bằng cọc đến điểm phân cành đầu tiên.

- Chiều dài phân cành: Đo chiều dài các cấp cành.
- Chiều cao cuối cùng: Chiều dài thân chính + chiều dài phân cành.
- Đường kính gốc: Dùng thước kẹp pame đo cách gốc 15 cm.
- Tổng số lá trên cây: Đếm tổng số lá (sẹo lá)/cây.
18
* Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất (đường kính củ, chiều
dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc) và năng suất, chất lượng của 5
giống sắn
Theo dõi một lần khi thu hoạch vào tháng 12/2013:
+ Chiều dài củ, đường kính củ: Phân thành 3 nhóm (dài, trung bình,
ngắn) và mỗi loại chọn 3 củ để đo chiều dài củ, đường kính củ. Sau đó lấy
giá trị trung bình.
+ Số củ/gốc: Mỗi ô thí nghiệm thu hoạch 5 cây đếm tổng số củ thu
hoạch sau đó lấy giá trị trung bình. Chỉ tính các củ có chiều dài lớn hơn hoặc
bằng 12 cm và đường kính củ > 2 cm.
+ Khối lượng củ/gốc (kg): Cân tổng khối lượng củ thu hoạch của 5
cây sau đó lấy giá trị trung bình.
+ Năng suất củ tươi (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 gốc x
mật độ cây/ha.
+ Năng suất thân lá (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật
độ cây/ha.
+ Năng suất sinh vật học (tấn/ha) = Năng suất củ tươi + Năng suất
thân lá.
+ Tỷ lệ chất khô (%): Xác định theo phương pháp khối lượng riêng của
CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5 kg củ tươi cân trong không khí sau
đó đem cân trong nước bằng cân Reinman rồi áp dụng công thức sau:
Y = A
A – B
Trong đó:
Y: Tỷ lệ chất khô

A: Khối lượng củ tươi cân trong không khí (g)
B: Khối lượng củ tươi cân trong nước (g)
+ Tỷ lệ tinh bột (%): Được xác định bằng cân Reinman của CIAT
+ Hệ số thu hoạch (%):
HSTH =
NSCT
x 100%
NSSVH
19

×