Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

giáo án tiếng việt lớp 4 theo chương trình chuẩn in dùng luôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.33 KB, 72 trang )

TUẦN 1
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG.
I-Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng( âm đầu, vần, thanh )-ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT vào
bảng mẫu (mục III).
II-CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1-Ổn định:Hát vui
2-Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
-Gv nhận xét chung
3-Bài mới:
*Gv giới thiệu bài
a/Nhận xét
-Gv nhận xét đánh giá
-Gv lần lượt tô
+âm đầu
+Vần
+thanh
-Gv nhận xét đánh giá
-Gv mở bảng phụ
-Gv nhận xét đánh giá
-Gv nêu câu hỏi:
+Các tiếng nào đủ bộ phận?
+Các tiếng nào không đủ bộ phận?
-Gv nhận xét kết luận:


"Tiếng bắt buộc phải có vần-thanh tuy
nhiên âm đầu không bắt buộc có"
b/Thực hành:
-Gv mở bảng phụ
-HS đọc yêu cầu
-HS đếm số tiếng
+Câu đầu 6 tiếng
+câu sau 8 tiếng
-HS đánh vần từ "BẦU"
+BẦU=BỜ+ÂU+BÂU huyền BẦU
-HS đánh vần thầm các tiếng
-HS lần lượt đánh vần
-HS đọc yêu cầu 3
-HS suy nghĩ trao đổi
+Âm đầu:"B"
+Vần:"ÂU"
+Thanh:"HUYỀN"
-HS đọc yêu cầu 4
-HS làm vào vở
-HS làm vào vở
-HS suy nghĩ trả lời:
+THƯƠNG-LẤY-BÍ
+ƠI " thiếu âm đầu"
-HS đọc thầm kết luận
-HS đọc yêu cầu BT1
-HS làm vào vở
-HS lên bảng điền
Trang 1
-Gv nhận xét đánh giá
-Gv gợi ý:

+Lấp lánh trên trời có gì?
+Cá bơi ở đâu?
-Gv nhận xét tuyên dương
4-Củng cố:
-Hs nhắc lại ghi nhớ-lên bảng
thực hành
-Gv nhận xét đánh giá
5-Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị sau;
-HS đọc thầm câu đố
-H suy nghĩ trả lời:
+ SAO - AO

Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu :
- Điền được cấu tao của tiếng,theo 3phần đã học( âmđầu ,vần, thanh) theo bảng
mẫu ở bài tập 1
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần (dùng màu khác
nhau cho 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh ).
Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các
tiếng khác nhau.
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :

2. Bài cũ : Cấu tạo của tiếng
-Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận?
Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
-Bộ phận nào bắt buộc phải có mặt? Bộ
phận nào không bắt buộc phải có mặt?
-Phân tích 3 bộ phận của các tiếng
trong câu: Lá lành đùm lá rách, ghi vào sơ
đồ.
-Nhận xét- đánh giá
3. Bài mới
Giới thiệu bài :
Hát
-Hs nêu
-Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận. Tiếng
do Âm đầu, vần, thanh tạo thành.
-Bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có
mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc
phải có mặt.
+ 2 Hs nêu, lớp nhận xét.
+ 2 Hs làm bảng lớp, cả lớp làm bài
vào vở.
-Lớp nhận xét.
Trang 2
Bài trước ta đã biết tiếng gồm 3 bộ
phận: Âm đầu, vần và thanh. Hôm nay,
các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm
chắc hơn về cấu tạo của tiếng.
 Hoạt động 1 : Làm bài tập
-Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng
trong hai câu dưới đây. Ghi kết quả phân

tích vào bảng tổng kết.
Không ngoan đối đáp người ngoài.
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
-GV tổ chức cho sửa bài trên bảng lớp.
*-Bài 2: Tìm những tiếng vần với nhau
trong hai câu trên.
-GV cho Hs sửa miệng.
 Hoạt động 2: Làm bài tập
-GV chia lớp thành 6 nhóm.
*Bài 3: Ghi lại những cặp tiếng vần
với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các
cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống
nhau không hoàn toàn:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Tố Hữu
-GV giải thích rõ yêu cầu bài cho Hs
hiểu ( Yêu cầu bài gồm 3 phần:
+ Các cặp tiếng vần với nhau.
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn
toàn.
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn
toàn.
-GV tổ chức cho Hs sửa trên bảng lớp.
*Bài 4: Qua bài tập trên em hiểu thế
nào là hai tiếng vần với nhau?
-GV tổ chức cho các nhóm sửa miệng.


Hs quan sát H3 SGK
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm bài vào vở
Phân tích cấu tạo từng tiếng theo sơ đồ.
-1 Hs sửa bảng lớp.
-Hs đọc từng tiếng, nhận xét, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài.
-Hs làm vở.
Hai tiếng có vần với nhau trong 2
câu trên là: ngoài _ hoài (vần giống
nhau: oai ).
-Lớp nhận xét.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Hs các nhóm thi làm bài đúng nhanh
vào giấ rồi dán bằng dính trên bảng lớp:
+ Các cặp tiếng vần với nhau trong
khổ thơ:
choắt _ thoắt ; xinh xinh _ nghênh
nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn:
choắt _ thoắt ( vần : oắt )
+ Cặp vần giống nhau không hoàn
toàn:
xinh xinh _ nghênh nghênh
(vần: inh _ ênh )
-Hs các nhóm nhận xét bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs các nhóm thảo luận, ghi giấy.
Hai tiếng vần với nhau là 2 tiếng
Trang 3

-GV nhận xét.
*Bài 5: Giải câu đố chữ dưới đây:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bớt hết hóa ra béo tròn.
Để nguyên mình lại tròn thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton đến trường.
( Là cái gì)
-GV gợi ý.
+ Đây là câu đố chữ ( ghi tiếng) nếu
cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng
+ Các câu đố yêu cầu
bớt đầu : bớt âm đầu.
bớt đuôi : bớt âm cuối.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm
đúng và nhanh nhât.
4.Củng cố
-Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận? Đó
là những bộ phận nào?
-Mỗi tiếng ít nhất phải có những âm,
thanh nào? Cho ví dụ?
- Nhân xét tiết học.
có phần vần giống nhau (giống nhau
hoàn toàn và không hoàn toàn).
-Hs nhận xét, bổ sung.
-2, 3 Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs các nhóm thi giải đúng giải nhanh
câu đố bằng cách viết ra giấy, nộp ngay
cho GV sau khi đã viết xong.
Lời giải:
-Chữ bút bớt đầu là chữ út .

-Đầu đuôi bớt hết thành chữ ú .
-Để nguyên là chữ bút .
-Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận, đó là:
Âm đầu, vần, thanh.
… phải có âm chính và thanh.
Trang 4
Tuần 2
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng)
về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4);nắm được cách dùng một
số từ có tiếng” nhân”theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.(BT2,BT3)
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ.
HS : SGK, bảng con.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập về cấu tạo của
tiếng
Mời 2 Hs viết bảng lớp cả lớp viết vào
vở bài tập những tiếng chỉ người trong gia
đình.
GV nhận xét _ ghi điểm.
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài :
Hôm nay, chúng ta học bài “Mở
rộng vốn từ: Nhân hậu , đoàn kết.”

 Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs làm
bài tập.
Bài tập 1:
GV nhắc lại yêu cầu của bài tập 1.
GV hướng dẫn Hs tìm các từ ngữ thể
hiện lòng nhân hậu, đoàn kết qua 3 bài tập
đọc đã học.
Tương tự với các mục b , c , d .
GV nhận xét, đưa bảng phụ đã chuẩn
bị.
GV lưu ý Hs các từ tìm đúng và hướng
dẫn cách sử dụng từ đó.
*Bài tập 2:
GV chia lớp thành 4 nhóm cùng tìm
hiểu các từ đã cho.
GV nhận xét. Có thể giải nghĩa một số
từ.
Hát
Phần vần có 1 âm: “bà , me , cha , chú
…”
Phần vần có 2 âm: “bác , câu , thím ,
cháu …”

1 Hs đọc yêu cầu của bài tập 1.
Hs làm bảng con: tình yêu thương,
lòng yêu mến, đau xót …
Hs làm bảng con từng yêu cầu còn lại.
Hs lên bảng điền tiếp các từ vừa tìm
được vào bàng phụ.
2 hs đọc yêu cầu đề bài.

Các nhóm hoạt động theo yêu cầu a ,
b của bài tập.
Hs đại hiện nhóm chữa bài:
+ “nhân” là người: nhân dân, công
nhân, nhân loại, nhân tài.
+ “nhân” là lòng thương người: nhân
hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Nhóm nhận xét bài làm của các nhóm
khác.
Trang 5
Khuyến khích, ghi điểm thi đua cho
các nhóm.
*Bài tập 3:
GV hướng dẫn Hs cách đặt câu.
GV chốt lại, có thể đặt mẫu vài câu
khác nhau với 1 từ giúp Hs mở rộng vốn
từ.
4 Củng cố-Dặn dò
Chia lớp thành 2 dãy thi đua tìm những
tấm gương nói về lòng nhân hậu, tinh thần
đoàn kết hoặc những hoạt động xã hội nói
lên lòng nhân hậu và tinh thần đoàn kết.
Chuẩn bị: Bài “Dấu hai chấm”.
Hs chữa bài vào vở.
1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Mỗi Hs đặt 1 câu với từ ở nhóm a , 1
câu với từ ở nhóm b.
Hs nối tiếp nhau đọc câu các em đã
đọc.
Cả lớp nhận xét đúng / sai.

Hs chữa bài.
Nhân hậu: giúp bạn vượt khó, phong
trào nụ cười hồng, đền ơn đáp nghĩa …
Đoàn kết: đàn kiến, đoàn kết xây
dựng lớp vững mạnh.
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
DẤU HAI CHẤM
I. Mục tiêu :
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu(ND Ghi nhớ).
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm(BT1) ;bước đầu biết dùng dấu hai chấm
khi viết văn(BT2)
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ trong bài.
HS : Xem trước bài
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Nhân hậu đoàn kết.
Đọc lại yêu cầu của bài tập 2.
GV gọi 4 Hs yêu cầu mỗi Hs :
• Đặt câu với 1 từ ở nhóm a (nhân
dân, công nhân, nhân loại, nhân tài).
GV nhận xét.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài :
 Hoạt động 1 : Hình thành kiến
thức mới
GV gọi 3 Hs : Đọc phần nhận xét (mỗi
em 1 ý).

Cả lớp đọc thầm lại cả 3 ý.
Hát tập thể
Hs đọc yêu cầu của bài tập.
Mỗi Hs đặt 2 câu và nêu miệng : Vd :
Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
… Các Hs còn lại nêu tương tự.
Lớp nhận xét, bổ xung
Hs lắng nghe.
Hs đọc thầm tòan đọan văn yêu cầu
của bài.
Trang 6
Đọc cho cả lớp nghe câu a.
Câu văn này do ai viết?
Nội dung câu văn này là gì?
Câu văn này do ai nói?
Câu văn được viết như thế nào?
Vậy tác dụng của dấu hai chấm trong
câu văn này ra sao?
Trong câu văn này dấu hai chấm được
dùng phối hợp với dấu nào?
Gv lưu ý : Sau dấu hai chấm là lời nói
được viết trong dấu ngoặc kép.
Mời một bạn đọc câu b.
Câu văn này được trích ở bài văn nào?
Đây là câu nói của nhân vật nào?
Câu này được viết như thế nào?
Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong
câu văn này?
Ở câu văn này dấu hai chấn được dùng
phối hợp với dấu nào?

GV chốt : Trong câu b, dấu hai chấm
bào hiệu câu sau là lời nói của dế mèn,
trong trường hợp này dấu hai chấm dùng
phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
Dấu hai chấn ngoài tác dụng báo hiệu
phần sau là lời nói của nhân vật thì dấu
hai chấm còn tác dụng gì, chúng ta tìm
hiểu ở ví dụ 3.
Đọc câu văn c.
Đoạn thơ trên được trích ở bài thơ nào?
Nội dung đoạn thơ nói lên điều gì?
Nêu những điều lạ mà bà lão nhìn thấy
khi về nhà
Những điều lạ ấy được viết như thế
nào?
Vậy tác dụng dấu hai chấm trong câu c
này như thế nào?
1 Hs đọc
Do đồng chí Trường Chinh viết.
Đây là câu nói của Bác Hồ về sự ham
muốn đất nước được độc, tự do.
… do Bác Hồ nói .
Viết sau dấu hai chấm và trong ngoặc
kép.
Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu
phần sau là lời của Bác Hồ.
… dấu hai chấm dùng phối hợp với
dấu ngoặc kép.
1 Hs nhắc lại.
1 Hs đọc.

… được trích trong bài tập đọc: Dế
Mèn bênh vực bạn yếu.
… câu nói của nhân vật Dế Mèn.
… Viết sau dấu hai chấm và sau dấu
gạch ngang đầu dòng.
Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời
nói của Dế Mèn.
… dấu hai chấm được dùng phối hợp
với dấu gạch đầu dòng.
3, 4 H nhắc lại phần GV chốt.
2 Hs nhắc lại.
1 Hs đọc, lớp lắng nghe.
Bài thơ: Nàng tiên Ốc.
… Những điều lạ mà bà lão nhận thấy
khi về nhà.
Những điều lạ là:
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cơ
… được viết sau dấu hai chấm.
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau
là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà
lão nhận thấy khi về nhà.
Trang 7
GV chốt : Vậy dấu hai chấm có tác
dụng giải thích cho bộ phận đứng trước.
GV chốt : Vậy dấu hai chấm báo hiệu :
bộ phận đứng sau nó lá lời nói của nhân
vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận

đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật dấu
hai chấm được dùng phối hợp với dấu
ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
 Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Trong các câu sau mỗi dấu
hai chấm có tác dụng gì?
GV hướng dẫn : câu a có hai dấu hai
chấm. Lưu ý dấu hai chấm thứ nhất có tác
dụng gì? Và dấu hai chấm thứ hai có tác
dụng gì? (có thể là hai tác dụng khác
nhau).
GV tổ chức cho HS sửa miệng theo
hình thức :
Nhóm 1 : đọc yêu cầu
Nhóm 2 : trả lời miệng
Nhóm 3 : nhận xét
GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Viết một đoạn trong nàng tiên
ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu
hai chấm.
Một lần, dấu hai chấm dùng giải thích.
Một lần, dấu hai chấm để dẫn lời nhân
vật.
GV lưu ý : Để báo hiệu lời nói của
nhân vật, Có thể dùng dấu hai chấm phối
hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu ngạch
đầu dòng (nếu xuống dòng). Trường hợp
chỉ cần giải thích thì dùng dấu hai chấm.
GV tổ chức cho HS sửa miệng.

GV nhận xét.
4, Củng cố – Dặn dò
- Về xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
2 Hs nhắc lại.
2 Hs đọc phần ghi nhớ SGK.
Cả lớp đọc lại.
2 Hs đọc tiếp nói nhau yêu cầu bài
tập.
Cả lớp đọc thầm.
Các nhóm đội thảo luận trong 3 phút,
ghi vào giấy nháp ý kiến của nhóm mình.
Đọc yêu cầu câu a.
Câu a:
( Dấu hai chấm thứ nhất: có tác dụng
giải thích (giải thích đầu đuôi câu chuyện
là thế nào?).
( Dấu hai chấm thứ hai: (phối hợp
với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là
lời nói của tú hũ.
Câu b: Dấu hai chấm có tác dụng giải
thích _ phần đi sau làm rõ những cảnh
tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì?
1 Hs đọc yêu cầu bài tập.
Lớp đọc thầm.
Hs làm bài vào vở.
Một số Hs đọc đoạn viết trước lớp.
Lớp nhận xét.
Dấu chấm dùng ở cuối câu và để kết
thúc câu.

Dấu hai chấm dùng ở giữa câu và
không kết thúc câu mà có những
Trang 8

Trang 9
TUẦN 3
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN – TỪ PHỨC.
I. Mục tiêu :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ,phân biệt được giữa từ đơn và từ
phức(ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được từ đơn từ phức trong đoạn thơ(BT1,mục III); bước đầu làm
quen với từ điển(hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2,BT3).
II. Chuẩn bị :
GV : bảng phụ, 4-5 tờ giấy khổ rộng ( A4 ).
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Dấu hai chấm
Nêu ghi nhớ của bài : Dấu hai chấm.
1 HS làm lại bài tập 1, trong phần luyện
tập.
1 HS làm lại bài tập 2 phần luyện tập .
Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài :
Từ đơn – Từ phức .
 Hoạt động 1 : Phần nhận xét .

GV hướng dẫn HS làm bài tập .
GV phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho
từng nhóm HS .
Theo dõi, quan sát, hướng dẫn.
Tổ chức cho HS sửa bài
GV theo dõi, nhận xét, bổ sung :
( Từ gồm nhiều tiếng có thể là 2,3 hoặc
4 tiếng trở lên.
Ví dụ: Ban giám hiệu, hợp tác xã, uỷ ban
HS hát
2 HS nêu, lớp nhận xét .
HS nêu miệng, HS nhận xét .
HS nêu miệng, lớp nhận xét .
Tuyên dương .
2 HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu trong
bài tập
( Nhóm 1 :
Ghi lại các từ chỉ gồm 1 tiếng ( Nó, …
( Nhóm 2 :
Ghi lại các từ gồm nhiều tiếng (từ phức) :
bé bỏng, …
( Nhóm 3 :
Theo em tiếng dùng để làm gì ?
( Nhóm 4 :
Theo em từ dùng để làm gì ? và từ có
nghĩa không ?
Các nhóm trao đổi, thực hiện bài tập, thư
kí ghi nhanh kết quả trao đổi của nhóm.
Nhóm nào làm xong dàn bài nhanh làm
lên bảng.

( Nhóm 1 :
Từ chỉ gồm 1 tiếng ( từ đơn ): nó, làm,
chưa, đủ, nuôi, thân, phải, thương, nó,
cho, nó.
( Nhóm 2 :
Trang 10
nhân dân…gọi là từ phức.
( Tiếng dùng để cấu tạo từ, có thể dùng
1 tiếng để cấu tạo từ ( đó là tiếng có nghĩa
tạo lên từ đơn ). Nhưng có thể phải dùng
nhiều tiếng ( từ 2 tiếng trở lên ) để trạo lên
1 từ. Đặc biệt là nếu đó là tiếng không có
nghĩa ( như tiếng bông, tiếng xuý ) thì
phải viết kết hợp với tiếng khác mới tạo từ
( bé bỏng, xuý xóa ).
( Từ nào cũng có nghĩa ( từ đơn, từ
phức ). Từ dùng để cấu tạo câu.
 Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Đọc phần ghi nhớ SGK.
GV dùng bảng đã ghi sẵn nội dung.
Ghi nhớ để giải thích cho rõ thêm.
 Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài tập 1:
Yêu cầu Hs đọc đề.
GV phát giấy có ghi sẵn nội dung bài tập
1 cho các nhóm.
GV nhận xét, chốt lại.
Bài tập 2:
Yêu cầu Hs đọc đề.
GV hướng dẫn Hs biết cách dùng từ điển

để tìm từ.
Tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm.
GV nói thêm: Trong từ điển khi thấy 1
đơn vị được giải thích thì đó thường là từ (
từ đơn hoặc từ phức ).
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3:
Yêu cầu Hs đọc đề.
GV tổ chức cho từng Hs nói từ mình chọn
và đặt câu với từ đó.
Từ gồm nhiều tiếng ( từ phức): bé bỏng,
xuý xoá, công nợ.
( Nhóm 3 :
Tiếng dùng để cấu tạo từ, có thể dùng 1
tiếng hay nhiều tiếng để cấu tạo từ.
( Nhóm 4 :
Từ nào cũng có nghĩa, từ dùng để cấu tạo
câu.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.

2 Hs đọc to.
Lớp đọc thầm nội dung cần ghi nhớ.
Hs đọc yêu cầu bài tập.
Các nhóm trao đổi, làm bài.
Nhóm nào làm xong dán bài làm lên
bảng.
Đại diện nhóm trình bày kết quả:
Rất/ công bằng/ rất/ thông minh/
Vừa/ độ lượng/ lại/ đa tình/ đa mang.
Từ 1 tiếng: rất, vừa, lại.

Từ 2 tiếng: công bằng, thông minh, độ
lượng, đa tình, đa mang.
Lớp nhận xét.
1 Hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs các nhóm tra từ điển tìm từ.
Hs các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
Ví dụ: ( 3 từ đơn: ăn, nữa, hũ…
( 3 từ phức: đậm đặc, huân
chương, quần áo…
Lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu.
Hs tiếp nối nhau, mỗi em đặt ít nhất 1
câu.( khoảng 6 H ).
Ví dụ: Cu-Ba là nước trồng nhiều
mía.
Ôâng em vừa được tặng huân chương
Trang 11
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố.
Nêu 1 số từ đơn và 1 số từ phức.
Thế nào là từ đơn?
Thế nào là từ phức?
GV nhận xét.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Về học ghi nhớ, xem lại bài tập.
hạng nhất.
Lớp nhận xét.

2 Hs nêu.
Hs nêu.

Hs nêu.
Lớp nhận xét.

Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT (tt)
I. Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ ngư õ(gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng ) về
chủ điểm Nhân hậu-Đoàn kết (BT2,BT3,BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng
hiền,tiếng ác(BT1)
II. Chuẩn bị :
− GV : Từ điển, bảng phụ, 4-5 khổ giấy to ( A4), băng dính .
− HS : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Từ đơn – từ phức .
− Tiếng dùng để làm gì ?
− Từ dùng để làm gì ?
− Cho ví dụ 1 từ đơn, 1 từ phức. Đặt câu.
− GV nhận xét, chốt lại.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài :
Qua các bài học trong hơn 2 tuần qua, các
em đã biết nhiều từ ngữ nói về lòng nhân hậu,
thương người, sự đòan kết. Bài học hôm nay
tiếp tục mở rộng thêm vốn từ thuộc chủ điểm
này.
 Hoạt động 1 : Làm bài tập
Bài 1 :

− Yêu cầu HS đọc đề .
− GV lưu ý HS có thể tìm từ trong từ điển
hoặc có thể huy động trí nhớ để tìm từ có
HS hát
− HS nêu : Tiếng dùng cấu tạo từ .
− HS nêu : Từ dùng để cấu tạo câu .
− HS nêu.
Vd: + Bánh
+ Bánh mì.
+ Bánh mì này rất ngon.
− Lớp nhận xét .
− Hoạt động nhóm, lớp
− 1 HS đọc yêu cầu của bài .
Trang 12
tiếng hiền, các từ có tiếng ác (ở trước hay
ở sau từ)
− Hướng dẫn HS cách sử dụng từ điển
− Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
− GV nhận xét, chốt lại: Kết hợp giải nghĩa
một số từ khó hiểu.
VD :
• hiền dịu: hiền hậu và dịu dàng .
• hiền hậu : hiền lành và trung hậu
• ác nghiệt : độc ác và cay nghiệt
• ác mộng : giấc mơ ghê sợ, mơ thấy tai
hoạ .
Bài 2 :
− Yêu cầu HS đọc đề .
− Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy đã ghi sẵn
bảng từ của bài tập 2.

− GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3 :
− Yêu cầu đọc đề
− GV gợi ý : Phải chọn từ nào trong ngoặc
mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của
các từ khác trong câu để tạo thành câu có
nghĩa hợp lý .
− Tổ chức cho HS sửa miệng.
− Nhận xét, chốt ý .
− HS làm bài theo nhóm thư kí viết
nhanh các từ tìm được ra nháp.
− Đại diện các nhóm trình bày kết
quả.
• Từ chứa tiếng hiền :
hiền dịu , hiền đức, hiền hậu, hiền
lành, hiền thảo…
dịu hiền, thảo hiền…
• Từ chứa tiếng ác :
hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác khẩu,
tàn ác, tội ác, ác liệt, ác mộng …
− Lớp nhận xét .
− Hoạt động nhóm, lớp .
− 1 HS đọc yêu cầu bài.
− Lớp đọc thầm .
− HS làm bài theo nhóm , thư kí ghi
nhanh từ tìm được vào bảng.
Nhóm nào làm xong, dán bài trên
bảng lớp .
− Đại diện nhóm trình bày kết quả .
Nhân hậu,nhân ái,hiền hậu,phúc hậu

đôn hậu trung hậu nhân từ tàn ác,
hung ác, độc ác .
Đoàn kết cưu mang che chở đùm bọc
đe ønén, áp bức,chia rẽ
-Lớp nhận xét .
− Hoạt động lớp, cá nhân.
− 1 HS đọc yêu cầu đề .
− HS làm vở
a. Hiền như Bụt (đất )
b. Lành như đất (Bụt )
c. Dữ như cọp
d. Thương nhau như chị em ruột .
− HS sửa miệng, lớp nhận xét.
Trang 13
4.Củng cố
−Tổ chức cho thi đua 2 dãy (mỗi dãy 8 HS )
−GV ghi sẵn các băng giấy (16 băng giấy )
• 8 băng giấy ghi các thành ngữ
• 8 băng giấy ghi nội dung các thành
ngữ.

−GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại.
5. Tổng kết - dặn dò :
−Xem lại bài tập
−Chuẩn bị : Từ ghép – từ láy.
−Tổng kết.
− HS 2 dãy thi đua : dán băng giấy
ghi thành ngữ và nội dung thành
ngữ lên bảng .
• Máu chảy ruột mềm : Người

thân gặp nạn, mọi người khác đều
đau đớn .
• Nhường cơm xẻ áo : Giúp đỡ
san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn
nạn
• Môi hở răng lạnh : Những người
quan hệ gần gũi, xóm giềng của nhau
phải che chở, đùm bọc nhau. Một
người bị hại thì người khác cũng bị
ảnh hưởng .
• Lá lành đùm lá rách : Người
khoẻ mạnh cưu mang giúp đỡ người
yếu. Người may mắn giúp đỡ người
bất hạnh.
− Lớp cổ vũ, hoan hô.
Lớp nhận xét .
TUẦN 4
Trang 14
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
TỪ GHÉP_TỪ LÁY.
I. Mục tiêu :
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng việt:ghép những tiếng có
nghĩa lại với nhau(từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần(hoặc cả âm đầu và
vần) giống nhau(từ láy)
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản(BT1) ; tìm được từ
ghép,từ láy chứa tiếng đã cho(BT2).
II. Chuẩn bị :
-GV : Từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ, bảng phụ.
-HS : SGK.

III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : MRVT: Nhân hậu, Đoàn kết.
− 1 Hs làm lại bài tập 2/34.
− Từ đơn khác từ phức ở điểm nào? cho
ví dụ?
− GV nhận xét phần KTBC.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài :
Các em đã biết thế nào là từ đơn và từ
phức. Hôm nay chúng ta học bài Từ ghép
và từ láy.
Với bài học này, các em sẽ biết từ ghép
và từ láy là từ phức. Ngoài ra các em còn
biết chúng được tạo nên bằng cách nào.
 Hoạt động 1 : Hình thành kiến
thức mới ( Phần nhận xét ) .
− 2 Hs đọc toàn văn yêu cầu của bài.
− 1 Hs đọc câu thơ 1.
− Câu thơ có mấy từ phức?
− Cấu tạo những từ phức có gì khác
nhau?
− Khi ghép các tiếng có nghĩa với nhau (
truyện cổ, ông + cha ) thì nghĩa của từ
mới thế nào?
− GV chốt: Trong từ truyện cổ, tiếng cổ
làm rõ nghĩa cho tiếng truyện
Hs hát
− Hs nêu miệng, lớp nhận xét

− 2 Hs trả lời: Từ đơn chỉ 1 tiếng, từ
phức có 2 hay nhiều tiếng.
− Cho ví dụ: . . . .
− Lớp nhận xét.
− 2 Hs đọc.
− Lớp đọc thầm câu thơ 1, suy nghĩ, nói
nhận xét.
− 3 từ phức: Truyện cổ, thầm thì, ông
cha.
− Các từ: Truyện cổ, ông cha do các
tiếng có nghĩa tạo thành.
− Truyện + cổ
− Ông + cha.
− Từ: Thầm thì có các tiếng lặp lại âm
đầu ( th ).
− Các tiếng bổ sung cho nhau để tạo
nghĩa mới cho từ phức.

Trang 15
( truyện gì? ).
− Trong từ ông cha, nghĩa của 2 tiếng bổ
sung cho nhau để hình thành nghĩa chung,
chỉ thế hệ đi trước.
( Những từ có nghĩa ghép với nhau gọi
là từ ghép.
− Gọi 1 Hs đọc đoạn thơ tiếp.
− Đoạn thơ có mấy từ phức?
− Nêu nhận xét về 3 từ phức này?
− Nêu cụ thể.
− GV chốt: Sự phối hợp của những tiếng

có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo nên
từ láy.
− GV đưa 2 từ mẫu đã viết sẵn ở bảng
phụ và giải thích.
+ Tiếng ngay lặp lại âm đầu ng ( ngay
ngắn.
+ Tiếng ngay ghép với 1 tiếng khác có
nghiõa ( Tạo ra từ ghép: ngay thật, ngay
thẳng.
− 3, 4 Hs đọc nội dung ghi nhớ.
 Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
− Yêu cầu Hs đọc đề.
− GV lưu ý: Cần xác định các tiếng
trong từ phức ( in nghiên ) có nghĩa hay
không.
− Nếu cả 2 tiếng đều có nghĩa thì đó là
từ ghép, mặc dù chúng có thể giống nhau
âm đầu hay vần.
( Ví dụ: dẻo dai…)
− SGK đã gợi ý: Những tiếng in đậm là
tiếng có nghĩa.
− GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2:
− 1 Hs đọc.
− Lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận
xét.
− 3 từ: chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
− Những tiếng đều có âm hoặc vần lặp
lại nhau tạo thành.

− Hs nêu, lớp nhận xét.
+ Từ: Cheo leo ( có vần eo lăp lại.
+ Từ: Chầm chậm, se sẽ( lặp lại vần và
âm đầu.
− 3, 4 Hs đọc. Lớp đọc thầm.
− Hs giải thích nội dung ghi nhớ…/
trang 90
− Hoạt động lớp, cá nhân.
− 1 Hs đọc toàn văn yêu cầu bài tập.
− Lớp đọc thầm.
− Hs làm vở.
− Hs nêu miệng, lớp nhận xét, bổ sung.
Từ ghép
Từ láy
Câu
a
Câu
b
Chung quanh,
Hung dữ
Dẻo dai,vững chắc, thanh
Trang 16
− 1 Hs đọc đề bài.
− GV giải thích: Bài tập có 2 yêu cầu.
+ Tìm từ láy hay từ ghép có chứa các
tiếng: Ngay, thẳng, thật.
+ Các tứ đó phải nói về tính trung thực.
− GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
− Yêu cầu Hs đọc đề.

− GV gợi ý: Các từ trên đều chỉ tính
trung thực của con người, nên cho Hs đặt
câu về tính cách con người.
4.Củng cố.
− GV chia lớp thành 2 dãy.
− GV viết sẵn trên thẽ từ một số tiếng,
rồi phát cho đại diện 2 dãy.
− Luật chơi: Hs đại diện 2 dãy chơi
chuyền điện rồi lên bảng ghép các tiếng
với nhau thành các từ ghép hay từ láy.
− GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
− Học ghi nhớ.
cao, giản dị, chí khí
Sừng sững,
Lủng, củng
Mộc mạc,
nhũn nhặn,
cứng cáp
− Hoạt động nhóm,lớp.
− 1 Hs đọc đề bài, lớp đọc thầm.
− Hs trao đổi nhóm ( có thể tra từ điển
hoặc nghĩ ra ).
Đại diện các nhóm viết nhanh lên
bảng từ tìm được.
Từ ghép
Từ 1áy
a) ngay
b)thẳng
c)thật

- Ngay thẳng, ngay thật.
- Thẳng ruột ngựa, thẳng thừng.
- Chân thật, thật tâm, thật lòng,thật tình
- Thẳng thắn.
- Thật thà.
− Lớp nhận xét, tính điểm.
− 1 Hs đọc yêu cầu đề.
− Lớp đọc thầm.
− Hs làm vở.
− 5- 6 Hs nêu miệng.
− Lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ:
− Bạn Hoa là người ngay thẳng.
− Tính Hùng thẳng ruột ngựa.
− Ngay thật là một tính tốt của con
người.
− Hs chọn đại diện 2 dãy.
( mỗi dãy 8 Hs ).
− Hs lớp theo dỏi, cổ động.
− Ví dụ: Hs, sinh hoạt chăm chỉ, chăm
ngoan.
− Lớp nhận xét.
Trang 17
− Tìm 5 từ ghép, 5 từ láy chỉ màu sắc.
− Chuẩn bị: Luyện tập về từ ghép, từ
láy.
− Nhận xét, tiết học.
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY.

I. Mục tiêu :
- Qua luyện tập bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa
phân loại) BT1, BT2
- Bước đầu nắm được 3nhóm từ láy(giống nhau ở âm đầu,vần,cả âm đầu và vần)-
BT3
II. Chuẩn bị :
− GV : Từ điển học sinh, bảng phụ, 5-6 trang giấy khổ to ( A4 ), băng dính.
− HS : SGK, vở làm bài.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Từ đơn – từ láy.
− Yêu cầu 1 Hs làm lại bài tập 2
( phần luyện tập ).
− Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
− Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
− GV nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài :
− Hôm nay các em sẽ luyện tập về từ
ghép và từ láy để củng cố thêm hiểu biết
về 2 loại từ này.
 Hoạt động 1 : Làm bài tập
Bài 1 :
− Yêu cầu Hs đọc đề .
− GV gợi ý :
+ Ý a của bài yêu cầu ghép tiếng ở cột A
với tiếng ở cột B để tạo thành từ ghép.
Trò chơi.
− 1 Hs nêu miệng, lớp nhận xét.

− 1 Hs nêu: Từ ghép gồm 2 tiếng rõ
nghĩa trở lên ghép lại.
Ví dụ: xe đạp, quần áo.
( Hs phân tích vd vừa nêu.
− 1 Hs nêu Từ láy gồm 2 tiếng trở lên
phối hợp theo cách lặp lại âm vần, hoặc
lặp lại hoàn toàn cả âm và vần.
Ví dụ: chuồn chuồn, xấu xa.
( Hs phân tích vd vừa nêu.
− Lớp nhận xét.

Hoạt động lớp, cá nhân
− 1 Hs đọc yêu cầu bài tập.
− Lớp đọc thầm.
− Lớp làm nhanh bài tập.
− 4, 5 Hs nhìn bảng phụ trả lời miệng
Trang 18
Nhưng khi ghép các tiếng đó phải tạo nên
từ có nghĩa. Nếu ghép mà thành tổ hợp vô
nghĩa thì đó không phải từ ghép.
+ Ý b của bài tập yêu cầu so sánh nghĩa
của các từ ghép vừa tạo được với nghĩa
của hai tiếng người và xanh ở cột A. Nên
tiến hành so sánh từng từ, rồi rút ra nhận
xét chung.
− GV đưa bảng phụ đã chép sẵn nội
dung bài.
− GV nhận xét.
Bài 2 :
− Yêu cầu HS đọc đề .

− GV nhận xét.
Bài 3 :
− Yêu cầu Hs đọc đề
− GV gợi ý : Muốn làm được bài tập này
phải biết từ ghép có 2 loại:
• Từ ghép phân loại ( BT1 )
• TỪ ghép tổng hợp ( BT2 )
− GV phát giấy đã chuẩn bị cho các
− Lớp nhận xét.
• Lời giải:
Ýù a :
+ Người: người nhà, người chủ, người
xem, người đọc, người viết, người thân.
+ Xanh :xanh biết, xanh um, xanh thẫm,
xanh nhạt, xanh lè, xanh ngát, xanh lam .
Ý b : Các từ ghép vừa tạo được có
nghĩa cụ thể hơn nghĩa của tiếng ở cột A.
Cụ thể :
+ Tiếng người có nghĩa chung : chỉ con
người, loài người. Còn mỗi từ ghép lại
chỉ một người nhất định. VD: người nhà:
người trong một gia đình; người chủ:
người làm chủ trong gia đình, cửa hiệu
hay nơi sản xuất …
+ Tiếng xanh có nghĩa chung: chỉ một
màu khác với các màu đen, đỏ, trắng,
vàng, nâu … Còn mỗi từ ghép lại chỉ một
sắc xanh cụ thể hơn. VD: xanh biếc:
xanh màu lá cây và tươi ánh lên; xanh
ngát: xanh thuần một màu trên diện

rộng…
− Hoạt động lớp, cá nhân.
− 1 Hs đọc yêu cầu bài tập.
− Cả lớp làm bài tập.
− Một số Hs trả lời miệng.
• Lời giải:
Ý a: thương yêu, thương mến, yêu
mến …
Ý b: Ta thấy nghĩa của từ ghép rộng
hơn, khái quát hơn nghĩa của từng tiếng.
Đó là nghĩa tổng hợp.
VD:
+ thuơng yêu: rất gắn bó, quan tâm
+ thương mến: quyến luyến
+ mến yêu: thân thiết, thích gần gũi.
− Lớp nhận xét.
− Nhóm nào làm xong dán nhanh kết
quả lên bảng.
− Đại diện nhóm trình bày.
• Lời giải:
Từ ghép có nghĩa phân loại.
đường ray, xe điện, xe đạp, tàu hỏa, máy
bay, bầu trời.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Trang 19
nhóm làm việc.
− GV nhận xét, chốt laị.
Bài 4 :
− Yêu cầu Hs đọc đề.
− GV gợi ý: Muốn làm đúng bài tập này,

cần xác định các từ láy lặp lại ở bộ phận
nào? âm đầu, vần hay cả hai.
− GV nhận xét, chốt lại.
4.Củng cố
− Nêu 1 số từ ghép?
− GV nhận xét, chốt ý.
5. Tổng kết - dặn dò :
− Học ghi nhớ.
− Tìm 1 số vd từ ghép và từ láy.
− Chuẩn bị : MRVT: Trung thực - Tự
trọng.
− Nhận xét tiết học.
ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống,
bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
− Lớp nhận xét .
− Hoạt động nhóm,lớp.
− 2 Hs tiếp nối nhau đọc toàn văn yêu
cầu bài.
− Hs làm bài theo nhóm.
− Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm
vào giấy.
− Nhóm nào làm xong dán kết quả lên
bảng.
− Đại diện nhóm trình bày.
• Lời giải:
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu
nhút nhát
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần
lao xao, lạt xạt
Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả vần và

âm đầu.rào rào, he hé
− Lớp nhận xét.
TUẦN 5
Trang 20
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
MRVT: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG.
I. Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ , tục ngữ, từ Hán Việt thơng dụng )về
chủ điểm Trung thực -Tự trọng (BT4 ) ; tìm được 1,2 từ đồng nghĩa , trái nghĩa với từ
trung thực và đặt câu với một từ vừa tìm được ( Bt1,Bt2 ) nắm được nghĩa từ “ tự
trọng” (BT3 ) .
II. Chuẩn bị :
− GV : bảng phụ viết sẵn các bài tập 1, 3 và 5. Các mảnh giấy màu xanh, đỏ để làm
những bài tập này.
− HS : SGK, sổ tay từ ngữ hoặc từ điển
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Luyện tập về từ ghép – từ láy.
− HS đọc ghi nhớ SGK
− Viết nhanh các từ ghép chứa tiếng “
yêu”
− Viết nhanh các từ láy có phụ âm đầu
− GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài :
Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ
giúp các em biết nhiều từ ngữ và thành
ngữ thuộc chủ điểm trung thực, tự trọng.

 Hoạt động 1 : Làm bài tập .
Bài 1 :
− Yêu cầu HS đọc đề.
− Tổ chức cho HS làm theo nhóm.
Từ gần nghĩa với trung thực.
Thẳng thắn, ngay thẳng, chân thật, thành
thật, bộc trực, chính trực …
− GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2 :
− Yêu cầu HS đọc đề.
− GV lưu ý : Mỗi em đặt 2 câu 1 câu với
từ đồng nghĩa, 1 câu với từ trái nghĩa.
− GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3 :
Trò chơi.
− 1 HS đọc
− 1 HS viết bảng : yêu thương, yêu
quý
− 1 HS viết bảng : long lanh, lơ lửng…
− Lớp nhận xét .
− 1 HS đọc đề bài 1.
− Lớp đọc thầm.
− HS làm việc theo nhóm, nhóm nào
làm xong, dán kết quả bài làm lên
bảng.
Dối trá, gian lận, gian giảo, gian dối, lừa
đảo, lừa lọc …
− Lớp nhận xét.
− 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
− 4 , 5 HS đọc nhanh câu các em vừa

đặt.
VD: Bạn Lan rất thật thà
Nói dối là tính xấu.
− Lớp nhận xét.
Trang 21
− Yêu cầu HS đọc đề
− Hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi.
− GV nhận xét, chốt ý.
Bài 4 :
− Yêu cầu HS đọc đề.
− Tổ chức HS làm việc nhóm bàn.
− GV gợi ý : Các từ trong BT3 đều là từ
ghép mở đầu bằng tiếng “tự”.
VD: Tự tin.
4.Củng cố.
−GV tổ chức cho HS 2 dãy thi đua bằng
cách :
• GV ghi sẵn các câu thành ngữ vào 2
bảng phụ
• HS đại diện 2 dãy sẽ dán các băng chữ
ghi : Tính trung thực, tính tự trọng vào
sau các câu thành ngữ.
−GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết – Dặn dò :
−Xem lại bài tập.
−Chuẩn bị: Danh từ
− 1HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
− HS làm bài nhóm đôi, trao đổi tìm lời
giải đúng.
− Viết vào vở lời giải đúng.

LG: Ý coi trọng và giữ gìn phẩm giá
của mình.
− Lớp nhận xét.
− 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
− Từng nhóm bàn trao đổi, tìm lời giải
đúng.
− Đại diện nhóm trình bày
a/ Tự tin
b/ Tự quyết
d/ Tự kiêu
− Đại diện 2 dãy : mỗi dãy 5 HS lên
bảng chơi, chuyền điện để làm BT5
− Lời giải :
• Các thành ngữ a, c, d : Tính trung
thực
• Các thành ngữ b, e : Tính tự trọng
− Lớp cổ vũ, nhận xét.
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
DANH TỪ
I. Mục tiêu :
- Hiểu dược danh từ là những từ chỉ sự vật ( người ,vật, hiện tượng,khái niệm
hoặc đơn vị ).
- Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong các danh từ cho trước và tập đặt
câu (BT mục III)
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ ở mục I.1. bốn. Năm tờ phiếu viết sẵn nội
dung bài ở mục I.2. để các nhóm làm việc. Tranh ảnh về một số danh từ có trong đoạn
thơ ở mục I.1. :nắng, mưa, con sông, rặng dừa, truyện cổ, chân trời … Băng dính.
HS : SGK.

III. Các hoạt động :
Trang 22
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : MRVT : Trung thực – Tự
trọng.
−1 Hs làm BT1 tiết luyện từ và câu
trước.
−1Hs làm miệng BT3
−1Hs làm miệng BT5.
−GV nhận xét, chốt ý.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài :
−GV nói mục đích, yêu cầu cần đạt của
tiết học.
 Hoạt động 1 : Phần nhận xét.
Bài 1 :
−1HS đọc toàn văn yêu cầu của bài.
−GV hướng dẫn HS tìm các danh từ ở
đoạn thơ : HS đọc từng câu thơ, gạch bút
chì dưới các danh từ trong câu.
Bài 2 :
−1HS đọc yêu cầu của bài.
−GV phát 4, 5 tờ phiếu cho 4, 5 nhóm
HS làm việc.
 Hoạt động 2: Ghi nhớ
−Căn cứ vào bài tập 2, các em hãy nêu
thế nào là danh từ ?
HS hát
− Hs viết bảng lớp các từ đồng nghĩa và

trái nghĩa với từ trung thực.
− Hs nêu miệng
− Hs nêu miệng
− Lớp nhận xét, bổ sung.
− Cả lớp đọc thầm lại.
− 1HS làm bài trên bảng phụ.
− HS làm bài với SGK.
• Lời giải :
Dòng 1 : truyện cổ.
Dòng 2 :cuộc sống, tiếng, xưa.
Dòng 3 : cơn, nắng, mưa.
Dòng 4 : con, sông, rặng, dừa.
Dòng 5 : đời, cha ông.
Dòng 6 : con, sông, chân trời.
Dòng 7 : truyện cổ.
Dòng 8 : ông cha
− Lớp đọc thầm lại
− HS các nhóm thảo luận, nhóm nào
làm xong, dán ngay bài lên bảng lớp.
− Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
• Lời giải
+ Danh từ chỉ người: cha ông, ông cha.
+ Chỉ vật : sông, dừa, chân trời.
+ Chỉ hiện tượng : nắng, mưa.
+ Chỉ khái niệm : truyện cổ, cuộc sống,
tiếng, xưa, đời.
+ Chỉ đơn vị : cơn, con, rặng
− 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
− Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện
tượng, khái niệm, hoặc đơn vị.

− 2,3 Hs đọc ghi nhớ SGK, cả lớp đọc
thầm lại.
Trang 23
 Hoạt động 3 : Phần luyện tập
Bài 1 :
−1HS đọc yêu cầu của bài
−GV nhận xét, chốt ý .
Bài 2 :
−1HS đọc yêu cầu của bài
−GV nhận xét, chốt ý.
4.Củng cố
−Thế nào là danh từ ?
−GV tổ chức cho 2 dãy thi đua tìm danh
từ.
−GV nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò :
−Học ghi nhớ, tìm thêm các danh từ
−Chuẩn bị : danh từ chung, danh từ
riêng.
−Nhận xét tiết học.
− 1Hs đọc yêu cầu bài.
− Lớp đọc thầm, gạch dưới những danh
từ khái niệm.
− Hs phát biểu ý kiến
− Lớp nhận xét, bổ sung.
− Hs viết vở lời giải đúng: điểm, đạo
đức, kinh nghiệm, cách mạng
− Hs làm việc theo nhóm. Thư kí nhóm
viết nhanh vào nháp kết quả làm việc của
nhóm.

− Đại diện mỗi nhóm lên bảng đọc các
nhóm mình đặt được
VD :- Bạn Na có 1 điểm quý là rất trung
thực, thật thà.
- Cô giáo em rất giàu kinh nghiệm dạy
dỗ học sinh.
− Lớp nhận xét, bổ sung.
− 1,2 HS nêu
− Lớp nhận xét.
− HS 2 dãy thi đua tìm danh từ.
− Lớp cổ vũ nhận xét.
Trang 24
TUẦN 6
Thứ ……ngày…….tháng…….năm 2012
Luyện từ và câu
DANH TỪ CHUNG _ DANH TỪ RIÊNG.
I. Mục tiêu :
-Hiểu được khái niệm Dt chung và DT riêng ( ND ghi nhớ )
- Nhận biết được DT chung và Dt riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát
của chúng ( BT1 , mục III) ; nắm được quy tắc viết hoa Dt riêng và bước đầu vận
dụng quy tắc đó vào thực tế ( Bt 2)
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh một vị vua nổi tiếng của ta; bản đồ tự nhiên Việt nam ( để tìm sông
Cửu Long). Bảng phụ viết sẳn nội dung bài tập 1.
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Danh từ.
− Thế nào là danh từ?

− 1 H làm lại bài tập 1 (phần nhận xét).
− 1 H làm bài tập 2 ( phần luyện tập )
− GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :
Chúng ta đã học danh từ, hôm nay
chúng ta tìm hiểu thế nào là danh từ chung
và danh từ riêng.
 Hoạt động 1 : Làm bài tập .
( phần nhận xét ).
Bài 1 :
− 4 Hs nối tiếp nhau, lần lượt đọc các ý a, b,
c, d, của bài.
− GV hướng dẫn nghĩa thêm cho Hs.
− GV yêu cầu 2 Hs viết những từ tìm được.
− GV nhận xét và viết lại vào bảng phụ
những từ trên.
Bài 2 :
− 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
− GV sử dụng bảng phụ đã viết sẵn nội
dung bài tập và lời giải để hướng dẫn Hs
Hát.
− 2 Hs trả lời.
− Hs nêu miệng.
− Hs nêu miệng.
− Lớp nhận xét, bổ sung .
Hs tìm các từ hợp với nghĩa đã cho.
− Hs nêu miệng, lớp nhận xét.
+ Hs 1: ý a ( Dòng sông.
+ Hs 2: ý b ( Sông Cửu Long.

+ Hs 3: ý c ( Vua.
+ Hs 4: ý d ( Vua Lê Lợi.
− 2 Hs viết bảng lớp đúng chính tả
những từ tìm được.
− Lớp nhận xét cách viết.
− Lớp đọc thầm lại, suy nhgĩ, trả lời
câu hỏi.
Trang 25

×