Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thanh tra dự án đầu tư xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.83 KB, 17 trang )

Thanh tra Dự án đầu tư xây dựng
( Sưu tầm)
1- Về nội dung và trình tự tiến hành thanh tra một dự án đầu tư xây dựng.
Từ thực tiễn thanh tra, kiểm tra XDCB trong những năm qua, tổng hợp thành nội
dung và quy trình như sau:
1.1- Kiểm tra việc chấp hành trình tự và thủ tục về XDCB:
- Sưu tầm nắm vững các văn bản chế độ quy định về XDCB của Nhà nước và của
từng địa phương.
- Hiểu đúng trình tự và các quy định , quy phạm về XDCB.
- Nắm vững các nội dung, khái niệm, quy định về XDCB: dự án đầu tư, tiền khả thi,
khả thi, khái toán, dự toán, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, chọn thầu, đấu thầu,
chỉ định thầu, hợp đồng, bên A, bên B, tổng thầu, chia thầu, thầu chính, thầu phụ, đơn giá,
định mức kinh tế kỹ thuật, giai đoạn quy ước, hạ giá thành công trình, bàn giao, thanh quyết
toán công trình, phúc tra, hiệu quả đầu tư
- Tìm hiểu nguồn vốn đầu tư (ngân sách nhà nước cấp, vay ngân hàng hay thuộc các
nguồn vốn ODA, BOT ). Nguồn vốn đầu tư có bảo đảm chắc chắn thì khi thi công hoàn thành
bên B mới được thanh toán kịp thời. Đồng thời người kiểm tra phải nắm chắc giá trị vốn đầu
tư và những vướng mắc, khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện vốn đầu tư xây dựng.
- Nắm chắc cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn
thiết kế, cơ quan phê duyệt thiết kế, duyệt dự toán, các B tham gia, B chính, B phụ có đủ
năng lực thực hiện hay không.
1.2- Kiểm tra nội dung của việc lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư:
- Xem xét việc thực hiện mục đích đầu tư.
- Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm có hợp lý không.
- Khả năng huy động vốn công trình.
- Thủ tục cấp giao đất của địa phương.
- Địa điểm xây dựng và quy mô đầu tư có phù hợp với yêu cầu đề ra không.
- Kiểm tra dự án công trình có được thực hiện theo trình tự quy định không.
- Cơ quan phê duyệt từng khâu của dự án công trình có đúng thẩm quyền, chức năng
không.
- Xác định rõ chủ đầu tư là ai? Hình thức quản lý đầu tư, địa điểm và diện tích đất


được sử dụng, công suất thiết kế công trình, tổng vốn đầu tư, thời gian thi công xây dựng và
các giai đoạn thi công chủ yếu.
1.3- Kiểm tra lại dự toán đã được thẩm định, phê duyệt:
- Kiểm tra lại việc tính toán và bố cục dự toán có chính xác, có đúng với hướng dẫn
của Bộ Xây dựng hay không?
- Kiểm tra lại việc áp dụng các tỷ lệ phí như chi phí chung, lãi định mức, tỷ lệ khảo
sát thiết kế tuỳ từng trường hợp cụ thể theo từng loại công trình và thời điểm thi công xây
dựng khác nhau.
- So sánh kết quả kiểm tra dự toán với giá trị dự toán đã được duyệt để yêu cầu chủ
đầu tư giải trình và kiến nghị với các cơ quan duyệt dự toán.
1.4- Kiểm tra việc triẻn khai thực hiện dự án đầu tư:
a) Khâu chuẩn bị đầu tư:
- Kiểm tra việc thực hiện cấp hoặc thuê đất.
- Kiểm tra chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù.
- Kiểm tra việc tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật công trình.
- Kiểm tra nguồn vốn và kế hoạch ghi vốn, liên quan đến khả năng thanh quyết toán
công trình hoàn thành.
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán có đúng thủ tục và hợp lý hay không? Phát hiện
những sai sót trong thiết kế, dự toán.
- Kiểm tra việc tổ chức đấu thầu, chọn thầu hoặc chỉ định thầu có đúng quy định của
Nhà nước không?
- Kiểm tra việc thực hiện mua sắm các thiết bị chủ yếu trong các khâu ký kết hợp
đồng mua bán, nghiệm thu bàn giao bảo quản, lắp đặt thiết bị, khuyến mại, thanh lý hợp đồng
mua bán thiết bị.
- Kiểm tra việc mua bảo hiểm, đề phòng sự rủi ro của công trình.
b) Kiểm tra khâu thực hiện dự án:
- Kiểm tra nội dung và thực hiện các hợp đồng giao nhận thầu giữa bên A, B và giữa
B chính, B phụ có đảm bảo tư cách pháp nhân, có giấy phép kinh doanh hành nghề không?
nội dung hợp đồng có gì trái với hồ sơ mời hoặc dự thầu không? (chú ý việc A, B gửi giá,
khối lượng qua các hợp đồng khoán gọn, thoả thuận, ). Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng có

gì sai so với các điều khoản các bên đã ký kết không?
- Kiểm tra việc tổ chức thi công, giám sát khối lượng, chất lượng, kỹ thuật công trình,
giám sát tác giả có đúng thiết kế được duyệt hay không?
- Việc quan hệ giữa chủ đầu tư, B chính, B phụ có gì vướng mắc trong quá trình thi
công? kiểm tra nhật ký công trình và các biên bản giải quyết sự cố, giải quyết khối lượng phát
sinh trong quá trình thi công xây dựng.
- Kiểm tra nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, bàn giao công trình, đưa công trình
vào sử dụng có đúng thời gian và thủ tục quy định không? Xem xét việc thực hiện khấu hao
công trình.
- Kiểm tra việc thẩm định và phê duỵêt quyết toán công trình.
1.5- Kiểm tra khối lượng thực tế công trình hoàn thành.
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế đã được lập, duyệt đầy đủ chưa hay vừa thiết kế, vừa thi
công?
- Từ thiết kế kỹ thuật, tính toán bóc lại tiên lượng của những khối lượng lớn, giá trị
cao hoặc nghi ngờ cần kiểm tra mà các B thường hay tính tăng như khối lượng bê tông, khối
lượng đào đất móng, khối lượng xây, diện tích cửa, diện tích ốp lát trát vá Từ đó so với khối
lượng vật tư đã ghi trong dự toán, các phiếu thanh toán, nếu chênh lệch cần yêu cầu cơ quan
chủ quản và bên B giải trình.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những điểm vô lý về kỹ thuật, cần thiết phải
chất vấn, yêu cầu cơ quan thiết kế thuyết minh.
- Những khối lượng lớn hoặc giá trị cao cần thiết có thể đo đếm, tính toán lại khối
lượng thực tế để so với khối lượng theo thiết kế đã được duyệt, nếu chủ đầu tư và bên B
không giải trình được hợp tình, hợp lý thì kiến nghị xử lý bồi thường phần giá trị khối lượng
khống.
- Đặc biệt cần chú ý các khối lượng chìm đã được phủ kiến như khối lượng đào đất
móng, vét bùn, hút bùn lòng sông, khối lượng cọc ngầm, khối lượng phá dỡ trát vá, khối
lượng san lấp mặt bằng, san lấp ổ gà hai bên A, B thường có xác nhận sai thực tế đối với khối
lượng này để tăng giá trị thanh toán cho B tạo nguồn cho B giải quyết theo tỷ lệ % tiêu cực đã
được thoả thuận.
- Kiểm tra khối lượng phát sinh ngoài thiết kế dự toán đã được phê duyệt xem có biên

bản xác nhận khối lượng phát sinh với lý do chính đáng và đã được các cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt chưa.
- Với khối lượng thực tế lớn hơn khối lượng thiết kế phải được duyệt bổ sung nhưng
phải hợp pháp, hợp lệ; nếu khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng thiết kế được công nhận
thì chỉ được thanh toán theo khối lượng thực tế.
1.6- Kiểm tra khối lượng công trình đã hoàn thành:
- Bằng quan sát trực tiếp phát hiện những khiếm khuyết, sai sót như tường nứt, dầm
rạn gẫy, tường trát không phẳng, sơn quét vôi loang lổ, hoen ố, kích thước cửa sai lệch, thiết
bị vật tư sai chủng loại, qui cách so với thiết kế dự toán những phát hiện mà bên B không giải
trình được thì phải thu hồi giá trị thanh toán sai, nếu chất lượng không thể khắc phục được
làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình thì phải kiến nghị phá đi làm lại.
- Đối với những vật tư kín như lõi sắt trong bê tông, chủng loại gỗ của cửa đã sơn,
cường độ bê tông hoặc mác vữa không đảm bảo có thể yêu cầu kiểm tra từng điểm, hoặc xác
suất. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu chủ đầu tư thuê người dùng súng bắn bê tông, thuê
máy nén thử cường độ chịu lực của vật liệu, cạo sơn kiểm tra chủng loại gỗ Nếu giá trị thanh
quyết toán của công trình so với khối lượng, giá trị chủng loại quy cách không đúng thực tế,
không đúng thiết kế dự toán, có thể yêu cầu chủ đầu tư giải trình; giải trình không được thì
kiến nghị thu hồi giá trị chênh lệch kiểm tra.
1.7- Kiểm tra công tác thanh toán, quyết toán công trình
- Kiểm tra việc thanh toán, quyết toán khối lượng hoàn thành thực tế nghiệm thu giữa
A, B so với các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
- Kiểm tra lại tính hợp lý của hợp đồng xây lắp hai bên đã ký.
- Kiểm tra năng lực và tư cách pháp nhân của bên B, đối chiếu với quy mô của dự án,
với hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
- Kiểm tra thời điểm nghiệm thu với đơn giá thanh toán có cùng với thời điểm Nhà
nước quy đinh hay không? Hay thực tế B thi công giai đoạn giá thấp, nhưng hai bên thoả
thuận nghiệm thu chậm để được thanh toán vào thời điểm Nhà nước thanh toán với giá cao
hơn.
- Từ khối lượng thực tế đã kiểm tra, nhân với đơn giá thời điểm nghiệm thu thanh
toán cùng với các phí theo quy định; xác định giá trị khối lượng được thanh toán, quyết toán

theo khối lượng thực tế đã kiểm tra.
- So sánh giá trị thực tế chủ đầu tư đã thanh toán, quyết toán cho bên B (Nhà nước bỏ
vốn đầu tư) với giá trị khối lượng đã kiểm tra tính toán lại, tìm giá trị chênh lệch và yêu cầu
A,B giải trình, các bên không giải trình được hoặc giải trình không hợp lý phải kiến nghị thu
hồi số kinh phí đã thanh toán, quyết toán sai. Nếu công trình hoàn thành, đã nghiệm thu, bàn
giao, quyết toán đưa vào sử dụng thì yêu cầu thu hồi. Nếu công trình mới ở giai đoạn tạm
ứng, tạm thanh toán thì phải yêu cầu xuất toán khỏi chi phí khi quyết toán công trình.
- Lưu ý trong khâu kiểm tra thanh toán, quyết toán công trình: về định mức XDCB,
có định mức chung Nhà nước quy định. Về đơn giá XDCB tuỳ theo từng địa phương, các
UBND thành phố hoặc UBND tỉnh sẽ có quy định riêng, hoặc do hai bên thoả thuận cần lấy
thiết kế dự toán chi tiết đã được phê duyệt (đã được kiểm tra lại) làm căn cứ thanh quyết toán
công trình. Nếu thi công sai so với hồ sơ thiết kế, kinh phí quyết toán cao hơn so với dự toán
được phê duyệt thanh toán, quyết toán từ 10% trở lên, nhất thiết phải được cấp có thẩm quyền
phê duyệt lại.
- Cần chú ý các biểu hiện gian lận trong thanh quyết toán công trình như:
+ Cộng nhầm số, đảo số, đặt sai hàng số .
+ Trong dự toán và quyết toán công trình không ghi rõ mã số của từng công việc để
dễ áp dụng đơn giá cao hơn thực tế trong cùng một loại công việc thực hiện.
+ Gian lận trong chủng loại vật liệu thi công, nhất là các loại vật liệu kết cấu trong
khối lượng kín.
+ Nghiệm thu thanh toán chậm, sai thời điểm thực tế, để được hưởng đơn giá cao.
+ Khối lượng nghiệm thu khống, hoặc thực tế ít hơn khối lượng nghiệm thu quyết
toán.
1.8 - Kiểm tra giai đoạn kết thúc công trình và đưa công trình vào khai thác, sử
dụng:
- Kiểm tra việc dọn dẹp mặt bằng, vệ sinh công nghiệp, tổ chức bàn giao công trình.
- Kiểm tra việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công.
- Kiểm tra việc bảo hành công trình và thời gian bảo hành có đúng hợp đồng đã ký và
quy định của Nhà nước không?
- Kiểm tra khâu vận hành, chạy thử, sử dụng công trình và thực hiện khấu hao.

Về đánh giá kết quả kiểm tra, kết luận và kiến nghị:
1- Đánh giá tổng quát ưu khuyết điểm trên các mặt (5 mặt chính):
- Đối với việc chấp hành trình tự XDCB theo quy định của Nhà nước ban hành bao
gồm cả việc chấp hành quy chế quản lý đầu tư và quy chế đấu thầu.
- Đánh giá về mặt thực hiện tiến độ công trình và ảnh hưởng đến việc đầu tư của dự
án,
- Đánh giá về khối lượng, chất lượng công trình.
- Đánh giá sự chênh lệch đúng sai trong thanh toán, quyết toán công trình.
- Đánh giá hiệu quả công trình và mức độ phát huy tác dụng của dự án.
Kết luận và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể liên quan.
Kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý, thu hồi, tuyên dương khen thưởng hoặc kỷ luật
đối với từng sự việc, con người liên quan.
2- Kinh nghiệm về thanh tra việc thực hiện quy chế đấu thầu.
Có thể nói công việc khó khăn và phức tạp nhất của một cuộc thanh tra XDCB là làm
rõ tính minh bạch của việc đấu thầu một dự án, một công trình và chi tiết hơn là một gói thầu.
Xuất phát từ các mục tiêu của đấu thầu là nhằm bảo đảm đạt được mục tiêu cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả. Hiệu quả trong đấu thầu là hiệu quả tổng hợp không chỉ đơn
thuần là đạt được giá trúng thầu thấp mà còn ở chỗ nhà thầu trúng thầu có năng lực, kinh
nghiệm và giải pháp khả thi cũng có nghĩa là các nguồn tiền của Nhà nước được dành cho các
dự án đầu tư phát triển, tham gia vào các liên doanh, chi cho các hoạt động duy trì bộ máy
Nhà nước cũng như đáp ứng các nhu cầu cấp bách trong xã hội một cách có hiệu quả nhất.
Theo quy định hiện hành có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi.
Đây là hình thức lựa chọn tạo ra sự cạnh tranh cao nhất do vậy sẽ đưa tới hiệu quả tốt
nhất. Theo hình thức này bên mời thầu phải thông báo mời thầu trên các phương tiện thông
tin đại chúng và phải dành dủ thời gian cho các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Mọi nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ, đủ năng lực đều có thể
tham dự cuộc thầu. Hình thức này dành cho các gói thầu thông thường, khi nhiều nhà thầu
đều có khả năng thực hiện.
- Đấu thầu hạn chế:

Hình thức này chỉ áp dụng cho một số gói thầu có tính đặc thù như chỉ có một số nhà
thầu nhất định có khả năng thực hiện gói thầu, yêu cầu của nguồn vốn hoặc có lý do cho thấy
có những lợi thế.
Tuy nhiên trong thực tế đã có những vận dụng quá mức đối với hình thức này dẫn đến
hạn chế sự canh tranh, vì vậy quy chế đấu thầu yêu cầu phải mời tối thiểu 5 nhà thầu tham
dự. Trường hợp thực tế có ít hơn 5, phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc đấu thầu rộng rãi và hạn chế được thực hiện theo trình tự 7 bước.
Điều cần lưu ý là tùy theo quy mô và sự phức tạp của gói thầu mà các nội dung thuộc
7 bước đấu thầu sẽ phức tạp hay đơn giản; kết quả của các cuộc đấu thầu và các hình thức lựa
chọn khác (trừ tự thực hiện) sẽ là một hợp đồng được ký giữa bên mời thầu và nhà trúng thầu
để ràng buộc trách nhiệm của 2 bên.
- Chỉ định thầu:
Đây là hình thức cho phép chọn ngay một nhà thầu mà bên mời thầu thấy rằng có đủ
kinh nghiệm và năng lực đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để vào thương thảo. Trong
trường hợp này, bên mời thầu vẫn phải đưa ra các yêu cầu đối với gói thầu (tương tự như
HSMT) để nhà thầu chuẩn bị chào hàng (tương tự như HSDT). Tiếp đó bên mời thầu vẫn
phải đánh giá chào hàng của nhà thầu so với các yêu cầu của gói thầu, nếu đạt yêu cầu mới
mời nhà thầu này vào thương thảo hợp đồng để ký kết. Đồng thời giá trị chỉ định thầu phải
được phê duyệt theo quy định để có cơ sở ra quyết định chỉ định thầu.
Do sự hạn chế của hình thức này nên nó chỉ được áp dụng trong một số trường hợp
hết sức đặc biệt như đối với trường hợp bất khả kháng (do thiên tai địch họa, hoặc có sự cố
lớn), an ninh quốc phòng bí mật quốc gia, các gói thầu có giá trị nhỏ, các công việc mang tính
chất giao việc như lập BCNCKT (hoặc BCNCTKT), quy hoạch.
Điều lưu ý là hình thức chỉ định thầu phải được nêu trong kế hoạch đấu thầu do người
có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo tính pháp lý cho việc thực hiện.
Như vậy, việc thực hiện chỉ định thầu cũng được tiến hành qua các bước như một
cuộc đấu thầu. Tuy không tốn thời gian để đánh giá so sánh các HSDT, nhưng cũng phải
đánh giá chào hàng của nhà thầu và vẫn phải thương thảo về hợp đồng để gắn trách nhiệm
của 2 bên. Trong thực tế cho thấy thời gian tiết kiệm được trong chỉ định thầu là không lớn so
với đấu thầu và đây là một hình thức rất không khuyến khích do không tạo ra được sự cạnh

tranh.
- Mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện
Đều là các hình thức chỉ được áp dụng khi đủ điều kiện như mở rộng hợp đồng đã
qua đấu thầu, mua các hàng hóa có sẵn với giá trị nhỏ hơn 2 tỷ đồng, chủ đầu tư lại là nhà
thầu.
Cuối cùng mua sắm đặc biệt là hình thức được áp dụng khi áp dụng các hình thức đã
nêu không phù hợp.
Việc lựa chọn hình thức nào trong các hình thức nêu trên do chủ đầu tư và người có
thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu quyết định. Tuy nhiên trong thực tế không phải các
nhà đầu tư dễ dàng chọn hình thức có tính cạnh tranh cao là đấu thầu rộng rãi mà ngược lại
thường có các hiện tượng sau:
- Chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu hoặc mua sắm trực tiếp.
- Thuyết minh tính tương thích hoặc đầu tư mở rộng, đầu tư bổ sung để chỉ định thầu
cho các nhà đầu tư đã xây dựng hoặc cung cấp, lắp đặt trước đó.
- Chọn hình thức đấu thầu hạn chế để bố trí, dàn xếp nhà thầu.
- Đưa ra các yếu tố về kỹ thuật công nghệ hoặc cả lý do về an ninh, bí mật để chỉ định
thầu.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải xem xét kỹ đến
việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức nào để xem xét tính đúng đắn minh bạch của việc lựa
chọn nhưng cũng là cơ sở để kiểm tra cụ thể các bước tiếp theo. Nếu hình thức lựa chọn
không đúng rất có thể dẫn đến việc thông thầu hoặc có ý chủ quan không lành mạnh khi lựa
chọn nhà thầu ở các phần công việc thuộc phạm vi xét thầu.
- Tất cả các quy định về lập kế hoạch đấu thầu về thủ tục quy trình thực hiện đấu
thầu, thẩm định kế hoạch đấu thầu đều nhằm bảo đảm đạt được mục tiêu cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả của công tác đấu thầu. Một cách cụ thể hóa 4 mục tiêu này là
đấu thầu phải thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi (bảo đảm mục tiêu cạnh tranh); phải đánh
giá hồ sơ dự thầu theo hồ sơ mời thầu đã duyệt (bảo đảm mục tiêu công bằng); phải theo
đúng quy định cụ thể trong quy chế đấu thầu (bảo đảm tính minh bạch) và nhà thầu trúng
thầu phải có đủ kinh nghiệm, năng lực, đồng thời được đánh giá là đáp ứng cơ bản yêu cầu hồ
sơ mời thầu có giá trúng thầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá gói thầu (bảo đảm mục tiêu hiệu

quả). Hiệu quả trong đấu thầu là hiệu quả tổng hợp không chỉ đơn thuần là đạt được giá trúng
thầu thấp mà còn ở chỗ nhà thầu được chọn có đủ năng lực, kinh nghiệm và giải pháp là khả
thi.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy chế đấu thầu, trước hết là kiểm tra tính minh
bạch của hình thức lựa chọn thầu; sau đó phải kiểm tra làm rõ trình tự thực hiện và lập hồ sơ
cụ thể là:
+ Kiểm tra việc lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu nhằm làm rõ các nội dung là: giá
gói thầu, nguồn tài chính của gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian tổ chức đấu
thầu, loại hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.
+ Trình tự đấu thầu cho 1 gói thầu bao gồm 7 bước sau:
. Chuẩn bị đấu thầu
. Tổ chức đấu thầu
. Xét thầu
. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với trường hợp liên doanh hoặc hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BCC), cổ phần thì công việc thẩm định được thay thế bằng văn bản
thỏa thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật).
. Công bố kết quả đấu thầu
. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
. Ký hợp đồng.
- Hồ sơ mời thầu được coi là nội dung quan trọng nhất của bất kỳ cuộc đấu thầu nào.
Hồ sơ mời thầu cần thể hiện đầy đủ các yêu cầu và cách đánh giá (tiêu chuẩn đánh giá) của
bên mời thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ mời thầu đồng thời là cơ sở
để bên mời thầu đánh giá sự đáp ứng của các hồ sơ dự thầu.
Để phát hiện các hành vi vi phạm dễ dẫn đến thông thầu giữa chủ đầu tư, nhà thầu, cơ
quan tư vấn, hoặc chọn nhà thầu nào cũng được, có 6 vấn đề cần chú ý khi lập hồ sơ mời thầu
mà khi kiểm tra phải xem xét là:
+ Hồ sơ mời thầu phải nêu đầy đủ, chính xác, rõ ràng, khách quan và phù hợp với các
căn cứ đã lập. Nghiêm cấm việc nêu yêu cầu cụ thể trong hồ sơ mời thầu về thương hiệu,
nguồn gốc vật tư hàng hóa (nếu nêu cụ thể cũng có nghĩa là chủ đầu tư đã nhìn nhà thầu định
tiêu chuẩn)

+ Hồ sơ mời thầu chỉ được công khai từ thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu (chống
việc thông đồng trước).
+ Đưa tiêu chuẩn đánh giá vào ngay trong hồ sơ mời thầu.
+ Đối với gói thầu phức tạp cần tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để làm sáng tỏ các yêu
cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Hạn chế tối đa các yêu cầu quá mức trong hồ sơ mời thầu dẫn đến làm tăng chi phí
chào thầu hoặc làm lỡ cơ hội đối với một số nhà thầu tiềm năng.
+ Cần hạn chế việc điều chỉnh, bổ sung hồ sơ mời thầu sau khi phát hành và nếu có
phải được thực hiện tối thiểu 10 ngày trước thời điểm đóng thầu.
Xét theo trình tự và những vấn đề cần lưu ý khái quát lại như nêu trên cho thấy nếu có
những vi phạm về những nội dung trên cần kiểm tra kỹ hơn để phát hiện dấu hiệu của thông
đồng móc ngoặc hoặc thông thầu. Đặc biệt chú ý đến lỗi giống nhau của các hồ sơ dự thầu,
kể cả lỗi số học, kiểm tra, xác minh làm rõ tính pháp lý về giấy tờ hồ sơ của những cá nhân
và tổ chức có liên quan đến việc mua hồ sơ dự thầu, lập bảo lãnh dự thầu, hóa đơn chứng từ
liên quan đến các khoản chi phí mua hồ sơ và tiền bảo lãnh của các nhà thầu. Nếu có sự
giống nhau hoặc khác nhau về một số vấn đề cụ thể trong hồ sơ dự thầu thì chính là dấu hiệu
của thông thầu.
3- Một số vấn đề cần chú ý khi thanh tra việc đầu tư mua sắm trang thiết bị.
3.1- Giai đoạn tư vấn đầu tư và xây dựng (khảo sát, thiết kế, quản lý việc thực hiện
dự án):
Theo quy định thì: tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và
chất lượng sản phẩm tư vấn.
Khi thanh tra cần chú ý xem xét kỹ phạm vi công việc và nội dung công việc tư vấn
phải thực hiện. Cụ thể là:
-Khảo sát lập dự án đầu tư
- Khảo sát thiết kế KTTC-TDT
- Giám sát tác giả
Để xác định chi phí tư vấn, thiết kế, cần xem xét:
Theo trình tự thiết kế thì công việc và sản phẩm thiết kế gồm thiết kế KT, thuyết
minh, tổng dự tóan CT thiết kế bản vẽ thi công, dự tóan chi tiết, 35% giám sát tác giả, 10%.

Theo nội dung thiết kế thì công việc và sản phẩm thiết kế gồm:
+ Thiết kế công nghệ gồm giải pháp công nghệ sản xuất, thiết kế dây chuyền sản
xuất, lắp đặt thiết bị, thiết kế hệ thống kỹ thuật theo dây chuyền sản xuất: 30-40%.
+ Thiết kế xây dựng công trình (kiến trúc và xây dựng) gồm giải pháp kiến trúc, giải
pháp KTXD, thiết kế bên trong và bên ngoài công trình, thiết kế hệ thống kỹ thuật: 70-60%.
Theo nội dung thiết kế thì để nhận được tòan bộ chi phí thiết kế, tư vấn thiết kế phải
thực hiện toàn bộ phạm vi công việc trên đây. Thực hiện thiết kế phần việc nào thì được tính
chi phí TK cho phần việc đó theo đúng trong quy định.
Những sai phạm thường có là:
- Không đấu thầu tư vấn ĐTXD từ khâu khảo sát lập DA.
- Lập báo cáo khảo sát sau khi đã có QĐ phê duyệt DA (xem thời điểm ký hợp đồng
tư vấn hoặc thuê tư vấn)
- Không thẩm định hoặc thuê thẩm định mà vẫn tính chi phí thẩm định.
- Làm không hết nội dung và phạm vi công việc nhưng vẫn tính và nhận hết chi phí
(áp tính phí không đúng).
- Không thực hiện giám sát tác giả (phổ biến).
- Đối với tư vấn nước ngoài hoặc nhập vật tư thiết bị có ghi giám sát lắp đặt, phí hỗ
trợ quản lý thiết bị và giao hàng tính trên giá trị thiết kế thường không có nhật ký giám sát lắt
đặt thì không được tính phí.
- Chú ý thiết kế lắp đặt thiết bị.
- Chú ý các khoản chi dự phòng cho tư vấn nước ngoài.
3.2- Công tác đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị:
Chú ý việc áp dụng các hình thức thực hiện theo đúng quy chế đấu thầu. Nếu là gói
thầu có tính chất đặc biệt thì mua sắm trực tiếp chỉ được thực hiện trên cơ sở báo cáo thẩm
định của Bộ KHĐT.
Công tác chuẩn bị đấu thầu:
+ Chuyên gia tư vấn đấu thầu (phải có đại diện chủ đầu tư tham gia)
+ Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ trưởng tổ tư vấn trong quan hệ với trách nhiệm,
quyền hạn của chủ đầu tư.
+ Thời điểm phê duyệt giá xét thầu (sau thời điểm hết hạn nộp thầu và trước thời

điểm mở thầu)
+ Việc xác định năng lực và kinh nghiệm nhà thầu.
+ Thẩm định kết quả xét thầu (chú ý thường không làm)
3.3- Việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua sắm trang vật tư thiết bị:
- Ký kết và thực hiện đối với các HĐ thông qua đầu thầu
+ Về thương thảo ký kết hợp đồng (giảm giá, giá đánh giá) phải trên cơ sở kết quả xét
thầu là về xuất xứ, chủng loại, tính đồng bộ, tính tương thích.
+ Việc giao nhận và kiểm định chất lượng thiết bị, vật tư
+ Các điều khỏan phạt trong ký kết và thực hiện, thường ký hợp đồng chặt chẽ rõ
ràng nhưng không xử lý khi vi phạm.
+ Những vấn đề về chi phí đào tạo, thuê chuyên gia, vận hành, chạy thử.
+ Vật tư, thiết bị mua dư thừa để tồn kho gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn.
- Việc ký và thực hiện hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị đối với hình thức mua sắm
trực tiếp.
+ Điều kiện để chọn hình thức mua sắm trực tiếp (theo quy định của pháp luật).
+ Chi phí giao nhận, vận chuyển tính vào giá trị công trình (mua trực tiếp hay qua đại
lý).
+ Chi phí đào tạo, hướng dẫn, chạy thử.
- Việc ủy thác mua bán vật tư nhập khẩu và mua bán vật tư thiết bị trong nước:
+ Điều kiện ủy thác
+ Phí ủy thác
+ Phạm vi công việc và nội dung ủy thác để tính chi phí cho từng khâu, từng công
việc
3.4- Những vấn đề trong việc cung cấp vật tư, thiết bị và thi công về phòng cháy
chữa cháy
- Điều kiện và năng lực nhà thầu cung cấp thiết bị và thi công PCCC.
- Giá cả thiết bị và phương thức cung cấp.
- Nghiệm thu, bàn giao, thanh tóan.
4- Một số kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra trong công tác quyết toán vốn đầu
tư, dự án đầu tư hoàn thành.

Nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là giải pháp quản lý
tài chính hữu hiệu nhằm ngăn chặn lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong hoạt động đầu tư và
xây dựng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Thực tế trong nhiều năm qua, công tác này làm chưa
tốt, nhiều dự án, công trình đã hoàn thành đã đưa vào sử dụng song chưa hoặc chậm quyết
toán. Thậm chí có công trình đã khấu hao gần hết giá trị đầu tư nhưng quyết toán công trình
vẫn chưa được phê duyệt. Thực tế thì nhiều chủ đầu tư chỉ quan tâm đến những công việc ban
đầu như: lập dự án, chạy kế hoạch, chạy vốn Đến khi dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng
công tác quyết toán ít được quan tâm. Vì thế đến giai đoạn quyết toán, số cán bộ theo dõi
quản lý dự án đã thuyên chuyển hết hoặc chuyển sang điều hành doanh nghiệp mới, vận hành
máy móc thiết bị nên bộ máy làm quyết toán đã thiếu lại rất yếu và thiếu hồ sơ tài liệu. Do
vậy sự cần thiết phải có cơ chế để nâng cao trách nhiệm công tác này của chủ đầu tư và cơ
quan có thẩm quyền quyết định đầu tư thông qua việc thanh tra, kiểm tra nội dung này.
Kiểm tra, thanh tra công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình, dự án đầu
tư hoàn thành là:
- Kiểm tra tính hợp pháp việc đầu tư xây dựng công trình, dự án.
- Xác định chính xác vốn đầu tư đã được sử dụng để xây dựng công trình, dự án từ
khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
- Xác định đúng giá trị tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) được hình thành từ
vốn đầu tư, do kết quả hoạt động đầu tư đem lại.
- Xem xét công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư trên các mặt: chấp hành trình tự
đầu tư và xây dựng; quản lý công nợ, công tác thanh, quyết toán, công tác bàn giao tài sản,
thanh lý tài sản, nghiệm thu công trình
Theo quy định hiện hành thì tất cả các dự án đầu tư của các cơ quan Nhà nước và các
doanh nghiệp nhà nước sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng đều phải quyết
toán vốn đầu tư và chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư. Trước khi phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải được tổ chức thẩm tra quyết toán.
Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định hình thức tổ chức thẩm tra quyết toán
theo một trong hai hình thức:
+ Tự tổ chức thẩm tra.
+ Thuê tổ chức kiểm tra độc lập thẩm tra báo cáo quyết toán.

Để nâng cao chất lượng công tác quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành
và trách nhiệm của chủ đầu tư, cấp trên của chủ đầu tư cần thiết phải tăng cường kiểm tra,
thanh tra công tác này. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần chú ý đến các nội dung sau:
1- Thụ lý hồ sơ:
Trong quá trình thanh tra cần sử dụng nhiều loại hồ sơ, chứng từ, văn bản liên quan
để xác minh tính hợp pháp và đúng đắn của số liệu trong báo cáo quyết toán. Tuy nhiên hồ sơ
quyết toán một dự án hoặc một công trình có rất nhiều chứng từ, khối lượng hồ sơ là rất lớn,
nên cần có sự phân biệt để xem xét, đối chiếu, về cơ bản chỉ thụ lý từ đầu những hồ sơ sau:
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành do chủ đầu tư lập theo
các nội dung được Bộ Tài chính quy định.
- Báo cáo kiểm toán của cơ quan Kiểm toán hợp pháp (đối với các dự án có thuê kiểm
toán thẩm tra).
- Biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình hoàn thành của hội đồng
nghiệm thu.
- Biên bản kiểm kê tài sản bàn giao giữa chủ đầu tư với các cơ quan, đơn vị có liên
quan (nếu có).
- Bản xác nhận, nhận xét của cơ quan cấp phát vốn đầu tư (Kho bạc Nhà nước hoặc
các tổ chức tài chính, tín dụng).
- Báo cáo thẩm tra quyết toán của các cơ quan chức năng.
2- Nội dung thanh tra, kiểm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cần chú ý:
a) Kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xây dựng công trình thể hiện qua các văn
bản, hồ sơ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư:
Hồ sơ pháp lý một dự án, một công trình gồm:
* Hồ sơ kỹ thuật bao gồm:
+ Quyết định phê duyệt đầu tư;
+ Quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán;
+ Quyết định chọn thầu;
+ Giấy phép hành nghề;
+ Giấy phép xây dựng;
+ Giấy phép sử dụng đất;

+ Biên bản nghiệm thu.
* Hồ sơ kinh tế gồm:
+ Tổng dự toán được duyệt;
+ Kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn hàng năm;
+ Báo cáo quyết toán;
+ Phiếu đối chiếu kế toán.
Có các hồ sơ trên tiến hành kiểm tra đối chiếu danh mục các văn bản về các mặt: trình
tự lập và duyệt văn bản, nội dung biểu mẫu và thẩm quyền phê duyệt văn bản.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các bên
nhận thầu như: tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, mua sắm thiết bị
- Kết luận về tính hợp pháp của các văn bản hồ sơ xem có hợp pháp, hợp lệ hay
không.
b) Kiểm tra về mặt giá trị là kiểm tra việc xác định giá trị quyết toán của dự án, công
trình xây dựng thể hiện ở xác định giá trị quyết toán phần xây lắp, phần thiết bị và phần chi
phí kiến thiết cơ bản khác. Ngoài ra còn kiểm tra việc xác định các chi phí không tính vào giá
trị công trình. Thực hiện nội dung này, chú ý những vấn đề sau:
- Kiểm tra nguồn vốn, cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện hàng năm; phân tích, so
sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện với cơ cấu vốn đầu tư ghi trong quyết định đầu tư và tổng
dự toán được duyệt.
- Kiểm tra chi phí khối lượng xây lắp hoàn thành.
- Kiểm tra chi phí mua sắm trang thiết bị.
- Kiểm tra chi phí khác.
- Kiểm tra thực hiện các khoản chi phí không tính vào giá trị công trình.
- Kiểm tra xác định giá trị thực tế của tài sản cố định và tài sản lưu động bàn giao cho
chủ đầu tư hoặc cho đơn vị khác sử dụng.
- Kiểm tra giá trị quy đổi của các tài sản bàn giao.
c) Kết luận, nhận xét về nội dung công tác quản lý, các vi phạm, sai phạm; kiến nghị
cách xử lý với các cơ quan có thẩm quyền về chất lượng công tác quyết toán, xử lý các tồn
tại, sửa đổi bổ sung cơ chế, chế độ.
5. Một số dạng sai phạm chủ yếu trong đầu tư XDCB.

5.1- Trong khâu lập dự án:
ở khâu này, nhiều công trình, việc khảo sát thiết kế sơ bộ, mới chỉ có bước phác hoạ
và ước toán nên chuyển sang thiết kế dự toán thường có sự thay đổi lớn về tổng mức đầu tư
làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư, dẫn đến phát sinh thay đổi nhiều lần.
Khi tiến hành thanh tra cần xem xét kỹ khâu lập dự án và sự cần thiết đầu tư, nội
dung phê duyệt dự án tiền khả thi và khả thi, tính phù hợp giữa nội dung dự án với thực tế về
quy mô, đặc điểm, khả năng tài chính. Kiểm tra kỹ tại sao phát sinh chi phí.
5.2- Trong khâu khảo sát thiết kế và lập dự toán.
- Nhiều công trình không khoan thăm dò mà chỉ khảo sát địa hình và mô phỏng địa
chất, dẫn đến khi thi công công trình phải bổ sung hoặc giảm bớt giá trị.
- Khâu thiết kế và lập dự toán, nâng hệ số an toàn công trình quá cao. Chưa bám sát
dự án đề ra để thiết kế nhiều mặt cắt, tim mốc sai trùng lặp, chưa quan tâm đầy đủ các yêu
cầu về an toàn, mỹ quan, chưa tiết kiệm kinh phí làm suất đầu tư cao hoặc lãng phí vốn đầu
tư.
5.3- Trong thi công xây lắp:
- Công tác đào, đắp đất:
+ Quyết toán sai nhân công xúc đất, san xăm, vằm đất (công việc này đã nằm trong
đơn giá đào, đắp đất).
+ Quyết toán sai nhân công vận chuyển, đào đất không trừ 30m đã có trong đơn giá
đào.
+ Quyết toán sai hệ số tơi xốp đầm nén của đắp đất (hệ số đầm nén đã cấu tạo trong
đơn giá đắp đất; “đơn giá đắp đất đã tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp”).
+ áp dụng sai mã số đào đất, chiều rộng, chiều sâu đào đất.
+ Đào đất bằng máy áp dụng mã số đào đất thủ công để quyết toán.
+ Về phân cấp đất thường hay sai: đào đất bằng máy nhưng lại áp dụng bảng phân
cấp đào bằng thủ công.
+ Vận chuyển đất sai ở cự li và áp dụng phương tiện vận chuyển sai.
- Công tác xây đá:
+ Quyết toán sai số lượng miết mạch, nẻ chỉ.
+ Quyết toán sai vận chuyển vật liệu thủ công, không trừ 30m đã có trong đơn giá xây

dựng.
+ Đơn giá xây đá tính cát vàng, khi quyết toán chênh lệch giá cát lại quyết toán sai
sang cát xây (cát hạt nhỏ).
+ Khối lượng xây đá cao nhỏ hơn 2m khi quyết toán lại áp dụng sai cao hơn 2m (vì
đơn giá cao hơn 2m có gỗ giàn giáo).
+ Xây đá móng, tường thẳng áp dụng sai mã hiệu, xây tường trụ pin, tường công, xây
kết cấu phức tạp.
+ Xây cống bằng đá (cống hở hoặc cống có nắp đậy bê tông) áp dụng sai mã hiệu đơn
giá xây cống vòm.
+ Các điểm giao nhau của khối lượng đá và bê tông chiếm chỗ khối xây đá phải trừ,
bỏ sót không trừ.
- Xây gạch:
+ Xây tường gạch chỉ cao tới 4m áp dụng sai mã hiệu quyết toán trên mã hiệu.
+ Dùng gạch không đúng tiêu chuẩn để xây, thường thiếu chiều dày tường.
+ Quyết toán sai vận chuyển vật liệu thủ công không trừ 30m đã có trong đơn giá xây.
+ Quyết toán sai hao phí vật liệu trong thi công (hao phí vật liệu trong thi công đã
tính trong đơn giá xây).
+ áp dụng sai mác vữa.
+ Các điểm giao nhau của khối xây và bê tông, khuôn cửa chiếm chỗ khối xây phải
trừ, bỏ sót không trừ.
+ Sử dụng gạch loại 2 hoặc gạch địa phương để xây vẫn quyết toán gạch loại 1.
- Công tác bê tông, cốt thép:
+ Quyết toán sai mác vữa.
+ Thi công sai mác vữa.
+ Các điểm giao nhau của bê tông cột, dầm, sàn và thép chiếm chỗ bê tông phải trừ,
bỏ sót không trừ.
+ Sử dụng vật liệu vào thi công sai chủng loại.
+ Phân tích sai vật liệu để tính chênh lệch giá vật liệu.
+ Quyết toán sai cốt pha bê tông sàn và cốt pha đáy dầm chiếm chỗ sàn và sai gỗ làm
khe co giãn bê tông sân, đường.

+ Về thép, nâng hệ số an toàn quá cao, thường sai ở thép gia cường và các mối nối và
thay đổi chủng loại, giảm bớt số lượng thép trong thi công. Thép không thử độ kéo theo quy
định.
- Việc làm mái của các công trình:
+ Mái dạng A thường sai ở gạch cầu và gạch chống nóng, lớp chống thấm.
+ Lợp mái tôn: thường quyết toán sai trọng lượng thép xà gỗ và tôn lợp kích thước
ngắn áp dụng định mức tôn cho chiều dài bất kỳ, đặc biệt là chiều dày của tôn loại 0,7 ly
thường làm 0,5 ly
- Công tác hoàn thiện:
+ Trát tường áp dụng mã hiệu sai và thi công không đủ chiều dày.
+ Quyết toán diện tích trát tường không trừ diện tích ốp tường bằng gạch,
+ Trát tường sai mác vữa.
+ ốp gạch áp dụng sai chủng loại gạch và sai trát mạng (trát mạng đã cấu tạo trong
đơn giá ốp gạch).
+ ốp đá 30x30 thường không áp dụng đúng quy trình quy phạm kỹ thuật (bớt móc
thép).
+ Lát gạch thường hay quyết toán sai, tính từ tim tường.
+ Cửa gỗ thường hay quyết toán sai chiều dài cánh cửa và khuôn cửa.
+ Ô kính cố định quyết toán sai sang m2 cửa (ô kính cố định chỉ có kính và nẹp gỗ,
còn khuôn cửa đã quyết toán riêng).
+ Cửa hoa thép thường áp dụng sai mã hiệu cửa song sắt để quyết toán (trong định
mức: cửa song sắt cấu tạo có thép L làm khung và lưới P40, song sắt).
- Chênh lệch giá vật liệu:
+ Quyết toán sai cự li vận chuyển vật liệu và áp dụng sai loại đường, bậc hàng.
+ Dùng xe thùng vận chuyển vật liệu nhưng vẫn tính hệ số xe ben tự đổ.
+ Dùng xe ben tự đổ chở vật liệu nhưng vẫn tính công bốc xuống.
+ áp dụng sai cước vận chuyển và thông báo giá vật liệu hàng tháng để tính chênh
lệch giá vật liệu.
+ Vật liệu có thuế VAT đầu vào khi tính chê nh lệch giá không trừ thuế VAT.
+ Thời điểm thay đổi thuế VAT đối với công trình xây dựng từ 10% xuống 5% nhiều

công trình vẫn quyết toán 10%.
+ Quyết toán công trình sai hệ số điều chỉnh chi phí nhân công; sai chế độ phụ cấp
đặc biệt; sai chế độ phụ cấp lưu động; sai chế độ phụ cấp thu hút; sai chế độ phụ cấp khu vực;
sai chế độ chi phí chung; sai chi phí giám sát công trình.
- Công trình đấu thầu:
+ Trình tự thủ tục đấu thầu nhiều công trình thực hiện không đúng.
+ Giá xét thầu lập sai, dẫn đến đấu thầu sai.
+ Giá dự thầu và trúng thầu.
Công trình đấu thầu thường quyết toán sai chi tiết công việc. Giảm lượng, tăng giá
nhưng giá trúng thầu vẫn giữ nguyên. Thường thay đổi chủng loại vật liệu vật tư thi công, tạo
ra những phát sinh chi phí bất hợp lý làm thủ tục hợp pháp hoá để thanh toán.
Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư cho tương lai, chất lượng và hiệu quả của công tác đầu tư
XDCB có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ phát triển và hiệu quả của nền kinh tế. XDCB
còn là một biện pháp quan trọng trong việc phát triển đồng đều giữa các vùng, miền và ngành
kinh tế kỹ thuật. Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư XDCB là rất quan trọng và
phải là một việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành và các cơ quan quản lý. Công tác
thanh tra, kiểm tra đầu tư XDCB phải được tiến hành ngay từ khi lập quy hoạch, kế hoạch và
chuẩn bị đầu tư nhằm phát hiện thiếu sót và chủ động phòng ngừa; không nhất thiết chờ dự
án hoàn thành, quyết toán mới thanh tra, kiểm tra. Mặt khác phải coi trọng việc tổng kết hàng
năm và tổng kết loại hình XDCB về quản lý đầu tư xây dựng và thanh tra, kiểm tra đầu tư
xây dựng. Cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và quan tâm đúng
mức đến lĩnh vực đầu tư XDCB có yếu tố nước ngoài bao gồm cả việc liên doanh, liên kết,
liên danh đầu tư và đấu thầu cung cấp vật tư máy móc, thiết bị

×