T
CT
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông được thực hiện trước hết là vì các lợi ích
kinh tế - xã hội quan trọng mà nó mang lại. Thế nhưng trong nhiều dự án các lợi ích này đã
không được tính toán, xác định một cách thống nhất. Bài báo xin trình bày một phương pháp
xác định các lợi ích nêu trên có thể tham khảo trong quá trình lập và thẩm định các dự án đầu tư
xây dựng công trình giao thông.
NỘI DUNG
Lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư là các lợi ích mà nó (dự án) đem lại cho xã
hội và toàn bộ nền kinh tế. Các lợi ích này thông thường được tính toán trên cơ sở so sánh
trường hợp có và không có dự án.
Một dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông có thể đem lại các lợi ích kinh tế - xã hội
chủ yếu sau: (1) lợi ích do giảm chi phí khai thác phương tiện; (2) lợi ích do tiết kiệm thời gian
của hành khách (và hàng hóa); (3) lợi ích do giảm tai nạn; (4) lợi ích do giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả của dự án người ta còn phải tính đến các vấn đề như
dự án làm thay đổi cự ly vận chuyển, vấn đề chi phí duy tu bảo dưỡng công trình mới so với chi
phí duy tu bảo dưỡng công trình cũ (trong trường hợp của dự án cải tạo, nâng cấp công trình).
Vấn đề lợi ích do giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được đề cập trong [1], trong phạm vi
của mình, bài báo xin được đề cập đến phương pháp xác định các lợi ích còn lại.
1. Phương pháp xác định lợi ích do giảm chi phí khai thác phương tiện
Chi phí khai thác phương tiện (VOC) bao gồm các chi phí về nhiên liệu, dầu nhớt; về hao
mòn phương tiện (lốp xe, động cơ ). Đối với các công trình cầu đường thì những khoản chi phí
này phụ thuộc vào cấu trúc hình học của đường, tình trạng mặt đường, hành vi của người lái xe
và việc kiểm soát giao thông. VOC thường cao hơn trên những con đường dốc, mặt đường gồ
ghề Phương pháp xác định VOC có thể tham khảo trong [2; 3].
Một trong những mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng các công trình xây dựng giao thông
là nhằm làm giảm VOC. Lợi ích thu được do giảm chi phí khai thác phương tiện tính cho năm
thứ t khai thác công trình có thể xác định theo công thức:
m
1 i i i
t t new old new
i 1
B 365.N .L (VOC VOC )
(đ/năm) (1)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TS. BÙI NGỌC TOÀN
Bộ môn Dự án và quản lý dự án
Khoa Công trình
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Bài báo trình bày một phương pháp tiếp cận trong việc xác định các lợi ích kinh
tế - xã hội chủ yếu của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
Summary: This paper presents an approach of determining basic social and economic
benefits of road projects.
CT
2
trong đó:
i
t
N
- lưu lượng ngày đêm trung bình của loại xe thứ i năm thứ t (xe/ngày đêm); m - số
loại xe tính toán (kể cả vận tải hàng hóa và hành khách); L
new
- chiều dài đoạn đường vận
chuyển xây dựng hoặc cải tạo mới;
i i
old new
VOC ;VOC
- chi phí khai thác phương tiện loại i
trường hợp không có và trường hợp dự án (đ/xe.km).
2. Phương pháp xác định lợi ích do tiết kiệm thời gian của hành khách
Thời gian có giá trị và giá trị thời gian của con người có thể lượng hóa được. Các dự án xây
dựng công trình giao thông thường làm giảm thời gian hành khách phải hao phí trong quá trình
di chuyển của mình. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng giá trị của thời gian mà hành
khách tiết kiệm được phụ thuộc vào mục đích của chuyến đi và nói chung nên định giá thời gian
của con người tùy theo người đó là ai và sử dụng thời gian đó như thế nào [4]. Một cách tiếp
cận đơn giản hơn và có độ chính xác nhất định là xác định giá trị thời gian của hành khách
thông qua giá trị thu nhập quốc dân khu vực nghiên cứu bình quân đầu người và phương tiện
giao thông mà họ sử dụng.
2.1. Trường hợp chỉ có số liệu về lưu lượng giao thông
Nếu chỉ có số liệu về lưu lượng xe mà không có các số liệu điều tra về lượng vận chuyển
hành khách trong khu vực nghiên cứu thì lợi ích do tiết kiệm thời gian cho hành khách tính cho
năm thứ t có thể xác định theo công thức:
m
3 i i i
t t avr i pac
i 1
B 365.N .K . t .G
(đ/năm) (2)
trong đó: t
i
- số giờ tiết kiệm được trung bình cho một hành khách sử dụng loại phương tiện
thứ i (giờ);
i
pac
G
- giá trị một giờ của một hành khách sử dụng phương tiện loại i (đ/người.giờ);
i
avr
K
- lượng hành khách trung bình trên một phương tiện loại i, có thể tham khảo như sau: cho
xe con: 2.5-3.0 người, cho xe buýt: 15-35 người, cho xe máy: 1.0-1.5 người (tài xế lái xe con và
xe máy được tính là hành khách, tài xế lái xe buýt không được tính là hành khách).
2.2. Trường hợp có số liệu điều tra về số lượt hành khách vận chuyển của các loại xe
m
3 i i
t t pac i pac
i 1
B Q . t .G
(đ/năm) (3)
trong đó:
i
t pac
Q
- số lượt khách loại phương tiện thứ i vận chuyển trong năm t (người/năm).
3. Phương pháp xác định lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa
Nhờ có công trình dự án thời gian vận chuyển hàng hóa cũng giảm, hàng hóa sớm đến đích
và sớm được sử dụng. Có thể ước tính lợi ích này bằng giá trị cơ hội lượng hàng hóa sớm được
sử dụng.
3.1. Trường hợp chỉ có số liệu về lưu lượng giao thông
Nếu chỉ có số liệu về lưu lượng giao thông mà không có số liệu về lượng hàng hóa vận
chuyển thì lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa có thể xác định theo công thức sau:
m
4 i i
t t avr i gds
i 1
B 365.N .q . t .G
(đ/năm) (4)
trong đó:
i
avr
q
- trọng tải trung bình của loại phương tiện vận chuyển hàng hóa thứ i (tấn/xe);
t
i
- số giờ tiết kiệm trung bình cho loại phương tiện vận chuyển hàng hóa thứ i (giờ);
gds
G
- giá
trị thời gian trung bình của một tấn hàng hóa vận chuyển trong đoạn tuyến công trình dự án
T
CT
2
(đ/tấn.giờ) [2].
3.2. Trường hợp có số liệu về lượng hàng hóa vận chuyển
m
4 i
t t gds i gds
i 1
B Q . t .G
(đ/năm) (5)
trong đó:
i
t gds
Q
- lượng vận chuyển hàng hóa của loại phương tiện thứ i trong năm thứ t (tấn/năm).
4. Phương pháp xác định lợi ích do giảm tai nạn
Các dự án xây dựng công trình giao thông có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn của việc
tham gia giao thông của người, hàng hóa và phương tiện do chúng làm thay đổi lưu lượng vận
chuyển hoặc làm thay đổi điều kiện mà sự vận chuyển đó diễn ra. Nói khác đi, các dự án xây
dựng công trình giao thông có thể làm giảm (đôi khi có thể là tăng) tỷ lệ tai nạn. Một con đường
cao tốc mới được nâng cấp nhằm làm tăng độ an toàn khi lái xe với tốc độ cao lại thực sự có thể
làm tăng tỷ lệ tai nạn nếu sự nâng cấp đó không đi kèm với các yếu tố an toàn bổ sung khác.
Cho dù dự án có làm tăng hay giảm tỷ lệ tai nạn thì các tác động đó cũng phải được tính đến khi
đo lường lợi ích.
Để đo lường lợi ích do giảm tai nạn cần phải thực hiện qua 2 bước. Bước thứ nhất là đánh
giá khả năng giảm bớt tai nạn. Bước thứ hai là ước tính giá trị của việc giảm tai nạn đó.
Để đánh giá khả năng giảm bớt tai nạn cần phải ước tính/dự báo được số vụ tai nạn có thể
xảy ra trên đoạn tuyến nghiên cứu thông qua các số liệu về loại đường và điều kiện giao thông
trường hợp có và không có dự án [2; 3].
Sau khi ước tính được số vụ tai nạn giảm bớt được năm thứ t trên đoạn tuyến thứ j (
j
t
A
)
nhờ có công trình dự án có thể chuyển sang bước thứ hai: ước tính giá trị của sự giảm tai nạn đó
theo công thức:
6 j j
t acd t t
j
B C .m . A
(đ/năm) (6)
trong đó: C
acd
- tổn thất trung bình do 1 vụ tai nạn gây ra. Có thể xác định đựa vào số liệu
thống kê của khu vực nghiên cứu (đ/vụ);
j
t
m
- hệ số tổng hợp xét đến ảnh hưởng của các điều
kiện đường giao thông năm thứ t trên đoạn tuyến j đến tổn thất do mức độ nghiêm trọng của 1
vụ tai nạn [2; 3].
KẾT LUẬN
Trên đây là một cách tiếp cận trong phương pháp xác định các lợi ích kinh tế - xã hội chủ
yếu của dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông. Tuy nhiên, còn nhiều cách tiếp cận khác
cũng như còn nhiều lợi ích kinh tế - xã hội khác có thể hoặc cần phải tính đến trong từng dự án
cụ thể, tùy theo điều kiện (trước hết là kinh phí và nguồn số liệu).
Tài liệu tham khảo
[1]. TS. Bùi Ngọc Toàn: Vấn đề môi trường trong dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông. Tuyển tập
công trình khoa học. Hội nghị NCKH lần thứ XIV của Trường ĐH GTVT. Tập 4. Trường ĐH GTVT - 2000.
[2]. TS. Bùi Ngọc Toàn: Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông. NXB GTVT - 2006.
[3]. GS. TSKH. Nguyễn Xuân Trục (chủ biên): Sổ tay thiết kế đường ô-tô. Tập 1. NXB Giáo dục - 2003.
[4]. Belli và các tác giả khác: Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư. Công cụ phân tích và ứng dụng thực tế.
NXB Văn hóa - 2002