Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KHÁI QUÁT về yếu tố THẨM mỹ và GIAO TIẾP cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.13 KB, 22 trang )

BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về yếu tố thẩm mỹ và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh
quốc tế
1.1.1. Thẩm mỹ là gì
Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh
như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh
thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc.
Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn
hóa khác. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với
quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc. Âm nhạc


cũng khắc sâu trong văn hóa và phải được cân nhắc khi sử dụng nó làm tăng cảm xúc.
Âm nhạc có thể được sử dụng theo nhiều cách rất thông minh và sáng tạo nhưng nhiều
khi cũng có thể gây khó chịu đối với người nghe. Tương tự vậy, kiến trúc của các tòa
nhà và các công trình kiến trúc khác nhau cũng cần được nghiên cứu để tránh những
sai lầm ngớ ngẩn về sự tượng trưng của những hình dáng và hình thức cụ thể.
1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1.2.1 . Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động marketing của doanh
nghiệp
Những thương hiệu toàn cầu có thể có những lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưng
những khác biệt về thẩm mỹ của mỗi quốc gia nơi các doanh nghiệp đang hoạt động
vẫn sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với các thị trường địa phương. Bởi
vì yếu tố thẩm mỹ quy định rằng nhiều sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và những

đặc điểm của địa phương, nên hiểu biết về thẩm mỹ sẽ đưa các doanh nhân đến gần
hơn với nhu cầu và sở thích của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ trong khi thực hiện
các khâu của quy trình marketing:
- Sản phẩm: cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các quốc gia khác nhau và
hướng tới những đối tượng người tiêu dùng khác nhau thì phải có những đặc điểm đặc
trưng riêng. Những đặc trưng đó được quy định bởi các yếu tố thẩm mỹ khác nhau của
từng nền văn hoá như màu sắc và hình ảnh của bao bì, vật liệu đóng gói hàng hóa sẽ
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 1 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
tuỳ thuộc vào lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, giới tính, khu vực cư trú, trình độ văn hoá của
người tiêu dùng. Có thể coi đó là những đòi hỏi của văn hoá tiêu dùng, các sản phẩm

hàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được những đòi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêu
dùng và sẽ có sức sống trên thị trường. Để đạt được điều đó, việc đóng gói, bao bì
hàng hóa cần phải chú ý đến các yếu tố về màu sắc, hình ảnh phù hợp với sở thích và
yêu cầu của từng địa phương, nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải những rào cản về
thị hiếu tiêu dùng đối với sản phẩm ở các quốc gia khác nhau.
- Xúc tiến thương mại
Ảnh hưởng dễ thấy nhất của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động xúc tiến thương mại
thể hiện ở quảng cáo. Cùng một kiểu quảng cáo có thể được đón nhận nồng nhiệt ở thị
trường này bởi một nhóm người tiêu dùng này nhưng lại bị tẩy chay ở thị trường khác
bởi một tập thể người tiêu dùng khác. Nguyên nhân của vấn đề này là do mỗi địa
phương khác nhau có thể có những đặc thù khác nhau về yếu tố thẩm mỹ trong hình
ảnh và âm nhạc. Có thể đối với quốc gia này thì âm nhạc và các hình ảnh tượng trưng

cho quảng cáo sản phẩm được coi là đẹp, là hay nhưng đối với quốc gia khác thì lại coi
là không phù hợp với thẩm mỹ của họ. Do đó việc nghiên cứu yếu tố thẩm mỹ của mỗi
địa phương khác nhau trong hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ là một yếu tố cần
thiết phải xem xét trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp hiện nay.
Ảnh hưởng tiếp theo của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động xúc tiến thương mại thể
hiện ở việc xây dựng mối quan hệ công đồng của doanh nghiệp với các công chúng địa
phương. Như chúng ta đã biết, kiến trúc của các tòa nhà và các công trình kiến trúc
khác nhau cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ trong văn hóa của các
quốc gia. Do đó việc xây dựng các trụ sở, văn phòng làm việc và các cửa hàng của
doanh nghiệp ở các địa phương cần phải chú ý nghiên cứu để tránh những sai lầm ngớ
ngẩn về sự tượng trưng của những hình dáng và hình thức cụ thể. Việc chú ý đến thẩm
mỹ trong kiến trúc của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh

đẹp của mình không chỉ trong mắt của khách hàng mà cả công chúng liên quan. Từ đó
góp phần nâng cao hình ảnh đẹp của doanh nghiệp tại quốc gia mà`doanh nghiệp đang
hoạt động.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 2 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
1.1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đối với hoạt động quản trị nguồn nhân
lực
Am hiểu thẩm mỹ của mỗi địa phương khác nhau cũng giúp cho doanh nghiệp có
thể quản lý nhân viên của mình tốt hơn bởi vì ở mỗi quốc gia khác nhau thì quan niệm
về màu sắc, hình ảnh, bố cục, kiến trúc tòa nhà cũng rất khác nhau. Do đó việc quy
định màu sắc, kiểu dáng của đồng phục nhân viên, cách bố trí văn phòng làm việc
cũng tác động đến thái độ làm việc của nhân viên. Nếu các yếu tố này không phù hợp

với đặc tính của từng quốc gia cụ thể thì sẽ vấp phải sự phản đối từ chính các nhân
viên của công ty. Từ đó họ sẽ cảm thấy không thoải mái trong công việc, làm cho hiệu
suất hoạt động của công ty giảm đi. Vì vậy, khi kinh doanh ở các quốc gia khác nhau
các doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ nhằm nâng cao khả năng quản lý
nhân viên của mình.
1.1.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đối với hoạt động giao dịch, đàm phán
trong kinh doanh quốc tế
Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện yếu tố thẩm mỹ trong
văn hóa của các quốc gia. Chú ý đến hình thức là một phép lịch sự thể hiện việc giữ
gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh
quốc tế. Ở một số quốc gia, khi gặp gỡ đối tác, trang phục phù hợp là áo sơ mi và cà
vạt cho nam giới, bộ trang phục công sở hoặc váy với áo sơ mi cho nữ giới. Màu sắc

và họa tiết, hoa văn trên trang phục cũng tùy thuộc vào quan điểm, tập quán của mỗi
quốc gia khác nhau. Vì vậy thông thường thì những người làm công việc giao dịch cần
phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ trong việc lựa chọn trang phục trong các buổi
giao dịch với đối tác nước ngoài. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ
bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín
của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty. Nếu ngay cả ấn tượng ban đầu mà các
doanh nhân không tạo ra được với các đối tác nước ngoài thì rất khó có thể đi sâu hơn
vào giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng với họ do họ không nhận thấy sự tin
tưởng vào đối tác thông qua ấn ượng ban đầu. Đây là điều mà các doanh nhân khi đến
làm việc với các đối tác nước ngoài cần phải hết sức chú ý.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 3 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

1.2. Khái quát về giao tiếp cá nhân và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh
doanh quốc tế
1.2.1. Giao tiếp cá nhân là gì
Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ,
tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Hiểu ngôn ngữ thông
thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại
suy nghĩ và hành động như vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác nhau (ngoài ngôn
ngữ thông thường) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đưa ra những thông tin
gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn.
1.2.1.1. Ngôn ngữ thông thường
Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của
một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết. Sự khác nhau dễ thấy

nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thường. Chúng ta sẽ phải
lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìm
đường. Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó,
do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của họ. Ví dụ, dân số Malaysia
gồm có người Mã Lai (60%), Trung Quốc (30%) và Ấn Độ (10%). Tiếng Mã Lai là
ngôn ngữ quốc gia chính thức nhưng từng dân tộc lại có ngôn ngữ của riêng họ và tiếp
tục duy trì truyền thống của dân tộc đó. Kết quả là đôi khi xảy ra những xung đột về
mặt sắc tộc giữa các nhóm sống trên đất nước này.
1.2.1.2. Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế)
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng
nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù

chỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ
chung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha.
Tiếng thổ ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng Quan
Thoại được sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữ
chung khác nhau tùy theo sở thích của từng vùng. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn
Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là
thuộc địa của Anh.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 4 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đa
quốc gia phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ.
Việc dịch đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế.

1.2.1.3. Ngôn ngữ cử chỉ
Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét
mặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ. Giống như ngôn ngữ
thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và
nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác.
Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý
nghĩa của nó. Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong
những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp
nhưng có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc thậm chí là “tuyệt vời” ở Mỹ.
1.2.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động kinh doanh quốc tế
Đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế, khi mà đối tượng khách hàng lại là ở
một quốc gia nước ngoài thì không những các yếu tố văn hóa, giao tiếp cá nhân có ảnh

hưởng lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp, mà có khi lại còn là rào cản cho
những thành công nếu không biết tận dụng những mặt ảnh hưởng tốt của nó.
1.2.2.1. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động giao dịch, đàm phán,
ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế
Ảnh hưởng trực tiếp của giao tiếp cá nhân lên hoạt động hoạt động giao dịch, đàm
phán, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế đó là tác động lên chính hành vi của các chủ
thể kinh doanh quốc tế. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các hoạt động của họ thông
qua những quy tắc xã giao, cách nói năng ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp mà họ sử dụng
trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng.
Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động giao dịch,
đàm phán, ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó chính là ngôn
ngữ. Hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của thương nhân

là một thuận lợi hết sức to lớn trong việc giao tiếp với các thương gia nước ngoài,
cũng như trong việc tìm hiểu từ phong tục tập quán, thói quen làm việc, nhu cầu tiêu
dùng cho đến môi trường chính trị, luật pháp của nước mà họ có quan hệ buôn bán.
Nếu năng lực ngoại ngữ hạn chế, các thương nhân có thể gặp khó khăn trong khi đàm
phán hoặc trao đổi ý tưởng kinh doanh, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và gây ra sự trì
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 5 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
hoãn trong hoạt động buôn bán song phương hay hợp tác kinh doanh. Sự bất đồng về
ngôn ngữ đôi khi là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp với những thương nhân và
doanh nghiệp nước ngoài. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn có thể
hiểu lầm nhau, bởi thế giao tiếp bằng ngoại ngữ lại càng khó khăn hơn. Ở một số quốc
gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay cả Việt Nam thì việc dùng chính ngôn

ngữ địa phương trong giao tiếp vẫn dẫn đến nhầm lẫn do họ có nhiều cách nói khác
nhau để diễn đạt cùng một nội dung.
Hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế là tiếng
Anh, tuy nhiên việc biết tiếng địa phương vẫn là một thuận lợi, bởi phần lớn mọi
người chuộng sự khác biệt trong ngôn ngữ riêng của họ và việc nói tiếng địa phương
có thể hình thành mối quan hệ tốt, rất quan trọng trong giao tiếp thương mại. Thông
thường, doanh nghiệp hay nhà sản xuất không hiểu tiếng địa phương có thể phạm sai
lầm do dịch không chính xác các thông điệp mà đối tác nước ngoài muốn truyền tải
dẫn đến những sai lầm đáng tiếc thậm chí bị mất hợp đồng và ảnh hưởng đến uy tín
sau này của các doanh nghiệp.
Ngay cả đối với ngôn ngữ chung thường sử dụng là tiếng Anh, tiếng Pháp, Tây
Ban Nha thì vẫn xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc do những biến thể của nó trong quá

trình gia nhập các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như tiếng Anh của người Mỹ khác
với tiếng Anh của người Anh, khác với tiếng Anh của người Úc và cả tiếng Anh của
Singapore. Do đó khi sử dụng các ngôn ngữ quốc tế trong quá trình giao dịch, đàm
phán cũng cần phải chú ý đến những cách thức sử dụng và ý nghĩa khác nhau của lời
nói hay văn phong mà đối tác sử dụng để có thể có những cách thức giao tiếp phù hợp
nhất.
Bên cạnh những thông điệp được trình bày thông qua ngôn từ thì cần phải lưu ý
đến những thông điệp ẩn sau ngôn ngữ, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ. Những hình thức
của yếu tố ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp chủ yếu bao gồm: Thái độ và tư thế, ra hiệu
bằng tay, tầm nhìn, nét mặt và vị trí, cự ly giữa hai bên… Những hình thức biểu đạt
này trong giao tiếp đều cần phải chú ý. Việc sử dụng ngôn ngữ không lời có thể biểu
đạt những ý muốn mà lời nói không thể tả hết được. Việc không nắm được những

thông điệp ngoài ngôn từ của người đối thoại có thể gây nên những nhầm lẫn đáng
tiếc. Việc hiểu ngôn ngữ không lời của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc
gửi đi những thông điệp không dự kiến hoặc gây phiều hà Chẳng hạn như ở Mỹ,
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 6 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
khoảng cách theo phong tục mà các bên tham gia thảo luận về kinh doanh phải từ 5
đến 8 bước chân, trong khi đó ở Mỹ Latin khoảng cách này là 3 đến 5 bước. Kết quả
là nhiều người Bắc Mỹ cảm nhận một cách không ý thức rằng người Mỹ Latin đang
chiếm vị trí con người họ và có thể lùi khỏi cuộc nói chuyện.
Tóm lại, việc giao tiếp và đàm phán với đối tác nước ngoài không phải là một việc
dễ dàng. Nó bị cản trở bởi một số điểm đặc trưng trong văn hóa mà cụ thể là yếu tố
giao tiếp cá nhân của mỗi quốc gia. Một ngôn ngữ rất khác lạ, một thái độ dè dặt đặc

biệt hay ít nhất là phong cách giao tiếp giữa người với người rất khác biệt cũng khiến
cho các đối tác khó giao dịch với nhau. Chính điều này khiến cho quá trình đàm phán
kinh doanh với các đối tác nước ngoài có những nét đặc thù riêng và ảnh hưởng đáng
kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.
1.2.2.2 Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động quản trị nguồn nhân
lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Cùng với hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, chuyện các nhóm làm
việc có nhiều người mang quốc tịch khác nhau đến từ chính các quốc gia địa phương
hoặc từ các dân tộc khác đã không còn xa lạ trong nhiều công sở. Các nhóm làm việc
bao gồm các thành viên đến từ những quốc gia, lãnh thổ khác nhau thường đòi hỏi nhà
quản lý phải có những kỹ năng đặc thù, đặc biệt khi trong nhóm xảy ra mâu thuẫn đòi
hỏi nhà quản lý phải giải quyết êm thấm.

Những khó khăn của nhà quản lý đối với các nhân viên của mình trực tiếp là do
yếu tố ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu
doanh nghiệp không am hiểu ngôn ngữ của nước bản địa thì không thể hiểu hết được
những nhu cầu, mong muốn của nhân viên mình nên không thể đưa ra những chính
sách khuyết khích, tạo động lực làm việc với người lao động và khi có xung đột xảy ra
thì việc giải quyết gặp nhiều khó khăn do nhà quản lý không hiểu được các nguyên
nhân của vấn đề.
Ngay cả khi các doanh nghiệp sử dụng một ngôn ngữ chung thống nhất tại nơi làm
việc thì những rắc rối vẫn xảy ra do các ngôn ngữ chung này vẫn được người sử dụng
nói theo các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc
tế chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụng
nhấn mạnh sai trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý. Đặc biệt đối với các

doanh nghiệp chú trọng công tác làm việc nhóm thì vấn đề ngôn ngữ lại càng quan
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 7 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
trọng hơn. Những nhân viên không nói thông thạo ngoại ngữ lại có thể là người giỏi
nhất trong lĩnh vực chuyên môn nhưng lại gặp những khó khăn trong giao tiếp khiến
mọi người không nhận ra. Nếu đồng nghiệp coi thường hoặc không kiên nhẫn, mâu
thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Những nhân viên không thông thạo ngoại ngữ có thể cảm
thấy ít có động lực đóng góp vào thành công chung, hoặc lo lắng về những đánh giá
hiệu quả công việc của mình và viễn cảnh công việc trong tương lai. Vì vậy, nếu các
doanh nghiệp không hiểu rõ được cách thức sử dụng ngôn ngữ của các nhân viên thì
khó có thể quản lý các hoạt động trong nhóm làm việc và sự phối hợp giữa các nhà
quản lý với nhân viên của mình và giữa các nhân viên với nhau. Một khi sự không

hiểu ý nhau xảy ra thì không chỉ dẫn đến xung đột nội bộ mà nặng hơn là sự truyền đạt
các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp đến nhân viên của mình sẽ bị hiểu sai lệch
đi làm cho hình ảnh của doanh nghiệp bị giảm sút và ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Một trong những yếu tố không thể bỏ qua của giao tiếp cá nhân tác động đến hoạt
động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó là ngôn ngữ
cử chỉ. Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho các nhà quản lý trong việc hiểu rõ
những suy nghĩ của nhân viên mình. Nếu như yếu tố ngôn ngữ có thể cải thiện được
thông qua việc học hỏi thì ngôn ngữ cử chỉ lại không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài nên
rất dễ tạo sự nhầm lần cho các nhà quản lý. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ cử chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh
tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành

động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng
giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn.
Những khó khăn trong giao tiếp luôn khiến việc chia sẻ thông tin bị hạn chế, tạo ra
mâu thuẫn giữa các cá nhân, từ đó cản trở hiệu quả làm việc trong công ty. Đăc biệt
đối với những công ty có những nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì những
cản trở về ngôn ngữ không lời này càng nặng nề hơn nữa. Chẳng hạn như tại Nhật
Bản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt người khác là một điều cấm kỵ. Tuy
nhiên nếu có một nhân viên đến từ một quốc gia phương Tây làm điều đó thì họ sẽ bị
các nhân viên Nhật Bản phản đối, rồi họ tìm cách tách khỏi anh ta, đưa ra dấu hiệu rõ
ràng nhất rằng anh ta không thuộc cộng đồng của họ và họ chỉ giao tiếp với anh ta khi
cần nên làm cho hiệu quả phối hợp làm việc của các nhân viên bị giảm đi. Vì vậy, yếu
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 8 -

BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
tố ngôn ngữ không lời cũng ảnh hưởng to lớn đến các nhà quản trị trong việc hiểu và
nhận ra những mong muốn, nhu cầu của nhân viên từ đó có thể đáp ứng được các tâm
tư, nguyện vọng của họ cũng như biết cách giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra.
1.2.2.3. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động tiếp thị, quảng bá
thương hiệu của doanh nghiệp
Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn
ngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường
nước ngoài. Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không ít
tiền của để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôi
khi chính những tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị

trường của các doanh nghiệp bị phá sản.
Bút bi Parker, một hãng bút nổi tiếng thế giới, khi tiến vào thị trường Mexico
đã tung hô rầm rộ khẩu hiệu "Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không làm thủng túi áo
bạn." Nhưng, một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong tiếng
Mexico, người dân nước này đã dịch khẩu hiệu này thành "Nó sẽ không đâm thủng
nhưng làm bạn mang bầu." Tương tự như vậy, lời quảng cáo cho món gà rán đầy hấp
dẫn của Kentucky, với mục đích là mang tới hương vị thơm ngon từ mười đầu ngón
tay khi thưởng thức đã bị hiểu thành "Hãy ăn những ngón tay của bạn”.
Rào cản về ngôn ngữ khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm đã trở
thành một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá
trình tham gia vào thương mại quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ngôn ngữ dành cho
quảng cáo là con dao hai lưỡi, chỉ cần doanh nghiệp mắc phải những điều tối kỵ trong

ngôn ngữ một vùng thì dù ý đồ quảng cáo của doanh nghiệp ấn tượng đến mấy cũng sẽ
bị phá sản khi chuyển sang ngôn ngữ vùng đó. Cách tốt nhất để có thể vượt qua rào
cản này là doanh nghiệp nên tìm người quản lý hiểu rõ ngôn ngữ và tập quán của nước
"chủ nhà," nhưng điều này cũng không phải là dễ bởi vì ngôn ngữ không chỉ là
phương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãn
hiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu.
Như vậy yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân có những ảnh hưởng đáng kể đến
hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp, đòi hòi doanh nghiệp phải nghiên
cứu kỹ lưỡng các đặc tính, yêu cầu của các yếu tố này tại các quốc gia trước khi doanh
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 9 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải

những rào cản to lớn trong quá trình giao dịch, đàm phán với các thương nhân nước
ngoài, gặp khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động marketing, tiếp thị và quản lý
nhân viên.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 10 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
CHƯƠNG 2:
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN
ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM TẠI NHẬT BẢN
2.1. Giới thiệu chung về Nhật Bản
2.1.1. Đất nước Nhật Bản
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nhật Bản là một đất nước của đảo nằm ở bờ phía đông lục địa Châu Á. Quần đảo
Nhật Bản trải ra theo một vịnh hẹp 3.800km, từ 20
o
25

đến 45
o
33

vĩ độ Bắc. Tổng
diện tích của Nhật Bản là 377.815km2 - lớn hơn của Anh một chút song chỉ bằng 1/9
của Ấn Độ và 1/25 của Mỹ - chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế

giới.Quần đảo Nhật Bản gồm 4 đảo chính - Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku
(xếp theo thứ tự đảo lớn nhất đến đảo bé nhất), và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Đảo Honshu
chiếm trên 60% tổng diện tích đất của Nhật Bản.
2.1.1.2. Khí hậu
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới, ở cực đông bắc của khu vực
khí hậu gió mùa chạy từ Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam
Á đến tận Ấn Độ. Khí hậu Nhật Bản nói chung ôn hoà, mặc dù rất khác nhau giữa các
miền. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có bốn mùa rõ rệt.Mùa hạ ấm và ẩm, bắt
đầu khoảng giữa tháng 7. Trước đó là mùa mưa, thường kéo dài khoảng một tháng, trừ
Hokkaido, đảo lớn phía cực bắc hầu như không có mùa mưa. Mùa đông ở phía Thái
Bình Dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng, còn phía Biển Nhật Bản thường u
ám. Vùng núi là một trong những vùng có nhiều tuyết nhất thế giới. Thủ đô Tokyo có

mùa đông tương đối ôn hoà, thỉnh thoảng có tuyết và độ ẩm thấp, khác hẳn với mùa hè
ẩm và nóng. Còn mùa xuân và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm, khí hậu êm
dịu và rực rỡ ánh mặt trời trên khắp đất nước.
2.1.1.3. .Xã hội, giáo dục
Quần đảo Nhật Bản có người cư trú từ hơn 100.000 năm trước đây, khi nó vẫn còn
là một phần của đại lục Châu Á. Vào cuối thế kỷ thứ tư, Nhật Bản đã có quan hệ với
Trung Quốc và Triều Tiên. Hệ thống chính quyền Trung Quốc là mô hình được các
nhà cầm quyền Nhật Bản vận dụng xây dựng hệ thống riêng của mình.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 11 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Ngày nay, thủ đô của Nhật Bản là Tokyo, một thành phố gần 30 triệu dân.Dân số
Nhật Bản năm 2011 khoảng 126.230.625 người, chủ yếu là người Nhật, chiếm 99,4%,

và 0,6% còn lại là người Triều Tiên.
Từ những năm 50 của thế kỷ 20 trở đi, mức sống của người dân Nhật Bản tăng lên
nhanh chóng. Năm 1999, với dân số 125 triệu người, trong số hơn 40 triệu gia đình ở
Nhật thì 30,5 triệu gia đình (75%) có xe hơi riêng. GDP của Nhật năm 2011 là 2972,5
tỷ USD. Hiện nay, mức tăng du lịch ra nước ngoài của người dân Nhật Bản trở thành
biểu tượng của mức sống cao.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản được phân thành 5 giai đoạn: vườn trẻ (từ 1 đến 3
năm), tiểu học (6 năm), trung học bậc thấp (3 năm) và trung học bậc cao (3 năm), đại
học (thông thường là 4 năm). Ngoài ra còn có các trường cao đẳng với các khóa học 2
năm hoặc 3 năm và các khóa nâng cao sau đại học. Nhật Bản thực hiện giáo dục phổ
cập miễn phí cho trẻ em từ 6-15 tuổi. Tuy vậy, đại đa số học sinh học hết trường trung
học bậc thấp đều tiếp tục học lên và trong thực tế các trường trung học bậc cao hiện

đang trở thành bộ phận cơ bản của hệ thống giáo dục trẻ em.
2.1.2. Con người Nhật Bản
Người Nhật Bản có quan hệ gần gũi với nhiều dân tộc ở Triều Tiên và Trung
Quốc, song họ cũng là sản phẩm của sự pha trộn giữa các chủng tộc. Đến nay, Nhật
Bản là một trong số các quốc gia có tính thuần tộc cao nhất thế giới.
Dân tộc Nhật Bản là một dân tộc rất khác biệt so với các quốc gia Châu Á khác.
Nhiều người đã từng nhận xét rằng trên đường phố, người Châu Á dễ nhận ra nhất
chính là người Nhật qua một số đặc điểm bên ngoài và phong cách ứng xử của họ.
90% cư dân Nhật Bản tập trung tại các thành phố lớn và đồng bằng ven biển. Quá
trình đô thị hóa ở Nhật Bản đã tạo ra các đô thị khổng lồ như dải đô thị kéo dài từ
Tokyo đến Fukuoka gồm 30 triệu dân, và Nhật Bản có hơn 10 thành phố với dân số
trên 1 triệu.

Ngày nay, cùng với việc mức sống không ngừng được nâng cao, tuổi thọ trung
bình của người Nhật ngày càng tăng khiến cho tỷ lệ người già trong dân số tiếp tục
tăng cao. Nói chung dân tộc Nhật Bản là một dân tộc có tính cách kín đáo. Trong cuộc
sống, người Nhật rất ít khi biểu lộ cảm xúc, tình cảm của mình ra bên ngoài. Ngay cả
trong những lúc có niềm vui lớn hoặc gặp phải nỗi buồn sâu sắc, hoặc khi nhận được
lời khen, họ đều giữ một thái độ đúng mức, thanh nhã. Tuy nhiên, cùng với nhịp sống
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 12 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
mới, phong cách ứng xử của người Nhật Bản cũng thay đổi và việc bộc lộ tình cảm
cũng trở nên phổ biến hơn. Trong cách cư xử, người Nhật thường tỏ ra rất khiêm
nhường, điều này phần nào thể hiện qua việc dùng kính ngữ trong tiếng Nhật.
2.1.3. Kinh tế Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản l một tổ hợp phát triển mạnh các ngành công nghiệp,
thương mại, tài chính, nông nghiệp và tất cả các yếu tố khác của một cơ cấu kinh tế
hiện đại. Tuy là một nước đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên, hơn thế còn bị tàn phá
nặng nề trong chiến tranh, Nhật Bản đã không những xây dựng lại được nền kinh tế
của mình mà còn trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu trên thế
giới.
Từ giữa những năm 50 đến những năm 60 của thế kỷ 20, kinh tế Nhật Bản liên tục
phát triển nhanh, chỉ phải chịu hai cuộc suy thoái ngắn vào năm 1962 và 1965. Tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm thực tế đạt 11% trong thập kỷ 60, so với 4,6% của
CHLD Đức và 4,3% của Mỹ trong thời kỳ từ 1960 đến 1972, và gấp hơn 2 lần tốc độ
tăng trung bình của chính Nhật Bản trước chiến tranh. Tốc độ tăng trưởng hai con số
được Nhật Bản duy trì trong suốt những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20

đến kết thúc cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất vào đầu năm 1973, và từ
cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai năm 1979-1980, tốc độ tăng phổ biến chỉ đạt
chưa đầy 4%.
Nét đặc trưng của kinh tế Nhật Bản từ những năm 80 của thế kỷ 20 đến những
năm 90 là sự tăng trưởng cao khác thường của nền kinh tế và tiếp đó là sự suy thoái
kéo dài do sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản đã có
những biện pháp thích hợp nhằm ổn định nền kinh tế và chấm dứt nền kinh tế bong
bóng. Trong một thời gian dài, Nhật Bản vẫn luôn giữ vị thế là một nền kinh tế lớn của
thế giới.
Đơn vị tiền tệ của Nhật là đồng Yen, năm tài chính của Nhật Bản kéo từ mùng 1
tháng 4 đến 31 tháng 3 năm sau. Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật
là 5.4742 tỷ USD, GDP đầu người khoảng 34.000 USD và tốc độ tăng trưởng GDP

năm 2010 đạt 3.9%.
Cơ cấu ngành kinh tế của Nhật Bản được chia thành ba khu vực, khu vực một là
các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, khu vực hai là các ngành công nghiệp và khu vực ba
là các ngành dịch vụ. Cơ cấu kinh tế Nhật Bản thể hiện tính chất phát triển cao của nền
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 13 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
kinh tế này. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của nước này là 1.5%, tỷ trọng công
nghiệp là 25.2% và tỷ trọng dịch vụ là 73.3%. Bên cạnh các ngành công nghiệp hiện
đại, các ngành truyền thống vẫn được duy trì và phát triển như công nghiệp dệt, sợi
bông, tơ tằm. Nhật Bản có ngành nông nghiệp thâm canh, hiệu quả cao tuy chưa đáp
ứng được nhu cầu trong nước.
2.1.4. Văn hóa Nhật Bản

Nền văn hóa Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng vì Nhật Bản
tương đối cách biệt so với trung tâm của nền văn minh này nên nền văn hóa vay mượn
ở Nhật Bản có cơ hội phát triển theo lối mới, riêng biệt. Người Nhật đã phát triển một
nền văn hóa rất có bản sắc, thể hiện từ cách phục trang, nấu nướng, kiến trúc cho đến
bầu không khí họ sống trong nhà.
Bản sắc văn hóa của Nhật Bản càng nổi bật khi xét đến ngôn ngữ của nước này.
Mặc dù hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc và vô số từ
vựng tiếng Trung được đưa vào trong tiếng Nhật, song về cơ bản tiếng Nhật khác hẳn
tiếng Trung và cả tiếng Anh.
Một đặc điểm khác của văn hóa và xã hội Nhật Bản là sự tồn tại song song của các
yếu tố truyền thống và hiện đại. Các lý tưởng của người Nhật bị ảnh hưởng đáng kể
của các giáo lý Khổng giáo đến nỗi ngay cả ngày nay, những lợi ích của nhóm vẫn

được coi trọng hơn lợi ích cá nhân. Chính những giáo lý Khổng giáo đã khuyến khích
người Nhật tiết kiệm hơn là tiêu dùng.
2.2. Quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản
Lịch sử quan hệ thương mại Việt - Nhật bắt đầu từ khá sớm. Vào thế kỷ 16 và
nửa đầu thế kỷ 17, trong số 543 giấy phép mà chính quyền Togukawa cấp cho thuyền
Nhật Bản đi buôn bán với các nước có 331 giấy phép đến Đông Nam Á, trong đó riêng
đến Việt Nam là 130 giấy phép. Kết quả là ở Việt Nam đã hình thành những địa điểm
buôn bán lớn của người Nhật như Hội An ở đàng trong và Phố Hiến ở đàng ngoài. Ở
Hội An vào đầu thế kỷ XV đến thế kỷ XVII cũng có khu phố của người Nhật với
khoảng 1000 người sinh sống.
Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Cho
đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những bước phát triển

tương đối tốt. Những năm gần đây, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước luôn
ở mức 4,7 - 4,8 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 2,5 tỷ USD. Có thể
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 14 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
nói, Nhật Bản là quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu đối với hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam.
2.2.1. Nhập khẩu
Bên cạnh việc là một thị trường xuất khẩu lớn, Nhật Bản còn là một bạn hàng lớn
của Việt Nam. Nếu như trong năm 1996, cán cân thương mại Việt - Nhật còn nghiêng
về phía Việt Nam, cụ thể là Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản với trị giá 9,5 tỷ Yen,
chiếm 27,8% kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Nhật, thì sau đó tỷ lệ này bắt đầu giảm
dần, tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Nguyên

nhân của việc này là Việt Nam ngày càng chú trọng hơn vào việc nhập khẩu máy móc
thiết bị hiện đại để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập từ Nhật Bản, các mặt hàng chủ yếu là máy
móc thiết bị, vật tư kỹ thuật cao cấp trên cơ sở các dự án ký kết giữa các đối tác kinh
doanh. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu từ Nhật Bản phân bón và một số sản phẩm
phục vụ tiêu dùng. Trong thời gian tới, định hướng các loại hàng hóa có thể nhập
khẩu từ Nhật Bản sẽ là máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, các loại linh kiện điện tử, các
loại máy móc thiết bị phục vụ sinh hoạt.
2.2.2. Xuất khẩu
Quan hệ thương mại Việt - Nhật đã có những bước phát triển khá tốt đẹp trong
thời kỳ 1991 - 2001. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tăng đều qua các
năm, trừ năm 1998 là năm xuất khẩu của nhiều nước vào Nhật, trong đó có Việt Nam,

đều giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực.
Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam,
ngoài cao su và khoáng sản, các mặt hàng khác như dệt may, thủy sản, dây điện và dây
cáp điện, giày dép cũng ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này, đặc biệt là mặt
hàng dệt may. Trong những năm gần đây, dệt may luôn là mặt hàng chủ đạo xuất khẩu
của Việt Nam sang Nhật Bản, nhất là từ khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật
Bản (VJEPA) có hiệu lực từ tháng 10/2009, với quy định giảm tất cả các mức thuế đối
với hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật Bản xuống 0%, đã tạo cơ hội lớn cho ngành dệt
may Việt Nam chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này. Ngay cả khi Nhật Bản chịu tác
động về thảm họa động đất, sóng thần, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản
không có dấu hiệu giảm. Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 859 triệu
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 15 -

BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
USD tăng 47,2% so với cùng kỳ, đứng thứ ba trong số các thị trường xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và EU.
Kế đến là mặt hàng dầu thô với kim ngạch xấp xỉ 716 triệu USD, tăng gần 6 lần so
với cùng kỳ năm trước. Thủy sản cũng là một trong những mặt hàng thế mạnh của
Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu đạt 469 triệu USD trong
bảy tháng qua, tăng xấp xỉ 2,2%.
Ngoài các mặt hàng trên, sản phẩm giày dép của các doanh nghiệp xuất khẩu trong
nước cũng đạt mức tăng trưởng cao và ngày càng được ưa chuộng tại đất nước Mặt
Trời mọc này, với mức tăng 58,3% đạt 150 triệu USD.
2.3. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân của Nhật Bản đến các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

2.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến đàm phán ký kết
hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
Khâu đầu tiên trong quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài là tiếp xúc, làm
quen và đàm phán. Đây là giai đoạn giới thiệu về bản thân và tìm hiểu phía đối tác, và
kỹ năng giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để giao tiếp thành công, doanh nhân
phải có hiểu biết đầy đủ về văn hóa của phía đối tác, sao cho không phạm phải những
lầm lẫn không đáng có trong tiếp xúc và đàm phán. Với phía đối tác Nhật Bản, tuy
cũng là những người Á châu mang đậm trong mình lối suy nghĩ Đông phương, song
không phải là không có những khác biệt đáng kể trong giao tiếp mà có thể ảnh hưởng
đến quá trình tiếp xúc, đàm phán. Ví dụ như không nên bắt đầu cuộc đàm phán với
người Nhật Bản bằng một câu đùa hoặc một câu chuyện vui, điều này có thể được hiểu
là người nói thiếu nghiêm túc đối với vấn đề và với người nghe. Không nên quá khen

về sản phẩm hay doanh nghiệp của mình, hay để những tờ giới thiệu và các loại giấy
chứng nhận nói hộ bạn. Đồng thời cũng nên tránh việc nói xấu về đối thủ cạnh tranh.
Thay vào đó, hãy đưa cho đối tác xem những bài báo phê bình đã được đăng về đối thủ
của bạn.
2.3.1.1. Ảnh hưởng của ngôn ngữ đến giao tiếp và đàm phán
Người Nhật rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi
hơn. Hơn nữa ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.
Do đó, tuy tiếng Nhật rất khó trong việc sử dụng, nhưng người Nhật Bản vẫn rất tôn
trọng ngôn ngữ dân tộc, trong hoạt động kinh doanh luôn bắt buộc phải lây bảng hiệu
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 16 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
bằng tiếng Nhật hạn chế ngôn ngữ khác do đó trong quá trình giao tiếp kinh doanh với

người Nhật, do vậy khi giao tiêp kinh doanh với người Nhật chúng ta nên tránh sử
dụng những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật.
Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất thế giới, cả
trong cách nói và cách viết. Hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật bao gồm 4 loại chữ:
kanzi (chữ Hn), hiragana và katakana (hai loại chữ Nhật giản hóa từ chữ Hn) và
romazi (chữ La tinh dùng cho các phiên âm). Hệ thống chữ viết này không chỉ phức
tạp bởi số lượng của nó mà còn phức tạp ở chỗ các chữ Hán trong tiếng Nhật có thể
được phát âm theo hai cách khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho không chỉ người
nước ngoài học tiếng Nhật mà đôi khi còn là sự vất vả đối với chính người Nhật. Còn
về cách nói, trong tiếng Nhật có nhiều cách nói khác nhau để diễn đạt cùng một nội
dung. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rõ trong ngôn ngữ xưng hô
và hình thức cho hỏi đối với từng đối tượng cụ thể. Việc này được thực hiện nhờ một

loại từ gọi là kính ngữ. Kính ngữ được sử dụng trong các tình huống khác nhau để thể
hiện sự lễ phép, kính trọng hoặc khiêm nhường.nước thể hiện rõ trong ngôn ngữ xưng
hô và hình thức đối với từng đối tượng cụ thể. Cách dùng kính ngữ rất phức tạp.
Chẳng hạn, khi nói với cấp trên của mình ở công ty thì dùng lối nói kính trọng, nhưng
khi nói với người ngoài công ty thì phải dùng lối nói khiêm nhường. Có thể nói, kính
ngữ là một kiến thức cơ bản không thể thiếu trong cách ứng xử của người Nhật. Và
doanh nhân Việt Nam khi sử dụng tiếng Nhật để đàm phán với người Nhật cũng phải
tuân thủ những lối nói này.
2.3.1.2. Ảnh hưởng của cách ứng xử, ngôn ngữ cử chỉ đến giao tiếp và đàm
phán
Trong cách cư xử, người Nhật thường tỏ ra rất khiêm nhường. Điều này phần nào
thể hiện trong việc dùng kính ngữ nói trên. Thêm nữa, cần thận trọng khi gọi một

người Nhật nào đó bằng tên của họ - việc gọi tên chỉ giới hạn đối với gia đình và bạn
bè thân thiết mà thôi. Nói chung, tốt nhất là nên gọi một người bằng họ của người đó
cùng với từ “san” ví dụ Koizumi-san, điều này thích hợp đối với cả nam giới và phụ
nữ. Cũng cần nói thêm rằng hiện nay, trong một số trường hợp cũng có thể dùng tên
riêng cùng với từ “san” để gọi một người Nhật Bản.
Trong khi trò chuyện hay bàn bạc công việc với người Nhật Bản, không nên quá
căng thẳng vì những giây phút im lặng. Nếu không hiểu văn hóa Nhật Bản, chúng ta
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 17 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
có thể cảm thấy bối rối trong những lúc im lặng giữa cuộc trò chuyện, song đó là điều
hoàn toàn bình thường, thậm chí những khoảng lặng ấy là một phần quan trọng trong
giao tiếp ở Nhật Bản.

Cần hết sức lưu ý đến cách người Nhật nói “Vâng” hay nói “Không”. Cũng là
người Á Đông, thường tránh nói thẳng vào vấn đề, có lẽ các doanh nhân Việt Nam dễ
dàng hiểu được điều này. Không nên nhầm lẫn vì những gì người Nhật muốn nói khi
họ nó “Vâng” không có nghĩa là vâng, tôi đồng ý với anh hoặc vâng, đó chính là điều
mà tôi sẽ làm. Trong nền văn hóa như Nhật Bản, những cá nhân sẽ cảm thấy rất khó
khăn để trả lời “không” thẳng thừng. Họ có thể có ý “không”, nhưng hầu như họ sẽ
không bao giờ nói thẳng thừng. Một trong những lý do chính khiến cho họ không thể
nói “không” trực tiếp là mong muốn giữ các mối quan hệ cá nhân với các doanh nhân
khác. Họ lo sợ rằng mối quan hệ có thể bị ảnh hưởng xấu về lâu dài nếu họ thẳng
thừng đưa ra một câu trả lời tiêu cực. Nếu bạn không hòa hợp với những sự tinh tế
này, có thể bạn sẽ rất dễ dàng không hiểu chúng.
Trong số tất cả các nền văn hóa trên thế giới, người Nhật là bậc thầy của việc che

giấu cảm xúc. Họ thực sự là những người rất khó hiểu. Học cách đặt một chiếc mặt nạ
để giấu những cảm xúc và tình cảm thực sự của một người là một phần của việc giáo
dục trong văn hóa Nhật Bản, nơi mà sự thể hiện tình cảm, thậm chí thông qua những
nét mặt và cử chỉ vô tình, là một hành vi không đúng đắn. Do đó, những người Nhật
Bản có một khả năng kỳ lạ để điều chỉnh bất cứ cảm giác nào của họ nhằm “phù hợp
với số đông”. Họ thường né tránh sự tiếp xúc trực tiếp, rất hiếm khi cười, tránh nhìn
vào mắt và tự thực hiện nhưng quy tắc khá khắt khe đối với các hành vi ở nơi công
cộng, bao gồm việc rất hạn chế thể hiện cảm xúc. Ví dụ, “mỉm cười” bị hạn chế và chỉ
được thể hiện vào thời điểm thích hợp-tức là vào lúc kết thúc một công việc thành
công. Mỉm cười trước đó sẽ vi phạm quy tắc. Cũng như vậy, một nụ cười đôi khi để
che giấu một sự không hài lòng. Tuy nhiên, do người Nhật Bản thể hiện những tình
cảm ít ỏi đó thông qua những cử chỉ và nét mặt, họ rất nhạy cảm với bất kỳ ngôn ngữ

cơ thể nào của các đối tác và trên thực tế có thể phóng đại ý nghĩa của những hành
động này.
2.3.1.3. Nghi thức trong giao tiếp với người Nhật Bản
Không ít doanh nhân nước ngoài nêu lên tầm quan trọng của danh thiếp trong xã
hội Nhật Bản, vá các thương gia Việt Nam cũng nên biết điều này. Trong nền văn hóa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 18 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Nhật Bản, một người thường giới thiệu bản thân cùng với tên công ty của họ. Khi gặp
gỡ người Nhật Bản, đầu tiên nên cúi chào và bắt tay nhẹ, tránh giao tiếp bằng mắt, sau
đó thì trao danh thiếp. Cách cúi chào của họ cũng thể hiện rất rõ hệ thống cấp bậc
trong văn hoá của họ – qua đó, ta phân biệt được chức vụ, vị trí của người Nhật -
người Nhật cúi đầu thấp để chào người cấp trên, người lớn tuổi hơn mình; cúi ngang

bằng với người khác nếu họ cùng chức vụ, địa vị như mình… Có thể nói văn hoá cấp
bậc và sự phục tùng cấp trên, tạo ra sự trật tự và sự thống nhất trong gia đình và tổ
chức của họ. Nó cũng thể hiện mối quan hệ tiêu biểu trong công ty và xã hội Nhật. Nó
đem lại sự ổn định cho tổ chức, sự nhất trí, đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, nhưng
mặt nào đó có hạn chế bởi sự rắc rối, mơi hồ trong khi giao tiếp với người nước
ngoài…
Điều đặc biệt quan trọng với lần gặp gỡ đầu tiên đó là khi làm quen lần đầu, bao
giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Một quy tắc bất di bất
dịch là bạn phải luôn mang theo danh thiếp để có thể trao khi cần. Quên không mang
danh thiếp ở một cuộc gặp gỡ công việc thật là một sai lầm tai hại. Nếu một người trao
cho bạn danh thiếp của họ mà bạn không có để trao lại thì bạn bị coi là không quan
tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ với họ. Việc trao danh thiếp là một nghi thức trong

văn hóa Nhật Bản: người Nhật trao danh thiếp của họ bằng một hoặc cả hai tay chìa ra
phía trước, cầm danh thiếp giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ sao cho tên của họ trên
danh thiếp dễ nhìn từ phía người nhận danh thiếp, nếu danh thiếp có một mặt in bằng
tiếng Nhật thì quay mặt đó sao cho người nhận đọc được. Người Nhật nhìn danh thiếp,
nhận biết tên cơng ty và chức vụ của người đối thoại để qua đó thể hiện thái độ và sử
dụng kính ngữ phù hợp với địa vị của người đó. Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn
danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Không được
nhét vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ để danh thiếp, trong trường hợp đang nói
chuyện thì người ta để danh thiếp đó lên bàn. Trong suốt cuộc gặp, nên để danh thiếp
của người đối thoại ở trước mặt bạn; cất nó đi chỗ khác ngụ ý là cuộc gặp đã kết thc.
Danh thiếp nên được để cẩn thận trong ví, hộp đựng danh thiếp chứ không nên để
trong túi quần.

2.3.1.4. Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ trong giao tiếp, đàm phán
Hầu hết những người quản lý Nhật Bản sẽ có một tủ quần áo rất tốt nhưng rất
buồn tẻ. Những bộ comlê bảo thủ, áo sơ mi màu trắng và những chiếc cavát tối màu là
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 19 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
những đồ dùng thường xuyên trong ngày cho nam giới. Những chiếc váy sáng màu
không được trang điểm thêm là cách ăn mặc tốt nhất cho nữ giới. Hãy nhớ, đây là một
xã hội coi trọng sự hài hòa của tập thể hơn chủ nghĩa cá nhân. Những người Nhật Bản
nhận thức được về thời trang nhưng họ biết nhiều hơn về chất lượng hơn là xu hướng
mốt. Điều này thể hiện trong cách ăn mặc khi kinh doanh ở khía cạnh quần áo của
người Nhật được cắt may thủ công rất đắt tiền nhưng được trang trí rất bình thường.
Các chi tiết cần được chú ý cẩn thận, bao gồm thắt lưng giầy, cổ áo, vali và ví. Những

người Nhật thường cảm thấy bị tức giận bởi những bộ đồ nhàu nát lôi thôi và trong
những tháng hè những người quản lý Nhật Bản sẽ thực sự giặt giũ và thay quần áo hai
đến ba lần trong một ngày. Họ hy vọng khách đến thăm sẽ có quần áo tương ứng.
Những nữ doanh nhân đến thăm nên mặc quần áo kinh doanh đứng đắn với trang sức
và nước hoa ở mức tối thiểu.
2.4 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến cơ cấu hàng xuất
khẩu
Với vị thế là một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, người Nhật
hầu như không phải lo nghĩ đến việc tìm kiếm những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu
của họ, bởi thứ nhất là chính họ tự tạo ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu
và thị hiếu của mình, thứ hai là nhiều nước trên thế giới cùng cạnh tranh để cung cấp
cho họ những hàng hóa tốt nhất, đẹp nhất, độc đáo nhất.Việt Nam không là ngoại lệ.

Tuy nhiên, Việt Nam không thể cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản với nhiều nước
khác về những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao mà chỉ có thể chen chân vào thị
trường này bằng những sản phẩm thế mạnh của mình như nguyên liệu và nông sản,
thủy hải sản chế biến, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ
Nền văn hóa của dân tộc nào cũng có những nét độc đáo, riêng biệt. Nhưng riêng
với Nhật Bản, những nét đặc trưng trong văn hóa của họ mang sắc thái khá rõ ràng và
đồng nhất, có thể kiểm chứng qua lịch sử hoặc quan sát trong những sinh hoạt hiện tại.
Một số nét đặc trưng của văn hoá có tác động rõ rệt đến quan niệm và thói quen tiêu
dùng của người Nhật Bản, từ đó có ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của
nước này. Trong phần này sẽ nêu lên ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá
nhân đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thông qua việc trình bày
ảnh hưởng của các yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân đến tiêu dùng của người Nhật.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 20 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
2.4.1. Ảnh hưởng của óc thẩm mỹ đến tiêu dùng
Người Nhật có khiếu thẩm mỹ rất tốt. Những người đến thăm Nhật Bản lần đầu
hầu như ai cũng phải thán phục óc thẩm mỹ của người Nhật thể hiện từ cách bày biện
món ăn, nhà cửa, trang trí sách vở báo chí, hàng quán cho đến các đền chùa. Óc thẩm
mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối
suy nghĩ và phong cách làm việc của họ.
Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm nhiều đến vấn đề thời trang và màu sắc hàng hóa
phù hợp theo từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Phần lớn các nhãn hiệu nước ngoài thành
công được trên thị trường Nhật đều sử dụng những màu cơ bản, tự nhiên hơn là các
màu sáng chói, và kiểu dáng dễ hòa hợp. Ngoài ra cần chú ý tới một số sở thích của

người Nhật như: màu may mắn là màu đỏ, trắng, bạc; màu trong những ngày không
vui là màu đen hoặc đen- trắng hoặc đen - bạc kết hợp. Điều quan trọng nữa là phải
nhận biết rằng ngay cả Osaka và Tokyo cũng có những khác biệt trong thị hiếu và sở
thích. Người Tokyo dường như thích sản phẩm lớn hơn với các màu sáng, trong khi đó
người Osaka có khuynh hướng thích sản phẩm tương đối nhỏ với các gam màu nhẹ
nhàng, đơn giản. Ví dụ các loại hoa giả chẳng hạn, những loại hoa lớn với các màu
sáng được bán tốt hơn ở Tokyo và những loại hoa nhỏ "kiểu cách" được bán nhiều hơn
ở Osaka. Và tương tự đối với hàng túi xách tay cũng vậy.
So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà
tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm. Do đó, hàng
hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải
rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước phù hợp, tạo được sự lôi cuốn

và tiện dụng cho người sử dụng. Vì thế, hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản không
những phải đảm bảo về nội dung bên trong mà còn phải phù hợp về hình thức bên
ngồi, một khiếm khuyết nhỏ về bao bì cũng có thể bị coi là hàng kém phẩm chất.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng cho biết, gần đây, mối quan tâm đến vấn đề
sinh thái của người Nhật ngày càng nâng cao. Các cửa hàng đang liên tục cải tiến cách
đóng gói sản phẩm để làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản và bao bì có thể tận dụng bằng
các nguyên liệu tái sinh.
Trong thời gian gần đây, Nhật Bản là thị trường lớn nhất nhập khẩu các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu 11 nhóm hàng
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 21 -
BTN Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
thủ công mỹ nghệ, trong đó có 5 loại chính là đồ gốm mỹ thuật, hàng mây song, hàng

thêu ren, hàng gỗ mỹ thuật và hàng thảm. Hàng năm, Nhật Bản nhập của Việt Nam
khoảng 60 triệu USD đồ dùng gia đình, trong đó chủ yếu là gỗ. Nhu cầu gốm sứ của
thị trường này cũng rất lớn và người tiêu dùng khá yêu thích đồ gốm sứ của Việt Nam.
Có một đặc điểm trong quan niệm mỹ học của người Nhật đáng được để ý tới là việc
người Nhật coi tính chất hoàn tất của sự vật không phù hợp với sự vận động vĩnh hằng
của cuộc sống, do đó người Nhật cũng không thích sự cân đối. Họ chủ ý tránh sự cân
đối bởi nó thể hiện sự lặp lại. Chẳng hạn như bát đĩa trên bàn ăn Nhật Bản không có
một chút nào giống với cái mà chúng ta gọi là một bộ đồ ăn. Người nước ngoài có thể
thấy những đồ vật đó thật khập khiễng khi ở cạnh nhau, còn người Nhật lại cảm thấy
ăn mất ngon khi nhìn thấy những hình vẽ trang trí như nhau trên bát, đĩa, ấm pha cà
phê, tách, v.v. Đồ gốm Nhật Bản thường ít khi có hình dáng cân đối, màu men không
xác định, làm người dùng hài lòng vì tính tự nhiên hơn là sự tinh xảo của sản phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gốm nên tính đến đặc điểm này trong quan
niệm của người Nhật để có những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ.
2.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp cá nhân đến cơ cấu hàng xuất khẩu
Đối với người tiêu dùng Nhật Bản thì các doanh nghiệp Việt Nam không nên dùng
những thuật ngữ hay những từ viết tắt chỉ được dùng trong phạm vi công ty bạn để giải
thích về sản phẩm của mình, vì bên thứ ba sẽ không hiểu được nghĩa của chúng. Nên
giải thích sản phẩm của mình bằng những từ mà ai cũng có thể hiểu được, tránh các
cụm từ và từ viết tắt đặc biệt. Điều đặc biệt quan trọng là ít nhất bạn nên chuẩn bị tài
liệu bằng tiếng Anh (tài liệu giới thiệu công ty, ảnh và catalog mô tả chi tiết sản phẩm
bạn muốn bán) để đưa trước cho đối tác ở Nhật. Nếu bạn có thể cung cấp được tài liệu
bằng tiếng Nhật thì càng tốt.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 - 22 -

×