ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN THỊ HẠNH
THỦY VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
DỰA TRÊN KỸ THUẬT TỐI ƢU HOÁ
ÁP DỤNG THUẬT TOÁN TÌM KIẾM THEO MẪU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Thái Nguyên – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN THỊ HẠNH
THỦY VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
DỰA TRÊN KỸ THUẬT TỐI ƢU HOÁ
ÁP DỤNG THUẬT TOÁN TÌM KIẾM THEO
MẪU
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 604801
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS BÙI THẾ HỒNG
Thái Nguyên - 2009
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN THỊ HẠNH
THỦY VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
DỰA TRÊN KỸ THUẬT TỐI ƢU HOÁ
ÁP DỤNG THUẬT TOÁN TÌM KIẾM THEO MẪU
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 604801
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS BÙI THẾ HỒNG
Thái Nguyên – 2009
Công trình được hoàn thành tại:
Người hướng dẫn khoa học:
(Ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị)
Phản biện
1:
Phản biện
2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật Thuỷ vân Cơ sở Dữ liệu Quan hệ”, Báo cáo kết quả
nghiên cứu của đề tài cơ sở 2008, 12/2008, Phòng CSDL & LT.
[2]. Bùi Thế Hồng, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lƣu Thị Bích Hƣơng, “Thủy vân cơ sở dữ liệu
quan hệ”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, ĐH Thái Nguyên, 2009.
[3]. Vũ Ba Đình, “Giấu thông tin trong cơ sở dữ liệu không gian”, Tạp chí nghiên cứu khoa học
kỹ thuật và công nghệ Quân sự, số 4, 30-37
[4]. R. Agrawal, J. Kiernan, “Watermarking Relational Databases” in Proceedings of the 28th
VLDB Conference, Hong Kong, China, 2002.
[5]. R. Agrawal, P. J. Haas, and J. Kiernan. “Watermarking relational data: framework,
algorithms and analysis*”. The VLDB Journal (2003).
[6]. R. Sion, M. Atallah, S. Prabhakar.“Watermarking Relational Databases” CERIAS TR
2002-28*. Center for Education and Research in Information Assurance, Computer
Sciences, Purdue University, 2002.
[7]. R. Sion, M. Atallah, and S. Prabhakar. “Rights Protection for Relational Data”. IEEE
Transactions on Knowledge and Data Engineering, 16(6), June 2004.
[8]. R. Sion, “Proving ownership over categorical data”. ICDE 2004.
[9]. M. Shehab, E. Bertino, A. Ghafoor. “Watermarking Relational Databases using
Optimization Based Techniques”. CERIAS Tech Report 2006-41.
[10]. www.watermarkingworld.org.
[11]. W. Bender, D. Gruhl, N. Morimoto, A. Lu, “Techniques for data Hiding” IBM
SYSTEMS JOURNAL, VOL 35, NOS 3&4, 1996.
[12]. Stefan Katzenbeisser and Fabien A.P.Petitcolas, “Information Hiding Techniques for
Steganography and Digital Watermarking”.Artech House Boston London.
[13]. Michael Arnold, Martin Schmucker and Stephen D. Wolthusen, “Techniques and
Applications of Digital Watermarking and Content Protection”. Artech House
Boston London.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Luận văn “Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật thủy
vân cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên kỹ thuật tối ưu hóa áp dụng thuật toán
tìm kiếm theo mẫu” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy trong Viện Công nghệ thông tin
Việt Nam đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Thế Hồng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
2009
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hạnh
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
t
nu .
e du . v
n
MỤC LỤC
BẢNG CÁC
TỪ VIẾT
TẮT 4
DANH MỤC
CÁC
HÌNH
VẼ 5
LỜI MỞ
ĐẦU
Chƣơng 1-TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT GIẤU TIN VÀ THUỶ VÂN 11
1.1. Kỹ thuật giấu tin và những vấn đề cơ bản về kỹ thuật giấu tin
12
1.1.1. Khái niệm giấu tin
12
1.1.2. Phân loại các kỹ
thuật
giấu tin
14
1.1.3. Mục đích của
giấu tin
15
1.1.4. Môi trường giấu tin
17
1.2. C ơ sở lý thuyết về thuỷ vân
21
1.2.1. Khái n iệm thuỷ vân và
nhúng thuỷ vân
21
1.2.2. Lịch sử phát triển của thuỷ vân
21
1.2.3. Mô hình hệ thống tổng quát quá trình nhúng và thuỷ vân
22
1.2.4. Một số ứng dụng
của thuỷ vân
24
Chƣơng 2-THUỶ VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ DỰA TRÊN KỸ
THUẬT TỐI ƢU ÁP DỤNG THUẬT TOÁN TÌM KIẾM THEO MẪU
25
2.1. Giới thiệu về thuỷ vân cơ sở dữ liệu
25
2.2. Mô
hình chi ti
ết
hệ thống thuỷ vân
cơ
sở dữ liệu
27
2.3. Phân hoạch dữ liệu
29
2.4. Nhúng thuỷ vân
32
2.4.1 Mã hoá bít đơ
n
32
2.4.2. Thuật toán
tìm
kiếm theo mẫu
37
2.4.3. Thuật toán
nhúng thuỷ vân
39
2.5.
Đánh
giá
ng ƣ ỡng
giải
mã
40
2.6. Phát hiện thuỷ vân
43
2.7. Kiểu tấn công
45
Chƣơng 3 – CÀI ĐẶT LƢỢC ĐỒ THUỶ VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU
QUAN HỆ BẰNG KỸ THUẬT TỐI ƢU THUẬT TOÁN TÌM KIẾM
THEO MẪU
47
3.1. Giới thiệu về
kỹ thuật tìm
kiếm theo mẫu
47
3.2. Mô
tả ứng dụng
48
3.2.1. C
ơ
sở của ứng dụng
48
3.2.2. Giả thiết
48
3.2.3. Một số kết quả thực nghiệm đạt được
49
PHỤ LỤC … 58
KẾT LUẬ N
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… 60
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu Từ Tiếng Anh Giải thích
HVS Human Vision System Hệ thống thị giác của con người
HAS Human Auditory System Hệ thống thính giác của con người
PS Pattern Search Tìm kiếm theo mẫu
GA Genetic Algorithm Thuật toán di truyền
MAC Message Authetication Code Mã xác thực thông tin
MD5 Message Digest algorithm 5 Hàm băm
DANH MỤC CÁC HÌNH
VẼ
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ
biểu diễn quá
trình giấu tin
……21
Hình 1.2. Sơ đồ
biểu diễn quá
trình giải mã tin
……21
Hình 1.3. Sơ đồ
phân loại kỹ
thuật giấu
tin
……21
Hình 1.4. Sơ đồ
nhúng thuỷ vân
……21
Hình 1.5. Sơ đồ
khôi phục thuỷ
vân
Hình 2.1. Các
thời kỳ mã hoá
và giải mã thuỷ
vân
Hình 2.2. Bảng
biểu diễn các ký
hiệu sử dụng
trong thuật toán
…………31
Hình 2.3: Phân
phối của tập
S
i
+ ∆
i
trên trục
số………………………….36
Hình 2.4. Biểu diễn Sigmoid(α,τ ) tại τ = 0 và α = {1,
2, 8}…………… 39
Hình 2.5. Lược đồ ngưỡng giải
mã……………………………………… 42
Hình 3.1.
Bảng thống kê kết quả thực nghiệm
……………………………
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thực tế việc chứng minh quyền sở hữu đối với các cơ sở dữ liệu
quan hệ sau khi đã phân phối hoặc chuyển giao đang là một vấn đề quan
trọng
trong các môi trường ứng dụng dựa trên Internet và trong nhiều ứng
dụng
phân phối sản phẩm.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển với tốc độ
chóng mặt về cả phần cứng và phần mềm, đặc biệt là tốc độ phát triển của
Internet và các công nghệ có liên quan đã đưa đến một tiểm năng chưa từng
có đối với việc truy nhập và phân phối lại các sản phẩm kỹ thuật số. Sự phát
triển của công nghệ đa phương tiện với khả năng sao chép mô phỏng đã mở ra
nhiều hướng mới cho sự phát triển kỹ thuật thuỷ vân, đặt biệt là lĩnh vực bảo
mật cơ sở dữ liệu. Thuỷ vân cơ sở dữ liệu cũng không nằm ngoài quy luật
phát triển đó.
Ban đầu, thuỷ vân được sử dụng để nhúng vào các sản phẩm đa phương
tiện như âm thanh, hình ảnh …Nhưng hiện nay, thuỷ vân đã được ứng dụng
vào một lĩnh vực hết sức mới mẻ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đó là
lĩnh vực thuỷ vân cơ sở dữ liệu quan hệ, đây là một trong những lĩnh vực
quan trọng và có ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
Thuỷ vân đã được sử dụng với mong muốn có thể cho phép chứng
minh được tác giả và nguồn gốc của cơ sở dữ liệu để từ đó chứng minh dữ
liệu là chuẩn xác.
Xuất phát từ thực tế đó, luận văn lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và phát
triển kỹ thuật thủy vân cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên kỹ thuật tối ưu hóa áp
dụng thuật toán tìm kiếm theo mẫu”.
Tính cấp thiết của đề tài
- Ngày nay, Internet đã và đang phát triển với tốc độ nhanh, cùng với sự
phát
triển đó thì các công nghệ và các ứng dụng được phân tán trên Internet
rất
nhiều. Chính vì vậy, việc chứng minh quyền sở hữu đối với các cơ sở dữ
liệu quan hệ sau khi đã phân phối hoặc chuyển giao đang là một vấn đề rất
quan trọng trong các môi trường ứng dụng dựa trên internet và trong nhiều
ứng dụng phân phối sản phẩm.
- Trong một bối cảnh như vậy, việc thực thi quyền sở hữu dữ liệu là một
yêu
cầu quan trọng đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, bao gồm các khía cạnh về
kỹ
thuật, về tổ chức, và cả luật pháp. Mặc dù chúng ta vẫn chưa có được
những giải pháp toàn diện như vậy nhưng trong các năm gần đây, các kỹ
thuật
thuỷ vân đã đóng một vai trò quyết định nhằm giải quyết vấn đề về
quyền sở
hữu này.
- Cho đến nay, mới chỉ có một vài cách tiếp cận đối với bài toán thuỷ vân
dữ
liệu quan hệ. Tuy nhiên, những kỹ thuật này không bền vững đối với các
tấn công thuỷ vân.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu kỹ thuật thuỷ vân cơ sở dữ liệu dựa trên kỹ thuật tối ưu hóa
để mã hoá và giải mã thuỷ vân. Trong đó tập trung nghiên cứu kỹ thuật phân
hoạch dữ liệu không phụ thuộc vào các bộ được đánh dấu để định vị các phân
hoạch, và nghiên cứu kỹ thuật phát hiện thủy vân dựa vào một ngưỡng tối ưu.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu kỹ thuật thuỷ vân cơ sở dữ liệu quan hệ có áp dụng kỹ thuật
tối ưu hoá như một bài toán tối ưu hoá có ràng buộc. Đồng thời trình bày kỹ
thuật hữu hiệu để giải bài toán tối ưu này bằng thuật toán tìm kiếm theo mẫu
và xử lý các ràng buộc của chúng.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đưa ra cơ sở khoa học của việc lựa chọn kỹ thuật tối ưu để mã hoá và
giải
mã thuỷ vân trong đó sử dụng kỹ thuật tìm kiếm theo mẫu để giải quyết
bài
toán.
Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài có ý nghĩa rất lớn đối với Ngành công nghệ thông
tin
trong việc chứng minh quyền sở hữu đối với các cơ sở dữ liệu quan hệ sau
khi đã phân phối hoặc chuyển giao đang là một vấn đề rất quan trọng trong
các môi trường ứng dụng dựa trên internet và trong nhiều ứng dụng phân phối
sản phẩm.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hiểu rõ và trình bày về kỹ thuật tối ưu để mã hoá và giải
mã
thuỷ vân.
- Nghiên cứu và sử dụng công cụ để mô tả kỹ thuật tìm kiếm theo mẫu
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết cơ sở về thuỷ vân cơ sở dữ liệu
- Nghiên cứu ứng dụng và mô tả chi tiết về kỹ thuật tìm kiếm theo mẫu.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu kỹ thuật thuỷ vân cơ sở dữ liệu quan hệ và mô tả
kỹ thuật tối ưu trong đó áp dụng kỹ thuật tìm kiếm theo mẫu
Các kết quả nghiên cứu dự kiến cần đạt đƣợc
− Kết quả về học thuật: Nghiên cứu kỹ thuật thuỷ vân cơ sở dữ liệu
− Kết quả về phát triển ứng dụng: Áp dụng kỹ thuật tìm kiếm theo mẫu
để mô tả và phát triển ứng dụng trong thực tế
Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và ba
chương. Nội dung các chương được tổ chức như sau:
Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật giấu tin và thuỷ vân
Chương này trình bày một số khái niệm về kỹ thuật giấu tin, các vấn đề
cơ bản của kỹ thuật giấu tin. Đồng thời cũng trình bày khái niệm cơ bản về
thuỷ vân, và đặc biệt đưa ra sơ đồ chi tiết về thuỷ vân.
Chương 2: Thuỷ vân cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên kỹ thuật tối ưu áp
dụng thuật toán tìm kiếm theo mẫu
Chương này trình bày quá trình mã hoá, giải mã thuỷ vân cơ sở dữ liệu
quan hệ bằng kỹ thuật tối ưu áp dụng thuật toán tìm kiếm theo mẫu.
Chương 3: Phát triển ứng dụng thuỷ vân cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên
kỹ thuật tối ưu áp dụng thuật toán tìm kiếm theo mẫu
Chương này trình bày ứng dụng của kỹ thuật tối ưu, kỹ thuật tìm kiếm
theo mẫu trong quá trình nhúng thuỷ vân. Cùng với một số kết quả cài đặt của
ứng dụng.
Chƣơng 1-
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT GIẤU TIN
VÀ THUỶ VÂN
Cuộc cách mạng thông tin kỹ thuật số đã đem lại những thay đổi sâu
sắc trong xã hội và trong cuộc sống. Những thuận lợi thông tin kỹ thuật số
mang lại cũng đề ra những thách thức và cơ hội mới cho quá trình đổi mới. Sự
ra đời những phần mềm có tính năng mạnh, các thiết bị mới như máy ảnh kỹ
thuật số, máy quét chất lượng cao, máy in, máy ghi âm kỹ thuật số, v.v…, đã
với tới thế giới tiêu dùng rộng lớn để sáng tạo, xử lý và thưởng thức các dữ
liệu đa phương tiện. Mạng Internet toàn cầu đã biến thành một xã hội ảo nơi
diễn ra quá trình trao đổi thông tin trong mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc
phòng, kinh tế, thương mại… Và chính trong môi trường mở và tiện nghi như
thế xuất hiện những vấn nạn, tiêu cực đang rất cần đến các giải pháp hữu hiệu
cho vấn đề an toàn thông tin như nạn ăn cắp bản quyền, nạn xuyên tạc thông
tin, truy nhập thông tin trái phép v.v Đi tìm giải pháp cho những vấn đề này
không chỉ giúp ta hiểu thêm về công nghệ phức tạp đang phát triển rất nhanh
này mà còn đưa ra những cơ hội kinh tế mới cần khám phá. Một trong các
giải pháp nhiều triển vọng là giấu tin, được nghiên cứu phát triển trong
khoảng 10 năm gần đây. Để hiểu rõ về nguồn gốc của thuỷ vân, trước tiên
chúng ta tìm hiểu phương pháp giấu thông tin, thuỷ vân là một thành phần
của
phương pháp giấu tin.
1.1. Kỹ thuật giấu tin và những vấn đề cơ bản về kỹ thuật giấu tin
1.1.1. Khái niệm về giấu tin
Từ trước đến nay, nhiều phương pháp bảo vệ thông tin đã được đưa ra,
trong đó giải pháp dùng mật mã được ứng dụng rộng rãi nhất. Thông tin ban
đầu được mã hoá, sau đó sẽ được giải mã nhờ khoá của hệ mã. Đã có nhiều hệ
mã phức tạp được sử dụng như DES, RSA, NAPSACK , rất hiệu quả và phổ
biến.
Một phương pháp mới khác đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng
mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, đó là phương pháp giấu tin. Giấu thông
tin là kỹ thuật nhúng một lượng thông tin số nào đó vào trong một đối tượng
dữ liệu số khác. Một trong những yêu cầu cơ bản của giấu tin là đảm bảo tính
chất ẩn của thông tin được giấu đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất
lượng của dữ liệu gốc.
Sự khác biệt chủ yếu giữa mã hoá thông tin và giấu thông tin là mã hoá
làm cho các thông tin thể hiện là có được mã hoá hay không, còn với giấu
thông tin thì người ta sẽ khó biết được là có thông tin giấu bên trong.
Thông tin
Phương tiện
chứa (audio,
ảnh, video )
Bộ nhúng
thông tin
Phương tiện
chứa đã được
giấu tin
Phân phối
Khoá
Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn quá trình giấu tin
Khoá
Phương tiện
chứa đã được
giấu tin
Bộ giải
mã tin
Phương tiện
chứa (audio,
ảnh, video )
Thông tin giấu
Kiểm
định
Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn quá trình giải mã
Hai sơ đồ trên hình 1.1 và 1.2 biểu diễn quá trình giấu tin và quá trình giải tin.
1.1.2. Phân loại các kỹ thuật giấu tin
Do kỹ thuật giấu thông tin số mới được hình thành trong thời gian gần
đây nên xu hướng phát triển chưa ổn định. Nhiều phương pháp
mới, theo nhiều khía cạnh khác nhau đang và chắc chắn sẽ được đề xuất, bởi
vậy một định nghĩa chính xác, một sự đánh giá phân loại rõ ràng chưa thể có
được. Sơ đồ phân loại sau đây được Fabien A. P. Petitcolas đề xuất năm 1999.
Giấu thông tin
(Information
hiding)
Giấu tin bí mật
(steganography)
Nhúng thuỷ
vân
(Watermarking)
Thuỷ vân bền vững
(Robust Copyright marking)
Thuỷ vân “dễ vỡ”
(Fragile Watermarking)
Thuỷ vân ẩn
(Imperceptible watermarking)
Thuỷ vân hiện
(Visible watermarking)
Hình 1.3. Phân loại kỹ thuật giấu tin
Dựa trên việc thống kê sắp xếp khoảng 100 công trình đã công bố trên
một số tạp chí, cùng với thông tin về tên và tóm tắt nội dung của khoảng 200
công trình đã công bố trên Internet, có thể chia lĩnh vực giấu tin ra làm hai
hướng lớn, đó là thuỷ vân và giấu tin bí mật. Nếu như thủy vân liên quan đến
ứng dụng giấu các mẩu tin ngắn nhưng đòi hỏi độ bền vững lớn của thông tin
cần giấu (trước các biến đổi thông thường của tệp dữ liệu môi trường) thì giấu
tin bí mật lại liên quan tới ứng dụng che giấu các bản tin đòi hỏi độ bí mật và
dung lượng càng lớn càng tốt. Đối với từng hướng lớn này, quá trình phân
loại theo các tiêu chí khác có thể tiếp tục được thực hiện, ví dụ dựa theo ảnh
hưởng các tác động từ bên ngoài có thể chia thuỷ vân thành hai loại, một loại
bền vững với các tác động sao chép trái phép, loại thứ hai lại cần tính chất
hoàn toàn đối lập: dễ bị phá huỷ trước các tác động nói trên. Cũng có thể chia
thuỷ vân theo đặc tính, một loại cần được che giấu để chỉ có một số người tiếp
xúc với nó có thể thấy được thông tin, loại thứ hai đối lập, cần được mọi
người nhìn thấy. Các thành tựu đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu này đã bắt
đầu được áp dụng hiệu quả cho mục đích bảo vệ bản quyền, chống sao chép,
phân tán trái phép các sản phẩm trong môi trường số hoá và nhiều mục đích
khác. Nhiều phương pháp giấu thông tin khác nhau đã được đề xuất, mỗi
phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm riêng và thích hợp cho một
nhóm ứng dụng nào đó. [3],[11],[12]
1.1.3. Mục đích của giấu tin
Bảo mật thông tin bằng giấu tin có hai khía cạnh. Một là bảo mật cho
dữ liệu được giấu, ví dụ giấu tin mật: thông tin mật được giấu kỹ trong một
đối tượng khác sao cho người khác không phát hiện được. Hai là bảo mật
chính đối tượng được dùng để giấu dữ liệu vào, chẳng hạn ứng dụng bảo vệ
bản quyền, phát hiện xuyên tạc thông tin Một số ứng dụng đang được triển
khai:
- Bảo vệ bản quyền tác giả (copyright protection): Đây là ứng dụng cơ
bản
nhất của kỹ thuật thuỷ vân. Một thông tin nào đó mang ý nghĩa quyền sở
hữu
tác giả (người ta gọi nó là thuỷ vân - watermark) sẽ được nhúng vào
trong các sản phẩm, thuỷ vân đó chỉ người chủ sở hữu hợp pháp các sản phẩm
đó có và được dùng làm minh chứng cho bản quyền sản phẩm. Giả sử có một
thành phẩm dữ liệu dạng đa phương tiện như ảnh, âm thanh, video cần được
lưu thông trên mạng. Để bảo vệ các sản phẩm chống lại hành vi lấy cắp hoặc
làm nhái cần phải có một kỹ thuật để “dán tem bản quyền” vào sản phẩm này.
Việc dán tem hay chính là việc nhúng thuỷ vân cần phải đảm bảo không để
lại
một ảnh hưởng lớn nào đến việc cảm nhận sản phẩm. Yêu cầu kỹ thuật
đối
với ứng dụng này là thuỷ vân phải tồn tại bền vững cùng với sản phẩm,
muốn
bỏ thuỷ vân này mà không được phép của người chủ sở hữu thì chỉ
còn cách
là phá huỷ sản phẩm.
- Xác thực thông tin và phát hiện xuyên tạc thông tin (authentication
and
tamper detection): Một tập thông tin sẽ được giấu trong phương tiện
chứa, sau đó được sử dụng để nhận biết dữ liệu trên phương tiện gốc có bị
thay đổi hay không. Các thuỷ vân nên được ẩn để tránh sự tò mò của đối
phương, hơn nữa việc làm giả các thuỷ vân hợp lệ hay xuyên tạc thông tin
nguồn cũng cần xem xét.Trong các ứng dụng thực tế, người ta mong muốn
tìm được vị trí bị xuyên tạc cũng như phân biệt được các thay đổi (ví dụ như
phân biệt một đối tượng đa phương tiện chứa thông tin giấu đã bị thay đổi,
xuyên tạc nội dung hay chỉ bị nén mất dữ liệu).Yêu cầu chung đối với ứng
dụng này là khả năng giấu thông tin cao và thuỷ vân không cần bền vững.
- Dấu vân tay hay dán nhãn (fingerprinting and labeling): Thuỷ vân
trong
những ứng dụng này được sử dụng để nhận diện người gửi hay người
nhận
một thông tin nào đó. Ví dụ các vân khác nhau sẽ được nhúng vào các
bản
copy khác nhau của thông tin gốc trước khi chuyển cho nhiều người. Với
những ứng dụng này, yêu cầu là đảm bảo độ an toàn cao cho các thuỷ vân,
tránh khả năng xoá dấu vết trong khi phân phối.
- Điều khiển truy cập (copy control): Các thiết bị phát hiện thuỷ vân (ở
đây sử
dụng phương pháp phát hiện thuỷ vân đã giấu mà không cần thông tin
gốc)
được gắn sẵn vào trong các hệ thống đọc ghi, tùy thuộc vào việc có thủy
vân
hay không để điều khiển (cho phép/cấm) truy cập. Ví dụ hệ thống quản lí
sao
chép DVD đã được ứng dụng ở Nhật.
- Giấu tin bí mật (steganography): Các thông tin giấu được trong những
trường
hợp này càng nhiều càng tốt. Việc giải mã để nhận được thông tin
cũng
không cần phương tiện chứa gốc.[3],[11],[12]
1.1.4. Môi trƣờng giấu tin
Kỹ thuật giấu tin đã được nghiên cứu và áp dụng trong nhiều môi
trường dữ liệu khác nhau như trong dữ liệu đa phương tiện (văn bản, hình
ảnh, âm thanh, phim ), trong sản phẩm phần mềm và gần đây là những nghiên
cứu trên lĩnh vực cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong các dữ liệu đó, dữ liệu đa
phương tiện là môi trường chiếm tỉ lệ chủ yếu trong các kỹ thuật giấu tin.
a. Giấu tin trong ảnh (image)
Giấu thông tin trong ảnh, hiện nay, là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất
trong các chương trình ứng dụng, các phần mềm, hệ thống giấu tin trong đa
phương tiện do lượng thông tin được trao đổi bằng ảnh là rất lớn và hơn nữa