Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của bộ phận sinh dục Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.37 KB, 13 trang )

A.Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay với trình độ khoa học ngày càng cao, con người cũng tiếp xúc gần hơn với y
học hiện đại, khám phá và hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động, sinh sản
và phát triển của các bộ phận, các tuyến nội ngoại tiết trong cơ thể con người.
Trong đó chức năng sinh sản đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nòi giống,
được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và tìm hiểu. Mà tuyến đảm nhiệm chức năng
quan trọng này chính là tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục nam cũng như tuyến sinh dục nữ
đều đóng góp một vài trò nhất định trong việc thực hiện quá trình sinh sản, duy trì nòi
giống. Đã có các nhà khoa nghiên nghiên cứu về mối quan hệ và chức năng của tuyến sinh
dục nam.Tuy nhiên vẫn còn có nhiều vấn đề trong đó chưa được rõ. Với niềm yêu thích
môn học và sự hứng thú trong vấn đề nên đó là lý do tôi muốn tìm hiểu kỷ hơn về vấn đề
này.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Tuyến sinh dục ở nam giới
+ Tinh hoàn
+ mao tinh
+ Ống dẫn tinh
+ Hooc-mon testosteron
B. Nội dung
1 Giới thiệu về tuyến nội tiết
Mọi cơ quan trong cơ thể người và động vật đều chịu sự chi phối của hệ thần kinh. Sự
liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể và sự thích nghi của cơ thể với môi trường cũng do
hệ thần kinh. Song hoạt động của các cơ quan cũng như sự liên hệ giữa các cơ quan trong
cơ thể còn được thực hiện nhờ con đường thể dịch, do các chất tiết ra từ các tuyến nội tiết.
Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn , các chất hoá học do chúng tạo ra có
hoạt tính cao và đổ thẳng vào máu gọi là tuyến nội tiết
 Tuyến nội tiết không lớn lắm, đa số chỉ nặng vài gam. Mang các đặc điểm:
+ Chất tiết của nó là ( hoóc-môn) có tác dụng kích thích những quá trình hoạt động
khác nhau trong cơ thể (sự trao đổi chất, sự phát triển và sinh trưởng, các hoạt động
sinh sản…)


+ Không có tính liên tục để giải phóng hooc-mon
+ Không có ống dẫn,có hoạt tính cao và đổ thẳng vào máu.
+ Có hệ thống mạch máu rất phong phú
+ Tiết ra hoocmon (là chất có hoạt tính sinh học rất cao)
+ Chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng (trừ tuyến tụy và tuyến địa phương)
+ Các tuyến nội tiết khác với các tuyến ngoại tiết, là không có ống dẫn mà các chất tiết
ngấm thẳng vào máu qua thành tuyến.
 Trong tuyến nội tiết bao gồm có:
+ Tuyến giáp trạng
+ Tuyến cận giáp trạng
+ Tuyến hung
+ Tuyến thượng thận
+ Tuyến tụy
+ Tuyến tùng
+ Tuyến yên
+ Tuyến sinh dục
2. Giới thiệu tuyến sinh dục nam
Tuyến sinh dục ở nam giới và động vật
đực chính là là tinh hoàn. Đây là những
tuyến pha vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, ngoại
tiết là tạo ra tinh trùng có thể phóng ra bên
ngoài, nội tiết là tiết hormon sinh dục
(testosteron) ngấm trực tiếp vào máu. Cả
tinh hoàn và buồng trứng đều có nguồn gốc
phôi thai từ mầm niệu - sinh dục.
Trong cơ thể thai nhi, hai tinh hoàn phát triển trong ổ bụng. Vào
khoảng tháng thứ 7-8 của thai nhi, tinh
hoàn di chuyển từ bụng xuống đáy bìu và
khi trẻ lọt lòng thì tinh hoàn đã nằm ngoài
bụng. Nhưng đôi khi cũng có trường hợp

mà tinh hoàn không di chuyển xuống mà
vẫn nằm trong bụng, gọi là chứng ẩn tinh
hoàn. Nếu không tiêm kích tố nhau thai,
hoặc mổ kéo ra thì khi lớn lên, người bị
chứng đó không thể có con được, vì trong
nhiệt độ của bụng, tinh hoàn không thể sản
sinh được tinh trùng (tinh hoàn chỉ được
sản sinh tinh trùng ở nhiệt độ 35-36°C).

3. Mối quan hệ Cấu tạo và chức năng của tuyến sinh dục Nam.
3.1. Tinh hoàn
a.Cấu tạo ngoài:
- Tinh hoàn nằm bên ngoài cơ thể chứ không nằm bên trong bởi vì tinh hoàn là nơi sản
xuất ra hóc môn sinh dục nam và tinh trùng, để đảm bảo chất lượng tinh trùng, thì tinh
hoàn phải duy trì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể (tinh hoàn chỉ được sản sinh tinh
trùng ở nhiệt độ 35-36°C) Đó là lý do tại sao nó nằm ngoài cơ thể.
- Tinh hoàn là một đôi tuyến hình trứng kích thước 4x3cm. Bên ngoài tinh hoàn được bao
bọc trong bìu (cơ dartos) bên trái thường xuống thấp hơn bên phải. Cơ này co lại khi
gặp lạnh và giãn ra khi gặp nóng , bao tinh hoàn có sức đàn hồi, khi trời nóng nó chảy
xuống để cho mát hơn còn khi trời lạnh nó co lên cho đỡ lạnh cộng với sự sắp xếp các
mao mạch của tinh hoàn có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh
trùng.
- Vừa là một tuyến ngoại tiết, tiết ra tinh trùng bài xuất ra bên ngoài vừa là một tuyến nội
tiết tiết ra hooc-mon testosteron làm cho người có đặc điểm nam tính.
Hinh1: Tinh hoàn.
- Tinh hoàn chỉ thực sự hoạt động bắt đầu ở tuổi dậy thì (14 đến 15 tuổi). Và phát triển
nhanh ở tuổi trưởng thành, ở người trưởng thành, tinh hoàn có kích thước trung bình
như sau: dài 4,5cm, rộng 2,5, trọng lượng thay đổi, nặng chừng 20-30g vừa làm nhiệm
vụ sản xuất tinh trùng, vừa thực hiện chức năng của tuyến nội tiết. Lúc này các ống sinh
tinh bắt đầu sản sinh tinh trùng, sự sản sinh tinh trùng tiến hành một cách thường

xuyên, kéo dài suốt tuổi dậy thì cho đến lúc già
- Tinh hoàn có hai mặt: mặt ngoài hay mặt lồi, mặt trong phẳng hơn, có hai cực, cực trên
và cực dưới, có hai bờ: bờ trước và bờ sau. Ở cực trên có một mẩu nhỏ nhô ra gọi là
mẩu phụ tinh hoàn, là di tích của đầu trên ống cạnh trung thận. Bờ sau cón có mào tinh
hoàn úp chụp lấy tinh hoàn.
b.Cấu tạo trong:
- Trên thiết đồ cắt dọc tinh bao bọc bên ngoài là bìu, trên tinh hoàn có mào tinh. Tinh
hoàn được bao bọc bởi một màng tổ chức liên kết được cấu tạo bởi các bó sợi trắng đan
xen với nhau. Màng này màu trắng hơi xanh nên gọi là màng trắng. Vì màng trắng được
cấu tạo bởi các bó sợi đan xen với nhau chắc chắn nên giúp nâng đỡ và bảo vệ cho hai
quả tinh hoàn luôn ở vị trí thích hợp
Hình 2: Cấu tạo trong tinh hoàn
- Tinh hoàn được chia thành nhiều tiểu thùy (khoảng 200-300 tiểu thùy). Các tiểu thùy
được ngăn cách nhau bởi các vách tinh hoàn, đó là những vách không hoàn toàn đi từ
mặt trong màng trắng và hội tụ ở góc trên sau của tinh hoàn tạo nên một chỗ dày gọi là
trung thất tinh hoàn. Mỗi tiểu thùy có 2-4 vi tiểu quản sinh tinh xoắn (ống sinh tinh)
mỗi ống dài khoảng 0,7 m đường kính khoảng 0,12-0,3mm. trong mỗi tinh hoàn có
khoảng 400-800 vi quản sinh tinh xoắn tất cả tập hợp lại đổ vào mạng tinh. Tất cả tập
hợp lại hoạt động như một hệ thống sản xuất khổng lồ. với các tiểu thùy như là các nhà
máy hoạt động nhịp nhàng, ngăn nắp tránh sự lộn xộn của các ống sinh tinh,trong việc
sản sinh tinh trùng và hoocmon nội tiết tố nam
Hinh 2: Tinh hoàn cắt dọc
- Giữa các vi quản sinh tinh là mô liên kết trong đó có các tế bào kẽ (hay còn gọi là
Leydig) chứa hạt hạt sắc tố màu vàng, có vai trò của tuyến nội tiết, tiết ra kích tố sinh
dục nam testosteron.
- Đi vào cấu tạo vi thể giữa các ống sinh tinh có các mô liên kết, thần kinh, mạch máu và
mạch bạch huyết. Các mao mạch trong tinh hoàn tồn tại dưới dạng tản mát và cho các
phân tử lớn đi qua tự do, ví dụ như phân tử protein máu. Mạng mạch bạch huyết cũng
phân bố rộng rãi trong mô kẽ, trong mô liên kết có rất nhiều loại tế bào, gồm các tế bào
sợi, tế bào liên kết chưa biệt hoá, dưỡng bào và đại thực bào. Đến tuổi dậy thì, trong mô

kẽ xuất hiện thêm một loạt tế bào hình tròn hoặc hình đa diện, có nhân ở giữa, bào
tương ưa axit và có chứa những giọt mỡ nhỏ. Những tế bào này gọi là tế bào kẽ hay tế
bào Leydig, loại tế bào của tinh hoàn đặc trưng cho sự sản xuất steroid. Tế bào kẽ tiết
hoocmon nam giới - testosteron
Hình 4: Hình phóng đại của vi quản sinh tinh(ống sinh tinh).
- Cắt ngang một vi quản sinh tinh, từ ngoài vào trong ta thấy trong mỗi ống sinh tinh
chứa hai loại tế bào:
+ Một lớp nền trên đó có nhiều tế bào (sertoli). Đó là những tế bào to, có vai trò tạo
khung chống đỡ và bảo vệ các tế bào mầm và nuôi dưỡng, giàu glycogen và lipit để
nuôi dưỡng cho tinh trùng lúc này các tinh trùng sắp xếp hướng đầu vào tế bào sertoli.
Ngoài ra còn làm nhiệm vụ dọn dẹp những chất cặn bã trong quá trình sinh tinh tạo ra
và tiết dịch đổ vào lòng ống sinh tinh giúp tinh trùng di chuyển được thuận lợi.
• Chức năng của tế bào sertoli tạo khung chống đỡ và bảo vệ cho các tế bào dòng
tinh, điều hoà nuôi dưỡng và phát triển của tinh trùng : Một loạt các tế bào
thuộc dòng tinh nối với nhau qua các cầu bào tương. Các nhánh bào tương trải
rộng của tế bào Sertoli tạo nên sự hỗ trợ về mặt vật lý cho các cầu bào tương
này. Vì các tinh bào, tiền tinh trùng và tinh trùng bị hàng rào máu - tinh hoàn
ngăn cách với sự cung cấp dưỡng chất từ mạch máu, do đó các tế bào dòng tinh
này phải dựa vào vai trò trung gian của tế bào Sertoli trong quá trình trao đổi
các chất dinh dưỡng và chuyển hoá. Các tế bào Sertoli tạo nên hàng rào bảo vệ
cho sự phát triển của các tế bào tinh trùng khỏi bị kháng thể tấn công
• Thực bào : Trong quá trình sinh tinh, lượng bào tương không cần dùng tới của
tiền tinh trùng sẽ bị thải ra như là các chất cặn bã. Những mảnh bào tương này
sẽ bị thực bào bởi các lyzosom của tế bào Sertoli.
• Tạo dịch tiết: Tế bào Sertoli liên tục tạo dịch tiết đổ vào ống sinh tinh, dịch này
chạy thẳng vào hệ ống dẫn tinh, giúp quá trình di chuyển của tinh trùng được
thuận lợi. Sự tiết dịch có protein gắn androgen do hoocmon kích thích nang
noãn (FSH) và testosteron điều hoà, nó cũng giúp cho việc tập trung testosteron
vào ống sinh tinh, nơi mà testosteron rất cần thiết cho quá trình sinh tinh trùng.
Tế bào Sertoli có oestradiol, chúng cũng có thể sản xuất ra một peptit gọi là

inhibin để ngăn cản sự tổng hợp và giải phóng FSH ở thuỳ trước tuyến yên.
+ Xen kẽ với các tế (sertoli), có 3 lớp tế bào biểu hiện các giai đoạn sinh tinh trùng,
còn gọi là các tế bào mầm:
• Lớp ngoài là tinh nguyên bào
• Lớp giữa là tinh bào (gồm tinh bào I và tinh bào II)
• Lớp trong là tiền tinh trùng ( tinh tử )
Hình: Quá trình sinh tinh
• Những tế bào mầm nguyên thuỷ (spermatogonie) ở gần màng đáy của ống sinh
tinh phát triển thành tinh bào I. Tinh bào I chịu sự phân chia giảm nhiễm (meiosis) 1
và 2 (thực chất phân bào giảm nhiễm 2 là nguyên phân xảy ra rất nhanh, tiếp theo
giảm phân 1) và các tế bào sinh ra chỉ có một nửa số nhiễm sắc thể (n) là 23 nhiễm
sắc thể, đó là những tinh bào II, quá trình giảm phân tạo ra 4 tinh bào II phát triển
thành tiền tinh trùng, cuối cùng thành tinh trùng mang một n, khi thụ tinh kết hợp
với trứng cũng mang một n, tạo thành hợp tử 2n. Ở người, quá trình phát triển từ tế
bào mầm nguyên thuỷ thành tinh trùng mất khoảng 74 ngày. Mỗi ngày, hai tinh hoàn
của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng.
Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự
trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong
khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. Trong 2-4ml tinh dịch tiết ra trong lột lần
giao hợp có trung bình 5 triệu tinh trùng.một người đàn ông trung bình trong đời sản
xuất được 17 lít tinh dịch hoặc gần 1.500 tỷ tinh trùng.
- Giữa lòng ống sinh tinh là những tinh trùng, do tiền tinh trùng thay đổi cơ cấu mà
thành. Ra khỏi các ngăn hình tháp, các ống sinh tinh tập trung vào các ống thẳng rồi đổ
vào mạng tinh( mạng hale)
+ Từ mạng tinh lại tỏa ra các ống đi. Có khoảng 15-20 ống đi tỏa hình nón, cùng đổ
vào ống mào tinh. Ống này nằm trong tinh hoàn, dài khoảng 4-6m và rất ngoằn ngoèo.
+ Thành trong của các ống đều có các tế bào hình trụ có tiêm mao cử động theo một
chiều hướng dẫn tinh trùng vào ống dẫn tinh.
3.2. Mào tinh.
a.Cấu tạo ngoài.

- Mào tinh hoàn có hình chữ C, gồm đầu, thân. Mào tinh hoàn nằm dọc theo đầu trên và
phần bờ sau tinh hoàn. Đầu và đuôi dính vào tinh hoàn bởi mô liên kết, thân không dính
vào tinh hoàn, lá tạng của bao tinh hoàn lách vào khe giữa thân mào tinh và tinh hoàn
tạo nên một túi cùng gọi là xoang mào tinh. Trên đầu mào tinh cũng có một mẩu phụ
nhỏ dính vào gọi là mẩu phụ mào tinh, di tích của trung thận.
Hình 5: Mào Tinh
b.Cấu tạo trong.
- Từ mạng tinh tách ra từ 12 đến 20 ống nhỏ xoắn cuộn thành hình nón đi từ phần trên
trung thất tinh hoàn. Mỗi tiểu quản tạo nên một tiểu thùy nón mào tinh. Mỗi tiểu quản
xuất tinh hoàn dài dẫn mào tinh, ống dài khoảng 6m, đường kính tăng dần cho tới đuôi
mào tinh, ở đó ống trở thành ống dẫn tinh. Ống mào tinh chạy xoắn trong thân và đuôi
mào tinh.
• Đi vào cấu tạo vi thể: Ống mào tinh là một ống đơn, cong queo, độ dài khoảng 4-
6m. Chính ống này cùng mô liên kết xung quanh và mạch máu tạo nên thân và
đuôi của mào tinh hoàn. Biểu mô của mào tinh hoàn là biểu mô trụ cao giả tầng,
gồm có các tế bào đáy hình tròn và tế bào chính hình trụ. Các tế bào này nằm trên
màng đáy và bao quanh bên ngoài màng đáy là các tế bào cơ trơn và mô liên kết
lỏng lẻo giàu mạch máu. Sự co bóp của tế bào cơ trơn giúp tinh trùng di chuyển
dọc theo chiều dài của ống.
• Bề mặt của các tế bào chính có các vi nhung mao dài, không đều gọi là
stereocilia. Các vi nhung mao này không có cả gốc lẫn cấu trúc vi ống ở bên
trong, trái lại, lông chuyển bình thường thì lại có cả hai cấu trúc trên. Khi quan
sát dưới kính hiển vị điện tử, trong bào tương của tế bào chính, lưới nội bào có
hạt phát triển phong phú và bộ Golgi lớn nằm bao quanh nhân không có hạt chế
tiết trong bào tương. Các tế bào chính tiết glycerophosphocholine, chất có thể ức
chế quá trình tạo chất (Capacitation), một quá trình chuẩn bị cho tinh trùng để thụ
tinh. Đồng thời các tế bào này cũng sản xuất ra glycoprotein, mà glycoprotein
này gắn chặt vào màng bào tương của tinh trùng.
• Biểu mô của ống mào tinh tham gia vào quá trình hấp thu và tiêu hoá các chất
thải được bài tiết ra trong quá trình sinh tinh. Các tế bào đáy nhìn chung là không

được biệt hoá và có thể là tiền nhân của tế bào chính. Bao xung quanh biểu mô là
lớp tế bào cơ trơn, mà càng về cuối ống mào tinh thì càng trở nên dày hơn. Sự co
bóp của tế nào cơ trơn có tác dụng đẩy tinh trùng ra ngoài ống mào tinh
• Đầu và thân mào tinh nhận máu nuôi dưỡng từ động mạch tinh, vùng đuôi được
cấp máu từ động mạch ống dẫn tinh, các nhánh này nối với động mạch đầu mào
tinh. Tĩnh mạch dẫn máu từ vùng thân và đuôi của mào tinh nối với nhau thành
đám tĩnh mạch Haberer. Hệ bạch huyết của mào tinh được dẫn qua 2 đường bạch
huyết vùng đầu và thân mào tinh được dẫn theo tĩnh mạch tinh hoàn, các tĩnh
mạch này đi theo tĩnh mạch tinh trong qua ống bẹn trong rồi cuối cùng đổ vào
các hạch trước động mạch, các đường dẫn bạch huyết từ đuôi mào tinh nối với
nhau rồi đổ vào các hạch chậu ngoài.
Trên ống mào tinh có các tiểu quản lạc. Đó là tiểu quản lạc trên tạo thành mẩu phụ mào
tinh và tiểu quản lạc dưới ở trong đuôi mào
Mào tinh hoàn đây là nơi tinh trùng sau khi sinh ra ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang
mào tinh ở một thời gian để phát triển hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong
dây chuyền sản xuất, vừa là kho chứa tinh trùng. Từ đây, tinh trùng sẽ đi đến ống dẫn tinh
3.3. Ống dẫn tinh
a. Cấu tạo ngoài.
Ống dẫn tinh dài khoảng 30cm, đường kính 2-3mm nhưng lòng ống chỉ rộng 0,5mm.
Như vậy thành ống rất dày nên sờ thất dễ dàng giữa các thành phần của thừng tinh. Ống
dẫn tinh liên tiếp với ống mào tinh ở đuôi mào tinh rồi quặt ngược lên trên và ra trước,
chạy vào thừng tinh, qua ống bẹn vào chậu hông tới mặt sau bàng quang rồi chọc qua
tuyến tiền liệt đổ vào đoạn tiền liệt cua niệu đạo ở gò tinh
b.Cấu tạo trong.
- Ống được cấu tạo bởi 3 lớp:
• Áo ngoài là lớp mô liên kết.
• Áo cơ là lớp dày nhất. Có 3 lớp cơ: lớp cơ ngoài gồm các thớ cơ dọc, lớp giữa
được tạo nên bởi những tế bào trụ không có lông chuyển.
- Ở sau bàng quang, khi tới cánh túi tinh, nống tinh phình to tạo thành bóng ống tinh.
Sau cùng ống kết hợp với ống tiết của túi tinh, tạo nên ống phóng tinh. Trong ống

dẫn tinh, tinh trùng sống độ một tháng. Tinh trùng sống lâu ngày trong ống dẫn tinh
sẽ tan đi và được thành ống dẫn tinh hấp thu.
3.4 Hormone sinh dục nam giới - testosteron
- Hormone sinh dục nam là những steroid ,hormone giới tính tạo ra sự thay đổi của các
thành phần trong cơ thể (như tăng khối cơ, phân bố mỡ trong cơ thể) và hình thành lên
các đặc tính sinh dục phụ thứ phát đặc biệt của đàn ông (phát triển lông dâu và phát
triển dương vật).
3.4.1 Vị trí:
- Được sản xuất ra từ các tế bào leydig bên trong tinh hoàn dưới tác động của hoocmon
kích thích hoàng thế (LH)
- Ngoài ra testosteron còn được tiết ra với một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận.
Hình 7: Phân tử testosteron.

3.4.2 Cơ chế sản sinh:
- Vùng dưới đồi sản xuất hoocmon giải phóng gonadotropin (GnRH). GnRH điều khiển
bài tiết các hoomon của tuyến yên. Dưới tác động của hóc môn (GnRH) ở tuyến yên sản
xuât xuất ra hoocmon khích thích hoàn thế (LH).
- LH sau khi được sản xuất ra lại có tác động đến các tế bào Leydig ở bên trong tinh
hoàn. Khi được kích thích bởi LH các tế bào Leydig bên trong tinh hoàn sản xuất ra
testosteron ( nội tiết tố nam giới).
3.4.3 Tác động của testosron đối với quá trinh sinh tinh ở tinh hoàn.
Hoocmon kích thích hoàng thế (LH) và do hoocmon kích thích nang noãn (FSH) là hai
hoocmon quan trọng được tạo ra từ tuyến yên nằm bên trong não có tác dụng quan trọng
đối với chức năng của tinh hoàn. Dưới tác động kích thích của LH cá tế bào Leydig bên
trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron. Sau khi được tạo ra, testosteron cùng với hoocmon
kích thích nang noãn (FSH) tác động lên các ống sinh tinh nằm bên trong tinh hoàn, kích
thích các ống này sản xuất tinh trùng
4. Ý nghĩ của việc nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu về cấu tạo,chức năng và mối quan hệ giữa chức năng của tuyến
sinh dục nam,trước tiên đã cung cấp thêm thông tin cho chúng ta về tuyến sinh dục nam,

giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về chúng, hiểu rõ cấu tạo của chúng, vì sao chúng lại
được cấu tạo như vậy. Cấu tạo đó nó phù hợp với chức năng như thế nào để từ đó chứng ta
nắm bắt được cơ chế hoạt động làm việc của tuyến này ở nam giới,
Ngoài ra việc tìm hiểu nghiên cứu này, còn giúp chúng ta có thêm những phương hướng
mới trong việc nghiên cứu, tìm phương pháp chữa các bệnh ở tuyến sinh dục và tinh hoàn,
như chúng ẩn tinh, viêm tinh hoàn, chứng loãng tinh….
Hiểu được cơ chế sản sinh tinh trùng như thế nào, lượng tinh trùng xuất ra, từ đó có
phương hướng mới trong việc chẩn đoán bệnh vô sinh.
Từ đó hiểu được tầm quan trọng của tuyến này đối với cơ thể rút ra được biện pháp cần
thiết để bảo vệ, tránh các va đập làm tổn thương ở tinh hoàn làm hỏng tinh hoàn.
C. Tài liệu tham khảo
1. GS.TS.BS. Trịnh Văn Minh, Giải Phẫu Người tập II, Nhà xuất bản Trường ĐH Y
Hà Nội, năm 1/8/2007, trang 598-604
2. Trần Thúy Nga, Giải Phẫu Người, Nhà Xuất bản Giáo Dục,năm 15/01/2001,
trang 201-207. trang 243,trang 250-251
3. Nguyễn Thị Tường Vy, Bài Giảng Giải Phẫu Người, Trường ĐH Sư Phạm Huế,
Khoa Sinh Hoc, trang 133-134
Trang web tham khảo:
1.
tuyen-sinh-duc.html#ixzz2jDoVswVr
2.
va-chuc-nang-cua-tinh-hoan.html#sthash.lFl3Nlmz.dpuf
3.
4.
nam-13125.html
5.
%A1o+tinh+ho
%C3%A0n&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=nMKMUvmREInDigK
Gx4CQAw&ved=0CCkQsAQ&biw=998&bih=636
6.

×