Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.27 KB, 22 trang )

SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
Mẫu 02
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MINH LONG
TRƯỜNG TH LONG MAI I
“RÈN LUYỆN , NÂNG CAO KỸ NĂNG DẠY VÀ HỌC
VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 4”
MÔN: TẬP LÀM VĂN
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT
GIÁO VIÊN MÔN :
TÀI LIỆU KÈM THEO:
NĂM HỌC: 2012 - 2013
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A . Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2.Mục đích của đề tài
3. Phạm vi đề tài
B. Nội dung
1. Thực trạng của đề tài
a. Cấu trúc chương trình
b. Sách giáo khoa
c. Những thuận lợi và khó khăn
2. Những nội dung cần giải quyết
a. Phát huy tính tích cực hoá của học sinh
b. Hướng dẫn học sinh cách nhìn , cách cảm về sự vật hiện tượng
1. Cách nhìn
2. Cách cảm
c. Cung cấp vốn sống , kinh nghiệm thực tế và những kiến thức về
khoa học , tự nhiên xã hội
3. Biện pháp giải quyết


a. Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh
b. Để một tiết tập làm văn đạt hiệu quả cao giáo viên phải
4. Kết quả
C. Kết luận
1.Tổng kết - rút kinh nghiệm
2. Phạm vi áp dụng
3. Lời kết
D. Danh mục tài liệu tham khảo
E. Duyệt SKKN của các cấp
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5- 6
6
6
6
7
7
7
8
8
8 -9
9- 10
10-11

12
12
12
12- 13
13
14
15
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
2
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Thực hiện Chỉ thị số 40/ 2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch
số 307/KH-BGDĐT ngày 27/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện , học sinh tích cực”.
Thực hiện kế hoạch năm học 2010-2011 của Phòng GD và ĐT huyện
Minh Long về việc giáo dục đạo đức học sinh.
Thực hiện kế hoạch năm học của trường Tiểu học Long Mai 1.
Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu tình hình thực tế ở trường
Tiểu học Long Mai 1, bản thân tôi có nhiều trăn trở. Là người nhà giáo
đang đứng trên bục giảng và đồng thời là một người yêu văn, thích tìm
hiểu về bộ môn văn, tôi không khỏi băn khoăn và lo lắng trước thực trạng
học sinh ngày càng yếu môn văn nhất là bộ môn tập làm văn.
Chính vì điều đó tôi đã suy nghĩ , tìm cách lý giải cũng như tìm hiểu
qua thực tế học sinh, tập trung nghiên cứu sau đó đưa ra một số biện pháp,
sáng kiến nhằm khắc phục những tình trạng nêu trên.Từ đó giúp các em có
những cái nhìn mới về bộ môn văn nói chung và môn tập làm văn nói
riêng.
Bản thân tôi hằng ngày được tiếp xúc trong môi trường giáo dục,

trực tiếp giảng dạy các em do vậy hơn ai hết tôi là người nắm bắt, nhìn
thấy thực trạng học tập của học sinh. Qua việc khảo sát, chấm bài học sinh
tôi nhận thấy học sinh làm bài còn quá yếu, ngôn từ nghèo nàn, ý thức học
tập cũng như chất lượng của bài làm là chưa cao. Các em vẫn chưa hình
dung rõ cách thức viết một bài văn như thế nào. Bênh cạnh đó vốn sống,
kinh nghiệm thực tế của các em còn quá ít ỏi. Nội dung chương trình, cấu
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
3
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
tạo của sách giáo khoa thiếu tính khoa học , chưa phù hợp với những đối
tượng học sinh ở những vùng có hoàn cảnh khó khăn như trường Tiểu học
Long Mai 1. Nhất là ở chương trình lớp 4, 5 phần văn miêu tả đó chính là
lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm khắc phục những tình trạng đã
nêu ở trên .Tôi đã tiến hành khảo sát , nghiên cứu qua đó tìm ra những
phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, kích thích hứng thú học
tập của học sinh đối với bộ môn Tấp Làm Văn . Giúp các em nắm rõ được
kết cấ , cách thức làm một bài văn miêu tả … Hình thành ở các em kỹ năng
quan sát , phân tích , đưa ra nhận xét , chính kiến của bản thân .
3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI :
- Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu và
tìm hiểu nội dung chương trình Tập Làm Văn ở khối 4, lớp 4b trường tiểu
học Long Mai 1 xã Long Mai huyện Minh Long . Nhằm khắc phục những
tình trạng nêu trên .
B. NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI :
a. Cấu trúc chương trình :
- Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4 , mỗi tuần
có 2 tiết Tập Làm Văn cả năm học có tổng số 70 tiết Tập Làm Văn.

Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
4
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
b. Sách giáo khoa :
- Kiến thức Tập Làm Văn trong chương trình được sắp xếp học
trong tuần sau khi đã học các bộ môn khác .
- Thông tin của phân môn Tập Làm Văn được thể hiện toàn bộ bằng
kênh chữ , không có kênh hình minh hoạ .
- Nhìn chung bộ môn Tập Làm Văn mang tính đặc thù của môn học
giàu trí tưởng tượng và biểu cảm . Tập Làm Văn là phân môn tổng hợp
kiến thức của nhiều phân môn như : Tập Đọc, Chính Tả, Luyện Từ và Câu
, Kể Chuyện .
c. Những thuận lợi và khó khăn :
- Nội dung các bài Tập Làm Văn được gắn liền với các chủ điểm ,
có sự kết hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng
Việt . Để có một bài văn hay , xúc tích đòi hỏi học sinh phải có khả năng
tư duy độc lập, có vốn sống và kinh nghiệm về xã hội người viết cần có sự
am hiểu tường tận về vấn đề mình sẽ viết .
- Muốn dạy tốt môn Tập Làm Văn giáo viên cần phải có sự đầu tư
về chiều sâu trong những thiết kế bài dạy của mình , hiểu kỹ nội dung ,
mục đích yêu cầu bài dạy để đảm bảo tính chính xác , sáng tạo , nắm rõ
tâm lý từng học sinh , sức học của từng em từ đó có những định hướng
trong việc rèn luyện , giáo dục đúng đắn . Giáo viên phải biết kích thích
tính sáng tạo , khuyến khích và khơi dậy tư duy của học sinh .
- Theo cách mới hiện nay thì học sinh phải là trung tâm , chủ thể của
quá trình dạy - học . Người giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo , hướng dẫn
trong tiết học điều này có nghĩa học sinh phải trực tiếp chiếm lĩnh lấy kiến
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
5
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4

thức . Giáo viên chỉ đúc kết , rút ra nội dung bài học . Nhưng để học sinh
có thể chiếm lĩnh kiến thức trong bộ môn Tập Làm Văn là rất khó . Theo
phân phối chương trình sách giáo khoa lớp 4 ở bậc tiểu học phần miêu tả
như sau:
+ Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả
+ Luyện tập cách quan sát
+ Luyện tập miêu tả
+ Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả
+ Thực hành viết bài văn miêu tả
- Về cách thức , con đường hướng tới cách làm một bài văn miêu tả
như vậy là được nhưng nội dung cách thức tiến hành ở từng phần chưa hợp
lý . thiếu tính khoa học , thực tiễn , lý thuyết còn khô khan , thiếu hình ảnh
nặng tính lý thuyết , thiếu tính thực hành ,chính điều này đã cản trở , ảnh
hưởng tới chất lượng , hiệu quả bài làm văn của các em chưa cao.
2. Những nội dung cần giải quyết :
a. Phát huy tính tích cực hoá các hoạt động của học sinh :
- Để giúp các em làm tốt một bài văn miêu tả, giáo viên phải biết
cách tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đây là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của người thầy, trong quá trình dạy học. Vì vậy
nó luôn là trung tâm chú ý của họat động dạy - học . Các nhà giáo dục Cổ ,
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
6
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
Kim , Đông , Tây đã bàn luận nhiều về vấn đền này và đến nay nó vẫn là
một trong những vấn đề quan trọng nhất của giáo dục - dạy học .
- Tích cực hoá là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí
của người học từ thụ động sang chủ động , từ đối tượng tiếp nhận tri thức

sang chủ thể tìm kiếm chi tiết nhằm nâng cao hiệu quả học tập . “ Một
người thầy giáo giỏi không phải là thầy giáo rót nước cho học sinh uống
mà là thầy giáo chỉ cho học sinh con đường tìm lấy nước mà uống ” . Điều
này có nghĩa , trong quá trình dạy học giáo viên luôn luôn lấy học sinh của
mình làm trung tâm , chủ thể của hoạt động dạy - học .
- Đặc điểm tính tích cực của học sinh là mang tính tự phát ,là những
yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh trong con người nó thể hiện ở sự tò mò , tính hiếu
kì , hiếu động ,linh hoạt sôi nổi trong hành vi mà ở tất cả trẻ em đều có . Vì
vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải biết cách khêu gợi tính tò mò ,
tính hiếu kỳ , hiếu động của học sinh . Gây sự hứng thú ,chú ý học tập của
học sinh , biến cái tính tự phát thành tính tự giác . Có thể hiểu là giáo viên
phải biến biến sự tò mò , hiếu động ban đầu kết hợp với sự khích lệ ,
khuyến khích của giáo viên , các em chuyển từ sự tò mò , hiếu kỳ sang tìm
tòi , nghiên cứu , hăng hái tham gia vào các hình thức hoạt động như phát
biểu ý kiến , ghi chép , mạnh dạn , phê phán điều sai …
- Mức độ tích cực của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên ,
để học sinh của mình có thể tích cực , giáo viên cần phải có sự đầu tư ,
sáng tạo trong nội dung bài dạy , biết cách nắm bắt tâm lý lứa tuổi học sinh
qua đó đưa ra những biện pháp và hình thức dạy học phù hợp .
b. Hướng dẫn học sinh cách nhìn, cách cảm về sự vật hiện tượng
trong cuộc sống :
1. Cách nhìn :
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
7
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
-Để làm được một bài văn hay, đạt chất lượng, giáo viên phải hướng
dẫn cho học sinh biết cách nhìn nhận về sự vật , sự việc ở xung quanh . Cái
nhìn của học sinh phụ thuộc vào cách nhìn của giáo viên . Để nhìn được sự
vật thông qua đôi mắt cuả mình học sinh cần có sự hướng dẫn từ người
thầy. Người thầy sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các em có cái nhìn bao

quát ban đầu . Ví dụ : muốn miêu tả một cái cây giáo viên ph ải hướng dẫn
học sinh quan sát cây bao quát từ xa , toàn bộ cái cây tiếp đến quan sát
từng bộ phận của cây và rút ra những nhận xét khái quát ban đầu về cái cây
. Giống như trong Mĩ Thuật để vẽ cái cây , chúng ta phải phác thảo ra hình
dáng cái cây sau đó tiến hành vẽ từng bộ phận chi tiết của cái cây cuôi
cùng là tô màu . Thì quan sát cũng tương tự như vậy phải đi tuần tự từng
bước , từng công đoạn .
- Hướng dẫn học sinh cách nhìn là hướng dẫn các em cách quan sát
để quá trình quan sát đạt hiệu quả như mong muốn , giáo viên phải phân
học sinh quan sát theo từng nhóm , học sinh cùng quan sát , thảo luận trả
lời hệ thống những câu hỏi ban đầu giáo viên đặt ra qua đó rút ra nhậ xét
chung về đặc điểm , tính chất , cấu tạo … của sự vật hiện tượng .
2. Cách cảm :
- Cảm thụ văn học là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình viết
văn . Muốn có được sự cảm thụ tốt , giáo viên phải khuyến khích học sinh
đọc nhiều sách báo , các tác phẩm văn học cùng những bài văn hay . Qua
đó chắt lọc cho học sinh những ngôn từ , hình ảnh , ý tứ trong bài văn .
Giúp học sinh tích luỹ những kinh nghiệm , vốn từ , vốn sống … Sử dụng
vào quá trình làm bài của mình .
- Bên cạnh sự cảm thụ về văn học , học sinh cần có sự cảm nhận từ
các giác quan ( cảm giác , vị giác , khứu giác , thị giác , thính giác ) . Để
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
8
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
làm một văn miêu tả học sinh không chỉ đơn thuần quan sát bằng thị
giác ,mà trái lại còn phải tập trung tất cả các giác quan cùng quan sát , cảm
nhận . Thông qua các giác quan , học sinh sẽ hình dung , phân tích , sâu
chuỗi , qua đó hình thành những nét cơ bản ban đầu về sự vật , hiện tượng
được miêu tả . Nhờ vào quá trình này các em dần dần phát triển khả năng
tư duy , sáng tạo biết cách sâu chuỗi , tổng hợp các dữ liệu ,hình thành hệ

thống hoá tri thức .
c. Cung cấp vốn sống , kinh nghiệm thực tế và những kiến thức
về khoa học , tự nhiên xã hội
- Vốn sống và kinh nghiệm là những thứ học sinh còn thiếu , cần có
sự bổ sung từ phía thầy cô giáo , người viết văn , làm văn ngoài khả năng
tư duy , cách nhìn , cách cảm , nó còn đòi hỏi người viết phải có sự tích luỹ
về kinh nghiệm , vốn sống và những hiểu biết nhất định .
- Nếu không có sự hiểu biết , không có kinh nghiệm thì người viết sẽ
gặp trở ngại trong quá trình làm bài . Bởi lẽ khi viết người viết đã phải huy
động tất cả các giác quan , tập trung tư duy , trí lực suy nghĩ , chắt lọc , sâu
chuỗi và hệ thống hoá toàn bộ các dữ liệu trong đầu để tổng hợp sau đó
mới viết . Quá trình này diễn ra tương đối phức tạp , đòi hỏi người viết
phải trải qua quá trình rèn luyện toàn diện và lâu dài
3. BIỆN PHÁP GẢI QUYẾT :
a. Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh :
- Để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cần phải hội tụ
đầy đủ các yếu tố như sau :
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
9
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
+ Giáo viên nêu lên ý nghĩa về lý thuyết , thực hành , tầm quan
trọng của bài học ,của vấn đề học tập
+ Nội dung dạy học phải mới , tất nhiên cáí mới ở đây không phải là
xa lạ với học sinh , cái mới phải có mối liên hệ và phát triển cái cũ , gắn
với thực tế , gần gũi với suy nghĩ đời sống của học sinh .
+ Lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng như : Nêu
vấn đề , thí nghiệm , thực hành , so sánh , làm việc độc lập và phối hợp làm
việc theo nhóm … Kiến thức được trình bày trong dạng động , phát triển
mâu thuẫn , diễn biến trình bày có thể đột ngột bất ngờ .
+ Sử dụng các phương tiện dạy học đặc biệt ở các lớp nhỏ , sử dụng

dụng cụ trực quan , màu sắc phù hợp sẽ có tác dụng tốt trong việc kích
thích hứng thú của học sinh .
+Sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức tổ chức dạy học
khác nhau : Cá nhân , tập thể , tham quan làm việc trong vườn trường ,
phòng thực hành , phòng truyền thống , thư viện , ngoại khoá , phụ đạo học
sinh yếu kém , bồi dưỡng học sinh khá giỏi .
+ Giáo viên ,bạn bè phải biết động viên , khen thưởng kịp thời cá
nhân hay tập thể lớp có thành tích học tập tốt .
+ Luyện tập dưới các hình thức khác nhau , vận dụng kiến thức vào
thực tế , vào các tình huống cụ thể khác nhau .
+ Kích thích tính tích cực qua thái độ , cách giao tiếp ứng xử giữa
giáo viên và học sinh mà ở đó giáo viên là người luôn gương mẫu , nêu
gương tốt cho học sinh .
+Phát hiện , phát huy , phát triển kinh nghiệm sống ( cho dù là ít ỏi )
của học sinh trong học tập
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
10
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
b. Để một tiết Tập Làm Văn diễn ra thuận lợi , hiệu quả cao giáo
viên phải :
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu và nắm bắt được những điều quan
trọng khi học nóí và viết văn miêu tả để làm gì ? Có gì tốt đẹp trong việc
học đó ? Để từ đó các em xác định là cần nói và viết những gì ?
- Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả theo yêu cầu
là tìm được những chi tết miêu tả tiêu biểu , không để nó lẫn vào đối tượng
khác . Quan sát đầy đủ , toàn diện bản chất của đối tượng và quan trọng là
để học sinh nắm được cái sắc sảo riêng , cái dáng và đặc biệt của người ,
vật , phong cảnh được nói tới .
- Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống các em cần tích luỹ
vốn hiểu biết về Tập Làm Văn thông qua việc đọc sách thường xuyên ,

nhất là các loại sách có nội dung phù hợp với tâm lý lứa tuổi .
- Cần sắp xếp theo trình tự thời gian , không gian hợp lý . Bài văn
miêu tả phải thể hiện được trọng tâm , nhấn mạnh ở đặc điểm mà bản thân
đặc biệt quan tâm yêu thích . Hướng dẫn học sinh cách chọn lọc từ ngữ và
sử dụng đa dạng các loại từ gợi cảm như : Từ láy , từ gợi cảm âm thanh, từ
gợi tả hình ảnh , gợi tả mức độ . Nắm vững các dạng cấu trúc như câu kể ,
câu cảm , câu ghép . Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong thực hành
làm văn miêu tả .
- Biết cách lập dàng ý chi tiết. cho học sinh thực hành thật nhiều ,
tập luyện khả năng nói , đọc viết , nghe , diễn đạt suy nghỉ của bản thân .
Đưa ra những nhận xét , đút rút những kinh nghiệm từ đó làm cho hiểu biết
của mình chính xác hơn và phong phú hơn .
- Trong quá trình dạy giáo viên cần đặt biệt chú ý hứơng vào việc tổ
chức hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy tính tích cực , chủ
động sáng tạo , giúp các em có điều kiện phát hiện được các tình huống có
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
11
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
vấn đề trong học tập và cuộc sống . Đề cao vai trò cảm thụ , sáng tạo , khả
năng tư duy học tập . Bồi dưỡng động viên khuyến khích kịp thời các kỹ
năng năng khiếu của học sinh . Tôn trọng cách nghĩ , cách cảm riêng của
từng học sinh . Giáo viên phải biết chấp nhận những ý kiến mới lạ , cá tính
không lấy mình làm mâu thuẫn ,không áp đặt cái tôi của mình . Đề cao tính
tự do sáng tạo , tư duy độc lập của mỗi cá nhân từ đó khen ngợi , khuyến
khích các em tự nói ra những suy nghĩ , cảm nhận riêng của mình .
- Giáo viên không nên một mình nhận xét kết quả học tập của học
sinh mà cần tổ chức , tạo điều kiện cho các em tự đánh giá mình và đánh
giá lẫn nhau rèn luyện cho các em cách phân tích văn , khêu gợi sự tò mò
hứng thú học tập , tư duy độc lập của học sinh .
4. KẾT QUẢ :

- Mỗi bài văn miêu tả thể hiện những trình độ sáng tạo , tổng hợp
riêng của học sinh qua những đề tài gây cảm hứng , xúc động trong lòng và
kích thích các em biểu lộ thế giới nội của mình .
-Vì vậy khi dạy người giáo viên không chỉ tổ chức truyền đạt kiến
thức , mà cần phải khuyến khích các em , khơi dậy tư duy , sự yêu thích ,
sự miêu cầu kiến thức trong qua trình học .
- Giáo viên phải quan niệm chúng ta làm việc này không giống như
một nghề để miêu cầu trong cuộc sống . Mà phải dạy bằng cả tấm lòng tận
tụy với văn miêu tả , với học sinh .
- Qua quá trình tìm hiểu , nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đâ thu
được những kết quả như sau :
a. Trước khi dạy theo đề tài :
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
12
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
- Tiến hành khảo sát 30 học sinh khối 4 .Tôi thấy học sinh học tập
còn thụ động , bố cục bài văn lủng cũng , ý tứ , câu cú chưa rõ ràng . Kỹ
năng thực hành nói , viết còn nhiều hạn chế các em chưa biết nhận xét lẫn
nhau do vậy khi tiến hành khảo sát kết quả đạt được là không khả quan
như sau :
TSHS KHÁ TB YẾU
SL % SL % SL %
30 3 10 7 23,3 20 66,7
b. Sau khi áp dụng đề tài :

- Cũng khảo sát 30 học sinh này khi tôi áp dụng dạy theo kinh
nghiệm của đề tài thì đã gập những thuận lợi sau :
+ Khả năng quan sát vấn đề của học sinh nâng cao , các em nhạy bén
hơn , cách nhìn , cách nghĩ bao quát hơn .
+ Cách trình bày , sắp xếp ý tứ theo trình tự hợp lý hơn

+ Đa số các bài viết đã thể hiện trọng tâm , chứa đựng được tình cảm
trong sáng .
+ Các em đã tỏ ra say mê , hứng thú hơn trong học tập . Bên cạnh đó
khả năng nói viết của các em đã có những chuyển biến tích cực .
- Kết quả đã đạt được như sau :
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
13
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
TSHS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH
SL % SL % SL %
30 5 16,7 12 40 13 43.3
- Mặc dù kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng đây là bước chuyển
tiến bộ vượt bậc đối với lớp học vùng sâu vùng xa . Điều này chứng tỏ đề
tài mà tôi đang nghiên cứu , đúc rút kinh nghiệm đã góp phần nào hoàn
thiện hơn nữa tư duy quan sát ,khả năng lĩnh hội vẽ đẹp trong văn miêu tả
ở học sinh tiểu học .
C. KẾT LUẬN
I. TỔNG KẾT – RÚT KINH NGHIỆM :
-Để môn Tập Làm Văn nói chung , văn miêu tả nói riêng ngày càng
gần gũi hơn đối với học sinh theo tôi nghĩ thì giáo viên và học sinh cần đạt
đuợc những yêu cầu sau :
a. Giáo viên :
-Không ngừng học hỏi , nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân .
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
14
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
- Thường xuyên sủ dụng , phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học . Nâng cao tinh thần tự học của cá nhân .
- Thường xuyên tiếp xúc trao đổi với học sinh , tìm hiểu tâm lý cuả

học sinh .
- Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng để học sinh noi theo.
- Giáo viên phải tăng cường hình thức giao tiếo cho học sinh dưới
nhiều hình thức như cho các em hoạt động nhóm , thảo luận trao đổi với
nhau . Tự trình bày ý kiến của bản thân .
- Mỗi tháng giáo viên nên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
động ngọai khoá như : đi tham quan , tổ chức các hoạt động vui chơi giải
trí qua đó nhằm phát triển tư duy , hình thành nhân cách của học sinh .
- Trong các giờ dạy Tập Làm Văn giáo viên nên sử dụng các đồ
dung dạy học trực quan như : Tranh ảnh minh hoạ , các đồ vật trực quan …
b. Học sinh :
- Thường xuyên đọc sách báo , tài liệu , xem ti vi để tích luỹ thêm
vốn hiểu biết , làm giàu thêm vốn từ của bản thân .
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể , hoạt động ngoại khoá
do lớp trường tổ chức .
- Trong quá trình học tập phải chú ý tập trung , lắng nghe thầy cô
giáo truyền đạt kiến thức . Không ngừng học hỏi từ bạn bè , thầy cô , cha
mẹ … Đề cao ý thức tự học , tự rèn luyện của bản thân , luôn luôn tạo cho
mình ý thức học tập , rèn luyện tu dưỡng bản thân .
- Tập luyện cho bản thân kỹ năng quan sát , phân tích , tổng hợp sâu
chuỗi các nội dung của bài học đưa ra những nhận xét về các nội dung ,
chương trình được học .
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
15
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
2. Phạm vi áp dụng :
- Đề tài tôi nghiên cứu mặc dù đã có nhiều đồng nghiệp khác đã
nghiên cứu , nhưng nó vẫn là một đề tài nóng hổi cần tiếp tục đi sâu vào
nghiên cứu tỉ mỉ hơn . Trong quá trình thực hiện tôi đã bỏ rất nhiều thời
gian và tâm huyết , sàng lọc đối tượng học sinh sao cho phù hợp với đặc

điểm riêng của trường .
- Đề tài này nếu nghiên cứu kĩ , vận dụng linh hoạt sẽ có tác dụng rất
lớn đối với những đối tượng học sinh ở vùng sâu vùng xa , những học sinh
có hoàn cảnh khó khăn . Vì qua quá trình khảo sát , nghiên cứu ,chọn lọc
học sinh thì đa phần những đối tượng này yếu về kĩ năng làm văn miêu tả .
Do vậy tôi đã thực hiện đề tài này để tìm ra một số biện pháp , kinh
nghiệm nhằm phần nào cải thiện kỹ năng làm văn miêu tả của các em. Hi
vọng các em sẽ làm bài tốt hơn qua đó truyền tới các em lòng yêu thích ,
nhiệt huyết , gấn bó với văn miêu tả .
3 . LỜI KẾT :
-Để thực hiện được đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm , chia sẻ từ đồng nghiệp , sự nhiệt tình hợp tác từ phía học sinh khối 4 .
Tôi xin chân thành cảm ơn . Tôi hy vọng đề tài của mình sẽ được áp dụng
vào thực tế giảng dạy của đồng nghiệp . Vì đề tài được viết trong thời gian
ngắn , kinh nghiệm giảng dạy của tôi còn ít ỏi nên không thể tránh khỏi
những thiếu xót trong quá trình thực hiện đề tài . Rất mong nhận được
những ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp . Một lần nữa tôi xin chân thành
cảm ơn .
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
16
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
Long Mai , ngày 17 tháng 12 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Thu Nguyệt
D. Danh mục tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
17
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
18

SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4
E. DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁC CẤP

















Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
19
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4















DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁC CẤP
















Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
20
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4














DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁC CẤP

















Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
21
SKKN: Rèn luyện, nâng cao kỹ năng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4














Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trường Tiểu học Long Mai 1
22

×