Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Báo cáo phân tích VHC – công ty cổ phần vĩnh hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 71 trang )

Báo Cáo Phân Tích
VHC – Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn


















2

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Bi 1 : Bi u chnh)

Ngun: www.cafef.vn
www.pthholding.com


Bng 1 : Thông tin c phiu ngày 12-09-2010
Giá CP (VND)


34,500
Số lƣợng CP niêm yết
46,209,063
Số lƣợng CP hiện đang lƣu hành
46,209,063
Giá cao nhất 52 tuần (VND)
28,200
Giá thấp nhất 52 tuần (VND)
50,000
Khối lƣợng CP giao dịch TB 10 phiên
73,375
Giá trị vốn hóa TT (tỉ VND)
1,594
Giá trị vốn hóa TT (triệu USD)
80,516
Sở hữu của NĐT nƣớc ngoài (%)
23.44
EPS (4 quý gần nhất) (VND)
4,700
P/E
7.34
Giá trị sổ sách (VND)
18,530

Ngun: www.pthholding,com
3

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Mục Lục

Ni dung Trang
Phần 1: Tổng quan 4
I. Sơ lược về công ty 4
II. Yếu tố chính trị-kinh tế-xã hội-kỹ thuật và tác động của chúng đến ngành khai thác, chế
biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản Việt Nam 5
III. Triển vọng ngành thủy sản – tầm nhìn 2015 11
IV. Phân tích SWOT 16
V. Phân tích mô hình 5 lực lượng của Michael Porter 21
Phần 2: Phân tích tài chính 27
A_Dữ liệu lịch sử 27
I. Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản 27
II. Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính 31
III. Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản 36
IV. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận 42
B_So sánh với các đại diện ưu tú của ngành 49
I. Vài nét về Hùng Vương và Minh Phú 49
II. So sánh các chỉ tiêu của Vĩnh Hoàn, Hùng Vương và Minh Phú 50
1. Nhóm chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản 50
2. Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính 53
3. Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản 58
4. Nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận 62
Phần 3: Dự báo và định giá 66
I. Phương pháp 1: P/E 66
II. Phương pháp 2: chiết khấu cổ tức 67
III. Khuyến nghị nhà đầu tư 70
Tài liệu tham khảo 71
4

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
PHẦN 1: TỔNG QUAN


I. SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY
Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn (HOSE : VHC), tiền thân là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 5103000069 ngày 17 tháng 4 năm 2007, thay đổi
lần 1 ngày 11 tháng 2 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp.

Hoạt động chính của công ty bao gồm :
- Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản.
- Mua bán thủy hải sản.
- Mua bán máy móc thiết bị, hóa chất, nông sản thực phẩm, súc sản, nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản; chế biến thức ăn thủy sản.
- Sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, thuốc thú y thủy sản. Các dịch
vụ thú y thủy sản (tư vấn sử dụng thuốc, thức ăn và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản).
- Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
- Sản xuất bao bì giấy, in các loại.
- Xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất và mua bán thức ăn thủy sản.
- Mua bán thủy hải sản.
- Sản xuất bao bì giấy.
- Thực hiện các dịch vụ thủy hải sản.

Những thành tựu của công ty :
- Tháng 2/2009 : nhận chứng chỉ AQUAGAP về nuôi trồng của tổ chức IMO – Thụy Sĩ.
- Tháng 3/2009 : nhận bằng khen của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn của cuộc
thi “the Seafood Prix d’Elite” tại Hội chợ Thủy sản Châu Âu năm 2009 (Brussels, Bỉ).
- Tháng 4/2009 : là công ty Việt Nam và công ty Châu Á lần đầu tiên và duy nhất vinh
hạnh nhận giải thưởng DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE cho sản phẩm SEAFOOD
HARMONY tại the Seafood Prix d’Elite (Hội Chợ Thủy Sản Châu Âu năm 2009).
- Tháng 4/2009 : nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008.
5


Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
- Ngày 10/7/2009 : phòng kiểm nghiệm của công ty đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005
- Tháng 8/2009 : nhận Giải Thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009.
- Ngày 28/8/2009 : đạt mức thuế chống phá giá bằng 0% vào thị trường Mỹ theo kết quả sơ
bộ điều tra hành chính năm thứ 5 của Bộ Thương Mại Mỹ.
- Tháng 11/2009 : Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc, đạt giải
thưởng DINH DƯỠNG và SỨC KHỎE tại Hội Chợ Thủy Sản Châu Âu năm 2009, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và Bảo Vệ Tổ Quốc.
- Tháng 12/2009 : đạt Danh hiệu Chất Lượng Vàng Thủy Sản Việt Nam 2009 do Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tổ chức
- Cuối tháng 4/2010: Đưa xí nghiệp chế biến thủy sản số 01 vào hoạt động, nhằm đáp ứng
nhu cầu tăng cường nguyên liệu xuất khẩu của công ty.
Hiện tại, VHC là công ty có quy mô khá lớn, đứng thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra, cá basa và đứng thứ 3 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt
Nam.
Kể từ khi niêm yết vào năm 2007, VHC đã không ngừng cải thiện,nâng cao chất lượng sản phẩm
và phát triển dây chuyền sản xuất cũng như bộ máy quản lý. Kim ngạch xuất khẩu của công ty
tăng trưởng ổn định. Năm 2009 đạt mức tăng trưởng 26% về lư ợng và 15% về giá trị bất chấp
khủng hoảng kinh tế và các biến động của thị trường.

II. YẾU TỐ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ- XÃ HỘI – KĨ THUẬT VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA
CHÚNG ĐẾN NGÀNH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẢU THỦY HẢI
SẢN VIỆT NAM

1. Nhân tố chính trị:
Tình hình trong c:
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kích thích sự phát
triển của ngành thủy sản trong nước, đồng thời cũng đặt ra cho ngành những thách thức lớn trong
việc hội nhập vào thị trường thế giới. Vì thế trong những năm vừa qua, lãnh đạo các cấp đã tổ

chức nhiều Hội nghị nhằm định hướng phát triển cho ngành thủy sản trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu trong trung và dài hạn. Trong đó có thể kể đến “Hội nghị về năng lực ngành thủy sản
và tác động của WTO” bàn về vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản và kết hợp người nuôi với
doanh nghiệp nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã
6

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
phê duyệt đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
với vốn đầu tư 1.340 tỷ đồng. Văn Phòng Chính Phủ cũng đã đồng ý đưa sản phẩm cá tra vào
nhóm sản phẩm chiến lược của quốc gia để có các chính sách ưu đãi phát triển bền vững và xây
dựng thương hiệu trên trường quốc tế.
Tuy nhiên từ ngày 01/9/2010, các doanh nghiệp thủy sản nhập khẩu nguyên liệu để tái
xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn bước đầu khi thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc kiểm tra VSATTP đối với hàng hóa có nguồn
gốc động vật nhập khẩu có hiệu lực thi hành. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với khó khăn từ
nguồn cung bị thiếu hụt và áp lực tăng giá từ nhà cung cấp nguyên vật liệu ở nư ớc ngoài.

c nhp khu thy sn:
Tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang thị trường Nga đang có dấu hiệu trục trặc, do
một số cơ quan truyền thông nước này đưa ra những thông tin gây bất lợi đối với sản phẩm cá
tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, ban điều hành xuất khẩu thủy sản vào Nga cũng
cho biết, khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, ba sa vào thị trường này là Nga đang
siết chặt thủy sản nhập khẩu cùng với mùa vụ đánh bắt cá hồi sẽ bắt đầu từ tháng 9/2010, điều
này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến mặt hàng cá xuất khẩu vào thị trường này. Cá tra cũng bị các
phương tiện truyền thông ở các nước Tây Ban Nha, Ý, Trung Đông đưa tin không trung thực
nhằm bảo hộ ngành thủy sản nội địa, làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ tại các thị trường
này.
Bên cạnh đó, từ năm 2010 trở đi, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008, theo đó các lô
hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về
nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường

này do đặc điểm đánh bắt cá ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động
nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ.
Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả tự khai thác và nhập khẩu
nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Phần lớn tầu đánh cá cũng như doanh nghiệp chế biến chưa nắm
được các thủ tục, hồ sơ nhằm đáp ứng các quy định nói trên. Như vậy, nguy cơ mất thị phần
quan trọng này là rất lớn.
Gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ có ý đồ đưa cá tra và cá basa của Việt Nam vào nhóm
hàng "catfish" để lo ại cá này phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chất lượng của Mỹ,
từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận tải và bảo quản. Ngoài ra, chính sách chống bán phá giá của
7

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Mỹ vẫn còn nhằm vào các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường nước này.
Theo đó, nếu bị kết luận bán phá giá cá tra, cá basa vào Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị
đánh thuế từ 36%-68%.

2. Nhân tố kinh tế - xã hội
Năm 2009, ngành thủy sản Việt Nam trải qua một năm đặc biệt khó khăn. Khủng hoảng
kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường, nguồn nguyên liệu trong nước lại thiếu hụt
với chi phí tăng cao, cùng các rào cản về kỹ thuật và thuế quan ở các nước nhập khẩu. Năm
2009, Việt Nam xuất khẩu 607,7 nghìn tấn cá tra, basa sang 133 thị trường trên thế giới, đạt kim
ngạch 1,34 tỷ USD, giảm 7,6% về giá trị so với năm 2008. Số liệu này cho thấy cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, chế biến và xuất
khẩu cá tra, basa Việt Nam. Sau giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009,
kinh tế thế giới 2010 đang được kỳ vọng là sẽ đạt mức tăng trưởng dương, mặc dù không cao so
với những năm trước. Cụ thể, năm 2010, IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu bắt đầu bước vào giai
đoạn đầu của quá trình hồi phục sau cuộc biến động. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cho rằng
kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009. Bên
cạnh đó, những chính sách hỗ trợ để chống lại sự suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục được thực hiện
trong năm 2010, mặc dù ở mức độ vừa phải.

Tính chung kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 đạt 44,5 tỷ USD, tăng 19,7% so
với cùng kỳ năm 2009. Hoạt động xuất khẩu nông sản trong tám tháng đầu năm đã đạt nhiều kết
quả tốt, ngành nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy
sản tháng 8 ước đạt 1,75 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tám tháng đầu
năm lên mức 12,2 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2009, riêng giá trị xuất khẩu thủy sản
đạt 2.95 tỷ, tăng 12.9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu của các
mặt hàng nông, lâm, thủy sản và vật tư, nguyên liệu tám tháng đầu năm ở mức 8,5 tỷ USD, tăng
đến 28,9% so với cùng kỳ năm 2009. Điều này có thể gây áp lực làm tăng giá thành phẩm của
các mặt hàng sản xuất trong nước, trong đó phải kể đến mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Theo kế hoạch của Bộ NN và PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong
năm 2010 ước tăng khoảng 7,1% so với năm 2009, đạt khoảng 4,5 tỷ USD – mức ngang bằng
với năm 2008. Năm 2010, theo nhận định của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc), thị trường thuỷ sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức nhất là
khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Chi tiêu tiêu dùng suy giảm, xu
8

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
hướng tiết kiệm phổ biến sẽ thực sự là những trở ngại lớn cho quá trình hồi phục của thương mại
thuỷ sản toàn cầu. Đặc biệt, tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,
triển vọng kinh tế được nhiều chuyên gia dự báo chưa mấy sáng sủa khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô đạt được trong năm 2009 còn thiếu tính bền vững, đặc biệt là tình trạng giảm phát ở Nhật và
tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục tại Mỹ và EU sẽ là những nhân tố chính làm giảm nhu cầu tiêu
dùng và giảm giá.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn về rào cản thương mại, nhu cầu tiêu thụ từ các thị
trường sụt giảm, từ đầu năm đến nay Việt Nam vẫn xuất khẩu được trên 87 nghìn tấn tôm các
lo ại sang 78 thị trường trên thế giới, thu về 718 triệu USD, tăng 20,6% về khối lượng và 21,9%
về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do xuất khẩu tôm Việt Nam trong nửa đầu
năm nay gặp một số thuận lợi nhất định. Giá xuất khẩu trung bình tôm Việt Nam sang hầu hết
các thị trường đều tăng từ 5 đến 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt sự cố tràn dầu tại vịnh
Mexico trong tháng 4/2010 đã khiến nhiều ngư trường khai thác thủy hải sản tại khu vực này

phải đóng cửa. Bên cạnh đó là việc nhiều nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan mất mùa
khiến giá tôm xuất khẩu đang ở mức cao, tạo cơ hội cho nhiều nước trong đó có Việt Nam đẩy
mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ.
Thị trường châu Âu là một trong hai thị trường chính của ngành xuất khẩu thủy sản Việt
Nam. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khẳng định từ đầu năm đến nay, sản lượng và
kim ngạch hải sản xuất khẩu vào thị trường châu Âu tuy có giảm nhưng không đáng kể. Sau cuộc
khủng hoảng nợ của các nước châu Âu, đồng Euro bắt đầu suy yếu, chỉ trong vòng năm tháng,
đồng Euro đã mất giá khoảng 15% giá trị so với đồng USD. Điều này đã gây nên áp lực giảm giá
đối với mặt hàng thủy sản trên thị trường châu Âu. Giá cá tra nguyên liệu trong nước vì thế cũng
giảm mạnh từ 17.000 đồng/kg hồi quý 1 xuống còn dưới 16.000 đồng/kg. Dưới áp lực giảm giá
trên thị trường châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực tìm kiếm những thị trường
tiềm năng như Bulgaria, Romania, Czech…hay khu vực Trung Đông, Trung Quốc. Hiện EU vẫn
là khối thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thủy sản của nước ta, với giá trị trên 512 triệu USD.
Nhật Bản đứng thứ hai khi đạt 371,6 triệu USD, với mức tăng trưởng 34,4% về lư ợng và 22,39%
về giá trị so với bảy tháng đầu năm 2009
Tại thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu cũng như tiêu dùng tôm của người dân nước
này phụ thuộc rất lớn vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Do vậy, xuất khẩu tôm
Việt Nam vào thị trường này sẽ khó có thể tăng mạnh. Tuy nhiên theo số liệu của Hải quan về
xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2010 thì thủy sản là mặt hàng có kim
9

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
ngạch cao nhất đạt 459.04 triệu USD. Ngoài ra, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm số
một của Việt Nam luôn giức mức ổn định trong suốt những tháng qua. Xuất khẩu tôm sang Nhật
Bản tăng 21,7% về lư ợng và 21% về giá trị. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sức
tăng trưởng cho xuất khẩu tôm nửa đầu năm nay.
Đối với các nước trong khu vực, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa
dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của
một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippine nhằm củng cố và bành trướng thị phần
tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ là thách thức rất lớn cho

các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tại thị trường Mĩ, dự kiến tôm Việt Nam sẽ tiếp
tục phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của tôm từ Thái Lan, Mêhicô, Inđônêxia
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị trường xuất khẩu thủy sản
đang phục hồi và khả năng sẽ hoàn thành chỉ tiêu 4,5 tỷ USD trong năm 2010. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp đang đối mặt với việc lãi suất ngân hàng năm nay tăng cao, bình quân từ 12% -
16%/năm, cộng với giá điện, cước vận chuyển, bao bì, nhân công… đều tăng; trong khi giá xuất
khẩu chưa cải thiện được nhiều. Vì vậy lợi nhuận sẽ không đạt như kế hoạch, thậm chí có doanh
nghiệp đặt chỉ tiêu hòa vốn - ổn định thị trường và duy trì đối tác để chờ năm sau. Mặt khác, việc
Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) bình quân liên ngân hàng từ
mức 18.544 đồng lên mức 18.932 đồng/USD (tăng gần 2,1%) sẽ rất có lợi cho các DN xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam, bởi thông thường có tới 90% các hợp đồng xuất khẩu của các DN thủy sản
được thanh toán bằng đôla Mỹ. Bộ Công Thương dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm
2010 sẽ đạt khoảng 4,7 tỷ USD, nếu nhân với 500-600 đồng/USD chênh lệch tỷ giá thì số tiền
các DN xuất khẩu thủy sản nhận được sẽ tăng lên đáng kể.
Trước những diễn biến khả quan của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang kỳ vọng kinh tế
thế giới phục hồi kéo theo sự tăng cường của nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nói chung và thủy hải
sản nói riêng. Đây sẽ là những tín hiệu khả quan hấp dẫn những doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu thủy hải sản, mở rộng cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
Về yếu tố xã hội, theo báo cáo của CBI (Centre for the Promotion of Imports from
developing countries), nhu cầu tiêu dùng thủy hải sản của các nước thuộc EU cao nhất đối với
người trong độ tuổi từ 50 trở lên. Trong đó, Châu Âu là lục địa có số dân già, chiếm khoảng hơn
30% dân số với số người có độ tuổi từ 50 trở lên. Đây chính là yếu tố quan trọng đối với xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo của CBI về
thủy sản, tới 40% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm từ 5-10%, 25% sẵn sàng trả trên 10% cho
10

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
các sản phẩm thủy sản có chất lượng. Đây chính là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường lớn này.


3. Nhân tố tự nhiên
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển
rộng hơn 1 triệu km
2
. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ
thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiệntự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có
nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Xuất khẩu thủy sản trở thành
một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có
khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy
sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam
không ngừng tăng trong những năm qua.
Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trở
ngại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Do nhiệt độ trung bình tăng, dẫn đến nhiệt độ ao hồ
vượt quá nhiệt độ sống của tôm cá, đi kèm với đó là lượng ô xi trong nước giảm và các dịch bệnh
ngày càng phát triển.
Mặt khác, người nuôi trồng tôm cá còn đối mặt với mối lo từ những cơn lũ lớn khi mùa
mưa tới. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi
ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xãy ra còn làm cho độ mặn các
vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đề bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.

4. Nhân tố kỹ thuật
Trở thành thành viên chính thức của WTO đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc phát triển và ứng dụng các yếu tố công nghệ nhằm đảm bảo những yêu cầu về
rào cản kĩ thuật khi xuất khẩu. Những yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có
thể dễ dàng hơn khi xuất khẩu sản phẩm có thể kể đến bộ luật Farm Bills của Mĩ với các yêu cầu
về loại cá da trơn của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế GLOBALGAP, chứng nhận xuất xứ thủy hải
sản IUU…
Áp dụng tiêu chuẩn Global GAP là điều thực sự cần thiết đối với các vùng nuôi thủy hải
sản. Global GAP là tiêu chuẩn của châu Âu được áp dụng một cách tự nguyện chứng nhận cho

các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP là thiết lập một chuẩn mực
11

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Khi có giấy chứng nhận Global
GAP, giá trị thương hiệu cũng như niềm tin của khách hàng vào sản phẩm gia tăng lên rất nhiều.
Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi trồng tại Việt Nam hiện nay, áp dụng tiêu chuẩn Global GAP là
điều không dễ dàng gì. Đến thời điểm này, VN chỉ mới có một vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá
tra đạt tiêu chuẩn Global GAP.
Thêm vào đó, thị trường châu Âu còn có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ
sinh thực phẩm, khách hàng châu Âu không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh
doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm; mặc dù vậy các
doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này. Bên cạnh đó
một số thị trường khác như Nga và Mỹ cũng ngày càng khắt khe hơn, từ 1/10/2010, tất cả các
mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga phải áp dụng theo Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu
chuẩn SanPin 2.3.2.2603-10. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới
có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây.
Tiềm năng phát triển sản xuất, chế biến thủy sản của Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên,
ngành thủy sản đang phải đối mặt với không ít áp lực, rào cản thương mại kỹ thuật của các nhà
nhập khẩu dựng lên ngày càng dày đặt, áp lực trước những vụ kiện chống bán phá giá đã gây
nhiều bất lợi cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư trực tiếp cơ sở kinh doanh ở
nước ngoài để cung ứng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

III.TRIỂN VỌNG NGÀNH THỦY SẢN – TẦM NHÌN 2015:
1. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:
Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản
phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183
triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc
độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó. Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm
137 triệu tấn. Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong

giai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Đến năm 2010,
trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với
16,1 kg năm 1999/2000. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg
vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm
nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người.
12

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn),
có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các
nước đang phát triển sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng
dự kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu
người bình quân mỗi năm giảm 0,2%.
Nhu cầu bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ chỉ tăng khoảng 1,1%/năm trong giai đoạn
từ 2000 đến 2010 và 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Trong khi đó nhu cầu bột cá ở các
nước phát triển sẽ tăng 1,6% mỗi năm, ở các nước đang phát triển sẽ tăng 2,6%/năm cho tới năm
2010 và 1,4%/năm sau thời gian này. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá
và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.
Tiêu thụ thuỷ sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia
tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ
tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu
người đã ở mức cao.
Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản theo nhóm nước phát triển và
đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó,
khu vực Đông Bắc Á, ngoại trừ Nhật Bản, sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng
30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu Á khác; các nước Tây Âu,
Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản thấp nhất.
Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thuỷ sản và do nhiều nguyên nhân
khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản tại gia đình bên cạnh hệ thống
dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ

tăng lên trong tổng tiêu thụ thuỷ sản của một khu vực thị trường.

2.Thị hiếu tiêu thụ:
Về thị hiếu, tiêu thụ thuỷ sản thế giới sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thuỷ sản
tươi, sống, đặc biệt là các loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi Tỷ trọng dầu
cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do
nguy cơ bị nhiễm chất hoá học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm chế
biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc như thực phẩm chế
biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế
giới.
13

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

3. Triển vọng sản lƣợng:
Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn năm
lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân
2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn 2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản
lượng thuỷ sản nuôi. Trong 43 triệu tấn sản lượng dự kiến sẽ tăng từ năm 1999/2000 đến 2015,
ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷ sản nuôi. Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5%
trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 1999/2000. Sản
lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệ trong giai đoạn dự kiến.
Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% một năm trong giai
đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa
qua. Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1% một năm. Do vậy, phần lớn
mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi, với sản lượng dự kiến tăng 4,1% một năm. Sản
lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo.
Tỉ lệ các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8% trong năm
1999/2000 xuống 24,5% vào năm 2015. Tương tự, tỉ lệ các loại cá tầng đáy sẽ giảm từ 16,2%
xuống 12,7%. Trái lại, tỉ lệ cá nước nước ngọt và cá nước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm

1999/2000 lên 29,3% vào năm 2015, và phần của các loài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ
tăng từ 20,5% lên 25,6%.
So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao
hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thuỷ sản thiếu hụt sẽ là 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và
10,9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa
một bên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thuỷ sản khác
nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác.

4. Triển vọng thƣơng mại thuỷ sản thế giới:
Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38%
sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm
2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản
lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường
nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục
đích tái xuất.
14

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thuỷ sản, chiếm
50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị, tương đương 25 tỉ USD. Các
nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu.
Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đang phát triển sẽ
đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệu tấn vào năm 2015, chủ yếu
là do nhu cầu nội địa gia tăng. Mỹ La tinh và Caribê sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thuỷ sản
lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷ sản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu
về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản vào năm 2010.
Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung
Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thuỷ sản vào năm 2015,
chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng. Nhập khẩu ròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ
5,1 triệu tấn năm 1999/2000 xuống 4,8 triệu tấn vào năm 2015. Trái với xu hướng này, Trung

Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng với giá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuấ
khẩu ròng cá vào năm 2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên.
Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản xuống
còn khoảng 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu
vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào
năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn
khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ
duy trì khối lượng thuỷ sản nhập khẩu như hiện nay.

5.Triển vọng giá:
So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấy nhu cầu sẽ vượt cung trong tương
lai. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vào năm 2010, và 10,9 triệu tấn
vào năm 2015.
Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng
giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự
gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ
là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá
thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các
loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp
thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên
15

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng
tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển, an
toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo, giá
các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015.
Giá các loại thuỷ sản tăng sẽ có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do
giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 165,2 triệu tấn vào năm 2010, thấp hơn 3,1
triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giá tương đối ổn định. Tương tự, tổng tiêu

thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn, tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn.
Mặt khác, nguồn cung cá cá loại trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3
triệu tấn và 7,1 triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến.

6. Triển vọng ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam:
Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 1998-2008 (trung
bình 18%/năm) và chỉ suy giảm trong năm 2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Với
việc kinh tế thế giới hồi phục lại trong năm 2010, ngành thủy sản sẽ có nhiều cơ hội để lấy lại đà
tăng trưởng của mình. Đây là ngành mang lại giá trị xuất khẩu cao, lại là ngành nông nghiệp nên
sẽ dành được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước.
Kế hoạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010 ở mức khá thận trọng là 4.5
tỷ USD. Việc phá giá đồng VND vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 sẽ là yếu tố tích cực đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có thủy sản. Tuy nhiên những rủi ro của ngành vẫn còn
đó, nhưng dưới những hình thức khác. Bên cạnh những khó khăn kéo dài về thiếu nguyên liệu và
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, rào cản đáng chú ý trong năm 2010 là việc EU thực
hiện quy định về truy xuất nguồn gốc (IUU) từ 1/1/2010, nhưng việc này sẽ tạo lợi thế cho ngành
nuôi trồng (đa số các công ty thủy sản đang niêm yết trên sàn dựa vào nguồn nguyên liệu nuôi
trồng) so với ngành đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, khả năng Mỹ sẽ phân loại cá tra vào chủng
loại catfish vẫn là một rủi ro tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Với một vài doanh
nghiệp lớn và rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ trong ngành, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
sẽ là một giải pháp tốt để giải quyết sự manh mún trong ngành cũng như tạo ra một môi trường
cạnh tranh lành mạnh hơn. Ngoài ra thì điều này cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có sức
mạnh thị trường tốt hơn và kiểm soát được nguồn nguyên liệu, cũng như tận dụng được lợi thế
kinh tế từ quy mô.
16

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Đối với ngành cá tra, cạnh tranh vẫn tiếp tục quyết liệt, không hẳn là giữa các doanh
nghiệp lớn, mà chủ yếu là từ các nhà máy nhỏ lẻ sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp để có thể
bán với giá rất thấp. Mặc dù các hành động cạnh tranh thiếu lành mạnh này khó có thể kéo dài,

nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới và sẽ là rào cản
chính cho việc mở rộng thị trường cũng như tăng giá xuất khẩu. Hiện tại năng lực chế biến cá tra
tại Việt Nam khá cao, và khó có khả năng tăng trưởng trong năm nay. Thay vào đó thì các doanh
nghiệp sẽ cố gắng khép kín chu trình sản xuất chế biến, ví dụ bằng cách xây dựng thêm các nhà
máy chế biến phụ phẩm. Về thị trường xuất khẩu, thị trường Nga có khả năng tăng trưởng tốt do
xuất khẩu vào thị trường này đóng cửa trong nửa đầu năm 2009, trong khi thị trường Mỹ vẫn
tiềm ẩn rủi ro từ khả năng xếp cá tra vào chủng loại catfish. Các thị trường mới của năm 2010 có
thể là Nam Mỹ (ví dụ Brazil, Ecuador) và thị trường Nhật Bản vẫn còn bỏ ngỏ.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cạnh tranh sẽ ở mức thấp hơn khi mà CTCP
thủy hải sản Minh Phú (MPC) vẫn tiếp tục dẫn đầu với khoảng cách khá xa so với các doanh
nghiệp còn lại. Vấn đề thiếu nguyên liệu vẫn là rủi ro chính của ngành. Không giống như ngành
cá tra, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở mức thấp
(khoảng 10%, trong khi các doanh nghiệp cá tra lớn như HVG, VHC ở mức 40-50%). Vấn đề thị
trường không phải là quá khó khăn, khi đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lớn đều có mức thuế
bán chống phá giá xấp xỉ 0%, do đó việc nộp đơn kiện của Việt Nam lên WTO sẽ không có ảnh
hưởng nhiều tới các doanh nghiệp này trong ngắn hạn. Tôm sú tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu
chính, còn tỷ trọng của tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng. Đột biến sẽ khó xảy ra, nhưng do ngành
tôm của Việt Nam có vị thế khá bền vững, chúng tôi cho rằng vẫn sẽ có tăng trưởng dương.

IV.PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Chng sn phm ni tri so vi th cnh tranh
- Chng phc v khách hàng và qun lý quan h vi c
t
- u danh ting, có v th và uy tín
-  nh phát trin tích hp chui giá tr và tim
 nhng d án mi
- ng bn vng và nh
- i nuôi con ging

-      t
ca các nhà máy ch bin do
thiu ht nguyên liu vào
- Công sut hin ti ca công
ty khá nh

17

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Cơ hội
Thách thức
-  án ca Chính ph vn sn xu

2020.
- t mc thu chng phá giá 0% vào th ng M theo kt
qu u tra hành chính ln th 5 ca B i M.
- ng  th ng M do thm ha tràn du
- T i cho xut khu
-   chính sách bo
h, rào cn k thut
- Ri ro do bing t giá

1. Điểm mạnh:
1.1.Chất lƣợng sản phẩm nổi trội so với đối thủ cạnh tranh
Chất lượng các sản phẩm của Vĩnh Hoàn hiện nay vượt xa hầu hết các đối thủ và giúp công ty
chiếm lĩnh phân khúc cao cấp của thị trường cá tra phi lê. Ngoài sản phẩm chính là cá tra phi-lê,
Vĩnh Hoàn còn cung cấp nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra.
Chính sách chất lượng nổi trội với những khoản chi lớn vào hệ thống quản lý chất lượng
giúp thu hút được nhiều khách hàng quan tâm, nhận được nhiều đơn đặt hàng, ngay cả trong bối
cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, qua đó gia tăng uy tín cho công ty và giúp thâm nhập vào hệ

thống siêu thị của các nước phát triển với giá cao.
Hiện nay Vĩnh Hoàn đạt được nhiều chứng chỉ uy tín về chất lượng thủy sản như Global
Gap, HACCP, ISO, AQUAGAP, Chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình
kiểm soát của Bộ Thương mại Mỹ …

1.2.Chng phc v khách hàng và qun lý quan h vi c t
Chất lượng phục vụ khách hàng tốt, tập trung vào tăng cường chất lượng sản phẩm, áp
dụng công nghệ trang trại xanh thân thiện với môi trường. Công ty chú trọng tới quan hệ với cổ
đông, đặc biệt là công tác báo cáo và duy trì quan hệ.

1.3.u danh ting, có v th và uy tín
Vĩnh Hoàn là một trong số 4 công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt được chứng chỉ
chất lượng vùng nuôi AQUAGAP di tổ chức IMO của Thụy Sĩ cấp, là doanh nghiệp thủy sản
duy nhất cho đến nay đạt Chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình kiểm soát
18

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
của Bộ Thương mại Mỹ - chương trình kiểm tra và đánh giá thủy hải sản nổi tiếng và lớn nhất
tại Mỹ, đồng thời là một trong năm doanh nghiệp nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP – tấm
giấy thông hành quan trọng khi thâm nhập vào các thị trường khó tính ở châu Âu.
Công ty đã xây dựng được hình ảnh, thương hiệu nhà cung cấp uy tín trong lòng khách
hàng bằng việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất và thực hiện đúng các
điều khoản trong hợp đồng.
Năm 2009, Vĩnh Hoàn đã vươn lên thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ hai Việt
Nam, qua đó gia tăng vị thế và uy tín với khách hàng. Vị thế này tạo điều kiện cho Vĩnh Hoàn
thâm nhập sâu hơn vào các thị trường cũ và mới, nhất là các thị trường khó tính, giúp công ty ở
vị trí thương lượng dễ hơn với khách hàng về giá. Do đó Vĩnh Hoàn được đánh giá là chịu tác
động ít nhất của tình trạng cạnh tranh phá giá hiện nay.
1.4. nh phát trin tích hp chui giá tr và ti nhng d án mi
Công ty chỉ tập trung duy nhất vào năng lực cốt lõi và đa dạng hóa về tích hợp theo chiều

dọc. Quy trình sản xuất là vòng tròn khép kín từ nuôi cá, khai thác cá, chế biến và các phụ phẩm
cho phép kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng suầt và cải thiện hiệu
quả lợi nhuận trong bối cảnh nguồn nguyên liệu thuỷ sản khan hiếm và giá nguyên liệu tăng cao.
Vĩnh Hoàn đang phát triển dự án Collagen – sản phẩm từ phụ phẩm da cá- và nuôi trồng,
xuất khẩu cá Chẽm, dự kiến sẽ tăng lợi nhuận lên 40 tỷ đồng/năm. Vĩnh Hoàn cũng đang phát
triển sản phẩm mới là cá chẽm phi lê xuất khẩu có lợi nhuận cao hơn so với cá tra thông thường.

1.5.ng bn vng và nh
Năm 2008, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp chế biến cá tra lớn thứ ba Việt Nam. Từ năm
2009, Vĩnh Hoàn đã vượt lên vị trí thứ 2, đồng thời hiện đang là doanh nghiệp xuất khẩu đứng
thứ 3 cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2010, Vĩnh
Hoàn đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tổng số hơn 200 doanh nghiệp cá tra của Việt Nam,
chiếm lĩnh 40% thị trường Mỹ. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng trung
bình ấn tượng 20% chứng tỏ sự phát triển mạnh và ồn định của doanh nghiệp.

19

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
2. Điểm yếu:
2.1. Chƣa có tri nuôi con ging
Mặc dù kiểm soát tốt việc truy xuất nguồn gốc của con giống, song việc chưa có các trại
nuôi con giống riêng làm gia tăng chi phí sản xuất, đồng thời không tối đa hóa được chất lượng
của sản phẩm.

2.2.t ca các nhà máy ch bin do thiu ht nguyên liu vào
Hiện nay Vĩnh Hoàn có 6 vùng nuôi trồng là Tân Hòa, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông,
Cồn Tân Thạnh, Mỹ Xương, Bình Thạnh với tổng diện tích là 140ha, phân bố tại các tỉnh Đồng
Tháp và An Giang. Tuy nhiên, các vùng nuôi trồng này mới chỉ cung cấp 45.000 tấn cá nguyên
liệu/năm, đáp ứng 33% nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy khi chạy tối đa công suất. Phần
nguyên liệu còn lại Vĩnh Hoàn phải thực hiện mua từ các nguồn bên ngoài. Điều này gây khó

khăn trong việc kiểm soát chi phí đầu vào do giá cả thị trường biến động hoặc thiếu hụt nguyên
liệu do những vấn đề khác như : mất mùa, dịch bệnh, nông dân quay lưng với nghề nuôi trồng
thủy sản…
Vĩnh Hoàn cũng ý thức được các mặt hạn chế của mình và trong dài hạn, công ty đã lên
kế hoạch đầu tư trại cá giống rộng 20ha và mở rộng vùng nuôi trồng thêm 50-70ha.

2.3.Công sut hin ti ca công ty khá nh
So với các đối thủ cạnh tranh chính trong ngành là ANV (CTCP Nam Việt) và AGF(
CTCP thủy sản An Giang), công suất của công ty khá nhỏ. Do đó về lâu dài, công ty sẽ không có
được lợi thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Cơ hội:
3.1. án ca Chính ph vn sn xu
2020.
Đề án đưa ra mục tiêu Phát triển nuôi chế biến tiêu thụ cá tra thành ngành kinh tế quan
trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thân thiện với môi
trường. Sản phẩm cá tra phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Với tư cách một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
20

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
khẩu cá tra, Vĩnh Hoàn chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ trực tiếp lẫn gián tiếp từ phía Chính
phủ.

3.2.t mc thu chng phá gia 0% vào th ng M theo kt qu u tra hành chính ln
th 5 ca B i M.
Sau nhiều đợt kiểm tra, Bộ thương mại Mỹ đã khẳng định 4 doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam gồm QVD, Vĩnh Hoàn, Samefico, Cadovimex II không bán phá giá cá tra tại thị trường
Mỹ. Cũng trong kết luật này, Vĩnh Hoàn được hoàn trả tiền thuế phá giá đã đóng trước đó
(khoảng 1.6-1.7 triệu USD).


3.3.ng  th ng M do thm ha tràn du
Thảm họa tràn dầu tại vịnh Mexico hồi cuối tháng 4-2010 khiến thị trường Mỹ thiếu hụt
một lượng cung lớn thủy sản khai thác từ vùng biển này và thủy sản nhập khẩu sẽ là nguồn thay
thế. Đây là cơ hội cho Vĩnh Hoàn hiện đang đứng đầu trong thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ
nâng sản lượng.

3.4.T i cho xut khu
Nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường nhập khẩu, qua đó kiềm chế nhập siêu,
ngày 17/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa
đồng Việt Nam với USD, áp dụng cho ngày 18/8, từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932
đồng/USD, qua đó đẩy tỷ giá VND/USD trên thị trường lên ngưỡng 19.500VND/USD. Đây
được coi là cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, và Vĩnh Hoàn nói riêng.

4. Thách thức:
4.1. Khó  chính sách bo h, rào cn k thut
Nga, thị trường lớn của xuất khẩu cá tra, cá basa nói chung và Vĩnh Hoàn nói riêng, đang
ngày càng có những quy định khắt khe hơn về chất lượng thủy sản nhập khẩu vào nước này.
Chẳng hạn như từ 1/10/2010, tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga phải áp
dụng theo Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn SanPin 2.3.2.2603-10. Trong đó, có một số
điều khoản bổ sung như khi chế biến cá philê có sử dụng các phụ gia thực phẩm thì tỷ lệ độ ẩm
trong philê sau khi tan lớp mạ băng không được vượt quá 86% khối lượng của cá philê.
21

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Mỹ: Năm 2008, quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Farm Bill với những tiêu chuẩn nuôi
trồng khắt khe cho cá tra, cá basa bán vào Mỹ, giống như điều kiện nuôi cá tại Mỹ trong trường
hợp hai loại cá này xếp vào loài cá da trơn (catfish), ví dụ như phải nuôi ở ao nông, có nước
giếng khoan… khác hẳn môi trường nuôi thả tự nhiên trên sông Mê Kông hiện tại của nông dân
Việt Nam.

Vấp phải các chính sách bảo bộ ngành thủy sản trong nước của các nước như Tây Ban
Nha, Italy, Nga, các nước Trung Đông,

4.2. áp thu chng bán phá giá  th ng M n mt
Mặc dù hiện nay VHC đang được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% nhưng thực tế
Bộ Thương mại Mỹ vấn duy trì chế độ kiểm tra định kì với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam. Nếu việc chống bán phá giá của Bộ thương mại Mỹ xuất phát từ mục đích bảo hộ thương
mại thì việc VHC tăng cường xuất khẩu sang Mỹ sẽ càng làm tăng nguy cơ VHC một lần nữa
chịu mức thuế chống bán phá giá tại thị trường này.

4.3. Sc mua st gim do khng hong kinh t
Nhu cầu thuỷ sản toàn cầu (nhất là nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị cao) giảm do suy
thoái kinh tế. Khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra ở châu Âu, khủng hoảng kép tại Mỹ, các thị
trường quan trọng của Vĩnh Hoàn làm sức mua của các thị trường này sụt giảm.
4.4.Ri ro do bing t giá
Biến động tăng tỷ giá VND/USD có thể là cơ hội cho xuất khẩu, nhưng cũng đồng thời là rủi ro
do Vĩnh Hoàn hiện có một số đáng kể khoản vay bằng USD và EURO. Nếu không cẩn thận,
Vĩnh Hoàn có thể phải ghi nhận những khoản lỗ do biến động tỷ giá.

V.PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 LỰC LƢỢNG CỦA PORTERS
1. Sức mạnh của nhà cung cấp : Trung bình
Hiện nay nguồn nguyên liệu cá tra, basa được cung cấp cho nhà máy của công ty theo các
hình thức sau:
- Từ trại nuôi của công ty.
- Đầu tư, hợp tác nuôi theo chương trình, bao tiêu và phân chia lợi nhuận với một số người
nuôi.
- Ký hợp đồng mua cá từ người nuôi.
22

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9

Trong đó, nguồn cung chủ yếu chính là từ những trại nuôi cá do công ty đầu tư với sản
lư ợng chiếm khoảng 70% nhu cầu sản xuất, phần còn lại từ nguồn cung bên ngoài chiếm khoảng
30%. Điều này cho phép VHC duy trì một nguồn cung ổn định đủ đáp ứng cho quá trình sản xuất
của mình, ít chịu sự biến động về giá cả và sự cạnh tranh của các công ty đối thủ trên thị trường
nguyên liệu. Đồng thời, với những trại nuôi cá được đầu tư hiện đại và quy mô, chất lượng
nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng được bảo đảm thông qua dây chuyền nuôi trồng,
khai thác, vận chuyển được kiểm soát chặt chẽ, nhẳm đáp ứng những yêu cầu cao của các thị
trường khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nga, Úc,…
Tri nuôi:
VHC hiện nắm giữ 69.8% sở hữu Công ty Cổ phần thức ăn thuỷ sản Vĩnh Hoàn 1 có
công suất 70.000 tấn/năm. Trong 2009, VHC đã đầu tư nâng công suất nhà máy này lên gấp đôi
và đưa vào hoạt động từ tháng 1/2010, có khả năng cung cấp khoảng 50% nhu cầu nguyên liệu
cho VHC.
Ngoài ra VHC còn có 6 vùng nuôi là Tân Hoà, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Cồn Tân
Thạnh, Mỹ Xương, Bình Thạnh với tổng diện tích là 140ha, phân bố tại Đồng Tháp và An
Giang, có khả năng cung cấp 45.000 tấn cá nguyên liệu/ năm, tương đương 20% nhu cầu nguyên
liệu. Trong đó, Tân Hoà, Cồn Tân Thạnh, Tân Thuận Tây, Mỹ Xương đuợc cấp chứng nhận đạt
tiêu chuẩn Aqua Gap của Thụy Sỹ.
Ngun bên ngoài:
Do các nhà máy không thể tự tạo 100% nguồn nguyên liệu nên phải liên kết với những
người nuôi có diện tích và vốn lớn. Việc liên kết trên nhằm chia sẻ rủi ro và giảm bớt phần vốn
DN phải bỏ ra, tạo được chuỗi liên kết giữa các bên trong bối cảnh nguồn vốn vay ngân hàng lãi
suất vẫn cao và khó vay.
Tuy vậy, có một thực tế đang diễn ra cho ngành nói chung và cho VHC nói riêng là
nguồn cung nguyên liệu tuy thừa nhưng vẫn thiếu. Đó chính là do sự mất cân đối trong cơ cấu
nguồn cung: Thừa cá thịt đỏ, dư cá cỡ lớn trong khi cá thịt trắng, cỡ 800g/con lại khan hiếm.

2.Sức mạnh của khách hàng : Cao
Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường trọng yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng xuất khẩu của VHC.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị trường Mỹ chiếm 40% trong tổng doanh thu của VHC.

Vào tháng 8 năm 2009, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá 0% cho sản
phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu vào thị trường này. Do đó các công ty nhập khẩu sản phẩm của
23

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
VHC sẽ không phải đặt cọc bằng tiền mặt cho những chuyến hàng sau này. Doanh thu xuất khẩu
vào thị trường Hoa kỳ có xu hướng tiếp tục tăng, giúp công ty có thể đạt được kế hoạch kinh
doanh đề ra cho năm nay.
Bên cạnh đó, việc thành lập Vinh Hoan (USA) Incorporated tại bang California, Hoa Kỳ - công
ty con với 100% vốn của VHC cũng góp phần giúp đẩy mạnh việc thâm nhập và khai thác thị
trường lớn nhất thế giới này.

Bi 2: T l th ng xut kh

Ngung niên VHC 2009

Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu vào thị trường EU chỉ còn chiếm 33%, giảm mạnh
18% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tỷ trọng xuất khẩu của VHC thì có thể thấy
thị trường Châu Âu đang dần nổi lên và đã vượt mặt Hoa Kỳ (xem trên đồ thị). Điều này chứng
tỏ công ty đã và đang thực hiện thành công việc điều chỉnh lại cơ cấu thị trường, cân đối hơn tỷ
trọng giữa 2 thị trường Hoa Kỳ, đồng thời bắt đầu thâm nhập vào thị trường Nga (5%).

24

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
Bng 2: Doanh thu xut khu cá tra ca VHC
Ngung niên VHC 2009

Tuy nhiên, việc 2 thị trường khó tính là Mỹ và EU chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất
khẩu đã khiến cho VHC bị lệ thuộc mạnh vào chính sách nhập khẩu ở 2 thị trường này.


3.Cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác trong ngành : Cao
Thị trường xuất khẩu thủy hải sản nói chung và xuất khẩu cá tra, basa nói riêng của Việt
Nam đang phát triển nhanh chóng. Ngày càng nhiều những công ty ra đời và dần khẳng định vị
trí thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Những cái tên có
thể được xem là đối thủ cạnh tranh với VHC bao gồm:
Bng 3: Top doanh nghip xut kh9

Ngung niên VHC 2009
Công ty Cổ phần Hùng Vƣơng (HVG): là nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu, đồng thời
cũng là doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ hải sản đứng thứ 2 Việt Nam, với trên 40 khách hàng các
nước thường xuyên quan hệ mua bán mà thị trường lớn nhất là EU, Ukraina, Ai Cập, một số
25

Báo cáo phân tích công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhóm 9
nước Trung Đông, Úc, Nga, Mexico và các nước khác thuộc khu vực châu Mỹ… Năm 2009,
Hùng Vương là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa đứng đầu cả nước với giá trị
khoảng 122 triệu USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. HVG có lợi thế lớn là
có thể chủ động được nguồn nguyên liệu hơn so với VHC, thêm việc vừa mua lại thành công
CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF) vào tháng 3 năm 2010 đã cho phép HVG tận
dụng được những nhà máy chế biến có quy mô lớn của AGF nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV): từng giữ vị trí số 1 trong top 10 doanh nghiệp hàng
đầu về xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam trong 3 năm liền (2006, 2007, 2008), Nam Việt là 1
trong những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất Việt Nam , chiếm 7%
tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn. Thị trường xuất khẩu chính của ANV là EU (40%),
Uzbekistan và Ukraine (35%), do đó cũng là 1 đối thủ đáng gờm của VHC.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF): Trên thị trường trong
nước, sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2009,
là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử và nhiều kinh nghiệm trong ngành chế biến thuỷ hải sản
(AGF đã chính thức giao dịch ở Hose ngày 2-5-2002). Agifish không chỉ là một trong những

công ty Việt Nam đầu tiên đột phá xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ, mà còn nổi lên
như một cái tên thành công trong phát triển hệ thống bán hàng nội địa. Việc được HVG mua lại
cũng giúp cho AGF có được một lượng vốn dồi dào để đầu tư vào dây chuyền sản xuất vốn trước
giờ không thể hoạt động hết công suất.
Nói tóm lại, việc mua lại AGF của HVG đã hình thành nên một liên minh giữa 2 doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy hải sản. Cả 2 doanh nghiệp này đều được hưởng
những hệ quả tích cực từ thương vụ M&A này, đồng thời đã tạo ra cho VHC một đối thủ cạnh
tranh nặng ký trong giai đoạn sắp tới.

4. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế : Trung bình
So với các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô sản xuất như Công ty Cổ phần thủy
sản Mekong, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), AGF thì sản phẩm của
Vĩnh Hoàn khá đa dạng và phong phú. Tuy chỉ tập trung vào mặt hàng chủ lực là cá tra, basa
nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều sản phẩm khác như các món ăn được chế biến sẵn từ hải sản
như cá tra nhồi mousse khoai tây, cá tra cuộn nhồi sốt cà chua, fillet cá chẽm, v.v…
Hiện nay các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ăn các loại thịt
trắng như thịt cá sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), do đó xu hướng của
người tiêu dùng là chuyển sang dùng các món cá cho bữa ăn gia đình.

×