Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

thành phần sâu hại lạc, diễn biến một số loài sâu hại chính và đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá lạc đầu đen vụ xuân 2010 tại hoằng hoá, thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


HOÀNG ANH VĂN



THÀNH PHẦN SÂU HẠI LẠC, DIỄN BIẾN MỘT SỐ LOÀI SÂU
HẠI CHÍNH VÀ ðẶC ðIỂM SINH VẬT HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ
LẠC ðẦU ðEN (Archips asiaticus Walsingham) VỤ XUÂN 2010 TẠI
HOẰNG HOÁ - THANH HOÁ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH


HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là


trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Hoàng Anh Văn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành tốt luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ của Ban
lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hoá, các thầy cô, gia ñình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc ñến:
- Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa sau ñại học -
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ và có
những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực hiện ñề tài.
- Ban lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hoá ñã tận tình giúp ñỡ,
tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
- Cán bộ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, trạm Bảo vệ thực vật
huyện Hoằng Hoá - Thanh hoá ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho tôi ñược bố trí,
theo dõi thí nghiệm tại huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
Tôi xin ñặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh người ñã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
ñề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin ñược cảm ơn bạn bè ñồng nghiệp, những người thân trong
gia ñình, ñã giành nhiều tình cảm và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm ñó!
Tác giả luận văn



Hoàng Anh Văn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
1. ðẶT VẤN ðỀ 1

1.1

ðặt vấn ñề 1

1.2

Mục ñích, yêu cầu 2


1.2.1

Mục ñích 2

1.2.2

Yêu cầu 3

1.3 Ý nghĩa ñề tài 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1

Cơ sở khoa học của ñề tài 4

2.2

Những nghiên cứu trong và ngoài nước 4

2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của
chúng 5

2.2.2 Những nghiên cứu về tác hại do sâu hại lạc gây ra 14

2.2.3 Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại lạc 16

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1


ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 21

3.1.1

ðịa ñiểm nghiên cứu 21

3.1.2

Thời gian nghiên cứu 21

3.2

ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 21

3.2.1

ðối tượng nghiên cứu 21

3.2.2

Vật liệu nghiên cứu 21

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv


3.2.3

Dụng cụ nghiên cứu 21


3.3

Nội dung nghiên cứu 22

3.4

Phương pháp nghiên cứu 22

3.4.1

Phương pháp nghiên cứu ngoài ñồng ruộng 22

3.4.1.1 ðiều tra xác ñịnh thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của chúng 22

3.4.1.2 ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu hại chính 23

3.4.1.3 Xác ñịnh hiệu lực của thuốc BVTV trừ sâu trên ñồng ruộng 23

3.4.2

Phương pháp nghiên cứu trong phòng 24

3.4.2.1 Nuôi sinh học sâu cuốn lá ñầu ñen A. asiaticus 24

3.4.2.2 Xác ñịnh hiệu lực của thuốc trừ sâu cuốn lá ñầu ñen ở trong
phòng thí nghiệm 25

3.5


Phương pháp tính toán số liệu 26

3.6

Phương pháp bảo quản mẫu vật và phân loại 28

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1

Thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của chúng trên vụ lạc Xuân
2010 tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá 30

4.1.1 Thành phần sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá 30

4.1.2

Thành phần thiên ñịch của sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng
Hoá, Thanh Hoá 36

4.2

Diễn biến một số sâu hại chính trên lạc tại Hoằng Hoá, Thanh
Hoá vụ Xuân 2010 41

4.2.1 Diễn biến mật ñộ của loài sâu hại chính trên các giống lạc tại
Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 41

4.2.1.1 Diễn biến mật ñộ sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) trên các
giống lạc tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 42


4.2.1.2 Diễn biến mật ñộ sâu xanh (H. armigera) trên các giống lạc tại
Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010. 44

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v


4.2.1.3 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) trên các
giống lạc tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 46

4.2.2 Diễn biến mật ñộ sâu hại chính trên lạc trồng thuần và trồng xen
tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 48

4.2.2.1 Diễn biến mật ñộ sâu khoang (S. litura) trên lạc trồng thuần,
trồng xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 49

4.2.2.2 Diễn biến mật ñộ sâu xanh (H. armigera) trên lạc trồng thuần,
trồng xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 51

4.2.2.3 Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) trên lạc
trồng thuần, trồng xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân
2010 53

4.3. ðặc ñiểm hình thái, sinh học của loài sâu cuốn lá ñầu ñen
(A.asiaticus) 55

4.3.1. ðặc ñiểm hình thái các pha phát dục của sâu cuốn lá ñầu ñen (A.
asiaticus) 56


4.3.2. Tập tính hoạt ñộng của sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) 60

4.3.3. Vòng ñời của sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) 61

4.3.4. Thời gian sống của trưởng thành sâu cuốn lá ñầu ñen ở ñiều kiện
thức ăn thêm khác nhau. 62

4.3.5. Sức sinh sản của sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus). 63

4.4

Hiệu lực thuốc BVTV trừ sâu hại chính và ảnh hưởng của chúng
tới thiên ñịch trên vụ lạc Xuân 2010 Hoằng Hoá, Thanh Hoá 64

4.4.1

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñối với sâu khoang (S.
litura) ngoài ñồng ruộng 65

4.4.2

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñối với sâu xanh
(H.armigera) ngoài ñồng ruộng 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi


4.4.3


Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñối với sâu cuốn lá lạc ñầu
ñen (A. asiaticus) ngoài ñồng ruộng 67

4.4.4

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV ñối với sâu cuốn lá lạc ñầu
ñen (A.asiaticus) trong phòng thí nghiệm 69

4.4.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật ñối với bọ cánh cộc
P. fuscipes trên ñồng ruộng 71

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 73

5.1

Kết luận 73

5.2

ðề nghị 74





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nội dung
BVTV Bảo vệ thực vật
A. asiaticus Archips asiaticus Walsingham
H. armigera Hellicoverpa armigera Hübner
S. litura Spodoptera litura (Fabr.)
P. fuscipes Paederus fuscipes Curtis
FAO
Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc

Ha Hecta
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
Kg Kilogam
KHNN Khoa học nông nghiệp
KHKT Khoa học kỹ thuật
m
2
Mét vuông
% Phần trăm
NXB Nhà xuất bản
TCN Tiêu chuẩn ngành
TSXH Tần suất xuất hiện
STT Số thứ tự
WHO Tổ chức Y tế thế giới
CTV Cộng tác viên
WG Thuốc hạt phân tán trong nước
SC Thuốc huyền phù
EC Thuốc nhũ dầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii



DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

4.1. Thành phần sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá 32

4.2. Tỷ lệ các loài sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá, Thanh
Hoá 34

4.3. Thành phần thiên ñịch của sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng
Hoá, Thanh Hoá 38

4.4. Tỷ lệ các loài thiên ñịch của sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng
Hoá, Thanh Hoá 39

4.5. Diễn biến mật ñộ sâu khoang (S. litura) trên các giống lạc tại
Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 43

4.6. Diễn biến mật ñộ sâu xanh (H. armigera) trên các giống lạc tại
Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 45

4.7. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) trên các
giống lạc tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 47

4.8. Diễn biến mật ñộ sâu khoang (S. litura) trên lạc trồng thuần, trồng
xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 50

4.9. Diễn biến mật ñộ sâu xanh (H. armigera) trên lạc trồng thuần,
trồng xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 52


4.10. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) trên lạc
trồng thuần, trồng xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 54

4.11. Kích thước các pha phát dục của sâu cuốn lá ñầu ñen
(A.asiaticus) 56
4.12. Vòng ñời của sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) 61

4 13. Ảnh hưởng của thức ăn thêm ñến thời gian sống của trưởng
thành sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus). 62

4.14. Sức sinh sản của sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) ở một số ñiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix


kiện thức ăn thêm. 63

4.15. Hiệu lực của thuốc BVTV ñối với sâu khoang (S. litura) trên vụ
lạc Xuân 2010 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa 65

4.16. Hiệu lực của thuốc BVTV ñối với sâu xanh (H.armigera) trên
vụ lạc Xuân 2010 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa 66

4.17. Hiệu lực của thuốc BVTV ñối với sâu cuốn lá ñầu ñen
(A.asiaticus) trên vụ lạc Xuân 2010 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa 68

4.18. Hiệu lực của thuốc BVTV ñối với sâu cuốn lá ñầu ñen
(A.asiaticus) trong phòng thí nghiệm 69


4.19. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới mật ñộ của bọ cánh cộc
P.fuscipes trên vụ lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá 71


x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang

4.1. Tỷ lệ các họ, loài sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá, Thanh
Hoá 34

4.2 Một số hình ảnh sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá, Thanh Hoá 36

4.3. Tỷ lệ các họ, loài thiên ñịch của sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng
Hoá, Thanh Hoá 39

4.4. Một số hình ảnh thiên ñịch của sâu hại lạc vụ Xuân 2010 tại Hoằng
Hoá, Thanh Hoá 40

4.5. Diễn biến mật ñộ sâu khoang (S. litura) trên các giống lạc tại Hoằng
Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 44

4.6. Diễn biến mật ñộ sâu xanh (H. armigera) trên các giống lạc tại
Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 46

4.7. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu ñen (A.asiaticus) trên các giống lạc
tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 48

4.8. Diễn biến mật ñộ sâu khoang (S. litura) trên lạc trồng thuần, trồng
xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 51


4.9. Diễn biến mật ñộ sâu xanh (H. armigera) trên lạc trồng thuần, trồng
xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 53

4.10. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá ñầu ñen (A.asiaticus) trên lạc trồng
thuần, trồng xen tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa vụ Xuân 2010 55

4.11. Hình thái các pha phát triển của sâu cuốn lá ñầu ñen (A. asiaticus) 59

4.12. Hiệu lực 3 loại thuốc BVTV ñối với sâu khoang (S.litura) ngoài
ñồng ruộng 66

4.13. Hiệu lực 3 loại thuốc BVTV ñối với sâu xanh (H.armigera) ngoài
ñồng ruộng 67



xi
4.14. Hiệu lực 3 loại thuốc BVTV ñối với sâu cuốn lá ñầu ñen
(A.asiaticus) ngoài ñồng ruộng 68

4.15. Hiệu lực 3 loại thuốc BVTV ñối với sâu cuốn lá ñầu ñen
(A.asiaticus) trong phòng thí nghiệm 70

4.16. Mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes trước và sau khi phun thuốc BVTV 72


1
1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 ðặt vấn ñề

Cây lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị
kinh tế cao ñược dùng làm thực phẩm trong nước và xuất khẩu nước ngoài.
Lạc là nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ở nước ta
lạc ñã trở thành thực phẩm thông dụng từ xa xưa.
Ở Việt Nam, cây lạc ñược coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có
tác dụng rất ña dạng. Từ năm 1990 ñến nay diện tích gieo trồng, năng suất lạc
không ngừng tăng lên từ 201,4 nghìn ha năm 1990 tăng lên 249,2 nghìn ha
năm 2009 (tăng 23,73%). Theo tổng cục thống kê 2008 tổng sản lượng ñạt
530,2 nghìn tấn, thống kê sơ bộ năm 2009 là 525,1 nghìn tấn [34].
Thanh Hoá là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, có diện tích trồng lạc
lớn với 16.228 ha (trong ñó: vụ ðông 1.768 ha; vụ Xuân 12.562 ha; vụ Thu
1.898 ha) [29] ñứng ñầu trong diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm.
Năng suất lạc ñạt 17,6 tạ/ha vụ ðông, 16,8 tạ/ha vụ Xuân, sản lượng hàng
năm 28,8 nghìn tấn [34], theo kế hoạch năm 2010 sản lượng ñạt 36.600 tấn.
Có thể nói cây lạc ñã ñem lại nguồn thu lớn cho người dân Thanh Hoá.
Tuy nhiên qua thực tiễn sản xuất nhiều năm cho thấy nhiều yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ ñến sản xuất lạc ñó là sự biến ñộng thất thường của thời
tiết: nhiệt ñộ, ẩm ñộ cao, mưa nhiều tạo ñiều kiện thuận lợi cho các loài sâu,
bệnh phát triển, làm cho năng suất lạc không ổn ñịnh, ñôi khi còn thất thu.
Trước những tổn thất do dịch hại nói chung và sâu hại nói riêng gây ra, con
người luôn phải tìm ra nhiều biện pháp phòng trừ ñể ñảm bảo năng suất cây
trồng. Một trong những biện pháp ñược sử dụng rộng rãi ñem lại hiệu quả rõ
rệt là biện pháp hóa học, song bên cạnh mặt tích cực nó lại bộc lộ nhiều mặt
tiêu cực như thuốc làm ô nhiễm môi trường sống, phát sinh hiện tượng côn

2
trùng chống thuốc, kháng thuốc, làm một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ
yếu, ảnh hưởng ñến các loài thiên ñịch của sâu hại dẫn ñến mất cân bằng sinh
thái, ñặc biệt là ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người. Một trong những biện
pháp ñược xem là thích hợp nhất hiện nay mang lại hiệu quả cao, khắc phục

ñược nhược ñiểm của các biện pháp riêng lẻ và ñược nhiều người quan tâm là
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Trong quản lý tổng hợp thì biện
pháp ñấu tranh sinh học ñược ñánh giá là có vai trò quan trọng. Muốn thực
hiện ñược biện pháp này có hiệu quả trên cây trồng nói chung và cây lạc nói
riêng thì việc ñi sâu vào nghiên cứu xác ñịnh thành phần sâu hại, thiên ñịch
của sâu hại, tìm ra những loài sâu hại chính, những loài có vai trò quan trọng
trong việc kìm hãm sự phát triển của sâu hại chính cho từng vùng là rất cần
thiết. ðồng thời nắm ñược quy luật phát sinh, phát triển từng loài sâu hại,
thiên ñịch từ ñó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ thích hợp vừa ñem lại
hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ñược môi trường sinh thái. ðể góp phần thực hiện
nhiệm vụ cấp bách trên tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài
“Thành phần sâu hại lạc, diễn biến một số loài sâu hại chính và ñặc
ñiểm sinh vật học của sâu cuốn lá lạc ñầu ñen (Archips asiaticus
Walsingham) vụ Xuân 2010 tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá”
1.2 Mục ñích, yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Trên cở sở ñiều tra, xác ñịnh thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của
chúng, nắm ñược diễn biến số lượng sâu hại chínhra), các loài thiên ñịch
chính trên ñồng ruộng. Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học sâu cuốn
lá ñầu ñen A. asiaticus. ðể từ ñó ñề xuất một số biện pháp quản lý sâu hại lạc
thích hợp. có hiệu quả kinh tế cao, ít ảnh hưởng ñến thiên ñịch và môi trường
sinh thái.

3
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của chúng trên vụ lạc
Xuân 2010 tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ của loài sâu hại chính trên các giống lạc và
lac trồng xen, trồng thuần.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học sâu cuốn lá lạc ñầu ñen

A. asiaticus.
- Xác ñịnh hiệu lực thuốc BVTV ñối với loài sâu hại chính và ảnh
hưởng của chúng tới thiên ñịch chính trên ruộng lạc.
1.3 Ý nghĩa ñề tài
- Tìm hiểu thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của chúng trên vụ lạc
Xuân 2010 tại Hoằng Hoá - Thanh Hoá nhằm ñánh giá sự ña dạng của các
loài sâu hại, thiên ñịch trong hệ sinh thái.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ của loài sâu hại chính trên các giống lạc và
lạc trồng xen (ñậu tương, ngô), trồng thuần ñánh giá mức ñộ, khả năng phát
sinh gây hại của các ñối tượng sâu hại chính ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
- Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái của sâu cuốn lá lạc ñầu ñen
A. asiaticus giúp chúng ta nhận biết nhanh, chính xác khi quan sát ngoài thực
tế.
- Xác ñịnh hiệu lực thuốc BVTV ñối với loài sâu hại chính và ảnh
hưởng của chúng tới thiên ñịch chính trên ruộng lạc, từ ñó có cơ sở ñề xuất
biện pháp phòng trừ sâu hại lạc một cách hợp lý, ít ảnh hưởng ñến con người,
thiên ñịch và môi trường sinh thái

4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài
Lạc là một trong những cây trồng khá giàu dinh dưỡng từ thân, lá, quả
ñều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nên trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển bị nhiều loài sâu hại khác nhau phá hại, chúng gây hại ngay từ khi
trồng cho ñến khi thu hoạch, sâu phá hại tất cả các bộ phận của cây cả trên
mặt ñất và dưới mặt ñất. ðây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
giảm năng suất, phẩm chất và tăng chi phí ñầu tư cho sản xuất lạc. Tác hại
của sâu trên ñồng ruộng là dễ nhìn thấy. Thành phần sâu hại lạc, cũng như
mức ñộ phổ biến và tác hại của chúng ñã ñược một số tác giả ñề cập ñến.
Song tác hại của sâu hại phụ thuộc vào ñiều kiện sinh thái, mối quan hệ giữa

thiên ñịch và sâu hại, biện pháp canh tác và những ñặc tính sinh vật học của
từng loài thì chưa ñược nghiên cứu nhiều. Vì vậy cần xác ñịnh thành phần sâu
hại chính cho từng vùng, ñồng thời nắm ñược quy luật phát sinh, phát triển
của từng loài sâu hại ñể từ ñó có cơ sở xây dựng những biện pháp phòng trừ
thích hợp, vừa ñem lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ñược môi trường.
2.2 Những nghiên cứu trong và ngoài nước
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng, giá trị công nghiệp và cải tạo ñất mà
cây lạc ñược trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cứu cây
lạc không riêng chỉ giới hạn một nước, mà còn có sự kết hợp giữa các nước,
các vùng với nhau ñể không ngừng tăng năng suất, sản lượng và phẩm chất
lạc ñạt hiệu quả cao nhất. Trong ñó nghiên cứu về sâu hại lạc, thành phần
thiên ñịch của chúng và biện pháp phòng trừ là những vấn ñề lớn ñã và ñang
ñược nhiều tác giả trong nước, ngoài nước quan tâm, nghiên cứu.
Lạc ñược du nhập vào trồng ở nước ta từ lâu ñời và ñược trồng phổ
biến ở mọi miền ñất nước. Do lạc có giá trị kinh tế cao nên diện tích lạc ngày
càng ñược mở rộng, trình ñộ sản xuất thâm canh ngày càng ñược nâng cao.

5
Theo tác giả ðoàn Thị Thanh Nhàn và ctv (1996) [1] ñã chỉ ra rằng, trong
những năm chiến tranh (1955-1975) diện tích lạc cả nước cao nhất chỉ ñạt 86
nghìn ha, nhưng ngay sau khi thống nhất ñất nước, sản xuất lạc tăng nhanh và
trong những năm 80 diện tích lạc ñã vượt quá 200 nghìn ha với sản lượng trên
200 nghìn tấn, ñến năm 1994 ñã ñạt 246 ha và sản lượng ñạt trên 300 nghìn
tấn. Tuy nhiên năng suất lạc ở giai ñoạn này vẫn chưa cao mới chỉ ñạt 11,9
tạ/ha. Các vùng trồng lạc chính bao gồm vùng Trung du Bắc bộ (chiếm 10%),
vùng khu IV cũ (chiếm 15-20%), vùng Tây Nguyên và ðông Nam bộ (chiếm
30-35%) và là vùng trồng lạc lớn nhất nước ta.
Những nghiên cứu về cây lạc ñã ñược sự quan tâm của nhà nước và các
cơ quan khoa học nông nghiệp ñể nâng cao năng suất, sản lượng và phẩm chất
nhằm ñưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Những cơ quan nghiên cứu lớn như

Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền
Nam, Viện Cây có dầu miền Nam và một số cơ quan khác. Ngoài những
nghiên cứu về giống, các công trình nghiên cứu về sâu, bệnh hại lạc cũng
ñược ñề cập ñến như một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất
lạc. Một số nghiên cứu ñã ñược ñề cập ñến thành phần sâu hại lạc, ñồng thời
mô tả ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học quy luật phát sinh gây hại của từng
loài côn trùng hại lạc ñể ñề xuất biện pháp phòng trừ.
2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc và thiên ñịch của
chúng
Theo Gazzoni (1994) [48] trên các loại ñậu ñỗ vùng nhiệt ñới thành
phần sâu hại mầm và thân có 34 loài, hại lá có 25 loài, quả và hạt có 22 loài.
Tổng số số các loài sâu hại ñậu ñỗ trên ñồng ruộng là 81 loài. Tùy theo vùng
ñịa lý khác nhau mà các loài sâu hại chính cũng khác nhau.
Các tác giả Hill và Waller (1985) [49] cho rằng, ở vùng nhiệt ñới có 8

6
loài sâu hại lạc chính và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài gây hại ñặc biệt
nguy hiểm như loài: rệp ñen (Aphis craccivora Koch), sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr.), sâu xám (Agrotis ypsilon Rott), sâu xanh
(Hellicoverpa armigera Hübner), ban miêu (Epicauta impresicornic Pic), sâu
cuốn lá lạc ñầu ñen (Archips asiaticus Walsingham) và các loài khác thuộc bộ
cánh cứng (Coleoptera).
Theo Smith and Barfield (1982) [53], các loài dịch hại sử dụng cây lạc
làm thức ăn gồm 360 loài, trong ñó có 6% là những loài gây hại quan trọng.
Trong ñó nhóm sâu chích hút koảng 100 loài gây hại nhưng ảnh hưởng ñến
năng suất chủ yếu là các loài như rệp ñen (Aphis craccivora Koch), rầy xanh
(Empoasca flavescens Fabr.) và bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall).
Theo Ghosh và cộng sự (1981) [47] cho rằng rệp Aphis craccivora
Koch là loài gây hại quan trọng của cây họ ñậu ở quanh vùng Calcutta và ñã

làm giảm sản lượng, chất lượng quả một cách nghiêm trọng.
Còn theo nghiên cứu của tác giả Wallis E.S và cộng sự (1986) [55],
trên cây lạc chỉ tính riêng sâu ñục quả và hại rễ ñã có tới 15 loài, thuộc 12 họ,
9 bộ côn trùng. Trong ñó các họ như kiến (Formicidae), họ bọ hung
(Scarabaeidae), họ ngài ñèn (Arctiidae), họ ngài ñộc (Lymantridae), họ ngài
ñục lá (Phyllocinistidae), họ ngài cuốn lá (Tortricidae), họ ngài sáng
(Pyralidae), rầy nhảy (Cicadellidae) mỗi họ có một loài, còn các họ ngài ñêm
(Noctuidae), bọ trĩ (Thripidae), mối (Termitidae) mỗi họ có hai loài.
Tại Thái Lan ñã có hơn 30 loài sâu hại trên vùng trồng ñậu ñỗ, trong ñó
có 10 loài quan trọng gây làm giảm năng suất (theo Aphirat Arunin, 1978)
[46]. Nhóm sâu gây hại cây lạc trên mặt ñất cũng rất nghiêm trọng bao gồm
một số loài sâu bộ cánh vảy (Lepidoptera) như: sâu xám (Agrotis sp) và sâu
cắn cây con(Feltia sp); sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hübner), sâu cuốn lá
(Lamprosema indicata Fabr.), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), rệp và
rầy thuộc bộ cánh ñều (Homoptera), bọ trĩ thuộc bộ Thysanoptera. Ngoài ra
còn có nhện ñỏ bộ Acarina, sâu róm ñỏ (Amsacta albistriga Walk.)

7
(Mohamed A.B,1981) [50] .
Theo Turnipseed, S.G và Kogan (1976) [54] thì sâu hại ñã tấn công vào
tất cả các bộ phận trên cây ñậu ñỗ như rễ, nốt sần, mầm, thân, lá, hoa, quả và
hạt. Khi cây ñậu ñỗ ñược ñem tới vùng ñất lạ nào ñó thì sẽ bị ngay các loài
sâu hại gây hại, làm ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương, theo tác giả Waterhouse (1997)
[56] ñã xác ñịnh ñược 157 loài sâu hại trên lạc trong tổng số 160 loài thu
ñược. Trong ñó có 46 loài quan trọng, có ít nhất 25 loài ñược ñầu tư nghiên
cứu tỉ mỉ và ñã có biện pháp phòng trừ một số loài có hiệu quả. Còn tại vùng
ðông Nam Á có 37 loài sâu hại lạc trong ñó có 19 loài có mức ñộ phổ biến
cao.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tùng và ctv (1997) [35] cho

rằng rệp ñen (Aphis craccivora Koch), rầy xanh (Empoasca flavesceus Fabr),
bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall) là những loài phổ biến và quan trọng nhất
trong giai ñoạn cây lạc 4 lá.
Bên cạnh nghiên cứu về sâu hại lạc thì trên thế giới người ta cũng ñã
nghiên cứu nhiều về kẻ thù tự nhiên của chúng. Kẻ thù tự nhiên ñóng vai
trò rất quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp, nó ñiều hòa số lượng
chủng quần dịch hại, giữ chúng ở mức duy trì như những mắt xích trong
mạng lưới dinh dưỡng. Sự thiếu, vắng của kẻ thù tự nhiên là một trong
những yếu tố quan trọng làm cho sâu hại gia tăng nhanh về mặt số lượng và
dễ phát sinh thành dịch.
Theo Ranga Rao and Shanower (1988) [51], thành phần thiên ñịch của
sâu hại lạc ở vùng Andhra Pradesh (ấn ðộ) ñã thu ñược 67 loài, trong ñó côn
trùng và nhện lớn bắt mồi thu ñược 44 loài còn lại 23 loài là côn trùng ký
sinh. Riêng trên sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) tìm thấy 6 loài, sâu
xanh 7 loài, sâu ño 3 loài, sâu cuốn lá 4 loài, còn lại là ký sinh trên sâu róm
và sâu hại khác.

8
Tác giả Waterhouse (1987) [56] cho biết ở ấn ðộ loài sâu xanh
(Helicoverpa armigera Hübner) bị 37 loài ký sinh, trong ñó 8 loài có vai trò
quan trọng trong việc hạn chế số lượng sâu hại. ở châu phi, sâu xanh bị 23
loài ký sinh tấn công, trong ñó có 20 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ
hai cánh, sâu khoang bị 46 loài ký sinh trong dó có 36 loài thuộc bộ cánh
màng và 10 loài thuộc bộ hai cánh.
Trên một số cây trồng khác sâu khoang và sâu xanh cũng bị lực lượng
côn trùng ký sinh khống chế mạnh, riêng sâu khoang có tới 48 loài ăn thịt, 71
loài ký sinh, 25 loài tuyến trùng và vi sinh vật ký sinh (Ranga Rao G.V.and
Wightman J.A, 1993) (dẫn theo Phạm Thị Vượng, 1997) [40].
Số liệu nghiên cứu 10 năm (1984-1993) của trung tâm ICRISAT về ký
sinh sâu non của sâu khoang hại lạc cho thấy tỷ lệ sâu chết bởi ký sinh khá

cao, trung bình trong mùa mưa là 34% và sau mùa mưa là 40% nhờ ñó ñã làm
giảm ñáng kể mật ñộ của chúng. ðối với sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.)
khi ñiều tra ñã bắt gặp ký sinh trứng Trichogramma spp, tuy nhiên tỷ lệ ký
sinh thấp. Kết quả ñiều tra sau 17 vụ cho thấy sâu non sâu khoang chủ yếu bị
ký sinh ở giai ñoạn sâu non, tỷ lệ chết do ký sinh từ 10-36%, trung bình là
15%. Ký sinh thu ñược chủ yếu là ruồi thuộc họ Tachinidae (Paribaea orbata
Wideman, Exorista xanthopis Wideman) và một loài ong ký sinh sâu non
(Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện và hiệu
quả của ký sinh là có sự khác nhau tùy thuộc vào thời vụ khác nhau (Ranga
Rao and Wighman, 1994) [52].
Theo Nguyễn Văn Tùng và ctv (1997) [35], thiên ñịch của sâu hại lạc
hiện diện trên ruộng tuy nhiên mật ñộ không cao. Riêng thiên ñịch của sâu ăn
lá gồm có 2 loài chủ yếu, ñó là nhện sói Lycosa spp., bọ rùa Coccinellidae,
mật ñộ của chúng là 6 con/10m hàng lạc. Về côn trùng ký sinh trên sâu hại
lạc, tác giả cũng cho biết tỷ lệ sâu khoang bị ký sinh thấp chỉ khoảng 5-10%,
tỷ lệ sâu xanh và sâu ñục ngọn bị ký sinh cũng rất thấp.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1968) [36] ñã thu

9
ñược 149 loài sâu gây hại ñậu ñỗ. Trong ñó có 57 loài sâu hại lạ trong số này
có 5 loài gây hại quan trọng là: dế mèn lớn (Brachytrupes portentosus Licht),
rệp ñen (Aphis craccivora Koch), bọ xít dài (Riptortus linearis sp), sâu cuốn
lá (Lamprosema indicata Fabr.), sâu ñục lá (Apoaerama modicella Derenter)
và có 9 loài gây hại tương ñối nghiêm trọng, 11 loài ít quan trọng. Ở mỗi thời
kỳ phát triến của cây lạc ñều có những loài sâu hại nghiêm trọng như: thời kỳ
gieo hạt lúc này hạt mới nảy mầm cây còn nhỏ thường bị các loài sâu hại là
kiến nâu nhạt (Pheidole sp), kiến vàng (Cecophylla sp), mối (Capritermes sp),
dế mèn lớn (Brachytrupes portentosus), bọ hung cánh cam ñậm (Alomala)
hay nâu ñậm (Holotricchia), sâu thép (Agriotes). ðến thời kỳ sinh trưởng của
cây lạc thì các loài cào cào (pattangasuccineta), rệp muội (Aphis sp), sâu

khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hübner),
ban miêu ñen (Epicauta impresicornic Pic)… Ngoài ra còn có những loài sâu
hại khác như sâu cuốn lá lạc ñầu ñen (Archips asiaticus Walsingham), sâu
róm (Amsacta moorei Butler), bọ phấn (Bemisia sp), bọ trĩ (Caliothrips
inducus Baynall), dế dũi (Brachytrypes spp) theo Hồ Khắc Tín (1982) [33].
Lương Minh Khôi và ctv (1991) [20, 21] ñã nghiên cứu trên ruộng lạc
vùng Hà Nội có 21 loài sâu hại thường xuyên xuất hiện gây hại, trong ñó có
10 loài gây hại ảnh hưởng ñáng kể ñến hiệu quả kinh tế bao gồm: sâu xám
(Agrotis ypsilon Rotr), bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall), rệp ñen (Aphis
craccivora Koch), sâu cuốn lá lạc ñầu ñen (Archips asiaticus Walsingham),
sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Hellicoverpa armigera
Hübner), ban miêu sọc trắng (Epicauta gorhami Marseul), rầy xanh lá mạ
(Empoasca flavescens Fabr.), câu cấu và sâu róm chỉ ñỏ (Euproctis sp).
Sâu khoang gây hại mạnh ở giai ñoạn lạc ñâm tia, còn bọ trĩ, rệp ñen
và rầy xanh thường gây hại ngay ñầu vụ Hè thu. ðáng chú ý vào trung tuần
tháng 4-5 mật ñộ sâu hại ñạt ñỉnh cao nhất. Ngoài ra tác giả còn cho biết vụ
Xuân 1989 sâu khoang ñã phát triển thành dịch khi lạc bắt ñầu ñâm tia, còn
vào vụ Xuân 1990 sâu cuốn lá có mật ñộ cao 1,2 con/cây, sâu xám có mật ñộ

10
0,06 con/cây gây hại chủ yếu từ khi cây mọc ñến 5 lá thật.
Bọ trĩ thường có cao ñiểm vào tháng 4 và ñạt mật ñộ 1,1 -1,7 con/cây.
Rệp ñen thường có mật ñộ cao vào giai ñoạn lạc trước khi ra hoa và
sâu xanh thường ñạt ñỉnh cao vào cuối tháng 3 ñến cuối tháng 4 và ñợt cuối
vào cuối tháng 5 ñầu tháng 6. Thời vụ muộn thường bị sâu hại nặng hơn vụ
sớm.
Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (1998) [7], trong quá trình ñiều tra ở một
số tỉnh miền Nam cho biết ñã phát hiện ñược 55 loài sâu hại trên lạc, tập trung
ở 8 bộ, trong ñó bộ cánh vảy 16 loài chiếm 29,1%, bộ cánh thẳng 13 loài
chiếm 23,6%, bộ cánh nửa 8 loài chiếm 14,5%, bộ cánh cứng 8 loài chiếm

14,5%, bộ cánh ñều 6 loài chiếm 10,9%, bộ cánh màng 2 loài chiếm 3,6%, bộ
cánh tơ 1 loài chiếm 1,8% và bộ nhện ñỏ (Acarina) 1 loài chiếm 1,8%. Trong
số các loài thu ñược có 24 loài thường xuyên xuất hiện từ mức trung bình cho
ñến rất nhiều. Các loài xuất hện nhiều nhất gồm sâu khoang (Spodoptera
litura Fabr.), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hübner), sâu cuốn lá lạc ñầu
ñen (Archips asiaticus Walsingham), bọ trĩ (Scrittothrips dorsalis Hood), Rệp
ñen (Aphis craccivora Koch), Rầy xanh (Empoasca sp). ðặc biệt là sâu
khoang là loài xuất hiện gây hại ngay từ khi cây mọc mầm và kéo dài cho ñến
khi thu hoạch. Trong ñiều kiện ñiều kiện thời tiết, môi trường thay ñổi như
hiện nay những loài xuất hiện ở mức trung bình nếu gặp ñiều kiện thuận lợi
cũng có thể bộc phát thành dịch.
Tại một số tỉnh trồng lạc ở phía Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Cảm
(1983) [4] ñã ghi nhận ñược 43 loài côn trùng hại lạc. Theo Nguyễn Thị Chắt
và ctv (1996) [5] cho biết tại vùng chuyên canh lạc như Trảng Bàng, Gò Dầu
- Tây Ninh, ðức Hoài - Long An, Củ Chi - TP Hồ Chí Minh, trong vụ Xuân
(1995-1996) diện tích lạc bị hại tới 81% và năng suất bị giảm 18% do sâu
khoang gây nên. Nông dân vùng này thường phun 10-15 lần thuốc hóa học trừ
sâu cho một vụ, bằng các loại thuốc có ñộ ñộc cao mà nhà nước cấm sử dụng.

11
Theo Phạm Thị Vượng (1997) [42] ñiều tra tại một số vùng trồng lạc
phía Bắc Việt Nam ñã thu thập ñược 46 loài sâu hại trên ñồng ruộng và 4 loài
trong kho. Trong ñó 4 loài chưa xác ñịnh ñược tên khoa học. Kết quả ñã bổ
sung thêm 14 loài mới (các loài như: sâu non bổ củi, bọ hung, bọ trĩ
(Caliothrips inducus Baynall), ruồi ñục lá (Liriomyza satival Blanchard), mối
(Odontotermes sp)…) so với danh mục ñiều tra năm 1967-1968 của Viện bảo
vệ thực vật [36]. Trong ñó có 5 loài mới ghi nhận ñược thuộc nhóm sâu có
miệng chích hút hại lạc gồm 1 loài rầy xanh (Empoasca mottipruthi), 4 loài
bọ trĩ (Caliothrips inducus Baynall, Scirtorthip dorsalis Hood, Frankliniella
schultzci và Thrips palmi Karny) và một loài bọ trĩ hại hoa (Megalurathrips

usitatus Bagrall).
Còn theo Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung (1995) [10] có
tới 90 loài sâu hại lạc, song chỉ có một số ít loài có ý nghĩa quan trọng về kinh
tế như: Dòi ñục lá (Aproaerama modicella Der), sâu khoang Spodoptera
litura (Fabr.), sâu róm (Amsacta ssp), sùng trắng (Holotrichia sp), rệp vừng
(Aphis craccivora), rầy xanh (Empoasca ssp), bọ trĩ (Scirtothrips posnalis) và
mối (Odontotermes sp)… Trong ñó nhiều loài trước ở dạng thứ yếu sau nổi
lên thành ñối tượng gây hại nghiêm trọng.
Tại Nghệ An và Hà Tây trên nền ñất luân canh lạc - lúa theo tác giả
Phạm Thị Vượng và ctv [39] thì thành phần sâu hại lạc có 23 loài thuộc 6 bộ,
12 họ. Trong ñó nổi bật lên là một số loài sâu hại chính như rệp ñen (Aphis
craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh
(Hellicoverpa armigera Hübner), sâu cuốn lá lạc ñầu ñen (Archips asiaticus
Walsingham), bọ trĩ (Scrittothrips dorsalis Hood), rầy xanh lá mạ (Empoasca
mottipruthi), sâu róm chỉ ñỏ (Euproctis sp). ðặc biệt là loài rệp ñen (Aphis
craccivora Koch) ñã trở thành mối lo ngại lớn cho người dân trồng lạc tại
Nghệ An. Cũng theo Phạm Thị Vượng (2000) [43] cho biết trong 23 loài sâu
hại trên cây lạc thì sâu khoang là loài gây hại nguy hiểm nhất, tỷ lệ lá bị hại

12
có thể lên tới 81% và thiệt hại năng suất có thể lên ñến 18%.
Tại Nghi Lộc - Nghệ An trong vụ Xuân Thu, Trịnh Thạch Lam (2006)
[23] ñã cho biết thu ñược 35 loài sâu hại lạc thuộc 6 bộ 15 họ. Bộ có số lượng
loài nhiều nhất là bộ cánh vảy (Lepidoptera) với 10 loài chiếm 28,57%. Bộ có
số loài ít nhất là bộ cánh tơ (Thysanoptera) chỉ có 1 loài chiếm 2,85%. Các
loài gây hại chính gồm: rầy xanh lá mạ (Empoasca sp.), bọ trĩ vàng (Thrips
palmi Karny), sâu ñục quả ñậu rau (Maruca testulalis Geyer), sâu ño nâu
(Bapta sp.), câu cấu xanh nhỏ (Plasymycterus sieveri Reiter).
Theo Lương Minh Khôi và ctv (1990) [19], ñã khẳng ñịnh lạc và ñậu
xanh ở vùng Hà Nội bị 22 loài sâu hại thường xuyên xuất hiện gây hại, phá

hại nhiều hơn cả là rệp ñen (Aphis craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera
litura Fabr.), sâu cuốn lá ñầu nâu (Lamprosema indicata Fabr.), ban miêu
(Epicauta impresicornic Pic), sâu ñục quả ñậu rau (Maruca testulalis
Geyer)
Thành phần sâu hại lạc ở việt Nam trong các năm (1995-1996), các
chuyên gia ICRSAT phối hợp với cán bộ nghiên cứu của nước ta ñã tiến hành
ñiều tra giám ñịnh thành phần sâu hại lạc và nghiên cứu các biện pháp phòng
trừ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở miền Bắc có tới 51 loài sâu hại, trong ñó
có 47 loài gây hại trên ñồng ruộng và 4 loài gây hại trong kho. Các loài gây
hại ñáng kể nhất ở miền Bắc là sâu Khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu ñục
hoa, quả (Maruca testulalis), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hübner), bọ
phấn (Bemisia sp), rầy xanh (Empoasca motti), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis),
rệp ñen (Aphis craccivora Koch) và sâu ñục lá (Aproaerema modicella).
Ngoài ra sùng trắng (Lepidiota sp) cũng gây hại ñáng kể ở một số vùng ñất
bãi ven sông, (theo Ngô Thế Dân và ctv, 2000) [12].
Kẻ thù tự nhiên là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong ñiều hòa số
lượng chủng quần dịch hại, giữ chúng ở mức duy trì như những mắt xích
trong mạng lưới dinh dưỡng. Sự vắng mặt của kẻ thù tự nhiên là một trong
những yếu tố quan trọng làm cho sâu hại gia tăng nhanh về mặt số lượng và

13
dễ phát sinh thành dịch.
Theo ñiều tra cơ bản của Viện Bảo vệ thực vật trong năm (1983) [37]
trên vụ lạc Xuân, Hè Thu vùng Hà Nội ñã thu ñược 20 loài côn trùng ký sinh
ăn thịt của 8 loài sâu hại lạc.
Theo Nguyễn Thị Chắt (1996) [6] tại Tràng Bản - Tây Ninh và Củ Chi
- TP Hồ Chí Minh cho thấy trên ñồng lạc ñộng vật ăn mồi phần lớn là nhện
lớn, bọ rùa và chủ yếu tập trung vào thời gian nửa ñầu của vụ. Về ký sinh thì
ña dạng hơn bao gồm ong kén trắng, ong kén vàng, nấm ký sinh màu trắng -
xanh, vi khuẩn gây chết nhũn, virus gây chết treo Ký sinh xuất hiện chủ yếu

tập trung vào nửa sau của vụ lạc. Ngoài ra tác giả còn cho biết trứng sâu
khoang không bị ký sinh nhưng ấu trùng bị ký sinh khoảng 8% và chết do các
nguyên nhân khác 66%. Cũng theo tác giả (1998) [7] ñã phát hiện dược trên
lạc vùng ven TP Hồ Chí Minh có 15 loài thiên ñịch có khả năng làm giảm mật
ñộ sâu hại trong quần thể côn trùng trên ruộng lạc, nên chúng ta cần quan tâm
bảo tồn và khích lệ chúng phát triển nhằm hạn chế số lượng của sâu hại.
Phạm Thị Vượng và ctv (2000) [43] cho biết thành phần thiên ñịch của
sâu hại lạc là khá phong phú. Trên một số loài sâu hại như bọ trĩ, rầy xanh,
sâu xanh, sâu khoang, rệp và sâu cuốn lá lạc ở một số vùng trồng lạc ở phía
Bắc ñã thu ñược 16 loài. Trong ñó có 9 loài bắt mồi ăn thịt (BMAT) gồm
Paederus sp., Coccinella transversalis Thumb, Micraspis discolor Fabr.,
Chlaenius sp, Paranasoona cirrfrans Heimer, Culubiona japonica Boes et
Str, Ummeliata in secticepts Boes et Str, Pardosa venatris (Lucas), Neoscona
elliptica Tikada et Bal. ðịnh danh ñược 5 loài ký sinh trên sâu khoang gồm
Metopius rufus, Ichneumon sp., Exorista xanthopis, Paribaea orbata,
Beckrina sp. và 2 loài vi sinh vật là Paecilomyces fumosoroseus và Nuclear
Polyhedrosis Virus ngoài ra còn có một số VSV ký sinh với tỷ lệ cao nhưng
vẫn chưa có cơ hội ñịnh loại. Cũng theo tác giả này (1996) [44] khi nhận xét
về ký sinh sâu non sâu khoang ở 3 ñịa phương Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc cho
biết tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh ở ba ñịa phương này là rất ít, tỷ lệ ký

×