Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn thành phần sâu, nhện hại ớt; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ loài rệp bông aphis gossypii glov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN THỊ THUÝ LINH
THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI ỚT, ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC,
SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ LỒI RỆP BƠNG
Aphis gossypii Glover HẠI ỚT VỤ XUÂN HÈ NĂM 2008 TẠI MAI
LÂM – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI- 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Linh

i




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, chúng tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của các thầy, cô và cán bộ của
Bộ môn Côn Trung, Khoa Nông Học, Ban chủ nhiệm, Cán bộ Khoa Sau đại
học Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Chi cục BVTV - Hà Nội, Hội
nông dân Huyện Đông Anh, Huyện uỷ Đông Anh cùng cán bộ và nhân dân
thơn Thái Bình xã Mai Lâm Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp
chúng tôi đã nhận được sự chỉ dẫn sâu sắc, tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị
Kim Oanh, Bộ mơn Cơn trùng - Khoa Nông học - Trường đại học Nông
nghiệp I Hà Nội.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn động
viên và tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập, thực hiện và hồn thành
luận văn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận những giúp đỡ quý báu đó.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Linh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

vi
Danh mục các bảng

vii

Danh mục các hình

ix

1.


MỞ ĐẦU

i

1.1.

Lời nói đầu

1

1.2.

Mục đích của đề tài

2

1.3.

u cầu của đề tài

2

1.4.

Cơ sở khoa học của đề tài

3

2.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

5

2.1.

Những nghiên cứu về cây ớt

5

2.2.

Những nghiên cứu về sâu, nhện hạí ớt

9

3.

ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1.

Địa điểm nghiên cứu

21

3.2.


Thời gian nghiên cứu

21

3.3.

Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

21

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

21

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1.

Kết quả điều tra tình hình sản xuất ớt tại Mai Lâm, Đông Anh,
Hà Nội vụ Xuân Hè năm 2008.

iii


29


4.2.

Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên
dịch của chúng trên cây ớt

33

4.2.1. Thành phần sâu, nhện hại trên cây ớt tại Mai Lâm – Đông Anh - Hà
Nội vụ xuân hè năm 2008

33

4.2.2. Thành phần thiên địch của sâu, nhện hại trên cây ớt tại Mai Lâm –
Đông Anh - Hà Nội vụ xuân hè năm 2008
4.3.

Diễn biến mật độ rệp bông A.gossypii và rệp đào M. persicae hại
ớt tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.4.

40

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại trên các giống ớt
trồng tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.5.


37

42

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại ớt trồng trong đồng và
ngồi bãi tại Mai Lâm, Đơng Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm
2008

4.6.

45

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại trên ớt trồng ở vụ Hè
thu năm 2007 và vụ Đông Xuân năm 2008 tại Mai Lâm, Đơng

4.7.

Anh, Hà Nội

47

Nghiên cứu đặc tính sinh học của rệp bơng A. gossypii

50

4.7.1. Đặc điểm hình thái và tập tính của rệp bơng

50


4.7.2. Xác định thời gian các pha phát dục của rệp bông không cánh
A. gossypii hại ớt

51

4.7.3. Xác định sức sinh sản và thời gian sinh sản của rệp bông không
cánh A. gossypii nuôi bằng lá ớt ở điều kiện nhiệt độ phịng thí
nghiệm

54

4.7.4. Xác định vị trí sống của rệp bơng A. gossypii hại ớt

54

4.7.6. Xác định tỉ lệ rệp bơng A. gossypii có cánh và không cánh trên đồng
ruộng theo các giai đoạn sinh trưởng của cây ớt

iv

58


4.8.

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng chống rệp bông
59

A. gossypii
4.8.1. Xác định số lượng rệp bông A. gossypii vào bẫy màu vàng.

4.8.2.

59

Xác đinh khả năng ăn rệp A. gossypii của bọ rùa đỏ Micraspis
discolor F.

61

4.8.4. Xác định hiệu lực một số loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông
65

A. gossypii

4.8.5. Ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV đối với thiên địch trên đồng
ruộng

69

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

71

5.1.

Kết luận

71


5.2.

Đề xuất, kiến nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

c/lá

:


Con trên lá

cây/m2

:

Cây trên mét vuông

cm

:

Xăng ti mét

con/ bẫy

:

Con trên bẫy

con/lá

:

Con trên lá

con/ngày

:


Con trên ngày

CTV

:

Cộng tác viên

CV%

:

Hệ số biến động

EC

:

Nhũ dầu

Kg/ha

:

Kilogram trên héc ta

kg/m2

:


Kilogram trên mét vng

l/ha

:

Lít trên héc ta

lá/cây

:

Lá trên cây

LSD

:

Độ tin cậy

mm

:

Milimét

n

:


Số các thể theo dõi hoặc thí nghiệm

To TB

:

Nhiệt độ trung bình

Xtb

:

Trung bình

WG

:

Hạt thấm nước

WP

:

Bột thấm nước

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

4.1.

Tên bảng

Trang

Tình hình sản xuất và bảo vệ thực vật cây ớt trồng tại Mai Lâm,
Đông Anh, Hà Nội vụ Xuân Hè năm 2008.

4.2.

Thành phần và mức độ phổ biến của sâu, nhện hạí ớt tại Mai Lâm,
Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.3.

48

Thời gian các pha phát dục của rệp bông A. gossypii nuôi bằng lá ớt
trong phịng thí nghiệm

4.9.

45

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại trên ớt trồng ở vụ Hè thu
năm 2007 và Đông xuân năm 2008 tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội


4.8.

43

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại ớt trồng trong đồng và
ngoài bãi tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.7.

41

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại trên các giống ớt tại Mai
Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.6.

39

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii và rệp đào M. persicae hại ớt
tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè 2008 (con/lá)

4.5.

36

Thành phần thiên địch của sâu hại trên cây ớt tại Mai Lâm, Đông
Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.4.


30

52

Sức sinh sản và thời gian đẻ của rệp bông A. gossypii nuôi bằng lá ớt
ở 2 điều kiện nhiệt độ

54

4.10. Vị trí sống của rệp bông A. gossypii theo các giai đoạn sinh trưởng
của ớt tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

55

4.11. Tỉ lệ rệp bông A. gossypii có cánh và khơng cánh theo các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của cây ớt tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ
xuân hè năm 2008

58

4.12. Số lượng rệp bông trên bẫy và mật độ rệp bông A. gossypii trên cây
ớt tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008.

vii

60


4.13. Khả năng ăn rệp A. gossypii của bọ rùa đỏ Micraspis discolor F.


62

4.14. Tỉ lệ ong Aphidius sp kí sinh rệp bông hại ớt tại Mai Lâm, Đông
Anh, Hà nội vụ xuân hè năm 2008

63

4.16. Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phịng chống rệp bơng A. gossypii
tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

68

4.17. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mật độ bọ rùa đỏ M. discolor F.
trên đồng ruộng tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm
2008

70

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

4.1.


Cây ớt chỉ thiên Capsicum fasciculatum

32

4.2.

Cây ớt sừng bị Capsicum acuminatum

32

4.3.

Một số lồi sâu hại ớt

35

4.4.

Một số loài thiên địch của sâu, nhện hại ớt tại Mai Lâm, Đông
Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

4.5.

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii và rệp đào M. persicae
hại ớt tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè 2008

4.6.

46


Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại trên ớt trồng ở 2 vụ tại
Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội năm 2007 - 2008

4.9.

44

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại ớt trồng trong đồng và
ngồi bãi tại Mai Lâm, Đơng Anh, Hà Nội vụ xuân hè 2008

4.8.

42

Diễn biến mật độ rệp bông A. gossypii hại các giống ớt tại Mai
Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè 2008

4.7.

38

49

Điều tra thành phần sâu nhện hại ớt và thiên địch của chúng tại
Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè 2008

49

4.10.


Rệp A. gossypii trưởng thành khơng cánh

50

4.11.

Rệp A. gossypii trưởng thành có cánh

50

4.12.

Một số hình ảnh các pha phát triển của rệp bông A. gossypii hại ớt

53

4.13.

Vị trí sống của rệp bơng A. gossypii hại ớt tại Mai Lâm, Đông
Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

56

4.15.

Rệp bông A. gossypii Glove sống ở mặt dưới lá bánh tẻ của ớt

57

4.16.


Tỉ lệ rệp bông A. gossypii có cánh và khơng cánh qua các giai
đoạn sinh trưởng phát triển của cây ớt

59

4.17.

Đặt bẫy màu vàng để thu bắt rệp

61

4.18.

Bọ rùa đỏ Micraspis discolor F. ăn rệp A. gossypii

62

ix


4.19.

Tỉ lệ rệp A. gossypii bị ong Aphidius sp. kí sinh tại Mai Lâm,
Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

64

4.20.


Rệp Aphis gossypii bị ong Aphidius sp kí sinh

64

4.21.

Hiệu lực phòng trừ A. gossypii bằng thuốc BVTV trong phòng thí
nghiệm

4.22.

66

Thử hiệu lực phịng chống rệp bơng A. gossypii bằng các loại
thuốc BVTV trong phịng thí nghiệm

4.23.

66

Hiệu lực của 4 loại thuốcBVTV phịng trừ rệp bơng A. gossypii
hại ớt tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè năm 2008

x

68


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lời nói đầu

Rau là một loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Rau cung
cấp vitamin, khống chất và nâng cao tính đề kháng cho cơ thể con người. Trong
các loại rau thì chủng loại rau gia vị phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao, Một
trong những loại rau gia vị được trồng phổ biến với diện tích lớn ở Việt Nam hiện
nay là cây ớt Capsium annum L.. Đây là một loại rau gia vị rất được ưa chuộng ở
Việt Nam và trên thế giới. Ớt có thể trồng ở trên nhiều chân đất khác nhau (trừ đất
ngập nước). Đây là cây yêu cầu chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khơng khơng mấy
khắt khe vì vậy có thể trồng ớt ở khắp mọi nơi, mọi thời vụ và cho thu hoạch trong
thời gian dài. Ớt quả chín có thể sử dụng ăn tươi ngay hoặc làm tương ớt, ớt bột...
Sản phẩm từ cây ớt có thể tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Có thể nói cây ớt cho
giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng thơng thường khác.
Ớt cịn là vị thuốc q, quả ớt có nhiều chất dinh dưỡng , nhiều vitamin C,
B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten, đặc biệt trong thành phần quả ớt chín
có chứa hoạt chất capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất
endorphin, một chất morphin nội sinh. Ớt rất có lợi cho sức khoẻ có thể chữa được
một số bệnh mãn tính....
Cây ớt dễ trồng và thích hợp với nhiều điều kiện tự nhiên nhưng cũng bị
nhiều sâu bệnh hại, nhất là mùa xuân khi thời tiết ấm lên cộng với mưa phùn là điều
kiện thích hợp để sâu, bệnh phát triển. Một trong những đối tượng côn trùng hại ớt
làm giảm năng xuất, chất lượng ớt quả là rệp muội tên chung chỉ nhóm cơn trùng
thuộc họ Aphididae bộ cánh đều Homoptera là gây hại phổ biến (Nguyễn Thị Kim
Oanh, 1996 [16]). Khi phát sinh phát triển mạnh chúng có thể làm cây ít quả, ảnh
hưởng đến mĩ quan cây ớt cũng như quả thậm trí nếu mật độ rệp muội nhiều có thể
làm cây chết. Rệp muội cũng là nhóm sâu hại nguy hiểm vì chúng khơng chỉ trích
hút làm cây khơ héo, giảm phẩm chất và năng xuất mà cịn là môi giới truyền bệnh
cho cây (Kennedy và CTV, 1962 [47]). Rệp mi là nhóm cơn trùng đa thực có chu

1



kì sống ngắn, đặc điểm sinh học đa dạng với sức tăng quần thể cao và có thể phát
sinh phát triển trong mọi điều kiện thời tiết, nhiều loài trong nhóm rệp muội đã trở
lên kháng thuốc BVTV (Choi, 1986 [38]) do vậy đã làm cho việc phòng trừ rệp
muội trở lên khó khăn.
Trong điều kiện sản xuất hàng hố hiện nay, việc mở rộng diện tích trồng ớt
là một trong những điều tất yếu, kéo theo sự gây hại của rệp muội cũng lớn hơn nếu
như công tác BVTV khơng được quan tâm đúng mức
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của bộ môn Côn trùng, khoa
Nông học trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Thành phần sâu, nhện hại ớt, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và
biện pháp phịng trừ lồi rệp bơng Aphis gossypii Glover hại ớt vụ xuân hè năm
2008 tại Mai Lâm – Đơng Anh – Hà Nội”
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định thành phần sâu, nhện hại ớt và thiên địch của chúng, tình hình gây
hại và diễn biến số lượng của một số đối tượng sâu, nhện hại chủ yếu trên cơ sở đó
đề xuất biện pháp phịng chống chúng hiệu quả, an tồn mang lại lợi ích kinh tế cho
người trồng ớt.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần sâu, nhện hại ớt và thiên địch của chúng tại vùng nghiên
cứu từ đó xác định lồi sâu, nhện hại ớt chủ yếu.
- Điều tra diễn biến mật độ rệp muội hại ớt trên các giống ớt; địa điểm trồng ớt
khác nhau. Xác định thành phần loài rệp theo các giai đoạn sinh trưởng của cây
- Nuôi sinh học để xác định vòng đời, khả năng sinh sản, vị trí sống của lồi
rệp bơng Aphis gossypii hại ớt.
- Xác định thành phần loài rệp muội theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển
của cây, vị trí sống của lồi rệp hại chủ yếu trên cây ớt.
- Tìm hiểu khả năng phòng trừ rệp hại chủ yếu bằng một số phương pháp (bẫy
màu sắc, thiên địch, thuốc BVTV...) trong phịng và ngồi đồng ruộng.

2



1.4. Cơ sở khoa học của đề tài
Qua kết quả điều tra trên các loại cây trồng nông lâm nghiệp các nhà khoa học
đã phát hiện thấy có 500 lồi sâu, nhện hại có tính kháng thuốc. Điều này xảy ra do tình
trạng sử dụng thuốc BVTV hố học với nồng độ cao và thời gian dài làm ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống, chất lượng
nông sản và giảm số lượng vi sinh vật có ích trên đồng ruộng.
Trong hệ sinh thái đồng ruộng ln có nhiều loại sinh vật với mối quan hệ chặt
chẽ. Số lượng quần thể của mỗi lồi được điều hồ bởi các yếu tố vơ sinh như nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa…, các yếu tố hữu sinh như cây trồng, thiên địch… cũng
như tác động của con người (Phạm Văn Lầm, 1995 [11], Vũ Quang Cơn, 1998 [4],
Phạm Bình Quyền, 1994 [26]).
Quần thể sâu hại ớt cũng khơng nằm ngồi quy luật trên, trong đó tác động của
con người có ảnh hưởng lớn đến chúng thơng qua việc bố trí thời vụ gieo trồng, kĩ
thuật canh tác và đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều khiển quần thể sinh
vật theo hướng có lợi cho con người dựa vào sự hiểu biết đầy đủ về đặc tính sinh học
của đối tượng cũng như các quy luật tương tác trong quan hệ của chúng với các nhân tố
môi trường xung quanh số lượng cá thể của nhiều lồi cơn trùng thường có sự giao
động lớn từ thế hệ này sang thế hệ khác (Phạm Bình Quyền, 1994 [26]).
Với sự phát triển nhanh chóng của nơng nghiệp nói chung, nghề trồng rau nói
riêng đã tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây hại cây trồng phát triển. Để bảo vệ
cây trồng trước sự phá hoại của các loài dịch hại, con người đã sử dụng nhiều biện
pháp tác động, trong đó biên pháp hoá học được coi là biện pháp chủ lực. Việc sử
dụng quá nhiều thuốc BVTV hoá học đã tạo điều kiện cho dịch hại nói chung, sâu hại
nói riêng hình thành tính kháng thuốc, điều này buộc người nơng dân phải sử dụng
hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau hoặc tăng nồng độ thuốc khiến cho việc
phòng chống sâu hại trên đồng ruộng ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Mặt khác việc sử dụng thuốc BVTV phòng chống sâu hại thường xuyên và
liên tục dẫn đến việc tiêu diệt phần lớn các lồi thiên địch khiến cho chúng khơng


3


còn khả năng khống chế sự phát triển của sâu hại nên sâu hại ngày càng phát sinh
với mật độ cao hơn trước đồng thời tại điều kiện cho nhiều loại sâu hại thứ yếu phát
triển trở thành dịch hại gây hại chủ yếu.
Sử dụng thuốc BVTV hố học cịn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người kể cả người sản xuất và người sử dụng sản phẩm thu hoạch. Trong quá trình
sử dụng vì chạy theo lợi nhuận kinh tế nhiều người dân đã không quan tâm tới thời
gian cách ly của thuốc, phun thuốc trước khi thu hái sản phẩm 1 - 2 ngày, đây là
nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau có dư lượng thuốc
BVTV vượt quá quy định cho phép và nguy hại hơn đối với các loại rai gia vị sử
dụng để ăn trực tiếp không qua chế biến.
Như vây, chúng tơi thấy rằng cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tình
hình phát sinh, gây hại của các loài dịch hại, các loài thiên địch của chúng trên rau
đặc biệt là rau gia vị từ đó tìm ra biện pháp phịng chống hữu hiệu mà vẫn đảm bảo
hiệu quả kinh tế và năng xuất cũng như đảm bảo mơi trường sinh thái, đảm bảo an
tồn cho người sản xuất cũng như người sử dụng sản phẩm.

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về cây ớt
2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm, phân loại, công dụng của cây ớt
Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ
Cà Solanaceae. Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài
năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn độc
ở kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải

tiêu... Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời.
Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh
(Đường Hồng Dật, 2002 [7], Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2005 [19],
Wikipedia Tiếng việt [32]).
Nguồn gốc cây ớt
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của lồi người ít nhất là 7500 năm trước
Cơng ngun và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây
nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước (BBC News
online, 2007 [34]), và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ.
Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ đã
tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại thế kỷ 13. Giáo
sư Hakon Hjelmqvist (năm 1995) cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả
bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ơng cũng đề cập đến các ngn cổ
khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả "Pipervee crudum" (ớt tươi)
có hình dài và có nhiều hạt.
Christopher Columbus đã là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy
ớt (ở Caribbean), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự tiêu. Ớt đã
được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus (George S., 1983 [42]) Diego
Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbu đến West
Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu

5


viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494.
Từ Mexico, Tây Ban Nha các thương lái đã nhanh chóng chuyển ớt qua Ấn
Độ, Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của
các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến
thức ăn của các quốc gia này.
Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn

mỗi năm, nơi chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu bao ớt (100lb mỗi
bao) [52] .
Ở Việt Nam cây ớt được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ.
Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng
ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản
xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao.
Công dụng của ớt
Theo 24h.com [33], Tạ Thu Cúc, 2006 [6], Cây ớt trồng trong chậu có thể
làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh,
tím…tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều
Vitamin A, Vitamin C gấp 5-10 so với hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà
rốt ngoai ra trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin khác như B1, B2, acid citric,
acid malic, betacaroten. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc
cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có chứa hoạt chất
Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2% (acid isodexenic
vanilylamit (C9H14O2). Chất capsicain cịn gọi là chất cay có tác dụng kích thích
não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin nội sinh. Ớt cũng giúp ngăn ngừa
bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thơng tốt, tránh tình trạng đơng vón
tiểu cầu. Ngồi ra, loại quả này cịn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.
Theo y học cổ truyền, vị cay, nóng trong quả ớt có tác dụng khoan trung, tán hàn,
kiện tì, tiêu thực, giảm đạu chống ung thư, Ớt ngâm rượu bơi ngồi da trị nhức
mỏi, sưng chật gân. Ớt bột trị được chứng say sóng, bệnh mê sảng, các bệnh đau

6


bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị
bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da.
Rể ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét. Ngoài dùng làm thuốc, nhân
dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn.

Phân loại giống ớt
Theo Wikipedia Tiếng Việt [32] trên thế giới có rất nhiều giống ớt, hiện nay
có các lồi phổ biến nhất của ớt là:
Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như bell pepper, paprika,
cayenne, jalapeños, và chiltepin
Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt tabasco
Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero và
Scotch bonnet
Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ
Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt aji Nam Mỹ.
Ở Việt Nam các nhà khoa học đã công bố 117 loại giống nội địa và nhiều giống F1.
nongthon.net [30]. Một số giống ớt tiêu biểu được trồng rộng rãi tại Việt Nam
(nongthon.net [30]) :
- Ơt sừng bò: được trồng rộng rãi ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ như Hà
Nội, Thái Bình, Hưng Yên…
- Ớt chìa vơi, ớt chỉ thiên: được trồng phổ biến ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, các tỉnh ven biển miền Trung.
- Hiện nay phân viện khoa học miền Nam và một số công ty đã tạo ra được
một số giống F1 như Chilli, số 20, TN16, hiểm lai 207…
2.1.2. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ớt
Cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy
mầm ở 25-30 độ C, dưới 10 độ C hạt không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 1520 độ C, và nhiều ánh sáng. Cây ớt có khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ

7


ẩm trên 70% song không chịu được úng, độ ẩm trên 80%, bộ rễ kém phát triển, cây
còi cọc. Thời vụ trồng ớt được chia vụ đông - xuân gieo hạt từ tháng 10 đến tháng
12, trồng vào tháng 1-2, thu hoạch từ tháng 4 - 5 đến tháng 6 - 7 năm sau. Vụ hè thu
gieo hạt từ tháng 6 - 7, trồng vào tháng 8 - 9, thu hoạch vào tháng 1 - 2 năm sau.

Ngoài ra, ở các bãi ven sông hoặc các vùng đất trống không trồng được lương thực,
người ta có thể trồng ớt xuân - hè, gieo hạt từ tháng 2 - 3, trồng tháng 3 - 4, thu
hoạch tháng 7-8 (Tạ Thu Cúc, 2006 [6], nongthon.net [30], Hồ Hữu An, 2000 [1],
Đường Hồng Dật, 2002 [7]).
Đất để trồng ớt phải chọn nơi quang đãng và nhiều ánh sáng. Sau khi dọn
đất sạch, cuốc lên một lớp sâu khoảng 2-3 tấc (càng sâu càng tốt vì rễ ớt ăn sâu 7080 cm), đập đất nhỏ, nhặt sạch đá sỏi, cỏ dại và làm thành liếp để trồng. Mỗi liếp
rộng khoảng 1-1,2 m, dài tùy ý, cao 15-20cm (về mùa mưa hoặc ở những vùng đất
thấp có thể làm liếp cao 50-60cm để tránh úng). Giữa hai liếp có rãnh rộng 30cm.
Các loại phân hữu cơ như: phân xanh, cỏ rác mục, tro bếp, phân gia súc, bùn cống,
tro bếp trộn vào đất và san liếp để gieo trồng. Có thể bón thêm 0,8 đến 1 kg vơi cho
mỗi 10 m2 để ớt có nhiều quả. Nếu trồng ớt trong chậu thì nên đập đất vụn trộn với
tro bếp, phân chuồng vào để trồng.
Sau khi gieo hạt khoảng 4 tháng (tức là 3 tháng sau khi trồng cây con) thì có
thể thu hái quả được. Cây ớt cho quả quanh năm và được hái nhiều đợt. Quả ớt có
thể hải khi quả cịn xanh hay đã chín đỏ. Sau mỗi đợt hái thì lại bón phân và vun
gốc, 1 tháng sau sẽ hái lứa tiếp theo. Mỗi tháng 1 cây có thể cho 150-300 gram ớt
tươi để ăn tươi, ngâm giấm, làm ớt bột, tương ớt. Sau nhiều lần thu hoạch thì cây
cằn cỗi phải nhổ bỏ để trồng cây non mới. Tuy nhiên không nên trồng hai mùa ớt
liên tục trên một liếp đất vì cây sẽ bị bệnh và năng suất thấp, nên luân canh các loại
cây khác (nongthon.net [30]) .
Trong chăm sóc cât ớt cần quan tâm đến các công việc sau: chế độ nước tưới,
tỉa nhánh, phòng chống sâu bệnh. Ớt thường bị: ruồi đục lá, sâu xanh đục quả, sâu
khoang (Spodoptera litura), Bọ phấn (Bemisia sp), rầy xanh, rệp, bệnh lỡ cổ rễ
(Rhizoctonia solani sp), bệnh thán thư, bệnh mốc sương (Phytophthora infestans),

8


bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum hại nên cần chú ý
và sử dụng tổng hợp các biện pháp bảo vệ thực vật để phòng chống hiệu quả.

Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ớt cho thu hoạch 3540 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2
ngày thu 1 lần.
2.2. Những nghiên cứu về sâu, nhện hạí ớt
Cây ớt là cây trồng có thời gian dài trong năm do vậy nó thường bị nhiều lồi
sâu, nhện hại tấn cơng và gây hại. Nghiên cứu về tình hình sâu hại rau nói chung
sâu nhện hại ớt nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm
từ nhiều năn nay. Số lượng và mức độ gây hại của các loài sâu hại đối với cây ớt tuỳ
thuộc và điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra thành phần các lồi sâu nhện hại
ớt gồm nhiều lồi sâu chích hút, sâu ăn lá, sâu đục quả, sâu đục thân, gốc… tuy
nhiên hiện nay có một số lồi sâu, nhện hại chủ yếu sau:
2.2.1. Những nghiên cứu về bọ phấn
Bọ phấn (Bemisia sp.), họ bọ phấn (Aleyrodidae), bộ cánh đều (Homoptera).
Là lồi có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng, hại nhiều trên ớt, cà
chua, dưa chột, thuốc lá, khoai tây… và nhiều loại cây trồng khác (Côn trùng
chuyên khoa, 2004 [2], [29])
Bọ trưởng thành thân dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh rộng 1,2 - 2 mm. Hai đôi
cánh trước và sau dài bằng nhau, toàn thân và cánh phủ một lớp phấn trắng. Mắt
kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Râu đầu có sáu
đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt. Trưởng thành bay chậm, hình dáng giống
như bướm. Sâu non rất giống rệp sáp, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít
bị, thường cố định một chỗ chích hút mơ cây. Trứng, sâu non và trưởng thành
luôn luôn hiện diện ở mặt dưới lá trên các loại cây ăn trái, bầu bí, dưa, cà, ớt, bông
vải, thuốc lá. Sâu non màu vàng nhạt khi mới nở có chân, bị dưới mặt lá, rồi ở cố
định một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non khơng

9




×