Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.47 KB, 21 trang )

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP MỘT
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong thời đại xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, đã gia nhập WTO, đang cần những con người có tài có đức, là
những người vừa hồng vừa chuyên mới có thể ghóp phần xây dựng đất nước
vững mạnh giàu đẹp. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức cho những mầm non
của đất nước rất cần thiết và thiết thực.
Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức có vai trò và chức năng
rất quan trọng trong đời sống xã hội Nó có khả năng điều chỉnh, chi phối hành
vi của mỗi người và toàn xã hội. Là …………… tôi luôn xem các em là một
bông hoa mà tôi là người phác thảo những nét đầu tiên cho những bông hoa
ấy. Muốn những bông hoa đó đầy màu sắc tỏa ngát hương, thì tôi nghĩ phải
đưa việc giáo dục đạo đức lên hàng đầu, tạo cho các em có đạo đức tốt như
Bác Hồ có ví:“đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người”.
Với cương vị là ………., tôi đắn đo mãi phải làm thế nào để giáo dục
các em trở thành con ngoan trò giỏi với một nhân cách hoàn thiện. Qua bao
ngày trăn trở tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Là giáo viên không
những có nghĩa vụ giảng dạy truyền thụ kiến thức cho học sinh, mà còn phải
xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một điều không thể thiếu. Vì vậy
tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp
một” mà tôi đã áp dụng để viết lên những suy nghĩ và việc làm của mình để
cùng các đồng nghiệp tham khảo.
PHẦN 2 - NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề
* Thực trạng ban đầu:
1
Vào những giờ ra chơi tôi quan sát thấy có một số học sinh đạo đức
chưa tốt, hay gây sự với bạn bè, hay hiếp đáp bạn nhỏ, có thái độ chưa lễ
phép với thầy cô, người lớn tuổi. Và nhận thấy đó cũng là một phần trách
nhiệm ở giáo viên lớp Một chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức
cho học sinh ngay từ đầu cấp như câu nói: “tre non dễ uốn”…


* Nguyên nhân:
- Do nhiều em chưa qua lớp mẫu giáo, chưa được nhà trường giáo dục,
những thói quen và hành vi chưa tốt chưa được điều chỉnh ở môi trường mới.
- Nhiều gia đình quá cưng chiều con nên sai lầm hoặc lơi lỏng trong
giáo dục đạo đức.
- Có gia đình có hoàn cảnh khó khăn không quan tâm đến việc học tập
và đạo đức các em.
- Trong gia đình người lớn chưa là tấm gương tốt, có các hành vi xấu
như nói tục, chửi thề, tham lam, rượu chè bê tha, đánh đập vợ con, đã ảnh
hưởng đến các em.
- Những tệ nạn và môi trường thiếu lành mạnh trong xã hội như phim
ảnh bạo lực gây ảnh hưởng xấu đến học sinh.
- Nơi em ở có người thiếu văn minh, hành xử thô bạo, nói tục chửi thề.
Qua thực trạng trên, tôi đã đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức,
hình thành cho học sinh có thói quen tốt, biết cư xử tốt với bạn bè và mọi
người xung quanh.
2. Mô tả biện pháp cụ thể:
Để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận chính xác từng học sinh, ngay từ đầu
năm học tôi đã tự làm công tác điều tra lí lịch bằng cách: Gởi về cho phụ
huynh điền những thông tin vào phiếu lý lịch theo mẫu như sau:
Sơ Lược Lý lịch học sinh Lớp: 1A
2
GVCN: ……………………………. - ĐT:
Họ và tên học sinh:……………………………sinh năm:
……….
Địa chỉ: Số nhà:……Tổ………………Phường (xã)
…………
Họ và tên cha:……………………….Nghề nghiệp:
……………
Họ và tên mẹ:……………………….Nghề nghiệp:

……………
Số điện thoại liên hệ: (nếu có):
…………………………………
Để biết được học sinh thuộc thành phần gia đình như thế nào: về kinh
tế, về truyền thống đạo đức, truyền thống học tập của gia đình trước đây, tôi
liên hệ với giáo viên mẫu giáo dạy em 5 tuổi. Vì là lớp đầu cấp nên những
ngày đầu năm học phụ huynh thường đưa con em mình đến trường, trong thời
gian đó tôi đã quan sát và giao tiếp với phụ huynh học sinh để nhận biết em
đó thuộc đối tượng gia đình thành phần như thế nào và đi đến nhà nắm biết
hoàn cảnh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Đầu năm, tôi xác định các hành vi chưa tốt của các em thường có các
dạng sau:
- Đa số là trả lời “tiếng một” không tròn câu, thậm chí còn có em trả lời
rất gọn “ừ”, xưng hô với bạn “mày, tao” hoặc nói tục chửi thề.
- Một số em lớn hay gây sự, bắt nạt bạn nhỏ.
- Tham lam lấy cắp của bạn.
3
- Thụ động trong học tập, ít phát biểu ý kiến.
- Chưa có nề nếp tốt, hay mất trật tự, chưa biết giữ gìn vệ sinh…
a. Xây dựng nề nếp, qui định các hành vi, thói quen đạo đức tại lớp
do mình chủ nhiệm và giúp các em điều chỉnh, thay đổi hành vi đạo đức
chưa tốt:
* Qui định các hành vi và đạo đức tốt cho các em ngay từ đầu năm:
Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã lập danh sách học
sinh chưa ngoan, có những thói quen xấu do bị ảnh hưởng từ cách sống của
gia đình và xã hội như: cứ mở miệng ra là chửi thề, nói tục, luôn đánh bạn,
hay lấy đồ của bạn.
- Những ngày bắt đầu nhận học sinh chưa thực dạy, tôi đã sinh hoạt và
giải thích cho học sinh nắm được nội quy trường tiểu học, hướng các em học
tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

- Nhân cách và thói quen tốt của con người luôn là trên hết, học sinh có
đạo đức tốt mới có thể học tập tốt được, nên từ đầu năm học tôi đã sinh hoạt
và tuyệt đối nghiêm cấm học sinh: một là không được nói dối, hai là không
được tham lam, ba là không được chửi thề, nói tục… Giải thích cho học sinh
nhận ra là: nếu lỡ có làm điều gì sai cứ nhận và nói sự thật thì bao giờ cũng
được tha thứ và động viên; nếu thấy đồ dùng của bạn đẹp thì mượn xem chứ
không được ăn cắp; đi học cha mẹ quên cho tiền thì nói với cô để cô cho
mượn hoặc cho (đối với học sinh nghèo, khó khăn) chứ không tham lam lấy
tiền, đồ dùng của bạn. Khi giao tiếp với bạn phải biết xưng tôi và kêu bạn, đối
với người lớn tuổi phải biết “dạ thưa”, đưa hoặc nhận bằng hai tay lễ phép, đi
thưa về trình, xếp hàng trật tự khi ra vào lớp và đi về nhà…
* Xây dựng thái độ, động cơ học tập đúng đắn và khả năng tự giáo
dục cho các em:
4
Nhận thức được lời thường khuyên của ông bà ta trong lĩnh vực giáo
dục như “Tre non dễ uốn” hoặc “Dạy con từ thưở còn thơ…” nên tôi bắt tay
ngay vào việc xây dựng thái độ động cơ học tập và khả năng tự giáo dục cho
các em ngay từ những ngày đầu vào học lớp một. Tôi thực hiện như sau:
- Ban đầu tôi tranh thủ trong các giờ sinh hoạt lớp, trong các giờ phù
hợp kể cho các em nghe những câu chuyện về gương vượt khó, hiếu học
thành tài như truyện “Cậu bé đứng ngoài lớp học” theo truyện đọc lớp 5 nói
về cậu bé tên là Vũ Duệ nhà nghèo không tiền ăn học, cậu phải cõng em đứng
ngoài lớp học nghe lõm… lớn lên thi đỗ Trạng Nguyên. Gương hiếu thảo như
truyện “Bông hoa cúc trắng” theo kể chuyện lớp 1 nói về tấm lòng hiếu thảo
của cô bé với mẹ. Gương người tốt như truyện “Các em nhỏ và cụ già” theo
kể chuyện lớp 3 nói về những em nhỏ tốt bụng đã giúp đưa cụ già lên xe buýt.
Gợi ý cho các em nhận biết và ước muốn làm theo những người tốt, biết phê
phán những điều sai như: tham lam, lười biếng, nói dối. Rồi liên hệ giáo dục
các em về tầm quan trọng của việc học và hình thành đạo đức tốt. Trở thành
người tốt sẽ được mọi người thương mến, quý trọng. Ngược lại mọi người

chê bai, xa lánh v.v…
* Sửa chữa những thói quen và hành vi chưa tốt của các em:
Đối với các em trả lời “tiếng một” không tròn câu, thậm chí còn có em
trả lời rất gọn “ừ”, xưng hô với bạn “mày tao” hoặc nói tục chửi thề.
- Khi các em vi phạm, tôi tế nhị và nghiêm khắc phê bình và yêu cầu
các em lập lại câu nói cho tròn câu, lập lại lời nói bằng tiếng “dạ” thay vì “ừ”.
Sửa ngay lại cách xưng hô “tôi, bạn” thay tiếng “mày, tao”. Chẳng hạn đầu
năm học này có em Huy do chưa quen với việc đi học nên khi mẹ em đưa vào
lớp thì em có hành vi và cách nói năng không lễ phép với mẹ, tôi đã giải thích
cho em nhận thấy sự quan tâm, thương yêu của cha mẹ dành cho em và sự
cần thiết của việc học cho biết chữ.
5
- Riêng những em có thói quen nhận đồ do giáo viên hay người lớn trao
em nhận bằng một tay, tôi cũng tiến hành sửa chữa tương tự. Ví dụ: khi đưa
cho em đó viên phấn, quyển vở… do thói quen hàng ngày, em sẽ nhận lấy
bằng một tay, tôi hướng dẫn em nên nhận bằng hai tay. Vài lần như thế là em
sửa được, các bạn trong lớp thấy thế cũng thực hiện theo.
* Đối với những em tham lam hay gây gỗ, bắt nạt bạn nhỏ:
Khi xảy ra, tôi điều tra cụ thể sự việc và mời em trao đổi. Trước tiên tôi
thường gợi ý để em trả lời về cha mẹ và gia đình mình, để tự em nhận biết là
cha mẹ và cô giáo rất mong muốn em trở thành người tốt, được anh em, bạn
bè yêu quý mà tự em đánh giá về hành vi sai trái của mình không đúng,
không biết thương yêu bạn bè (hoặc tham lam), trái với điều mà cô đã dặn dò.
Cha mẹ biết sẽ rất buồn khi em đã làm điều không tốt. Rồi tôi cho em hứa
khắc phục và xin lỗi bạn (trả đồ đã lấy cắp lại cho bạn). Chẳng hạn như đầu
năm học 20 20 có em Thi lấy cây viết của em Thêm, biết là Thi lấy nhưng
em không nhận, tôi đã dùng đủ mọi cách như: dỗ ngọt, dọa sẽ báo Ban Giám
hiệu, mời cha mẹ vào… cuối cùng em đã nhận. nhưng tôi hoàn toàn không
phạt gì em cả và hứa sẽ không phạt, chỉ giải thích cho Thi nhận biết đó là điều
xấu không nên làm và nhắc nhở các em còn lại không được trêu chọc Thi.

Giải thích cho cả lớp hiểu: biết sai mà sửa là điều tốt, vì vậy từ đầu năm học
đến nay Thi và những em khác trong lớp không còn xảy ra trường hợp mất
cắp nữa.
Với những cách như vậy, tôi đã giúp các em thay đổi những thói quen
chưa tốt, hình thành những hành vi có đạo đức tốt như: thương yêu bạn, giúp
đỡ bạn khi gặp khó khăn…
* Đối với những em thụ động trong học tập, ít phát biểu ý kiến:
Thường tôi tìm hiểu những sở thích và thái độ của em trong giờ học mà
khuyến khích các em. Ban đầu là những câu hỏi dễ. Khi em trả lời được sẽ tạo
6
được niềm tin và hứng thú khi em được khen ngợi trước các bạn. Chiếu cố
cho em nhiều lần như vậy, dần dần em khắc phục được tự ti, tự tin khi phát
biểu.
Xây dựng nề nếp và thói quen tốt khác như xếp hàng ra vào lớp, thực
hiện trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân và trường lớp.
Đây cũng là những hoạt động tôi xây dựng ngay từ đầu năm cho các
em: Mỗi ngày đều có phân công tổ trực để các em biết giữ vệ sinh và làm vệ
sinh (có giáo viên phụ giúp để hình thành thói quen tốt cho học sinh). Trước
khi vào lớp, ra về nhà, tất cả các em đều xếp hàng đi có trật tự theo từng hàng.
Ban đầu các em chưa quen, không nhớ làm vệ sinh lớp học, tập hợp chậm
chạp, thiếu khẩn trương, chưa ngay ngắn… Nguyên nhân là các em chưa quen
nếp sống tổ chức kỉ luật của tập thể, nhất là các em chưa qua lớp Mẫu giáo.
Tôi khắc phục nhược điểm này bằng biện pháp sau:
- Hàng ngày tôi đi sớm 30 phút để vừa phụ đạo các em học sinh yếu,
vừa kiểm tra các hoạt động hàng ngày, nhằm giúp các em thực hiện thường
xuyên, đi vào nề nếp.
* Những biện pháp khác tổ chức tại lớp học:
- Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức phong phú,
phát động phong trào thi đua, tạo không khí tích cực trong việc rèn luyện đạo
đức cho các em:

Dù là lớp Một, nhưng tôi luôn tin tưởng các em thực hiện được việc tự
quản và thường xuyên tổ chức, dần dần đi vào nề nếp. Mỗi tuần đều có một
chủ đề riêng. Mỗi tiết sinh hoạt lớp đều có xen vào các tiết mục vui nhằm vừa
thu hút gây hứng thú vừa giáo dục các em như: biểu diễn văn nghệ, kể
chuyện. Mặc dù các em chưa biết ghi chép, tổ chức không được như những
lớp trên, nhưng qua đó các em nhận thấy được bản thân và sự tiến bộ của bạn
7
mà có hướng khắc phục để học tập tốt hơn. Việc thi đua giữa cá nhân, giữa
các tổ nhằm nhắc nhở các em phải biết ngày càng cố gắng nhiều hơn.
Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp có gắn với phong trào thi đua khen thưởng
của lớp:
- Bắt đầu tuần thực học đầu tiên, tôi đã phát động phong trào thi đua
“nói lời hay, làm việc tốt, không tham lam của rơi, không nói tục chửi thề” ở
lớp. Tổng kết vào cuối tuần ở tiết sinh hoạt lớp có khen thưởng cho những em
tham gia tốt phong trào. Đó là nguồn động lực giúp các em ham thích và thực
hiện tốt những điều qui định mà cô đã sinh hoạt, bằng những tiếng vỗ tay,
khen ngợi, tuyên dương, khuyến khích các em bằng bút chì màu, viết, phấn,
những viên kẹo, những trò chơi… giúp các em cảm thấy được cô quan tâm
mà ngày càng ham thích học tập và luôn làm tròn nhiệm vụ của một học sinh
để cô giáo được vui lòng.
Không chỉ một vài lần mà hàng tuần tôi đều tổ chức cho các em thi đua
theo các chủ điểm như: lễ phép với thầy cô, giúp bạn cùng tiến bộ, gương
người tốt việc tốt, không đánh lộn, biết quan tâm giúp đỡ người già lớn tuổi,
nhặt của rơi trả người mất… có tổng kết ghi sổ chủ nhiệm và khen thưởng cụ
thể để các em ham thích nhằm hướng các em tham gia vào các hoạt động lành
mạnh, hình thành thói quen tốt, có đức tính lễ phép, có tinh thần tương thân
tương ái, giúp đỡ nhau cùng vượt khó tiến bộ. Cứ thế qua mỗi tuần tổng kết
thi đua thì các gương người tốt việc tốt càng nhiều, học sinh vi phạm càng lúc
càng giảm dần. Vì thích được cô khen nên các em tranh nhau làm việc tốt,
nhặt của rơi liền báo cô để trao lại cho bạn nào bị mất, các em được nêu

gương tốt như: T, Đ, H, T, Th, A, Tr … thường cho bạn mượn đồ dùng, K
luôn đi sớm làm vệ sinh lớp trước giờ học.
Chẳng những thế tôi còn phân lớp ra sáu nhóm theo nơi ở của học sinh.
Sau đó phân công nhóm trưởng theo dõi hoạt động ở nhà lẫn ở lớp xem các
8
em có lễ phép với ông bà, cha mẹ không, các em có đi thưa về trình không, có
chửi thề nói tục khi ở nhà không… để kịp thời sửa chữa và uốn nắn.
* Giáo dục đạo đức cho các em thông qua các môn học khác và mọi
hoạt động trong lớp, trong trường:
Tôi đầu tư tốt việc soạn bài và giảng dạy các môn học khác đều có lồng
ghép môn Đạo đức, chú ý thực hành giáo dục đạo đức cho các em, tranh thủ
các hoạt động và mọi thời gian thích hợp để điều chỉnh hành vi cho các em:
- Trong giờ dạy, những vấn đề gì có thể liên hệ đến việc giáo dục đạo
đức là tôi luôn nhắc nhở, liên hệ thực tế cho các em. Chẳng hạn như khi dạy
đạo đức bài: “Em và các bạn” tôi giáo dục các em phải biết đoàn kết, thương
yêu giúp đỡ nhau, không nên hiếp đáp, chọc phá nhau. Nếu bạn học yếu mình
phải biết quan tâm giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, nếu bạn bị té mình đỡ bạn ngồi
dậy, nếu bạn bỏ quên đồ dùng ở nhà là bạn bè mình nên cho bạn mượn…
- Trong giờ chơi không được chơi những trò mạnh bạo như: đấm đá, níu
kéo nhau, chỉ nên chơi những trò nhẹ nhàng như: Em làm cô giáo, cùng hát,
cùng chơi nhảy dây với bạn… để gắn kết thêm tình bạn giữa học sinh với
nhau.
Qua những giờ học đó tôi thấy có kết quả ngay: vào giờ ra chơi một
nhóm em: T, N đang chơi trò đấm đá rủ H cùng chơi, thì em H liền nhắc nhở:
“cô nói giờ ra chơi mình chỉ nên chơi những trò nhẹ nhàng thôi”, lập tức
những em đó cũng ngưng không chơi nữa. Tôi ngồi đó mà lòng cảm thấy rất
hạnh phúc vì đàn con thân yêu của mình.
Thường những giờ ra chơi tôi luôn ở tại lớp để quan sát xem tính tình
và thái độ của từng học sinh ra sao trong cách cư xử hàng ngày, từ đó tôi phát
hiện và luôn nêu gương, khen ngợi kịp thời những em có đức tính tốt, biết

giúp đỡ bạn, để các em còn lại cũng thích được khen như bạn sẽ bắt chước
theo bạn làm việc tốt. Qua đây, tôi muốn nhắn nhủ với các bạn đồng nghiệp
9
một điều: “Học sinh lớp một như tờ giấy trắng, có la trách các em mấy đi nữa
thì cô giáo vẫn là người mà các em luôn yêu quý và noi theo”, nó luôn là
động lực lớn giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để đến lớp hàng ngày, với lòng
tràn đầy nhiệt huyết yêu nghề.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không ở riêng bộ môn nào cả, mà
nó phải được hình thành thường xuyên trong mọi điều kiện, mọi lúc mọi nơi.
Vì vậy không những giáo dục học sinh qua hành động mà còn giáo dục qua tư
tưởng. Chẳng hạn vào thời gian giải lao, chuyển tiết, tôi cho học sinh hát
những bài: “Tiếng chào theo em”, “Con chim vành khuyên”… để hướng các
em có thói quen tốt như nội dung bài hát. Ngoài ra tôi còn lồng ghép vừa
khen thưởng vừa giáo dục đạo đức cho các em bằng cách cho thi đua, nếu đến
tiết sinh hoạt lớp, các em học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn vâng lời cô, không
vi phạm nội quy của lớp, cô sẽ kể chuyện cho nghe với những mẫu chuyện
mang nội dung giáo dục đạo đức và nhân cách làm người như các nhân vật
trong truyện như truyện: “Ba cô gái” ; “Ăn khế trả vàng”…
* Dùng tấm lòng thương yêu, nhân hậu để quan tâm chăm sóc, dạy
bảo và cảm hóa các em, giúp đỡ các em trong suốt thời gian ngồi trên ghế
nhà trường:
- Biện pháp nêu gương có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc giáo dục
đạo đức cho các em và cũng xuất phát từ tấm lòng của người cô - người mẹ
thứ hai của các em, tôi ứng xử nhẹ nhàng và quan tâm chăm sóc tận tình cho
các em. Những học sinh nghèo, tôi liên hệ Hội khuyến học để xin giúp đỡ
quần áo, sách vở. Nếu vận động chưa đủ để các em học tập, tôi mua cho.
- Tôi luôn mang theo thêm bút, phấn để giúp các em khi cần. Khi các
em bệnh tôi đi thăm hỏi. Khi các em làm điều gì sai, tôi không ghét bỏ mà
chân tình dạy bảo, giúp đỡ để các em trở thành người tốt.
10

- Tôi thường xuyên gần gũi, thương yêu chăm sóc (chải đầu, lau mặt,
trò chuyện…) với những em có hoàn cảnh đặc biệt như Nhân (cha mất vì
bệnh nan y, mẹ bán bún). Trinh (cha mất vì tai nạn, mẹ có chồng khác, em ở
với ông bà ngoại), Kha (không có cha, mẹ có chồng khác, em ở với ông bà
ngoại) để các em nhận thấy được nhiều người quan tâm thương yêu mà bớt
buồn tủi.
Tôi nhận thấy tình cảm và việc làm của mình đã cảm hóa được các em,
gia đình các em cũng tin tưởng, yên tâm khi các em đến trường.
b. Phối hợp với gia đình giáo dục các em:
* Họp phụ huynh học sinh:
Việc làm tiếp theo là mạnh dạn tổ chức họp phụ huynh học sinh của lớp
để bầu ra Ban đại diện Chi hội phụ huynh của lớp để tiện việc liên hệ phụ
huynh học sinh, thông báo cho phụ huynh nắm được những qui định của
trường, của lớp như: Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép (hoặc nhắn với
bạn cho cô biết lí do vắng), không được chửi thề, nói tục, nói lời hay làm việc
tốt. Tôi đề nghị phụ huynh không cho các em được đến những nơi xem phim
ảnh và trò chơi vi tính không lành mạnh, ham chơi trốn học… để tiện theo dõi
học sinh, hàng tháng đều phát phiếu liên lạc về gia đình để giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh học sinh phản hồi qua lại, nắm được tình hình học tập,
đạo đức của học sinh ở nhà, ở lớp… để nhắc nhở con em mình.
Tôi thường xuyên liên hệ gia đình thông qua phiếu liên lạc, điện thoại
và đến từng gia đình có học sinh chưa ngoan để nhờ tiếp tay giáo dục các em.
Đối với gia đình mà người lớn chưa là tấm gương tốt, tôi nhẹ nhàng và
trao đổi tế nhị để khơi dậy trách nhiệm làm cha, làm anh nêu gương cho các
em. Nếu không thành công, tôi nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh đến vận
động, thuyết phục tiếp.
11
3. Kết quả
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi đã đạt được những
kết quả sau:

Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp Một, trong 9 năm kể từ khi
mới ra trường đến nay cuối học kỳ I năm học 20 20 , tất cả học sinh đều
đạt hạnh kiểm “thực hiện đầy đủ”. Đa số học sinh đã nhận biết được những
việc không nên làm như:
- Không chửi thề, nói tục.
- Không đánh lộn
- Biết hòa đồng, cùng học, cùng chơi với bạn, biết giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ.
- Có thói quen tốt chào hỏi thầy cô, người lớn có lễ phép.
- Biết chào hỏi ông bà, cha mẹ khi đi học và lúc về, xin phép mỗi khi đi
đâu.
- Biết xin lỗi và sửa lỗi.
- Biết nói lời hay, làm việc tốt.
- Những học sinh thường xuyên chửi thề, đánh lộn như: T, N… đến nay
đã không còn vi phạm nữa. Em K, H cũng tích cực hơn trong học tập, mạnh
dạn phát biểu ý kiến.
Đa số học sinh trong lớp tới thời điểm này đã ý thức được việc gì nên
làm và việc gì không nên làm, từ đó giúp cho việc học tập của các em cũng
tiến bộ rõ rệt. Xin nêu thêm 03 trường hợp điển hình như sau:
+ Một là em N.V.H là học sinh cá biệt (chưa qua mẫu giáo, Đầu năm
em H không biết gì cả, ngay cả cách cầm viên phấn. Cha mẹ đi làm suốt ngày,
để em H ở nhà với bà nội già ít quan tâm), nói chuyện hay chửi thề, không
chịu đi học. Sau một thời gian tôi uốn nắn theo các biện pháp trên, đến nay
12
em học rất tiến bộ, phụ huynh em H gặp tôi rất mừng vì họ nói: “Em H biết
chăm chỉ học hơn trước rất nhiều, có dịp đi đám kêu em nghỉ học để đi nhưng
em cũng không chịu nghỉ”.
+ Hai là em T.T.K.T (chưa qua mẫu giáo, cha mẹ còn trẻ khoảng 23
tuổi nhà nghèo lại đông con, không quan tâm nên em có cách cư xử và thói
quen không tốt với bạn bè, ham chơi, thường xuyên khóc không chịu đi học),

đến nay đã tiến bộ rất nhiều, cư xử tốt với bạn, đã biết tự động đi học không
đợi nhắc nhở.
+ Ba là em N.V.T (chưa qua mẫu giáo, đầu năm em T cũng không biết
gì cả, ngay cả cách cầm viên phấn. Thuộc gia đình có truyền thống học tập
không tốt (cách trường khoảng 400m). Tôi xếp em T vào dạng cá biệt: nói
chuyện luôn chửi thề, muốn đánh ai là đánh không sợ ai cả, gia đình muốn
cho nghỉ học giờ nào là cho, không xin phép. Qua cách tôi cư xử, tiếp xúc với
phụ huynh và giáo dục em ở lớp như đã nêu, đến nay em không còn chửi thề
và đánh ai nữa, khi nghỉ học phụ huynh trực tiếp đến lớp tôi xin phép cho em
T nghỉ học.
Qua áp dụng những biện pháp trên các em có đạo đức tốt sẽ dẫn đến các
em học tập có tiến bộ hơn. Tôi xin nêu kết quả cụ thể 2 năm gần nhất như
sau: Kết quả học tập các môn đánh giá bằng nhận xét có 100% học sinh đạt từ
hoàn thành đến hoàn thành tốt.
Chất lượng môn Tiếng Việt và Toán đánh giá bằng điểm số như sau:
Xếp loại
Năm học 20 – 20
Năm học 20 – 20
Tiếng Việt Toán Tiếng Việt Toán
HKI HKII HKI HKII HKI HKII HKI HKII
Giỏi 52,4% 61,9% 47,6% 66,7% 56,7% 66,7% 56,7% 70,0%
Khá 23,8% 28,6% 23,8% 23,8% 20,0% 23,3% 20,0% 20,0%
TB 14,3% 9,5% 19,0% 9,5% 16,7% 10,0% 13,3% 10,0%
13
Yếu 9,5% 0% 9,5% 0% 6,7% 0% 10,0% 0%
Sang năm học 20 20 tôi tiếp tục thực hiện những kinh nghiệm trên.
Kết quả ở học kì I: 100% học sinh có hạnh kiểm “thực hiện đầy đủ” các
môn đánh giá bằng nhận xét có 100% học sinh đạt từ hoàn thành đến hoàn
thành tốt.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
14
Để đạt được kết quả như trên, bản thân tôi đã vạch kế hoạch chủ nhiệm
ngay từ đầu năm học thật chi tiết. Có được những thành tích trong những năm
qua là do những nguyên nhân sau đây:
- Có qui định cụ thể những việc nên làm và không nên làm để các em
biết thực hiện.
- Tuyên truyền và giáo dục thái độ động cơ học tập đúng đắn và ý thức
tự giáo dục trở thành người tốt.
- Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho các em ngay từ đầu năm và thực
hiện thường xuyên.
- Để có thói quen tốt, ngay từ đầu năm tôi đã trang bị đầy đủ dụng cụ
học tập cho học sinh. Nếu học sinh nào thiếu tôi động viên phụ huynh mua,
đối với học sinh khó khăn tôi mua cho.
- Tận tụy trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu, thực hiện tốt
tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức phong phú.
- Thuyết phục, động viên học sinh bằng tình cảm chân thành của mình,
luôn quan tâm giúp đỡ học sinh, nhất là đối với những em có hoàn cảnh đặc
biệt.
- Hằng ngày vào giờ chơi tôi luôn ở lớp theo dõi các hoạt động của học
sinh, nếu có vi phạm tôi nhắc nhở kịp thời để các em khắc phục và ghi nhớ.
-Luôn đi sớm khoảng 15-20 phút để kiểm tra việc thực hiện những qui
định của lớp về: vệ sinh, giờ giấc, bài vở và nêu gương khen thưởng những
học sinh thực hiện tốt, nhằm động viên khích lệ học sinh cố gắng hàng ngày.
- Tiến hành các biện pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng học sinh
khác nhau, nhằm giúp các em thực hành, điều chỉnh các hành vi đạo đức, biết
khơi dậy tình cảm nhân hậu trong mỗi con người, tính tự giáo dục, hướng
thiện biết sửa sai trở thành người tốt.
15
- Phối hợp, vận dụng nhiều biện pháp và hình thức để giáo dục các em.

- Tìm hiểu và nắm rõ hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống xung
quanh của học sinh để có biện pháp phù hợp nhất, nhằm giúp các em có thói
quen tốt, giáo dục các em trở thành những học sinh gương mẫu.
- Biết phối hợp 3 môi trường “Nhà trường - gia đình - xã hội” để giáo
dục các em.
* Tồn tại:
Bên cạnh những thành công mà tôi đạt được, vẫn còn một số hạn chế khách
quan:
- Một số học sinh chịu ảnh hưởng từ phía gia đình cha mẹ không gương
mẫu, hay nuông chiều dẫn đến các em có tính ỷ lại, coi thường người khác.
- Nhiều học sinh ở lớp đã khắc phục được những thói xấu, nhưng khi về
nhà giao tiếp với môi trường xung quanh không lành mạnh nên ảnh hưởng
xấu các em.
* Bài học kinh nghiệm:
- Trước nhất bản thân giáo viên phải xác định cho mình một cái “Tâm”
dành cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ trẻ.
- Phải nắm rõ lý lịch, hoàn cảnh sống, truyền thống học tập của gia
đình của từng học sinh để định hướng cho việc giảng dạy, giáo dục.
- Là giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp Một thật sự các em luôn nghĩ đó
là tấm gương cho các em noi theo về mọi mặt, thật sự như: khi học sinh tôi
lên lớp trên, các giáo viên chủ nhiệm thường nói một câu: “Cô lớp một thế
nào thì học trò thế ấy”. Vậy muốn giáo dục đạo đức, điều đầu tiên giáo viên
phải xem lại mình có là tấm gương sáng cho học sinh noi theo chưa ? Ngoài
ra còn cần giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, dưới nhiều hình
16
thức: động viên, khen thưởng, gần gũi thương yêu giúp đỡ và hướng dẫn các
em thực hành sửa sai, hình thành thói quen và đạo đức tốt.
2. Khuyến nghị

…………., ngày … tháng … năm 20…

Người viết
MỤC LỤC
17
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn
danh mục. Bấm phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2
3
4
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1
2
3
4
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
1. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 1) , NxbGD
2. Giáo trình tâm lý học Tiểu học
3. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học
4. Chuyên đề giáo dục Tiểu học
5. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn
6. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.
7. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995
8. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001

9. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.
19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: ………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Đơn vị: Trường tiểu học ………
Địên thoại: 0912345678
E-mail:
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN:
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong
giảng dạy tại trường ……………………………… . Trong trường hợp có xảy ra
tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh
nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho
đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến
này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
…………, ngày … tháng … năm 20….
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
20
21

×