SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển ngày càng đi lên của thế giới nói chung và việt nam nói
riêng, việc đưa mơn mĩ thuật trở thành một trong 9 môn học bắt buộc trong
nhà trường tiểu học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học
sinh, nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hoà nhập thế giới
xung quanh ;trẻ biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp - chính là giúp
trẻ tự hồn thiện mình, trở thành người cơng dân có ích cho xã hội.
Là người giáo viên dạy mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình
có thể giúp trẻ em, nhất là trẻ em mới vào lớp 1 nhìn nhận và thể hiện cái đẹp
thơng qua các bài vẽ tranh đề tài một cách tự tin.
II. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của trẻ từ mẫu giáo.
- Giúp trẻ bộc lộ sự phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung quanh
một cách tự nhiên, “rất trẻ thơ” qua các bài vẽ tranh đề tài.
- Giúp trẻ lớp 1 ngày càng u thích mơn mĩ thuật - làm nền tảng cho việc
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc tiểu học .
Cụ thể hơn là giúp trẻ lớp 1 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp
hình vẽ (bố cục) trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp.
- Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp trẻ lớp 1 càng ngày vẽ càng tự
tin hơn, đạt hiệu quả -phù hợp mục tiêu giáo dục của mơn mĩ thuật: Giúp trẻ
có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình
ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp trẻ học các môn
khác tốt hơn.
1
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu
- Chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc tiểu học mục đích khơng phải là đào
tạo học sinh trở thành hoạ sĩ, mà với tiêu chí giúp trẻ làm quen với mơn mĩ
thuật - cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục,
mầu sắc). Do đó giáo viên dạy mĩ thuật tiểu học, nhất là giáo viên dạy học
sinh lớp 1 càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ ở trẻ hơn - hướng
cho trẻ vẽ đẹp song phải thật tự nhiên; tạo cho trẻ kĩ năng vẽ hình phù hợp
khổ giấy, nét vẽ khống đạt, thể hiện đuợc nội dung đề tài định vẽ.
- Tôi nghiên cứu đề tài này luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
tiểu học mà các nhà tâm lí học đã đúc kết với mong muốn phần nào giúp trẻ
lớp 1 điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp, phù hợp mục tiêu giáo dục của
môn mĩ thuật .
- Dựa vào các kiến thức đã học ở trường Cao đẳng, lớp bồi dưỡng mĩ thuật
của trường đào tạo cán bộ giáo dục, tơi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền
thụ lại phần nào cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1 cách vẽ hình, làm bố cục
tranh một cách mĩ thuật:
+ Nét vẽ khoáng đạt, tự tin, rất trẻ thơ.
+ Hình vẽ được sắp xếp phù hợp tờ giấy.
Mục đích làm trẻ u thích mơn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ
thuật.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
- Hiện nay học sinh ở Mẫu giáo đã được làm quen với môn Mĩ thuật song do
cách tư duy tưởng tượng của trẻ vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của
tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ một số ít học sinh
vào lớp 1 có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số học sinh lớp 1 bỡ
ngỡ chưa làm quen được với cách học của bậc tiểu học - các em vẽ hình bằng
chì, hình vẽ nhỏ, hay tẩy xố khơng tự tin khi vẽ hình, tạo bố cục trống trải
khơng đẹp mắt dẫn đến khó tơ màu, khó biểu đạt nội dung đề tài.
- Quan niệm từ trước, cứ vẽ hình là cơ giáo tiểu học cho dùng bút chì; nhiều
em vẽ rất đẹp ở mẫu giáo, lên lớp 1 lại lúng túng khơng tìm được cách thể
hiện bài vẽ thoải mái dẫn đến nhiều bài vẽ hình vẽ đẹp song lại q bé khơng
phù hợp tờ giấy hoặc tâm lí sợ vẽ khơng đúng với thực tế.
Ví dụ: trẻ khi vẽ con chó, chúng muốn là phải thật giống, nếu vẽ sai sợ cô
giáo chê, hoặc khi vẽ người: Trẻ vẽ người có chân tay dài hơn thật, khi bị bạn
chê vội tẩy xoá ngay.
Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 1 ngay từ ngày đầu cấp học đã có
thiện cảm với mơn Mĩ thuật, ln muốn được vẽ - được hoạt động phù hợp
sinh lí trẻ - tôi muốn đưa ra một cách làm mà theo tơi là đạt hiệu quả, giúp trẻ
vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình hợp khn khổ giấy vẽ.
III. Mơ tả nội dung
1. Tâm lí trẻ 6 tuổi.
* Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em có các
đặc điểm sau:
3
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
Tri giác: tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giác
những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các em tri giác những gì
mình thích.
Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em. Các
em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích.
Do đó, khi dạy vẽ học sinh lớp 1, ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng
trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình. Trong mỗi tiết học vẽ, tatạo ra sự
hứng thú cho trẻ đối với những đề tài định vẽ; khơng khí lớp học thoải mái,
nhẹ nhàng; đưa ra đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sát chủ đề tranh
định vẽ; các mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chính học sinh
lớp 1 - làm học sinh dễ hiểu dễ tri giác hơn.
Ví dụ: Trong bài “Vẽ con vật mà em thích” các em rất thích vẽ con trâu;
giáo viên mơ tả lại con trâu một cách say sưa lôi cuốn, cho các em xem tranh
các bạn vẽ con trâu đanh hoạt động (ăn cỏ, nằm nghỉ, đang cày ruộng) và nêu
bằng lời cách vẽ trâu: Đầu hình quả đu đủ, mình trâu hình quả trứng to hơn
nhiều so với đầu, 2 sừng cong nhọn, 4 chân trâu đi guốc ...
* Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy trẻ lớp
1 vẽ những sự vật hiện tượng quanh ta một cách tổng quát, song hồn nhiên
theo cảm quan của các em.
- Tư duy: ở học sinh lớp một, tính trực quan cụ thể vẫn cịn chiếm ưu thế (sẽ
chuyển dần sang tính trừu tượng, khái quát ở lớp cuối cấp).
Cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp, cô đọng, phong phú về thể loại
(tranh vẽ, băng hình video, máy chiếu hắt, máy soi ảnh) hoặc vật thật. Mục
đích cho học sinh lớp 1 tiếp xúc nhiều với những sự vật hiện tượng sắp được
4
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
vẽ. Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu với học sinh sẽ làm
cho các em có chuẩn của cái đẹp mà vẽ bài hứng thú hơn.
Cô giáo dạy Mĩ thuật vẽ thị phạm lên bảng, lên giấy sẽ giúp học sinh nhận
biết cách vẽ nhanh hơn, dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên tranh mẫu.
- Hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 6 tuổi là vui chơi (ở gia đình, ở lớp mẫu
giáo). Đến 6 tuổi, các em vào học trong trường tiểu học; lúc này hoạt động
chủ đạo của các em là hoạt động học tập; môi trường của các em có sự thay
đổi.
Thời gian đầu của lớp một các em gặp một số khó khăn, chưa quen bạn và cơ
giáo, khó tiếp thu trong khi học, tính kỉ luật chưa cao. Giáo viên dạy Mĩ thuật
phải biết điều chỉnh - gây khơng khí hào hứng trong lớp học song vẫn giữ
được tính kỉ luật, trật tự: Cho phép các em trao đổi ý kiến, xem, nhận xét bài
bạn - Nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mải chơi, nói chuyện
riêng ngồi việc học vẽ.
- Tưởng tượng: Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởng
tượng của các em cịn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng cịn
đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững; nhất là lớp 1, các em phải dựa vào đối
tượng cụ thể. Cho nên tranh vẽ theo đềtài của các em còn đơn giản về các
hoạt động (của nhân vật), ít chi tiết, bố cục chưa đẹp.
Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình
đơn giản song cơ đọng, dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ
qua nhiều tiết học.
Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết cách khai thác óc tưởng tượng phong
phúc của trẻ phục vụ cho việc biểu hiện hình vẽ trong bài vẽ tranh đề tài; Có
5
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
thể dùng phương pháp hỏi đáp, kể chuyện, so sánh để bật ra đặc điểm của bức
tranh định vẽ.
- Ví dụ vẽ bài “Cây và nhà”: Cô giáo hỏi học sinh: Con biết các loại cây gì ?
Con thử mơ tả lại đặc điểm của cây đó ... Đi ngồi phố, con nhìn thấy những
ngơi nhà giống hay khác nhau - mô tả cụ thể .... Cơ kể lại ngơi nhà của mình
có đặc điểm nào đó. Cơ hỏi một vài học sinh về ngơi nhà của mình. Hoặc so
sánh nhà ở nơng thơn và thành phố bằng cách hỏi học sinh.
* Tư duy lứa tuổi học sinh tiểu học có những nét đặc thù so với những lứa
tuổi khác. Mà bậc học tiểu học là bậc học nền tảng cho những bậc học sau
này. Vì vậy, giáo viên dạy Mĩ thuật phải lựa chọn phương pháp dạy học tối
ưu, phù hợp với nội dung từng bài vẽ tranh đề tài (Cũng như các phân môn vẽ
khác). Hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ để hình thành kiến thức về Mĩ
thuật, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin khi vẽ bài; Người giáo viên có
vai trị hướng dẫn giúp đỡ chứ khơng áp đặt, làm thay các em.
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp
1, giúp cho giáo viên dạy vẽ như bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứu
hướng dẫn cho các em cách vẽ hình tự tin, tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ
tranh đề tài
2. Khái niệm “tranh vẽ theo đề tài”.
- Đây là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình dạy học ở bậc tiểu
học.
- Học sinh được vẽ những đề tài về cuộc sống xung quanh: Thiên nhiên, sinh
hoạt của con người, thế giới động vật ...
- Qua cách học vẽ tranh đề tài, giúp trẻ khám phá thêm về thế giới xung
quanh, thêm u cuộc sống, u gia đình, bạn bè, thầy cơ ...
6
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
- Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với cuộc
sống qua các bài vẽ của chính bản thân.
- Rèn luyện óc quan sát, tưởng tưởng, kĩ năng cầm bút, giúp trẻ học tốt các
môn học khác .
. * Học sinh lớp 1, lớp nền tảng của cả cấp học tiểu học, do đó việc cho các
em làm quen, yêu thích vẽ tranh đề tài cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí ... là
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi.
3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài.
a. Vẽ hình:
- Tạo nét vẽ trên giấy vẽ để thể hiện một đề tài nào đó: những hoạt động,
hình dáng của các nhân vật, sự vật xung quanh - theo chủ quan của người vẽ cụ thể ở đây -của học sinh lớp một dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mỹ
thuật.
- Các chất liệu để tạo nét trên bức tranh: chì, chì màu, sáp màu, dạ màu, bột
màu, sơn dầu, thuốc nước, sơn mài ... nói chung là màu vẽ.
b. Tạo bố cục.
- Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài.
- Cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức
tranh đẹp, mơ tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu cách dạy vẽ hình, bố cục trong khuôn khổ giấy được trẻ thể
hiện qua các bài vẽ theo đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật
làm sao đạt được hiệu quả cao nhất: đó là sự say mê vẽ của học trị.
7
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
a. Hiện nay, trẻ em vào học lớp một đã được trang bị một chút kiến thức Mĩ
thuật về tạo hình do được học ở mẫu giáo: cây, nhà, ô tô con người, chim, gà,
cá, mặt trời ...
Chỉ cịn một số ít trẻ khơng qua mẫu giáo thì vẫn bỡ ngỡ trong việc xây dựng
hình bằng nét vẽ
Ví dụ: vẽ người - tranh vẽ trang
- Để có mặt bằng kiến thức về nét vẽ - tương đối đồng đều ở học sinh lớp
một - Tôi hướng dẫn cụ thể cách vẽ cho đối tượng đó bằng cách cho học sinh
xem những bức tranh có nét vẽ rõ ràng, mạch lạc đối lập với những bức tranh
có nét vẽ loằng ngoằng, khó nhìn là hình gì.
Ví dụ: Tranh vẽ trang
- Đồng thời hướng dẫn những trẻ vẽ nét tạo hình tốt hơn dạy cho bạn .
Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn trong các bài vẽ tiếp theo.
b. Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh lớp một đã tương đối đồng đều
thì phải giúp các em đi sâu tim hiểu về cách vẽ tranh đề tài, cụ thể là sắp xếp
bố cục hợp lí để nêu bật được chủ đề bức tranh .
c. Cách vẽ hình của trẻ trong bài vẽ tranh đề tài: Tương đối mạnh dạn ở số
đông; giáo viên phải biết cách phát huy - luôn khen ngợi những trẻ có nét vẽ
ngộ nghĩnh đồng thời tỏ ra chưa vừa lịng khi có học sinh chê bạn vẽ xấu,
khơng giống thật .
Ví dụ: một học sinh vẽ chân dung bạn mình, bạn ngồi bên cạnh thấy khơng
giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xố hình đi - Lúc này tơi phải
tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp
thời khen ngợi - như vậy đã giúp học sinh đó cảm thấy tự tin hơn, và học sinh
chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt.
8
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
d. Vẽ hình bằng bút chì: đây là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫn
người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ theo đề tài .
Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ;
Do chất liệu bút chì dễ tẩy xố nên nhiều học sinh quâ lạm dụng tẩy - làm
cho bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên .
Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng, rất khó thể hiện màu .
Ví dụ: tranh vẽ trang
Trong nhiều tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng
con thì phát hiện thấy nét vẽ của các em khoẻ, tự nhiên và bố cục hợp lí .
Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp
xem bài, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp.
Theo tơi, đó chính là do chất liệu: phấn có nét to cho nên trẻ vẽ hình to, rõ
hơn (do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn khơng
rõ hình).
Sau đó, tơi thử nghiệm: cho học sinh dùng ln bút có nét to như dạ màu,
sáp màu - để vẽ bài tranh đề tài trong sách giáo khoa hoặc vào giấy khổ A4
thì thấy đạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng con .
Như vậy, hình vẽ của trẻ trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do chất
liệu để vẽ tạo nên .
Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn, hình vẽ to
phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lớp học sinh đó .
Học sinh lớp một rất hay quên, do đó việc tạo thói quen cho trẻ lớp một
trong cách vẽ hình (ở bài vẽ tranh đề tài) bằng bút có nét to, rõ được lặp đi lặp
lại nhiều lần ở các tiết học Mĩ thuật. Tôi luôn động viên các em học sinh nên
9
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
dùng bút có nét to, đậm (mầu nâu, đen, xanh, tím ...) để vẽ. Tơi đã thí nghiệm
việc dùng bút có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo đề tài ở
5/ 7 lớp một trong thời gian 2 tháng. Năm lớp được vẽ bằng bút có nét to, rõ
cho chất lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với hai lớp vẽ bằng bút chì. Trong số
hai lớp này, 10% số học sinh tạo hình bằng bút chì đạt được bố cục tốt, nhưng
tốc độ vẽ lại chậm. Với số học sinh này, tôi động viên các em vẽ bằng bút to.
Song do cá tính, thói quen cẩn thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ khơng bắt ép các em phải làm theo các bạn khác mà tơi ln chỉ bảo để các
em có tốc độ vẽ hình nhạnh hơn trước .
Như vậy, tơi đã nhân rộng cách dạy trên của mình ở 7 lớp một, sau hai tháng
đầu của năm học đã đạt được kết quả tốt - 80% số học sinh thích vẽ bằng bút
có nét to, rõ. Việc vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp trẻ thêm tự tin vào
chính bản thân mình, khơng tẩy xố hình vẽ nữa. Điều đó đã giúp bài vẽ của
các em ngộ nghĩnh, đáng yêu. Cảm xúc của trẻ được bộc lộ trên bức tranh.
Sau khi học sinh lớp một đã quen với cách dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình
thì việc dạy trẻ cách tạo cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn.
Tơi vẽ thị phạm (xong rồi xố đi ngay) trên bảng to, coi bảng là một tờ giấy
vẽ - vẽ hình rỏ, hợp lí trên bảng để học sịnh quan sát .
Ví dụ: bài vẽ “Chim và hoa”, “Em trong vườn hoa”, “Quan sát thiên nhiên” sách Mĩ thuật lớp một.
Như đã biết, trẻ 6 tuổi hay bắt chước các hành động, việc làm của người lớn
hơn - tôi đã vận dụng đặc điểm này của trẻ để hướng cho các em sắp xếp bố
cụctheo chuẩn mực của cái đẹp: vẽ hình phù hợp khn khổ bản vẽ - cách làm
10
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
như vậy góp phần khơng nhỏ để tạo cho học sinh lớp một có kĩ năng vẽ hình
to, rõ ràng; giúp các em cách nhìn hình, bố cục hợp lí. Học sinh lớp một vẽ
hình đơn giản, một bức tranh chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố
cục tranh. Trong tiết Mĩ thuật, để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục
bằng nét vẽ to, rõ; tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố cục đẹp,
được vẽ bằng nét to, rõ (dạ mầu, sáp màu),. Và khuyến khích các em vẽ chì
cố gắng hơn nữa để có được bài đẹp như các bạn kia. kết quả là cuối năm học,
số lượng học sinh vẽ bằng bút có nét to, rõ chiếm 70% trong tồn khối.
Chất lượng các bài vẽ tranh đề tài được nâng cao. những bức tranh có tạo
hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều.
Ví dụ: tranh vẽ trang
Và điều quan trọng là đã gây được khơng kh í hào hứng, say mê vẽ ở trẻ. Lớp
1B, 1H: khi tôi vào dạy Mĩ thuật các em nộp tranh vẽ ở nhà rất tự giác và số
lượng cũng như chất lượng đều tốt.
Các em “đua” nhau vẽ tranh, tự hào khi mình mang nộp nhiều tranh được cô
giáo cho điểm cao. Phong trào vẽ tranh đề tài của 2 lớp trên tốt nhất trường.
e. Những kiến thức Mĩ thuật liên quan tới việc vẽ hình, tạo bố cục.
- Khi học sinh lớp một đã vẽ được bố cục tốt qua việc tạo nét bằng bút màu
đậm và những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ theo đề tài thì việc
tơ màu trở nên dễ dàng: hình có mảng to, dễ nhìn (tranh vẽ trang), khơng như
vẽ bằng bút chì làm hình vẽ nhỏ khó nhìn (tranh vẽ trang).
Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt trẻ,lôi cuốn trẻ; trẻ tự
hào đã tạo ra được bức tranh của riêng mình - trẻ đã khám phá thế giới của Mĩ
thuật, đây chính là sân chơi bổ ích của trẻ.
11
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
- Cách vẽ hình to rõ góp phần khơng nhỏ trong việc thể hiện chủ đề của tranh
để tài.
Ví dụ: bài vẽ “Chân dung bạn em” trang
bài vẽ “ Con trâu của bé” trang
so với hai bài vẽ bằng chì trang và trang thì đẹp hơn hẳn.
- Khi trẻ đã vẽ được bức tranh theo cách vẽ hình để tạo bố cục như trên, rất
thuận lợi cho giáo viên dạy vẽ - vì học sinh đã tự tin hơn khi thấy giáo viên
Mĩ thuật bước vào lớp; trẻ reo hò, háo hức “đòi” được vẽ. Đây chính là món
q q giá đối với một giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi.
- Phương pháp cho trẻ dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình, ngồi những ưu
điểm, thành quả trên cịn có một số hạn chế: một số trẻ khơng vẽ theo mà vẫn
dùng bút chì vẽ để tẩy cho dễ, tôi phải mất nhiều thời gian trong một tiết học
để hướng dẫn cụ thể hơn cho các em này.
Một số học sinh khác (số lượng ít, khoảng 10% tổng số học sinh trong một
lớp) vẽ theo phương pháp tơi hướng dẫn trên có nhận thức chậm hoặc khơng
có năng khiếu, nên vẽ chưa đẹp - vẽ bài có bố cục dàn hàng ngang hoặc hình
người trong tranh giống nhau về động tác; một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến
bố cục tranh lộn xộn. Trong q trình giảng dạy tơi cố gắng giúp những em
này vẽ được những hình, bố cục đơn giản nhất bằng bút nét to: động viên kịp
thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em.
* Môn Mĩ thuật - môn học giúp trẻ thư giãn sau các giờ học khác. Trẻ được
chơi, được tìm tịi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ, mảng màu, đề
tài khác nhau.
Với đề tài này, tôi đã giúp trẻ yêu thích mơn Mĩ thuật, hạn chế cảm giác lo
sợ vì không biết vẽ. Trẻ biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ
12
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Phương pháp vẽ
hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện
tượng ở học sinh, giúp các em tìm tịi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Đó là một
cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
IV. Kết quả nghiên cứu
- Học sinh lớp một say sưa, hứng thú vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải
mái, nhẹ nhàng.
- Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong bài tranh đề tài .
- Học sinh tạo được những bố cục, hình vẽ ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất
ngờ, đẹp mắt.
- Oc quan sát, so sánh ở trẻ được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên
-Hạn chế: phương pháp này tôi mới thử nghiệm ở lớp một thấy thành công
song chưa mạnh dạn nhân rộng ra các khối lớp khác vì đặc điểm tâm lí của độ
tuổi từ lớp hai đến lớp năm khác lớp một.
Tôi hi vọng với cách tạo hình, bố cục ở lớp một như vậy, khi học lên các lớp
trên học sinh sẽ vẫn giữ được và ngày càng tự tin hơn khi vẽ bài tranh đề tài
cũng như các bài vẽ trang trí, vẽ theo mẫu khác.
13
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Tôi thực hiện đề tài “ Phương pháp giúp học sinh lớp một vẽ hình tự tin, tạo
bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài” khơng ngồi việc thực hiện mục
tiêu của Giáo dục tiểu học (nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về 9 mơn
học; giáo dục óc thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng kí xảo học tập ... cho học sinh).
Qua nhiều tiết Mĩ thuật ;trẻ hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên với bạn bè.
Do đó việc giáo dục tốt hơn.
Phương pháp dạy học sinh lớp một vẽ hình bằng bút vẽ có nét to, rõ đã bộc lộ
cách vẽ ngộ nghĩnh, hồn nhiên như chính cuộc sống của trẻ em qua các bài vẽ
tranh đề tài.
Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, cụ thể là lứa tuổi học lớp
một - vận dụng kiến thức Mĩ thuật của bản thân, tôi cố gắng giúp trẻ em có
sân chơi bổ ích và lí thú thơng qua đề tài này. Việc đó đã góp phần làm cho
trẻ khám phá được ngôn ngữ riêng của Mĩ thuật khác với môn học khác.
Phương pháp dạy học trên mới áp dụng trong tồn bộ khối một; tơi sẽ tìm
cách thử nghiệm ra các khối lớp khác vào những năm học tiếp theo.
II. Kiến nghị
Đây mới là ý tưởng của riêng bản thân, đề nghị các cấp lãnh đạo, các nhà
nghiên cứu về Mĩ thuật góp ý để tơi điều chỉnh cách dạy cho trẻ em ngày một
tốt hơn- giúp trẻ hồn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội.
- Xin tiếp thu mọi ý kiến nhận xét của cấp lãnh đạo để việc giáo dục thẩm mỹ
cho học sinh trong trường tiểu học của tôi ngày càng hoàn thiện.
14
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
MỤC LỤC
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn
danh mục. Bấm phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
15
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................Trang 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................4
2.......................................................................................................................
3.......................................................................................................................
4.......................................................................................................................
5.......................................................................................................................
PHẦN II. NỘI DUNG .....................................................................................
1.......................................................................................................................
2.......................................................................................................................
3.......................................................................................................................
4.......................................................................................................................
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
1. Sách giáo khoa Toán 3, NXB GD
2. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 3 (Sách Giáo Viên), NXB GD
3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 3) , NXB GD
4. Phương pháp dạy học môn Tốn ở Tiểu học
5. Giáo trình tâm lý học Tiểu học
6. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học
7. Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc
8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị
Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thơng – NXB GD 2007
9. Báo Tốn học tuổi trẻ.
10. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn
11. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.
12. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995
13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001
14. Tài liệu Bồi dưỡng thường xun mơn tốn chu kỳ 2004-2007
15. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải
toán, NXB Hà Nội – 2004
16. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng.
17. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.
18. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào
tạo
17
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
18
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: ………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Đơn vị: Trường tiểu học ………..
Địên thoại: 0912345678
E-mail:
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN:
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong
giảng dạy tại trường ………………………………... . Trong trường hợp có xảy ra
tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay tồn bộ sản phẩm sáng kiến kinh
nghiệm này mà tơi là người vi phạm, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho
đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến
này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
…………, ngày … tháng … năm 20….
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
19
SKKN: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC
THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH LỚP 1
20