Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TIểu luận: nhiễm khuẩn đường sinh dục do chlamydia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.11 KB, 5 trang )

Nhiễm khuẩn đường sinh dục do Chlamydia
ở phụ nữ có thai tại hà nội
Nguyễn Thị Ngọc Khanh
Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh
đặt vấn đề.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục do C. trachomatis gặp ở các nước trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc bệnh
tǎng nhiều trong hai thập kỷ qua. ở phụ nữ Chlamydia gây viêm cổ tử cung, viêm tiểu khung, dẫn
đến chửa ngoài tử cung, vô sinh. Chlamydia gây viêm mào tinh hoàn, viêm khớp (hội chứng
Reiter) ở nam giới. Đối với phụ nữ có thai, Chlamydia từ người mẹ có thể lây sang con khi sinh.
Trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo của người mẹ nhiễm khuẩn có thể bị viêm kết mạc,
viêm phổi
Vào những nǎm 1980, Chlamydia đã là một trong những bệnh LTQĐTD phổ biến nhất ở các nước
Bắc Mỹ và châu Âu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới nǎm 1999, tỷ lệ nhiễm Chlamydia là
20% ở New Guinea, từ 4% - 10% ở Australia, Campuchia, Nhật và Philippin và Trung Quốc khoảng
2%.
Tại Việt Nam, số người được điều trị Chlamydia hàng nǎm theo thống kê của Viện Da liễu đã tǎng
lên rõ rệt, từ 1682 người nǎm 1996 lên tới 9662 người nǎm 1998 [2]. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia là
4,4% - 5,5 %ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện [1], [3] và tới 11,1% ở nhóm phụ nữ làm
nghề mãi dâm [5].
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích đánh giá tình trạng nhiễm Chlamydia trên phụ nữ
có thai và đánh giá tác dụng của Amoxicilin trong điều trị.
Đối tượng và phương pháp
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh từ tháng 6/1998 đến tháng
10/2000.
2. Đối tượng
Phụ nữ đến khám và theo dõi thai tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh có địa chỉ ở Hà Nội.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
3. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang được dùng để xác định tình trạng viêm đường sinh dục
dưới và tỷ lệ nhiễm Chlamydia.


Thai phụ tham gia nghiên cứu được phỏng vấn theo phiếu phỏng vấn, khám lâm sàng và xét
nghiệm xác định nhiễm Chlamydia theo phương pháp ELISA.
Xét nghiệm Chlamydia được thực hiện tại khoa Vi sinh Y học - Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.
Kết quả
1. Tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
Tỷ lệ viêm âm hộ : 6,5% (39/ 602)
Tỷ lệ viêm âm đạo : 59,3% (357/ 602)
Tỷ lệ viêm lộ tuyến cổ tử cung : 38,4% (231/ 602)
Tỷ lệ nhiễm Chlamydia: 8,1% (49/ 602).
Bảng 1. Liên quan giữa nhiễm Chlamydida với tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Chlamydia Viêm LT
CTC
n (%)
Không
viêm
LTCTC n
(%)
Tổng số
n (%)
Chlamydia
(+)
33
(67,3%)
16
(32,7%)
49 (8,1%)
Chlamydia
(-)
198
(35,8%)

355
(64,2%)
553
(91,9%)
Tổng số 231
(38,4%)
371
(61,6%)
602
Viêm LTCTC: viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Tỷ suất chênh lệch (OR) = 3,7; 95% CI: 1,9 - 7,26, p < 0,05.
Thai phụ có viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy cơ nhiễm Chlamydia cao gấp 3,7 lần so với không
viêm lộ tuyến cổ tử cung.
33 (67,3%) thai phụ nhiễm C. trachomatis có biểu hiện lâm sàng của viêm lộ tuyến cổ tử cung. Còn
lại 16 (32,7%) nhiễm C. trachomatis không có biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung.
2. Liên quan đến nhiễm Chlamydia với tuổi của thai phụ, tuổi thai và nơi ở.
Bảng 2. Nhiễm Chlamydia theo tuổi của thai phụ.
Các
yếu tố
nguy

TS Chlamydia
n (%)
OR 95%
CI
Giá
trị p
Tuổi
thai
phụ


? 35
tuổi
132 8 (6,1%) 1

25 -
34
tuổi
318 21 (6,6%) 1,1 0,45
-
2,77
>
0,05
? 35
tuổi
132 8 (6,1%) 1

< 25
tuổi
152 20 (13,2%) 2,35 1,01
-
6,05
<
0,05
25 -
34
tuổi
318 21 (6,6%) 1

< 25

tuổi
152 20 (13,2%) 2,14 1,07
-
4,28
<
0,05
Tỷ lệ nhiễm Chlamydia cao nhất ở thai phụ dưới 25 tuổi (13,2%) so với tỷ lệ này ở hai nhóm thai
phụ từ 35 tuổi trở lên là 6,1% và từ 25 - 34 tuổi là 6,6%.
Nguy cơ nhiễm Chlamydia ở nhóm thai phụ dưới 25 tuổi cao gấp 2,35 lần so với nhóm thai phụ có
độ tuổi từ 35 trở lên (OR: 2,35; 95% CI: 1,01 - 6,05) và cao gấp 2,14 lần so với nhóm thai phụ có
độ tuổi từ 24 - 35 tuổi (OR: 2,14; 95% CI: 1,07 - 4,28).
Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Chlamydia giữa hai nhóm tuổi từ 25 - 34 và từ 35 tuổi trở
lên.
Bảng 3. Nhiễm Chlamydia theo tuổi thai.
Tuổi
thai
TS Chlamydia
n (%)
OR 95%
CI
Giá
trị p
Ê 12
tuần
22 5 (22,7%) 1

13 -
24
tuần
200 17 (8,5%) 0,32 0,09-

1,12
>
0,05
> 24
tuần
380 27 (7,1%) 0,26 0,08-
0,88
>
0,05
Tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở thai phụ có thai dưới 12 tuần là 22,7%, tuổi thai từ 13 - 24 tuần là 8,5%
và trên 24 tuần là 7,1%. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm khuẩn giữa
các nhóm tuổi thai này.
Bảng 4. Nhiễm Chlamydia theo nơi ở của thai phụ.
Nơi ở
của
thai
phụ
TS Chlamydia
n (%)
OR 95%
CI
Giá
trị p
Nội
thành
403 31 (7,7%) 1

Ngoại
thành
199 18 (9%) 1,19 0,62

-
2,29
>
0,05
Tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở thai phụ sống ở nội thành là 7,7%, khác nhau không có ý nghĩa thồng kê
với tỷ lệ nhiễm khuẩn ở thai phụ sống ở ngoại thành là 9%.
3. Điều trị Chlamydia trachomatis.
47 thai phụ nhiễm C. trachomatis có thai dưới 36 tuần được điều trị bằng Amoxicilin 500mg x 3 lần/
ngày x 7 ngày. Trong số này, 2 bệnh nhân (4,3%) không đến khám lại và 45 thai phụ (95,7%) khám
lại theo hẹn sau khi hết điều trị 1 tuần. Điều trị được đánh giá là đạt kết quả khi xét nghiệm
Chlamydia âm tính.
Kết quả điều trị.
-Tỷ lệ xét nghiệm âm tính sau một đợt điều trị là 82,2% (37/ 45), còn lại 8 thai phụ được điều trị
tiếp đợt thứ 2.
-Sau hai đợt điều trị, 2 thai phụ có kết quả âm tính chiếm tỷ lệ 4,2%.
-Tỷ lệ khỏi bệnh sau 2 đợt điều trị là 86,4%.
Không có thai phụ nào có tác dụng phụ của thuốc.
Bàn luận
Do xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia đắt tiền hơn so với các tác nhân gây bệnh khác nên số
liệu về Chlamydia chưa có nhiều mặc dù càng ngày người ta càng chú ý đến vai trò của
Chlamydia trong vô sinh do viêm nhiễm đường sinh dục.
-Tỷ lệ nhiễm khuẩn do Chlamydia trong nghiên cứu là 7,8%. Kết quả này tương đương với nghiên
cứu của Benjamin và Carey, khoảng 7,3% - 7,9% phụ nữ có thai nhiễm Chlamydia [6], và cao hơn
so với kết quả nghiên cứu của Phan Kim Anh và Vũ Thị Nhung từ 3,5% - 4,5% trên phụ nữ không
có thai [1], [5]. Tuy nhiên do các nghiên cứu không áp dụng cùng một phương pháp xét nghiệm, có
nghiên cứu theo phương pháp ELISA, có tác giả dùng phương pháp miễn dịch huỳnh quang nên
khó có thể so sánh tìm ra sự khác nhau thực sự về tỷ lệ nhiễm khuẩn giữa các nhóm đối tượng
nghiên cứu.
-Tỷ lệ nhiễm Chlamydia gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trẻ dưới 25 tuổi. Nguy cơ nhiễm Chlamydia ở
nhóm tuổi này cao gấp 2,35 lần so với trên 34 tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

Benjamin, phụ nữ trẻ dưới 25 tuổi có nguy cơ nhiễm Chlamydia cao gấp 3,36 lần so với từ 25 tuổi
trở lên [6]. Theo kết quả của Klimarx nghiên cứu tại Thái Lan, thai phụ dưới 20 tuổi có nguy cơ
nhiễm Chlamydia cao gấp 2,6 lần so với trên lứa tuổi này.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao là do thanh thiếu niên thường có nhiều bạn tình hơn và hoạt động tình
dục mạnh hơn so với tuổi lớn hơn [6]. Hiện nay, cũng như nhiều nước khác, thanh thiếu niên ở
nước ta có xu hướng hoạt động tình dục sớm hơn trước. Hơn nữa, thanh thiếu niên thường chưa
có nhận thức đầy đủ về việc sử dụng bao cao su tránh thai và đề phòng nguy cơ lây nhiễm các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-Nghiên cứu không nhận thấy mối liên quan giữa nhiễm Chlamydia với tuổi thai khi xét nghiệm hay
nơi ở của thai phụ.
-Điều trị nhiễm Chlamydia bằng Amoxicilin đạt kết quả 82,2% sau 1 đợt điều trị và 86,4% sau 2 đợt
điều trị. Kết quả này gần tương đương với phác đồ điều trị dùng Doxycyclin đạt kết quả 81,1% trên
phụ nữ không có thai (4).
Kết luận.
Tỷ lệ nhiễm Chlamydia là 8,1%. Nhiễm Chlamydia gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trẻ dưới 25 tuổi.
Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở thai phụ sống ở nội thành hay ngoại thành.
Nhiễm Chlamydia không liên quan đến tuổi thai.
-Điều trị nhiễm Chlamydia bằng Amoxicilin đạt kết quả 82,2% sau 1 đợt điều trị và 86,4% sau 2 đợt
điều trị. Amoxicilin là thuốc có tác dụng tốt và an toàn trong điều trị Chlamydia ở phụ nữ có thai.
Viêm nhiễm đường sinh dục do Chlamydia là bệnh có thể điều trị được. Để giảm tỷ lệ nhiễm
Chlamydia cần chú trọng đến việc tuyên truyền giáo dục cho thanh thiếu niên về thực hành tình
dục an toàn. Cần khám để phát hiện và điều trị nhiễm Chlamydia cho phụ nữ có thai để đề phòng
lây nhiễm sang con.
Summary
The prevalence of Chlamydial infection in pregnant women was 8,1%. Pregnant women under 25
years old were at high risk for Chlamydial infection. Chlamydial infection was not associated with
gestational age. There is no difference about the prevalence of Chlamydial infection between the
rural and urban women.
Oral Amoxicilin had a efficacy of 82,2% after 1 stage and 86,4% after 2 stages of treatment. The
result suggested that Amoxicilin is a safe, well tolerated and effective for treatment of Chlamydia in

pregnant women.
Tài liệu tham khảo
1. Phan Kim Anh, Dương Thị Cương, Trần Phương Mai,
Nguyễn Thị Ngọc Khanh (1999).
Tần suất các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ đến khám tại một số phòng khám
BVBMTE/ KHHGĐ ở Hà Nội Việt Nam.
Hội thảo Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục HIV/ AIDS.
Hội Phụ Sản Việt Nam. 11/1999; 3 - 11.
2. Phạm Vǎn Hiển (1999).
Cách thức lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình hình
bệnh lây truyền qua đường tình dục, những khó khǎn, giải pháp và khuyến cáo. Viện Da liễu Trung
ương.
3. Nguyễn Thị Lan Hương (1996).
Góp phần tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ và đề ra
phương hướng điều trị. Luận án thạc sĩ Y học Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thọ, Võ Doãn Tuần (1996).
Qua 22 trường hợp Chlamydia trachomatis. Nội san Da Liễu 3- 1996.
5. Vũ Thị Nhung và cs (1995).
Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis: thǎm dò bước đầu.
Hội nghị nghiên cứu khoa học - Bệnh viện Hùng Vương 1995.
6. Benjamin A. C, Lilia R. M and J. E (1996).
Prevalence and risk factors for Chlamydia trachomatis infection in low - income rural and suburban
populations of Mexico.
Sex Transm Dis; 283 - 2 88./.

×