Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Điều tra khả năng sinh sản của lợn nái móng cái đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.87 KB, 63 trang )

“điều tra khả năng sinh sản của lợn nái Móng Cái
đẻ lứa đầu nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện
Thăng Bình tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh sản”.
Phần 1: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN
Ở HUYỆN THĂNG BÌNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý huyện Thăng Bình nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam,
cách tỉnh lỵ 20 km về phía Bắc và thành phố Đà Nẵng 50 km về phía Nam, nằm
trên trục giao thông quan trọng ( quốc lộ 1A, quốc lộ 14E) nối liền với các tỉnh
phía Bắc, phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên; Hệ thống giao thông từ huyện
Thăng Bình lan toả đến các huyện, thành phố trong tỉnh [17].
Huyện Thăng Bình cách khu kinh tế mở Chu Lai, sân bay Chu Lai và
cảng Kỳ Hà 50 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng, sân bay Đà Nẵng và
cảng Tiên Sa khoảng 50 km về phía Bắc rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn
bán qua đường hàng không và đường biển với các địa phương trong nước và các
nước trên thế giới [17].
Với vị trí địa lý như trên, cùng với các tiềm năng về đất đai, lao động và các
nguồn tài nguyên sẵn có, Thăng Bình là một trong những điểm có sức thu hút về
vốn đầu tư, khả năng hoà nhập vào thị trường trong nước và quốc tế là rất lớn.
1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt , mùa khô từ
tháng 01 đến tháng 09 và mùa mưa rừ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.
• Chế độ bức xạ nhiệt
Tổng lượng bức xạ hàng năm 140 - 150 kcal/cm
2
. Nền nhiệt độ khá cao và
ít biến động.Tổng tích ôn trong năm trên 9.000
0
C ( cao hơn đồng bằng Bắc Bộ


1
và Nam Bộ), nhiệt độ trung bình hàng năm là 24
0
C, nhiệt độ cao nhất là 38
0
C,
thấp nhất là 18
0
C. Biên độ ngày đêm trung bình 5 - 8
0
C [17].
• Chế độ mưa, bốc hơi nước
Lượng mưa bình quân năm dao động từ 1.110 - 3.307mm và giảm dần từ
văn biển lên vùng núi cao, từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh. Tổng lượng mưa
trung bình năm là 2.035 mm và phân bố không đều trong năm, tập trung vào
mùa mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm [17].
Lượng nước bốc hơi trung bình 1.087 mm ( max 1.644 mm, min 768mm),
tháng 12 có lượng nước bốc hơi cao nhất, tháng 7 có lượng nước bốc hơi thấp nhất.
• Gió bão
Chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính: gió mùa mùa Đông tập trung
vào tháng 1 theo hướng Bắc - Đông Bắc, gió mùa mùa Hạ tập trung vào tháng 7
với hướng gió chính là Đông - Đông Nam. Ngoài ra còn xuất hiện gió mùa
Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 và gió Tây khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8.
Hàng năm còn chịu ảnh hưởng của 3 đến 5 cơn bão và tập trung chủ yếu
vào 3 tháng: tháng 9, 10 và tháng 11, lớn nhất là tháng 10 chiếm trên 40% tổng
số cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12. Tuy nhiên cũng có năm bão sớm
vào tháng 5 hoặc tháng 6, hoặc bão muộn vào tháng 12 [17].
• Nhận xét chung về điều kiện khí hậu và thời tiết
Huyện Thăng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ
nhiệt và bức xạ dồi dào và tương đối ổn định trong năm. Lượng mưa khá phong

phú, chế độ mưa ổn định, nhiệt độ và bức xạ nhìn chung rất thuận lợi cho sinh
trưởng và phát triển của các loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên hạn chế ở đây
là mưa nhiều tập trung vào 4 tháng mùa mưa gây úng ngập thiệt hại cho sản xuất
và đời sống. Mùa khô kéo dài 8 tháng, ít mưa và thiếu ẩm, gây tình trạng khô
hạn cục bộ, thiệt hại cho sản xuất, thời gian thiếu ẩm từ 3 - 4 tháng, số ngày khô
nóng có thể từ 35 - 50 ngày.
1.3. Tài nguyên đất
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện
Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích tự nhiên 38.506,2 100,00
1. 1. Đất nông lâm nghiệp, thuỷ sản 24.940,3 64,71
1.1 Đất sản xuất Nông Nghiêp 15.464,6 40,10
• - Đất trồng cây hàng năm
13.912,0 36,10
• - Đất trồng cây lâu năm
1.552,7 4.30
1.2 Đất lâm nghiệp 8.941,4 23.20
2
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 529,1 1.40
1.4 Đất nông nghiệp khác 5,2 0.01
2. 2. Đất phi Nông nghiệp 10.626,4 27,55
2.1 Đất chuyên dùng 3.343,6 8,70
2.2 Đất ở 3.389,7 8,80
2.3 Đất phi nông nghiệp khác 3.893,1 10,00
3. 3. Đất chưa sử dụng 2.993,5 7,76
(Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Thăng Bình năm 2010)
Nhìn vào bảng trên ta thấy quỹ đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
15.464,6 ha (chiếm 40,1% diện tích tự nhiên). Diện tích trồng cây hàng năm
13.912,0 ha, trong đó lúa: 9.266,1 ha, đất trồng cỏ chăn nuôi: 36,7 ha, đất màu và cây
công nghiệp ngắn ngày: 4.609,0 ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 529,1

ha. Đất lâm nghiệp: 8.941,4 ha. Bình quân 1 nhân khẩu có 780 m
2
đất nông nghiệp.
Diện tích cho chăn nuôi rất ít, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nên tận dụng phần
đất trống trong khung cảnh gia đình để làm chuồng chăn nuôi lợn, rất ít trang trại
chăn nuôi.
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
II.1 Nguồn nhân lực
Bảng 2: Cân đối lao động xã hội năm 2010 của huyện
Hạng mục
Tổng số
(người)
Tỷ lệ
Dân số ( tính đến ngày 31/12/2010)
1. Dân số trung bình 177.946 -
Trong đó: Nam 86.719 48,73
Nữ 91.227 51,27
2. Dân số trong độ tuổi lao động 90.414 50,81
3. Dân số ngoài độ tuổi lao động 87.532 49,19
Lao động đang làm việc trong các nghành
kinh tế
85.348 -
• Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
73.300 85,88
• Lao động phi nông nghiệp
12.048 14,12
( Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Thăng Bình năm 2010)
Tính đến ngày 31/12/2010 dân số huyện Thăng Bình là 177.946 người
(dân số trung bình năm 2009 là 192.836 người). Mật độ dân số trung bình 461
người/km

2
, dân cư tập trung chủ yếu ở các thị trấn.
Số người trong độ tuổi lao động 90,414 người, chiếm tỷ lệ 50,81% dân số.
Nguồn lao động khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành
3
kinh tế quốc dân nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Dân cư có trình độ
học vấn khá.
Tuy nhiên vấn đề đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao còn thấp. Mặt
khác lao động được đào tạo có xu hướng chuyển dịch ra các Trung tâm đô thị và
công nghiệp, dịch vụ nên lao động trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp có
trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đâị hoá nông nghiệp - nông thôn.
2.2. Giao thông
Hàng không: Sân bay Chu Lai có vị trí đặc biệt quan trọng trong quốc
phòng và phát triển kinh tế Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng cũng
như vùng kinh tế trọng điểm Miền trung.
Đường thuỷ: Cảng Kỳ Hà là lợi thế quan trọng của Quảng Nam nhưng
nghững năm qua mới khai thác một phần tiềm năng hiện có. Trong tương lai sẽ
là cửa ngõ quan trọng trong khu kinh tế mở Chu Lai và cả tỉnh Quảng Nam.
Bên cạnh giao thông đường biển còn có các hệ thống sông ngòi có khả năng
khai thác vận chuyển nông sản, hàng hoá tiêu dùng, nguyên vật liệu.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc qua Thăng Bình có ga
thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Đường bộ: Hiện nay đoạn Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14E đi qua địa bàn
huyện đã được xây dựng cơ bản có chất lượng cao, các tuyến đường giao thông
nông thôn đã được quy hoạch và đang giai đoạn xây dựng, một số tuyến đã hoàn
thành và đưa vào sử dụng .
Nhìn chung về giao thông của huyện rất phong phú thuận lợi cho việc vận
chuyển giao lưu buôn bán hàng hóa
2.4. Thực trạng ngành chăn nuôi

2.4.1 Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện qua các năm gần đây.
Bảng 3: Tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện qua các năm
TT
Năm
Loại GS, GC
2006 2007 2008 2009 1010
1
Tổng đàn trâu 10.564 10.824 12.334 12.638 12.745
2
Tổng đàn bò 28.392 29.820 26.320 26.271 25.326
3
Tổng đàn lợn 104.258 92.545 99.732 116.829 112.560
4 Tổng đàn gia cầm 471.048 486.70 744.34 770.936 889.940
4
0 0
(Nguồn: http:/// www.thangbinh.gov.vn)
Nhìn chung tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tăng dần từ năm
2006 đến năm 2010 [19]. Trong đó:
Đàn bò có xu hướng giảm dần năm 2010 còn 25.326 con; Trong đó đàn
bò lai Zebu là 5.314 con, chiếm 21% so với tổng đàn. Như vậy, việc triển khai
dự án cải tạo giống bò mấy năm qua tiến triển chậm, đàn bò cái chủ yếu được
truyền giống tự nhiên bằng bò đực địa phương không chọn lọc, công nghệ
truyền tinh nhân tạo bò trong công tác cải tạo giống ít được quan tâm vì thiếu
đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trang thiết bị.
Tổng đàn lợn của toàn huyện năm 2010 là: 112.560 con, trong đó:
+ Đàn lợn nái sinh sản co 31.546 con, chiếm 28%.
+ Đàn lợn thịt: 80.694 con, chiếm 71.7%.
Cơ cấu đàn lợn khá cân đối, với cơ cấu này việc chăn nuôi lợn thịt hàng
hoá là chủ yếu và tự cân đối được nguồn lợn con giống để nuôi. Đa số lợn nái
được phối giống nhân tạo nên nhu cầu lợn đực giống không nhiều, hơn nữa

nguồn tinh lợn không chỉ sản xuất tại các hộ gia đình ở huyện mà còn được cung
cấp từ trại giống Cây trồng, vật nuôi Bình Trung.
Năm 2010 toàn huyện có 889.940 con gia cầm, trong đó số lượng gà là
624.540 con, chiếm 70,2% so với tổng đàn gia cầm. Giống gà chủ yếu là các
giống gà thả vườn như: gà ta (hay còn gọi là gà kiến, chiếm đa số), gà Tam
Hoàng, gà Lương Phượng…. Các loại vịt, ngan có 262.819 con chiếm 29.5%
tổng đàn gia cầm, chủ yếu vịt cỏ, vịt siêu thịt, vịt chuyên trứng. Chăn thả với
qui mô nhỏ, nuôi trong vườn nhà là chính, một số hộ nuôi vịt thr đồng hoặc
tận dụng ao, hồ, ven sông.Với nguồn thức ăn phần lớn là vật nuôi tự tìm kiếm
trong tự nhiên, các hộ chăn nuôi chỉ bổ sung một phần thức ăn dưới dạng thô
như: thóc, sắn, rau thái nhỏ…
Trâu toàn huyện năm 2010 có 12.754 con, trâu nuôi chủ yếu để phục vụ
cày kéo, chỉ một số trâu đưa vào mổ thịt khi đã già yếu.
2.4.2. Tình hình giống.
Về con giống: Đối với trâu bò và gia cầm chủ yếu là giống địa phương.
Riêng với lợn thịt đa số là lợn F
1
( Ladrace & Yorshine x Móng cái), lợn nái chủ
yếu là nái Móng Cái ở địa phương. Nhìn chung chất lượng con giống chưa tốt và
chủ yếu giống địa phương, có rất ít giống ngoại, điều này ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả chăn nuôi [16].
2.4.3 Tình hình thức ăn.
5
Thức ăn chăn nuôi ở các nông hộ chủ yếu là tận dụng các phụ phế phẩm
nông nghiệp, chỉ một số ít hộ bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Ngoài ra các
hộ cũng sử dụng một ít thức ăn đậm đặc mua ở chợ để bổ sung trong khẩu phần
ăn chăn nuôi lợn [16].
2.4.4. Công tác thú y
Về công tác thú y: Hiện nay toàn trạm thú y huyện có 6 cán bộ thú y và
22 trưởng thú y xã cùng nhiều thú y viên. Hàng năm huyện có tổ chức 2 đợt tiêm

phòng vào tháng 4 và tháng 8. Riêng lợn, ngoài hai đợt tiêm phòng trên thì còn
có các đợt tiêm bổ sung cho những lợn ngoài dạng tiêm như các lứa lợn sau cai
sữa hoặc lợn đang mang thai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối. Vác xin chủ yếu
đối với trâu bò là tụ huyết trùng và lở mồm long móng còn đối với lợn là phó
thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả [16].
2.4.5. Về chuồng trại.
Hầu hết chuồng trại nuôi lợn được người dân xây bằng xi măng được
tráng nền, mái lợp ngói hoặc tôn. Tuy nhiên còn một số hộ dân điều kiện kinh tế
khó khăn còn dùng chuồng tạm bợ. Phần lớn chồng trại xây dựng chưa đúng kĩ
thuật nên dẫn đến thiếu ánh sáng, vệ sinh khó khăn, gây ô nhiễm. Với chuồng
trại trâu bò và gia cầm đa số là chuồng trại được xây dựng tạm bợ tận dụng tre
nứa, bạch đàn ở địa phương để dựng nên, vệ sinh không đảm bảo ảnh hướng đến
cảnh quan môi trường [16].
2.4.6 Tập quán chăn nuôi.
Về tập quán chăn nuôi của huyện chủ yếu theo phương pháp truyền thống,
lâu đời, lạc hậu, không chú trọng đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn
nuôi. Chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ từ xa xưa sử dụng con giống địa phương là
chính, thức ăn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp nấu chín cho lợn ăn không đảm
bảo dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chưa đảm bảo… [16].
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN NƠI NGHIÊN CỨU
III.1Thuận lợi
Vị trí địa lý: Huyện Thăng Bình cách tỉnh lỵ 20km, có vị trí chính trị kinh tế
rất thuận lợi gần các khu công nghiệp lớn, thuận tiện cả giao thông đường bộ,
đường thuỷ và đường hàng không nên có lợi thế về thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Thể hiện rất rõ nét tính đa dạng về
địa hình, phong phú về khí hậu, hình thành nhiều vùng sinh thái nông nghiệp
khác nhau, cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện và bền
vững. Đây là thế mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hoá đa ngành nghề.
6

Điều kiện khí hậu, thời tiết: Cho phép huyện Thăng Bình phát triển nền
nông nghiệp toàn diện và bền vững, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của xã hội, tạo thêm công ăn việc làm
tăng thu nhập cho người lao động, nhất là vùng trung du và miền núi.
Lao động: Nguồn lao động dồi dào, đội ngũ trí thức có thể tiếp nhận được
các thành tựu khoa học tiên tiến vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
Phát triển kinh tế: Là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế khá cao so
với các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam. Đây là lợi thế, là động lực cho
công cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
III.2Khó khăn và hạn chế
Có địa hình dốc và chia cắt mạnh trên phần lớn diện tích tự nhiên của
huyện nên khó mở rộng diện tích nông nghiệp, nhiều vùng đất đang bị thoái hoá
bạc màu do quá trình khai thác không hợp lý, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nhiệt
độ ngày đêm chênh lệch lớn…
Sản phẩm chăn nuôi chưa có thị trường vững chắc. Chất lượng sản phẩm
thấp, không đồng đều nên chủ yếu tiêu thụ trong huyện và tỉnh. Các khu công
nghiệp tập trung chậm phát triển , lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, nên thị
trường tiêu thụ thịt, trứng, sữa… còn hạn chế
Các cơ sở sản xuất con giống chưa được chú trọng, nông dân phần lớn sử
dụng con giống từ địa phương, chất lượng kém, dễ gây đồng huyết.
Chương trình chăn nuôi triển khai thiếu đồng bộ, liên hoàn, do đó hiệu
quả kinh tế chưa cao
Hội tụ đủ những bất lợi về thời tiết , khí hậu, thiên tai và bão lụt.
Sản xuất ngành chăn nuôi đang đứng trước áp lực lớn về chất lượng và sự
đồng đều của sản phẩm…Tuy nhiên trong những năm qua, huyện đã có nhiều cố
gắn trong việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu thị trường. Chất lượng con giống chưa cao, qui mô và chất lượng
gia súc còn thấp, chưa tạo nên những bước nhảy vọt trong ngành chăn nuôi, đặc
biệt là vốn tái đầu tư cho nông nghiệp. Thêm vào đó, tình trạng thiếu vốn chung
toàn tỉnh nên vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi tuy có tăng qua các giai đoạn

nhưng tỷ lệ thấp, chắp vá, thiếu đồng bộ, chậm phát huy hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất,
đặc biệt là vùng núi, vùng ven biển.
7
Nền kinh tế của tỉnh tuy phát triển khá song đời sống nhân dân ở một số
vùng miền núi, trung du còn nghèo. Nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo,
phủ xanh đất trống đồi trọc, định canh, định cư… sử dụng chưa hiệu quả. Đời
sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá trị không cao, khối
lượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường
Phát triển chăn nuôi với tốc độ nhanh, nhưng phải bền vững, sản phẩm
làm ra có chất lượng cao, ổn định, có thị trường tiêu thụ vững chắc, có thể nói
chăn nuôi huyện Thăng Bình đang đứng trước một thách thức lớn, làm sao để
phát triển nhanh, ổn định, không tụt hậu và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về
thực phẩm và xuất khẩu. Trong khi nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, xuất phát điểm
thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu, không đồng bộ, mức độ rủi ro cao do ảnh
hưởng thiên tai lớn, đời sống nhân dân nhiều vùng còn khó khăn.
8
Phần 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là nghề gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Trong nông
nghiệp chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng chiếm 29,5% trong tổng thu nhập từ
ngành nông nghiệp [15]. Nó không những góp phần nâng cao thu nhập cho
người dân, hỗ trợ cho trồng trọt, làm cân bằng sinh thái môi trường . Mà còn
có khả năng tận dụng nguồn thức ăn từ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt,
thủy sản, công nghệ chế biến . Bên cạnh đó chăn nuôi giúp giải quyết việc làm
cho một số lao động nhàn rỗi trong nông thôn.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển và tăng trưởng quá nhanh
của nền kinh tế, ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể, trong đó
phải kể đến ngành chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn phát triển giải quyết nhu

cầu thịt lợn- thịt nạc cho xã hội [4]. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, ngoài việc cải tiến nền chăn nuôi nông thôn chủ yếu là chăn nuôi quy
mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ với hình thức tận dụng phế phụ phẩm trồng trọt và
lao động nông nhàn với các con giống lợn địa phương có năng suất thấp và chất
lượng thịt thấp. Nhà nước quan tâm khuyến khích các nông hộ phát triển chăn
nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái theo hướng công nghiệp thâm canh
cao với các giống lợn ngoại có năng suất và chất lượng tốt. Các trang trại chăn
nuôi lợn nái với quy mô vừa và nhỏ đang dần mọc lên trong các nông hộ ở vùng
nông thôn và hoạt động rất tốt.
Với huyện Thăng Bình là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Nam và
ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái sinh sản. Lợn nái Móng Cái là giống
lợn địa phương có khả năng chịu kham khổ tốt, sinh sản cao, vì vậy người dân
địa phương thường dùng để lai tạo với các giống lợn ngoại nhằm nâng cao chất
lượng con lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội [11]. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn
nái Móng Cái sinh sản hiện nay ở huyện còn gặp nhiều khó khăn. Người chăn
nuôi tự đặt câu hỏi: Phải làm như thế nào để nâng cao khả năng sinh sản của lợn
nái? Như chúng ta đã biết: đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại với qui
mô hình thức thâm canh cao đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao về con giống,
chuồng trại, dinh dưỡng, trang thiết bị, thú y … nên giá thành chi phí để gầy
dựng một nái cơ bản rất lớn. Mặt khác khả năng sinh sản của lợn chịu tác động
9
của nhiều yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi
dưỡng, dịch bệnh… [7] . Chính vì thực tế sản xuất đòi hỏi phải làm như thế nào
để nâng cao khả năng sinh sản nhưng phải bảo đảm yêu cầu sinh lý của lợn nái.
Từ tình hình thực tế trên và được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú y
cùng sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Giang Thanh Nhã và cán bộ trạm thú y
huyện Thăng Bình nên chúng tôi tiến hành đề tài “điều tra khả năng
sinh sản của lợn nái Móng Cái đẻ lứa đầu nuôi ở
nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh

Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng sinh sản”. Thí nghiệm được theo dõi trên
đàn lợn nái Móng Cái nuôi ở nông hộ tại địa bàn huyện Thăng Bình nhằm:
• Khảo sát về qui mô và tình hình chăn nuôi của đàn lợn nái Móng Cái đẻ
lứa đầu tại địa bàn huyện.
• Điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn mẹ và lợn con.
• Đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái
Móng Cái nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực nói chung.
10
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Vai trò của chăn nuôi lợn trong hệ thống sản xuất nông nghiệp:
Hộ nông dân là một tổ chức kinh tế tự chủ, là một hình thức kinh tế đặc
biệt. Trong cơ chế kinh tế thời nay hộ nông dân giữ một vị trí vai trò to lớn trong
sản xuất nông nghiệp, một yếu tố khách quan trong sự phát triển nông nghiệp
nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ nông thôn ngày một phát triển.
Ngày nay xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp phải là một hệ thống sản
xuất kết hợp nhiều ngành nghề khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Là sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động khác
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi tạo ra một chu trình chu chuyển
vật chất khép kín có hiệu quả kinh tế cao, giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường,
tạo sự bền vững trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Cụ thể vai trò chăn nuôi
lợn nái trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở trong nông hộ như sau:
* Chăn nuôi cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người.
Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển mức sống của con người ngày
càng cao thì một yêu cầu về một lượng thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chất
lượng càng lớn. Phát triển chăn nuôi lợn sẽ đóng góp một phần quan trọng trong
yêu cầu trên. Thịt lợn là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có giá thành hợp
lí so với thịt các loại gia súc gia cầm khác, phù hợp với túi tiền đa số người lao

động hiện nay. Thịt bổ sung nguồn đạm vào chế độ ăn hằng ngày, và làm giảm
bớt tình trạng suy dinh dưỡng của con người. Theo (GS. Harris và cộng sự 1956)
thì tỉ lệ Protein trong thịt lợn nạc là 22%. Thịt lợn là nguồn thực phẩm của hầu
hết khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là ở nước ta thịt lợn chiếm tới 80 % nhu
cầu về thịt của con người [5].
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng, hàm lượng VTM của thịt lợn
Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Số lượng
Nước % 60.9
Lipit % 21.5
Protein % 16.5
Năng lượng Kcal/g 26.8
Khoáng % 1.1
B1 mg% 0.38
B2 mg% 0.09
(Nguồn: Phùng Thăng Long (2005)
11
Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy được thịt lợn có đầy đủ giá trị dinh
dưỡng và với hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao.
* Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến thịt xông
khói, thịt hộp, thịt xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam giò nạc,
giò mỡ cũng được làm từ thịt lợn [3]; [4].
* Sử dụng các loại sản phẩm phụ, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
thấp thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thông qua việc chăn
nuôi lợn.
Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, hàng năm thải ra một lượng
phụ phế phẩm rất lớn. Những loại phụ phế phẩm này có giá trị dinh dưỡng thấp,
con người không sử dụng nó nhiều mà phần lớn là loại thải. Qua các phương
pháp chế biến những loại phụ phẩm này sẽ trở thành những loại thức ăn có giá
trị dinh dưỡng dùng làm thức ăn trong chăn nuôi lợn rất tốt. Ví dụ: bột đầu tôm,

bột cá, các loại thức ăn hàng ngày con người loại thải Đây là những loại thức
ăn rất tốt, bổ sung nguồn đạm có giá trị dinh dưỡng cao, lợn rất thích ăn những
loại thức ăn này [5], [3]
Thông qua con lợn một lượng vật chất hữu cơ rất lớn trong phụ phế phẩm
nông, lâm, ngư nghiệp, công nhgiệp chế biến thông qua chế biến làm thức ăn cho
lợn và từ con lợn cung cấp trực tiếp cho con người sản phẩm quý giá, đó là thịt lợn.
* Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng
Phân lợn là một trong những loại phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng
cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày
đêm có thể thải 2,5-4 kg phân, ngoài ra còn nước tiểu chứa hàm luợng Nitơ và
Phốtpho rất cao [3]; [4]. Sử dụng phân hữu cơ rẻ tiền, ít độc hại, giảm được ô
nhiễm môi trường và rất phù hợp với nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo.
Bảng 2.2. Tỷ lệ NPK và tổng lượng NPK mà một con lợn
cungcấp trong một năm.
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
Tỷ lệ NPK % 2,452
Tổng NPK/năm kg 44
(Nguồn: Nguyễn Xuân Bả, 2005)
12
* Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái
Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là loại vật nuôi
quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông
nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi làm cảnh hay các giống
lợn nuôi trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên [3]; [5].
* Chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình
Đối với các nước phát triển chăn nuôi lợn chủ yếu theo hướng công nghiệp,
lợn nuôi tập trung ở trong các trang trại lớn với trình độ kỹ thuật chuyên môn hoá
cao. Nhưng đối với các nước đang phát triển thì chăn nuôi lợn phân tán theo hộ gia
đình, chăn nuôi tận dụng là chủ yếu. Ở nước ta chăn nuôi lợn chủ yếu là theo
phương thức thứ hai, chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ, trình độ, kỹ thuật chuyên môn hoá

còn thấp. Ngoài cung cấp một lượng phân bón tốt cho trồng trọt, làm giảm chi phí
đầu vào, tăng năng suất cây trồng. Chăn nuôi lợn góp phần sử dụng nguồn lao động
nhàn rỗi dồi dào ở nông hộ. Tận dụng các loại thức ăn thừa hàng ngày của con
người, tận dụng được các phụ phế phẩm trong nông hộ [5].
Chăn nuôi lợn đã giúp người nông dân có thêm thu nhập, chi tiêu nhiều
việc trong gia đình. Thông qua chăn nuôi lợn người nông dân sẽ tận dụng được
những thời gian rỗi của mình, vì chăn nuôi lơn theo kiểu nông hộ cũng không
đòi hỏi nhiều thời gian, đây là hình thức lấy công làm lãi rất tốt. Đối với những
hộ nông dân nghèo thì chăn nuôi lợn là nguồn tiết kiệm hữu ích, với những hộ
giàu, khá thì chăn nuôi lợn sẽ giúp phát triển kinh tế một cách vững chắc [5].
2.2 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn
đã xuất hiện ở châu Âu và châu Á. Sau đó phát triển sang châu Mỹ và châu Úc.
Đến nay nghề chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống đối với nhiều quốc
gia. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước có nghề chăn nuôi lợn với công nghệ
cao và số đầu lợn lớn như : Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Đan Mạch,
Thụy Điển, Đức, Ý, Trung Quốc [5].
Đối với các nước phát triển mạnh về kinh tế, công nghiệp thì nghề chăn
nuôi phát triển và đạt trình độ chuyên môn hoá cao, chăn nuôi tập trung vào các
trang trại lớn. Còn đối với các nước kém và đang phát triển thì chăn nuôi lợn
còn mang tính tự túc, truyền thống nhỏ lẻ.
13
Hiện nay đàn lợn trên thế giới phân bố không đều giữa các châu lục. Đa
số lợn được nuôi ở châu Á và châu Âu, chiếm tới 70 % tổng đàn lợn trên thế
giới [5]. Trong đó có nền chăn nuôi càng tiên tiến thì số đầu lợn càng nhiều, số
đầu lợn được nuôi nhiều ở các nước có nhu cầu về thịt lợn lớn.
Bảng 2.3. Sự phân bố đàn lợn giữa các châu lục hiện nay.
Châu lục Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Châu Úc Châu Phi
Tỉ lệ % 52 30,4 8,6 5,8 3,2

(Nguồn: Theo Nguyễn Quang Linh, 2005)
Chăn nuôi lợn trên thế giới ngày nay đang phát triển dần theo hướng
công nghiệp hóa. Tốc độ phát triển của đàn lợn cũng như kỹ thuật thâm canh
ngày một phát triên nhanh chóng. Tốc độ phát triển đàn lợn trên thế giới qua các
năm như sau :
Bảng 2.4. Số đầu lợn trên thế giới qua các năm.
Năm Số đầu lợn (con)
2001 913.098.558
2002 928.789.863
2003 941.595.737
2004 945.094.994
2005 960.410.166
(Nguồn: Faostat, 2005)
Cùng với sự gia tăng của đàn lợn thì sản lượng thịt cũng ngày một tăng
lên và có số lượng luôn lớn hơn so với các loài khác. Các sản phẩm của ngành
chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp trên thế giới (trừ một số nước hồi
giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn và giá tiền hợp lý nên rất phù hợp với
người dân hiện nay. Chăn nuôi lợn đã đem lại nguồn lợi không nhỏ cho nền kinh
tế các nước.
Bảng 2.5. Sản lượng thịt lợn trên thế giới so với các loài khác (triệu tấn).
Năm
Loại vật nuôi
2002 2003 2004
Thịt lợn 94,3 95,8 97,3
Thịt bò 61,6 61,9 62,1
Thịt gia cầm 73,8 75,2 77,3
(Nguồn : Food out look, 2003 - BNN và PTNT tháng 1, 2004.)
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam:
14
Nghề chăn nuôi lợn ở nước ta được hình thành từ rất sớm. Theo một số tài

liệu khảo cổ học thì nghề chăn nuôi lợn của chúng ta được hình thành từ thời kì
đồ đá mới. Cùng với sự phát triển của dân tộc, đã trãi qua bao nhiêu khó khăn
nghề nuôi lợn được hình thành nhưng phát triển rất chậm. Sau giải phóng miền
Bắc 1954, ngành chăn nuôi lợn mới có cơ hội phát triển ở các tỉnh miền Bắc
Năm1960 tổng đàn của miền Bắc là 3,9 triệu con, năm 1967 có 4,49 triệu con,
đến 1975 có 6,49 triệu con [15]. Đến năm 1960, giai đoạn khởi xướng chăn nuôi
theo hướng công nghiệp ở nước ta được hình thành, từ đó đến nay đàn lợn ngày
không ngừng phát triển cả số lượng lẫn chất lượng. Số đầu lợn của nước ta qua
các năm gần đây như sau:
Bảng 2.6. Sự phát triển đàn lợn và chỉ số phát triển
(năm trước là 100%) của Việt Nam qua các năm.
Năm Số đầu lợn (nghìn con) Chỉ số phát triển
2002 23169,5 106,3
2003 24884,6 107,4
2004 26143,7 105,1
2005 27435,0 104,9
(Nguồn: Website: www.gso.gov.vn (thống kê Việt Nam)).
Qua bảng số liệu ta thấy được số đầu lợn của Việt Nam ngày một tăng,
với tốc độ tăng đàn trên năm là 4,9-7,4%.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng thì chất lượng sản phẩm cũng không
ngừng được cải thiện và nâng cao. Thông qua một số biện pháp kỹ thuật cải tạo
đàn giống và trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng dần nạc hoá đàn lợn :
- Nhân giống thuần chủng .
- Các phép lai được tiến hành .
- Nhập các giống nội vào để cải tạo đàn lợn của chúng ta .
Việc cải tạo đàn lợn đã thu được kết quả như sau: ở khu vực miền Bắc tỉ
lệ nạc ban đầu của lợn (nội) là 33,6% sau cải tạo (lợn lai) là 40,6%; ở miền Nam
là trước cải tạo là 34,5%, sau cải tạo là 42% [13].
Về sản lượng thịt của Việt Nam qua các năm cũng tăng như sau:
15

Bảng 2.7. Sản lượng thịt lợn hơi (tấn) của Việt Nam qua các
năm và tổng sản lượng thịt các loại.
Năm Sản lượng thịt lợn Tổng sản lượng thịt
2000 1.408.961 1.835.923
2001 1.513.279 1.989.291
2002 1.653.600 2.163.000
2003 1.671.000 2.300.000
( Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2005 )
Qua bảng số liệu ta thấy được sản lượng thịt lợn chiếm phần lớn trong tổng
sản lượng thịt mà gia súc gia cầm mang lại. Từ đó ta cũng thấy được rằng ngành
chăn nuôi lợn được phát triển mạnh nhất ở nước ta so với chăn nuôi các loài khác.
Một hiện trạng thực tế ở chúng ta là hiện nay lợn chủ yếu được nuôi nông hộ
chiếm đa số, có tới 96,4% ở các khu vực nông thôn [16]. Chúng ta không ngừng
nâng cao phát triển nghề chăn nuôi lợn thông qua các nghiên cứu, tìm hiểu về loài
lợn, để có biện pháp tác dụng vào nó một cách hợp lý nhất để thu lại hiệu quả cao
trong chăn nuôi (thông qua những nghiên cứu của các Trường Đại Học, Viện Chăn
Nuôi, các cơ sở, các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài).
Tuy vậy một vấn đề nan giải hiện nay là việc quản lý đàn giống của chúng
ta chưa được tốt, ở nông thôn còn tồn tại nhiều giống kém chất lượng. Do vậy
việc tạo ra các cơ sở giống ở địa phương là việc làm rất cần thiết hiện nay.
Một vấn đề nữa là thực trạng chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay chủ yếu là
quy mô nhỏ, 2-3 con/hộ. Thức ăn tận dụng từ nguồn có sẵn ở địa phương là chủ
yếu. Xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp đang dần được hình thành nhưng
chưa phổ biến, mới tập trung ở các nông hộ chăn nuôi quy mô lớn [4].
Theo kết quả điều tra về chăn nuôi lợn của cục thú y, thì chi phí để sản
xuất ra 1 kg lợn hơi xuất chồng ở nước ta hiện nay (12-15,2 ngàn đồng). Trong
đó ở vùng Đông Nam Bộ có giá thành cao nhất (15,2ngàn đồng), tiếp đến là
vùng đồng bằng Sông Cửu Long (14,3 ngàn đồng), hai vùng có chi phí sản xuất
thấp nhất là Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (12-12,6 ngàn đồng). Trong cơ cấu chi
phí sản xuất một kg lợn hơn xuất chuồng thì chi phí thứ ăn lớn nhất, chiếm tới

50-60%. Để giảm giá thành trong chăn nuôi, thì việc giảm chi phí thức ăn là
điều cần thiết nhất. Nhưng trong thực tế thức ăn công nghiệp Việt Nam giá vẫn
16
cao, do nguyên liệu để chế biến thức ăn vẫn phải nhập khẩu. Những nơi sử dụng
thức ăn công nghiệp nhiều là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Chi phí
chăn nuôi cao vừa làm giảm khả năng cạnh tranh thịt lợn Việt Nam trên thị
trường thế giới vừa làm giảm thu nhập của người chăn nuôi [13].
Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Thăng Bình – Quảng Nam
Để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn nái Móng Cái huyện Thăng
Bình, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, sự phân bố và tình hình biến
động của đàn lợn nái ở 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái khác nhau của huyện
trong 3 năm gần đây, kết quả được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8: Số lượng, sự phân bố và biến động đàn lợn nái của 3 xã
điều tra qua 3 năm gần đây.
STT Tên xã
2008 2009 2010
Số lượng
(con)
Số
lượng
(con)
So với
năm 2008
(%)
Số lượng
(con)
So với
năm 2009
(%)
1 Bình Đào 3127 4036 129 3732 92,46

2 Bình Quý 2506 3388 153,5 2594 76,56
3 Bình Định Nam 1064 1128 106 1162 103
Tổng số 6697 8552 127,7 7488 87,5
( Nguồn: số liệu thống kê 3 xã)
Qua bảng 2.8 chúng tôi thấy:
Tổng đàn lợn nái của 3 xã có sự biến động rất lớn. Tăng rất nhanh từ năm
2008 – 2009 nhưng cũng giảm nhanh từ năm 2009 – 2010. Đến năm 2009 tổng
đàn lợn nái của 3 xã là 8552 con, tăng 1855 con hay 27,7% so với năm 2008.
Nhưng đến năm 2010 thì giảm chỉ còn 7488 con, giảm 1064 con hay 12,44 so
với năm 2009.
Nhìn chung, sự phân bố đàn lợn nái giữa 3 xã là không đồng đều, xã có số
lượng nái lớn nhất là Bình Đào (3732 con), tiếp đến là Bình Quý (2594 con) và
cuối cùng là Bình Định Nam (1162 con).
Tốc độ tăng giảm đàn lợn của 3 xã qua các năm rất nhanh, tăng nhanh
nhất là xã Bình Quý 2506 con (2008) lên 3388 con (2009), tăng 882 con hay
35,2%. Và cũng là xã giảm nhanh nhất trong giai đoạn 2009 – 2010, giảm 794
con hay 23,4%. Tăng chậm nhất là xã Bình Định Nam 1064 con (2008) lên 1128
con (2009), tăng 64 con hay 6% và giảm 1,7% đến năm 2010.
17
Nguyên nhân của sự biến động đàn lợn nái Móng Cái qua các năm là do
trong giai đoạn này tình hình chăn nuôi lợn sữa rất phát triển và đem lại lợi ích
kinh tế cho người chăn nuôi rất cao nên nhà nào cũng đầu tư nuôi lợn sữa vì vậy
mà từ năm 2008 – 2009 đàn lợn nái tăng rất nhanh. Tuy nhiên trong thời gian
này tình hình dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp năm 2009 – 2010 dịch
bệnh tai xanh xảy ra trên đàn lợn của huyện làm cho tổng đàn lợn giảm nhanh
trong đó có đàn lợn nái sinh sản. Sau khi hết dịch người chăn nuôi cũng không
giám nuôi mới tái lập đàn nên trong giai đoạn 2009 – 2010 đàn lợn nái giảm
mạnh ( như đã phân tích ở trên ).
Qua kết quả điều tra cho thấy các nông hộ trên địa bàn huyện chủ yếu
chăn nuôi lợn nái sinh sản và có khoảng 70% số hộ chăn nuôi sử dụng nguồn phụ

phẩm nông nghiệp chế biến thành thức ăn cho lợn còn 30% vừa sử dụng nguồn
phụ phẩm nông nghiệp sẵn có kết hợp với thức ăn công nghiệp để cho lợn ăn.
Riêng việc chăn nuôi lợn nái sinh sản còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít
thâm canh. Nguồn thức ăn cho lợn nái chủ yếu từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp.
Việc phối chế các loại nguyên liệu trong thức ăn không cân đối, hàm lượng đạm
thấp, chỉ những lợn nái đang thời kỳ nuôi con mới được chăm sóc kỹ càng hơn.
Theo kết quả điều tra số hộ gia đình có chuồng nuôi lợn được xây dựng
bằng gạch, nền láng xi măng, mái lợp tôn hoặc ngói chiếm 55% số hộ có chuồng
nuôi tạm bợ chiếm 45%, toàn bộ máng ăn, máng uống không đảm bảo vệ sinh,
chất thải của lợn chưa được xử lý gây mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ các
hộ chăn nuôi.
Các bệnh truyền nhiễm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh dịch tả lợn, bệnh
lở mồm long móng, bệnh tai xanh đều đã xảy ra trên đàn lợn ở huyện gây thiệt
hại cho người chăn nuôi. Mặc dù bệnh truyền nhiểm đã xảy ra trên đàn lợn
nhưng người chăn nuôi ít quan tâm đến công tác tiêm phòng. Theo báo cáo của
trạm thú y, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn thấp, như vậy sẽ không đảm bảo khả
năng miễn dịch cho đàn lợn.
2.3. Một số đặc điểm của lợn nái móng cái
Giống Lợn miền duyên hải Đông Bắc Việt Nam, gốc ở Móng Cái (Quảng
Ninh). Lợn hướng mỡ. Đầu đen, có đốm trắng ở trán. Mình có lang hình yên
ngựa. Dáng thấp, lưng yếu và hơi võng. Có 12 - 14 vú. Sinh sản cao, đạt từ 10 -
15 con/nái/lứa. Lợn sơ sinh đạt 0,5 - 0,7 kg. Sớm thành thục về tính dục, bắt đầu
động dục từ 3 tháng tuổi, khả năng thụ thai. Lợn trưởng thành nặng 55 - 60 kg.
18
Nuôi thịt 8 - 10 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg, tỉ lệ thịt xẻ 68 - 71%. Được nhân thuần
rộng rãi ở vùng đồng bằng sông Hồng, có xu hướng dùng thay lợn cỏ ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ. Dùng cho lai với đực ngoại để nâng tỉ lệ nạc [20].
Hình: Lợn Móng cái địa phương
Lợn Móng Cái là giống lợn địa phương theo hướng kiêm dụng, chiếm
tỉ lệ cao nhất trong các giống lợn địa phương đang được nuôi trong các hộ

nông dân [11].
2.3.1 Sự thành thục về tính và thể vóc
Hoạt động sinh lý sinh dục của lợn nái được tính từ lúc nó bắt đầu thành
thục về tính, lúc này cơ quan sinh dục như buồng trứng, âm đạo, tử cung, tuyến
sữa… phát triển hoàn chỉnh để đảm bảo cho quá trình sinh sản. Ngoài ra nó còn
xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ và có phản xạ về tính [1].
Tuổi thành thục về tính của gia súc khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như giống, giới tính, dinh dưỡng, khí hậu, mùa vụ…Lợn nội tuổi thành thục về tính
sớm hơn lợn ngoại. Ví dụ lợn nội là 4 - 5 tháng; lợn ngoại là 8 - 10 tháng [6].
Người ta thấy rằng thời gian thành thục về tính của lợn cái không phải
là một hằng số mà nó biến động phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, mùa vụ và
sự điều hoà của thần kinh thể dịch. Khi gia súc đã thành thục về tính thì cứ
sau một khoảng thời gian nhất định trong cơ thể gia súc và nhất là cơ quan
sinh dục của con cái có những biến động khác nhau, kèm theo là sự rụng
trứng được lặp đi lặp lại nhiều lần, hiện tượng này xảy ra theo một chu kỳ và
được gọi là chu kỳ tính [1]; [6].
Chu kỳ tính trung bình của lợn nái là 21 ngày (biến động từ 18 -24 ngày)
tuỳ thuộc vào từng giống lợn. Trong chu kỳ tính con vật có những biểu hiện khác
nhau theo từng giai đoạn: trước động dục, động dục, sau động dục và yên tĩnh. ở
mỗi giai đoạn này con vật cũng có những biểu hiện về sinh lý, sinh sản khác nhau,
các cơ quan sinh dục ngoài cũng thay đổi về màu sắc, kích thước và xuất hiện dịch
nhày… (âm hộ sưng đỏ, có dịch nhày chảy ra kèm theo bỏ ăn, kêu rống) [6].
19
Thông thường tuổi thành thục về tính của gia súc sớm hơn tuổi thành thục
về thể vóc. Khi lợn cái mới thành thục về tính, tuy các cơ quan sinh dục đã phát
triển hoàn chỉnh và có khả năng giao phối nhưng thể vóc chưa phát triển đầy đủ,
chưa dự trữ đủ dinh dưỡng để mang thai do vậy không nên cho phối giống
Nếu cho phối giống quá sớm lợn con đẻ ra không nhiều, con yếu ảnh hưởng
đến tầm vóc và sức khoẻ cũng như thời gian sử dụng của con giống sau này.
Nhưng nếu phối giống cho lợn nái quá muộn thì không những lãng phí thức ăn mà

trong những kỳ động dục lợn ít ăn, không ăn hoặc phá phách nên ảnh hưởng đến
sinh trưởng. Tuổi thành thục về thể vóc của lợn nái thường từ 7 - 9 tháng [12].
2.3.2. Số trứng rụng
Trong quá trình hoạt động sinh sản của gia súc, muốn có quá trình rụng
trứng và thụ thai phải xảy ra sự hình thành các tế bào trứng, sự thành thục và
rụng trứng. Dưới tác dụng của hormon FSH của tuyến yên, tế bào hạt xung
quanh bao noãn phân chia nhiều, làm khối lượng bao noãn tăng lên, đồng thời
LH kích thích tế bào hạt tiết ra Estrogen và dịch. Lượng dịch nhiều làm thể tích
bao noãn tăng và nổi lên trên bề mặt buồng trứng, đó là các noãn chín có đường
kính từ 0,8 - 1,2 cm [6]; [10].
LH của tuyến yên tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym phân giải protein
làm vách tế bào bao noãn mỏng ra và vỡ, trứng được rơi ra khỏi buồng trứng gọi
là sự rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng kéo dài từ 6 - 10 giờ. Số trứng rụng trong
một chu kỳ động dục lần đầu tiên là 11; chu kỳ thứ hai là 12; ở nái trưởng thành
là 21; trung bình là 15 – 20 [6].
Số lượng trứng rụng tuỳ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormon FSH và
LH, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng. Nếu khẩu phần thiếu
protein sẽ làm giảm số trứng rụng. Số lượng trứng rụng sau một chu kỳ động
dục là giới hạn cao nhất của số con đẻ ra trong một lứa. Trong thực tế mỗi lần
lợn nái đẻ trên dưới 10 con. Như vậy bao giờ số trứng rụng cũng nhiều hơn số
con đẻ ra, sự chênh lệch đó có thể do một số trứng rụng nhưng không được thụ
tinh và một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử. Do số
trứng rụng ở chu kỳ 1 ít, nên ở lợn thường cho phối giống ở chu kỳ 2 hoặc 3. Số
lượng trứng rụng chịu ảnh hưởng của giao phối cận huyết, hệ số cận huyết cứ
tăng lên 10% thì số trứng rụng sẽ giảm từ 0,6 - 1,7 trứng [5]; [6].
20
2.4 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
Sinh sản là quá trình tất yếu của tất cả các loài động vật để duy trì nòi
giống. Quá trình sinh sản là quá trình truyền thông tin di truyền, thông tin từ thế
hệ này đến thế hệ khác, nó liên quan đến sự điều chỉnh nội tiết đến các giai đoạn

khác nhau của quá trình đó. Hình thức sinh sản ở gia súc là hình sức sinh sản
hữu tính. Ưu thế sinh sản của nó tạo nên khả năng tái tổ hợp các tính trạng di
truyền tốt về năng suất và sức khoẻ của bố mẹ cho đời con. Do đó, thế hệ sau có
sức sống mạnh hơn, có năng suất cao hơn thế hệ trước. Quá trình sản xuất hữu
tính ở động vật giúp cho quá trình chọn lọc giống xảy ra nhanh và đạt hiệu quả
cao hơn [1]; [6].
2.4.1 Sự thành thục về tính
Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả
năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục
về tính. Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục và rụng trứng đầu tiên của con
cái, cũng như đối với con đực biểu hiện bằng sự có mặt của tinh trùng tự do ở
ống sinh tinh và dịch hoàn phụ. Tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ
thai. Ở giai đoạn này dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ quan sinh dục đực
phát triển, đặc điểm sinh dục phụ xuất hiện, gia súc có những ham muốn sinh
dục và phản xạ tính xuất hiện [6].
Tuổi thành thục về tính của các giống lợn khác nhau là khác nhau.
Thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại, như
lợn Móng Cái có lần động dục đầu tiên khoảng 95 ngày, còn lợn Ỉ có lần động
dục đầu tiên khoảng 4 tháng 10 ngày. Nhìn chung tuổi thành thục về tính của gia
súc còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như: chế độ dinh duỡng, chế độ chăm
sóc, thời tiết khí hậu…[1]; [5]; [6].
Khi gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh truởng và phát triển của cơ
thể vẫn còn tiếp tục đến khi trưởng thành. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn
nuôi là không nên sử dụng gia súc vào mục đích sinh sản quá sớm. Vì đối với
gia súc cái nếu phối giống quá sớm khi cơ thể chưa trưởng thành về thể vóc sẽ
xãy ra việc ưu tiên dinh dưỡng cho phát triển bào thai trong thời gian mang thai.
Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của cơ thể bị giảm đi,
làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và gầy yếu, thời gian sử
dụng lợn mẹ bị giảm xuống. Giai đoạn này xương chậu của gia súc mẹ phát triển
chưa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ khó đẻ, ngoài ra còn có sự liên quan

giữa tầm vóc lợn nái với khối lượng lợn nuôi thịt [2]; [8]; [9].
21
2.4.2. Sự thành thục về thể vóc
Các chỉ tiêu bên ngoài của con vật có liên quan đến sức khoẻ thể chất,
hoạt động của các cơ quan bộ phận bên trong cơ thể, cũng như liên quan đến khả
năng sản xuất của gia súc. Thể chất được biểu hiện qua ngoại hình, các bộ phận
liên quan trực tiếp đến khả năng sản xuất như: số vú, bầu vú, vai, chân, sườn của
con vật cân đối nở nang, liên kết vững chắc là kèm theo với sức sản xuất cao. Sự
thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một giai
đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định của con vật đạt đến độ trưởng thành về thể
vóc, khi gia súc thành thục về thể vóc thì nó có tầm vóc, trọng lượng, kích thước
các chiều đo ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao. Tuổi thành thục về thể
vóc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể
vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng tuổi [1]; [6].
Hiện nay đối với các nước có ngành chăn nuôi phát triển, để gia súc thành
thục về tính sớm người ta dùng các biện pháp như: Cho gia súc cái gặp con đực
hàng ngày, tiêm hormone kích thích như PMSG (huyết thanh ngựa chửa), HCG…
cũng như các biện pháp phân lô, phân đàn khác. Ở nước ta việc áp dụng để rút
ngắn thời gian thành thục về tính cho gia súc được đặt ra. Tuy nhiên việc theo dỏi
độ trưởng thành về thể vóc để quyết định thời điểm sử dụng của gia súc vào hoạt
động sinh sản là vấn đề thực tiễn trước mắt [2]; [9]; [11].
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục cái ở lợn
- Buồng trứng: Lợn cái có hai buồng trứng hình hạt đậu, có đường kính từ
0,8 - 1,2 cm (lợn nội) và 2 - 4 cm (lợn ngoại), có trọng lượng từ 3 - 7 gam.
Buồng trứng được cấu tạo bởi 2 vùng: trong là vùng tuỷ (chứa mạch máu và dây
thần kinh), ngoài cùng là vùng vỏ tại đây chứa vô số các noãn bao phát triển ở
các giai đoạn khác nhau, trong các noãn bao có chứa tế bào trứng. Các noãn bao
phát triển qua từng giai đoạn. Khi thành thục và chín noãn bao vỡ ra, trứng rụng
xuống loa kèn, tại vị trí bao noãn cũ sẽ hình thành nên thể vàng (hoàng thể). Mỗi
lần động dục buồng trứng lợn nái có thể rụng 10 - 30 noãn bào. Trứng được hình

thành từ khi lợn cái hãy còn chưa sinh. (khoảng 100 ngày kể từ khi lợn mẹ có
chửa, theo Block và Erickson, 1968) [5]; [6].
- Ống dẫn trứng: Là một ống dài uốn éo, một đầu loe rộng tạo thành loa
kèn để đón trứng từ buồng trứng rụng xuống, đầu kia nối liền với sừng tử cung,
ống dẫn trứng dài 15 - 30cm. Ống dẫn trứng được cấu tạo từ cơ vân và cơ trơn.
Ở lợn vị trí thụ tinh thích hợp là 1/3 đầu trên của ống dẫn trứng [6].
22
Bảng2.9. Kích thước bộ máy sinh dục lợn cái trước và sau khi thành thục về tính.
Các chỉ tiêu
Trước khi thành
thục về tính
Sau khi thành
thục về tính
Tăng
(%)
Tuổi (ngày) 169 186
Chiều dài âm đạo (m.m) 292 318 9
Chiều dài sừng tử cung (m.m) 383 605 58
Chiều dài ống dẫn trứng (m.m) 217 241 11
Trọng lượng bộ máy sinh dục (g) 367 546 48,8
(Nguồn: Theo Reddy và CS, 1958)
- Tử cung: gồm có 3 phần:
+ Sừng tử cung: Lợn có 2 sừng tử cung hợp với thân tử cung có hình
dạng chử V. Nơi tiếp xúc với thân tử cung thạo thành ngã 3. Sừng tử cung dài
1,0 - 1,5m đó là nơi để cho phôi thai phát triển trong suốt thời gian có chửa đến
khi đẻ ra. Mỗi bên sừng tử cung chứa 5 - 10 bào thai tuỳ thuộc vào giống [6].
+ Thân tử cung: Dài khoản 5cm, có hình ống tròn ngắn phía trước nối liền
với sừng tử cung (vòi tử cung) phía sau nối liền với cổ tử cung.
+ Cổ tử cung: Là đường thông giữa thân tử cung và âm đạo. Khi lợn nái
động đực thì cổ tử mở ra nhưng khi hết động đực thì khép lại. Khi lợn nái sinh

con cổ tử cung mở ra. Ngoài hai trường hợp trên cổ tử cung luôn luôn khép.
- Âm đạo: Là chổ chứa dương vật con đực khi giao phối, là nơi bài tiết
nước tiểu, là lối ra của thai trong khi đẻ [6].
- Âm hộ: Là cơ quan sinh dục ngoài cùng có 4 môi (hai môi lớn và hai
môi nhỏ) luôn luôn đóng lại chỉ mở ra khi động dục cao độ và khi đẻ là nơi có
rất nhiều đầu mút thần kinh, do đó hưng phấn rất nhanh và kích thích cổ tử cung
co bóp tốt [6].
2.4.4. Tuổi động dục lần đầu
Gia súc cái sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định thì có
khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính. tuổi này được ghi nhận bỡi lần
động dục và rụng trứng đầu tiên của con cái [1], [6]. Nhưng lúc này gia súc có
thể chỉ mới thành thục về tính mà chưa thành thục về thể vóc. Sự thành thục về
thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh
trưởng phát triển đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về
thể vóc. Có nghĩa là cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ
quan bộ phận như não đã phát triển khá hoàn thiện, xương đã cốt hóa hoàn toàn,
tầm vóc ổn định…Nói cách khác gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh trưởng
phát triển của cơ thể vẫn còn tiếp tục đến độ trưởng thành.
23
Đây là đặc điểm cần chú ý, trong chăn nuôi không nên sử dụng gia súc
vào mục đích sinh sản quá sớm. Vì nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa
thành thục về thể vóc thì sẽ ảnh hưởng xấu như: trong thời gian có chửa sẽ phân
tán dinh dưỡng ưu tiên cho bào thai phát triển, do vậy nhu cầu dinh dưỡng cho
sự hình thành và phát triển của cơ thể mẹ bị cắt giảm, do đó sự phát triển của
bào thai bị ảnh hưởng. Kết quả mẹ yếu con nhỏ và yếu, tuổi sử dụng con mẹ
cũng giảm xuống. Hơn nữa, do xương chậu của lợn mẹ chưa phát triển hoàn
toàn, nhỏ hẹp làm cho con vật đẻ khó. Chính vì vậy không phối giống vào thời
kỳ này vì cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích lũy dinh dưỡng nuôi bào
thai và trứng rụng chưa nhiều. Thường bỏ qua một chu kỳ động dục đầu tiên sau
đó chu kỳ thứ 2 mới phối giống. Tuy nhiên cũng không phối giống muộn sau 8

tháng tuổi, sẽ lãng phí thức ăn và công chăm sóc thêm một chu kỳ 21 ngày, ảnh
hưởng đến lợi ích của người chăn nuôi [11]; [12].
Tuổi động dục của từng loại lợn như sau:
-Đối với giống lợn Móng cái và lợn nội tuổi động dục lần đầu lúc 4-5 tháng
tuổi [6].
-Lợn lai F
1
(50% máu ngoại và 50% máu nội) là 6-7 tháng tuổi [4].
-Lợn ngoại thuần là 7-8 tháng tuổi [4]; [6].
Trong lần động dục đầu tiên này không nên phối giống [11], [12].
2.4.5. Chu kỳ động dục của lợn nái
Là khoảng thời gian giữa 2 lần rụng trứng. Hoạt động sinh sản của lợn nái
được thể hiện qua chu kỳ động dục. Đó là do sự phát triển của nang trứng mang
tính chất chu kỳ dưới sự điều hoà của hormone thùy trước tuyến yên làm cho
trứng chín và rụng diễn ra một cách chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng
động dục ra bên ngoài theo chu kỳ gọi là chu kỳ động dục [6]. Chu kỳ động dục
kéo dài từ 18 - 21 ngày, nếu gia súc động dục mà chưa cho phối giống hoặc phối
giống mà chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ nhắc lại [1]; [6]. Theo kết quả nghiên
cứu của Rapael, (1971) cho rằng ở lợn nái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn hơn
lợn nái trưởng thành, lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 chu kỳ động dục là 19,5 ngày, lứa 4
và 5 chu kỳ 20,8 ngày, lứa 6 và 7 chu kỳ là 21,5 ngày, lứa 8 và 9 chu kỳ 22,4
ngày [8].
Sự hiểu biết về chu kỳ động dục, về sự biểu hiện của động dục, về quy
luật rụng trứng sẽ giúp cho nhà chăn nuôi có những tác động kỹ thuật đúng lúc
nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản của lợn [2]; [9].
24
Quá trình động dục của lợn có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước chịu đực (bắt đấu)
- Giai đoạn chịu đực (phối giống)
- Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc)

2.4.5.1. Triệu chứng động dục
Giai đoạn trước chịu đực: Ở giai đoạn này lợn nái có biểu hiện như kêu
rít, bỏ ăn, âm hộ đỏ tươi sưng mọng có nước nhầy chảy ra. Lợn nái có hiện
tượng nhảy lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó [6].
Giai đoạn chịu đực: Lợn vẫn kém ăn. Âm hộ giảm sưng có nếp nhăn
chuyển sang màu đỏ sẩm như màu mận chín. Lợn nái đã chịu đực, đứng im, mê
ì. Dùng tay hay chân đè lên lưng và vùng mông lợn đứng im. Nước nhờn âm hộ
chảy đặc dính và đục. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày. Với lợn nội thì thời
gian ngắn hơn 28 đến 30 giờ [6].
Giai đoạn sau chịu đực: Lợn nái trở lại trạng thái bình thường. Âm hộ hết
sưng, lợn ăn uống như cũ. Nếu lợn không có chữa thì sau 21 ngày bắt đầu lại
chu kỳ động dục mới [6].
2.4.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục
Giống: Các giống lợn khác nhau có chu kỳ động dục khác nhau: lợn Ỉ từ
19 - 21 ngày, lợn Móng Cái từ 18 - 25 ngày [1], [7].
Tuổi: Nái tơ có chu kỳ tính thường ngắn hơn lợn nái trưởng thành. Theo
Kralling lợn nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính 20,8 ngày, lứa 6 - 7 là 21,5
ngày, lứa 8 - 9 là 22,4 ngày [7].
Dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn định và ngược lại.
Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố khác như: nhiệt độ, chế độ chiếu
sáng, phermon, tiếng kêu của con đực….[4], [7].
2.4.6. Sinh lý thụ thai
2.4.6.1. Đặc điểm quá trình rụng trứng
Rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp. Quan niệm rụng trứng và
động dục gắn liền với nhau hiện nay đã bị bác bỏ vì có khi động dục mà không
rụng trứng (động dục giả) và ngược lại có khi rụng trứng nhưng lại không biểu
hiện động dục (động dục ngầm) [6].
Sự rụng trứng gồm hai giai đoạn là vở nang trứng và thoát trứng. Một số
nghiên cứu xác định rằng nồng độ LH (lutein stimulin hormone) tăng lên trước
khi trứng rụng đã kích thích buồng trứng sinh sản ra một enzyme đặc trưng.

25

×