Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Điều tra một số bệnh sản khoa thường gặp, thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung và các giải pháp khắc phục trên đàn bò cái sinh sản tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.42 KB, 40 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hằng năm sản
phẩm từ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Trong đó,
chăn nuôi là một trong những ngành chiếm vị trí chủ đạo, những năm gần đây
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, với tính chất ngày một nguy hiểm hơn.
Cúm gia cầm xảy ra và lây lan rộng, tiếp đến là bệnh Tai xanh ở lợn; bệnh Lở
mồm long móng ở gia súc đã gây thiệt hại to lớn cho người chăn nuôi.
Bên cạnh dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thì giá thức ăn công nghiệp ngày
một gia tăng, sản phẩm của ngành chăn nuôi lại thấp, gây khó khăn không nhỏ
cho người chăn nuôi. Trong khi đó, chăn nuôi trâu bò với chi phí chăn nuôi thấp,
mang lại lợi nhuận cao do thức ăn trâu bò được tận dụng từ nhiều ngành khác.
Sản phẩm từ trâu bò như thịt, sữa là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,
được người tiêu dùng ưa chuộng. Phân trâu bò còn có thể sử dụng trong ngành
trồng trọt.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó người chăn nuôi có xu hướng
phát triển thêm ngành chăn nuôi trâu, bò. Ngày nay, với chủ trương đổi mới của
Đảng, việc đưa cơ khí hóa về với nông thôn đã đem lại năng suất cao trong nông
nghiệp, sức kéo của trâu bò bây giờ được thay bằng sức kéo của máy móc. Cho
nên chăn nuôi trâu bò bây giờ chủ yếu là bò sinh sản để cung cấp cho nhu cầu
tiêu thụ thịt cho người dân. Với trình độ dân trí ngày một nâng cao, người nông
dân biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, nhưng dịch bệnh vẫn xảy
ra, trong đó có các bệnh sản khoa. Các bệnh sản khoa thường gặp bò cái sinh sản
là: Sẩy thai, viêm tử cung, sót nhau, viêm vú, bại liệt, vô sinh, chậm sinh,… Các
bệnh này còn khá phổ biến, làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của đàn bò cái
sinh sản, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng đàn con và là nguyên nhân làm
giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi
Xuất phát từ tình hình thực tế, để nắm được một cách chính xác hơn tình hình
nhiễm bệnh sản khoa và nhằm tìm ra loại thuốc có tác dụng hiệu quả để khuyến
cáo cho người dân sử dụng, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, thầy
giáo Th.s Giang Thanh Nhã chúng tôi tiến hành đề tài:


“Điều tra một số bệnh sản khoa thường gặp, thử nghiệm điều trị bệnh
viêm tử cung và các giải pháp khắc phục trên đàn bò cái sinh sản tại huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.
1
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra, khảo sát tình hình mắc bệnh sản khoa trên đàn bò trên địa bàn huyện
Yên Thành tỉnh Nghệ an và nguyên nhân gây nên tỷ lệ mắc bệnh trên.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh sản khoa : bệnh viêm tử cung
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sản khoa
trên đàn bò.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN
YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN.
1.1. Vị trí địa lý:
Diện tích: 54.571,60 ha
Dân số: 275.105 người
Thành phần dân tộc: Kinh
Huyện Yên thành thuộc tỉnh Nghệ an: Phía đông giáp huyện Diễn Châu.
Phía tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kì. Phía nam giáp huyện Đô Lương, Nghi
Lộc. Phía bắc giáp Tân Kì, Quỳnh Lưu.
1.2. Về địa hình và đất đai:
Huyện Yên Thành tựa hình lòng chảo, ba phía bắc, tây, nam là rừng núi
và đồi thấp, ở giữa và phía đông là vùng trũng tiếp giáp với huyện Diễn Châu;
với chiều dài gần 40 km từ bắc xuống nam, chiều rộng gần 35 km từ đông sang
tây. Nơi gần bờ biển nhất là xã Đô Thành (6km.
Hiện nay, Yên Thành có tổng diện tích tự nhiên là 54.571,67 ha, trong đó,
đất nông nghiệp là 42.254,79 ha, đất phi nông nghiệp là 9.605,09 ha, đất chưa sử
dụng là 2.711,79 ha.
1.3. Về giao thông

Huyện Yên thành nằm phía tây đường quốc lộ 1A, trên trục đường tỉnh lộ
538 nối quốc lộ 1A (đoạn Cầu Bùng) với đường quốc lộ 7 đoạn Công Thành.
Về giao thông, hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương
đối phát triển. Có hệ thống đường nhựa kéo dài.Ngoài ra, còn có 23 tuyến đường
liên xã, liên xóm đều đã được đỗ nhựa hoặc bê tông đến từng gia đình. Xe cơ
giới đi lại tương đối thuận lợi.
1.4. Khí hậu- thời tiết:
Yên Thành nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Mùa hè, gió Tây Nam
thổi mạnh, không khí nóng nực, nhưng khi có gió Đông Nam (gió Nồm) đưa hơi
nước biển lên thì mát mẻ dễ chịu. Mùa thu thường phải chống chọi với những
cơn bão lớn. Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài.
1.5. Về kinh tế, văn hóa và xã hội:
Chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi tự túc.
3
Giá trị sản xuất 2.518 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân
14,38%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông – lâm nghiệp – thuỷ sản từ 58,8% xuống còn
47,32%, Công nghiệp – Xây dựng cơ bản từ 14,7% lên 24,85%, Dịch vụ từ
26,5% lên 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm, tăng 2,7
lần so với đầu nhiệm kỳ.
Nông nghip – nông thôn có bước phát triển. Giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp 874 tỷ đồng. Sản lượng lương thực 180.000 tấn. Đàn trâu tăng 1,1%; bò
tăng 3,2%; lợn tăng 4,1%; gia cầm tăng 18,1% so với đầu nhiệm kỳ
1.6. Tình hình chăn nuôi tại huyện:
- Tập quán chăn nuôi: Chăn nuôi tự túc là phương thức chăn nuôi bò chủ yếu của
huyện. Bò được thả tự do trên các bãi cỏ tự nhiên như: bờ đê, bờ ruộng, đồi…
- Về nguồn thức ăn: Các nguồn thức ăn tại các vùng và trong các nông hộ là khá
phong phú, đa dạng về chủng loại, tuy nhiên phân phối không đều giữa các
vùng. Diện tích cỏ trồng chưa nhiều và đang ở tình trạng manh mún. Các giống
cỏ được trồng chủ yếu là cỏ voi, năng suất cao nhưng chất lượng thấp, đặc biệt
loại cỏ này sinh trưởng kém trong mùa đông đã góp phần làm trầm trọng thêm

sự thiếu hụt thức ăn xanh cho trâu bò trong mùa này. Người dân chưa chú trọng
bổ sung các loại thức ăn chế biến khác cho bò.
- Giống bò: Giống bò nuôi chủ yếu ở huyện vẫn là bò vàng. Ngoài ra, bò LaiSind
hiện cũng được nuôi rộng rãi. Hiện nay, huyện đang có dự án cải tạo đàn bò
Vàng bằng cách Sind hóa để đạt tỉ lệ 60% bò Lai ở vùng đồng bằng, 40% vùng
miền núi, 5% vùng núi cao.
- Diện tích chuồng nuôi hẹp, trung bình chỉ đạt 6,40m
2
/con (đồng bằng 5m
2
, vùng
núi thấp 7m
2
và vùng núi cao 8m
2
). Chuồng nuôi bò kiên cố mới chiếm 76,97%,
đặc biệt ở vùng núi cao mới đạt 31,37%.
- Công tác thú y phòng trừ dịch bệnh, kiểm dịch ngày càng được chú trọng, đội
ngũ cán bộ thú y có số lượng lớn, có trình độ, kinh nghiệm tuy nhiên công tác
thú y vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra (tuy
không lớn, không nghiêm trọng), tỷ lệ tiêm phòng thấp (30-40%), công tác kiểm
dịch trâu bò xuất nhập gần như không làm được. Đây là nguy cơ có thể làm lây
lan, bùng phát dịch bệnh và ảnh hưởng đến sự an toàn vệ sinh thực phẩm của
các sản phẩm chăn nuôi.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ
QUAN SINH DỤC BÒ CÁI
2.1. Buồng trứng (Ovaries):
2.1.1 Vị trí, kích thước, hình thái:
4
Buồng trứng của nói chung và của bò nói riêng hầu như đối xứng nhau,

nằm trong xoang chậu, gắn liền với dây chằng rộng của tử cung và thường nằm
cao cùng với độ cao của u xương chậu. [5]; [6].
Có hai buồng trứng bầu dục, hơi dẹt. hình dạng có thể thay đổi khi có sự
hiện diện của nang trứng và thể vàng. Kích thước trung bình của buồng trứng
3,5×2,5×1,5 cm. . Khi bắt đầu thành thục về tính chúng kích thước dài, rộng, cao
như sau: 1-2cm, 1-1,5cm, 1,5cm. Khối lượng mỗi buồng trứng khoảng 10-20 gam.
Bò LaiSind có kích thước như sau: 23,45mm; 16,50mm; 11,55mm với
khối lượng 3,74g bên phải và 2,5g bên trái. [1]; [6; [12].
2.1.2.Chức năng:
Buồng trứng có hai chức năng: sản xuất tế bào sinh dục và hocmon sinh
dục Oestrogen và progesterone. Các hoocmon này được sản sinh dưới ảnh
hưởng của nhưng hooc mon khác, điều tiết từ tuyến yên, chúng tham gia vào
điều tiết hoạt động sinh dục của con cái.[12]; [13].
Các tế bào sinh dục của con cái gọi là trứng. Một tế bào trứng được bao
bọc bởi các tế bào chung quanh tạo thành nang trứng. Một vài ngày sau động
dục,những nang trứng phát triển nổi cộm lên, chứa đầy dịch và sánh động gọi là
nang trứng chin. Mỗi nang trứng chứa một trứng, đôi khi chứa hai. Thường một
nang trứng chín, vỡ ra vào khoảng 30 giờ khi bò cái động dục. khi nang trứng
vỡ, trứng được phóng thích ra ngoài và được loa kèn hứng. nơi trứng rụng để lại
vết lõm sau người ta gọi là thể vàng.
Ở bò một buồng trứng có
hơn 100.000 trứng lúc mới
sinh. Tuy nhiên trong suốt đời
của một con bò cái chỉ một số
lượng nhỏ trứng sẽ được thụ
tinh và phát triển thành bê. [13]
Hocmon được tiết ra từ
buồng trứng điều khiển mức độ
biểu hiện tính dục, sinh trưởng
và các quá trình phát triển:

Oestrogen cần thiết cho sự phát
triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Còn hocmon Progesterone
do thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử
cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và kích thích sự phát
triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytoxin được tiết ra bởi phần sau của tuyến
yên và thể vàng của buồng trứng khi bò gần sinh, nó làm co thắt cơ trơn tử cung
trong lúc sinh đẻ và cơ trơn của tuyến vú để thải sữa. [8]; [12]; [13].
5
2.2.Ống dẫn trứng (Uterine tubes
2.2.1.Vị trí, kích thước, hình thái:
Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng hay vòi Fallop, là một ống dài
ngoằn ngèo (15-30 cm), có đường kính là 0,2-0,4 mm. Màng treo của ống dẫn
trứng là cạnh trước dây chằng rộng và dây chằng tử cung – buồng trứng [9];
[10]. Trâu bò có ống dẫn trứng nằm hai bên, chúng có cấu tạo giống nhau.
Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng gần sát với buồng trứng và
hình loa kèn, loa kèn là một màng mỏng tạo thành cái tán rộng,vành tán có các
tua diềm lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng. diện tích hoa loa kèn không
giống nhau ở các cá thể. Đối với bò thường rộng khoảng 20- 30cm
2
và phủ toàn
bộ buồng trứng. đầu kia của ống dẫn trứng gắn với mút sừng tử cung.
2.2.2.Chức năng:
Chức năng cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến
nơi thụ tinh trong ống dẫn trứng (thường 1/3 đầu ống dẫn trứng tính từ buồng
trứng ra, thuộc phần rộng của ống dẫn trứng); tiết ra các chất để nuôi dưỡng
noãn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết ra các chất
nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi phôi đi vào tử cung để làm tổ.[8].
Tế bào trứng rơi vào loa kèn, được di chuyển về tử cung nhờ nhu động
của lớp cơ trơn và sự vận động nhịp nhàng của lông thịt trên tầng thượng bì ống
dẫn trứng.[5]; [6].

2.3.Tử cung (Uterus)
2.3.1. Vị trí và hình thái:
Tử cung hay còn gọi là dạ con, là nơi đảm bảo cho sự phát triển của thai
và đẩy thai ra ngoài khi đẻ. Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên
bóng đái[8] , được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào tử cung, các nếp phúc
mạc, dây chằng rộng và dây chằng tròn.
Tử cung có hình dạng chữ V gồm: hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ
tử cung.[12]
2.3.2.Chức năng:
Sừng tử cung: sừng tử cung của trâu bò không dài, qua một vài lần đẻ thì
sừng bên phải lớn hơn sừng bên trái chút ít. Có chức năng là nơi cư trú của thai
trong quá trình chửa.
Thân tử cung: thân tử cung của trâu bò có vách hụt ngăn cách không hoàn
toàn, điều đó tạo sự khó khăn trong thụ tinh nhân tạo.
6
Cổ tử cung: của trâu bò được cậu tạo bởi nhiều lớp cơ, đặc biệt là có 3-4
lớp cơ vòng có trương lực lớn nên tạo thành các “đai” thắt cổ tử cung ngăn cách
bên ngoài và bên trong.[1]
Vào thời kì động dục dưới tác dụng của hoocmon Ostrogen làm trương
lực cơ này giản ra, cổ tử cung mở ra tạo điệu kiện cho dòng tinh di chuyển vào
trong để tiến hành thụ tinh. Cổ tử cung của bò dài 5-7cm, kích thước thay đổi
theo lứa tuổi. Vai trò quan trọng của cổ tử cung là tiết chất nhầy trong khi lên
giống. Chất nhầy chảy từ cổ tử cung ra ngoài để làm trơn âm đạo và làm giảm
sự xâm nhập của vi sinh vật vào tử cung. Trong lúc mang thai, cổ tử cung ngăn
cách tử cung với môi trường bên ngoài. Dưới ảnh hưởng của progesterone, chất
nhầy của cổ tử cung trở nên đặc lại, do đó vật lạ không thể xâm nhập vào trong
được.[1]; [8].
2.4. Âm đạo (Vagina)
2.4.1. Vị trí và hình thái:
Âm đạo là ống đi từ cổ tử cung đến âm hộ. Đầu trước của âm đạo dính

vào cổ tử cung, đầu sau thông ra tiền đình, có màng trinh đậy lỗ niệu đạo. Trên
âm đạo là trực tràng, dưới âm đạo là bóng đái.[8]; [12].
2.4.2. Chức năng:
Là chỗ chứa dương vật khi con vật giao phối, bài tiết nước tiểu, chỗ ra của
bào thai trong khi đẻ. Bò là loại hình phóng tinh âm đạo, nên nó là nơi chứa tinh
khi con con vật giao phối. p H của chất bài tiết không thích hợp cho tinh trùng.
2.5. Bộ phận bên ngoài:
2.5.1. Tiền đình (Vestibulum vagina, sinus urogenitalis )
Phần sau của âm đạo được gọi là tiền đình, thuộc đường sinh dục lẫn
đường tiết niệu, là giới hạn giữa âm đạo và âm môn, nằm từ lỗ ống đái cho đến
mép âm môn .[12]
Trong tiền đình có màng trinh, là 1 nếp gấp gồm 2 lá niêm mạc,ở giữa có
sợi đàn hồi. Ở sau và dưới màng trinh có lỗ niệu đạo [11]. Ngoài ra tiền đình còn
có hành tiền đình và một ít tuyến tiền đình ở phần bụng .
2.5.2. Âm vật (Clitoris)
Âm vật có cấu tạo tương tự như dương vật ở con đực nhưng thu nhỏ lại,
được dính vào phần trên khớp bán động ngồi và có cơ ngồi hông bao bọc xung
quanh. Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm
giác. Các đầu mút thần kinh cảm giác này có tác dụng gây hưng phấn sinh dục
khi giao phối, do đó kích thích âm vật lúc gieo tinh nhân tạo có thể làm tăng tỷ
lệ đậu thai ở con cái.[11]
2.5.3. Âm môn (Vulva)
7
Âm môn hay còn gọi là âm hộ, là phần ngoài cùng của đường sinh dục,
nằm dưới hậu môn và được ngăn cách với hậu môn bằng vùng hồi âm.
Bình thường môi âm môn khép kín để giảm thiểu sự xâm nhập của các tác nhân
gây viêm nhiễm đường sinh dục. Hai môi này chỉ mở ra vào thời kỳ hưng phấn
sinh dục cao nhất khi thực hiện giao phối và lúc gia súc đẻ.[13];[12].
2.5.4. Tuyến vú (mamma)
Tuyến vú là sản phẩm của da, chỉ có ở động vật có vú, do sự biến đổi của

tuyến mồ hôi mà ra, có chức năng tiết sữa và thải sữa. Về hoạt động sinh lý thì
tuyến vú có liên quan mật thiết với cơ quan sinh dục cái. Vì vậy có thể xem
chúng như một bộ phận cấu tạo bên ngoài của cơ quan sinh dục .
Bình thường, tuyến vú phát triển chậm cho đến khi bò thành thục về tính
và rồi gia tăng nhanh do tác dụng estrogen của buồng trứng và progesterone của
thể vàng, to nhất vào cuối thời kỳ mang thai và bắt đầu hoạt động sau khi đẻ. Sự
phát triển của tuyến vú không chỉ chịu tác động của di truyền và kích dục tố mà
còn chịu tác động của tuyến yên và tuyến trên
thận.
Gia súc khác nhau thì số lượng và vị trí
núm vú cũng khác nhau. Đối với bò thì có hai
đôi ở bụng sau, 4 tuyến sữa gần như độc lập
nhau. Số lượng bể sữa và ống đầu vú cũng khác
nhau, đối với bò có 1 bể sữa và 1 ống đầu vú
[10].
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH SẢN CỦA BÒ CÁI
Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của tất cả các cơ thể sinh vật
sống. Ở gia súc, quá trình sinh sản không chỉ là sự truyền thông tin di truyền từ
thế hệ này đến thế hệ khác, mà còn liên quan đến sự điều chỉnh nội tiết của các
giai đoạn khác nhau trong quá trình đó.
Mỗi loài gia súc có những đặc tính riêng nhưng đều tuân theo một quy
luật chung của hoạt động sống là hưng phấn, ức chế, trao đổi chất, phát triển
theo giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và sinh sản. Khi nắm được những đặc
trưng sinh lý của từng loài gia súc và các quy luật hoạt động sống của chúng, ta
có thể cải tiến chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, cải tạo giống,… để bắt chúng phát
triển theo hướng có lợi, đề ra những biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu, cho sản
phẩm cao, nhằm đáp ứng được mục đích kinh tế của ta.
Đối với bò cái nói riêng và gia súc cái nói chung, khi nắm vững đặc điểm
sinh lý sinh sản của nó, giúp người chăn nuôi hạn chế được các bệnh sản khoa
gây ra trên đàn gia súc , nâng cao năng suất đưa đến hiệu quả kinh tế cao cho

người chăn nuôi.
8
3.1.Tuổi thành thục sinh dục
Dậy thì ở trâu bò cái được xác định là độ tuổi động dục lần đầu có trứng
rụng. vì vậy sự dậy thì được kiểm soát bởi những cơ chế nhất định về sinh lý kể
cả các tuyến sinh dục và thùy trước tuyến yên, do đó dẫn đến sự ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác như di truyền, ngoại cảnh ( nhiệt độ, dinh dưỡng, mùa…) sẻ
tác động đến cơ quan này.
Tuổi thành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Tuổi thành
thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Giống:các giống được cải tạo có tuổi thành thục sớm hơn các giống chưa
được cải tạo. đối với bò cái châu Âu tuổi thành thục trung bình từ 8-11 tháng, bò
Việt Nam là 15 tháng, bò Châu Phi 21 tháng…thời gian phối giống thích hợp
khi trọng lượng cơ thể đạt 70% trọng lượng lúc trưởng thành[1].
Nhiệt độ: nhiệt độ cao làm tuổi thành thục muộn. nếu nuôi bò cái hậu bị
giống thịt ở điều kiện nhiệt độ 10
0
C sẻ thì tuổi thành thục là 10,5 tháng, còn nếu
nuôi ở điều kiện 27
0
C thì tuổi thành thục sẻ là 13 tháng.
Dinh dưỡng: nếu trâu bò được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng cao sẻ
nhanh chóng thành thục sớm hơn so với trâu bò cái được nuôi dưỡng thấp. theo
thí nghiệm của Jonbert trên bò thì: mức dinh dưỡng cao, tuổi thành thục về tính
là 440 ngày. Ngược lại, mức dinh dưỡng thấp là 710 ngày.[10];
3.1.1.Chu kì sinh dục.
3.1.1.1. Khái niêm về chu kì động dục:
Là khoảng hai lần động dục cao độ có liên quan đến sự chín và rụng trứng
trong buồng trứng.
Trong buồng trứng của bò, trứng phát triển liên tục trong suốt cả đời

thành các mụn nước chứa đầy dịch gọi là noãn nang. Mỗi một trứng mất khoảng
6 tháng để phát triển. Phần lớn trứng không phát triển đầy đủ và bị tái hấp thu đi
một cách đơn giản. Sự phát triển của trứng đến khi thành thục về tính không cần
có hormone của não. Sau khi thành thục về tính, hormone được tuyến yên ở não
tiết ra làm cho một số trứng được chọn lọc phát triển đầy đủ và giải phóng khỏi
buồng trứng có nghĩa là rụng trứng. Noãn nang có thể có đường kính 10-15 mm
ngay trước khi rụng trứng. Phần lớn các noãn nang khác đường kính chỉ đạt 1-2
mm trước khi bị tái hấp thu. Tỷ lệ thụ tinh cao nhất ở bò cái tơ động dục lần thứ
2 hoặc thứ 3. Mặc dù một số bò cái tơ sẽ thụ tinh ở lần động dục đầu tiên và sẽ
có thai nếu cho phối giống. Chu kỳ động dục điển hình ở bò là 21 ngày, tuy
nhiên có thể giao động trong phạm vi 18-24 ngày.
Khi nắm vững quy luật của chu kỳ tính sẽ có nhiều lợi ích quan trọng
trong công tác chăn nuôi như: Có thể phát hiện kịp thời hiện tượng hưng phấn
và rụng trứng, tránh được việc bỏ qua một số chu kỳ, nâng cao tỷ lệ thụ thai, góp
9
phần phát triển số lượng đàn gia súc. Có thể điều khiển và chủ động kế hoạch
sinh sản, thức ăn, nuôi dưỡng và khai thác sản phẩm của toàn đàn súc. Góp phần
phòng và chữa trị hiện tượng vô sinh, chậm sinh ở gia súc trong chăn nuôi.
3.2.2. Các giai đoạn của chu kì động dục.
3.2.2.1. Giai đoạn trước khi động dục (Proestrus)
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục, tính từ khi thể vàng tiêu hủy đến
lần động dục tiếp theo. Giai đoạn này, nang trứng phát triển nhanh và nổi rõ trên bề
mặt buồng trứng, buồng trứng to hơn bình thường. dưới ảnh hưởng của estrogen thì
cơ thể của con vật có những biến đổi về thần kinh và cơ quan sinh dục:
Biểu hin về thần kinh: con vật thường tách đàn, ít ăn hoặc bỏ ăn, hay đi
lại nghe ngóng, kêu la, trạng thái băn khoăn…
Biểu hin ở cơ quan sinh dục: âm hộ có những thay đổi về kích thước,
ướt, hơi sung mọng. niêm mạc có màu hồng nhạt. Tế bào vách ống dẫn trứng
phát triển, số lượng lông nhung tăng lên để chuẩn bị đón trứng rụng. Màng nhầy
tử cung, âm đạo tăng sinh, được cung cấp nhiều máu hơn. Tử cung, âm đạo, âm

hộ bắt đầu xung huyết. Niêm dịch trong suốt và loãng, càng gần điểm chịu đực
thì niêm dịch tiết ra càng nhiều, độ keo dính càng tăng lên. Màu sắc cũng biến
đổi từ trắng sang trắng đục và đục lờ lờ, lúc chịu đực thì trạng thái trắng đục
như hồ nếp.
Thời gian này kéo dài trong 3 ngày( tương ứng với ngày thứ 18-21 của
chu kì).[21]
3.2.2.2. Giai đoạn động dục (Estrus)
Là thời kì xuất hiện cảm thụ sinh dục của con cái, do lượng estrogen tiết
ra cực đại, biểu hiện điển hình là đứng yên khi tiếp xúc với con đực hoặc người
dẫn tinh. Cuối giai đoạn này trứng rụng, những thay đổi ở đường sinh dục càng
thêm sâu sắc hơn.
Những biến đổi về thần kinh: con vật bồn chồn, ít ăn hoặc bỏ ăn, cong
đuôi, hay ngoảnh lại phía sau, thích nhảy lên lung con khác…
Những biến đổi ở cơ quan sinh dục: noãn bào phát triển to, có thể sờ thấy được
qua trực tràng sừng tử cung cong lại và rắn hơn bình thường, cổ tử cung tăng
cường co bóp, mở ra và lúc chịu đực có thể hé 1-2mm đến 4-5mm. Âm hộ sung
to, mất hết nếp nhăn. Niêm dịch trắng đục như hồ nếp quấy loãng, niêm dịch âm
đạo có nồng độ Ca
++
, K
+
,Na
+
cao, làm độ dẫn điện tăng, điện trở âm đạo xuống
thấp, thấp nhất khi bò chịu đực, dịch đóng thành màng mỏng hai bên mông. Giai
đoạn này kéo dài từ 6-36 giờ.
3.2.2.3. Giai đoạn sau động dục (Prostestrus)
Giai đoạn động dục kết thúc là rụng trứng, phát triển sớm của thể vàng,
buồng trứng xuất hiện thể vàng tiết progesterone để ức chế động dục.Sự tăng
10

sinh và tiết dịch của tử cung cũng ngừng lại, biểu mô nhầy của tử cung bong ra
cùng với lớp biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài.Các biểu hiện bên ngoài
dần biến mất, con vật không muốn gần con đực. Sau đó con vật chuyển sang
trạng thái yên tĩnh. Giai đoạn này kéo dài trong 3-4 ngày( tương ứng với ngày
thứ 2-5 của chu kì)
3.2.2.4. Giai đoạn yên tĩnh (Unestrus hay Diestrus)
Là giai đoạn thể vàng hoạt động, thường khởi đầu vào ngày thứ 4 sau khi
trứng rụng và kết thúc sau khi thể vàng tiêu hủy. Thể vàng tồn tại trong suốt thời
gian mang thai cho đến trước khi đẻ. Nếu bò không được thụ tinh hoặ thụ tinh
không có kết quả thì thể vàng tồn tại đến ngày thứ 18 của chu kì rồi tiêu biến
chu kì mới bắt đầu.
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì động dục.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chu kì động dục:
Giống: giống khác nhau thì thời gian của chu kì động dục là khác nhau: ví
dụ: đối với bò Vàng Việt Nam thì thời gian là 17-24 ngày, bò LaiSind thường
18- 25 ngày[31].
Dinh dưỡng: có hai kì ảnh hưởng của dinh dưỡng tới chu kì động dục rõ nhất
là khi bắt đầu thành thục về tính và thời kì sau khi đẻ tới khi động dục trở lại. người
ta thường tăng mức độ dinh dưỡng trong thời kì này để tăng tỉ lệ rụng trứng.
Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố khác như: Nhiệt độ, chế độ
chiếu sáng, pheromon, tiếng kêu của con đực,… [30].
3.2.4. Thời điểm phối giống thích hợp :
Thời điểm phối giống thích hợp là lúc có nhiều nhất các tinh trùng còn
khả năng thụ tinh gặp nhiều nhất tế bào trứng có khả năng thụ thai.
Thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò quan trọng để bò có thể thụ
thai. Sau khi kết thúc động dục 10 - 12 giờ, trứng rụng và chỉ có khả năng thụ
tinh trong thời gian 6 - 10 giờ. Tinh trùng có thể sống được 12 - 18 giờ trong
trứng và cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng ta có thể
phối giống cho bò ở thời điểm 12 - 18 giờ kể từ khi bò có biểu hiện động dục.
Nếu có điều kiện nên phối kép 2 lần để tăng khả năng thụ thai. Lần 1 phối sau

khi phát hiện động dục 6 giờ, lần 2 nhắc lại sau 10 - 12 giờ.
Đối với bò nuôi chăn, thả, không cầm cột thì thời điểm phối giống tốt nhất
là khi bò có phản xạ đứng yên (chịu đứng yên cho bò khác nhảy lên). Theo kinh
nghiệm thực tế, có thể quan sát tình trạng dịch nhầy để chọn thời điểm phối
giống. Khi dịch nhầy keo đặc lại (kéo dài như chiếc đũa) thì phối tinh là tốt nhất.
Thông thường khi bò động dục vào lúc sáng sớm thì phối tinh vào buổi chiều
cùng ngày, bò động dục vào buổi trưa hoặc chiều thì phối tinh vào buổi sáng
ngày hôm sau.
11
3.2.5. Tuổi phối giống lần đầu :
Tuổi xuất hiện thành thục sinh dục phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng và có thể biến động từ 18 – 24 tháng tuổi hoặc hơn.
Thực tế cho thấy, nhiều bê tơ được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt sẽ thành thục
về tính dục sớm và có thể lên giống lúc 8 – 9 tháng tuổi. Ngược lại, những bê được
chăm sóc, nuôi dưỡng kém có thể 20 tháng hoặc hơn vẫn chưa lên giống.
Cho bê phối giống khi chưa đủ tuổi và trọng lượng quy định sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe, sức sản xuất. Vì vậy, chỉ nên tiến hành phối giống cho bò tơ sau khi
bỏ qua 1- 2 chu kỳ động dục đầu tiên và hội đủ 2 điều kiện: Về tuổi và khối lượng
cơ thể (tùy theo giống), nhưng phải đảm bảo khối lượng cơ thể của bò tơ tối thiểu
đạt 60 – 70% khối lượng cơ thể bò trưởng thành, vì sự thành thục về tính dục
thường xuất hiện sớm hơn tuổi trưởng thành (kết thúc sự phát triển cơ thể).
Đối với bò vàng Việt Nam, tuổi phối giống thích hợp phải trên 14 tháng
và khối lượng cơ thể đạt 150 – 200kg. Đối với bò LaiSind tuổi phối giống lần
đầu là 16- 18 tháng khi bò đạt trọng lượng là 200- 250kg.
Khi bò đã thành thục về tính, có tầm vóc và sức khỏe đạt yêu cầu sẽ nâng
cao được khả năng sinh sản và phẩm chất của đời sau
Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh rằng, nếu phối giống quá muộn sẽ
gây lãng phí kinh tế, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của bò cũng như hoạt
động về tính của nó.
1. Sinh lý quá trình mang thai, sinh đẻ và nuôi con :

i. Quá trình mang thai:
Đặc điểm quá trình mang thai:
Trong chu kì sinh dục nếu trứng chín rụng được gặp tinh trùng thì quá
trình thụ tinh được xảy ra( thường diễn ra ở 1/3 ở ống dẫn trứng. nếu điều kiện
tử cung thích hợp cho hợp tử làm tổ thì con vật bước vào thời kì mang thai. Thời
gian bò mang thai thường là: 280-285 ngày.thời gian mang thai phụ thuộc vào
tuổi, giống, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng… đối với bò số
lượng thai thường là 1 thai.
Những biến đổi ở cơ thể mẹ:
Trong thời gian mang thai con mẹ có những thay đổi phù hợp với từng
gian đoạn phát triển của bào thai.
Sự biến đổi của bộ máy sinh dục:
Buồng trứng: Thể tích buồng trứng tăng lên, khám trực tràng thấy thể
vàng tồn tại ở bò thường là một thể vàng.
Tử cung: Thể tích và trọng lượng tử cung tăng lên theo thời gian có chửa.
Trọng lượng tử cung khi có thai gấp 5-20 lần so với bình thường, thể tích và
kích thước tăng gấp hàng trăm lần [30]. Máu được lưu thông đến tử cung rất
nhiều tạo điều kiện tăng chất dinh dưỡng để nuôi bào thai trong quá trình chửa.
12
Cổ tử cung: Khi có chửa cổ tử cung đóng kín và chặt hơn so với bình
thường. Niêm mạc dày lên, các tế bào thượng bì tiết ra niêm dịch keo dính gây
nên hiện tượng đóng nút cổ tử cung, giúp cho bào thai phát triển bình thường,
tránh các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào phá hủy bào thai. Niêm dịch lúc đầu
có màu trắng sau chuyển thành màu vàng đến nâu tùy theo tuổi của thai. Trước
khi đẻ khoảng 1 tuần, niêm dịch này bắt đầu long ra và chảy ra ngoài.
Âm đạo: Màng nhầy nhợt nhạt và khô. Cuối thời kỳ có chửa mềm, ướt và
phù thũng.
Âm hộ: Thời kỳ đầu ít biến đổi. Thời kỳ sau phù thũng cao độ và xệ xuống.
ii. Quá trình sinh đẻ:
Quá trình chửa đến một thời gian nhất định, khi thai đã phát triển hoàn

chỉnh, gia súc mẹ tống toàn bộ thai, nhau thai ra ngoài đó là hiện tượng đẻ.
Trước khi đẻ 1 tuần con vật thường có những biểu hiện khác thường:
Biểu hiện toàn thân: con vật thường tỏ ra băn khoăn, ăn uống thất thường.
Ở trâu bò có hiện tượng sụt mông, bụng xệ xuống, dây chằng mông khum nhảo.
Con vật thường đi đái dắt, đi ỉa nhiều và phân không thành khuôn. Nhiệt độ tuần
hoàn, hô hấp của cơ thể hơi tăng 1 chút so với bình thường.
Biểu hiện cục bộ đường sinh dục: trước khi đẻ vài ngày nút niêm dịch cổ
tử cung loãng và chảy ra ngoài. Sắp đẻ cơ quan sinh dục có sự thay đổi, rõ nhất
là âm môn, âm hộ phù nề, mềm. bầu vú căng to, sệ xuống, tĩnh mạch vú nổi rõ.
Quá trình đẻ của bò được chia thành 3 thời kì.
• Giai đoạn trước khi đẻ: từ bắt đầu rặn đẻ, đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn, bọc
thai ló ra. Sừng tử cung co bóp, vị trí thai được đẩy xuống thân tử cung, rồi cổ tử
cung, bọc thai sẻ vỡ ra, có thể màng niệu sẻ vỡ trước, rồi đến màng ối vỡ sau,
cũng có thể hai màng vỡ cùng một lúc, mõm hoặc móng chân thò ra ngoài âm
đạo.
• Giai đoạn đẩy thai: từ lúc cổ tử cung mở hoàn toàn, đến khi thai đẻ ra ngoài, lúc
này con vật bắt đầu rặng mạnh. Nếu vị trí thai thuận( mõm và hai chân trước ra
hoặc hai chân sau ra). Thời kì này biến động 1-12 giờ, trung bình là 6 giờ, không
cần phải can thiệp. Nhưng nếu thai to quá, tư thế không thuận lợi, hoặc sức rặn
quá yếu, chúng ta cần phải can thiệp bằng điều chỉnh thai lại tư thế bình thướng
dùng hai tay kéo thai ra.
• Giai đoạn bong nhau: Giai đoạn này tính từ lúc thai ra đến lúc bong nhau thai ra.
13
Khoảng thời gian 4-6 giờ, nếu sau 10-12 giờ không thấy bong nhau thai ra là
hiện tượng bệnh lý cần phải can thiệp. Để đảm bảo cho nhau thai ra hết thường
cho bò uống nước ối của chính nó. Cho mẹ ăn cháo pha muối. Một số nơi dùng
nước muối 5% để tiệt trùng bơm vào tử cung(2 lít) vừa có tác dụng tiệt trùng
vừa kích thích tử cung co bóp đâyẻ nhau ra ngoài. Nếu nhau không ra thì cần
tiến hành bóc nhau theo hướng dẫn của bác sỹ thú y.
• Giai đoạn phục hồi: đối với bò sau khi đẻ 2 ngày nước thai còn màu đỏ sẫm, có

chất lợn cợn. nếu sau 10 ngày mà vẫn còn sản dịch thì là viêm tử cung.
2. Bò cái động dục trở lại sau khi đẻ và nuôi con:
Động dục lại sau khi đẻ là khoảng thời gian sau khi đẻ đến khi xuất hiện
chu kì động dục đầu tiên.
Thời gian động dục lại sau khi đẻ là chỉ tiêu là chỉ tiêu đánh giá khả năng
sinh sản của gia súc, ảnh hưởng lớn đến tính năng sản xuất của bò cái.
Thời gian này có thời gian ngắn hay dài là phụ thuộc vào từng giống, cá
thể, lứa đẻ, tình trạng lứa đẻ, dinh dưỡng, mùa vụ. Trung bình 1 tháng sau khi đẻ
có khoảng 20% bò cái động dục trở lại. Vì thế cần có sự điều chỉnh phù hợp,
chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để rút ngắn được thời gian động dục trở lại đem lại lợi
ích kinh tế cao cho người chăn nuôi.
3. Số lứa đẻ trong năm của bò cái:
Trong chăn nuôi bò, để có nhiều sản phẩm (nhiều bê, nhiều sữa, thịt ) và
nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi, một trong những vấn đề rất quan trọng là
phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt, tức là rút ngắn khoảng cách
giữa các lứa đẻ. Để có thể làm được như vậy, phải rút ngắn giai đoạn từ khi đẻ
đến khi phối giống có chửa, để giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng. Như
vậy bò cái sẽ đẻ mỗi năm một lần, nghĩa là khoảng cách lứa đẻ 350 - 370 ngày.
Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khoảng cách lứa đẻ của bò cái
thường kéo dài, khoảng 390-450 ngày hoặc dài hơn .
IV. MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG GẶP TRÊN ĐÀN BÒ CÁI SINH
SẢN
4.1. Bệnh trong thời gian bò cái mang thai.
4.1.1. Bệnh sẩy thai.
Hiện tượng có thai bị gián đoạn, bị ngắt quảng gọi là hiện tượng sẩy thai.
Bệnh sẩy thai có rất nhiều nguyên nhân và nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng như: gia súc mẹ giảm sút súc khỏe, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về
14
sau dẫn tới vô sinh có khi chết. Nếu là sẩy thai truyền nhiễm thì còn lây lan cho
người chăn nuôi .

a) Phân loại và nguyên nhân:
a1. Căn cứ vào triu chứng lâm sàng của bnh.
• Sẩy thai hoàn toàn: thường thấy ở gia súc đơn thai. Toàn bộ thai được tống ra
ngoài trước thời kỳ sinh đẻ, có thể toàn bộ thai hoặc phôi bị tiêu hút, xác khô và
nằm lại trong tử cung.
• Sẩy thai không hoàn toàn : thường thấy ở gia súc đa thai. Một hoặc một số thai
được đẩy ra ngoài trước kỳ sinh đẻ còn các thai khác vẫn phát triển bình thường;
một số thai bị tiêu hút được đẩy ra hoặc khô đi và nằm lại trong tử cung, một số
thai khác vẫn phát triển bình thường.
a2. Căn cứ vào thời gian sảy ra bnh
• Sảy thai: hiện tượng này sảy ra vào thời kỳ có thai kỳ 1 hay kỳ 2
• Đẻ non: hiện tượng này sảy ra vào thời kỳ có thai kỳ 3
a3. Phân loại các nguyên nhân sẩy thai
• Loại sảy thai có tính chất truyền nhiễm: Là lọại sảy thai có tính chất lây
lan,nguyên nhân là do vi trùng hay siêu vi trùng hoặc ký sinh trùng gây ra.
- Nguyên phát: thí dụ Brucelosis, Vibriois, Tricomonas
- Thứ phát: do bệnh Lở Mồm Long Móng, Đóng Dấu, Dịch Tả, Xoắn Khuẩn.
- Do kí sinh trùng:
+ Nguyên phát: roi trùng Trichomonosis foctus( thường kí sinh ở đường sinh dục
của bò)
+ Thứ phát: kí sinh trùng đường máu: Biên trùng, Tiêm mao trùng, Sán lá gan…
• Loại sảy thai không có tính chất truyền nhiễm: là loại sảy thai không lây lan mà
chỉ sảy ra có tính chất cá thể.
+ Sảy thai do tổn thương: Do các tác động cơ giới, gia súc bị húc vào
bụng, bị đá vào bụng, bị trượt ngã, bãi chăn quá dốc, bị dồn chuồng, khám trực
tràng không đúng kỉ thuật làm gia súc giãy dụa nhiều hoặc khi khám âm đạo để
mỏ vịt quá lâu, phối giống nhầm khi gia súc đã có thai trong trường hợp động
dục giả
Tất cả các nguyên nhân gây hiện tượng vỡ mạch máu ở thành tử cung,
màng thai gây những phản xạ co bóp đột ngột của tử cung dẫn tới hiện tượng

sảy thai
+ Sảy thai do dinh dưỡng: Chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản
lý, khai thác và sử dụng gia súc có thai không hợp lý, khẩu phần thức ăn thiếu
dinh dưỡng đặc biệt là thiếu vitamin A, B. D, thiếu khoáng như Ca, P. Thức ăn
không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, nấm mốc dẫn đến ngộ độc hay do chế độ sử
dụng gia súc quá sức làm giảm sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạn mối
liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con gây hiện tượng sảy thai.
15
+ Sảy thai do gia súc mẹ bị bệnh: Tất cả các quá trình bệnh lý xảy ra ở cơ
thể nói chung hay ở cục bộ cơ quan sinh dục nói riêng trên cơ thể mẹ đều có thể
là nguyên nhân gây sảy thai ví dụ:
- Bệnh ở hệ tim mạch gây rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai
làm bào thai bị thiếu dinh dưỡng
- Bệnh ở hệ hô hấp làm bào thai bị thiếu oxy
- Bệnh ở gan thận làm bào thai bị trúng độc
- Bệnh ở hệ tiêu hóa như chướng hơi, bôi thực dạ cỏ, táo bón ỉa chảy
làm tử cung co bóp
- Do gia súc mẹ bị ngộ độc thức ăn nước uống
- Do sử dụng thuốc gây mê, thuốc tẩy hoặc thuốc kích thích cơ trơn co
bóp khi gia súc mẹ mang thai…
+ Sảy thai do bệnh của bào thai:
Trong thực tiễn sản xuất thường gặp các trường hợp sau:
- Bào thai phát triển không bình thường, thai bị dị hình quái thai
- Phù thũng màng thai hay viêm màng thai
- Dịch thai quá nhiều hay quá ít.
+ Sảy thai do thói quen (Abortus Habitualis) : Đó là hiện tượng sảy thai
sảy ra có tính quy luật cứ vào một htời gian nhất định của các lần có thai thì hiện
tượng sảy thai lại xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do những chỗ cong hay
từng đám của thành tử cung dính vào những tổ chức xung quanh.
+ Sẩy thai do thuốc: Thường do dùng thuốc không đúng chỉ định. Ví dụ:

dùng thuốc tăng cường co bóp tử cung như oxytoxin, strychnin, pilocarpin;
thuốc tẩy liều cao MgSO
4
, Na
2
SO
4
hoặc tẩy giun sán trong thời kỳ có thai.
+ Sẩy thai nhân tạo: Tiêm estrogen, oxytoxin, prostaglandin, xoa bóp thể
vàng, dùng dẫn tinh quản bơm nước 40-45
0
C vào tử cung hoặc dung dịch NaCl
5%, lugol 1% hoặc dùng huyết thanh ngựa chửa sau đó xoa bóp thể vàng [16].
b) Phòng bnh sẩy thai
Định kì kiểm tra các bệnh sẩy thai.
Khi phát hiện các bệnh sẩy thai phải điều trị kịp thời tránh các thiệt hại về
kinh tế. Phải điều trị thật tỉ mỉ, cận thận để nắm được tình hình bệnh sử của từng
gia súc, xác định được nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sẩy thai.
Tìm ra qui luật sẩy thai để có biện pháp phòng chống có hiệu quả.
Thực hiện các biện pháp sau:
- Chọn các gia súc không mắc các bệnh truyền nhiễm như: brucellosis, vibriosis,
hoặc các bệnh kí sinh trùng đường sinh dục.
- Thực hiện đúng qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc có chửa. Trong thời gian
mang thai cần bổ sung vào khẩu phần ăn 1 số vitamin A, D để tăng cường sức
đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng nhau thai, chết thai, còi cọc sau khi sinh.
- Thận trọng khi dùng các loại thuốc đối với gia súc có chửa.
16
- Thi hành đầy đủ mọi qui định kỉ thuật khi khai thác tinh dịch, môi trường pha
chế tinh dịch khi phối giống.
- Tách đàn không nuôi chung với gia súc đực.

c) Điều trị:
Điều trị là phụ.
Cần xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời.
Kiêm tra thai, nếu thai chết thì cần can thiệp ngay để lấy thai ra ngoài,
tránh hiện tượng thai thối trong bụng mẹ.
Sử dụng Oxytoxin tiêm để kích thích co bóp tử cung giúp tống thai ra
ngoài. Trong trường hợp dùng Oxytoxin không có hiệu quả thì có thể trực tiếp
kéo thai hoặc phẫu thuật lấy thai ra càng sớm càng tốt.
Kiểm tra thai nếu thai còn sống có thể dùng một số thuốc để ức chế giữ thai lại.
một số thuốc sau: Progesteron, Atropin.
4.1.2. Bệnh bại liệt trước khi đẻ.
a) Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ chăm sóc, quản lý, khai thác, sử dụng
không đúng kỉ thuật. Khẩu phần ăn của gia súc mẹ thiếu Ca, P.
Gia súc trong thời gian mang thai ít được chăn thả, ít được tiếp xúc với
ánh sáng mặ trời.
b) Điều trị:
- Dùng các loại thuốc trong đó có chứa Ca như: Canxi clorua, gluconatcanxi,
Canxi-C, Canxi- Fort,…
Lưu ý: nếu Canxi clorua thì phải tiêm tĩnh mạch.
- Tăng cường cho gia súc ăn nhưng thức ăn giàu Ca và P.
- Xoa dầu nóng, hoặc hỗn hợp gừng, tỏi, rượu cho gia súc. Có thể tiêm strychnin,
B1, C cho gia súc.
- Hằng ngày trở mình cho gia súc, tránh gia súc nằm liệt một chỗ. Nếu gia súc đi
được thì cho gia súc vận động.
c) Phòng bnh:
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ cho gia súc.
- Cho gia súc vận động, tắm nắng.
- Nếu cần thiết có thể tiêm vitamin ADE cho gia súc.
4.2. Bệnh trong thời gian bò cái sinh đẻ

4.2.1.Bệnh sót nhau:
a. Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có những nguyên nhân sau:
- Sau khi đẻ tử cung co bóp quá yếu
- Trong thời gian có thai con vật không được vận động thỏa đáng
17
- Trong thức ăn thiếu các chất khoáng quan trọng như: Ca, P. Hoặc con vật quá
gầy yếu, tử cung bị sa, thai quá to, nước ối quá nhiều làm tử cung giản nở quá
mức.
- Kế phát từ một số bệnh khó đẻ khác.
- Nhau thai và nhau mẹ dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm
đặc biệt là Brucellaoes, hoặc do cấu tạo nhau.
b. Triu chứng và chẩn đoán:
• Sót nhau hoàn toàn: là toàn bộ thai nằm trong tử cung ( thường gặp ở động vậ
đơn thai đăc biệt là trâu bò). Khi mắc thường có một phần treo lơ lững ở mép âm
môn. Ít gặp ở động vật đa thai.
• Sót nhau không hoàn toàn:
- Đối với động vật đơn thai như bò thì một phần màng nhau còn sót lại trong tử
cung mẹ.
- Cần kiểm tra lại phần nhau đã ra, nếu thấy dấu hiệu rách một phần nhau, thì ra
cần kiểm tra lại thật kĩ để phát hiện.
Sau khi sót nhau bò thường bỏ ăn hoặc kém ăn, nhu động dạ cỏ giảm,
ngừng nhai lại, có khi đi ỉa chảy, nhiệt độ tăng, bò cong lưng rặn…
c. Điều trị:
 Phương pháp bảo tồn nhau:
Dùng các thủ thuật để bong nhẩu mà không cần phải bóc:
- Dùng Oxytoxin tiêm dưới da liều lượng 6-7 UI/100kg P/ lần tiêm.
Lưu ý: dùng thuốc càng sớm càng tốt, nếu không thuốc sẻ kém hiệu lực.
ngày tiêm 2 lần(sáng,chiều). có thể dùng kết hợp với gluco tiêm tỉnh mạch.
Trường hợp mất trương lực tử cung có thể dùng Folliculin hoặc các biệt dược

của Oestrogen sau 2-3 giờ tiêm Oxytoxin.
- Dùng nước ối của bò cho uống sau 30 phút.
Lưu ý: có thể dùng nước ối của con này cho con khác uống hoặc của
chính nó, có thể dùng trong 2-3 ngày, bảo quản ở nhiệt độ 2-3
0
C.
+ Sau khi bò đẻ xong khoảng 6 giờ cho bò uống 3-5 lít, trong 2-8 giờ sẻ bong
nhau, nếu chưa bong thì cho uống tiếp.
+ Thụt nước muối 5% 1-2 lít hoặc Rivanol 1‰, Lugol 1‰.
+ Đặt Tetracylin 500mg ( 20 viên), hoặc clorocid vào tử cung, mỗi ngày thụt rửa 1
lần bằng thuốc sát trùng.
+ Có thể thụt trực tiếp bằng penicelin + streptomycin 5-6 triệu UI vào trong tử
cung.
 Phương pháp bóc nhau:
Nếu dùng phương pháp bảo tồn không có kết quả thì ta tiến hành bóc
nhau, nếu để chậm tử cung sẻ đóng lại.
Thủ thuật bóc:
18
- Cố định gia súc trong giá, nếu con vật rặn quá nhiều trong khi bóc có thế dùng
phương pháp gây tê như novocain 3%, liều lượng 5-10ml tiêm vào lomcx khum
đuôi. Trước khi bóc vô trùng tay bằng dung dịch thuốc sát trùng.
- Đưa tay trực tiếp vào tử cung, có thể bóc từ đầu mút sừng tử cung ra thân tử
cung hoặc ngược lại. Khi bóc dùng một tay kéo nhẹ phầm nhau đã ra ngoài, tay
trong tử cung dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp cuống núm nhau con. Sau đó,
dùng ngón tay cái đẩy từ từ cho phần nhau mẹ tách khỏi nhau con, tách hết núm
này đến núm khác. Nên bóc từ từ tránh núm nhau bị đứt.
- Sau khi bóc xong, dùng NaCl 5% để thụt rửa tử cung. Bơm vào baon nhiêu thì
lấy ra bấy nhiêu, bơm tiếp penicelin và streptomycin mỗi loại 1-2 triệu UI hòa
vào 50ml nước cất.
- Có thể dùng thuôc nam để điều trị:

+ Quất hồng bì, lá rau ngót, hạt thầu dầu tía, giã nhỏ cho thêm cồn và ít nước sôi
vắt lấy nước chấm vào mép âm môn, bã đắp vào phần thắt lưng.
+ Buồng cau non 200 g giã nhỏ trộn với ít muối ngâm vào nước sôi 30 phút vắt lấy
nước cho bò uống.
- Nếu bò bị sốt cao có thê tiem thuốc kháng sinh: Gentatylo, Chlotylan,
gentamycin,…
d. Phòng bnh:
- Khẩu phần ăn phải đảm bảo chất lượng nhất là các vitamin và khoáng.
- Chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhất là khâu vận động cho gia súc.
- Cho người theo dõi bò đẻ để kiểm tra nhau. Hứng nước ối cho gia súc uống sau
khi đẻ 30 phút.
4.3. Bệnh sau thời gian bò sinh đẻ
4.3.1.Viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung ở trâu, bò cái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
sản xuất của vật nuôi như làm cho trâu, bò cái mất sữa, chậm động dục trở lại,
không thụ thai, làm giảm năng suất. Trường hợp nặng trâu, bò cái giảm khả
năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.
a. Nguyên nhân:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp
thụ tinh nhân tạo, các dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng, chất lượng tinh
dịch không tốt, khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung bò cái
gây viêm.
- Khi phối giống trực tiếp, bò đực mắc bệnh viêm bao dương vật, hoặc mang vi
khuẩn từ những con bò nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang
bò khỏe.
19
- Do kỉ thuật đỡ đẻ không tốt. Bò bị đẻ khó, phải can thiệp bằng thủ thuật, cổ tử
cung, mép âm hộ bị rách, niêm mạc tử cung bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng,
viêm tử cung kế phát.
- Rối loạn chức năng nội tiết và sinh lý mô bào tử cung mà chủ yếu là niêm mạc

tử cung tiết như: tăng foliculin trong máu, tăng Progesteron mất thăng bằng
động thái Estrogen/Progesteron đều là những yếu tố gây viêm tử cung.
- Vi khuẩn là những mầm bệnh rất đa dạng, có loại vi khuẩn gây viêm tử cung đặc
hiệu như lao, sẩy thai, sẩy thai truyền nhiễm. Có loại vi khuẩn gây viêm tử cung
không đặc hiệu như tụ cầu trùng, cầu khuẩn trực tràng, trực tràng sinh mủ…
- Do kế phát từ bệnh sót nhau, viêm âm đạo, viêm phúc mạc…
b. Triu chứng và chẩn đoán:
Tuỳ theo loại vi khuẩn, mức độ phát triển và hoạt động của vi khuẩn, sự
rối loạn chức năng sinh lý và nội tiết tử cung mà biểu hiện các triệu chứng lâm
sàng khác nhau về mức độ viêm nặng hay nhẹ có thể phân loại như sau:
- Viêm nội mạc tử cung:
+ Viêm nội mạc tử cung mức độ 1 (viêm cata đơn)
Gia súc động dục bình thường, khi động dục tiết dịch, có thể có những
gợn trắng ở niêm dịch, trạng thái niêm dịch khác thường không thống nhất. Cổ
tử cung sưng, tụ huyết, khám trực tràng không thể phân biệt được tử cung bị
bệnh hay động dục.
+ Viêm nội mạc tử cung mức độ 2 (viêm nội mạc niêm dịch có mủ)
Gia súc động dục không bình thường, niêm dịch có mủ, cổ tử cung mở
rộng hay hé mở và sung huyết, sừng tử cung cong, cứng dày. Buồng trứng bình
thường và có thể vàng lưu bệnh lý.
+ Viêm tử cung mức độ 3 (viêm nội mạc có mủ)
Gia súc ngưng động dục, mủ chảy ra ngoài, nhiều nhất là lúc nằm. Cổ tử cung
sưng, mở rộng hay hé mở phủ màu trắng hay trắng vàng, niêm mạc âm đạo sung
huyết. Khám trực tràng thấy sừng tử cung tăng kích thước, thành tử cung dày, tử
cung kéo dài nhất là trâu, bò cái già, buồng trứng có thể vàng lưu bệnh lý.
Viêm tử cung mức độ 3 thường viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và không chỉ
nội mạc tử cung bị rối loạn sinh lý và tổn thương mà cả lớp cơ trơn cũng bị viêm.
- Viêm cơ tử cung:
+ Khi khám thấy bò ốm, mệt mỏi, ăn uống kém, có những cơn rặn khan. Quan sát
thấy có nhiều dịch viêm màu đục, lợn cợn các mảng tổ chức hoại tử, mùi tanh

thối chảy ra từ âm đạo.
+ Khi mổ khám, thấy hiện tượng tụ máu, chảy máu trong tử cung, làm xuất hiên
nhiều đám hoại tử sâu rộng tại thân và sừng tử cung.
- Viêm tương mạc tử cung.
+ Bò vận động kém, ăn uống kém, nhu động dạ cỏ giãm.
+ Con vật luôn cong đuôi, cong đuôi và rặn liên tục và biểu hiện rất đau đớn.
20
+ Mổ khám, thấy chảy máu ở lớp tương mạc, tương mạc tử cung thấm dịch, sưng
dày, một số vùng tế bào bị hoại tử làm cho màng tương mạc trở nên sần sùi.
Nên phân biệt 3 dạng:
Viêm tử cung tích mủ.
Gia súc không động dục và người ta thường nhầm với có chửa nhưng không
bao giờ thể hiện triệu chứng lâm sàng, có thể có trường hợp chảy mủ ra ngoài.
Khám âm đạo thấy âm đạo kéo dài về phía xoang bụng vì sức nặng của tử
cung chứa mủ, Cổ tử cung có thể đóng lại và bịt kín bằng dịch mủ như có chửa
hoặc bị bao phủ chất nhầy, mủ.
Cổ tử cung và âm đạo viêm, khám trực tràng thấy hai sừng tử cung tăng
dung tích và kích thước. Tử cung sa xuống xoang bụng nhiều hay ít tuỳ thuộc
lượng mủ tích lại nhiều hay ít (có trường hợp 20-25 lít mủ).
Khi khám có thể nhầm với có chữa nhưng không thấy có thai, không có
núm nhau, màng thai, không cảm nhận có nhịp đập của động mạch giữa tử cung,
ở buồng trứng có thể vàng tồn tại.
Viêm tử cung tích nước: mềm, có nước sánh động có thể cầm được thành tử
cung kéo ra.
Thai thối rữa: Thai ít tháng dễ nhầm với viêm tích nước, nếu 6 tháng thì
sờ thấy xương.
- Con vật cong lưng rặn, dịch trong tử cung chảy ra có lợn cợn lẫn mủ.
- Đuôi dính bết niêm dịch đóng thành màng khô
- Dùng mỏ vịt kiểm tra thấy cổ tử cung hơi mở có khi có mủ chảy ra.
c. Điều trị:

- Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng các dung dịch sau:
Rivanol 1‰, Lugol 1‰, thuốc tím 1‰, NaCl 5%.
- Sau khi thụt rửa xong , thì phải tống tống ra ngoài bằng xoa bóp tử cung hoặc
dùng ống dẫn tinh quản hút ra. Có thể tiêm Oxytocin, Ergotamin.
- Sau đó, thụt kháng sinh vào Penicelin 5 triệu UI và Streptomycin 1g. Nếu viêm
tử cung có thể vàng tồn tại thì điều trị kết hợp phá vỡ thể vàng.
4.3.2. Bại liệt sau khi đẻ.
a. Nguyên nhân:
- Do kỷ thuật đỡ đẻ không tốt làm ảnh hưởng tới khớp bán động háng.
- Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, đặc biệt là thiếu các chất khoáng như Ca,
P.
b. Triu chứng:
- Nếu nặng con vật bị liệt hai chân sau. Khác với con vật bị gãy chân là con vật tỏ
ra đau đớn, sốt do nhiễm trùng.
- Nếu nhẹ, con vật đi lại khó khăn, ít vận động, thích nằm.
c. Điều trị:
21
- Dùng các loại thuốc có chứa Ca như: gluconat-canxi; Clorua-canxi với liều
lượng 10-15g cho uống.
- Có thể dùng các loại thuốc tiêm khác như: Canxium –C500; Calium – fort ( tiêm
bắp, dưới da, hoặc tỉnh mạch).
- Cho ăn các loại thức ăn chứa Ca, khoáng vi lượng.
- Dùng các loại dầu nóng, gừng + tỏi, để xoa bóp chân giúp máu lưu thông.
- Thường xuyên trở mình cho bò, cho bò vận động.
4.3.3. Bệnh viêm vú:
Bệnh viêm vú là những quá trình viêm xảy ra trong mô vú. Bệnh có thể
xảy ra ở một hoặc nhiều vú ở dạng viêm tiết dịch, tiết dịch – cata và viêm mủ.
a. Nguyên nhân:
- Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau sau khi đẻ, cơ thể bị nhiễm trùng huyết,
vi trùng tuần hoàn theo máu đến bầu vú gây viêm.

- Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra viêm vú, các vi khuẩn thường gặp trong
sữa, bầu vú bị viêm là: Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae,
Streptococcus dysgalactiae, Streptococcus uberis, E.coli, Enterobacter…ngoài ra
còn có các loại khác cũng tham gia gây bệnh như: Corynebacterium bovis,
Pseudomonas aeruginosa, Pasteurella multocida, Actinomyces pyogenes,
Mycoplasma bovis và một số loài nấm như: Candida albicans, Aspergillus
fumigatus…
- Do chuồng bò không được quét dọn tiêu độc thường xuyên, nền chuồng tích tụ
nhiều phân, nước tiểu, vi khuẩn tồn tại trên nền chuồng xâm nhập vào tuyến sữa
gây viêm. Bệnh viêm vú cũng có thể xuất hiện do lạnh (chuồng lạnh quá hoặc
nóng quá hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột), do thức ăn khó tiêu hóa, ngộ độc thức
ăn.
- Do xây xát trong quá trình chăn thả…
b. Triu chứng và chẩn đoán:
- Bầu vú sưng, nóng, đỏ, đau và có nhiều nước vàng, lượng sữa giảm, quan sát
bằng mắt thường, lúc đầu không thấy thay đổi về sau thấy sữa loãng, con vật ủ
rũ, kém ăn, nhiệt độ tăng.
- Nếu là viêm vú cata thì ở góc vú có hạt cata tròn chắc không di động bằng hạt
đậu, chọc hút dịch có màu đỏ, lơn cợn. Khi nặn từ vú ra huyết thanh trong, màu
vàng lợn cợn dạng sợi dày đặc. sản lượng sữa giảm, có mủ, mùi tanh, hạch lâm
ba ở vùng vai sưng. Nếu chuyển sang thể mãn thì các triệu chứng trở lại bình
thường , thùy vú không đau, sữa loãng, màu vàng.
- Nếu viêm vú cata có mủ, ngoài những triệu chứng toàn thân giống viêm vú cata,
thì đầu vú cương lên, gia súc thường nằm, đi lại khó khăn,đứng chân bị run, nếu
nặng thấy chảy mủ ở các thùy vú bị viêm và có màu xanh lam. Nếu chuyển sang
thể mãn con vật không có triệu chứng lam sàng rõ rệt. trong sữa có chất lơn cợn,
22
vú bị viêm sưng to, trên bề mặt có những hạch lồi, nổi lên như chùm nho. Nếu
bò bị viêm vú cata có mủ ở thể mãn rất khó chữa.
c. Điều trị:

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà phương pháp điều trị cũng khác nhau:
- Nếu là viêm vú thanh dịch:
+ Chờm nóng
+ Tăng cường số lần vắt sữa.
+ Xoa bóp đầu vú ngày 2-3 lần mỗi lần 15 phút bằng itchyol.
+ Sát trùng bầu vú bằng thuốc sát trùng
+ Dùng kháng sinh mỡ để bôi vào đàu vú bị viêm.
- Nếu là viêm cata:
+ Tăng số lần vắt sữa
+ Thụt Rivanol 1‰ , itchyol 1-3‰, Lugol 1‰. Thụt xong thì xoa bóp cho
thuốc lan dần vòa các tổ chức bệnh, để 2-4 giờ rồi vắt ra 1 ít.
+ Chờm lạnh
+ Dùng kháng sinh thụt vào đầu vú (Penicelin 1 triệu UI hoà vào 50ml nước cất ở
nhiệt đô 37
0
C).
+ Dùng Novocain 5% 150ml phóng bế giữa thùy trước và thùy sau.
- Nếu viêm có mủ:
Dùng bơm tiêm hút hết mủ, nếu mủ đặc không ra có thể dùng
Nabicacbonat 5% vào cho loãng mủ sau đó hút ra, sau đó bơm kháng sinh vào.
4.4. Bệnh không sinh sản:
Bệnh vô sinh, chậm sinh:
a. Nguyên nhân và chẩn đoán:
• Thể trạng kém:
Qua kiểm tra khẩu phần thức ăn hàng ngày cho thấy chế độ nuôi dưỡng
kém, thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng, thiếu thức ăn thô xanh, thức ăn hỗn hợp,
thức ăn bổ sung và các nguyên tố vi lượng. Từ đó làm cho chức năng sinh sản
của bò bị đình trệ, biểu hiện không lên giống hoặc lên giống yếu, phối nhiều lần
không kết quả.
• Buồng trứng và tử cung kém phát triển:

Khi khám trực tràng thấy tử cung nhỏ, mềm nhão, kém đàn hồi, buồng
trứng nhỏ, dẹt, nhẵn trơ. Bò mắc bệnh này hàm lựơng Progesterone trong máu
luôn thấp, buồng trứng kém hoạt động nên không có nang trứng phát triển, chín
và rụng do đó bò thường thể hiện không lên giống hoặc lên giống yếu, phối
nhiều lần không có kết quả mặc dù thể trạng bò tốt.
• Tồn lưu thể vàng:
Kiểm tra qua trực tràng phát hiện thấy có thể vàng nhô lên trên bề mặt của
buồng trứng. Để có kết luận chẩn đoán chính xác phải kiểm tra buồng trứng
nhiều lần trong những thời gian khác nhau. Nếu gia súc một thời gian dài không
xuất hiện triệu chứng của động dục, không chửa mà thể vàng vẫn tồn tại trên
23
buồng trứng thì đó là thể vàng bệnh lý. Bò mắc bệnh này hàm lượng
Progesterone trong máu cao cho nên bò cái không thể động dục.
• U nang buồng trứng:
Khi khám qua trực tràng sờ thấy buồng trứng nổi lên những bọc nước to
bùng nhùng. Bò mắc bệnh này hàm lượng Oestrogen trong máu luôn cao cho
nên bò cái biểu hiện loạn dục, động dục kéo dài, động dục không theo chu kỳ,
phối nhiều lần không chửa.
• Viêm nhiễm đường sinh dục:
Kiểm tra âm đạo bằng dụng cụ mỏ vịt, phát hiện có mủ, dịch viêm hoặc
niêm mạc biểu hiện viêm nhiễm. Kiểm tra qua trực tràng sờ thấy tử cung to,
cứng, kém đàn hồi, tích mủ hoặc niêm dịch viêm.
b. Triu chứng:
Bệnh thường xuất hiện ở bò mọi giai đoạn, nhất là bò hậu bị. Bò có hiện
tượng chậm động dục, không động dục hoặc động dục nhưng phủ nọc nhiều lần
mà không đậu thai.
c. Điều trị:
Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, trước hết cần xác định rõ nguyên
nhân. Theo dõi xem bò cái không động dục thực sự hay động dục thầm lặng,
thậm chí đã sử dụng cách dùng bò đực thí tình mà vẫn không phát hiện .

Dùng huyết thanh ngựa chửa liều: 3000-5000UI/con bò.
Nếu do chế độ dinh dưỡng thì cần có chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý:
Cho ăn đầy đủ các khoáng chất (Cu,P), các loại vitamin A. nếu thiếu hoặc
thừa đều làm cho bò mắc bệnh chậm sinh.
Phòng bnh:
- Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ (chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo
các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt).
- Sau khi bò đẻ nên thụt rửa tử cung bằng dung dịch Riyanol hoặc Lugol với tỉ lệ:
Nếu dùng dung dịch Rivanol 1-2% khoảng 300 - 500ml; nếu Lugol 100 ml
(dung dịch Lugol là hỗn hợp I2, KI và nước cất theo tỉ lệ 1:2:300); nếu dùng
nước muối dung dịch 1-2% khoảng 300 - 500ml. Sau đó đưa một trong các loại
kháng sinh phổ rộng vào thẳng tử cung. Oxytetracy- line 2,5g pha với 30ml
nước hoặc Kanacyline 3g pha với 30ml nước, hoặc Ampicyline 2- 3g pha với
nước.
- Kết hợp tiêm bắp toàn thân hàng ngày (5 ngày liền), thuốc dùng tiêm là
gentanyline 1ml cho 10kg thể trọng hoặc Ampi - seplol 1ml cho 10-12kg thể trọng.
- Trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục cần
can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản
24
- Chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt để phối cho bò cái động dục
đúng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là phối giống vào thời điểm thích hợp.
- Cần theo dõi thường xuyên và phát hiện bệnh kịp thời, để có biện pháp tác động
kịp thời.
V. THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ :
Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung, đưa ra 3 phác đồ điều trị và nhận
xét 1 phác đồ nào hiệu quả nhất.
25

×