Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa, từ đồng âm – từ nhiều nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.69 KB, 23 trang )

SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
s Đề tài:
“GIÚP HỌC SINH LỚP NĂM PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA –
TỪ TRÁI NGHĨA; TỪ ĐỒNG ÂM – TỪ NHIỀU NGHĨA”.
Tác giả : Huỳnh Thị Ngọc Trâm
Đơn vị : Trường Tiểu học Bồng Sơn
A- MỞ ĐẦU
I-Đặt vấn đề:
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thơng, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của
cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai
trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn
hóa giáo dục đòi hỏi những u cầu mới trong dạy mơn Tiếng Việt nói chung và
phân mơn Luyện từ và Câu nói riêng.
Trong mơn Tiếng Việt ở tiểu học, các thầy giáo, cơ giáo thường quan tâm tới
nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao năng lực dùng từ ngữ, cách nói, viết câu chính xác
qua giờ Luyện từ và Câu. Từ đó, kiến thức của các em sẽ làm cơ sở cho kĩ năng giao
tiếp. Học sinh càng hứng thú khi viết văn, càng thêm u q Tiếng Việt và giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt. Làm sao cho các em hiểu và dùng đúng từ hay trong
viết văn, thể hiện đúng cảm xúc và thái độ của người viết. Tơi đã chọn đề tài "Giúp
học sinh lớp Năm phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm - Từ
nhiều nghĩa".
1- Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo từng bước ổn định và đem lại
những hiệu quả thiết thực. Song khi tiến hành giảng dạy mơn Tiếng Việt, học sinh
còn mắc phải một số lỗi về dùng từ. Ngun nhân là các em còn nhầm lẫn giữa Từ
đồng nghĩa - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. Một số thực trạng nằm ở
1
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
các vấn đề thắc mắc mà các em chưa tự mình giải quyết. Khi cô giáo giảng, các em


hiểu bài ngay, nhưng không hiểu vì sao khi vận dụng vào một số bài tập, các em
thường hay mắc một số lỗi như: Tìm sai một số từ trái nghĩa hay lẫn lộn hiện tượng
nhiều nghĩa và đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa
Làm thế nào để phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa; từ nhiều nghĩa hay từ
đồng âm. Đó là một thực trạng đòi hỏi giáo viên giảng dạy Tiểu học cần phải có một
số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh phân biệt các mảng kiến thức này.
2- Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Từ thực trạng những thắc mắc của học sinh, những giải pháp mới trong đề tài
này có ý nghĩa và tác dụng trong việc dạy Tiếng Việt lớp Năm, đặc biệt là các đối
tượng học sinh giỏi, sẽ giúp cho các em rèn luyện được những năng lực sau:
* Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển năng
lực tư duy, tích lũy thêm cho vốn từ ngữ của mình nhằm góp phần nâng cao chất
lượng cho bài tập làm văn của các em.
* Giúp cho học sinh ôn tập, củng cố vận dụng các kiến thức và thao tác thực
hành đã học, rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh khi học kiến thức về Từ đồng
nghĩa - Từ trái nghĩa; Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa.
* Học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách của người lao động mới
như thói quen xét đoán căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể làm việc có kế hoạch và khả
năng suy nghĩ độc lập, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng
ham thích tìm tòi, sáng tạo ở các mức độ khác nhau.
* Rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, vận
dụng vào viết văn có hiệu quả để phát triển mĩ cảm của học sinh. Từ đó các em biết
yêu, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Qua những năm giảng dạy, tôi đã nghiên cứu đề tài này trong các giờ Luyện từ
và Câu trên lớp; tích hợp với các giờ học khác; các buổi bồi dưỡng học sinh khá
giỏi; các giờ ngoại khóa; đọc sách báo ở thư viện; các giờ rèn luyện ở nhà;

II- Phương pháp tiến hành:
1- Cơ sở lý luận và thực tiễn có định hướng cho việc nghiên cứu, tìm ra giải
pháp cho đề tài:
1.1- Cơ sở lý luận:
Dựa theo quyết định chuẩn kiến thức (số 16/206 QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 5
năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Theo tinh thần của sách giáo khoa mới hiện hành vận dụng giải quyết vấn đề
vào dạy học môn Tiếng Việt. Giáo viên tạo động lực cho học sinh thông qua một số
tình huống tạo vấn đề, khuyến khích học sinh nhận thức được vấn đề và tìm cách
giải quyết. Từ đó, tiếp cận hình thành kiến thức và kĩ năng môn Tiếng Việt.
1.2- Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế của lớp mình đang chủ nhiệm, thực tế của khối lớp Năm, học sinh
chỉ tiếp thu kiến thức một cách máy móc, rập khuôn, chưa biết vận dụng vào trong
môn Tập làm văn. Thực hiện đó đòi hỏi phải có giải pháp mới, điểm sáng mới trong
tư duy sáng tạo của học sinh mà chính giáo viên là người khơi nguồn cho những ý
tưởng thông minh của học sinh.
2- Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1- Các biện pháp tiến hành:
3
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
* Rèn luyện kiến thức và kĩ năng tìm hiểu về nghĩa của từ thông qua cách giải
quyết vấn đề đơn giản, gần gũi với cuộc sống.
* Gợi vấn đề cần giải quyết, phát huy tính tích cực sáng tạo. Thấy giáo tạo tình
huống có vần đề như một câu hỏi lửng, giúp học sinh cảm nhận được vấn đề trong
tình huống đó. Sau đó chính thầy đưa ra các vấn đề trình bày và giải quyết vấn đề,
học sinh theo dõi các tình tiết tiến hành, phát triển và giải quyết vần đề.
* Rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, biết dùng vốn từ của mình để giải nghĩa từ
chính xác. Trên cơ sở đó, phân biệt được Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ đồng
âm – Từ nhiều nghĩa.

* Làm sổ tích lũy môn Tiếng Việt.
* Thi viết đoạn văn hay theo chủ đề, trong đó có dùng Từ đồng nghĩa - Từ trái
nghĩa - Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa.
* Sưu tầm sách báo, đọc đoạn văn, bài văn của bạn bè để tham khảo về cách
viết văn, cách dùng từ.
2.2- Thời gian tạo ra giải pháp:
Tuy nhiên từ năm học 2012-2013, tôi nhận thấy nội dung chương trình sách
giáo khoa môn Luyện từ và câu có nhiều điểm mới. Điều đó đòi hỏi bản thân tôi cần
có những giải pháp mới để áp dụng giảng dạy cho học sinh nhằm phát triển vốn từ
vựng cho các em.
B- NỘI DUNG:
I- Mục tiêu:
* Hiểu lý thuyết về Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa - Từ đồng âm - Từ nhiều
nghĩa một cách cặn kẽ.
* Vận dụng vào các dạng bài tập để phân biệt Từ đồng nghĩa - Từ trái nghĩa -
4
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa.
* Từ vốn từ vựng môn Tiếng Việt đã tích lũy, học sinh vận dụng vào viết văn, ở
môn Tập làm văn, biết cách trình bày một vấn đề gãy gọn, dùng từ ngữ Tiếng Việt
trong sáng trong giao tiếp.
II- Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
Muốn khắc phục những thiếu sót của học sinh trong học môn Tiếng Việt, ngoài
những biện pháp đã áp dụng, tôi thấy cần có những giải pháp mới sau:
Giải pháp 1:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm bắt cặn kẽ khái niệm Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa - Từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa. Khái niệm ở mỗi mảng kiến thức cần
đi kèm với một số dạng bài tập để cho học sinh nắm sâu về kiến thức hơn. Cụ thể

như sau:
1.1. Khái niệm về Từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: Siêng năng, chăm chỉ, cần cù,
- Có hai trường hợp đồng nghĩa:
* Đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: xe lửa,
tàu lửa,
* Đồng nghĩa không hoàn toàn: thường có hai trường hợp khác nhau:
- Biểu thị cách thức, hành động, tính chất khác nhau.
5
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Ví dụ: - Mang, khiêng, vác
- Rộng, rộng rãi, bao la, mênh mông,
- Biểu thị những thái độ tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều
được nói đến.
Ví dụ: - Ăn, xơi, chén,
* Các dạng bài tập về từ đồng nghĩa (dạng cơ bản) học sinh cần nắm:
Dạng 1: Vận dụng cơ bản lý thuyết:
Ví dụ 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
a/ Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ 20.
Tố Hữu
b/ Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Nguyễn Đình Thi
c/ Đây suối Lê nin, kia núi Mac
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Hồ Chí Minh
d/ Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Hồ Chí Minh
Từ đồng nghĩa là: Tổ quốc, giang sơn, đất nước, sơn hà, non sông.
Dạng 2: Phân biệt sắc thái nghĩa của những Từ đồng nghĩa (in nghiêng) trong các
dòng thơ sau:
a.Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
6
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
b.Tháng Tám mùa thu xanh thắm.
c.Một vùng cỏ mọc xanh rì.
Xanh ngắt: xanh một màu trên diện rộng.
Xanh thắm: xanh tươi và đằm thắm.
Xanh rì: xanh đậm và đều như màu cây cỏ rậm rạp.
Để giải nghĩa các Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: học sinh cần nắm các
phương pháp giải nghĩa từ, mỗi em cần có từ điển Tiếng Việt, sổ tay tích lũy văn học
(tăng thêm hiểu biết về vốn từ…)
Dạng 3: Tìm Từ đồng nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong các trường hợp sau:
- Da bánh mật đen giòn
- Người gầy gò đen đủi
- Bầu trời đen kịt
- Cặp mắt đen láy
- Nước cống đen ngòm
- Mái tóc dài đen nhánh
- Mặt mũi đen đủi
* Với dạng bài tập này giáo viên cần lưu ý học sinh đây là trường hợp đồng
nghĩa không hoàn toàn (khác nhau về tính chất) học sinh cần tìm hiểu nghĩa của từ
và câu văn cần điền cho phù hợp với từng ngữ cảnh.
Dạng 4: Bài tập viết đoạn văn có dùng từ đồng nghĩa:
7

SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Ví dụ: Giáo viên cho học sinh đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, nhận xét
về cách sử dụng các từ chỉ màu vàng của tác giả. Giáo viên nhấn mạnh đây là cách
dùng từ độc đáo, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng mượt, vàng giòn làm cho
đoạn văn sinh động, mang nét riêng biệt hấp dẫn người đọc. Từ đó giáo viên ra bài
tập viết đoạn văn chỉ màu sắc, sửa bài của từng em và cho chép vào sổ tay Tiếng
Việt.
Đoạn văn tham khảo:
Trong các sắc màu, em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu lộng lẫy, gây ấn
tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc,
màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng Đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt
trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của hoa mào gà, màu đỏ au trên đôi
má phúng phính của những em bé khoẻ mạnh, xinh đẹp…
Dạng 5: Phân tích cái hay của cách dùng từ đồng nghĩa để tạo mối liên kết các câu
trong bài bằng cách thay thế từ ngữ nhằm tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp
từ nhiều lần.
Ví dụ: Đoạn văn viết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Toản có dùng từ đồng nghĩa
để tạo mối liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (Sách giáo khoa)
Đã mấy năm vào Vương Phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư
sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc Công Tiết
Chế có thể rối trí. Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng
làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai
kinh cùng nhà vua dự Hội Nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận.
Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản,
tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng
8
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Để làm loại bài này, người viết cần phải am hiểu về kiến thức lịch sử, địa lí,…

chẳng hạn từ Quốc Công Tiết Chế là chỉ huy quân sự cao nhất; Ông, Người viết với
thái độ kính trọng,… Từ đó tạo ra đoạn văn viết về Hưng Đạo Vương với hình ảnh
thật đẹp uy nghi; với lòng ngưỡng mộ người Anh hùng
Từ bài tập này học sinh sẽ viết đoạn văn (Đề tài bạn bè, thầy cô,…) với phép
lặp từ ngữ để liên kết câu.
1.2. Khái niệm về Từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau:
Ví dụ: Cao – thấp, phải – trái, ngày – đêm.
- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật,
sự việc, hoạt động, trạng thái,… đối lập nhau.
Ví dụ: -Việc nhỏ nghĩa lớn.
-Đi ngược về xuôi.
*Các dạng bài tập về từ trái nghĩa:
Dạng 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Ngày nắng đêm mưa.
b. Khôn nhà dại chợ.
c. Chết vinh còn hơn sống nhục.
Từ trái nghĩa:
Nắng – mưa
Khôn – dại
Chết – sống
9
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Vinh – nhục
Đây là dạng bài tập căn bản, học sinh cần tìm đúng từ trái nghĩa, với học sinh
yếu, cần tránh những trường hợp sai sót như: Chết vinh – sống nhục.
Học sinh cần nắm: hiện tượng trái nghĩa dùng rất nhiều trong chơi chữ, trong
các câu tục ngữ, thành ngữ, và dùng nhiều trong viết văn, thơ nhằm góp phần tăng
thêm sức biểu cảm, ý nghĩa cho đoạn văn, đoạn thơ.

Ví dụ: Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
… Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Việc dùng cặp từ trái nghĩa ngoi - xuống nhằm làm cho câu thơ có sức biểu đạt
cao: diễn tả sự dũng cảm, bền bỉ của bà mẹ nông dân vượt qua khó khăn để làm ra
hạt gạo góp sức cho tiền tuyến,… Hiểu được cách dùng cặp từ trái nghĩa. Học sinh
sẽ vận dùng vào viết văn có hiệu quả hơn.
1.3. Khái niệm về Từ đồng âm:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa:
Ví dụ: hòn đá – đá bóng.
10
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Đặc biệt, học sinh cần chú ý trong Tiếng Việt, ta dựa vào hiện tượng đồng âm
để chơi chữ, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho
người đọc, người nghe.
* Các dạng bài tập về từ đồng âm
Dạng 1: Tìm từ đồng âm
Tìm từ đồng âm và giải nghĩa cho từ đồng âm đó:
a. Đặt sách lên bàn
1
.
b. Trong hiệp hai, Rô-nan-đi-nhô ghi được một bàn

2
.
c. Cứ thế mà làm, không cần bàn
3
nữa.
(Từ đồng âm bàn
1
- bàn
2
- bàn
3
)
Bàn 1: Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc.
Bàn 2: Lần tính được thua (trong môn bóng đá)
Bàn 3: Trao đổi ý kiến.
Dạng 2: Vận dùng từ đồng âm vào đặt câu:
Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: Chiếu
- Mặt Trời chiếu sáng.
- Bà tôi trải chiếu ra sân.
GV cần lưu ý cho học sinh những trường hợp những từ phát âm giống nhau
nhưng viết khác nhau cũng là từ đồng âm.
Ví dụ: Dữ (hung dữ) – Giữ (giữ trẻ)
Dày (dày mỏng) – Giày (giày dép)
11
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Đặc biệt đối với học sinh giỏi, giáo viên cần giới thiệu phương thức dùng từ
đồng âm để chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý tạo ra nhiều bất
ngờ thú vị cho người đọc, người nghe,… Hiểu được biện pháp chơi chữ trong từ
đồng âm, học sinh sẽ vận dụng vào viết văn hay hơn.

Ví dụ:
Một nghề cho chín
1
còn hơn chín
2
nghề.
Chín
1
: Chỉ sự thành công.
Chín
2
: Số tự nhiên đứng liền trước số 10.
1.4 Khái niệm về Từ nhiều nghĩa:
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các
nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Nghĩa gốc: Nghĩa chính vốn có của từ.
Nghĩa chuyển: Nghĩa suy rộng ra từ nghĩa gốc.
Trong Tiếng Việt, một từ có một nghĩa gốc nhưng nhiều nghĩa chuyển.
* Các dạng bài tập về từ nhiều nghĩa:
Dạng 1: Tìm từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển
Ví dụ: Giải nghĩa của từ “đi” trong những câu sau và cho biết từ “đi” nào mang
nghĩa gốc, từ “đi” nào mang nghĩa chuyển:
a. Nó đi còn tôi chạy.
b. Tuấn nặng đã đi hôm qua rồi.
c. Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
d. Tôi đi con tốt (chơi cờ)
12
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Giải nghĩa:

a. Đi: Hoạt động dời chỗ bằng chân, cách thức tốc độ bình thường hai bàn chân
không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.
b. Đi: chết, qua đời.
c. Đi (phương tiện vận tải) di chuyển trên sông biển,…
d. Đi: chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới.
Từ đi ở câu a mang nghĩa gốc, từ đi ở câu b,c,d mang nghĩa chuyển.
Với dạng bài tập này, học sinh cần nắm vững cách giải nghĩa từ, phải có sổ tay
Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt,… Qua dạng bài tập này, giáo viên cần khắc sâu cho
học sinh kiến thức: Trong Tiếng Việt, một từ có một nghĩa gốc nhưng có rất nhiều
nghĩa chuyển,…
Dạng 2: Vận dụng vào viết văn, đặt câu với từ nhiều nghĩa
Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi, hãy đặt một câu:
a. Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
Mèo con có cái mũi hồng hồng thật dễ thương.
b.Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước ở một số vật.
Mũi thuyền rẽ sóng lao nhanh vun vút.
Giải pháp 2:
Sau khi học sinh nắm các khái niệm về Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ
đồng âm – Từ nhiều nghĩa và làm các dạng bài tập để khắc sâu kiến thức. GV cần
hướng dẫn cho HS phân biệt từng cặp khái niệm.
a. Phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa:
13
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
a1. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ đồng nghĩa được dùng để chỉ những từ có hình
thức ngữ âm khác nhau nhưng có chung với nhau ít nhất một nét nghĩa. Chẳng hạn,
các từ lành, nguyên, nguyên vẹn là từ đồng nghĩa vì có chung một nét nghĩa “chỉ
tình trạng còn nguyên”; các từ lành, hiền, hiền lành, hiền hậu, hiền từ,… là Từ đồng
nghĩa vì có chung nét nghĩa “chỉ đặc trưng phẩm chất không làm hại tời ai”.
Qua ví dụ này, có thể thấy một từ đa nghĩa như lành có thể thuộc vào nhiều

nhóm đồng nghĩa khác nhau, tuỳ theo nghĩa cụ thể của nó.
a2. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ trái nghĩa được dùng để chỉ những từ có nghĩa
đối lập nhau. Xét theo một phạm trù nhất định. Chẳng hạn, các từ cao – thấp (đối lập
về kích thước theo phương thẳng đứng); ngắn – dài (đối lập về kích thước theo
phương nằm ngang); ít – nhiều (đối lập về lượng); là những từ trái nghĩa. Do tính đa
nghĩa của từ một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm trái nghĩa khác nhau.
Chẳng hạn: xét từ lành, nếu nói về tính cách thì trái nghĩa với ác dữ, hung ác,
tàn ác; còn về trạng thái của vật thì trái nghĩa với rách, sứt, mẻ, vỡ.
Mặc khác những từ đơn trái nghĩa đôi khi kết hợp với nhau chúng sẽ tạo thành
những từ ghép tổng hợp vì mặc dù trái nghĩa nhưng các từ đó đều có nghĩa nằm
trong một phạm trù (một trường nghĩa nhất định)
Ví dụ: rách lành, trai gái, ngược xuôi.
- Ở đặc điểm này, trong từ đồng nghĩa cũng có những trường hợp tương tự.
Ví dụ: xinh đẹp, trường lớp, nhớ thương,…
Tóm lại:
Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa có những đặc điểm hơi giống nhau. Đó là:
- Một từ có rất nhiều từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó.
- Những từ đơn trái nghĩa hoặc đồng nghĩa có thể ghép lại tạo thành từ ghép
14
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
tổng hợp.
Do vậy để phân biệt từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa giáo viên cần hướng dẫn học
sinh dựa theo khái niệm nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiều học.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Giải pháp 3: Xử lý tình huống trong những trường hợp dễ nhầm lẫn
Giáo viên cần nắm các kiểu cơ bản của từ trái nghĩa:
a. Từ trái nghĩa lưỡng phân là những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau tạo thành
hai cực mâu thuẫn nhau, phủ định cực này thì tất yếu phải chấp nhận cực kia.

Ví dụ: Sống – chết (khi nói nó đã chết rồi, thì điều đó có nghĩa là “nó không còn
sống nữa”)
b. Từ trái nghĩa thang độ là những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau tạo thành hai
cực có điểm trung gian phủ định cực này chưa hẳn đã tất yếu phải chấp nhận cực
kia.
Ví dụ: Già – trẻ; khoẻ - yếu; nóng – lạnh (Nói trời không nóng thì không hẳn là “trời
lạnh”, vì giữa hai cực nóng – lạnh còn có mát - ấm).
c. Từ trái nghĩa phương hướng là từ chỉ các hướng đối lập nhau trong không
gian hoặc và thời gian.
Ví dụ:
Trong – ngoài
Trên – dưới
Trước – sau
Trái – phải
15
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Nắm được các kiểu từ trái nghĩa, giáo viên dễ dàng xử lý các tình huống khi
học sinh nhầm lẫn.
Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ sau:
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Ra sông nhớ núi có ngày nhớ đêm
Đáp án đúng: Ngọt bùi – đắng cay
Ngày – đêm
- Những trường hợp sai sót học sinh dễ mắc phải là:
+ Cặp từ trái nghĩa: sông – núi
Ngọt – đắng
Bùi – cay
Với những trường hợp này, giáo viên cần khẳng định cho học sinh sông, núi là
hai sự vật không thể trái nghĩa hoặc đồng nghĩa (nếu đồng nghĩa phải là: núi, đồi

hoặc sông, suối,…) ngọt bùi, đắng cay là hai từ ghép tổng hợp, tách ra thành hai từ
đơn trái nghĩa là sai.
Giải pháp 4: Hướng dẫn cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết kiệm của
ngôn ngữ, dùng ít ký hiệu nhưng biểu đạt được nhiều. Tuy nhiên chúng là hai lớp từ
khác nhau.
Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn
toàn khác biệt nhau.
Ví dụ: - Bò trong “kiến bò” chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền
bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
16
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
- Bò trong “Trâu bò” chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu
vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa
- Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay,
bọn bay, cái bay); do chuyển nghĩa quá xa mà thành (vì nể, vì lí do gì); do từ vay
mượn trùng với từ sẵn có (đầm sen, bà đầm); do từ rút gọn trùng với từ sẵn có (hụt
mất 2 li, cái li)
Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa hình thành do
cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Chẳng hạn, mũi trong
“mũi dọc dừa” mang nghĩa gốc “chỉ bộ phận của cơ quan hô hấp, có dáng nhọn, nhô
về phía trước mặt người, động vật”; mũi trong mũi dao, mũi thuyền, mũi tên đều là
nghĩa tái sinh, được hình thành do phương thức ẩn dụ - Rút ra từ điểm tương đồng
(giống nhau); vật có dáng nhọn, nhô về phía trước; còn mũi trong “mũi dãi” cũng là
nghĩa phát sinh nhưng được hình thành theo phương thức hoán dụ - rút ra từ điểm
tương cận (gần nhau) giữa hai đối tượng: chất nhầy tiết ra ở mũi.
Cụ thể, giáo viên cần hướng dẫn những điểm khác nhau giữa từ đồng âm với từ
nhiều nghĩa như sau:
Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa

Là hai hoặc nhiều từ có cùng hình thức
Ngữ âm. Ví dụ: (hòn) đá và đá (bóng)
Là một từ có nhiều nghĩa. Ví dụ:
(hòn) đá và nước (đá)
- Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau,
không có bất cứ mối liên hệ gì.
Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có sẵn trong tự
nhiên, thường thành tảng hòn, rất cứng;
còn đá (bóng) chỉ hành động dùng chân hất
mạnh vào vật nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn
thương.
- Các nghĩa có liên quan với nhau
Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có trong
tự nhiên, thường thành tảng khối rất
cứng (nước) đá chỉ nước đông cứng
lại thành tảng, giống như đá.
17
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
- Không giải thích bằng cơ chế nhiều nghĩa - Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành.
Giải pháp 5: Chú ý về các hình thức dạy học
- Giáo viên cần chú ý về cách tổ chức giờ học Luyện từ và Câu nhằm đem lạị
hiệu quả cao. Cụ thể, cần chú ý hơn về các hoạt động của học sinh.
a. Hoạt động giao tiếp. Giáo viên rèn kỹ năng nói, giao tiếp có dùng những từ
đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa trong giao tiếp hàng ngày với học sinh
nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tốt, thân thiện, phát huy năng lực viết văn cho
học sinh.
Ví dụ: Em nên nói
Ông em đã qua đời
Hoặc

Ông em đã mất (mất dùng theo nghĩa chuyển)
Thay vì
Ông em đã chết (chết, mất, qua đời là hai từ đồng nghĩa không hoàn toàn; nói
chết với thái độ bình thường, còn nói mất, qua đời với thái độ kính trọng)
b. Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (phân tích các ví dụ để
đưa ra điểm giống, khác nhau giữa từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa
nhằm hình thành kiến thức, cần có sổ tay Tiếng Việt cho riêng mỗi em để tích luỹ
vốn từ ngữ có được qua các giờ học)
Cả hai loại hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau:
- Làm việc độc lập
- Làm viện theo nhóm
- Làm việc theo lớp
18
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
2. Khả năng áp dụng:
2.1 Thời gian áp dụng có hiệu quả:
- Đề tài phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ đồng âm – Từ nhiều
nghĩa đã được áp dụng qua hai năm, sau khi vận dụng, tôi thấy đa số học sinh đã
nắm được chuẩn kiến thức biết phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm
– từ nhiều nghĩa. Các em đều có sổ tay Tiếng Việt. Khả năng viết văn của học sinh
nâng cao rất nhiều vì các em đã nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ để tạo ý đẹp, lời
hay.
2.2 Có khả năng thay thế cho giải pháp hiện có:
- Đề tài có khả năng thay thế cho cách học vẹt mà học sinh thường mắc phải,
phương pháp thầy đọc, trò ghi trước đây.
2.3 Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
- Các giải pháp mà tôi nêu trên có khả năng áp dụng cho tất cả các đối tượng
học sinh theo nguyên tắc đồng âm, (đi từ dễ đến khó) đặc biệt cho các em học sinh
giỏi tham gia các phong trào thi học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh (ở môn Tiếng

Việt).
3. Lợi ích kinh tế, xã hội:
3.1 Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục và công tác:
Phát huy tính tích cực hoạt động chủ động trong giờ học của học sinh. Giờ học
diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái. Không khí lớp học luôn sôi nổi.
3.2 Tính năng kĩ thuật chất lượng hiệu quả sử dụng:
Cụ thể trong hai năm qua, chất lượng bài Luyện từ và Câu trong thi giữa học kỳ
(ở bài đọc hiểu) nâng lên rõ rệt:
19
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Năm học
Môn
Tiếng việt
Đọc hiểu Tiếng việt
Chất lượng
HSG
Tỷ lệ
2012-2013
Học kỳ I Điểm 4 → 5 (28/30) Điểm Giỏi (28/30)
Đạt 14/15
em
93,3%
Học kỳ II Điểm 4 → 5 (30/30) Điểm Giỏi (20/30) 100%
2013-2014
Giữa kỳ Điểm 4 → 5 31/32) Điểm Giỏi (31/32)
Đạt 15/17
em
96,8%
Cuối kỳ I Điểm 4 → 5 (32/32) Điểm Giỏi (31/32) 100%

3.3 Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường:
Đặc biệt trong kĩ năng giao tiếp, học sinh biết dùng từ đúng, lời hay. Từ đó, các
em đã tạo ra một mối quan hệ thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn, ông bà,
cha mẹ, thầy cô,…
C. KẾT LUẬN:
1. Những điều kiện kinh nghiệp áp dụng giải pháp:
Với các giải pháp trên chỉ áp dụng với điều kiện phải có sự hợp tác nhuần
nhuyễn giữa giáo viên và học sinh. Học sinh cần tăng cường đọc sách báo, trau dồi
vốn từ. Giáo viên cần giới thiệu nhiều truyện đọc cho các em. Giữa giáo viên và học
sinh cần có những giờ nói chuyện, trao đổi về văn, về từ ngữ để tạo hiệu quả tốt cho
đề tài.
2. Những triển vọng trong việc phát triển giải pháp:
Để phát triển đề tài có hiệu quả, tuỳ theo đặc điểm của lớp giáo viên cần vận
dụng một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả, triển vọng phát triển lâu dài cho học
sinh về năng lực Tiếng Việt
3. Đề xuất, kiến nghị:
Nhà trường cần hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thư viện cần có
20
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
nhiều truyện, sách, báo, tài liệu hay để việc giảng dạt đạt hiệu quả hơn./.
Bồng Sơn, ngày 02 tháng 03 năm 2014
Người viết
Huỳnh Thị Ngọc Trâm
21
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt cấp Trường







Bồng Sơn, ngày 08 tháng 03 năm 2014
Hiệu trưởng
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt Ngành GD - ĐT Hoài Nhơn






22
SKKN: Giúp học sinh lớp 5 phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa,
Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa








Bồng Sơn, ngày … tháng … năm 2014
23

×