Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

báo cáo thực tập xử lý nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.2 MB, 87 trang )

1
MỤC LỤC
Contents
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
4.1 Tồng quan Khu công nghiệp Vĩnh Lộc
Lịch sử hình thành và phát triển
Khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Lộc được thành lập theo Quyết định số 81/QĐ-CP
ngày 05/02/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dự kiến là
500 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 207ha do chủ đầu tư là: Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu
tư Chợ Lớn –CHOLIMEX.
Ngày 30/4/1997 KCN Vĩnh Lộc chính thức được khởi công xây dựng tại Huyện
Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất nông nghiệp chỉ trồng lúa năng
suất thấp.
KCN Vĩnh Lộc hình thành vào thời điểm 1997-1998 là giai đoạn thu hút đầu tư ở
toàn khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng rất khó khăn do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế ở Châu Á – Thái Bình Dương. Khi đó, chủ đầu tư cũng gặp một số
khó khăn như: vốn tự có ít, vốn vay tín dụng hạn hẹp, chi phí đền bù ngày một cao, giá
vật tư liên tục biến động, thủ tục hành chính quá nhiêu khê nên tiến độ giải phóng, thi
công, san lấp mặt bằng triển khai chậm.
Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố, Ban quản lý các Khu
Chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, Công ty Cholimex nên KCN Vĩnh Lộc đã từng bước
khắc phục khó khăn và phát triển ngày một vững mạnh theo phương châm “Luôn là
người bạn đường tin cậy của nhà đầu tư”.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Vĩnh Lộc ngày một đầy đủ, hoàn thiện như đường giao
thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện, nước sạch, cây xanh
thảm cỏ, kho bãi….


4
Các dịch vụ cung ứng, tiện ích phục vụ công cộng cũng đi vào hoạt động kinh
doanh ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư như ngân hàng, mạng lưới thông tin liên
lạc với đường truyền tốc độ cao ADSL, suất ăn công nghiệp, nước uống đóng chai, nước
đá viên, kinh doanh xăng dầu, siêu thị, trung tâm TDTT, nhà hàng, hội quán thanh niên…
Vị trí địa lý
Toàn bộ diện tích KCN Vĩnh Lộc hiện hữu với 207 ha được trải rộng trên 03 địa bàn
hành chính: phường Bình Hưng Hòa B – quận Bình Tân (113,2265ha); xã Vĩnh Lộc A –
huyện Bình Chánh (84,590ha); xã Bà Điểm – huyện Hóc Môn (9,1835ha).
Phía Bắc giáp xã Bà Điểm giới hạn bởi rạch Cầu Sa (rạch thoát nước khu vực)
Phía Nam giáp đường Nguyễn Thị Tú (hương lộ 13 cũ)
Phía Đông giáp Quốc lộ 1A. Cách Quốc lộ 1A về phía Đông theo đường Nguyễn
Thị Tú 700m.
Phía Tây giáp KCN Vĩnh Lộc mở rộng và khu dân cư hiện hữu
Quy mô – tính chất khu công nghiệp
KCN Vĩnh Lộc với quy hoạch là 207ha, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho
phép điều chỉnh giảm 3,8232ha để xây dựng khu tái định cư và lưu trú công nhân, còn lại
là 203,1768ha.
KCN Vĩnh Lộc bố trí các xí nghiệp thuộc loại công nghiệp không gây ô nhiễm như
công nghiệp cơ khí, lắp ráp điện tử, may mặc, dệt, da, chế biến lương thực thực phẩm, đồ
điện gia dụng, hàng kim loại, giấy, bao bì carton, bao bì nhựa, dược phẩm, sản phẩm y tế,
sản phẩm khí, thuốc lá…
Tổng vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng.
Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất KCN Vĩnh Lộc
STT Loại đất
Diện
tích(ha)
Tỷ
lệ(%)

1 Đất xây dựng công trình công nghiệp 130,82 64,39
2 Đất xây dựng công trình kho, bãi 9,32 4,59
3 Đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ 0,86 0,42
4 Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ 1,93 0,95
5
thuật
5 Đất xây dựng đường giao thong 40,91 20,13
6 Đất cây xanh, kênh rạch 19,34 9,52
Tổng 203,18 100,00
Đất tái định cư và lưu trú công nhân
3,82

6
Quy hoạch giao thông:
a. Giao thông đối ngoại:
Đường số 7 nối dài: chiều dài 496m, nối khu công nghiệp Vĩnh Lộc với Quốc lộ
1A. Lộ giới 80m, mặt đường 15m x 2, dải phân cách 4m, hè đường 6m x 2, dải cây
xanh 17m x 2.
Đường Nguyễn Thị Tú: chiều dài qua khu công nghiệp 800m dọc theo ranh phía
Nam, nối khu công nghiệp với Quốc lộ 1A và Hương lộ 80. Lộ giới 40m, mặt
đường 11m x 2, dải phân cách 2m, hè đường 8m x 2.
Đường số 2: đi qua giữa khu công nghiệp, chiều dài 1.210m, nối khu công nghiệp
với Quốc lộ 1 và Hương lộ 13. Lộ giới 45m, mặt đường 15m, dải phân cách 2m x
2, đường song hành 7m x 2, hè đường 6m x 2.
b. Giao thông nội bộ:
Đường chính: lộ giới 13,75m – 30m, mặt đường 7,5m – 15m, hè đường 6,25m –
7,5m.
Đường phụ: lộ giới 11m – 12,5m, mặt đường 5m – 6m, hè đường 3m – 3,25m.
Quy hoạch hệ thống thoát nước:
Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc đã xây dựng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải

riêng biệt.
Tổng chiều dài các tuyến thoát nước mưa đã thực hiện 25.841md đạt 90,12% chiều
dài toàn khu.
Tổng chiều dài các tuyến thoát nước bẩn đã thực hiện 5.171md đạt 56,33% chiều dài
toàn khu.
Quy hoạch cấp nước:
Theo thiết kế được sự chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, toàn khu công
nghiệp có 7 giếng bơm, tổng công suất khai thác là 12.000m
3
/ngđ.
Hiện nay khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng khai thác 4 giếng, công suất là
7.000m
3
/ngđ. Tại vị trí các giếng khai thác lắp đặt hệ thống xử lý nước theo công nghệ
EPD của Hoa Kỳ để cung cấp nước cho các nhà máy.
Hệ thống cấp nước đã được đầu tư xây dựng đủ cung cấp theo nhu cầu sử dụng của
các xí nghiệp công nghiệp. Tổng chiều dài đường ống cấp nước là 9.200md đạt 60%
chiều dài toàn tuyến.
7
8
Quy hoạch cung cấp điện:
KCN đầu tư xây dựng trạm hạ thế 2x40MVA tại đường số 7 và các tuyến đuờng nội
bộ, đảm bảo cung cấp cho các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp.
Tổng chiều dài đường dây đã thực hiện 11.376md.
Quy hoạch cây xanh:
KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống cây xanh theo các tuyến đường, cùng với mảng
cây xanh tập trung kết hợp xây dựng câu lạc bộ, hội quán thanh niên, hình thành hệ thống
cây xanh liên hoàn toàn khu.
Ngoài ra, khi xây dựng hoàn chỉnh khu công nghiệp sẽ kết hợp với diện tích cây
xanh phân tán ở các doanh nghiệp chiếm khoảng 20% diện tích đất xây dựng nhà máy và

diện tích cây xanh tập trung trên tuyến đường số 7 nối từ khu công nghiệp với Quốc lộ
1A khoảng 1,7ha sẽ hình thành mảng cây xanh cho toàn khu tương đối hài hòa.
Tổng diện tích cây xanh đã thực hiện là 19,05ha, đạt 98,5% diện tích cây xanh toàn
khu.
1.2 Tổng quan nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Vĩnh Lộc
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
GIÁM ĐỐC
Đặng Thị Mỹ Phượng
PHÓ GIÁM ĐỐC (Kỹ thuật, vận hành)
Nguyễn Võ Lộc
PHÒNG THÍ NGHIỆM (Tổ trưởng)
Dương Thị Thùy Trâm
TỔ VẬN HÀNH
9
(Tổ trưởng)
Trần Văn Lập
PHÓ GIÁM ĐỐC (Thí nghiệm)
Huỳnh Thị Hoàng Anh
TỔ MÔI TRƯỜNG
(Tổ trưởng)
Lê Trần Bích Hằng
Nhà máy có khoảng 22 nhân viên làm việc trong các phòng.
1.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Trung Tâm khai thác xử lý nước và Môi trường KCN Vĩnh Lộc hoạt động trong một
số lĩnh vực:
Xử lý nước thải:Nhà máy xử lý nước thải cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong
khu công nghiệp.
10
Xử lý nước cấp: Trung Tâm Khai thác xử lý nước và Môi trường của khu công nghiệp

Vĩnh Lộc còn có 4 trạm bơm để cấp nước sử dụng cho toàn khu công nghiệp với công
suất mỗi trạm là 2000m
3
/ng.đêm
Quản lý môi trường: Ngoài xử lý nước thải và nước cấp Trung Tâm còn theo dõi và
giám sát chất lượng môi trường trong khu công nghiệp để có thể điều chỉnh mức độ xả
thải và gây ô nhiễm của các công ty trong khu vực.
1.2.3. Sơ lược về Nhà Máy xử lý nước thải tập trung
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Vĩnh Lộc được xây dựng từ năm 2006 và
được đưa vào vận hành từ ngày 1/9/2008 với công suất thiết kế 6000 m
3
/ngày.đêm.
Địa chỉ: Đường số 2 – Khu công nghiệp Vĩnh Lộc – Bình Tân
Diện tích : 4000m
2
Chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT loại A.
1.2.4. Nguồn gốc tính chất nước thải của nhà máy
Với công suất xử lý từ 6000 m
3
nước thải/ngày đêm, Nhà máy xử lý nước thải tập
trung KCN Vĩnh Lộc giúp xử lý nước thải cho toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động
trong KCN.
Nước thải mà nhà máy nhận xử lý phải đạt tiêu chuẩn riêng của Khu công nghiệp
Vĩnh Lộc . Chủ yếu là nước thải công nghiệp, chiếm tỉ lệ nhỏ là nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân trong KCN, từ
nhà vệ, nhà ăn, bếp ăn, giặt giũ, tẩy rửa…
- Nước thải sinh hoạt có tính chất: chứa nhiều thành phần chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Thành phần
của nước thải sinh hoạt tương đối ổn định.

- Nước thải sản xuất là loại nước thải phát sinh trong các hoạt động sản xuất của các nhà
máy, các cơ sở sản xuất trong KCN.
11
1.2.5. Các thông số về nước thải
Nhà máy lấy mẫu vào buổi sáng hoặc buổi chiều hàng ngày để phân tích các chỉ tiêu
ô nhiễm của nước thải đầu vào và đầu ra.
Các mẫu nước thải được đưa lên phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu trong
nước thải đầu vào và xác định mức độ ô nhiễm của nước thải. Và phân tích chất lượng
của nước đầu ra, xác định khả năng xử lý của công nghệ.
Các thông số được phân tích ở nhà máy như: pH, COD, BOD, BOD
5
, SS, tổng Nitơ,
tổng Photpho, Coliform, độ đục, ngoài ra còn có các chỉ tiêu xác định dầu mỡ khoáng,
dầu mỡ động thực vật, Cr
3+
, Cr
6+
, CN
-
, Ni…
12
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Thành phần tính chất nước thải
2.1.1. Tính chất nước thải đầu vào:
13
2.1.2. Yêu cầu đầu ra của hệ thống
Nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 40/2011/BTNMT loại B theo yêu cầu
của cơ quan chức năng và loại A theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Bảng 2.1. QCVN 40/2011/BTNMT

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH - 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1
8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5
14
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5
22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng nitơ mg/l 20 40
25 Tổng phốt pho (tính theo P ) mg/l 4 6
26 Clorua
(không áp dụng khi xả vào

nguồn nước mặn, nước lợ)
mg/l 500 1000
27 Clo dư mg/l 1 2
28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật
clo hữu cơ
mg/l 0,05 0,1
29 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật
phốt pho hữu cơ
mg/l 0,3 1
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
15
2.1.3. Chất lượng nước sau xử lý:
16
2.2. Quy trình công nghệ
2.2.1. Quá trình xử lý:
 Tiền xử lý
Bao gồm các công trình: song chắn rác thô, bểthu gom, song chắn rác tinh, bể vớt dầu mỡ
và bể điều hòa.
 Xử lý sinh học (SBR)
Sử dụng công nghệ SBR (Sequenching Batch Reactor) để khử các chất hữu cơ, làm
giảm BOD, COD và xửlý một phần Nitơ, loại bỏ Photpho.
SBR (sequenching batch reactor): Bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lí
nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra
gián đoạn trong cùng một kết cấu.
Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa chất hữu cơ và
Nitơ cao. Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình làm đầy – sục khí – lắng – xả
nước, xả bùn; trong đó quá trình sục khí hay còn gọi là quá trình tạo hạt (bùn hạt hiếu

khí), quá trình này phụ thuộc vào khả năng cấp khí, đặc điểm chất nền trong nước thải
đầu vào.
Ưu điểm:
Ít tốn diện tích do không có bể lắng 2 và quá trình tuần hoàn bùn
Hệ thống SBR linh động có thể xử lý nhiều loại nước thải khác nhau với nhiều
thành phần và tải trọng.
Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (các thiết bị ít) mà không cần tháo nước cạn
bể. Chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh khuấy, motor, máy thổi khí, hệ
thống phân phối khí
Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tựđộng.
17
Nhược điểm:
Do hệ thống hoạt động theo mẻ nên cần phải có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời
với nhau.
Công suất xử lý thấp (do hoạt động theo mẻ).
Người vận hành đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm
 Xử lý bậc cao
Khử trùng nước thải bằng dung dịch Javen trong bể tiếp xúc.
 Xử lý bùn dư
Xử lý bùn dư bằng bể chứa bùn, bể nén bùn và máy ép bùn.
2.2.2. Sơ đồ công nghệ
18
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ
19
2.2.3. Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải từ các nhà máy sản xuất trong KCN được thu gom và dẫn về bể thu gom
nước thải và lược rác thô của trạ m xử lý nước thải tập trung. Trước khi vào bể thu gom
B01, nước thải được dẫn qua lược rác thô để loại bỏ cặn rắn có kích thước lớn hơn 20mm
ra khỏi dòng thải. Từ bể B01, nước thải được bơm lên thiết bị lược rác tinh, lược bỏ các
cặn rắn có kích thước lớn hơn 2mm, sau đó nước thải sẽ tự chảy qua bể tách dầu B02. Tại

đây, với cơ cấ u tạo dòng chảy đặc biệt sẽ đẩy các dầu mỡ có trong nước thải lên trên,
nước trong được thu từ phía dưới bể và tự chảy qua bể điều hòa B03. Tại bể B03, nước
thải sẽ được trộn trực tiếp với các hóa chất Acid/bazơ để trung hòa, điều chỉnh pH ở
khoảng thích hợp cho các công trình xử lý tiếp theo, đồng thời một lượng chất dinh
dưỡng cũng sẽ được bổ sung nếu nước thải đầu vào không đủ dinh dưỡng cho quá trình
xử lý sinh học. Bể điều hòa cũng được bố trí hệ thống cấp khí nhằm tạo sự xáo trộn giữa
các dòng thải với nhau (mỗi dòng thải có thành phần ô nhiễm khác nhau) nhằm tạo môi
trường đồng nhất cho các dòng nước thải trước khi qua các bước xử lý tiếp theo, bể điều
hòa được tính toán có thể tích lớn, đủ đểchứa nước thải trong trường hợp có sự đột biến
về lưu lượng hoặc bể SBR có sự cố hay bảo trì, bảo dưỡng. Từ bể điều hòa, nước thải
được bơm lên các bể xử lý sinh học hiếu khí SBR B04A/B.
Xử lý chất hữu cơ trong bể SBR là công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính hiếu khí lơ
lửng, dạng mẻ. Nguyên tắc hoạt động của SBR bao gồm chuỗi chu trình xử lý liên tiếp
với các chu kì sau:
 Bước 1: nạp nước vào bể (fill), bước này được chia làm 2 giai đoạn:
Bơm nước vào bể và khuấy trộn (Mixed)
Bơm nước vào bể, khuấy trộn và sục khí (Aerotank)
Bước 1 ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí
(hàm lượng oxy hòa tan gần bằng không) để phân hủy chuyển hóa các liên kết nitơ trong
nước thải bằng quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat. Việc kiểm soát thời gian sục khí trong
bước 1 để điều chỉnh hiệu suất khử Nitơ ởmức cao nhất.
 Bước 2: sục khí (Aerotank)
20
Bước 2 ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí (bao gồm vi khuẩn
hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí tùy tiện, nấm, tảo, động vật nguyên sinh) – dưới tác động của
oxy được cung cấp từ không khí qua các máy thổi khí và được hòa tan vào trong nước
thải nhờ các máy làm thoáng chìm – sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy
các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO
2
, H

2
O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế
bào sinh vật mới.
 Bước 3: lắng (Settlement)
Sau thời gian làm thoáng, nước thải trong các bể SBR sẽ được đểyên và thực hiện
quá trình lắng.
 Bước 4: xả nước (effluent Decant) và bơm xả bùn dư (Excess Sludge discharge)
Sau thời gian lắng, phần nước trong phía trên trong bể SBR – qua các thiết bị
thu nước dạng phao nổi di động – sẽ được dẫn sang bể khử trùng B05.
Một phần bùn hoạt tính dư lắng dưới đáy bể sẽ được các bơm bùn bơm sang
bể chứa bùn, đồng thời chuẩn bị bắt đầu cho mẻ xử lý kế tiếp.
Giai đoạn xả bùn hoàn tất, nước thải tiếp tục được nạp vào bể SBR đểbắt đầu
một chu kỳ mới. Các bể SBR sẽ hoạt động nối tiếp, luân phiên để đảm bảo
quá trình xử lý diễn ra liên tục.
Nước sau xử lý tại bể SBR sẽ tiếp tục chảy vào bể tiếp xúc B05, để trộn đều
với Javen diệt khuẩn trước khi xả ra môi trường.
Để hiệu quả xử lý của SBR ổn định, lượng bùn vi sinh trong bể luôn được duy trì ở một
giá trị nhất định. Phần bùn dư được lấy ra và được xử lý trong các công đoạn xử lý bùn,
qua các công đoạn xử lý trước khi trả về môi trường.
Về công tác xử lý bùn: Bùn dư từ các bể xử lý sinh học SBR sẽ được bơm vào bể chứa
bùn B06. Từ bể B06, bùn được bơm với lưu lượng ổn định qua bể nén bùn B07. Cánh
khuấy bùn trong bể sẽ tạo điều kiện cho bùn tách nước và lắng nén, nước dư nổi trên bề
mặt chảy vào máng thu và quay trở về trạm nước thải để tiếp tục được xử lý. Bùn đặc ở
đáy được bơm bùn bơm vào thiết bị ép bùn ly tâm CFF01. Bánh bùn sau khi ép được
đổvào thiết bị thu bùn khô và chuyển đi chôn lấp theo qui định, nước dư lại trở về trạm
bơm nước thải tiếp tục được xử lý.
21
CHƯƠNG III
QUY TRÌNH VẬN HÀNH
3.1. Kiểm tra hệ thống

3.1.1. Kiểm tra lượng hoá chất sử dụng:
Lượng hóa chất pha chế trong bồn phải đảm bảo cho hệ thống hoạt động ít nhất
trong vòng 1 ngày.
3.1.2. Kiểm tra thiết bị
Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của
tất cả các thiết bị trong HTXLNT. Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm
tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày, chú ý những hiện tượng có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.
Bảng 3.1. Các chi tiết cần kiểm tra thiết bị, máy móc trước khi vận hành
STT
Máy móc thiết
bị
Ký hiệu
Các chi tiết cần kiểm tra
1 Lượng rác thô SC01
Lưới lược rác : vệ sinh
lưới, loại bỏ rác bám trên
lưới mỗi ngày
2 Lược rác tinh SC02
Lưới lược rác: kiểm tra
cọ rửa mỗi ngày
3
Bơm nước thải,
bơm bùn
P01A/B,P02A/B
SP01A/B,SP02A/B
Các van(độ mở)
Hoạt đông (có nước/bùn)
4
Máy khuấy

chìm
SM01A/B/C , SM02A/B/C Khả năng khuấy trộn
5
Bơm định
lượng
DP01/02/03/04 Các van(độ mở)
Hoạt đông (bơm hoá
chất)
Liều lượng ( vị trí điều
chỉnh)
6
Máy khuấy pha
chế dinh dữơng
M01 Hoạt động
7 Máy thổi khí AB01A/B , AB02A/B/C/D Dây coroa ( mức độ giãn)
Lọc khí ( mức độ sạc)
Bulong( mức siết chặt)
Mực dầu bôi trơn (them
22
dầu nếu dầu cạn không
được châm đầy vì có thể
gây nổ máy nén)
Xả nước ngưng
Thử van an toàn
8
Hệ khuếch tán
khí
AD01/02 Bọt khí ( độ đồng đều)
Các van điều chỉnh tốc
độ

9
Đồng hồ đo lưu
lượng
FM01 Hiển thị và hoạt động
10
Bộ điều chỉnh
pH
pHC/pHS01 Hiển thị và hoạt động
điều khiển tự động bơm
định lượng
Kiểm tra và vệ sinh
sensor
11
Thiết bị cào bùn
Bể nén bùn
SS01 Kiểm tra lượng nhớt
trong hộp số, tiếng kêu
khi hoạt động
Hoạt động thiết bị: lượng
bufnt rong nước sau lắng
12
Hệ thống ép
bùn
CFF01,PM01,AC01 Hoạt động tách nước
tiếng kêu khi hoạt động
13
Hệ thống xử lý
khi hôi
TS01 Hoạt động xử lý
14

Hệ thống van
điện
VĐ01A/B,VĐ02A/B,VĐ03A/
B
Chế độ đóng mở
Hoạt động của motor van
15
Cảm biến mực
nước
LW01,LW02A/B Hoạt động và hiển thị
16
Cảm biến mực
bùn
LS01A/B Hoạt động và hiển thị
17
Thiết bị đo oxy
hoà tan
DO01A/B Hoạt động và hiển thị
18
Thiết bị đo chất
rắn lơ lửng và
độ đục
TSSM01 Hoạt động và hiển thị
19
Thiết bị kiểm
soát Chlorine

ClC01 Hoạt động và hiển thị
3.1.3. Kiểm tra hệ thống điện cung cấp
 Kiểm tra điện:

23
Kiểm tra về điện áp: đủ áp (380V), đủ pha (3 pha), dòng định mức cung cấp (5A).
Nếu không đủ điều kiện vận hành: mất pha, thiếu hoặc dư áp, dòng thiếu hoặc dòng cao
hơn mức cho phép thì không nên hoạt động hệ thống vì lúc này các thiết bị sẽ dễ xảy ra
sự cố.
Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc, cầu dao. Tất cả các thiết bị phải ở trạng
thái sẵn sàng làm việc.
Các ký hiệu bên trong tủ điện điều khiển:
ON, OFF – Đóng mở nguồn cấp cho tủ điện điều khiển.
AUTO, MAN – Chế độ điểu khiển tự động và bằng tay.
Đèn của máy nào trên tủ điện sáng thì máy đó đang hoạt động.
Các nút nhấn xanh : Mở máy
Các nút nhấn đỏ : Tắt máy
Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển ở 2 chế độ:
Chế độ tự động – Hoạt động theo chế độ điều khiển tự động bằng hệ thống PLC và
hệ thống thu thập, hiển thị số liệu SCADA.
Chế độ điều khiển bằng tay – Hoạt động theo sự điều khiển của công nhân vận
hành tại tủ động lực.
Khi tủ điện có đèn báo sự cố sáng lên, người vận hành lập tức tới tủ điện ngắt điện toàn
hệ thống (CB tổng). Kiểm tra máy nào có sự cố và kịp thời sửa chữa.
24
3.2. Kỹ thuật vận hành
3.2.1. Các thông số cần kiểm soát
 Kiểm soát chất lượng nước thải vào:
Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi, thì môi trường của bể
SBR thay đổi theo. Nếu quá trình bùn hoạt tính bể SBR được thiết lập tốt và chất lượng
nước thải đầu vào không vượt quá thông số thiết kế, BOD sau xử lý phải nhỏ hơn 30mg/l,
SS phải nhỏ hơn50mg/l. Nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm trong dòng vào
tăng đáng kể (quá 10%), cần phải điều chỉnh các thông số vận hành (điều chỉnh thời gian
sục khí ở các mẻ xử lý).

 Lưu lượng:
Kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết cho sự duy trì hoạt động ổn định của hệ
thống. Ở giai đoạn duy trì, lưu lượng cần duy trì là 187,5 – 250 m3/h (4500 – 6000
m3/ngày). Lưu lượng cùng với nồng độ BOD, COD xác định tải trọng của bể SBR.
 BOD, COD:
Kiểm tra nồng độ COD để kiểm soát các quá trình trong bể.Tỷ số BOD/COD cho
biết tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có trong nước thải. BOD là thông số thể
hiện lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Chỉ số COD thể hiện toàn bộ
chất hữu cơ bịoxy hóa thuần túy bằng tác nhân hóa học.Tỷ số BOD/COD dùng để kiểm
soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
 Các chất dinh dưỡng:
Nitơ, phospho là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của vi
sinh vật. Nitơ và phospho cần có số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh
vật. Tỷ lệBOD : N : P của nước thải cần duy trì 100 : 5 : 1 là đáp ứng tương đối đủ cho
nhu cầu phát triển của các vi sinh vật.
 pH:
Quá trình xử lý sinh học kị khí hoạt động tốt ở pH = 6.7 – 7.0 và sinh học hiếu khí
hoạt động tốt ở pH = 6.5 – 8.5. Nếu pH thay đổi thì cần bổ sung axit/bazo để đưa pH của
bể về môi trường thích hợp cho vi sinh vật hoạt động.
25
Bảng 3.2. Các khoảng giá trị pH
STT Khoảng giá trị Cách đánh giá
1 pH = 6.5 – 8.5
Khoảng giá trị pH tốt cho
vi sinh
2 pH<6.5
Phát triển chủng vi sinh
dạng nấm
ức chế quá trình phân huỷ
chất hữu cơ.

3 pH> 8.5
ức chế quá trình phân huỷ
chất hữu cơ.
3.2.2. Kiểm soát bể SBR
 Tải trọng hữu cơ BOD, COD
Tải trọng hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Do đó
cần có sự kiểm soát BOD, COD để giữ cho tải trọng bể ổn định và đạt hiệu quả tối ưu.
Sự quá tải dẫn đến:
Giảm hiệu suất quá trình.
Tăng hàm lượng BOD, COD của nước sau xử lý.
Trương bùn.
 Nồng độ oxy hòa tan – DO
Nồng độ oxy hòa tan tối ưu là từ 1.5 – 2.5 mg/l. Nhu cầu oxy tùy thuộc vào tải trọng
hữu cơ (BOD, COD) và nồng độ bùn (MLSS) trong bể phản ứng. Nồng độ oxy hòa tan
nên được đo thường xuyên và tại nhiều vị trí khác nhau trong bể SBR.
Sự thiếu oxy trong bể phản ứng dẫn đến:
Giảm hiệu suất xử lý và chất lượng nước sau xử lý.
Giảm khả năng lắng, tăng số lượng vi khuẩn dạng sợi.
Ức chế quá trình oxy hóa.
Nồng độ oxy cao dẫn tới:
Phá vỡ bông bùn.
Giảm khả năng lắng, nước sau xử lý bị đục.
Tốn năng lượng.

×