1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công nghiệp hóa (CNH) là mục tiêu đặt ra đối với nhiều nước đang phát triển
nhằm hướng tới cơ cấu kinh tế hiện đại. Để đạt mục tiêu này, các lý thuyết tăng
trưởng với cách tiếp cận khác nhau đều có cùng quan điểm là tiến hành công nghiệp
hóa khi khu vực nông nghiệp đã đạt tăng trưởng nhất định. Các ngành chế biến
cũng cần được định hướng phát triển có chọn lọc trong từng giai đoạn. Mục tiêu
CNH đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các khu vực kinh tế khác sẽ là cơ sở cho
tăng trưởng bền vững.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đề ra đường lối đổi
mới, được cụ thể hóa bằng những cải cách đồng bộ. Sau hơn 20 năm đổi mới, khu
vực nông nghiệp đã thu được những thành tựu rực rơ, từ một nước nhập khẩu lương
thực, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng
đầu thế giới. Trong khi đó, khu vực công nghiệp chế biến luôn đạt được tốc độ tăng
trưởng cao hơn so với các khu vực khác, nên tỉ trọng kinh tế khu vực này trong
GDP ngày càng tăng. Mối quan hệ tăng trưởng giữa khu vực nông nghiệp và công
nghiệp chế biến Việt Nam được hình thành và ngày càng chặt chẽ. Đây là cơ sở để
nền kinh tế Việt Nam tiến tới tăng trưởng bền vững như mục tiêu đặt ra trong Chiến
lược đẩy mạnh CNH, HĐH của Đại hội Đảng lần thứ IX.
Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu đánh giá quan hệ tăng trưởng giữa hai
khu vực này. Do đó, đề tài được chọn nghiên cứu của luận án là: “ Quan hệ tăng
trưởng giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam”. Nội dung
của luận án sẽ tập trung phân tích, đánh giá vai trò của mối quan hệ này đối với tăng
trưởng kinh tế bền vững. Đồng thời, Luận án cũng xây dựng một số giải pháp tăng
cường mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Dựa vào cách phân ngành trong Niên giám Thống kê Việt Nam năm 1994 do
Tổng cục Thống kê ban hành một số khái niệm như khu vực nông nghiệp, khu vực
công nghiệp chế biến được hiểu như sau: Khu vực nông nghiệp (KVNN) bao gồm
2
ba nhóm ngành là nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Khu vực công nghiệp chế
biến (KVCNCB) bao gồm những ngành: công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất,
công nghiệp sản xuất công cụ lao động, công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng,
công nghiệp chế biến thực phẩm.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
Mục đích của Luận án: Hệ thống hoá các lí thuyết về quan hệ tăng trưởng hai
KVNN và CNCB. Đánh giá quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB giai đoạn
1990-2007 đối với tăng trưởng bền vững ở Việt Nam. Xây dựng một số giải pháp
tăng cường mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh
tế bền vững.
Nhiệm vụ của Luận án: Phân tích và đánh giá được quan hệ tăng trưởng hai
KVNN và CNCB Việt Nam giai đoạn 1990-2007. Đồng thời, tìm ra những nhân tố
tác động trực tiếp tới mối quan hệ tăng trưởng và đề xuất giải pháp tăng cường mối
quan hệ tăng trưởng hai khu vực này.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án: là mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN
và CNCB Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Về mặt không gian: quan hệ tăng trưởng
giữa KVNN và CNCB Việt Nam. Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu
trong giai đoạn 1990-2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong luận án gồm: Phương pháp phân tích và hệ
thống các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ tăng trưởng hai KV, mô hình hoá các yếu
tố kinh tế đánh giá mối quan hệ tăng trưởng KVNN và CNCB.
5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đề tài luận án
Nghiên cứu trong nước: Nghiên cứu “Quan hệ qua lại giữa khu vực nông
nghiệp với các khu vực khác của nền kinh tế đối với sự phát triển nông nghiệp của
Việt Nam trong giai đoạn: 1980 - 1994” của Nguyễn Đỗ Anh Tuấn tập trung vào
3
quan hệ của KVNN với KVCN và dịch vụ Việt Nam từ năm 1980 đến năm 1994.
Nghiên cứu “Nhân tố tác động tới tăng trưởng ở KVNN Việt Nam và mức độ bền
vững: giai đoạn 1980- 1996” của Phạm Sỹ Hiếu năm 1998 đánh giá các yếu tố vốn,
lao động tác động tới mức độ phát triển bền vững của KVNN. “Đánh giá quan hệ
giữa khu vực công nghiệp và tự do hoá thương mại” của Phạm Hoàng Ngân năm
2004 phân tích mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và năng suất công tập trung
đánh giá tác động của tự do hoá thương mại tới tăng năng suất KVCN như là một
yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế chung. “Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các
khu vực kinh tế và tăng trưởng ở Việt Nam: Phân tích so sánh với Indonesia và
Malaysia” của Akita tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa các ngành, theo đó
các ngành bao gồm ngành đưa ra những sản phẩm thô, sơ chế và những ngành còn
lại. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành về “Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh
tế lí thuyết và thực nghiệm” năm 2004 vận dụng bảng I-O năm 2000 để xác định
các ngành mũi nhọn để thúc đẩy các ngành khác phát triển cho thấy vai trò
KVCNCB có ý nghĩa rất quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng. Đề tài “Tiết kiệm
trong nông nghiệp Việt Nam trong thời kì CNH giai đoạn 1976 - 2000” năm 2005
của Nguyễn Đỗ Anh Tuấn tập trung vào vấn đề tiết kiệm NN.
* Những nghiên cứu ở nước ngoài: Nghiên cứu của Won W Koo về “Vai
trò của thương mại quốc tế đối với CNH Trung Quốc” năm 1999 đề cập tới mối
quan hệ giữa NN và CNCB trong điều kiện tự do thương mại. Nghiên cứu Mundle
S. năm 1979 về “Sự lạc hậu và mức độ lệ thuộc: mối quan hệ trong KVNN ở huyện
South Bihar” phân tích các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong KVNN Ấn Độ ảnh
hưởng tới quá trình CNH. Preobrazhensky và Donald Filzer nghiên cứu “Sự khủng
hoảng của CNH ở Liên Bang Xô Viết” đánh giá vai trò của KVNN đối với CNH.
Nghiên cứu của Chenery H.B về “Mối quan hệ qua lại giữa CNH và XK” tập trung
đánh giá vào tác động của thương mại và chiến lược phát triển đối với tăng trưởng
và cơ cấu các ngành. Kết quả nghiên cứu “Mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp
và công nghiệp: trường hợp Pakistan” cho thấy đây là mối quan hệ qua lại có ảnh
hưởng trực tiếp tới tăng trưởng của KV còn lại.
4
6. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ những ưu điểm và khiếm khuyết của các mô
hình lý thuyết về mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực phục vụ cho phân tích mối
quan hệ KVNN &CNCB Việt Nam sau cải cách kinh tế
- Điểm mới về phương pháp nghiên cứu: Ứng dụng hai mô hình I-O và Ranis
- Fei để đánh giá quan hệ tăng trưởng KVNN & CNCB Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu: Thị trường nội địa và xuất khẩu có vai trò quan trọng
nhất đối với mỗi KV. Tăng trưởng mỗi KV ảnh hưởng tích cực tới mối quan hệ
tăng trưởng chung, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Đối với KVCNCB, lao động tác
động tích cực tới KV này thông qua khả năng thu hút vốn vào SX. Tác động của
KVCNCB tới KVNN thông qua hoạt động thương mại quốc tế.
- Đẩy mạnh đầu tư gắn với mối quan hệ với các KV khác, tiến hành đào tạo
nguồn nhân lực trên cơ sở tính toán nhu cầu thực của các ngành, tăng cường ứng
dụng công nghệ vào SX, gắn mối quan hệ giữa viện nghiên cứu với doanh nghiệp
để tăng khả năng ứng dụng, phát triển thị trường là những giải pháp tăng cường mối
quan hệ tăng trưởng giữa hai KV. Điểm mới trong giải pháp này là tính tới những
biến động về môi trường trong và ngoài nước.
7. Bố cục Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận án bao gồm
bốn chương. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp
và công nghiệp chế biến
Chương 2: Cải cách kinh tế và tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công
nghiệp chế biến Việt nam giai đoạn 1986-2007
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và
công nghiệp chế biến Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường mối quan hệ hai khu vực nông
nghiệp và công nghiệp chế biến Việt Nam trong thời gian tới.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
1.1. Khái niệm tăng trưởng và đo lường tăng trưởng KVNN & CNCB
1.1.1. Khái niệm tăng trưởng trong KVNN và CNCB, quan hệ tăng trưởng
giữa hai KVNN và CNCB
1.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (còn gọi là tăng trưởng) được quan niệm là sự tăng
thêm (hay gia tăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất
định thường được tính theo năm
1.1.1.2. Tăng trưởng của KVNN và CNCB
Tăng trưởng của KVNN, KVCNCB được quan niệm là sự tăng thêm (hay
gia tăng) về qui mô sản lượng KVNN, KVCNCB trong một thời kì nhất định và
thường được tính theo năm.
1.1.1.3. Quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB
Quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB được thể hiện ở: Thứ nhất, sự dịch
chuyển lao động từ KVNN sang KVCNCB. Thứ hai, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm của
từng khu vực đối với khu vực kia cho biết sự phụ thuộc của từng khu vực đối sản
phẩm của khu vực kia. Thứ ba, vốn đầu tư hàng năm, vốn tích luỹ ở mỗi khu vực tác
động tới quan hệ tăng trưởng. Thứ tư, tác động của yếu tố thương mại quốc tế.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng KVNN và KVCNCB
1.1.2.1. Đo lường tăng trưởng tuyệt đối
Đo lường tăng trưởng tuyệt đối theo hiện vật và tiền tệ
1.1.2.2. Đo lường tăng trưởng tương đối
Đo lường tăng trưởng tương đối theo hiện vật và tiền tệ
1.1.2.3. Đo lường quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB
Quan hệ tăng trưởng hai KV thể hiện ở : Tỉ trọng tiêu dùng hàng hoá của
mỗi KV trong cơ cấu tiêu dùng của KV còn lại, sự thay đổi cơ cấu hai KV và tác
động của vốn đầu tư tới mối quan hệ này, tác động của yếu tố thương mại trong
thời kì nghiên cứu.
1.2. Vai trò, các nhân tố tác động tới tăng trưởng và mối quan hệ
tăng trưởng hai KVNN và CNCB
1.2.1. Vai trò của tăng trưởng KVNN và KVCNCB đối với nền kinh tế
1.2.1.1. Vai trò của tăng trưởng KVNN đối với nền kinh tế
6
Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, cung ứng các yếu tố sản xuất,
hình thành nên thị trường hàng hoá, tạo nguồn ngoại tệ phục vụ CNH
1.2.1.2. Vai trò của tăng trưởng KVCNCB đối với nền kinh tế
Thúc đẩy SXNN, tăng cung ứng hàng tiêu dùng và TLSX, giải quyết việc
làm cho người lao động, đẩy nhanh quá trình CNH
1.2.2. Vai trò của mối quan hệ tăng trưởng giữa KVNN và CNCB đối
với nền kinh tế
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành và khu vực, bình ổn thị trường lao
động trong nước, thúc đẩy tăng trưởng bền vững
1.2.3. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng KVNN và CNCB
1 2 3.1. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng KVNN
Đất đai, vốn, lao động, công nghệ, chính sách phát triển nông nghiệp
quốc gia và các chính sách liên quan
1.2.3.2. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng KVCNCB
Lao động, vốn, đất đai, công nghệ, nguyên liệu sản xuất, thương mại, giá
nông sản, chính sách phát triển CNCB.
1.2.4. Các nhân tố tác động tới quan hệ tăng trưởng hai KVNN và
KVCNCB
1.2.4.1. Chính sách định hướng và phân bổ nguồn lực đầu tư cho các khu
vực trong nền kinh tế
1.2.4.2. Chính sách tài chính và tín dụng
1.2.4.3. Chính sách thương mại
1.2.4.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
1.2.4.5. Chính sách trợ giá nông nghiệp
1.2.6.6. Chính sách phát triển công nghệ quốc gia
1.3. Một số mô hình cơ bản về quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB
Các mô hình quan hệ tăng trưởng giữa KVNN và CN có thể dùng để giải
thích được quan hệ tăng trưởng giữa KVNN và CNCB vì CNCB ở các nước
chiếm tỉ trọng rất cao trong các sản phẩm CN
1.3.1. Mô hình Ricacdo: NN là yếu tố giới hạn tăng trưởng
Giả định: cung LĐ không hạn chế, vốn/LĐ không đổi. Tăng trưởng phụ thuộc
vào KVNN với đặc điểm không đạt lợi thế theo qui mô. Do diện tích đất không đổi,
dẫn tới giá lương thực tăng gây áp lực tăng lương cho KVCN, làm giảm lợi nhuận và
tăng trưởng của KV này nên NN là yếu tố giới hạn tăng trưởng. Hạn chế: dân số
không tăng mãi, chưa thấy vai trò của công nghệ đối với tăng năng suất NN.
7
1.3.2. Mô hình của Arthur Lewis: CNH gắn với dịch chuyển LĐ
Giả định: cung LĐ NN không hạn chế trong thời kì đầu phát triển kinh tế.
Do đó, mối quan hệ giữa các ngành NN & CN quyết định tới tăng trưởng. Lao
động dịch chuyển từ KVNN sang CN và các KV khác, tích luỹ của cả nền KT
cũng dịch chuyển từ KVNN sang KVCN. Hạn chế: không phải luôn có dư thừa
LĐ ở KVNN, dịch chuyển LĐ ảnh hưởng tới sản lượng NN do năng suất LĐ
cận biên KVNN dương.
1.3.3. Mô hình của Ranis và Fei: CNH gắn với đầu tư tổng thể
Giả định: cung LĐNN hạn chế. Do năng suất LĐ cận biên KVNN dương
nên KVCN càng thu hút nhiều LĐ càng phải trả lương cao hơn. Để giảm bất
lợi, cần đầu tư cả hai KV: KVCN đầu tư theo chiều sâu giảm cầu LĐ và được
ưu tiên đầu tư nhiều hơn do năng suất KV này cao hơn. Hạn chế: đầu tư đồng
thời hai KV rất khó đối với các nước đang phát triển vì khan hiếm vốn.
1.3.4. Mô hình của Oshima Harry về quá trình CNH ở các nước châu Á
KVNN có dư thừa LĐ, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra do tính thời
vụ của SXNN ở châu Á. Mối quan hệ hai KVNN & CN được chia thành những
giai đoạn khác nhau với những định hướng phát triển khác nhau: phát triển
SXNN ở giai đoạn đầu, tạo việc làm cho LĐ ở 2 KV trong giai đoạn tiếp theo,
phát triển các ngành theo chiều sâu ở giai đoạn cuối.
1.3.5. Mô hình CNH của Liên Bang Xô Viết
CNH của Liên Bang Xô Viết dựa trên phí tổn của KVNN. Hạn chế trong
đánh giá vai trò của KVNN nhưng vai trò của nhà nước đối với phát triển các
KV là không thể xem nhẹ. Đây là bài học có ý nghĩa đối với các nước đang tiến
hành CNH.
1.3.6. Mô hình của Mundle: tác động của cầu trong NN tới CNH
CNH chỉ thực hiện thành công khi tiến hành xong cách mạng NN. Vai trò
của thị trường nông thôn có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với tăng trưởng của
KV CNCB.
1.4. Các mô hình đo lường quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB
1.4.1. Mô hình cân đối liên ngành I-O và vận dụng đánh giá mối quan
hệ hai KVNN và CNCB
1.4.1.1. Mô hình cân đối liên ngành I-O
Mô hình cân đối liên ngành gồm có trận chi phí trung gian A’ = {X
ij
}, i,j
= 1, 2 n cho n ngành, sản phẩm của nền kinh tế. Trong đó: X
ij
là giá trị sản
phẩm của ngành i cung ứng cho ngành j.
8
1.4.1.2. Vận dụng mô hình I-O đánh giá mối quan hệ hai KVNN và CNCB
A =
∑
∑
CPTGn
CPCNCB
(1.7) A =
∑
∑
TGTSXn
CPCNCB
(1.8)
∑
CPCNCB
là tiêu dùng sản phẩm CNCB của KVNN,
∑
CPTGn
là tổng
tiêu dùng trung gian của KVNN,
∑
TGTSXn
là tổng GTSX của KVNN. Hệ số A
càng lớn thì sự phụ thuộc của KVNN vào KVCNCB càng cao. Tương tự, tính
toán tiêu dùng sản phẩm NN trong KVCNCB cũng sử dụng hai cách:
A =
∑
∑
CPTGcb
CPNN
(1.9) A =
∑
∑
TGTSXcb
CPNN
(1.10)
∑
CPNN
: tiêu dùng SP NN của KVCNCB,
∑
CPTGcb
: tổng tiêu dùng trung
gian của KVCNCB,
∑
TGTSXcb
là tổng GTSX của KVCNCB. Hệ số A càng lớn thì
mức độ phụ thuộc KVCNCB vào KVNN càng lớn. Các công thức trên dùng để tính
toán thực nghiệm mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB.
1.4.2. Mô hình Ranis và Fei đo lường quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CN
1.4.2.1. Các yếu tố cấu thành mô hình Ranis và Fei
AY = f
a
(AL, AN, L, TD, IY) (1.11)
IY = f
i
(IL, IN, TD, AY) (1.12)
AY, AL, AN, L, TD: GDP KVNN, lao động KVNN, vốn tích luỹ
KVNN, diện tích đất KVNN, tổng giá trị XNK hai khu vực. IY, IN, IL: GDP
KVCN, vốn tích luỹ KVCN, lao động KVCN
1.4.2.2. Ý nghĩa của mô hình đo lường quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CN
Dùng đánh giá quan hệ tăng trưởng KVNN & CN.
1.4.2.3. Tính ứng dụng của mô hình Ranis - Fei
Được ứng dụng để đánh giá mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB
Việt Nam giai đoạn 1990-2007.
1.4.2.4. Nhược điểm của mô hình Ranis - Fei
Thứ nhất, sô liệu phân tích theo chuỗi thời gian nên tương đối khó thu thập,
trong mô hình tính toán quan hệ tăng trưởng hai KV chỉ bắt đầu từ năm 1990 vì
cùng chỉ số giá năm 1994. Thứ hai, vai trò của chính sách công nghệ chưa xác
định. Thứ ba, vai trò của thị trường dịch vụ chưa được tính hết được tính đến.
Thứ tư, tác động của tăng trưởng kinh tế tới mối quan hệ hai KV còn hạn chế.
1.4.3. Những mô hình sẽ được ứng dụng phân tích quan hệ tăng trưởng hai
KVNN và CNCB Việt Nam
Những mô hình sẽ được ứng dụng phân tích mối quan hệ là: mô hình I-O và
Ranis - Fei, các lí thuyết quan hệ tăng trưởng hai KV.
9
CHƯƠNG 2
CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VỰC NÔNG NGHIỆP
VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2007
2.1. Cải cách và một số thành tựu kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2007
2.1.1. Giai đoạn 1986-1990: chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đặt trọng tâm cải cách
kinh tế với trọng tâm tự do hoá giá cả, thương mại hoá TLSX và hàng tiêu
dùng. Lương thực- thực phẩm là chương trình cốt lõi của KVNN. Chương trình
hàng tiêu dùng và hàng XK làm thay đổi căn bản trong chính sách phát triển
KVCNCB. Thành tựu: sản xuất được phục hồi, ba chương trình kinh tế đạt đ-
ược thành tựu nhất định, lạm phát được kiềm chế.
2.1.2. Giai đoạn 1991-1995: vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển
kinh tế, đưa đất nước cơ bản thoát khỏi khủng hoảng
Cải cách tập trung vào mặt thể chế, KVNN với mục tiêu phát triển SX theo
hướng kinh tế hàng hóa, gắn với CNCB, đáp ứng nhu cầu trong nước và XK. Phát
triển CN sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu vẫn là mục tiêu của
KVCNCB trong giai đoạn này. Thành tựu: các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt kế
hoạch, tăng trưởng bình quân đạt 6,97%/năm, XK đạt 17,8%/năm, XK là
24,3%/năm, lạm phát được kiềm chế.
2.1.3. Giai đoạn 1996-2000: tăng trưởng cao, bền vững, ổn định kinh tế vĩ
mô, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao sau năm 2000
Cải cách tập trung vào: hoàn thiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước, cải cách chính sách thương mại và tài chính. KVCNCB đặt thêm mục
tiêu phát triển ngành CB thực phẩm. KVNN trong giai đoạn 1996-2000 được tập
trung mọi điều kiện cần thiết để phát triển NN và nông thôn. Thành tựu: Phát
triển CNCB thực phẩm, NN gắn với CNCB đã giúp cho KVCNCB vẫn duy trì
10
được tăng trưởng cao trong giai đoạn này. Sự phát triển đồng đều các ngành ở
cả hai KV làm cho mối quan hệ tăng trưởng có xu hướng ngày càng tăng lên.
2.1.4. Giai đoạn 2001-2005: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
KVNCB tập trung phát triển những ngành chế biến công nghệ cao. Đẩy
nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là vấn đề trọng tâm của KVNN
trong giai đoạn 2001-2005. Đây là giai đoạn KVNN bắt đầu phát triển theo chiều
sâu. Thành tựu: các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng trưởng
trung bình cả giai đoạn này đạt 6,08%/năm. Sự tăng trưởng các ngành CB thực
phẩm và chế biến phục vụ SXNN làm quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB
ngày càng chặt chẽ hơn và là cơ sở để tăng trưởng bền vững.
2.1.5. Giai đoạn 2006-2007: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải
phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo bước đột phá về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
KVCNCB trong giai đoạn 2006-2010 đề ra mục tiêu phát triển tất cả các
ngành CN. Đối với KVNN tập trung xây dựng nền NN hàng hóa lớn, đa dạng,
phát triển nhanh và bền vững, từng bước hình thành nền NN sạch. Đây là điểm
khác biệt so với định hướng phát triển KVNN ở các giai đoạn trước. Thành tựu:
tăng trưởng kinh tế cao, SX và tiêu dùng ở hai KVcó sự liên kết chặt chẽ hơn.
2.2. Tăng trưởng hai KVNN và CNCB Việt Nam
2.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế KVNN Việt Nam
2.2.1.1. Tăng trưởng KVNN
Giai đoạn 1991-1995: SXNN liên tục phát triển. Tăng trưởng KVNN bình
quân là 4,8%/năm, GTSX nông nghiệp tăng 5,47%, an ninh lương thực trong
nước được đảm bảo.
Giai đoạn 1996-2000: KVNN tiếp tục phát triển tương đối toàn diện cả về
trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Tăng trưởng của cả kì đạt
3,53%/năm, ngành NN tăng 3,60%/năm, lâm nghiệp đạt 0,77%/năm và thuỷ sản
là 4,05%/năm. Các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và đất đai tăng đáng kể.
11
Giai đoạn 2001-2005: sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu đi vào chiều sâu,
lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm xuống. Giai đoạn 2006 - 2007:
SXNN tiếp tục đi vào chiều sâu, KVNN chịu tác động của cam kết hội nhập
WTO. Vốn, lao động, đất đai phục vụ SXNN tăng thấp và âm.
2.3.1.2. Cơ cấu kinh tế KVNN
Tỉ trọng KVNN giảm mạnh từ 30,74% GDP cả nước năm 1991 xuống
còn 26,24% năm 1995 và 17,86% năm 2007. Lao động giảm từ 71,25% tổng lao
động cả nước năm 1991 xuống 68,24% năm 2000 và 53,9% năm 2007, bắt đầu từ
năm 2000 lao động KVNN giảm cả về tuyệt đối và tương đối. Tỉ trọng các ngành
trong KV như sau: năm 1991: ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm
81,45%, 6,6%, 11,95% GTSX KVNN năm 1991 đến năm 2007 lần lượt là
73,41%, 3,25%, 23,33%. Chỉ tiêu vốn đầu tư hàng năm/lao động tăng cao từ 0,09
triệu đồng/LĐ năm 1991 lên 0,86 triệu đồng/lao động năm 2007.
2.2.1.3. Một số đánh giá về tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế của KVNN Việt Nam
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ phục
vụ quá trình CNH, cung ứng nguyên liệu cho một số ngành chế biến với giá hợp
lý, cơ cấu ngành từng bước thay đổi theo hướng tiến bộ, SX phát triển theo chiều
sâu ứng dụng ngày càng nhiều khoa học công nghệ vào SX là những thành tựu tạo
cơ sở Việt Nam đẩy mạnh quá trình CNH. Tuy nhiên, KVNN vẫn còn nhiều tồn
tại: dịch chuyển trong cơ cấu sản xuất KVNN quá chậm, XK tập trung ở một số
mặt hàng nông sản thô hoặc sơ chế, tính tự phát trong SX của ngành thuỷ sản lớn
chưa có chiến lược hay qui hoạch cụ thể. SX trang trại cũng gặp một số trở ngại.
2.2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế KVCNCB Việt Nam
2.2.2.1. Tăng trưởng KVCNCB
Giai đoạn 1991-1995: SX trong nước có biến động mạnh do tác động của
thay đổi chính sách kinh tế trong nước và thị trường quốc tế. GDP KVCNCB tăng
bình quân 9,13%/năm. XK tăng nhanh lên hơn 1,78 tỉ USD năm 1995 với hai mặt
hàng là dệt may, da giày tăng kim ngạch rất cao.
12
Giai đoạn 1996-2000: Tăng trưởng KVCNCB chịu tác động của khủng hoảng
kinh tế KV, vốn FDI suy giảm, bảo hộ các ngành CN ở mức rất cao. GDP bình
quân tăng thấp 8,44%/năm, nhưng vẫn thu hút nhiều LĐ. Một số mặt hàng có hàm
lượng công nghệ trung bình và cao XK làm cho cơ cấu hàng XK đa dạng hơn.
Giai đoạn 2001-2005: Nhiều ngành CB công nghệ cao phát triển, SX trong
nước đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhóm ngành có hàm lượng công nghệ
thấp, ngành có hàm lượng công nghệ trung bình và cao lần lượt là 13,20%/năm,
14,28%/năm, 15,97%/năm, vai trò của nhóm ngành công nghệ cao ngày càng
lớn. Hai năm 2006 - 2007: Nhiều ngành CB khai thác được lợi thế so sánh trong
quá trình hội nhập, đầu tư FDI tăng mạnh.
2.2.2.2. Cơ cấu kinh tế KVCNCB
Năm 1991 KVCNCB chiếm 13,99% GDP cả nước đến năm 2007 là
24,55%. LĐ thu hút vào KVCNCB như sau: năm 1991 KV này tạo việc làm cho
7,8% LĐ, đến năm 2000 và 2007 là 7,74% và 13,5%. Ba nhóm ngành CB công
nghệ thấp, trung bình và cao tạo ra hơn 62%, 32,28% và 5,58% GTSX khu vực
năm 1995, năm 2007 là: 52,65%, 31,21%, 16,14%. Hai chỉ tiêu vốn/ LĐ và năng
suất LĐ tăng liên tục. Dệt may và da giày, đồ thủ công mĩ nghệ và gốm sứ, điện
và điện tử, máy tính và linh kiện máy là hàng XK chủ lực của KVCNCB.
2.2.2.3. Một số đánh giá về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế KVCNCB
Lao động KVCNCB tăng từ 2,3 triệu năm 1990 lên gần 6 triệu năm 2007,
cơ cấu hàng CB XK thay đổi theo hướng tiến bộ, SX trong nước phát triển và
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa với giá và chất lượng phù hợp, hiệu quả của
nhiều ngành SX thay thế NK từng bước được cải thiện là những thành tựu của
KVCNCB. Bên cạnh đó còn một số tồn tại: sự thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu
ngành CB của KV diễn ra chậm, nhiều ngành CB công nghệ thấp có tỉ suất lợi
nhuận thấp nhất lại suy giảm, sản phẩm CB XK chưa đa dạng, mức độ tập trung
thị trường rất lớn, tiềm ẩn rủi ro trong XK.
13
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG HAI KHU VỰC NÔNG
NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VIỆT NAM
3.1. Đánh giá mối quan hệ tăng trưởng KVNN & CNCB Việt Nam
3.1.1. Đóng góp của KVNN đối với tăng trưởng KVCNCB
KVNN đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước và XK đem lại nguồn
thu ngoại tệ bù đắp NK, đáp ứng yêu cầu CNH. Nông sản NK chủ yếu phục vụ
SX, khác với trước năm 1986 NK nông sản cho tiêu dùng. Tăng trưởng KVNN
thúc đẩy tăng trưởng các ngành CB thực phẩm và nhiều ngành CNCB khác.
3.1.2. Đóng góp của KVCNCB đối với KVNN
Quá trình CNH làm thay đổi cơ cấu LĐ theo hướng hiện đại. Sản phẩm chế
biến, chế tạo cung ứng cho SXNN ngày càng nhiều. Tỉ lệ lương thực/ phân bón
NK giảm: năm 1990 là 0,115 kg/ tấn lương thực và đến năm 2007 là 0,0948 kg/
tấn lương thực do SX trong nước phát triển. Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
nội địa và sự phát triển của các ngành CN thay thế NK dẫn tới NK hàng tiêu dùng
giảm mạnh từ 14,89% năm 1990 xuống 8,14% năm 2007.
3.2. Đánh giá thực nghiệm quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB
Việt Nam giai đoạn 1990-2007
3.2.1. Đánh giá mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB dựa trên
mô hình I-O Việt Nam năm 2000 và năm 2005
3.2.1.1. Đánh giá mức độ phụ thuộc tăng trưởng KVNN vào KVCNCB
Sản phẩm CNCB chiếm tới 7% tổng GTSX và gần 25% tiêu dùngtrung gian
(TDTG) của KVNN năm 2005. Tỉ trọng tiêu dùng cho SPCB của ngành NN tăng
từ 7,97% năm 2000 lên 8,84% GTSX năm 2005, chiếm 82,38% và 77,10% tổng
tiêu dùng của cả KV cho SPCB tương ứng trong hai năm 2000 và 2005 do
ngành này tăng trưởng liên tục và mặc dù có giảm nhưng vẫn là ngành có tỉ trọng
GTSX cao nhất của khu vực nên nhu cầu về SPCB của ngành này cũng lớn nhất.
Tiêu dùng SPCB chiếm 17,15% tổng TDTG của ngành thuỷ sản, bằng 18,97%
và 21,65% tổng tiêu dùng của KVNN cho SPCB năm 2000 và 2005. Ngành
thuỷ sản tăng trưởng cao nhất nên tỉ trọng tiêu dùng SPCB tăng trong tổng tiêu
14
dùng SPCB của KV. Như vậy, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế KVNN đã phản ánh
được mức độ phụ thuộc của các ngành đối với SPCB. Tiêu dùng SPCB của hoạt
động trồng trọt tăng từ 17,75% năm 2000 lên 21,17% năm 2005. Đặc biệt, tỉ trọng
tiêu dùng phân bón tăng rất cao từ 11,42% năm 2000 lên 18,23% năm 2005 do
tăng cường thâm canh. Riêng thức ăn chăn nuôi còn tăng cao từ 32,28% năm
2000 lên 35,16% tổng TDTG hoạt động chăn nuôi do từ năm 2000 hoạt động
này được đẩy mạnh.
3.2.1.2. Đánh giá mức độ phụ thuộc tăng trưởng của KVCNCB vào KVNN
Tăng trưởng KVCNCB phụ thuộc vào KVNN ở các ngành CB công nghệ
thấp. Theo phân tích ở chương 2 những ngành CB có hàm lượng công nghệ thấp
giảm tương đối nên tiêu dùng SPNN/GTSX KVCNCB và tiêu dùng SPNN/
TDTG của KVCNCB giảm. Tuy nhiên, ngành CB thực phẩm, rượu nước giải
khát, mía đường ngày càng phụ thuộc vào KVNN.
Nông sản chiếm tới hơn 53% GTSX ngành CB thực phẩm năm 2005,
ngành mía đường là 46,37% năm 2005 so với 34,38% năm 2000 và chiếm
65,18% TDTG ngành CB thực phẩm năm 2000 và 68,26% năm 2005, ngành
mía đường tương ứng là 47,28% và 48,84%. Tiêu dùng nông sản để SX rượu,
nước giải khát/TDTG của hoạt động SX này là 35,67% và 41,15%, 48,16% và
53,56% tương ứng năm 2000 và 2005. Như vậy, SX của nhiều ngành CBCN
công nghệ thấp phụ thuộc ngày càng cao vào khả năng cung ứng nguyên liệu
của KVNN. Đây cũng là nhóm ngành chiếm có tỉ trọng GTSX cao nhất trong
KVCNCB nên nhu cầu về hàng nông sản của KV này vẫn tăng, do vậy tăng
trưởng của KVCNCB tiếp tục phụ thuộc vào tăng trưởng KVNN.
3.2.1.3. Phân tích cơ cấu đóng góp của các yếu tố tổng cầu vào tăng
trưởng KVNN &CNCB
Giả thiết nền kinh tế chia thành ba KV: NN, CNCB và KV còn lại. Tổng
cầu của từng KV bao gồm: TDTG, tiêu dùng cuối cùng (TDCC), XK và NK. Số
liệu năm 2005 được qui đổi về giá năm 2000 dựa vào chỉ số giá bình quân các
năm 2000-2005.
15
Tăng trưởng KVNN, CNCB bình quân là 2,91%/năm và 10,79%/năm
trong giai đoạn 2000-2005, tỉ trọng NK/tiêu dùng nội địa (bằng tổng TDTG &
TDCC) của KVNN giảm từ 7,19% xuống còn khoảng 6% làm tăng tiêu dùng
nội địa (d
i
) của KV này. Tỉ trọng NK của KVCNCB cũng có xu hướng giảm từ
48% xuống còn 47,74%, KV còn lại có mức giảm lớn nhất nếu xét về tỉ trọng từ
25,75% xuống còn 16,81%. Xét về XK/ GTSX từng KV: XK KVNN giảm từ
14,43% xuống còn 12,52%, trong khi XK KVCNCB tăng từ 34,32% lên
37,71%, KV còn lại giảm tương ứng là 28,93% xuống còn 22,49%.
Tiêu dùng nội địa đóng góp vào 69,58% tăng trưởng của KVNN, đứng
thứ hai là XK với 37,68%. Hiệu quả hoạt động SX của một số SP thay thế NK
KVNN đóng góp 0,82% vào tăng GTSXNN. Trong giai đoạn này, TDTG của
KVNN giảm tương ứng với 8,08% mức tăng GTSX KV do thay đổi về công
nghệ làm cho giá trị gia tăng (VA)/GTSX tăng từ 70,06% lên 71%. Việc tăng
TD SPCB dẫn tới những khoản TDTG khác giảm mạnh, làm giảm tổng TDTG
dẫn tới lợi nhuận KVNN được cải thiện từ 9,8% lên 10,05%/GTSX do tỉ lệ
khấu hao và thuế/GTSX hầu như không thay đổi. Tức là, thu nhập của người
LĐ ở KVNN tăng lên vì tốc độ tăng thu nhập của KV bằng tốc độ tăng GTSX
trong khi LĐ lại giảm về số lượng từ năm 2003.
XK đóng góp là 52,95% vào tăng trưởng KVCNCB, tiếp theo là tiêu dùng
nội địa với 45,22%, thay thế NK chiếm 4% SX của những ngành CB thay thế
NK đã phát huy hiệu quả tích cực. Tác động của công nghệ làm giảm TDTG
tương ứng với 2,17% mức tăng GTSX. Qua đó, tỉ lệ VA/GTSX của KVCNCB
tăng lên: năm 2000 là 26,04% đến năm 2005 là 26,67%. Trong đó, tiền lương
chiếm 6,05% GTSX năm 2005 tăng 0,07% so với năm 2000. Lợi nhuận/GTSX
tăng từ 14,62% năm 2000 lên 15,02% năm 2005, cao hơn so với KVNN phù
hợp với đánh giá của Ranis - Fei về hiệu quả đầu tư giữa các KV kinh tế.
Đối với KV thứ ba: thị trường nội địa có vai trò cực kì quan trọng đóng
góp tới 86,36% tăng trưởng KV này, XK góp vào 16,62% tăng trưởng, thay thế
NK đóng góp 0,68%. Thay đổi công nghệ làm giảm TDTG tương ứng với
3,36% mức tăng GTSX, vì vậy VA của KV này cũng tăng lên.
16
Về tổng thể, thị trường trong nước và XK có đóng góp rất lớn đối với tăng
trưởng ở cả ba KV. SX trong nước phát triển và có hiệu quả dần đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng nội địa dẫn tới thay thế NK đóng góp tích cực tới tăng trưởng ở
mỗi KV. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai KVNN &CNCB có xu hướng tăng
lên, tỉ lệ TDTG ở cả hai KV lại giảm xuống bắt nguồn từ nguyên nhân ứng dụng
công nghệ vào sản xuất làm tăng năng suất, TDTG giảm xuống dẫn tới cải thiện
VA, đặc biệt là KVCNCB. Như vậy, tăng TD ở từng KV đối với KVcòn lại sẽ
thúc đẩy tăng trưởng và làm tăng lợi nhuận ở cả hai KV. Đây sẽ là cơ sở xây dựng
chính sách liên kết hai KVNN & CNCB Việt Nam trong thời gian tới.
3.2.2. Đánh giá mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN &CNCB Việt Nam giai
đoạn 1990 - 2007 dựa trên mô hình quan hệ tăng trưởng hai KV của Ranis - Fei
3.2.2.1. Số liệu và tính toán số liệu sử dụng trong mô hình tăng trưởng hai
KVNN & CNCB Việt Nam giai đoạn 1990-2007
Số liệu sử dụng trong mô hình
Số liệu được lấy từ niên giám thống kê hàng năm củaTổng cục Thống kê
và Quĩ tiền tệ Quốc tế IMF.
Tính toán số liệu cho mô hình
Vốn tích luỹ từng KV (K) được tính bằng phương pháp tồn kho dài kì, vốn
tích luỹ của mỗi KV được coi là nằm ở dạng tài sản cố định và hàng tồn kho, và
được coi là đồng nhất ở các KV. Cụ thể:
K =
d+g
I
(3.29)
I là dòng vốn ĐT hàng năm của KV, g là tốc độ tăng trưởng dòng vốn ĐT
bình quân hàng năm trong thời kì nghiên cứu, d là tỉ lệ khấu hao ở mỗi KV
3.2.2.2. Tính toán quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB Việt Nam giai
đoạn 1990-2007
Kiểm định ban đầu mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB Việt
Nam giai đoạn 1990-2007
Tăng trưởng KVNN phụ thuộc vào tăng trưởng KVNCB nhưng tác động
của tăng trưởng của KVNN tới tăng trưởng KVCNCB không rõ ràng. Tăng trưởng
KVCNCB đóng vai trò dẫn dắt đối với tăng trưởng của KVNN.
17
Tính toán mô hình tăng trưởng KVNN Việt Nam giai đoạn 1990-2007
Dựa trên mô hình tăng trưởng lý thuyết của Ranis - Fei, tăng trưởng KVNN
phụ thuộc vào yếu tố đất đai (Dn), LĐ (Ln), vốn (Kn), tăng trưởng của KVCNCB
(GDPc) và yếu tố mở cửa (Td) được tính bằng giá trị XNK của hai KV.
Giữa biến GDPc và Td có quan hệ nhân quả, biến Td ảnh hưởng tới
GDPc. Do đó, trong mô hình tăng trưởng KVNN sẽ loại yếu tố GDPc. Tác
động của GDPc tới tăng trưởng KVNN sẽ được tính gián tiếp qua biến Td.
Do vậy, tăng trưởng của KVNN Việt Nam là: GDPn = f(Dn, Kn, Ln, Td)
Hệ số phụ thuộc của tăng trưởng KVNN vào KVCNCB sẽ được tính bằng:
=
)(
)(
GDPcd
GDPnd
:
)(
)(
Tdd
GDPnd
)(
)(
Tdd
GDPcd
(3.32)
Tăng trưởng KVNN Việt Nam giai đoạn 1990- 2007 như sau:
GDPn = -8807,479 + 0,176186*Dn + 0,171745*Kn + 2,096010*Ln + 0,021602* Td
GDPc = 6656,299 + 0,173283* Td
Tính toán mô hình tăng trưởng KVCNCB Việt Nam giai đoạn 1990-2007
Tăng trưởng CNCB phụ thuộc vào vốn tích lũy (Kc), lao động (Lc) và mức
độ mở cửa được tính bằng tổng giá trị XNK của hai KV (Td).
Trong đó, vốn là yếu tố thu hút LĐ nên trong mô hình loại biến LĐ và tác
động của lao động tới tăng trưởng của KV được tính gián tiếp qua yếu tố vốn:
=
)(
)(
Lcd
GDPcd
:
)(
)(
Kcd
GDPcd
)(
)(
Kcd
Lcd
(3.33)
GDPc = f(Kc, Td)
Kết quả tính toán tăng trưởng KVCNCB Việt Nam giai đoạn 1990-2007:
GDPc = 7946,379 + 0,212785*Kc + 0,068201*Td
Lc = 1750,271 + 0,01416* Kc
3.2.2.3. Kết quả thực nghiệm mô hình quan hệ tăng trưởng KVNN &
CNCB Việt Nam giai đoạn 1990-2007
Đối với KVNN: Vốn tích luỹ tăng lên 1 tỉ đồng thì GDP 0,171745 tỉ
đồng. Năm 2007 phải sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra 1 tỉ đồng GDP so với
năm 1990. LĐ đóng vai trò tích cực đối với tăng trưởng KVNN, cứ thêm 1.000
LĐ sẽ làm tăng GDP KVNN lên 2,09601 tỉ đồng. Kim ngạch XNK hai KV tăng
18
thêm 1 tỉ đồng thì GDPc tăng thêm 0,021602 tỉ đồng. Tác động của KVCNCB tới
tăng trưởng KVNN được xác định bằng công thức 3.32 GDP KVCNCB tăng
thêm 1 tỉ đồng thì GDP KVNN tăng thêm 0,124663 tỉ đồng. Tăng trưởng
KVCNCB tác động tích cực tới tăng trưởng KVNN thông qua TMQT.
Đối với KVCNCB: vốn tích lũy tăng thêm 1 tỉ đồng thì GDP của KV
CNCB tăng thêm 0,212785 tỉ đồng. So sánh hai KV có thể thấy rằng để thêm 1
tỉ đồng GDP thì KVCNCB cần ít vốn hơn, đầu tư vào CNCB có hiệu quả cao
hơn so với KVNN. LĐ tác động tới tăng trưởng KVCNCB tính theo công thức
3.33, thêm 1000 lao động vào làm việc tại KVCNCB thì GDPc tăng thêm 15, 0215
tỉ đồng. XNK hai KV tăng thêm 1 tỉ đồng thì GDPc tăng thêm 0,068201 tỉ đồng.
Mức độ tác động của TMQT tới tăng trưởng CNCB cao hơn so với NN, phù hợp
với đánh giá của mô hình I-O đối với đóng góp của XK đối với tăng trưởng hai KV.
3.2.2.4. Kết luận về quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB Việt Nam
giai đoạn 1990-2007 dựa trên kết quả mô hình Ranis - Fei
Tăng trưởng KVNN phụ thuộc vào tăng trưởng KVCNCB, nhưng tăng
trưởng KVCNCB ít phụ thuộc vào tăng trưởng KVNN. Tăng trưởng ở cả hai KV
đều phụ thuộc vào vốn tích luỹ. Trong điều kiện các yếu tố khác giữ không đổi thì
đầu tư vào KVCNCB làm tăng GDP cao hơn so với KVNN. Tuy nhiên, để tạo ra
1 tỉ GDP ở mỗi KV trong năm 2007 cần ĐT nhiều hơn so với năm 1990. LĐ ảnh
hưởng lớn tới tăng trưởng hai KV: ở KVCNCB LĐ là một yếu tố tiềm năng, chịu
ảnh hưởng trực tiếp của dòng vốn ĐT. Năng suất LĐ cận biên KVCNCB cao hơn
rất nhiều so với KVNN. Chính sách đất đai đối với KVNN hiện nay đã tạo điều
kiện thuận lợi cho KV này khai thác diện tích đất phục vụ SXNN. Tuy nhiên, việc
mở rộng diện tích đất đai phục vụ SXNN có ý nghĩa thấp đối với tăng trưởng KV
này. Sản lượng KVNN chủ yếu phụ thuộc vào tăng năng suất.
Tăng trưởng KVCNCB ảnh hưởng tới tăng trưởng KVNN thông qua TMQT,
yếu tố thị trường quốc tế là cơ sở thúc đẩy SX ngành CB trong nước có lợi thế so
sánh, qua đó sẽ tăng cung ứng SP cho nền kinh tế và KVNN. Mặt khác, tăng trưởng
KVNN thúc đẩy sản xuất các ngành CB lương thực, thực phẩm. Nhu cầu sử dụng
nguyên liệu SX của các ngành CB này tăng lên tác động ngược lại KVNN.
19
Mức độ mở cửa ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng hai KV, đặc biệt là
đối với KVCNCB. KVCNCB phụ thuộc rất lớn vào thị trường quốc tế cả đầu
vào cung ứng nguyên liệu và thiết bị SX cũng như đầu ra sản phẩm. Tỉ trọng
NK nguyên liệu đầu vào phục vụ SX của KVCNCB năm 2005 chiếm tới 32,5%
GTSX, trong khi KVNN tỉ lệ này chỉ là 9,94%.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thành tựu do mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN & CNCB đem lại cho
nền kinh tế được thể hiện ở năm điểm. Thứ nhất, tăng trưởng ở hai KV làm tăng
khả năng cung ứng hàng hoá cho nền kinh tế. Thứ hai, sự phát triển của những
ngành CB hiện đại làm giảm TDTG đã cải thiện giá trị gia tăng và lợi nhuận ở
cả hai KV, tăng khả năng tái ĐT. Thứ ba, lao động dư thừa ở KVNN đã tìm
được việc làm tại KVCNCB, mối quan hệ chặt chẽ giữa các thị trường giúp nền
kinh tế tăng trưởng bền vững hơn. Thứ tư, các yếu tố vốn, thương mại và lao động
đều ảnh hưởng tích cực tới mối quan hệ tăng trưởng hai KV. Do vậy, để tăng cường
mối quan hệ tăng trưởng này thì cần tiếp tục hoàn thiện ba nhóm chính sách trên.
Thứ năm, sự phát triển của các ngành CB thực phẩm trong nước làm giảm tác
động tiêu cực của giá quốc tế đối với nông sản thô XK, bình ổn thị trường nông
sản trong nước, ổn định thu nhập cho KVNN.
Bên cạnh đó, mối quan hệ này vẫn còn một số tồn tại xuất phát từ cơ cấu
của mỗi KV và chính sách phát triển chung. Một là, một số ngành được nhà
nước bảo hộ trong thời gian quá dài dẫn tới mối quan hệ trong SX giữa những
ngành đó với các ngành còn lại trở nên lỏng lẻo. Hai là, mặc dù tăng trưởng cao
nhưng các ngành CB có hàm lượng công nghệ trung bình và cao cung ứng SP
nền kinh tế còn hạn chế. Ba là, công tác qui hoạch nhiều ngành chưa tính toán
rõ nhu cầu TDTG cũng như TDCC, gây ra mất cân đối trong công suất CB và
qui mô nguồn nguyên liệu làm giảm hiệu quả ĐT ở một số ngành CB. Bốn là,
thị trường XK rất tập trung, tiềm ẩn rủi ro. Năm là, xu hướng dịch chuyển LĐ
từ KVNN sang KVCNCB diễn ra nhiều năm nay chủ yếu là LĐ trình độ thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu của KVCNCB.
20
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG
KHU VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020
- Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng SX, tiếp tục hoàn thiện SX.
- Nâng cao sức chất lượng, sức cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn
định kinh tế vĩ mô.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo cạnh tranh minh bạch, bình đẳng.
Cụ thể, một số mục tiêu kinh tế đặt ra trong giai đoạn 2011-2020 là:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân là 7-8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả.
4.2. Định hướng phát triển KVNN & CNCB Việt Nam giai đoạn 2011-2020
4.2.1. Định hướng phát triển KVNN giai đoạn 2011-2020
- Phát triển SX hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao. An ninh lương thực trong nước tiếp tục được bảo đảm, đẩy
mạnh XK nông sản có chất lượng cao.
- Khuyến khích tập trung ruộng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Mô
hình sản xuất cần được đổi mới theo qui mô trang trại, gia trại.
- Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
chức khoa học, hiệp hội ngành hàng.
4.2.2. Định hướng phát triển KVCNCB giai đoạn 2011-2020
- Phát triển CN theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại.
- Tăng tỉ trọng giá trị gia tăng, giá trị nội địa trong SP và thúc đẩy phát triển
CN hỗ trợ.
4.3. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai KVNN & CNCB Việt Nam
trong thời gian tới
4.3.1. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng KVNN
4.3.1.1. Huy động vốn cho tăng trưởng KVNN
- Vốn ngân sách tập trung phát triển cơ sở hạ tầng NN, nông thôn.
21
- Vốn ngoài ngân sách phục vụ SX cần có ưu đãi hơn về lãi suất, thời hạn
cho vay. Phương thức cho vay gắn liền với SP đầu ra để tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu kinh tế của KV.
4.3.1.2. Phát triển thị trường cho nông sản Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế
- Đối với thị trường trong nước: Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp,
người SX nhằm tăng TDTG và TDCC.
- Đối với thị trường XK: tăng cường mở rộng thị trường XK, tập trung
SX và phát triển các SP có lợi thế so sánh, đa dạng hoá SP.
- Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam
4.3.1.3. Tạo việc làm cho lao động trong KVNN
- Đa dạng hoá ngành nghề phù hợp với điều kiện từng địa phương
- Tiếp tục dịch chuyển LĐ sang những KV khác thông qua đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
4.3.1.4. Khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất phục vụ SXNN
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức qui hoạch đất SX, tạo điều kiện giao đất lâu
dài cho người SX.
- Khuyến khích phát triển sản xuất trang trại.
- Khuyến khích các hộ nông dân cơ cấu lại ruộng đất để SX hiệu quả hơn.
4.3.1.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
- Tăng cường hỗ trợ thông tin khoa học ứng dụng liên quan trực tiếp tới
hoạt động SXNN.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng vào SX.
4.3.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng KVCNCB
4.3.2.1. Huy động vốn phục vụ tăng trưởng và phát triển KT nhiều thành
phần
- Nhóm DNNN cần tiếp tục được cổ phần hoá nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh, thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ SX, kinh doanh.
- Nhóm ngành CB công nghệ huy động vốn dựa vào các thành phần kinh tế
trong nước và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
22
- Nhóm ngành công nghệ trung bình cần phát triển chọn lọc sản phẩm có
lợi thế so sánh trên cơ sở liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài
- Nhóm ngành công nghệ cao cần mở rộng liên doanh liên kết với các tập
đoàn lớn của nước ngoài thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hiện đại.
- Linh hoạt xây dựng chính sách tài chính thu hút vốn ĐT trong và ngoài nước.
4.3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng
KVCNCB
- Đẩy mạnh XK, khai thác lợi thế so sánh phục vụ tăng trưởng KVCNCB.
- Phát triển thị trường trong nước: đặc biệt chú trọng thị trường nông
thôn.
Yếu tố lãi suất và thuế còn có tác động rất mạnh tới tiêu dùng hàng CB.
4.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ tăng trưởng KVCNCB
- Đối với những ngành công nghệ thấp, trung bình: đa dạng hình thức đào tạo.
- Đối với những ngành công nghệ cao: tăng cường liên kết đào tạo.
- Giữ lao động ở lại với doanh nghiệp trên cơ sở thay đổi chính sách
lương, và cải thiện môi trường làm việc của người lao động.
4.3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
- Khuyến khích các ngành ứng dụng công nghệ mới vào SX. Nhà nước
hạn chế và tiến tới cấm NK công nghệ lạc hậu tiêu tốn nguyên nhiên vật liệu.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao để thay đổi
cơ cấu TDTG và hiệu quả kinh tế của cả khu vực.
- Thành lập các khu công nghiệp công nghệ cao.
4.4. Giải pháp tăng cường mối quan hệ hai KVNN & CNCB
4.4.1. Tăng cường công tác qui hoạch, phân bổ vốn đầu tư và khuyến
khích phát triển kinh tế nhiều thành phần
- Qui hoạch phát triển sản xuất KVNN gắn với CB.
- Tập trung đầu tư theo chiều sâu đối với các SP có khả năng cạnh tranh
cao, thị trường lớn, tránh tập trung ĐT giàn trải làm hiệu quả ĐT bị hạn chế.
- Ưu tiên vốn ngân sách cho các ngành cung cấp các sản phẩm hạ tầng cơ
bản phục vụ SX ở cả hai KV.
23
- Những chính sách khuyến khích đầu tư ở KVNN &CNCB cần được
điều chỉnh phù hợp với từng vùng.
4.4.2. Giải pháp thị trường
- Phát triển thị trường nội địa: tiếp tục xây dựng mối quan hệ giữa người
SX, nhà phân phối, tổ chức dịch vụ ở thị trường nông thôn và thành thị.
- Đối với thị trường nước ngoài, cần tiếp tục tăng cường xuất khẩu sản
phẩm có lợi thế so sánh ở cả hai KV theo hướng tăng cường XK nông sản qua
CB, giảm XK nông sản thô để đạt được giá trị gia tăng cao hơn.
4.4.3. Tăng cường liên kết trong xây dựng chính sách phát triển hai
KVNN & CNCB
- Xác định nhu cầu TDTG và tăng trưởng của mỗi ngành, từng KV sẽ xây
dựng chính sách phát triển từng ngành cụ thể để đáp ứng tiêu dùng trong nước.
Sự liên kết trong xây dựng chính sách sẽ làm tăng tính chính xác, khả năng dự
báo của kế hoạch phát triển từng ngành và cả khu vực.
4.4.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Các ngành xây dựng kế hoạch SX, tính toán sản lượng đầu ra của mình
cần xác định nhu cầu sử dụng LĐ hàng năm và những năm tiếp sau, tránh đào
tạo không phù hợp với nhu cầu thực tế của các ngành.
Duy trì giá nông sản ở mức hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng chung, cần
xây dựng chính sách hỗ trợ NN nhưng tránh vi phạm cam kết hội nhập quốc tế.
4.4.6. Đẩy mạnh phát triển công nghệ quốc gia phục vụ SX
- NK công nghệ hiện đại trong điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển công
nghệ còn hạn chế, có tính tới hiệu quả thay thế NK của SP đối với nền kinh tế.
- Tăng cường nghiên cứu và phát triển một số công nghệ phục vụ sản
xuất. Sự liên kết giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để
ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng.
24
KẾT LUẬN
Các lý thuyết quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB cho rằng sự thành
công của quá trình CNH phụ thuộc vào tăng trưởng của KVNN. Mối quan hệ tăng
trưởng hai KVNN và CNCB Việt Nam ngày càng tăng là kết quả của những thay đổi
trong chính sách phát triển kinh tế hơn 20 năm qua.
Theo kết quả tính toán cơ cấu tiêu dùng ở hai KV, vai trò của thị trường trong
nước và quốc tế có ý nghĩa quan trọng nhất đối với tăng trưởng hai khu vực này.
Những ngành thay thế nhập khẩu đã phát huy hiệu quả tốt, ảnh hưởng tích cực tới tăng
trưởng mỗi khu vực. Đồng thời, những thay đổi về công nghệ đóng góp vào tăng
trưởng hai khu vực thông qua giảm TDTG, tăng lợi nhuận mỗi khu vực và thu nhập lao
động NN. Do đó, khả năng tái đầu tư của các khu vực sẽ tăng lên trong dài hạn, tăng
trưởng kinh tế bền vững hơn. Vốn và lao động có vai trò quan trọng đối với tăng
trưởng từng KV, cũng như tăng cường mối quan hệ hai KV. Lao động trong
KVCNCB được thu hút do mở rộng SX tức là vốn đóng vai trò là nguyên nhân thu
hút lao động. Do khả năng khai thác đất hạn chế nên tác động của yếu tố này tới tăng
trưởng KVNN mờ nhạt. Mối quan hệ tăng trưởng hai KVNN và CNCB Việt Nam
cũng bộc lộ những tồn tại mang tính nội tại từng KV và yếu tố chính sách. Đây sẽ là
vấn đề ảnh hưởng tới mối quan hệ tăng trưởng giữa hai KV và tăng trưởng bền vững.
Giải pháp huy động vốn, phát triển thị trường cần tiếp tục được đẩy mạnh để
thúc đẩy tăng trưởng mỗi KV cũng như tăng cường mối quan hệ hai KV nhằm mục
đích tăng trưởng chung bền vững. Bên cạnh đó, luận án còn xây dựng giải pháp đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm
tăng năng suất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và khả năng tái đầu tư của nền kinh tế.
Bảo đảm giá nông sản ở mức hợp lý trong điều kiện hội nhập cũng là giải pháp tạo cơ
sở cho các KV khác đạt được mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề liên kết trong xây dựng
chính sách phát triển hai KV sẽ giúp cân đối cung cầu sản phẩm, chủ động trong sản
xuất kinh doanh. Đây là những giải pháp mang tính chính sách ảnh hưởng tới khả
năng giải phóng nguồn lực phục vụ sản xuất, nên để những giải pháp này có thể thực
thi thì vai trò của nhà nước, của ngành và sự tham gia của doanh nghiệp là cực kì
quan trọng. Mục tiêu hướng tới của các chính sách được đề ra là tăng cường hiệu quả
kinh tế và tạo ra mối quan hệ bền chặt hơn nữa giữa hai khu vực để tăng trưởng bền
vững hơn trong dài hạn.