Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn công nghệ lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.28 KB, 21 trang )

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những
quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và
tinh thần của con người. Nội dung trong sách giáo khoa (SGK) Công nghệ 10 là
những kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp. Do đó
nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng cho học
sinh (HS) tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ
động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học
sinh.
Xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay là chuyển từ việc dạy học lấy giáo
viên (GV) làm trung tâm chuyển sang việc dạy học lấy HS làm trung tâm. Trước
đây, việc dạy học chủ yếu bằng hình thức truyền đạt tri thức từ người thầy giáo
nhưng PPDH hiện nay là phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
HS. Giáo viên chính là những người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho HS để các
em tự lĩnh hội tri thức.
Ở nước ta, việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên vẫn còn tình trạng dạy học theo lối thầy đọc, trò chép,… người giáo viên ít
chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính
chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tư nghiên cứu. Thực trạng
dạy học Công nghệ 10 ở trung học phổ thông (THPT) phần lớn vẫn còn trong tình
trạng chung như trên. Do đó, việc đổi mới PPDH Công nghệ 10 nhằm phát huy tính
tích cực, tự giác, sáng tạo, chủ động của HS là cấp bách và cần thiết.
Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã không ngừng
đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, trong
đó phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên lựu chọn.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học Bài 12. Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số
loại phân bón thông thường - Công nghệ 10” góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới
nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS ở phổ thông.
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh


2. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10 bậc trung học phổ thông
3. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần nông,
lâm, ngư nghiệp - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng
cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
4. Giới hạn của đề tài
Vì thời gian có hạn đề tài mới chỉ tập trung thiết kế, xây dựng và sử dụng
phương pháp đóng vai trong nội dung bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng
một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10”.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng
tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần Nông,
Lâm, Ngư nghiệp).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụng
phương pháp đóng vai trong nội dung bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng
một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10” theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh.
5.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
5.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
5.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.
6. Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều nhà lý luận dạy học nghiên cứu về phương pháp đóng vai như: Vũ

Hồng Tiến, Võ Tiến Dũng, Trần Thị Thu Sương…
Năm học 2010 - 2011
2
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Võ Tiến Dũng, Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị có bài “Hoạt động nhóm
và phương pháp đóng vai trong dạy học hóa học”.
Hoàng Văn Đoạt (2006), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương với đề tài
“Vận dụng phương pháp thảo luận đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề trong
đổi mới dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở”.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).2010, trang 195,
tác giả Trần Thị Thu Sương có bài viết “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học cho sinh viên hóa học”.
Như vậy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đã được nghiên
cứu từ khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp đóng vai để cung cấp kiến
thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Công nghệ 10 còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng phương pháp đóng vai
trong nội dung bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón
thông thường - Công nghệ 10”. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài theo hướng trên là rất
cần thiết.
Năm học 2010 - 2011
3
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những
phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của

người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ
lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.
Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên
chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động
nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH
tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ
động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho
HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới
PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy
với hoạt động học thì mới thành công.
1.1.2. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Thực tế giảng dạy môn Công nghệ 10 ở trường THPT cho thấy phần lớn do các
giáo viên ở các bộ môn khác đảm nhận nên sự “đầu tư” giảng dạy chưa cao. Việc sử
dụng các PPDH truyền thống càng làm cho HS có cách nhìn tiêu cực về môn học
này, và nhiều HS ngày càng “ngán” môn Công nghệ. Để tránh hiện tượng nhàm
chán cho HS việc mạnh dạn sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học Công nghệ
10 là rất cần thiết, đặc biệt trong những năm gần đây với chương trình thay sách,
đóng vai là phương pháp được áp dụng khá phổ biến.
Năm học 2010 - 2011
4
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
1.2. Ưu điểm của phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:
- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong
môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và
chính trị xã hội.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai
diễn.
- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá
nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm.
- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt động
tích cực trong "vai diễn" của họ.
1.3. Hạn chế của phương pháp đóng vai
- Mất nhiều thời gian.
- Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"
- Đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều
- Nếu số lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao.
1.4. Phương pháp tổ chức phương pháp đóng vai
Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách
tương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời
gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai
- Thứ tự các nhóm đóng vai
- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). Cách
ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào?
- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống nên
sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm.
Năm học 2010 - 2011
5
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Cách thức tiến hành có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1. Các bước tiến hành phương pháp đóng vai

1.5. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai
- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.
- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn hay
chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêu dạy
học.
- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống.
- Tình huống nên để mở, giáo viên không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình ttrong bài tập đóng vai để
không lạc đề.
- Nên có các biện pháp khích lệ những học sinh nhút nhát tham gia.
- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục đích
của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1. Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT
2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương pháp
vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử dụng các
Năm học 2010 - 2011
6
Các nhóm đóng vai
Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét…
Giáo viên kết luận, nhận xét
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học
chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống sơ
đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà không có thêm các sơ đồ tự thiết kế từ

nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.1.2. Việc học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm
tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa
có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có
khi lớp 48-52 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây
dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ
10.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi ít,
khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn. Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng các PPDH
phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình…
cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học
tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp
giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo… lớp học
trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài.
2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở trường
THPT hiện nay
Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để
dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải
đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực
tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay vì
một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuật nông nghiệp. Ở một số
trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn
như: chưa có phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết…
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Công
nghệ 10 hiện nay do môn này không được học sinh coi là môn học chính, vì không
thi tốt nghiệp, không thi đại học. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lõng, thả
trôi trong ý thức học tập của học sinh.
Năm học 2010 - 2011

7
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
3. Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 12. “Đặc điểm, tính
chất , kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” – Công nghệ 10.
Đối với bài này tôi sử dụng đóng vai theo cách 1 sau đây:
Cách 1: Học sinh đóng vai mình chính là các loại phân bón
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (15-16 người), tương ứng với 3 loại
phân bón
+ Nhóm 1: Phân hóa học
+ Nhóm 2: Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên phát đồ dùng gồm 1 giấy A
0
, 1
bút xạ và yêu cầu trong thời gian 10 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, xây dựng “kịch
bản”, sau đó cử đại diện lên bảng “đóng vai” chính là loại phân bón đó. Giới thiệu
“về mình” cho cả lớp (xem như là bà con nông dân) trong thời gian 5 phút.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh Hà Thị Liên - lớp 10C lên
đóng vai:
“…Xin chào tất cả bà con, tôi xin tự giới thiệu tôi là phân hóa học, là loại
phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên liệu tự
nhiên hoặc tổng hợp. Nếu xét theo số nguyên tố tham gia tôi thường được chia làm
2 loại đó là: phân đa nguyên tố và phân đơn nguyên tố, phân đơn nguyên tố ví dụ
như: đạm, lân, kali… phân đa nguyên tố ví dụ như NPK
Bà con nông dân nên sử dụng tôi bởi tôi có những đặc điểm sau: thứ nhất, chứa

ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao nên chỉ cần bón lượng ít. Thứ hai, tôi
phần lớn dễ tan (trừ lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, tôi
lại có nhược điểm là bón nhiều và liên tục nhiều năm sẽ làm đất chua, do đó để sử
dụng tôi có hiệu quả bà con cần lưu ý một số vấn đề sau: Đạm, kali bón thúc là
chính. Lân (khó tan) chủ yếu bón lót. Đất dễ bị chua hóa nên cần kết hợp bón vôi
cải tạo.
Năm học 2010 - 2011
8
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Bà con lựa chọn tôi chính là đầu tư có hiệu quả, tôi hy vọng sẽ là người bạn
đưa lại năng suất cao cho các bác. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu và thắng
lợi…”.
Ghi chú: Từ in nghiêng là nội dung chính được HS trình bày trên giấy A
0
.
GIÁO ÁN
Tiết PPCT 10. Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh phải:
1. Về kiến thức: - Kể tên được một số loại phân bón thường dùng trong nông,
lâm nghiệp. Cho ví dụ từng loại.
- Nêu được đặc điểm và tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong
nông, lâm nghiệp.
- Mô tả được cách sử dụng các loại phân bón và giải thích được cơ sở khoa học
của việc sử dụng. Nêu được ví dụ minh họa.
- Phân biệt được cách sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh.
2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, trình bày trước lớp
3. Về thái độ: Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về phân bón để tham
gia và vận động mọi người sử dụng phân bón hợp lý, tăng năng suất cây trồng, tăng

độ phì nhiêu cho đất, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
- Mẫu một số loại phân bón thường dùng (đạm, lân, kali, NPK…)
- Tranh ảnh liên đến bài dạy
- 3 tờ giấy A
0
, 3 tờ nguồn, 3 bút xạ, 3 cốc (hoặc bình tam giác)
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm – phương pháp đóng vai
- Làm việc với sách giáo khoa
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Vào bài mới (4 phút)
GV hỏi: Trong việc cải tạo 4 loại đất trồng đã học, muốn cung cấp chất dinh
dưỡng cho đất người ta thường sử dụng biện pháp nào? (HS: Bón phân)
Năm học 2010 - 2011
9
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
GV giảng thêm: Tại Hội nghị phân bón thế giới (1937) từng nói: “Cơ sở sản
xuất nông nghiệp là độ phì nhiêu. Cơ sở độ phì nhiêu là phân bón, nhờ phân bón
mà đất xấu củng trở thành đất tốt…”
? Vậy phân bón gồm những loại nào?
HS trả lời → GV sắp xếp ở bảng
Phân đạm, lân, kali
Phân hoá học Phân hỗn hợp NPK
Phân vi lượng
Phân xanh: bèo…
Phân bón Phân hữu cơ Phân chuồng…
Phân rác, phân bùn…
Phân vi sinh vật

GV kết luận và vào bài mới: Như vậy, có rất nhiều loại phân bón khác nhau.
Muốn sử dụng có hiệu quả thì chúng ta phải hiểu đặc điểm, tính chất và cách sử
dụng của các loại phân đó. Để hiểu rõ các loại phân này chúng ta nghiên cứu bài
hôm nay (ghi bảng).
Thời
gian
Hoạt động của
giáo viên – học sinh
Nội dung chính
10’
8’
GV chia lớp làm 3 nhóm, cử nhóm
trưởng, thư ký và phát mỗi nhóm 1
bút xạ + 1 tờ giấy A
0
Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm, phân
loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
hoá học.
Nhóm 2: Tìm hiểu khái niệm, phân
loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
hữu cơ.
Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm, phân
loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
vi sinh vật.
HS: làm việc theo nhóm, viết vào
giấy A
0,
cử người đóng vai.
- Đại diện nhóm 1 lên bảng “đóng
vai”

HS khác bổ sung → GV tổng kết
I. PHÂN HOÁ HỌC
1. Khái niệm
- Là loại phân bón được sản xuất theo
Năm học 2010 - 2011
10
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
8’
? Em hãy kể tên một số loại phân hoá
học mà em biết.
? Kể tên một số nhà máy sản xuất
phân bón.
GV lấy ví dụ:
Đạm urê có 46% đạm nguyên chất.
Đạm Cloruaamon có 25% đạm
nguyên chất
GV biễu diễn thí nghiệm: hoà tan một
ít đạm, kali và lân vào 3 cốc nước.
GV lấy ví dụ:
H
+
4K
+
+ KCL → + ALCl
3
+ HCL
AL
3+
ALCl
3

+ 3H
2
0 → AL(0H)
3
+ 3HCL
GV hỏi thêm: Vì sao đạm, kali bón
lót lượng nhỏ?Bón lượng lớn thì sao?
GV lấy ví dụ: Bón đạm nhiều sẽ cháy

- Đại diện nhóm 2 lên bảng “đóng
vai”
HS khác bổ sung → GV tổng kết
? Kể tên một số loại phân hữu cơ mà
em biết.
quy trình công nghiệp, có sử dụng một
số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
2. Phân loại
- Phân đơn nguyên tố: N, P, K…
- Phân đa nguyên tố: NPK…
3. Đặc điểm
- Chứa ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất
dinh dưỡng cao.
- Phần lớn dễ tan (trừ lân) → cây dễ hấp
thụ và cho hiệu quả nhanh.
- Bón nhiều và liên tục nhiều năm → đất
chua hoá
4. Cách sử dụng
- Đạm, kali bón thúc là chính
- Lân chủ yếu bón lót
- Đất dễ chua hóa → bón vôi cải tạo

VD: CaCO
3
+ 2H
2
O → Ca(OH)
2
+ H
2
CO
3
Ca(OH)
2
+ 2HCL → CaCL
2
+ H
2
O
II. PHÂN HỮU CƠ
1. Khái niệm
- Là loại phân bón có nguồn gốc từ chất
hữu cơ.
2. Phân loại: chia làm 2 loại chính
- Phân xanh: bèo, thân lạc, đậu…
- Phân chuồng:
Ngoài ra có các loại phân bùn, phân rác
3. Đặc điểm
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
- Thành phần và tỷ lệ không ổn định
- Quá trình phân hóa chậm nên hiệu quả
Năm học 2010 - 2011

11

K
Đ

K
Đ
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
8’
? Vì sao phân hữu cơ dùng bón lót là
chính? Bón thúc được không?
- Vì sao phải ủ hoai? Tác dụng?
- Đại diện nhóm 3 lên bảng “đóng
vai”
HS khác bổ sung → GV tổng kết
? Đặc điểm có liên quan gì đến cách
sử dụng.
chậm (lâu dài).
- Bón nhiều không hại đất mà có khả
năng cải tạo đất tốt.
- Nhiều nước nên sử dụng và khó vận
chuyển do đó phải ủ.
4. Sử dụng
- Bón lót là chính
VD: Bón lúc cày → bừa lấp đất
Bón thúc phải ủ hoai
III. PHÂN VI SINH VẬT
1. Khái niệm
- Là loại phân bón có chứa các loài vi
sinh vật.

2. Phân loại
- Phân VSV cố định đạm:
+ Nitragin (cây họ đậu)
+ Azogin (hội sinh cây lúa)
- Phân VSV chuyển hóa lân:
+ Photpho bacterin
+ Phân lân hữu cơ vi sinh
- Phân VSV phân giải chất hữu cơ:
+ Estrasol (Nhật)
+ Mana (Nga)
3. Đặc điểm
- Có chứa VSV sống, thời hạn sử dụng
ngắn.
- Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một
hoặc một nhóm cây nhất định.
- Không làm hại đất
4. Sử dụng
- Sử dụng ngay, không để lâu
- Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi
gieo
- Có thể bón trực tiếp vào đất

Năm học 2010 - 2011
12
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (5 phút)
1. Củng cố (sử dụng tình huống dạy học): Bác An có làm 3 sào ruộng, nhưng
do hoàn cảnh gia đình nghèo nên bác đang phân vân lựa chọn phân bón nào cho phù
hợp (biết bác An có chăn nuôi trâu và lợn).
- Dựa vào kiến thức đã học về các loại phân bón em hãy cho bác An lời

khuyên?
2. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới

Đối với bài này có thể sử dụng phương pháp đóng vai theo 3 cách sau đây:
Cách 2: Học sinh đóng vai là bà con nông dân 3 xã sử dụng 3 loại phân bón.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với bà con nông dân sử
dụng 3 loại phân bón của 3 xã là: A, B, C
+ Nhóm 1: xã A - Phân hóa học
+ Nhóm 2: xã B - Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: xã C - Phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10 phút
cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Chọn 1 người làm dẫn
chương trình (MC) dưới hình thức tổ chức cuộc thi “Nhà nông đua tài” với chủ đề
về cách sử dụng phân bón.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. MC lần lượt mời đại diện 3 đội chơi trình bày về
cách sử dụng phân bón ở địa phương mình.
Bước 4: Cả 3 đội chơi cùng thảo luận. Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn,
nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá, tổng kết cuộc thi trao giải (động
viên).
Cách 3: Học sinh đóng vai là bà con nông dân 3 xã sử dụng 3 loại phân bón.
Cách này phân công nhóm giống cách 2 nhưng được tổ chức tương tự cách 1.
Cách 4: Học sinh đóng vai người dân đi mua 3 loại phân bón ở 3 cửa hàng
khác nhau.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Năm học 2010 - 2011
13
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh

Bước 1: Giáo viên cử một học sinh đóng vai người dân đi mua phân bón và
chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với 3 cơ sở sản xuất và bán phân bón.
+ Nhóm 1: Cửa hàng bán phân hóa học
+ Nhóm 2: Cơ sở sản xuất và bán phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Cửa hàng bán phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10 phút
cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Sau đó mời đại diện 3
nhóm lên 3 vị trí đã sắp xếp trước, lần lượt người đóng vai nông dân sẽ ghé thăm hỏi
mua và nghe 3 “cơ sở” giới thiệu về phân bón của mình (mỗi cơ sở trình bày 3
phút).
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. Người nông dân lần lượt ghé vào 3 “cơ sở” phân
bón.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Lưu ý: “Cơ sở” sản xuất và bán phân hữu cơ có thể là hộ gia đình hoặc trang
trại chăn nuôi.
Sau đây tôi xin giới thiệu một “kịch bản” được soạn thảo làm ví dụ:
Bác An là một nông dân ở xã A, gia đình bác làm 3 sào ruộng nhưng bác chưa
biết lựa chọn sử dụng phân bón nào cho phù hợp nên bác đã đi xin “tư vấn” của 3
cơ sở sản xuất và bán phân bón.
- Bác vào cửa hàng bán phân hóa học, được người bán hàng giới thiệu: Bác
nên dùng phân hóa học vì đây là loại phân bón ……… (thông tin về phân hóa học)
(3 phút).
- Bác vào cơ sở sản xuất phân hữu cơ, được người chủ cơ sở giới thiệu: Bác
nên dùng phân hữu cơ vì đây là loại phân bón ………… (thông tin về phân hưu cơ)
(3 phút).
- Bác vào cửa hàng bán phân vi sinh vật, được người bán hàng giới thiệu: Bác
nên dùng phân vi sinh vật vì đây là loại phân bón … (thông tin về phân vi sinh vật)
(3 phút).

Năm học 2010 - 2011
14
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Sau khi bác An nghe lời tư vấn của 3 cơ sở, bác rất băn khoăn chưa biết lựa
chọn loại phân nào cho phù hợp. Giáo viên sử dụng tình huống mở này làm củng cố
bài học.
Em hãy cho bác An một lời khuyên?
HS tham gia trao đổi thảo luận đưa ra lời khuyên dựa vào nội dụng bài học và
sự hiểu biết của học sinh.
Giáo viên tổng kết, bổ sung, đánh giá.
Năm học 2010 - 2011
15
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Phần III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp đóng vai theo
cách 1 vào dạy học bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân
bón thông thường – Công nghệ 10”.
Bài này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án:
- Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp đóng vai theo cách 1 vào soạn
bài và giảng dạy.
- Giáo án đối chứng không sử dụng phương pháp đóng vai.
Sau khi dạy xong bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức
của học sinh bằng hệ thống câu hỏi (đề kiểm tra 15 phút).
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
3.1. Kết quả định lượng
- Lớp đối chứng (ĐC): 10A, 10B
- Lớp thực nghiệm (TN): 10C, 10D
Lớp Số
HS
Số học sinh đạt điểm x

i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp
ĐC
10A 53 0 0 1 4 10 17 10 7 4 0
10B 53 0 1 3 3 9 20 8 6 3 0
Lớp
TN
10C 52 0 0 0 0 5 9 15 8 13 2
10D 52 0 0 0 2 3 7 19 12 8 1
Bảng 1. Bảng tần suất
Lớp Số
HS
Số học sinh đạt điểm x
i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp ĐC
10A,B
106 0 1 4 7 19 37 18 13 7 0
Lớp TN
10C,D
104 0 0 0 2 8 16 34 20 21 3
Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suất
x
i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp ĐC (%) 0 0,94 3,77 6,60 17,92 34,91 16,98 12,26 6,62 0
Năm học 2010 - 2011
16
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh

Lớp TN (%) 0 0 0 1,92 7,70 15,38 32,70 19,23 21,19 2,88
Bảng 3. Bảng phân phối tần suất
Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ phân phối tần suất giữa TN và ĐC
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá
giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung
bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh 2 lớp thực
nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân đó
là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập, tích
cực, chủ động “đóng vai”, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho
không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ
bài tốt hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú
tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng
phương pháp truyền thống như thông báo, giải thích nên quá trình làm việc thường
nghiêng về giáo viên.
3.2. Kết quả định tính
Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng và
theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:
- Ở 2 lớp đối chứng:
Năm học 2010 - 2011
17
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức. Tính độc
lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK hoặc vở ghi
của giáo viên.
+ Nhiều khái niệm các em chưa hiểu sâu nên trình bày chưa chính xác, thiếu
chặt chẽ.
+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng khái
quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng chưa

nhiệt tình.
Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lô gic, chặt
chẽ.
- Ở 2 lớp thực nghiệm:
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ
+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ
+ Độc lập nhận thức, có khả năng “đóng vai”, trình bày vấn đề một cách chủ
động theo quan điểm riêng, không theo nguyên mẫu SGK hoặc của giáo viên. Ví dụ:
như học sinh Hà Thị Liên ở lớp 10C “đóng vai” lưu loát, sáng tạo…
+ Đa số các em có khả năng vận dụng những kiến thức đã học và kiến thức
thực tế để vào tình huống “đóng vai”.
+ Các em tham gia “đóng vai”, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi với tinh thần say
mê, hào hứng, không khí giờ học thoải mái.
+ Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài họ, khả
năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt.
3.3. Kết luận chung về thực nghiệm
Với kết quả thực nghiệm này, chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng
vào khả năng ứng dụng phương pháp đóng vai theo hướng mà đề tài đã chọn.
Qua thực nghiệm dạy học có sử dụng phương pháp đóng vai, chúng tôi nhận
thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và
hiệu quả cao hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt
hơn.
Năm học 2010 - 2011
18
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan sát,
phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc độc lập, “đóng vai” và trình bày một
vấn đề trước tập thể.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc

đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua phương pháp đóng vai, HS
trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho những người
“đóng vai” tạo không khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri
thức của HS.
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với
thực tiễn nhiều hơn.
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên chúng tôi chưa thực
hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực nghiệm
chắc chắn chưa phải là tốt nhất.
Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng
phương pháp đóng vai vào dạy học Công nghệ 10 là điều rất cần thiết, góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay.
Năm học 2010 - 2011
19
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
Phần IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận chính sau:
- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng
một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10”. Nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm và một số lưu ý
khi sử dụng phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy học Bài 12. “Đặc điểm, tính
chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10”.
- Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai gồm 5
bước trong dạy học Bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân
bón thông thường - Công nghệ 10” theo 4 cách khác nhau.
- Tiến hành thực nghiệm ở 4 lớp 10 A,B,C,D. Những kết quả bước đầu đã đánh

giá được hiệu quả của phương pháp đóng vai trong dạy học vừa nêu trên. Từ đó kết
luận được phương pháp đóng vai đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Công
nghệ 10.
- Trong dạy học hiện nay việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
Công nghệ 10 theo hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng rộng rãi.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần phát huy tối đa vai trò của phương pháp đóng vai
- Giáo viên cần có biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng “đóng vai” cho HS
lĩnh hội tri thức trong dạy học Bài 12. “Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số
loại phân bón thông thường - Công nghệ 10”.
- Cần nghiên cứu sử dụng phương pháp đóng vai cụ thể phù hợp đối với từng
đối tượng học sinh (trình độ trung bình hay khá, giỏi).
- Do số lượng HS ở lớp chúng tôi nghiên cứu quá đông (52-53 HS) nên hiệu
quả chưa cao, do đó cần nghiên cứu thêm phương pháp này ở các lớp có số lượng
HS ít hơn (25-35 HS).
Năm học 2010 - 2011
20
GV: Nguyễn Doãn Hoàng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi – Lộc Hà – Hà Tĩnh
- Do trình độ HS nơi nghiên cứu đề tài thấp nên hiệu quả còn hạn chế vì vậy
cần nghiên cứu thêm ở những nơi có trình độ HS khá, giỏi để so sánh hiệu quả.
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần dành thời gian phù hợp cho việc xây
dựng “kịch bản” và “đóng vai”. Đồng thời có biện pháp kích thích những học sinh
khác tham gia “chất vấn”, đặc biệt là những học sinh nhút nhát.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
Công nghệ 10, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thiết kế để tạo cho học sinh hứng
thú và học tập tốt hơn.
- Do thời gian có hạn nên chúng tôi mới đi sâu thiết kế, sử dụng phương pháp
đóng vai vào bài nghiên cứu theo cách 1. Vì vậy có thể mở rộng thêm đề tài theo các
cách 2,3 và 4 để đánh giá so sánh kết quả thu được.

- Ngoài ra có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học mục I
và II bài 29. “Sản xuất thức ăn cho vật nuôi - Công nghệ 10”.
Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
những kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy không thể tránh khỏi
những thiếu sót, do đó chúng tôi kính mong nhận được sự góp ý của quý vị để đề tài
dần hoàn thiện hơn.
Năm học 2010 - 2011
21

×