Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Làng nghề truyền thống và vấn đề giải quyết việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.77 KB, 19 trang )

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
Bài tập
Môn: Địa lý kinh tế
Nhóm: 7
Lớp: Địa lý kinh tế_1
Đề tài: Làng nghề truyền thống và vấn đề
giải quyết việc làm ở nông thôn.
Hà nội, 30/4/2014
1
Mục lục
Stt Nội dung Trang
1
1.1 Khái quát về làng nghề truyền thống 2
1.2 Khái quát về lao động ở nông thôn 4
1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở nông thôn 7
2
2.1 Thực trạng thuận lợi 8
2.2 Một số khó khăn tồn tại 10
3
3.1 Nguyên nhân của khó khăn 14
3.2 Giải pháp đề xuất 16
Phân công công việc
1. Phùng Thị Kim Luyến – Nhóm trưởng: tìm tài liệu và thuyết trình
2. Hoàng Thị Nhật Trang – làm slides
3. Lê Khánh Linh – làm bản cứng
2
Đề tài: Làng nghề truyền thống và vấn đề giải quyết việc làm ở nông
thôn
Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc
văn hóa dân tộc và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước. Với
mạng lưới phân bổ rộng khắp trong cả nước bao gồm trên 40.000 cơ sở sản xuất ở


gần 3.000 làng nghề, trong đó trên 80% là các hộ cá thể, các làng nghề Việt Nam
đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Bởi
ngoài việc tăng thêm thu nhập cho người dân, các làng nghề còn giải quyết việc
làm cho khoảng 20 triệu lao động, trong đó 30% số lao động có việc làm thường
xuyên còn lại là lao động thời vụ. Cùng với những thay đổi tích cực để thích nghi
trong giai đoạn hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới, các làng nghề cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức, trước nguy cơ mất dần của các làng nghề, về
vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động cũng như dân cư trong và ngoài
các làng nghề. Vậy làm thế nào để phát triển và duy trì bền vững các làng nghề
truyền thống? Đó đang là một bài toán khó, đòi hỏi các cơ quan chức năng và toàn
thể xã hội cùng chung sức giải quyết.
1. Khái quát chung về làng nghề truyền thống và vấn đề giải quyết việc làm ở
nông thôn
1.1. Làng nghề truyền thống
 Khái niệm
Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
− Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
− Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập của làng.
 Làng nghề truyền thống: là những thôn, làng làm nghề thủ công truyền
thống có từ lâu đời, qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề
được giữ bí mật và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
3
Đây là một số làng nghề tiêu biểu:
ST
T
Tên làng nghề truyền
thống
Sản phẩm chính. Tỉnh thành
1. Làng Đông Hồ tranh dân gian Bắc Ninh.

2. Làng cói Kim Sơn. Làng nghề cói. Ninh Bình.
3. Làng Vạn Phúc Lụa Hà Nội
4. Làng Nga Sơn Chiếu cói Thanh Hóa
5. Làng Bát Tràng Gốm mỹ nghệ Hà Nội
6. Làng Non Nước Đá mỹ nghệ Đà Nẵng.
7. Làng Thổ Hà Gốm mỹ nghệ Bắc Giang.
 Vai trò của làng nghề truyền thống
Bảng phân bố các loại hình làng nghề ở vùng nông thôn trong cả nước.
Ươm
tơ,dệt
nhuộm,
đồ da.
Chế biến
nông sản,
thực
phẩm.
Tái chế
phế liệu.
Thủ
công mỹ
nghệ.
Vật liệu
xây dựng
gốm sứ.
Nghề
khác.
Miền Bắc 138 134 61 404 17 222
Miền
Trung
24 42 24 121 9 77

Miền Nam 11 21 5 93 5 42
Tổng. 173 197 90 618 31 341
− Các làng nghề truyền thống với đặc trưng là sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận
dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ
yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên
nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông
nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…), các loại vật liệu xây
dựng…
− Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng thị trường trong nước với các
mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài
với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất
4
là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm
đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 nghìn tỷ đồng. Góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
− Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động chuyên và hàng nghìn lao động nông nhàn ở
nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và giải quyết các vấn đề
an sinh xã hội.
− Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ
các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới, nhiều sáng tạo phù hợp với thời đại
hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình
trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân,
phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
1.2. Lao động ở nông thôn và vấn nạn thất nghiệp
 Khái niệm
− Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động
trong hệ thống kinh tế nông thôn.
− Việc làm cho lao động ở nông thôn là những hoạt động lao động trong tất cả
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của một bộ

phận lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không
bị pháp luật ngăn cấm. Gồm có việc làm thuần nông và việc làm phi nông
nghiệp.
− Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của
nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao
động có việc làm.
5
Bảng 1: Bảng về số lao động có việc làm theo các nhóm ngành kinh tế trên
cả nước.
Các
vùng.
Tổng số.
Chia theo nhóm ngành kinh tế.
Nông lâm ngư
nghiệp
Công nghiệp và
xây dựng.
Dịch vụ.
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Nông
thôn cả
nước.
27857460 21721150
77,98 1910205 6,85 4196105
15,17
Miền núi
và Tây
nguyên
5500581 5087070

92,48 113630 2,07 299881 5,45
Đồng
bằng
sông
Hồng
5723913 4397281
76,82
458802
8,02 867830 15,16

 Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn
− Các hoạt động sản nguất thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Nên việc chú
trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia
đình là một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả.
− Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu dụng nhiều lao động
cũng là biện pháp tạo thêm nhiều việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
− Hoạt động dịch vụ nông thôn là khu vực thu hút đáng kể lao động nông thôn và
tạo ra thu nhập cao cho lao động.
6
 Nội dung, tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
− Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
Tiêu chí đánh giá: Số lao động được tư vấn hướng nghiệp; Số lao động đào
tạo nghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo; Số lao động được 5 giới thiệu việc
làm; Số lao động có việc làm thông qua đào tạo nghề; Số lao động có việc
làm thông qua giới thiệu việc làm.
− Giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng nông thôn Tiêu chí đánh
giá: Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm; Số lao động được vay vốn; Số
lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn. - Phát triển sản xuất,
thu hút lao động nông thôn Tiêu chí đánh giá: số ngành nghề mới; Số cơ sở

sản xuất tăng thêm; Số lao động được giải quyết việc làm từ các cơ sở mới. -
Xuất khẩu lao động Tiêu chí đánh giá: số cơ sở môi giới xuất khẩu lao động;
số lao động được giải quyết việc làm qua xuất khẩu.
 Ý nghĩa giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập
cho bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo 4 một nguồn thu nhập
chính đáng, để trang trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu
cầu của gia đình và tiết kiệm hoặc đem tích lũy.
- Lao động nông thôn được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn định, góp
phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với tư
cách chính họ là một phần tử cốt yếu. Không có việc làm hoặc việc làm bấp
bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập
không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn gặp
nhiều khó khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn trở nên
đáng báo động, nhiều làng nghề truyền thống mai một, thanh niên ở các làng
quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào
tệ nạn xã hội
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thể hiện vai trò của xã hội đối
với người lao động ở nông thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực
cho xã hội do thiếu việc làm gây ra.
7
 Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn
- Điều kiện tự nhiên: Địa phương nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sẽ có
nhiều cơ hội thu hút được những dự án và chương trình phát triển kinh tế -
xã hội, chương trình phát triển vùng , là cơ hội để giải quyết việc làm cho
lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng.
- Điều kiện kinh tế: Cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách thông thoáng là điều
kiện để phát triển sản xuất ở nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn và ngược lại.

- Các yếu tố xã hội: Dân số là nguồn cung cấp lao động nhưng cũng là gánh
nặng khi giải quyết việc làm. Các yếu tố y tế, giáo dục… là điều kiện hỗ trợ
nâng cao chất lượng lao động, tăng khả năng giải quyết việc làm.
- Bản thân người lao động. Là nguồn lực thúc đẩy thực hiện các công việc mà
xã hội phân công sắp xếp. Cơ hội việc làm cho lao 6 động nông thôn cũng
phụ thuộc rất nhiều vào chính sự tích cực học tập, rèn luyện, chủ động, tự
giác trong quá trình tìm việc và làm việc của bản thân người lao động.
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Duy trì sản
xuất nông nghiệp
- Cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn.
- Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và nước để chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho
người dân nông thôn.
- Sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn hỗ trợ việc làm cho người lao động ở
nông thôn.
Nguồn nhân lực (NNL) là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế quan
trọng nhất của mỗi quốc gia. Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng
lớn lực lượng lao động của cả nước. Trong những năm gần đây, cầu lao động
nông thôn tăng chậm làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất
cân đối lớn. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Với dân số
và NNL ngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của VN tính bình quân
đầu người vốn đã vào loại thấp nhất thế giới lại càng ít hơn, khó khăn nhiều hơn
cho việc tạo công ăn việc làm ở nông thôn.
8
2. Thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống Việt Nam gắn với giải quyết
việc làm trong thời gian qua
2.1. Thuận lợi
− Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đến năm 2013 nước ta có
2.790 làng nghề, 1/3 trong số đó là các làng nghề truyền thống, riêng ở Hà Nội
có 1.160 làng nghề. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta

phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền
Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%).
Trong những năm gần đây, có nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục
và hình thành làng nghề mới. Chẳng hạn ở Nam Định và Hà Nam là 123 làng
nghề, Hà Tây là 73 làng nghề, Bắc Ninh là 63 làng nghề, …Sự phát triển của
những làng nghề đó đã mở và kéo theo nhiều dịch vụ khác có liên quan. Chẳng
hạn sản phẩm phụ của ngành chế biến lương thực thực phẩm góp phần phát
triển chăn nuôi gia đình; các ngành sản xuất ngũ kim và tái chế khác tạo việc
làm cho hệ thống màng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu, phế phẩm, … trong
đó có những ngành nghề đã có những đổi mới để vươn lên cạnh tranh với hàng
ngoại với mức độ nhất định như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, …Cú làng nghề
phục hồi được nghề truyền thống như nghề dỏt vàng quỳ ở Kiêu Kị ( Gia Lâm -
Hà Nội) có làng nghề đang trong quá trình hình thành và phát triển như mặt
hàng thủ công mỹ nghệ bằng đá ở Mai Lâm ( Đông Anh - Hà Nội ), … Lại có
những làng với sự hình thành và phát triển một cách tự phát như ở xã Đông
Hội(Đụng Anh - Hà Nội) có thôn làm bếp lò đun than tổ ong, thôn làm chổi tre,
thôn làm bằng giấy xi măng đựng hàng khô, thôn làm bánh mứt kẹo… Đồng
thời cũng có những làng nghề còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc xác định
phương hướng phát triển mặt hàng sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị
trường như làng nghề giấy bưởi ( Hà Nội), chế biến cúi, hoặc như hoặc như mặt
hàng dao kéo của làng rèn Đa Sĩ ( Hà Đông) tuy chất lượng tốt nhưng giá lại
không cạnh tranh nổi với mặt hàng dao kéo Thái, Trung Quốc vì thua kém về
mặt mẫu mã, hình dáng, nguyên liệu sử dụng.
− Số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ
8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng
tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc
9
làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ;
các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động
thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút

200 - 250 lao động. Nhìn chung với nhiều loại hình sản phẩm: Phong phú về
chủng loại đa dạng về mẫu mã, độc đáo tinh sảo, các làng nghề thủ công đã
mang lại cho nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế nông thôn Việt
Nam nói riêng một sắc diện mới, tạo nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm
nghèo, tăng dần mức sống của người dân, đồng thời cung cấp một lượng hàng
hoá khổng lồ cho cả nước và khu vực.
− Riêng về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì trước đây về cơ bản thị trường này
nhỏ hẹp tiêu thụ tại chỗ do đó giá thành cũng thấp. Nhưng hiện nay, thị trường
xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam đã mở rộng sang khoảng
hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống như
Trung Quốc, Hồng Công, Xingapo, thậm chí cả các thị trường khó tính như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…Do đó giá trị sản lượng các làng nghề cùng
phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
− Hiện nay, một mô hình quy hoạch khác đang được triển khai là: Chính quyền
địa phương và các hộ sản xuất trong làng nghề cùng xem xét phương án quy
hoạch đưa khu vực sản xuất làng nghề ra khỏi nơi sinh hoạt của gia đình. Địa
phương sẽ quy hoạch khu đất riêng thuộc điạ bàn của xã. các hộ gia đình sẽ
được cho thuế đất để chuyển hướng sản xuất ra ngoài. Hạ tầng cơ sở sẽ do địa
phương và hộ nghề cùng góp vón xây dựng. Mô hình này đã được thực hiện
thành công ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, hiện một số địa phương vẫn gặp khó
khăn về quỹ đất để bố trí mặt bằng cho việc di dời này.
10
2.2. Khó khăn
− Nhiều nghề bị suy thoái
Bên cạnh những làng nghề năng động, phát triển khá mạnh như: làng nghề
gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ với doanh thu hàng
chục, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm thì cũng có những làng nghề rơi vào cảnh
“đìu hiu” sản xuất cầm chừng, thậm chí có những làng nghề đứng trước nguy
cơ thất truyền. Điển hình là nghề làm gốm ở Hương Canh (Vĩnh Phúc), nghề
mây tre đan Ninh Sở, giấy sắc Nghĩa Đô (Hà Nội), nghề làm tranh Đông Hồ

(Bắc Ninh), nghề đúc đồng Ngũ Xá…
− Phát triển chưa đồng bộ, không đồng đều
Hiện nay các làng nghề phân bổ rộng khắp cả nước nhưng không đồng đều.
Nguyên, vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa phương
trong nước và hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy trực tiếp từ tự nhiên. Phần
lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề nông thôn
còn lạc hậu tính cổ truyền vẫn chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật
để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu
của thị trường và giảm sức cạnh tranh. Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản
xuất nên các các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động thủ công ở hầu hết
các công đoạn, kể cả các công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Nhiều sản phẩm
đặc thù đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ
yếu là các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
− Ô nhiễm môi trường
Mặt trái của sự phát triển là hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và
đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải. Một
trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý
sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Đa số làng nghề sản
xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trọ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin
thị trường… Nhằm giải quyết tình trạng này thì việc quy hoạch không gian sản
xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp thu được hiệu quả
đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay việc quy hoạch các làng nghề còn hạn chế về số
lượng do thiếu sự đồng bộ, công tác quản lý còn chồng chếo, phân định chưa rõ
11
ràng giữa trách nhiệm của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Trước những khó khăn đó, đòi hỏi cần có những chính sách phát triển các
làng nghề phù hợp sao cho tận dụng được những lợi thế của các địa phương
trong quá trình phát triển, vượt qua những thử thách của hội nhập và đảm bảo
cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả.

− Tạo nguồn nguyên liệu
Không phải nơi có nguồn nguyên liệu là nơi có nguồn nhân lực chế biến sâu
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thực tế một số dự án khuyến công với thời
lượng dạy nghề ngắn hạn, không có cơ sở sản xuất tại chỗ nên người học không
làm được nghề. Mặt khác, với cách khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên không
theo hướng bền vững (đối với nhóm gỗ, mây tre lá ) nên nguồn nguyên liệu
đang ngày càng suy giảm về lượng và không đủ tiêu chuẩn về chất lượng thậm
chí có loại đã bị khai thác theo hướng tàn diệt.
Do đó các địa phương có nguồn nguyên liệu cung cấp phải chú ý đến khía
cạnh phát triển bền vững về lĩnh vực này, bên cạnh đó các dự án khuyến công,
các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cần có những hợp đồng dài hạn có
kiểm soát ràng buộc để phát triển nguồn nguyên liệu cây trồng, vật nuôi khoáng
sản phục vụ sản xuất, tạo được tín nhiệm giữa bên bán, bên mua, bảo đảm lợi
ích các bên. Hiện nay và sắp tới, nhành TTCN ở nước ta sẽ nhập nhiều nguyên
liệu, mẫu sản phẩm gia công xuất khẩu, để tận tối đa nguồn nhân lực các doanh
nghiệp xuất khẩu cần chú ý khai thác các hợp đồng gia công quốc tế giúp các
hợp tác xã có thêm việc làm. Một nền kinh tế được gọi là hội nhập thuận khi
sản xuất, làm dịch vụ xuất khẩu hướng theo giá trị gia tăng hơn là cố gắng nội
địa hoá đầu vào, tiêu thụ trong nước thay thế nhập khẩu.
− Phát triển thương hiệu và tìm kiếm nhà đầu ra cho sản phẩm
Các HTX và doanh nghiệp nhỏ còn mặc cảm, tự ti, lo ngại thủ tục nên chưa
đăng ký thương hiệu. Ở TP Hồ Chí Minh có đến 90% HTX chưa đăng ký
thương hiệu. Tuy nhiên có nhiều hình thức đăng ký thương hiệu, ví dụ như
HTX ở làng nghề dùng thương hiệu của làng nghề hoặc HTX đăng ký thương
hiệu giúp cả làng nghề như HTX Lụa Vạn Phúc đã đăng ký. Mỗi làng một sản
12
phẩm là mô hình thành công ở nhiều quốc gia châu á. Chứng nhận xuất xứ hàng
hoá theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là cách quảng bá thương hiệu ví dụ nước mắm
Phú Quốc.
Việc đăng ký thương hiệu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các hợp tác xã và

doanh nghiệp liên kết cùng đăng ký thương hiệu theo nhóm sản phẩm, tự kiểm
soát chất lượng. Để khuếch trương thương hiệu cần xây dựng các kênh thông
tin như các cattaloge, sách in, băng đĩa đặc biệt cần xây dựng một cơ sở dữ liệu
riêng về các sản phẩm CNNT tiêu biểu của các địa phương trên toàn quốc. Bên
cạnh đó, các trang web của bộ, ngành, địa phương cần mở chuyên mục giới
thiệu sản phẩm thương hiệu, nhu cầu đầu tư thương mại theo” Chương trình
phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu” quy dịnh tại Quyết định
136/2007/QĐ-TTg. Các HTX, các cơ sở sản xuất chủ động cung cấp thông tin
và chịu trách nhiệm về thông tin giới thiệu trên các website.
Việc xúc tiến thương mại cần áp dụng nhiều kênh, không nhất thiết các HTX
phải có gian hàng riêng nhưng HTX cần được hỗ trợ chi phí gửi sản phẩm, gửi
các tài liệu như bản in, băng đĩa hình… giới thiệu ở các hội chợ quốc tế. Xây
dựng thương hiệu là một quá trình bền bỉ, liên tục cùng với việc duy trì chất
lượng sản phẩm, bổ sung mẫu mã sản phẩm, thông qua nhiều kênh thông tin.
Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại cần
nắm bắt và phổ biến nhu cầu thị trường nước ngoài (theo từng khu vực địa lý,
thậm chí theo mùa…), chuyển các đơn hàng của thị trường quốc tế đến những
HTX, doanh nghiệp làng nghề. Mỗi địa phương, thành phố lớn, làng nghề cần
có một gian hàng trưng bày sản phẩm, ghi rõ xuất xứ định kỳ tổ chức, giới thiệu
sản phẩm, nghệ nhân.
− Truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực
Đây là nội dung quan trọng nhất của chính sách khuyến công đã và đang
thực hiện. Kinh nghiệm chỉ ra để có một lao động nghề gốm phải có đầu vào
trên 20 học viên cùng với trợ cấp tối thiểu 20.000 đồng/ngày. Nhiều chủ nhiệm
hợp tác xã, chủ doanh nghiệp cho biết, khó khăn nhất là đào tạo lao động có
nghề, yêu nghề, sống với nghề. Trong các làng nghề truyền thống vai trò của
các nghệ nhân là hết sức quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất
và sáng tạo ra nghệ thuật. Thực tế những thợ cả nghệ nhân đã truyền nghề cho
13
những lao động trong gia đình, họ hàng, người yêu nghề đạt kết quả tốt (bằng

chứng là nhiều thợ không qua các lớp mà được truyền nghề, đến 97% thành
nghề là do cha truyền con nối). Trong thời gian vừa qua, một số dự án khuyến
công thiếu thầy dạy, thời gian thực hành ngắn, dạy nghề không phù hợp với
thực tế địa phương về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, học nghề xong không có
việc làm, dẫn đến khai giảng, bế giảng khá đủ nhưng người học thành nghề rất
ít.
Cần song hành đào tạo tập trung và truyền nghề tại nơi sản xuất. Các trung
tâm khuyến công cấp tỉnh phối hợp với địa phương, đoàn thể, hợp tác xã, doanh
nghiệp nghiên cứu nhu cầu học nghề, xây dựng chương trình chuẩn về giáo
trình, giáo cụ thực hành, kết hợp dạy nghề và khởi nghiệp, hình thành nhóm học
viên từ 10 người trở lên cùng nhau thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác có sự giúp
đỡ của chính quyền về thủ tục thành lập cùng các ưu đãi, các doanh nghiệp giúp
HTX về điều kiện sản xuất như góp vốn, cho vay bao tiêu sản phẩm, bán thành
phẩm. Thực tế nhiều doanh nghiệp chế biến chè ở Yên Bái, Thái Nguyên rất
thành công khi hình thành tổ hợp tác thanh niên thu mua, sơ chế chè nguyên
liệu.
Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ hình thức truyền nghề, các dự án khuyến
công, đào tạo nghề ngắn hạn ở nông thôn cần có đội ngũ thợ, nghệ nhân được
bồi dưỡng kiến thức sư phạm miễm phí, biên soạn tài liệu, dạy nghề, truyền
nghề được hỗ trợ theo chế độ của giảng viên, được thu học phí.
Cục Công nghiệp địa phương cần tiếp tục hướng dẫn các trung tâm khuyến
công tổng hợp và công khai danh sách, địa chỉ các nghệ nhân, thợ lành nghề,
giảng viên theo nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để ban tổ chức lớp học,
học viên, hợp tác xã, doanh nghiệp, khách hàng chủ động tiếp cận. Đó cũng là
cách tôn vinh nghề, quảng bá hình ảnh nghề mang nhiều hiệu quả.
14
3. Nguyên nhân của những thực trạng nêu trên và một số giải pháp?
3.1. Nguyên nhân
Thứ nhất, do hầu hết các sản phẩm được làm ra bởi các làng nghề trở
nên lạc hậu và không còn phù hợp

Tuy các sản phẩm được làm ra từ các làng nghề rất gần gũi và thân thiện
với cuộc sống của mọi người, nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhu
cầu của con người cũng từ đó mà đa dạng, phong phú và cao hơn thì lúc này
những sản phẩm đấy lại không còn phù hợp nữa cả về mẫu mã, hình thức lẫn chất
liệu. Ví như gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc), chủ yếu là những sản phẩm gia dụng
với mẫu mã đơn giản như: nồi, ang, chum, vại những sản phẩm này ngày nay
không còn được ưa chuộng nữa mà đã được thay thế bằng những sản phẩm có chất
liệu nhẹ hơn, tiện dụng hơn như những sản phẩm cùng loại làm từ nhựa có thiết kế
đẹp hơn, mẫu mã bắt mắt hơn. Chính vì vây, những làng nghề truyền thống như
gốm Hương Canh không thể cạnh tranh được trên thị trường và điều tất yếu sẽ bị
mai một dần.
Thứ hai, do tâm lý khách quan lẫn chủ quan mà những người lao động
trong nghề không còn mặn mà với nghề và sẵn sàng bỏ nghề để đi làm việc khác
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã làm thay đổi toàn
bộ diện mạo của nông thôn Việt Nam, những khu công nghiệp ngày mọc lên càng
nhiều, tạo ra nhiều việc làm với những mức thu nhập hấp dẫn. Những người lao
động tại các làng nghề truyền thống vì muốn cải thiện cuộc sống của mình nên
không còn mặn mà với nghề đang làm và sẵn sàng thoát ly khỏi nghề truyền thống
để đi làm ở các khu, cụm công nghiệp khi có cơ hội. Vì vậy, dẫn đến tình trạng các
làng nghề thiếu lao động và đứng trước nguy cơ phải bỏ nghề.
Thứ ba, do công tác đào tạo nghề chủ yếu thông qua hình thức truyền
nghề nên mang tính đơn lẻ, thiếu tính khoa học và mất nhiều thời gian
Do đặc thù của các làng nghề truyền thống là làm nghề thủ công truyền thống
có từ lâu đời, bí quyền làm nghề được bí mật và truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác nên thường mất nhiều thời gian, mang tính đơn lẻ, cá biệt và thiếu khoa học.
Bên cạnh đó, ai cũng muốn giữ bí quyết nghề cho riêng mình mà không muốn
truyền bá ra bên ngoài nên việc mở rộng đào tạo lao động tại các làng nghề truyền
thống gặp rất nhiều khó khăn. Người được truyền nghề cũng có thể sẽ không làm
tốt được các quy trình, công đoạn để tạo ra các sản phẩm. Do đó, dẫn đến thực
trạng thiếu các lao động giỏi, các lao động lành nghề và lúc đấy các làng nghề

truyền thống bị mất đi là điều không thể tránh khỏi.
15
Thứ tư, do những khó khăn về vốn, thông tin thị trường, sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt và thu nhập từ nghề không đáp ứng được nhu cầu.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các yếu tố về vốn, thị
trường, doanh thu, khả năng cạnh tranh, là những yếu tố hết sức quan trọng, quyết
định đến tính hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Ở các làng nghề
truyền thống cũng vậy, để có thể làm ra được các sản phẩm thì đòi hỏi phải có
lượng vốn kinh doanh nhất định. Nhưng hiện nay, ở một số làng nghề vẫn còn gặp
nhiều khó khăn về vốn, thiếu thông tin thị trường, thu nhập từ nghề không đáp ứng
được nhu cầu…Bên cạnh đó, sản phẩm của các làng nghề còn chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các sản phẩm cùng chủng loại được sản xuất theo các phương pháp và
chất liệu khác trên thị trường. Chính những yếu tố đó đã tạo ra rào cản trong việc
thu hút các lao động tiếp tục gắn bó với nghề dẫn đến tình trạng nghề ngày càng bị
mai một.
Thứ năm, do thiếu sự quan tâm, khuyến khích từ Nhà nước, địa phương cũng
như các cơ quan có liên quan
Các làng nghề truyền thống Việt Nam được hình thành, xây dựng và phát triển
từ rất lâu, là nét đẹp văn hóa tạo ra đặc trưng cho bản sắc dân tộc. Do đó, các làng
nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng rất cần được sự quan tâm, tạo
điệu kiện thuận lợi từ phía Nhà nước và địa phương. Trong thời gian qua, tuy đã có
những chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ nhưng nhìn chung vẫn
còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc thúc
đấy phát triển bền vững các làng nghề. Đó cũng chính là một trong những nguyên
nhân khiến cho các làng nghề phải bỏ nghề và không thể gắn bó với nghề.
16
3.2. Một số giải pháp
Từ những giá trị về mặt văn hóa, vật chất mà các làng nghề mang lại cũng như
những thách thức mà hầu hết làng nghề phải đối mặt thì việc tìm ra các giải pháp
phát triển các làng nghề truyền thống có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng lớn. Một số

giải pháp đó là:
Một là, về phía Nhà nước
Thứ nhất, cần có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các
làng nghề truyền thống phát triển bền vững như, chính sách về hỗ trợ về vốn, lãi
suất, kĩ thuật, trang thiết bị giúp cho các làng nghề dễ dàng trong công tác triển
khai sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần mở các trung tâm đào tạo nghề với đội
ngũ giảng viên có chất lượng để đào tạo, bồi dưỡng lao động.
Thứ hai, Nhà nước cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình trong tìm hiểu, cập nhật
thông tin từ thị trường để cung cấp nguồn thông tin ban đầu cho các làng nghề, từ
đó sẽ tạo điện kiện cho các làng nghề nắm bắt các thông tin thị trường để có những
định hướng, thay đổi hợp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, sự phát triển bền vững của các làng nghề sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy
nền kinh tế phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bởi các làng nghề truyền
thống đóng góp vào GDP ngày một tăng, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã
hội, do đó Nhà nước cần phải luôn xây dựng, quảng bá hình ảnh của các làng nghề
truyền thống ra quốc tế về những sản phẩm mang nhiều nét độc đáo và đặc trưng.
Làm tốt điều này sẽ giúp các làng nghề truyền thống có cơ hội mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm, làm tăng doanh thu, từ đó sẽ tạo ra động lực, khích lệ người lao
động gắn bó với nghề, xây dựng làng nghề phát triển bền vững.
Hai là, về phía các làng nghề truyền thống
Thứ nhất, cần phải ý thức được việc xây dựng các làng nghề truyền thống theo
hướng bền vững, phải luôn đẩy mạnh công tác tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới
cũng như củng cố, duy trì thị trường mục tiêu lâu dài. Bên cạnh đó còn phải tạo ra
giá trị thương hiệu lâu dài cho các sản phẩm.
Thứ hai, sản phẩm là yếu tố mang tính sống còn của các làng nghề, do vậy cần
phải tạo ra các sản phầm có chất lượng cao, mẫu mã và hình thức đẹp mắt, thu hút
được người tiêu dùng. Để làm được điều đó thì phải thường xuyên đầu tư hiện đại
hóa công nghệ, cải tiến, đổi mới phương pháp sản xuất, trau dồi tay nghề cho
người lao động.
Ba là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động đáp ứng nhu cầu nguồn

nhân lực có chất lượng, lành nghề cho các làng nghề
17
Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình
sản xuất; là nguồn lực của mọi nguồn lực do đó cần phải chú trọng công tác giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng
nghề nghiệp tốt. Điều này là rất cần thiết bởi sự phát triển của các làng nghề có
những nét đặc trưng riêng, đòi hỏi ở mỗi người lao động phải có sự lành nghề, sáng
tạo trong việc làm ra các sản phẩm. Chỉ có tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn
vững, kĩ thuật tốt thì mới có thể phát triển các làng nghề theo hướng bền vững và
lâu dài.
Bốn là, khai thác tiềm năng du lịch từ các làng nghề truyền thống
Ngày nay các làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra sản
phẩm truyền thống mà nó còn có giá trị về du lịch, do đó cần phải xây dựng làng
nghề theo hướng xây dựng và khai thác các loại hình dịch vụ, cải thiện môi trường
ở các làng nghề…Điêu này là thực sự cần thiết, bởi lúc đấy không những các làng
nghề sẽ phát triển bền vững mà còn thu được nguồn lợi kinh tế lớn hơn, giúp phát
triển ngành du lịch và qua đó tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát
triển./.
18
Kết luận
Làng nghề truyền thống Việt Nam với vai trò gắn liền với bản sắc văn hóa dân
tộc, đồng thời nó góp phần lớn, quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Nó gắn
liền với lao động ở nông thôn và vấn đề thất nghiệp. tuy còn nhiều khó khăn, hạn
chế từ các yếu tố khách quan cũng như chủ quan nhưng với những giải pháp chính
là với các chính sách từ phía nhà nước, đồng thời người lao động tự nâng cao ý
thức của mình trong việc xây dựng và phát triển các giá trị truyền thống, tin rằng
bài toán khó sẽ được giải.
Bài làm của nhóm còn ý kiến chủ quan, thiếu kinh nghiệm và nhiều thiếu sót,
kính mong cô và cả lớp xem xét và góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn!
Danh mục tài liệu tham khảo

1. />truyen/47/7166059.epi
2. />3. />thong/40033714/147/
19

×