Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ứng dụng gis trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng keo lai tại rừng liên kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 104 trang )


B
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************



TR
ẦN THỊ QUYẾT



ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐIỀU CHẾ
R
ỪNG TRỒNG KEO LAI (Acasia auriculifomis x A.
mangium) TẠI RỪNG LIÊN KẾT CÔNG TY
TR
ỒNG RỪNG CHÂU Á (AAA) – BAN
QU
ẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI


KHÓA LU
ẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QU
ẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG






Thành ph
ố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************



TR
ẦN THỊ QUYẾT



ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐIỀU CHẾ
R
ỪNGTRỒNG KEO LAI (Acasia auriculifomis x A.
mangium) TẠI RỪNG LIÊN KẾT CÔNG TY
TR
ỒNG RỪNG CHÂU Á (AAA) – BAN
QU
ẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
XUÂN LỘC, ĐỒNG NAI


Ngành: Quản lý tài nguyên rừng


KHÓA LU
ẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ng
ười hướng dẫn:
Th.S TRƯƠNG VĂN VINH



Thành ph
ố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều từ các Thầy, Cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin tỏ lòng biết
ơn chân thành đến:
Cha mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn quan tâm, ủng hộ, giúp
đỡ tôi trong cuộc sống.
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ
môn Quản Lý tài Nguyên Rừng, khoa Lâm Nghiệp đã tận tình truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tập thể lớp Quản lí tài nguyên rừng khóa 34 trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM đã quan tâm, chia sẻ giúp tôi trong quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn các Cô Chú, các Anh Chị làm việc tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Xuân Lộc – Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn Thầy Trương Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn

thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!





TP.HCM, tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Quyết


ii
TÓM TẮT

Đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dụng bản đồ điều chế rừng trồng Keo
lai (Acasia auriculifomis x A. mangium) t
ại rừng liên kết giữa công ty Trồng
R
ừng Châu Á (AAA) – Ban Quản Lý rừng Phòng hộ Xuân Lộc, Đồng Nai”
được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012.
M
ục tiêu của đề tài là ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu cho
b
ản đồ hiện trạng và xây dựng bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý, điều chế
rừng tại khu vực nghiên cứu.
Khóa lu
ận sử dụng các chức năng trong phần mềm Mapinfo 10.5 kết hợp bản
đồ hiện trạng rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở dữ liệu

và các b
ản đồ chuyên đề.
Kết quả nghiên cứu của đề tài như sau:
- Khóa luận đã xây dựng được cơ sở dữ liệu có thể cập nhật tự động theo thời
gian cho b
ản đồ hiện trạng rừng, đồng thời xây dựng được bản đồ rừng trồng theo
tu
ổi tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng các bản đồ chuyên đề.
- D
ự báo trữ lượng gỗ sản phẩm các năm tiếp theo giai đoạn 2012 – 2020
thông qua các mô hình sinh tr
ưởng của cây Keo lai tại Lâm trường Xuân Lộc, làm
cơ sở để quản lý sản lượng khai thác hàng năm.
- Bước đầu xây dựng Coupe khai thác hàng năm từ đó xây dựng các bản đồ
chuyên
đề bao gồm bản đồ khai thác, trồng rừng hàng năm và bản đồ chăm sóc rừng
các n
ăm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 phục vụ công tác điều chế rừng và lập kế
hoạch quản lý rừng bền vững.


iii

SUMMARY

The title “Application of GIS in the building of modulating map for Acacia
hybrid (Acasia auriculifomis x A. mangium) at the forest of Asian Forestation
Company (AAA) – the Protection Forest Management Board of Xuan Loc district,
Dong Nai province”, this dissertation was executed from March to June, 2012.
The objective of this research is to find out the application of GIS technique

in buiding database to map out present conditions and other specific maps in order
to facilitate the management and monitoring forests at the tested area.
Mapinfo 10.5 was applied to this dissertation, along with maps of present
conditions at Acacia forest at the tested area, to build up the database and other
specific maps.
Below is the results of this research:
- It builds the database which can automatically update the conditions of the
forests, and also can build the planting map according to the age of the plants at the
tested area, in order to build other specific maps.
- It predicts the deposit of wood and wooden products for the following year
in the phase of 2012 – 2020, via the development model of acacia at Xuan Loc
forestry farm. Those predictations would serve as management tool for the annual
exploiting activites.
- It makes first moves in building annual exploiting coupe, from which it
build up the specific maps, including annual exploiting and planting maps,
monitoring maps in 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, in order to facilitate the work of
modulating and sustainable managing of the forests.


iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
M
ỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CH
Ữ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
Ch
ương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Ch
ương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. T
ổng quan vấn đề nghiên cứu
3
2.1.1. Khái niệm, định nghĩa về GIS và điều chế rừng
3
2.1.1.1. Khái niệm, định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý
3
2.1.1.2. Khái niệm, định nghĩa về điều chế rừng
4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS.
5
2.1.2.1. Trên thế giới
5
2.1.2.2. Ở Việt Nam
8
2.1.3. Công tác điều chế rừng trên thế giới và Việt Nam
11
2.1.3.1. Trên thế giới
11
2.1.3.2. Ở Việt Nam
12
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu
12
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

12
2.2.1.1. Vị trí địa lý
12
2.2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
13
2.2.1.3. Khí hậu – Thủy văn
13

v
2.2.1.4. Hi
ện trạng sử dụng đất rừng
15
2.2.2. Tình hình kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu
15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. N
ội dung nghiên cứu
17
3.2. Phương pháp nghiên cứu
17
3.2.1. Ngoại nghiệp
17
3.2.2. Nội nghiệp
18
3.2.2.1. Hiệu chỉnh dữ liệu bản đồ
18
3.2.2.2. Tạo thêm trường dữ liệu
19
3.2.2.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu cho các trường đã tạo
19

3.2.2.4. Tính toán và sắp xếp các Coupe khai thác (2012 – 2020).
23
3.2.2.5. Biên tập bản đồ
23
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. B
ản đồ hiện trạng rừng liên kết Lâm trường Xuân Lộc – AAA.
25
4.2. Dự báo trữ lượng rừng trong tương lai giai đoạn 2012 – 2020
30
4.3. Xây dựng bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều chế rừng
31
4.3.1. Xây dựng bản đồ khai thác hàng năm
31
4.3.2. Xây dựng bản đồ trồng rừng hàng năm giai đoạn 2012 – 2020
34
4.3.3. Xây dựng bản đồ chăm sóc rừng giai đoạn 2012 – 2020
36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. K
ết luận
47
5.2. Kiến nghị
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PH
Ụ BIỂU
a




vi

DANH SÁCH CÁC CH
Ữ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BQL : Ban Quản Lý
Công ty AAA : Công ty Tr
ồng Rừng Châu Á
H
0
: Chiều cao bình quân cây trội (m)
Hg : Chi
ều cao vút ngọn bình quân (m)
Dg : Đường kính bình quân theo tiết diện ngang
M_bq : Trữ lượng bình quân trên 1ha(m
3
/ha)
A : Tu
ổi
N : M
ật độ (số cây trên 1 ha)
V_bq : Th
ể tích cây bình quân
Vsp : Thể tích sản phẩm cây bình quân
M : Tr
ữ lượng
CS : Chăm sóc
CT : Cách th
ức

WRI (World Resouce Institute) : Viện Tài nguyên Thế giới












vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG
Bảng 3.1: Biểu sản lượng rừng trồng Keo lai cấp đất II (Nguyễn Sanh Phát, 2011)
18
Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích rừng theo đơn vị quản lý
27
Bảng 4.2: Bảng thống kê diện tích và trữ lượng rừng Keo lai theo tuổi năm 2012
29
Bảng 4.3: Bảng dự báo trữ lượng (m
3
) gỗ sản phẩm từ năm 2012 -2020 theo Phân
tr
ường
30
Bảng 4.4: Bảng thống kê diện tích khai thác hàng năm theo Coupe khai thác

33
Bảng 4.5: Bảng thống kê trữ lượng sản phẩm theo Coupe khai thác hàng năm
34
Bảng 4.6: Bảng thống kê diện tích trồng rừng hàng năm
36
Bảng 4.7: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2012
40
Bảng 4.8: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2013
42
Bảng 4.9: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2014
46
Bảng 4.10: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2015
46
Bảng 4.11: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2016
46





viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Tạo thêm trường dữ liệu
19
Hình 3.2: Cập nhật năm hiện tại

20
Hình 3.3: Tính tuổi lâm phần tự động
20
Hình 3.4: Tính mật độ theo phương trình tương quan giữa tuổi với mật độ.
21
Hình 3.5: Cập nhật dữ liệu diện tích từ bản đồ “KT2013” sang bản đồ
“BANDOKHAITHACRUNG”
22
Hình 3.6: Tổng hợp diện tích và trữ lượng rừng theo tuổi của lâm phần
22
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng liên kết lâm trường Xuân Lộc – AAA
26
Hình 4.2: Bản đồ rừng trồng theo tuổi tại rừng liên kết Lâm Trường Xuân Lộc –
AAA
28
Hình 4.3: Bản đồ khai thác hàng năm giai đoạn 2012 – 2020 tại rừng liên kết Lâm
Tr
ường Xuân Lộc – AAA
32
Hình 4.4: Bản đồ trồng rừng hàng năm giai đoạn 2012 – 2020
35
Hình 4.5: Bản đồ chăm sóc rừng năm 2012
39
Hình 4.6: Bản đồ chăm sóc rừng năm 2013
41
Hình 4.7: Bản đồ chăm sóc rừng năm 2014
43
Hình 4.8: Bản đồ chăm sóc rừng năm 2015
44
Hình 4.9: Bản đồ chăm sóc rừng năm 2016

45


1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hi
ện nay công tác trồng rừng ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
nh
ững loài cây gỗ có luân kỳ khai thác ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ
cho n
ền kinh tế quốc dân. Để đáp ứng sản lượng gỗ ổn định hàng năm, đòi hỏi
người quản lý phải tổ chức điều chế rừng phù hợp. Đây là quá trình tổ chức không
gian và th
ời gian rừng nhằm tổ chức sản xuất ổn định lâu dài theo chu kỳ kinh
doanh r
ừng, làm căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất rừng ổn định theo thời gian.
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào
qu
ản lý tài nguyên rừng là cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc một cách
khoa học. Ở nhiều nước trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ GIS đang phổ biến
trong nhi
ều lĩnh vực, đặc biệt là quản lý tài nguyên rừng và môi trường vì công
ngh
ệ này giúp việc quản lý cơ sở dữ liệu được thực hiện dễ dàng. Thông qua việc
phân tích các c
ơ sở dữ liệu trên GIS, nhà quản lý có thể lựa chon các giải pháp sử
dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững. Công nghệ GIS đã thâm nhập vào
nước ta hơn 30 năm nhưng chỉ được ứng dụng chủ yếu vào một số lĩnh vực nhất

định, đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng thì mới được ứng dụng phổ biến vài
n
ăm trở lại đây.
Điều chế rừng là công tác tổ chức không gian và thời gian rừng phù hợp để
đạt được mục tiêu kinh doanh rừng về kinh tế, xã hội một cách bền vững. Bên cạnh
đó, GIS với đặc điểm gắn kết dữ liệu không gian và thời gian sẽ là công cụ giúp
qu
ản lý cơ sở dữ liệu ở hiện tại và tương lai.
Hiện nay, Công ty trồng rừng Châu Á (AAA) đang liên kết với Ban quản lý
r
ừng phòng hộ Xuân Lộc quản lý 1511,29 ha rừng trồng Keo lai (Acasia
auriculifomis x A. mangium). Hiện tại các diện tích rừng trồng có nhiều cấp tuổi

2
khác nhau và nhi
ều lô rừng cùng tuổi phân bố không tập trung tại một khu vực nhất
định mà nằm rải rác trong lâm phần. Với tình hình phân bố như vậy làm cho việc
quản lý sản lượng khai thác hàng năm không đồng đều, mặt khác thì việc tổ chức
khai thác, tr
ồng và chăm sóc rừng gặp nhiều trở ngại và tốn kém nhiều vốn đầu tư.
Hi
ện tại công ty chưa lập bản đồ chuyên đề phục vụ điều chế, vì vậy khóa luận thực
hiên
đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng Keo lai
(Acasia auriculifomis x A. mangium) t
ại rừng liên kết giữa Công ty Trồng rừng
Châu Á (AAA) – Ban qu
ản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” nhằm
thi
ết kế bản đồ chuyên đề (khai thác và trồng rừng) phục vụ công tác quản lý phát

triển rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu.
*
Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng Keo lai thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.
* M
ục tiêu nghiên cứu
V
ề mặt lí luận
- Góp ph
ần ứng dụng công nghệ GIS vào việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu đáp ứng việc xây dựng phương án điều chế rừng phù hợp với mục đích kinh
doanh, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
V
ề mặt thực tiễn
- L
ập bản đồ hiện trạng cho rừng trồng keo lai phục vụ công tác xây dựng
ph
ương án điều chế rừng.
- Xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều chế rừng như: bản
đồ khai thác hàng năm, bản đồ trồng rừng hàng năm, bản đồ chăm sóc rừng hàng
n
ăm.
- K
ết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng
năm của đơn vị sản xuất.


3



Chương 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái ni
ệm, định nghĩa về GIS và điều chế rừng
2.1.1.1. Khái ni
ệm, định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – gọi tắt là GIS)
được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm trở lại
đây. Ngày nay, GIS là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động
kinh tế


xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp
các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá
được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế – xã hội thông qua
các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được
gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu
vào.
T
ừ các tiếp cận khác nhau, nhiều nhà khoa học đã cho những định nghĩa
GIS khác nhau. Theo “GIS – m
ột số vấn đề chọn lọc” của Trần Vĩnh Phước [19],
các định nghĩa về GIS của nhiều nhà khoa học như sau:
- Xu
ất phát từ những lĩnh vực khác nhau, những nhà khoa học trong các lĩnh
v
ực địa chất, môi trường, tài nguyên sử dụng GIS như là những công cụ phục vụ

cho nh
ững công trình nghiên cứu của mình đã định nghĩa:
+ Burrough (1986)
định nghĩa GIS là một hộp công cụ mạnh được dùng
để lưu trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực
cho những mục tiêu đặc biệt.
+ Pavlidis (1982)
định nghĩa hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống có
ch
ức năng xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ việc quy hoạch, trợ giúp quyết
định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
+ Goodchild, Peuquet (1985) hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống
sử dụng cơ sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa

4
lý.
- Theo quan điểm hệ thống thông tin, một số nhà khoa học đã định nghĩa:
+ Star and Estes (1990) định nghĩa GIS là một hệ thống thông tin được
thiết kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác, GIS là
hệ thống gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu có tham chiếu không gian và một
tập hợp những thuật toán để làm việc trên dữ liệu đó.
+ Dueker (1979) định nghĩa GIS là một hệ thống thông tin đặc biệt với
c
ơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố
trong không gian
được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy
tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng phục
v
ụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt.
Tóm lại, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật,

hiện tượng thực trên Trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu
thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích
không gian. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và
khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích
các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
2.1.1.2. Khái ni
ệm, định nghĩa về điều chế rừng
Khoa h
ọc về điều chế rừng đã xuất hiện từ lâu và hình thành vào cuối thế kỷ
18
ở các nước phương Tây. Ở mỗi nước, tuỳ theo quan điểm, góc độ kinh doanh,
lợi dụng rừng và trình độ kỹ thuật nên định nghĩa điều chế rừng có khác nhau.
-
Định nghĩa tổng quát theo GS. Rucareanu thì điều chế rừng là khoa học và
th
ực tiễn về tổ chức rừng phù hợp với nhiệm vụ quản lí kinh doanh rừng. Đối tượng
c
ủa điều chế rừng là những lô rừng cụ thể, có cùng biện pháp kinh doanh (Quy
hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng [2]).
- Điều chế rừng là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian
và các bi
ện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng cho một hay
nhi
ều luân kỳ khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi
s
ản xuất, nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất

5
l
ượng cao, bền vững (Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN [13]).

Hay điều chế rừng dựa trên cơ sở quy luật sinh học của quần thể rừng để
nuôi dưỡng, bảo vệ, khai thác, phục hồi tái sinh rừng… để đưa rừng đến trạng thái
cân b
ằng, đảm bảo vốn rừng ổn định và đạt năng suất cao, đảm bảo về sinh thái.
Nói cách khác,
điều chế rừng là một khoa học về tổ chức và quản lí rừng phù
h
ợp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh rừng, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã
hội và môi trường ở hiện tại cũng như trong tương lai.
2.1.2. Tình hình nghiên c
ứu và ứng dụng công nghệ GIS.
Cùng v
ới sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu về thông tin nói chung
và thông tin địa lý nói riêng ngày càng tăng cả về chất và lượng. Con người cần
thông tin chính xác,
đầy đủ và kịp thời để phân tích, lựa chọn và ra quyết định
trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
2.1.2.1. Trên th
ế giới
Thông tin
địa lý đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát
tri
ển của mỗi quốc gia, của mỗi con người. Đặc biệt, nhu cầu về thông tin của con
người ngày càng trở nên cấp bách khi mà nhiều quốc gia trên hành tinh này phải
chịu sức ép ngày càng tăng về tài nguyên, môi trường và dân số như: nạn phá rừng,
s
ự phá hủy tầng ozon, mưa axit, hạn hán, lũ lụt, động đất, nạn đói, dịch bệnh…Tất
c
ả các vấn đề bức xúc đó chỉ có thể kiểm soát được bằng nỗ lực của nhiều ngành,
nhi

ều địa phương, nhiều quốc gia, cụ thể là bằng các công cụ hiện đại để thu thập,
xử lý thông tin đầy đủ và kịp thời.
Theo trích d
ẫn của các tác giả khác nhau (ESRI, 1990; Aronoff, 1993) GIS
đã được các nhà địa lý ở Canada xây dựng cách đây khoảng năm mươi năm tức là
vào kho
ảng những năm 60 của thế kỷ XX và hệ thống thông tin địa lý hiện đại đầu
tiên ở cấp độ quốc gia đã ra đời ở Canada năm 1964 với tên gọi là CGIS (Canadian
Geographic Information Systems) (Nhập môn hệ thống thông tin địa lý [20]).
Song song v
ới Canada thì ở Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành
nghiên c
ứu và xây dựng các hệ thống GIS của mình như trường đại học Havard,
Clark…K
ết quả là các chương trình GIS khác nhau đã ra đời.

6
Theo th
ời gian, sự phát triển của GIS có thể được chia thành các giai đoạn
khác nhau cùng với những nét đặc trưng cụ thể sau:
* Những năm 1960: Như đã nói ở trên, những năm 1960 chứng kiến sự ra
đời của GIS số ở quy mô quốc gia đầu tiên ở Canada với tên gọi là CGIS. Hệ thống
đó chạy trên máy tính lớn “Mainframe” với giá thành cao. Phạm vi ứng dụng của
nó còn b
ị hạn chế, chỉ tập trung vào việc kiểm kê, đánh giá khả năng của đất đai
phục vụ nông nghiệp.
* Nh
ững năm 1970: Trong những năm 70, việc sử dụng máy tính trong các
l
ĩnh vực khác nhau đã gia tăng. Các sự kiện quan trọng sau đã ảnh hưởng đến tiến

trình phát triển của GIS:
- S
ự khởi đầu của viễn thám vệ tinh với việc phóng thành công vệ tinh tài
nguyên trái đất đầu tiên Landsat I ở Mỹ năm 1972.
- S
ự ra đời của hãng phần mềm GIS hàng đầu thế giới ESRI năm 1972 là cơ
s
ở cho sự phát triển của phần mềm GIS thương mại.
- S
ự phát triển hệ xử lý ảnh số với một số yếu tố GIS ở trường đại học
Purdue, bang Indiana, USA khi cộng đồng viễn thám nhanh chóng nhận ra rằng dữ
liệu hỗ trợ GIS có thể đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện độ chính xác của
các d
ải dữ liệu viễn thám.
* Nh
ững năm 1980: Thập kỷ 80 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh của
công ngh
ệ máy tính, công nghệ viễn thám và công nghệ GIS. Có thể kể ra các sự
kiện quan trong sau:
+ Microsoft cho ra
đời hệ điều hành MS-DOS.
+ Pháp phóng v
ệ tinh quan sát trái đất có độ phân giải cao SPOT năm 1986.
+ S
ự phát triển của phần mềm GIS chạy trên máy tính cá nhân và dưới hệ
điều hành DOS như ILWIS 1986, IDRISI 1987…
+ Có thể nói vào cuối năm 1980 GIS đã chứng tỏ được tính hữu ích và xu
h
ướng phát triển tích cực.
* Nh

ững năm 1990: Thời kỳ này đặc trưng bằng sự bùng nổ GIS về cả phần
c
ứng lẫn phần mềm.

7
+ S
ự phát triển của mạng máy tính toàn cầu INTERNET cũng là một yếu tố
tích cực thúc đẩy sự phát triển của GIS trong những năm 1990 thông qua việc trao
đổi, chia sẻ dữ liệu, phần mềm giữa các cá nhân, tập thể bằng thư điện tử và các địa
điểm mạng về GIS.
+ Song song v
ới các hoạt động lý thuyết và công nghệ, các hoạt động tiếp
th
ị, giáo dục và đào tạo, ứng dụng GIS đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu kể
cả Nhà nước lẫn tư nhân.
- V
ề mặt địa lý, sự phát triển của GIS thể hiện sự không đồng đều ở các châu
l
ục và các nước khác nhau. GIS phát triển sớm và mạnh ở các nước Bắc Mỹ và Tây
Âu còn ở các nước đang phát triển nó được đưa vào và phát triển chậm hơn vì cả
nh
ững lý do khách quan lẫn chủ quan.
* Những năm 2000: Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, GIS đã
tr
ở nên phổ biến trên toàn thế giới, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
vi
ệc trợ giúp cho việc ra quyết định. GIS đã thể hiện vai trò to lớn, tính hiệu quả
c
ủa mình trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực môi trường: Kiểm soát các
khu bảo tồn, kiểm soát đa dạng sinh học, thăm dò những khu vực nhạy cảm….Sự

phát triển ứng dụng của thông tin viễn thám trong nhiều ngành là đặc điểm nổi bật
c
ủa giai đọan này. Với lợi thế cung cấp thông tin đa biến, đa thời gian, viễn thám
đựoc coi là nguồn đầu vào quan trọng của GIS.
Tính
đến nay, trên thế giới đã hình thành nhiều cơ quan nghiên cứu GIS với
quy mô, hướng tiếp cận và mục tiêu khác nhau, có thể kể ra như:
+ RRL (Regional Research Laboratory)
được thành lập năm 1987 ở Anh.
M
ục tiêu nghiên cứu hướng vào các nội dung quản lý cơ sở dữ liệu, phát triển phần
m
ềm phân tích không gian.
+ NNGIA (National Central for Geographic Information and Analysis),
thành lập năm 1988 tại Hoa Kì. Mục tiêu nghiên cứu hướng vào phân tích và thống
kê không gian, quan h
ệ giữa không gian và cấu trúc dữ liệu.
+ NEXPRI (Dutch Expertise Central for Spatial Data Analysis), thành
l
ập năm 1989 ở Hà Lan. Mục tiêu nghiên cứu là lý thuyết về phân tích không gian,

8
đánh giá định lượng về đất, sự di chuyển của vật chất và ô nhiễm, phát triển các
phương pháp và kỹ thuật GIS.
Hiện nay, công nghệ GIS đang phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực
+ Qu
ản lý tài nguyên môi trường như dự báo sự cố địa chấn: Cơ quan
ki
ểm soát sự cố địa chấn của Portland, bang Oregon, Hoa Kì đã sử dụng các phần
m

ềm ARC/INFO, AIC View GIS và Map Objects để trợ giúp dự báo thông qua quá
trình định danh địa hình, vị trí địa lý; WRI sử dụng phần mềm GIS để kiểm soát
di
ện tích rừng trên toàn cầu.
+ D
ự đoán và giảm thiểu thiên tai: Một ví dụ cụ thể nhất là trong trận
bão Katrina vừa qua tại Mỹ, công nghệ GIS đã được sử dụng trong nghiên cứu về
bão, mô hình hoá, d
ự báo và đặc biệt trong việc giải quyết hậu quả sau cơn bão …
+ Trong lĩnh vực môi trường: GIS dùng để phân tích, mô hình hóa các
ti
ến trình xói mòn đất, sư lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hoặc nước.
+
Đối với các nhà quản lý địa phương thì việc ứng dụng GIS rất hiệu
qu
ả trong việc tìm kiếm và quản lý thửa đất, thay thế cho hồ sơ giấy tờ. Cán bộ địa
phương cũng có thể sử dụng GIS trong việc bảo dưỡng nhà cửa và đường giao
thông. GIS còn được sử dụng trong các trung tâm điều khiển và quản lý các tình
hu
ống khẩn cấp.
+ Trong l
ĩnh vực lâm nghiệp: GIS là công cụ hữu ích trong việc quản lý
các di
ện tích rừng theo thời gian, hỗ trợ công tác phòng chống cháy rừng, quản lý
đa dạng sinh học…
2.1.2.2.
Ở Việt Nam
T
ừ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, hệ thống thông tin địa lý
(GIS) b

ắt đầu xâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế. Tuy nhiên,
cho đến giữa thập niên 90, GIS mới có cơ hội phát triển ở Việt Nam. GIS ngày càng
được nhiều người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý trong các lĩnh vực như:
Qu
ản lý tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; quản lý đất đai; quy hoạch
phát tri
ển kinh tế – xã hội…
Hi
ện nay, nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang tiếp cận

9
công ngh
ệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) vào nhiều lĩnh vực như:
- VidaGIS là Công ty liên doanh giữa DanWater Group, IFU tại Đan Mạch
và Nhà Xuất bản Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường tại Việt Nam, được
thành lập năm 2003. VidaGIS chuyên cung cấp các giải pháp Hệ thống thông tin
địa lý (GIS).
- Trung tâm GIS
ứng dụng mới.
- Công ty GIS/GPS Toàn Cầu: chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp về
công nghệ viễn thám (RS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn
cầu (GPS).
Công nghệ GIS được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Qu
ản lý và lập kế hoạch mạng lưới đường phố: Bao gồm các chức năng
tìm kiếm địa chỉ, tìm vị trí khi biết trước địa chỉ đường phố; điều khiển đường đi,
l
ập kế hoạch lưu thông xe cộ; lập kế hoạch phát triển đường giao thông.
- Giám sát tài nguyên, thiên nhiên và môi tr
ường: Bao gồm các chức năng

qu
ản lý sông ngòi các vùng lũ lụt, vùng đất nông nghiệp, có mưa; phân tích tác
động môi trường…
- Quản lý đất đai: Bao gồm các chức năng lập kế hoạch vùng, miền sử dụng
đất; quản lý nước tưới tiêu…
- Qu
ản lý và lập kế hoạch các dịch vụ công cộng: Bao gồm các chức năng
tìm
địa điểm cho các công trình ngầm: Ống dẫn, đường điện…; cân đối tải điện; lập
kế hoạch bảo dưỡng các công trình công cộng…
- Phân tích t
ổng điều tra dân số, lập bản đồ các dịch vụ y tế, bưu điện và
nhi
ều ứng dụng khác.
M
ột số dự án, đề tài được nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ GIS
trong lĩnh vực quản lí tài nguyên thiên nhiên, môi trường như:
- Dự án của UNDP ứng dụng viễn thám ở Việt Nam nâng cao năng lực về
th
ống kê rừng ở Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng vào những năm 80 của thế kỉ XX.
-
Ứng dụng GIS và RS trong quy hoạch phát triển cây cao su tại Quảng Trị
[8]. Qua vi
ệc áp dụng công nghệ GIS và RS đề tài bước đầu nhận thấy trên địa bàn

10
Huyện Vĩnh Long có các vùng mà cây Cao su thích nghi với các mức độ khác
nhau, có vùng thích hợp nhất, khá thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp, mỗi
vùng có diện tích khác nhau. Đề tài đã thiết lập được bản đồ các địa điểm có mức
độ phù hợp khác nhau có thể trồng được cây Cao su tại Huyện Vĩnh Linh Tỉnh

Qu
ảng Trị.
-
Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng thử nghiệm tai rừng tự nhiên
huyện Tuy Đức, tính Đăk Nông [6]. Đề tài sử dụng phần mềm ENVI để tự động
phân lo
ại ảnh SPOT xác định trạng thái rừng, sử dụng công cụ Mapinfo để xây
d
ựng cơ sở dữ liệu phục vụ điều chế rừng.
- Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng và xây dựng bản đồ điều chế
r
ừng tại Tiểu khu 060, Phân trường Trần Văn Thời, Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau [14]. Kết quả là xây dựng
được cơ sở dữ liệu về sản lượng rừng và dự báo sản lượng rừng, đặt Coupe khai
thác, trông và ch
ăm sóc rừng trên phần mềm Mapinfo 10.5 phục vụ công tác quản
lý r
ừng tại khu vực nghiên cứu.
- Ứng dụng GIS trong đánh giá sinh trưởng đường kính của Thông ba lá
(Pinus keysia) trên các loại đất khác nhau tại BQL rừng Phòng hộ Hà Ra, huyện
Mang Yang t
ỉnh Gia Lai [4]. Kết quả là xây dựng được bản đồ chỉ ra khu vực trồng
r
ừng thông ba lá tiềm năng tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên c
ứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát hiện
trạng tài nguyên rừng, thử nghiệm tại một khu vực cụ thể [11]. Kết quả là đã lập
được bản đồ biến động lớp phủ rừng tại khu vực qua hai thời kì, xây dựng cơ sở dữ
li
ệu lớp phủ rừng tại khu vực thử nghiệm và báo cáo nhanh về biến động diện tích

r
ừng trên phạm vi rộng lớn dựa trên sự kết hợp giữa thông tin ảnh viễn thám và
GIS.
- Nghiên cứu tích hợp ảnh vệ tinh, công nghệ GIS và công nghệ GPS để
thành l
ập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.0000 và 1/5.000 [3].
Qua
đó cho thấy, GIS có ý nghĩa quan trọng đã mang lại nhiều ứng dụng
khoa h
ọc và hữu ích cho con người trong nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực quản lý

11
tài nguyên rừng và môi trường cũng vậy, GIS là công cụ giúp các nhà lâm nghiệp
quản lý theo dõi diễn biến rừng một cách khoa học và kịp thời đưa ra các biện pháp
tác động thích hợp.
M
ột số kết quả nghiên cứu về cây Keo lai:
- L
ập biểu sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai (Acacia mangium X Acacia
auriculiformis) tr
ồng tại Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai [9]. Kết quả là xây
dựng được biểu sản lượng cho rừng Keo lai trên các cấp đất I, II, III, IV tại khu vực
nghiên c
ứu.
-
Đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lai và tuổi thành thục công nghệ của
rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ [7]. Kết quả là xác định được tuổi thành
th
ục số lượng của cây Keo lai tại vùng Đông Nam Bộ là ở tuổi 7, 8; tuổi thành thục
về trữ lượng là 14, 15 tuổi.

-
Ứng dụng thông tin địa lý trong việc đánh giá tình hình sinh trưởng của
Keo lai t
ại tiểu khu 162A thuộc phân trường Đầm Voi ban quản lý rừng phòng hộ
Xuân L
ộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai [10].
2.1.3. Công tác
điều chế rừng trên thế giới và Việt Nam
2.1.3.1. Trên thế giới
Đầu thế kỉ XVIII, những nguyên tắc đơn giản nhất của kinh doanh tổ chức
r
ừng bắt đầu được áp dụng để thu được sản phẩm gỗ đều đặn.
Trong su
ốt hai thế kỷ XVIII và XIX, ngành khoa học này dần từng bước bổ
sung các cơ sở lý luận, hoàn thiện các giải pháp tổ chức tối ưu trong kinh doanh
r
ừng và phát triển mạnh nhất ở châu Âu như Đức, Áo.
Tuy nhiên, tr
ước những năm 70 của thế kỉ XX, điều chế rừng chủ yếu chỉ
quan tâm
đến lợi nhuận và mục tiêu sản xuất gỗ là chính. Trong thời kì này, các
công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực sản lượng gỗ, công tác
điều chế rừng nhằm mục tiêu sản xuất gỗ liên tục.
Trong th
ời gian gần đây, do dân số tăng nhanh cùng với sự phát triển vượt
b
ậc của nền công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến môi trường toàn cầu thay
đổi theo chiều hướng xấu như sự biến đổi khí hậu, giảm đa dạng sinh học của rừng

12

tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp… đòi hỏi ngành lâm nghiệp
xem xét việc tổ chức rừng không chỉ quan tâm đến sản lượng gỗ, lợi nhuận mà còn
phải đặt chúng trong mối liên quan đến các yếu tố văn hoá xã hội, kinh tế môi
tr
ường Do đó, điều chế rừng ngày nay cần có những thay đổi cơ bản trong nhận
th
ức cũng như giải pháp toàn diện để kinh doanh bền vững nguồn tài nguyên rừng.
2.1.3.2.
Ở Việt Nam
Trong th
ời kì Pháp thuộc, người Pháp đã thử nghiệm áp dụng điều chế rừng
thông qua các mô hình tr
ồng rừng.
+ T
ừ những năm 60 ở miền Nam thực hiện các mô hình thử nghiệm điều chế
rừng.
+ T
ừ những năm 80 của thế kỉ XX, chúng ta đã tổ chức rừng khoa học hơn
về không gian và thời gian, tránh kinh doanh rừng làm mất rừng. Tuy nhiên vẫn còn
n
ặng về sản lượng rừng, ít chú trọng đến yếu tố xã hội.
Do
đòi hỏi về cung cấp lâm sản ổn định và bền vững rừng tự nhiên và rừng
tr
ồng nên Nhà nước ta đã ban hành những quy định liên quan đến công tác điều chế
rừng như: Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận
thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ và văn bản số 2577/BNN-TCLN, ngày 12/8/2010 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng phương án
điều chế rừng giai đoạn 2011 – 2015…
Bên cạnh đó, các chủ rừng cũng muốn rừng trồng mang lại hiệu quả cao và

cung cấp lâm sản ổn định hàng năm nên họ cũng áp dụng phương pháp điều chế
rừng phù hợp với đặc điểm sinh học loài gỗ và diện tích rừng hiện có.
Hiện nay, GIS đang bước đầu thâm nhập vào công tác điều chế rừng, làm
công cụ hữu ích cho việc lập bản đồ điều chế rừng giúp công tác quản lý rừng được
hiệu quả hơn.
2.2.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.1.
Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. V
ị trí địa lý
R
ừng liên kết Công ty AAA – BQL rừng Phòng hộ Xuân Lộc gồm 4 phân

13
trường Đầm Voi, Gia Phú, Lán Cát, Gia Huynh do BQL rừng Phòng hộ Xuân Lộc
quản lý có vị trí địa lý như sau:
+ Kinh độ: Từ 107
0
28’47” – 107
0
33’9’’ Kinh độ Đông.
+ V
ĩ độ: Từ 10
0
54’6’’ – 11
0
00’51’’ Vĩ độ Bắc.
2.2.1.2.
Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình khu vực nghiên cứu tiếp giáp ranh giới Đồng Nai – Bình Thuận có
địa hình tương đối bằng phẳng có dạng đồi thấp tạo thành dải chạy theo hướng Bắc
– Nam,
địa thế khá bằng phẳng và hơi thoải. Địa hình đơn giản, tương đối đồng
nh
ất và ít bị chia cắt, độ dốc từ 0 – 3
0
, thuận lợi trong việc khai thác có hiệu quả
tiềm năng, lợi thế của đơn vị để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm
nghi
ệp.
Từ đặc điểm địa hình nêu trên nên trong quy hoạch 3 loại rừng Ban quản lý
r
ừng phòng hộ Xuân Lộc đã quy hoạch phòng hộ, sản xuất theo các tiêu chí do Bộ
NN&PTNT quy
định gắn với các điều kiện cụ thể của địa phương thì khu vực phía
Đông và Bắc thuộc vùng quy hoạch rừng sản xuất trong đó bao gồm cả khu vực
nghiên cứu.
Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đồng Nai năm 1997
c
ủa Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hầu hết đất đai BQL rừng thuộc nhóm đất nâu
(Lixisols): Thành ph
ần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát thô; độ chua ở mức trung tính;
mùn và
đạm tổng số ở mức trung bình thấp đến nghèo. Nhìn chung đất nâu có độ
phì kém, phân bố ở khu vực khô hạn, nguồn nước khó khăn, mức độ thích nghi với
cây tr
ồng thấp. Cấp đất ở đây chủ yếu là cấp đất II.
2.2.1.3. Khí h
ậu – Thủy văn

Mang
đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của miền Đông Nam
Bộ, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của khí hậu khô nóng của vùng Nam Trung
Bộ, có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa m
ưa: Thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10.
+ Mùa khô: Th
ường bắt đầu từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
+ Gi
ữa mùa mưa, ở cuối tháng 7 đầu tháng 8 thường có tiểu hạn kéo dài

14
khoảng 10 – 15 ngày.
- Mùa khô gay gắt, kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa
ít, bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh nên khả năng gây cháy rất cao và
h
ạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn.
- Mùa m
ưa đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa hàng năm thấp nhất trong
vùng mi
ền Đông Nam bộ, nhiệt độ bình quân/năm là 25,8
0
C. Tại đây có hai hướng
gió chính:
+ Gió Tây Nam ho
ạt động thịnh hành vào mùa mưa, từ tháng 5 – 10.
+ Gió
Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 11 – 4.
Đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất
nông lâm nghi

ệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa cây cối phát triển
rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối
phát tri
ển rất kém và ra nguy cơ cháy rừng rất cao. Để khắc phục hoặc giảm nhẹ
tính c
ực đoan bất lợi của khí hậu Nam Trung Bộ, việc trồng rừng và bảo vệ rừng
trên
địa bàn là hết sức quan trọng và cần thiết.
Khu vực nghiên cứu không có sông. Hệ thống suối ở đây thường ngắn, lòng
suối hẹp, chế độ thủy văn phân hóa theo mùa. Mùa khô các dòng suối rất cạn,
nh
ững tháng kiệt thường không còn dòng chảy, không có khả năng cung cấp nước
t
ưới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa mưa các suối lớn đều có dòng chảy.
Do vùng th
ượng nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên
khi có mưa lớn, tập trung và kéo dài ở thượng nguồn thường xảy ra lũ quét cục bộ
nh
ưng mức thiệt hại không lớn.
- Là khu v
ực đầu nguồn của sông La Ngà đổ ra hồ thủy điện Trị An, sông
Gia Ui, sông Giêng ch
ảy qua Bình Thuận ra biển và là khu vực thượng lưu của các
hồ thuỷ lợi quan trọng Núi Le và Gia Ui.
- Là hành lang ngăn cản làm giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của khí hậu khô
nóng c
ủa vùng cực Nam Trung Bộ đến khu vực Đông Nam Bộ, tạo lá chắn bảo vệ
cho khu v
ực phía trong, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường, điều hòa tiểu
khí h

ậu, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp và nguồn

15
tài nguyên nước trong khu vực.
2.2.1.4. Hi
ện trạng sử dụng đất rừng
Công ty Tr
ồng rừng Châu Á liên kết với BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc
1511,29 ha r
ừng. Hiện nay, Công ty đầu tư trồng Keo lai trên toàn bộ diện tích rừng
liên k
ết với Ban quản lý. Rừng Keo lai có nhiều cấp tuổi: tuổi 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9,
11, 14, 15.
2.2.2. Tình hình kinh t
ế – xã hội khu vực nghiên cứu
*
Đặc điểm dân cư và tình hình sử dụng đất trong lâm trường
Đặc điểm dân cư
- Dân cư trong lâm phận phần lớn là người từ các địa phương khác và một
ph
ần tại chỗ những năm trước 1995 đến khu vực lâm trường để khai phá, lấn chiếm
hoặc nhận khoán để sản xuất sau khi diện tích rừng tự nhiên đã kiệt quệ. Những
ng
ười từ nơi khác đến dần dần đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống ổn
định cho đến nay.
- Theo k
ết quả theo dõi của BQL, tình hình dân cư trong lâm phận như sau:
+ Tổng số hộ sử dụng đất trong lâm phận: 2,260 hộ.
+ Sống ổn định trong lâm phận: 802 hộ, chiếm 35,5%.
+ Không s

ống ổn định trong lâm phận: 1,458 hộ, chiếm 64,50%.
+ H
ộ khẩu thường trú ngoài tỉnh Đồng Nai: 81 hộ, chiếm 3,60%.
+ H
ộ khẩu thường trú trong tỉnh Đồng Nai: 2,179 hộ, chiếm 96,40%.
+ Trong huyện Xuân Lộc: 1.745 hộ, chiếm 82%.
+ Ngoài huy
ện Xuân Lộc: 408 hộ, chiếm 18%.
- G
ồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Châu Ro, Tày, Mán, S’tiêng, Chăm, Khơme,
Nùng, M
ường, Sán Dìu…Số dân trong lâm phận đông gồm nhiều sắc tộc, tiềm
năng lao động lớn nhưng hầu hết là lao động nông nghiệp phổ thông.
Về tình hình sử dụng đất:
Nhìn chung
đất được sử dụng đúng theo mục đích lâm nghiệp và đang từng
b
ước được điều chỉnh theo mục tiêu quy hoạch rừng đã được tỉnh phê duyệt. Diện
tích r
ừng trồng ngày càng tăng với nhiều mô hình đa dạng, chất lượng rừng trồng

×