Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bài thực hành lấy mẫu và nhận biết mẫu đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.28 KB, 22 trang )

Bài thực hành 1
Nội dung bài 1
1. Xác định tên đất, vị trí lấy mẫu
2. Mô tả cảnh quan trên phẫu diện đất: địa hình, đọ dốc…
3. Sơ lược về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi
4. Mô tả phẫu diện đất: hình ảnh phẫu diện, tính chất các tảng đất
5. Các chỉ tiêu về vật lý, hóa học của phẫu diện đất
6. Nhận xét sơ bộ về độ phì nhiêu của đất
7. Đề xuất hướng sử dụng cải tạo.
1.Xác định tên đất, vị trí lấy mẫu:
 Phẫu diện VN 21
• Số hiệu phẫu diện : VN 21
• Tên loại đất:
- Việt Nam: Đất nâu đỏ trên Bazan thoái hóa
- FAO-UNESCO: Dystri-Rhodic FERRALSOLS
- USDA (Soil Taxonomy): Rhodic HAPLUSTOX
• Vị trí lấy mẫu:
- Địa điểm: Lô cao su 91, Đội 2, NT Cao su Hòa
Bình, Cty Cao su Măng Giang, Tỉnh Gia Lai
- Tọa độ: Vĩ độ: 13° 56' B Kinh độ: 108° 07' Đ
- Độ cao: Tương đối: 700 m (ASL) Tuyệt đối:
- Độ dốc: 3° - 8°

Hướng dốc: Tây - Đông

 Phẫu diện VN 32
• Số hiệu phẫu diện : VN 32
• Tên loại đất:
- Việt Nam: Đất phù sa sông Cửu Long, ít được bồi
- FAO-UNESCO: Stagni-Eutric FLUVISOLS
- USDA (Soil Taxonomy):Mollic USTIFLUVENTS


• Vị trí lấy mẫu:
- Địa điểm: Ruộng Ô. Thiện, Đồng Lung
Sen, tổ 39, Khóm 1, Phường 11, Thị xã Cao
Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
- Tọa độ: Vĩ độ: 10° 29’ 45” B Kinh độ:
105° 35’ 00” Đ
- Độ cao: Tương đối: m (ASL) Tuyệt
đối:
- Độ dốc: Bằng phẳng
 Phẫu diện VN 57
• Số hiệu phẫu diện : VN 57
• Tên loại đất:
- Việt Nam: Đất đen trên tuff Bazan
- FAO-UNESCO: Leptic Luvisols
- USDA (Soil Taxonomy): Haplustolls
• Vị trí lấy mẫu:
- Địa điểm: Ruộng ông Hồ Phùng Nhìn, Phố 4, Ấp 5,
Xã Phú Vinh, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
- Tọa độ: Vĩ độ: 11°12'34'' B Kinh độ: 107°21'57''
Đ
- Độ cao: Tương đối: 180 m (ASL) Tuyệt đối:
- Độ dốc: 0° - 3° Hướng dốc: Đông – Tây
2. Mô tả cảnh quan trên phẫu diện đất:
 Phẫu diện VN 21
- Địa hình: Bằng phẳng (Độ cao 700m)
- Độ dốc: 3° - 8°

Hướng dốc: Tây – Đông
- Thực vật: Cao su
 Phẫu diện VN 32

- Địa hình: Đông bằng (Độ cao 10m)
- Độ dốc: Bằng phẳng
- Thực vật: Lúa đông
 Phẫu diện VN 57
- Địa hình: Bằng phẳng (Độ cao 30m)
- Độ dốc: 0° - 3° Hướng dốc: Đông – Tây
- Thực vật: Ngô xuân
3. Số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi
 Phẫu diện VN 21
- Nhiệt độ trung bình hàng năm (
0
C): 21,8
- Độ ẩm không khí trung bình (%): 80,0
- Tổng lượng mưa hàng năm (mm): 2.172,1
- Lượng bốc hơi hàng năm (mm): 1.136,7
 Phẫu diện VN 32
- Nhiệt độ trung bình hàng năm (
0
C): 27,1
- Độ ẩm không khí trung bình (%): 82,0
- Tổng lượng mưa hàng năm (mm): 1.332,5
- Lượng bốc hơi hàng năm (mm): 1.199,3
 Phẫu diện VN 57
- Nhiệt độ trung bình hàng năm (
0
C): 27,0
- Độ ẩm không khí trung bình (%): 78,0
- Tổng lượng mưa hàng năm (mm): 1,641,9
- Lượng bốc hơi hàng năm (mm): 1.110,4
4. Mô tả phẫu diện đất

 Phẫu diện VN 21
Ký hiệu
tầng
đất
Độ sâu
tầng đất,
cm
Mô tả phẫu diện
Ap 0 - 20 Nâu thẫm (Ẩm: 7,5R 2/3; Khô: 7,5R 3/3); sét;
ẩm; cấu trúc hạt mịn li ti; nhiều rễ cỏ; có ít
hang hốc động vật (mối); có lẫn các ổ nhỏ than
đen; chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ chặt.
BA 20 - 55 Nâu hơi đỏ (Ẩm: 7,5R 3/4; Khô: 10R 3/4); sét;
ẩm; hơi chặt; hạt nhỏ rất mịn, bột; vẫn còn
nhiều rễ cỏ; có một vài ổ than đen (N 2/0);
chuyển lớp từ từ về màu sắc rõ về độ chặt.
Bs1 55 - 110 Nâu hơi đỏ (Ẩm: 7,5R 3/4; Khô: 10R 3/6); sét;
đất chặt hơn tầng trên; cấu trúc hạt mịn; còn ít
rễ cỏ và rễ cao su (f » 5-10 mm); còn ít hang
hốc mối; chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ
chặt.
Bs2 110 - 150 Nâu đỏ (Ẩm: 7,5R 3/4; Khô: 10R 3/6); sét; ít
chặt hơn tầng trên; cấu trúc hạt nhỏ viên; còn ít
rễ cao su, ngô; chuyển lớp từ từ.
Bs3 150 - 160 Nâu đỏ (Ẩm: 7,5R 3/4; Khô: 10R 3/6); sét; cấu
trúc hạt mịn; tỷ lệ sét cao hơn tầng trên.
 Phẫu diện VN 32
Ký hiệu
tầng
đất

Độ sâu
tầng đất,
cm
Mô tả phẫu diện
Ap1 0 - 10 Nâu hơi đỏ xỉn (Ẩm: 5YR 4/3; Khô: 7,5YR 5/3);
thịt nặng; ẩm; dẻo, dính; mịn; hơi chặt; có
nhiều rễ lúa; có nhiều chấm màu nâu rỉ sắt như
mao quản rễ; có ít kẽ nứt theo chiều dọc phẫu
diện; chuyển lớp từ từ.
Ap2 10 - 20 Nâu xám (Ẩm: 5YR 4/2; Khô: 7,5YR 6/2); thịt
nặng; ẩm, dẻo, dính; mịn; chặt; còn nhiều rễ lúa
màu trắng; có ít vệt đen xác hữu cơ; phía dưới
có ít vệt vàng nâu; còn kẽ nứt; chuyển lớp
tương đối rõ.
Bw1 20 - 55 Nâu (Ẩm: 7,5YR 4/6; Khô: 7,5YR 5/6) xen các
vệt nâu sẫm (Ẩm: 5YR 4/2; Khô: 7,5YR 4/6); thịt
nặng; ẩm; hơi chặt; phía trên còn rễ lúa; có ít
vệt nâu đen rỉ sắt; có các hạt kết von mềm
f=5mm màu nâu vàng (Ẩm: 5YR 4/8; Khô:
7,5YR 5/6); chuyển lớp từ từ.
Bw2 55 - 95 Nâu (Ẩm: 7,5YR 4/6; Khô: 7,5YR 5/6) xen ít vệt
nâu tím sáng theo kẽ nứt (Ẩm: 5YR 5/2,5; Khô:
7,5YR 5/2); thịt nặng; ẩm, dẻo; hơi chặt; phía
dưới tầng có các cụm hạt kết von màu đen nâu
(Ẩm: 5YR 3/2; Khô: 7,5YR 4/1); chuyển lớp rõ.
BC1 95 - 130 Xám hơi vàng (Ẩm: 2,5Y 6/1; Khô: 2,5Y 7/1);
sét; ẩm ướt; hơi chặt; phía trên có những ổ nâu
vàng, phía dưới ít hơn (Ẩm: 7,5YR 5/6; Khô:
7,5YR 5/8); chuyển lớp từ từ.
BC2 130 - 160 Xám hơi vàng (Ẩm: 2,5Y 5/1,5; Khô: 5YR 7/1);

sét; ướt, dẻo, dính; có nhiều kết von nâu vàng
đến đen.
 Phẫu diện VN 57
Ký hiệu
tầng
đất
Độ sâu
tầng đất,
cm
Mô tả phẫu diện
Ap 0 - 10 Nâu đỏ sẫm (Ẩm: 5YR 3/3; Khô: 5YR 3/3,5); sét;
ẩm; tơi xốp; có nhiều rễ ngô nhỏ; cấu trúc viên
nhỏ; trên mặt có lớp cát mịn mỏng; có lẫn ít vệt
đen xác cây đốt; có ít đá vụn nhỏ mềm; đá lẫn
< 5%; chuyển lớp từ từ.
AB 10 - 25 Nâu đỏ hơi sẫm (Ẩm: 5YR 3/6; Khô: 5YR 3/3,5);
sét; ẩm; hơi chặt; cấu trúc viên; còn ít rễ ngô;
nhiều vệt đen than thực vật; có nhiều đá lẫn (0-
20%); chuyển lớp không rõ.
Bt 25 - 55 Nâu đỏ hơi sẫm (Ẩm: 5YR 3/6; Khô: 5YR 3/3,5);
sét; ẩm; tơi xốp; còn ít rễ ngô; cấu trúc viên; có
ít vệt than đen xác hữu cơ thực vật; nhiều đá
lẫn tỷ lệ 40 - 50%; chuyển lớp rõ.
BC 55 - 90 Nâu đỏ hơi sẫm (Ẩm: 5YR 3/3; Khô: 5YR 3/3,5);
sét; ẩm; ít rễ cây nhỏ; lẫn nhiều đá vụi bán
phong hóa mầu xám nâu hơi mềm; đá lẫn 70-
80%; chuyển lớp không rõ.
C 90 - 120 Nâu đỏ hơi sẫm (Ẩm: 5YR 3/3; Khô: 5YR 3/3,5);
sét; ẩm; lẫn nhiều đá bán phong hóa; nhiều đá
bọt lớn; đá lẫn 80-90%.

5. Các chỉ tiêu về vật lý, hóa học của phẫu diện đất
 Phẫu diện VN 21
Độ chua trong đất từ chua vừa đến ít chua, pHH2O: 5,0 - 6,0, pHKCl: 4,0 - 5,0.
Độ chua thủy phân khá cao 11 - 15 me/100 g đất. Dung lượng trao đổi Cation
thấp: 13 - 20 me/100g đất và khoảng 4 - 8 me/100g đất; trong đó, Base trao đổi
chỉ chiếm khoảng 35 – 40%
 Phẫu diện VN 32
- Đất phù sa trung tính ít chua, độ chua từ chua nhẹ đến ít chua. Trong đó, độ
chua hoạt tính (pHH20) khoảng 5,5 - 6,0; độ chua trao đổi (pHKCl) khoảng 5,0
- 5,5; độ chua tiềm tàng chỉ đạt 4 - 6 me/100gam đất (gđ). Cation kiềm tương
đối khá đặc biệt là Ca++ (6 - 7 me/100 gam sét (gs). Dung lượng trao đổi
(CEC) và độ no bazơ (BS) vào loại trung bình (CEC 17 - 20 me/100 gam sét
hoặc 13 - 14 me/100g đất; BS 38 - 56%).
- Đất phù sa giầu mùn từ chua vừa đến ít chua. Trong đó, đất phù sa mùn ít
chua có (pHH20) đạt 5,5 - 6,0; (pHKCl) khoảng 5,0 - 5,5, độ chua tiềm tàng
chỉ đạt 4 - 7me/100gđ; đất phù sa mùn Gley có pHH2O đạt 5,0 - 5,5, pHKCl
khoảng 4,5 - 5,0, độ chua tiềm tàng khoảng 8 - 10 me/100gđ. Dung lượng trao
đổi Cation khá cao, đạt 20 - 24 me/100gđ và khoảng 14 - 16 me/100gđ. Độ no
Bazơ (BS) có sự phân biệt rõ giữa 2 đơn vị đất phụ. Ở đất phù sa mùn ít chua
BS đạt 50 - 55%, đất phù sa mùn Gley BS chỉ đạt 40 - 45%.
- Đất phèn có độ chua hoạt tính và trao đổi có sự phân biệt rất rõ giữa các đất
mặn và đất không mặn, và giữa tầng phèn và tầng không phèn. Ở lớp đất mặt,
đất phèn không mặn rất chua, pHH20 chỉ đạt 4,0 - 4,5 và pHKCl khoảng 3,5 -
4,0; đất phèn mặn ít chua, pHH20 khoảng 4,5 - 5,5 và pHKCl khoảng 4,0 - 4,5.
Ở các tầng phèn, mặn hoặc không mặn, đất đều rất chua, pHH20 chỉ đạt 2,5 -
3,0 và pHKCl xuống đến 2,0 - 2,5. Độ chua tiềm tàng trong các tầng đất đều
đạt trị số rất cao 14 - 15 me/100gđ, thậm chí lên đến 15 - 20 me/100gđ trong
các tầng chứa phèn. Sulphate hoà tan (SO42 - ) ở các tầng đất phèn đạt trị số
khá cao: 0,15 - 0,22%, trong khi đó ở các tầng không phèn, lượng SO42- chỉ
đạt 0,01 - 0,02%. Dung lượng trao đổi Cation cao, lên đến 25 - 30 me/100gs và

18 - 20 me/100gđ. Trong phức hệ trao đổi, các Cation kiềm ở lớp đất mặt đạt tỷ
lệ trung bình khá: 50 - 55%, trong khi ở các tầng đất phèn chỉ đạt 20 - 30%.
Trong các Cation kiềm, Na+ & Mg2+ đạt mức cao đến rất cao (Na+: 1 - 3
me/100gđ, Mg2+: 3 - 4 me/100gđ); Ca2+ & K+ chỉ đạt mức thấp đến rất thấp
(Ca2+: 3 - 4 me/100gđ, K+: 0,4 - 0,6 me/100gđ).
 Phẫu diện VN 57
Nhìn chung các đơn vị đất đen đều có độ chua hoạt tính và trao đổi đạt mức ít
chua đến gần trung tính, pHH2O khoảng 5,5 - 7,8, pHKCl khoảng 5,0 - 6,5.
Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng vẫn cao: 12 - 19 me/100g đất. Dung lượng trao
đổi Cation cao, đạt 30 - 40 me/100g sét và khoảng 22 - 24 me/100g đất. Độ no
Base rất cao, lên đến 50 - 80%
6. Nhận xét sơ bộ về độ phì nhiêu của đất
 Phẫu diện VN 21
Mùn và đạm tổng số khá: 1,2 - 1,8% OC và 0,12 - 0,20% N. Lân tổng số khá
đến giầu: 0,15 - 0,25%. Mức độ giữ chặt lân khá cao. Vì vậy, lân dễ tiêu chỉ đạt
mức thấp đến trung bình thấp: 4 - 7 mg/100g đất. Kali tổng số nghèo: 0,1 -
0,5%.
Phẫu diện điển hình tại Long Khánh có hàm lượng các chất vi lượng (trong 1
kg đất): Co = 6,60 mg, Cu = 2,80 mg, Zn = 2,52 mg, Mn = 79,16 mg, Mo =
0,010 mg, B = 0,015 mg
 Phẫu diện VN 32
Nhìn chung đất phù sa tương đối giầu mùn, đạm, kali nhưng nghèo lân: mùn từ
2 - 4%, riêng đất phù sa trung tính mùn thấp hơn chút ít (1 - 2% OC), ngược lại
đất phù sa phèn rất giầu chất hữu cơ (5 -10% OC). Đạm từ 0,1 - 0,25% N. Kali
0,6 - 1,6% K2O. Lân tổng số từ 0,05 - 0,08% P2O5. Riêng đất phèn lân càng
nghèo 0,03 - 0,04% P2O5. Khả năng giữ lân của đất phù sa thấp 20 - 30%,
nhưng khả năng giữ lân của đất phèn lại cao » 50%. Nên ở đất phèn lân dễ tiêu
rất thấp 1 - 3 mg/100g đất.
 Phẫu diện VN 57
Đất đen giầu mùn, đạm, lân nhưng rất nghèo kali. Đất đen có mùn và đạm rất

giầu, đạt khoảng 2,0 - 4,0% OC và 0,12 - 0,35% N. Lân tổng số rất giầu: 0,1 -
0,4%. Mức độ giữ chặt lân cao: 60 - 70%, nên lân dễ tiêu không cao mà chỉ ở
mức trung bình thấp: 5 - 8 mg/100g đất. Kali tổng số nghèo, chỉ đạt 0,06 -
0,5%. Phẫu diện điển hình nhóm đất đen Gley tại Xuân Lộc có hàm lượng dễ
tiêu một số chất vi lượng: Co = 65,68 mg, Cu = 7,30 mg, Zn = 3,51 mg, Mn =
786,82 mg, Mo = 0,008 mg, B = 0,030 mg trong 1 kg đất.
7. Đề xuất hướng cải tạo
 Phẫu diện VN 21
Kiểm soát:
- Điều tra theo dõi quá trình sử dụng đất
- Điều tra phân tích đất ,đánh giá ô nhiễm đất
- Đầu tư phát triển theo chiều sâu
- Kiểm soát quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất
- Thực hiện luật môi trường
Bảo vệ:
- Thay đổi tập quán canh tác lạc hậu
- Sử dụng các biện pháp sinh học để phát triển bền vững
Cải tạo:
- Phân loại đất
- Loại bỏ nguồn ô nhiễm đất
- Thay đổi cây trồng, lợi dụng hấp thu sinh vật
Tăng cường giữ ẩm cho đất vào mùa khô, đồng thời chủ động tưới tiêu và mùa
khô hạn. Trồng rừng để chống xói mòn đất, tăng độ mùn cho đất và làm cho
tầng đất dày hơn. Ngoài ra cần có biện pháp cải tạo đất đã không còn khả năng
sử dụng: áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp, tích cực bón phân hữu cơ, đặc
biệt là bón lân, kali và đạm để có thêm chất dinh dưỡng trong đất.
 Phẫu diện VN 32
- Cày sâu dần kết hợp tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp
lý.
- Luân canh cây trồng:cây họ đậu, cây lương thực , cây phân xanh.

- Xây dựng bờ vừn ,bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm
tưới tiêu hợp lý.
- Bón phân cải tạo đất.
- Vận động nông dân ý thức tự giác tiêu hủy bao bì thuốc BVTV
và tránh lạm dụng thuốc hóa học để giảm thiểu tác hại đến môi
trường sống
- Tăng cường quy hoạch và xử lý hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có
các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, cung cấp nước các vùng hạn
hán nghiêm trọng, xóa đói giảm nghèo cũng được coi là một
biện pháp hữu hiệu trong cuộc chiến thoái hóa , sa mạc đất.
- Tăng độ che phủ của rừng bảo vệ đất
- Phân vô cơ có nhiều tác dụng, đó là yếu tố cần thiết cho thâm
canh tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất
cây trồng cao. Tuy nhiên, là phải sử dụng đúng kĩ thuật vì hầu hết
các trường hợp gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử
dụng không đúng kĩ thuật. Phân hữu cơ có tác dụng tăng độ phì
nhiêu của đất, nhưng cũng cần bón phân hợp lí nếu không sẽ gây
ô nhiễm đất.
 Phẫu diện VN 57
- Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, trong điều kiện Việt Nam
hiện nay thì càng nhiều càng tốt;
- Bón phân hóa học vừa đủ, cân đối;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV bằng các hóa chất độc
hại và nếu có điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo
mộc để thay thế.
Áp dụng các biện ph Áp dụng các biện pháp bón phân cân đối, bón đủ các chất dinh
dưỡng theo yêu cầu của cây trồng. Ngoài ra, cần đầu tư bón thêm vôi, phân chuồng
hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh để cải thiện độ phì nhiêu của đất cũng như làm tăng
kết cấu của đất, đặc biệt đối với các vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua.
- Cải tạo lại hệ thống tưới tiêu, đồng thời cải tạo các vùng đất thấp trũng thường bị ngập

nước để thâm canh tăng vụ, nếu không thể cải tạo thì nên chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất sang lúa cá, nuôi cá.
- Xây dựng được các công thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất nhằm đảm bảo
được sự bền vững về mặt sinh học.áp bón phân cân đối, bón đủ các chất dinh dưỡng
theo yêu cầu của cây trồng. Ngoài ra, cần đầu tư bón thêm vôi, phân chuồng hoặc các
loại phân hữu cơ vi sinh để cải thiện độ phì nhiêu của đất cũng như làm tăng kết cấu của
đất, đặc biệt đối với các vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua.
- Cải tạo lại hệ thống tưới tiêu, đồng thời cải tạo các vùng đất thấp trũng thường bị ngập
nước để thâm canh tăng vụ, nếu không thể cải tạo thì nên chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất sang lúa cá, nuôi cá.
- Xây dựng được các công thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất nhằm đảm bảo
được sự bền vững về mặt sinh học.
Bài thực hành 2
Nội dung bài thực hành 2: Xác định các biện pháp bảo vệ và cải tạo
đất
trong khu vực
1. Điều tra một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại một địa phương cụ
thể
2. Hiện trạng sử dụng đất
3. Chất lượng đất, thực trạng xói mòn, thoái hóa, ô nhiểm đất tại địa phương
4. Một số biện pháp sử dụng bền vững đặc điểm chống xói mòn, thoái hóa đất
5. Xác định hiện trạng canh tác, sử dụng bón phân hợp lý
1.Điều tra một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
tại Yên Bái
1.1.Đặc điểm địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam
lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc –
Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông
Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và
sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô.

Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng
thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích
toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng
sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao
dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44
% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.2. Đặc điểm khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 -
23
0
C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 –
87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình
khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang
Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 20
0
C, có khi xuống
dưới 0
0
C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới.
Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung
bình 18 – 20
0
C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất
tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng
Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 –
32
0
C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp,
vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên,
thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 –

24
0
C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực,
thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên –
Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 23
0
C, là vùng
có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát
triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm
năng du lịch.
2. Hiện trạng sử dụng đất
Toàn tỉnh Yên Bái sẽ có 592.849 ha đất nông nghiệp, nhiều nhất là đất rừng sản
xuất với 280.930 ha, tiếp đến là đất rừng phòng hộ 152.200 ha, đất trồng cây
lâu năm 51.258 ha, đất rừng đặc dụng 36.500 ha, đất trồng lúa 25.850 ha, đất
nuôi trồng thủy sản 1.522 ha.
Đối với đất phi nông nghiệp, theo quy hoạch, đến năm 2020 có 68.051 ha,
chiếm 9,88% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, đất phát triển hạ tầng là
14.630 ha; đất cho hoạt động khoáng sản là 4.060 ha; đất ở tại đô thị là 1.395
ha
Các nhóm đất :
Nhóm đất phù sa: Ký hiệu (p) (Fhivisols ) (FL)
Nhóm đất này có diện tích khoảng 9.171,0 ha, chiếm 1.33% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, phân bố được hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng phần lớn tập
trung ở lưu vực các con sông, suối lớn như sông Hồng, sông Chảy, Ngòi Thia
khu vực có diện tích tập trung nhiều nhất là bồn địa Văn Chấn và trở thành
cánh đồng phù sa trồng lúa lớn nhất tỉnh; các cánh đồng phù sa của huyện Văn
Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình.
Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các con
sông suối trong tỉnh, tùy theo thành phần mẫu chất mà các khu vực có những
đặc tính lý, hóa học khác nhau.

Nhóm đất này có đặc tính xốp lớn, hàm lượng chất hữu cơ giảm theo
chiều sâu của đất, ngoài tầng A bị xáo trộn có màu xám hoặc tơi mềm hoặc tối
màu hoặc có tầng H tích lũy chất hữu cơ, ngoài ra không có tầng chuẩn đoán
nào khác.
Khả năng khai thác, sử dụng của loại đất này thích hợp trồng lúa, cây
màu, các loại và hiện nay đã và đang được đưa vào khai thác, sử dụng cơ bản
hết.
Nhóm đất glay (GL) (Gleysols) (GL):
Nhóm đất này có diện tích khoảng 4.227 ha chiếm 0,61% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh. Phân bố rải rác hầu hết các huyện, nhưng tập trung nhiều nhất
ở huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, trên các địa hình thấp trũng hoặc thung
lũng giữa các dãy núi, khả năng thoát nước kém.
Đất giây hình thành từ các vật liệu không gắn kết từ các vật liệu có
thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính Fluvie, thường hình
thành ở địa hình đọng nước và những nơi có mực nước ngầm nông; đất có màu
nâu đen, xám đen, lầy thụt, bão hoà nước có tính trương co lớn, khi khô trở
thành cứng rắn. Trong đất có quá trình khử chiếm ưu thế.
Khả năng khai thác thích hợp và được sử dụng chủ yếu cho trồng lúa
nước, tận dụng làm hồ, đầm, ao nuôi thuỷ sản.
Nhóm đất đen (R) Luvíols (LV):
Nhóm đất này có diện tích khoảng 902 ha chiếm 0,13% diện tích tự
nhiên của tỉnh. Phân bố tập trung tự nhiên ở Lục Yên, trên các địa hình thung
lũng và chân núi đá vôi; diện tích thích hợp và xen kẽ giữa các loại đất khác.
Nhóm đất này được hình thành trên địa hình thung lũng hoặc chân đồi
núi đá vôi, nên chủ yếu là đất đen trên đá vôi, có thành phần cơ giới nặng, có
tầng BAngic tính sét với khả năng trao đổi cation lớn, thường là hơn
24me/100g đất, độ no bazơ trên 50% trong suốt tầng B cho đến 125 cm.
Do địa hình thấp, tích luỹ nhiều chất hữu cơ nên đất đai có màu đen
hoặc nâu thẫm điển hình. Phần lớn nhóm đất này có tầng mỏng do có nhiều kết
vón ở thung lũng và đá mẹ ở đất đồi. Đất này có hàm lượng mùn cao. Thích

hợp với khả năng trồng lúa ở địa hình trũng và rau màu các loại; cây ăn quả ở
địa hình cao.
Nhóm đất xám (X) A críols (AC):
Nhóm này có diện tích khoảng 566.923 ha chiếm 82.37%, diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, là nhóm có diện tích lớn nhất tỉnh, phân bổ phần lớn diện
tích núi của tỉnh, ở độ cao dưới 1.800m ở tât cả các huyện trong tỉnh, song tập
trung nhiều nhất ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải.
Đây là nhóm đất được hình thành tại chỗ ở địa hình đồi núi, chủ yếu có
độ dốc lớn. Đất có tầng B tính sét với khả năng trao đổi cation dưới 24me/100g
đất, độ nobazơ nhỏ hơn 50%. Tối thiểu ở một phần của tầng B ở lớp đất từ 0-
125 cm. Không có tầng E nằm đột ngột ngay ở trên một phần có tính thấm
chậm. Theo phân loại của nhóm đất này gồm các loại đất bạc màu, đỏ vàng trên
đá macma ãit, phiến sét, phù sa cổ, đá cát… đất có phản ứng chua, độ no bazơ
thấp, hoạt tính thấp.
Nhóm đất này có khả năng thích hợp trồng cây nông nghiệp, công
nghiệp ở vùng thấp, trồng rừng và bảo vệ rừng ở địa hình đồi núi cao.
Nhóm đất đỏ (F) Ferralsols ( FR):
Nhóm đất này có diện tích khoảng 12.103 ha chiếm 1,76% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh. Được phân bổ rải rác ở một số vùng cao nhưng chủ yếu tập
trung ở huyện Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Chấn; trên các khu vực địa hình núi
phát triển trên đá vôi, đá macma bazơ hoặc trung tính.
Nhóm đất này là loại đất hình thành tại chỗ do sự phong hoá của các loại
đá macma bzơ hoặc trung tính đá vôi; có độ dốc trên 15
0
, có tầng dày trên
30cm, có khả năng trao đổi cation (CEC) nhỏ hơn hoặc bằng 16me/100gam
đất, có dưới 10% khoảng có thể phong hoá, có dưới 10% sét phân tán trong
nước.
Nhìn chung đây là nhóm đất có khả năng phản ứng chua, khả năng hấp
thụ không cao, khoáng sét chủ yếu là kaolinit, có quá trình tích luỹ Fe và Al

cao, hạt kết vón tương đối bền. Đây là khả năng thích hợp cho sản xuất nông -
lâm nghiệp.
Nhóm đất mùn Alít núi cao (A)- Alisols (AL):
Nhóm đất này có diện tích khoảng 55.078 ha chiếm 8% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh. Phân bố rải rác ở các huyện, nhưng tập trung nhiều ở các
huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, trên địa hình núi cao có độ cao
tuyệt đối trên 1.800m.
Nhóm đất này được hình thành tại chỗ ở độ cao trên 1.800m, nhiệt độ
thấp, quá trình tích luỹ mùn chiếm ưu thế, quá trình khoáng hoá yếu, đất có
phản ứng chua (Phkcl từ 4-5), độ no bazơ (dưới 30%), hàm lượng mùn ở tầng
mặt giàu (trên 5%), các tầng dưới giảm đột ngột, đất phần lớn có tầng mỏng
dưới 100 cm.
Nhóm đất này chủ yếu thích nghi và có khả năng khai thác cho trồng
cây dược liệu, trồng và khoanh nuôi rừng phòng hộ.
Nhóm đất tầng mỏng (E)- Leptols (LP):
Nhóm đất này có diện tích khoảng 1.824 ha chiếm 0,27% diện tích tự
nhiên tòan tỉnh. Phân bố tập trung ở Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn và trên
vùng đất đồi có độ dốc trên 20
0
, đất có tầng mỏng dưới 30 cm, có nơi có nhiều
đá lộ đầu.
Nhóm đất này được hình thành trên địa hình cao, phát triển trên các loại
đá macma ãit hoặc đá biến chất, đá vôi, tầng đất mỏng lẫn nhiều đá vụn phong
hoá dở dang, chủ yếu là do quá trình rửa trôi, xói mòn nên càng ngày càng
mỏng, có nơi trơ đá gốc. Đất thường có phản ứng chua (PHkcl< 4,5), độ no
bazơ thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp.
TT Loại đất Hiện trạng năm 2005
Điều chỉnh quy hoạch
đến năm 2010


Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự
nhiên
688.777,39 100 688.777,39 100,00
1 Đất nông nghiệp 522.624,72 75,88 557.716,79 80,97
1.1 Đất sản xuất nông
nghiệp
79.284,06 11,51 97.380,77 14,14
1.1.1 Đất trồng cây hàng
năm
49.220,44 7,15 65.176,08 9,46
Trong đó: đất trồng
lúa
28.248,52 4,10 28.297,49 4,11
1.1.2 Đất trồng cây lâu
năm
30.063,62 4,36 32.204,69 4,68
1.2 Đất lâm nghiệp 441.896,74 64,16 458.257,40 66,53
1.2.1 Đất rừng sản xuất 188.840,53 27,42 195.303,37 28,36
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 226.686,95 32,91 225.954,03 32,81
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 26.369,26 3,83 37.000,00 5,37
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ
sản
1.363,28 0,20 1.881,93 0,27
1.4 Đất nông nghiệp

khác
80,64 0,01 196,69 0,03
2 Đất phi nông nghiệp 44.965,43 6,53 52.356,89 7,60
2.1 Đất ở 4.306,89 0,63 5.026,73 0,73
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 3.500,12 0,51 4.102,47 0,60
2.1.2 Đất ở tại đô thị 806,77 0,12 924,26 0,13
2.2 Đất chuyên dùng 10.081,03 1,46 16.866,71 2,45
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp
214,66 0,03 290,82 0,04
2.2.2 Đất quốc phòng, an
ninh.
2027,21 0,29 2.329,24 0,34
2.2.2.1 Đất quốc phòng 1.523,61 1.820,01
2.2.2.2 Đất an ninh. 503,60 509,23
2.2.3 Đất sản xuất, kinh
doanh phi nông
nghiệp
937,36 0,14 4.129,64 0,60
2.2.3.1 Đất khu công nghiệp 195,27 0,03 725,87 0,11
2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất,
kinh doanh
159,84 0,02 1.777,68 0,26
2.2.3.3 Đất cho hoạt động
khoáng sản
332,11 0,05 877,42 013
2.2.3.4 Đất sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm sứ
250,14 0,04 748,67 0,11
2.2.4 Đất có mục đích

công cộng
6.901,80 1,00 10.117,01 1,47
2.2.4.1 Đất giao thông 5.248,34 0,76 7.552,80 1,10
2.2.4.2 Đất thuỷ lợi 965,70 0,14 1.215,03 0,18
2.2.4.3 Đất truyền dẫn năng
lượng, truyền thông
47,52 0,01 165,09 0,02
2.2.4.4 Đất cơ sở văn hoá 50,44 0,01 134,23 0,02
2.2.4.5 Đất cơ sở y tế 61,41 0,01 89,26 0,01
2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục -
đào tạo
362,24 0,05 483,60 0,07
2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục -
thể thao
112,51 0,02 318,71 0,05
2.2.4.8 Đất chợ 28,13 0,00 58,53 0,01
2.2.4.9 Đất có di tích, danh
thắng
7,55 0,00 41,80 0,01
2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý
chất thải
17,96 0,00 57,96 0,01
2.3 Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
20,85 0,00 24,67 0,00
2.4 Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
603,12 0,09 726,15 0,11
2.5 Đất sông, suối và
mặt nước chuyên

dùng
29.929,65 4,35 29.688,74 4,31
2.6 Đất phi nông nghiệp
khác
23,89 0,00 23,89 0,00
3 Đất chưa sử dụng 121.187,24 17,59 78.703,71 11,4
Nhìn chung hầu hết diện tích đất bằng ở Yên Bái đã được khai thác sử dụng
vào các mục đích khác nhau, tuy nhiên việc sử dụng đất hiện nay cũng còn
nhiều bất cập, tỷ lệ đất nông nghiệp còn khá cao, tỷ lệ đất du lịch và dịch vụ
tương đối thấp, nhất là đối với một địa điểm du lịch tiềm năng. Vì vậy thời
gian tới cần quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là cho xây dựng
đô thị và phát triển du lịch, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3. Chất lượng đất, thực trạng xói mòn, thoái hóa, ô nhiễm
đất đai tại địa phương
- Chất lượng đất :
Tốt, phục vụ cho phát triển hết các tiềm năng về nông nghiệp ,
công nghiệp cũng như dịch vụ.
- Thực trạng xói mòn :
Yên Bái là một khu vực miền núi có địa hình tương đối phức tạp,
kết hợp với phương thức canh tác trên đất dốc, khiến cho tài nguyên đất
ngày càng giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng, gây ra nhiều hậu
quả đối với kinh tế xã hội. Hầu hết các khu vực của Yên Bái đều nằm
trên các vùng có nguy cơ xói mòn cao đến rất cao, trong khi lớp phủ mặt
đất lại suy giảm nhất là trong thời kì canh tác nông nghiệp cũng chính là
mùa mưa ở đây.
Lũ lụt và hạn kiệt của điều kiện khí hậu thủy văn khu vực Bắc Trung bộ
là một trong những tác nhân gây thoái hóa, sạt lở và xói mòn đất ven
biển.
- Ô nhiễm môi trường đất:

Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng
nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những
nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh
vật đất, tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới
hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm.
Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất
đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các
bãi thải tại mỏ sắt (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than (gần 3 triệu
m3 đất đá thải/năm), mỏ than (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)…Hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang phát triển
nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai
thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng
đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.Thái Nguyên hiện
có 66 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số mỏ được cấp
phép khai thác lên tới 85, trong đó có 10 điểm khai thác than, 14 điểm
khai thác quặng sắt, 9 điểm khai thác quặng chì kẽm, 24 điểm khai thác
đá vôi, 3 điểm khai thác quặng titan… Tổng diện tích đất trong hoạt
động khai thác chiếm hơn 3.191 ha, tương ứng gần 1% diện tích đất tự
nhiên của tỉnh.
Tỉnh Yên Bái hiện có 257 điểm mỏ và điểm quặng, trong đó có
47 đơn vị hoạt động thăm dò khoáng sản và 130 đơn vị hoạt động khai
thác khoáng sản. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị hoạt động khai thác khoáng
sản trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đem lại
hiệu quả cao. Nhiều điểm khai thác mỏ đã phát sinh một lượng lớn chất
thải rắn, gồm đất, đá, quặng phế thải làm gây ô nhiễm môi trường đất,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến thảm thực vật trong khu vực; hiện tượng
xói mòn, rửa trôi đất diễn ra mạnh Môi trường nước cũng bị ảnh
hưởng nhiều bởi trong quá trình khai thác khoáng sản lộ thiên và quy

trình khai thác, xử lý không hợp lý. Quá trình vận chuyển khoáng sản
làm hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của
nhân dân địa phương; nhiều mỏ khai thác không tuân thủ theo thiết kế,
không đúng quy trình, không áp dụng triệt để các biện pháp bảo vệ môi
trường
4. Một số biện pháp sử dụng bền vững chống xói mòn, thoái
hóa đất
- Phương pháp xử lí tại chỗ:
+Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong
không khí mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than
hoạt tính.
+Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani, một số loại
dương xỉ hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc
hấp thụ chì, cỏ ba lá hấp thụ dầu,….
+Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết
các chất gay ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và
sử lí riêng.
+Phương pháp cố định chất ô nhiễm bằng dòng điện
+Phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên
như các quá trình bay hơi, thông khí, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng
để phân hủy các chát gây ô nhiễm.
- Xử lí đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí
+ Phương phấp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy
các chất ô nhiễm bằng quá trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy
ra một cách tự nhiên.
+Phương pháp nhiệt.
+Phương pháp trộn với nhựa đường asphalt.
+Phương pháp đóng khối.
+Phương pháp bóc và chôn lấp.
- Điều tra và phân tích đất: Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm

và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu
chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố
độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để đánh giá.
- Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm:Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần
nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc.
Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu
bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho
cây trồng cần phải cẩn thận.
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong
đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế
dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết
hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp)
- Làm sạch hóa đồng ruộng:Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua,
chuyểnphần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng
độ của chúng trong dung dịch.Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho
một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan.Luân canh lúa màu
để xúc tiến phân hủy DDT. Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón
phân hữu cơ.Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút
các cation kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ
màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược
tồn lưu trong đất.
- Đổi đất, lật đất:Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện
pháp đổi đất, lật đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên
diện rộng.
- Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật:Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên
thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây quả, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu
đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp
nhất.Hoặc có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất.
- Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thái
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón

đúng cách
+Bón phân theo kết quả phân tích môi trường
+ Sử dụng giống cây trồng thích hợp
+ Bón phân cân đối (N:P:K và hữu cơ)
+ Số lần bón phù hợp, đặc biệt là phân đạm
+ Quản lý nước thích hợp
- Các nhà máy phải xây ống khói cao để đưa khí thải lên cao, phải có hệ thông
xử lí chất thải, để tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xử lí chất thải, có
thể xây dựng hệ thốngxử lí chất thải tập trung.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường
-Thực hiện luật Môi trường.
Trước hết cần giáo dục người dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường nói
chung và môi trường đất nói riêng. Đối với các đơn vị vi phạm luật môi trường,
cần phải xử lý nghiêm khắc tội gây ô nhiễm đất
+ Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho
phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc
phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì
bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu thángđến ba năm.
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.
5.Xây dựng hiện trạng canh tác, sử dụng phân bón hợp lý
− Hướng dẫn người dân tham gia bón phân hợp lý
− Tổ chức lớp học để người dân biết cách bón phân hợp lý hơn, giúp cho cây
trồng
tươi tốt, tăng năng suốt cây trồng


×