GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
Bài 29
Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự chuyển dịch cơ câu
công nghiệp.
I. Mục tiêu.
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam.
- Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Biết cách phân tích, lựa chọn và vẽ biểu đồ.
- Biết phân tích, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu CN.
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- At lat địa lí 12. Bản đồ công nghiệp Việt Nam. Biểu đồ vẽ sẵn.
2. Chuẩn bị của trò:
- Máy tính, thước kẻ, bút chì…
III. Tiến trình bài học.
1.Tổ chức:
Ngày giảng Lớp Sĩ số HS nghỉ
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
* Dựa vào kiến thức đã học, át lát địa lí Việt Nam, hãy giải thích tại sao TP Hồ
Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
3. Giảng bài mới:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
Hoạt động của GV & HS
* Hoạt động 1: Định hướng hoạt động thực hành
- GV: Cho HS nêu nội dung, yêu cầu bài học thực hành.
- GV: Định hướng cho HS tiến hành các bước thực hành
+ Chuyển đổi số liệu.
+ Vẽ và hoàn thiện biểu đồ (chú ý chọn biểu đồ, kích thước tỷ lệ biểu đồ…)
Số liệu của năm 1996 lớn hơn số liệu 2005 nhiều lần nên dựa vào tỷ số của tổng số liệu 2 năm để
tính toán, vẽ cho đúng về kích thước, tỷ lệ.
+ So sánh, nhận xét biểu đồ, lí giải về sự diễn biến, biến động các đối tượng địa lí thông qua biểu
đồ.
+ So sánh, nhận xét về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Đưa ra nhận
định chung, sau đó so sánh, nhận xét để làm rõ nhận định đó.
* Hoạt động 2: Tiến hành hoạt động thực hành
- HS: Tiến hành các hoạt động thực hành theo nhóm
- GV: Cho 3 HS lên bảng thực hành với 3 phần nội dung của bài thực hành.
- GV: Theo dõi, chỉ dẫn cho các nhóm thực hành.
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả thực hành
1. Kết quả vẽ biểu đồ:
Biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 1996 và
2005.
2. Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp nước ta không đồng đều giữa các vùng. Lớn nhất là ĐNB,
sau đó đến ĐBSH và tiếp theo là ĐBSCL, các vùng còn lại có tỷ trọng nhỏ. ĐBHS và ĐNB có
chiều hướng tăng lên trong khi các vùng còn lại có chiều hướng giảm xuống. Tăng mạnh nhất là
ĐNB và giảm mạnh nhất là ĐBSCL và TDMN Bắc Bộ.
3. Do ĐNB có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển công nghiệp, TGVT, TM. Có thế mạnh dân cư,
lao động và thị trường tiêu thụ, đây cũng là khu vực có các đô thị lớn, cơ sở hạ tầng, vật chất, dịch
vụ phát triển bậc nhất cả nước. Đồng thời được chú trọng đầu tư của nước ngoài, nhà nước…
* Nhận xét:
Khu vực nhà nước (QD) giảm mạnh còn khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài và ngoài nhà nước tăng nhanh.
* Nguyên nhân:
- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế ở nước ta.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
4. Đánh giá:
5. Hoạt động nối tiếp:
- Xem các bài học để bổ sung kiến thức cho phần nhận xét, phân tích và lí giải các
nội dung thực hành trong bài.