BỘ Y TẾ
VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PANEL HỒNG CẦU
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC -TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG AN TOÀN TRUYỀN MÁU
VỀ MẶT MIỄN DỊCH
Chủ nhiệm đề tài:
- PGS. TS. NGUYỄN ANH TRÍ
- TS. BÙI THỊ MAI AN
Cơ quan chủ trì đề tài:
VIỆN HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Cơ quan chủ quản : BỘ Y TẾ
6869
19/5/2008
HÀ NỘI - 2008
1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Lịch sử phát hiện và các đặc điểm của các hệ nhóm máu hồng cầu 9
1.1.1. Hệ nhóm máu ABO 9
1.1.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh): 11
1.1.3. Hệ nhóm máu Kell: 12
1.1.4. Hệ nhóm máu Duffy 13
1.1.5. Hệ nhóm máu MNSs 14
1.1.6. Hệ nhóm máu Lewis 15
1.1.7. Một số hệ thống nhóm máu khác 15
1.2. Ngân hàng người cho máu có nhóm máu hiếm 16
1.3. Xây dựng Panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường đảm bảo an toàn truyền máu 17
1.3.1. Xây dựng Panel hồng cầu và sàng lọc kháng thể bất thường trên thế giới 19
1.3.2. Xây dựng Panel hồng cầu và ứng dụng để sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân và người cho
máu tại Việt nam 19
1.4. Các kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường 20
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu: 23
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu và sinh phẩm: 23
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 24
2.2.4. Xử lý các kết quả nghiên cứu: 30
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Khảo sát kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu để xây dựng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền
máu TW 31
3.1.1. Hệ nhóm máu Rhesus 31
3.1.2. Hệ nhóm máu Kell 31
3.1.3. Hệ nhóm máu Kidd 31
3.1.4. Hệ nhóm máu Duffy: 32
3.1.5. Hệ nhóm máu MNSs, Mia: 32
3.1.6. Hệ nhóm máu Lewis: 34
3.1.7. Hệ nhóm máu Lutheran: 34
3.1.8. Hệ nhóm máu P: 34
3.2. Tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người hiến máu nhóm O 35
3.3 Xây dựng và quản lý panel hồng cầu để sàng lọc KT bất thường 35
3.3.1. Một số đặc điểm của người hiến máu nhóm O được lựa chọn làm panel hồng cầu 36
3.3.2. Xây dựng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường 37
3.3. Ứng dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường 52
3.3.1. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu 52
3.3.2. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu, nhóm máu và chẩn
đoán lâm sàng 52
4. BÀN LUẬN 54
4.1. Khảo sát tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng cầu 54
4.1.1 . Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên D, C, c, E, e của hệ nhóm máu Rh 54
4.1.2. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên K, k của hệ Kell 54
4.1.3 . Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên Jka, Jkb của hệ Kidd 55
2
4.1.4. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên Fya, Fyb của hệ Duffy: 55
4.1.5. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên hệ nhóm máu MNSs: 56
4.1.6. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên của hệ Lutheran 57
4.1.7. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên hệ nhóm máu P 57
4.2. Bàn luận về panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương để sàng lọc
kháng thể bất thường 58
4. 3. Ứng dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường 60
4.3.1. Bàn luận về đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu 60
4.3.2. Bàn luận về đặc điểm KTBT ở người hiến máu 62
KẾT LUẬN 63
1. Xây dựng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện Huyết học truyền máu trung ương 63
2. Bước đầu ứng dụng panel hồng cầu đã được sản xuất tại Viện Huyết học Truyền máu để sàng lọc kháng
thể bất thường 64
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Tiếng Việt: 66
Tiếng Anh 67
3
MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1. Đặc điểm huyết thanh học của một số trường hợp dưới nhóm A 10
Bảng 1-2. Đặc điểm huyết thanh học của một số trường hợp dưới nhóm B 10
Bảng 1-3. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo nghiên cứu một số tác giả trong và ngoài nước. 10
Bảng 1-4. Một số kháng nguyên của hệ Rh và các tên gọi khác nhau 11
Bảng 1-5. Một số kháng nguyên của hệ Kell và các tên gọi theo ISBT 12
Bảng 1-6. Các kháng nguyên của h
ệ Duffy và các tên gọi theo ISBT 13
Bảng 1-7. Một số kháng nguyên của hệ MNSs và các tên gọi theo ISBT 14
Bảng 1-8. Kháng nguyên của hệ nhóm máu Cromer 15
Bảng 2-1. Đối tượng nghiên cứu 22
Bảng 3-1. Tần suất xuất hiện kháng nguyên D, C, c, E, e ở NCM nhóm O 31
Bảng 3-2. Tần suất xuất hiện kháng nguyên K, k, Kpa, Kpb ở NCM nhóm O 31
Bảng 3-3. Tần suất xuất hiện kháng nguyên Fya, Fyb ở NCM nhóm O 32
Bảng 3-4. Tần suất xuất hiện kháng nguyên M, N ở NCM nhóm O 32
Bảng 3-5. Tần suất xuất hiện kháng nguyên Lea, Leb ở NCM nhóm O 34
Bảng 3-6. T
ần suất xuất hiện kháng nguyên Lua, Lub ở NCM nhóm O 34
Bảng 3-7. Tần suất xuất hiện kháng nguyên P1 ở NCM nhóm O 34
Bảng 3-8. Tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người
cho máu nhóm O 35
Bảng 3-13. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 1) 39
Bảng 3-14. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 2) 40
Bảng 3-15. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tạ
i Viện HHTM trung ương (Số 3) 41
Bảng 3-16. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 4) 42
Bảng 3-17. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 5) 43
Bảng 3-18. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 6) 44
Bảng 3-19. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 7) 45
Bảng 3-20. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số
8) 46
Bảng 3-21. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 9) 47
Bảng 3-22. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 10) 48
Bảng 3-23. Panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương 49
Bảng 3-23. Panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương 50
Bảng 3-24. Panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ươ
ng 51
Bảng 3-21. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường của ngân hàng máu Singapore 51
Bảng 3-26. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu 52
Bảng 3-27. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến nhóm tuổi 52
Bảng 3-28. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến giới 52
Bảng 3-29. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến số lần truyền máu 52
Bảng 3-31. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân b
ị bệnh máu liên quan đến chẩn đoán lâm sàng 53
Bảng 3-32. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến nhóm máu 53
Bảng 3-33. Tỷ lệ kháng thể bất thường ở người cho máu 53
Bảng 4-1. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên D, C, c, E, e của hệ Rh với một số tác giả 54
Bảng 4-2. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên K, k của hệ Kell với một số tác giả 55
Bảng 4-3. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên Jka, Jkb của hệ Kidd với một số tác giả 55
Bảng 4-4. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên Fya, Fyb của hệ Duffy với một số tác giả 56
Bảng 4-5. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên M,N, S, s của hệ MNSs với các tác giả khác56
Bảng 4-6. So sánh tỷ lệ (%) mang kháng nguyên Mia với các tác giả khác 57
Bảng 4-7.So sánh tỷ lệ (%) NCM nhóm O mang kháng nguyên Lua, Lub với các tác giả 57
Bảng 4-8. So sánh tần suất xuất hiện (%) kháng nguyên nhóm máu hệ P 57
Bảng 4-9. Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu 60
4
Bảng 4-10. So sánh tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến số
lần truyền máu với một số tác giả 61
Bảng 3-18. Bàn luận về tỷ lệ kháng thể bất thường gặp ở người cho máu 62
MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2-1. Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu 23
Biểu đồ 3.1. Tần suất xuất hi
ện kháng nguyên Jka, Jkb ở NCM nhóm O 32
Biểu đồ 3-2. Tần suất xuất hiện kháng nguyên S,s ở NCM nhóm O 33
Biểu đồ 3-3. Tần suất xuất hiện kháng nguyên Mia ở NCM nhóm O 33
5
PHẦN A
TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
Hoàn cảnh ra đời của đề tài:
Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà nhiều người bệnh
đã được cứu chữa, máu cần cho điều trị, cho các cấp cứu ngoại khoa, sản khoa và
hiện nay khi triển khai một số các kỹ thuật cao như ghép tạng, mổ tim thì một lượng
máu lớn cũng cần được sử dụng. Máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũ
ng
có thể gây ra nhưng tai biến nghiêm trọng nếu không thực hiện đầy đủ các xét
nghiệm để bảo đảm an toàn truyền máu, do vậy vấn đề truyền máu hiện nay đang
được toàn thế giới quan tâm.
Hiện nay, tại các nước tiên tiến vấn đề an toàn truyền máu đã được thực hiện
một cách khá triệt để cả về mặt miễn dịch và phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng
truyền qua đường máu, việ
c định nhóm máu hệ ABO, Rh và một số hệ nhóm máu
khác, sàng lọc kháng thể bất thường của cả người cho và người nhận đã được thực
hiện một cách thường quy. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên mà an toàn
truyền máu về mặt miễn dịch tại các nước này đã được bảo đảm và hạn chế được tới
mức thấp nhất các tai biến truyền máu về mặt mi
ễn dịch.
Trong khi đó, tại nước ta hiện nay việc thực hiện an toàn truyền máu về mặt
miễn dịch chưa được đảm bảo, chúng ta mới chỉ thực hiện được việc định nhóm
máu hệ ABO và định nhóm máu hệ Rh (D), làm phản ứng chéo trong điều kiện
kháng globulin mới được thực hiện tại một số trung tâm lớn. Việc xác định các hệ
nhóm máu hồng cầu khác và sàng lọc kháng thể b
ất thường chưa được thực hiện.
Gần đây công tác truyền máu và đảm bảo an toàn truyền máu đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm, ngành truyền máu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình An toàn truyền máu quốc gia và dự án vay vốn của ngân hàng thế giới để xây
dựng bốn trung tâm truyền máu khu vực, bước đầu đảm bảo và nâng cao công tác
an toàn truyền máu. Một trong những nội dung mà kết thúc hai dự án này vào năm
2008- 2010 phả
i đạt được là phải triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường
cho những bệnh nhân được truyền máu tại các trung tâm truyền máu khu vực và
tuyến tỉnh.
Chính vì những lý do trên mà việc đi sâu nghiên cứu tần suất xuất hiện các
kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu, các kiểu hình thường gặp, hiếm
gặp để xây dựng một giàn hồng cầu với đầy đủ các kháng nguyên cần thi
ết của một
số hệ nhóm máu hồng cầu ở người cho máu tình nguyện nhằm xây dựng panel hồng
6
cầu để cung cấp cho các trung tâm truyền máu trong cả nước triển khai kỹ thuật
sàng lọc kháng thể bất thường và đảm bảo cung cấp máu kịp thời cho bệnh nhân,
người nước ngoài có nhóm máu hiếm khi cần là điều rất quan trọng và cần thiết. Do
vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu khảo sát các kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng
cầu ở người cho máu để xây dự
ng panel hồng cầu tại Viện Huyết học
Truyền máu TW.
2. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng panel hồng cầu của Viện Huyết học
Truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường cho ng−êi cho m¸u vµ
bệnh nhân được truyền máu.
Kết quả nổi bật của đề tài:
1. Xây dựng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu TW để sàng lọc
kháng thể bất thường
a. Giàn hồng cầu được xây dựng và sản xuất tại Viện Huyết học truyền
máu TW sẽ mang được tính đặc thù của của người Việt Nam, như vậy
việc sàng lọc kháng thể bất thường sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
b.
Giá thành để thực hiện xét nghiệm này sẽ rẻ hơn so với mua hồng cầu
panel của nước ngoài.
c. Việc bảo quản, vận chuyển và cung cấp panel hồng cầu cho các tỉnh
để triển khai xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường sẽ dễ dàng và
thuận tiện hơn so với việc mua panel hồng cầu được sản xuất tại nước
ngoài.
d. Đào tạo được một
đội ngũ cán bộ trong toàn ngành thực hiện xét
nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường để đảm bảo an toàn truyền máu
về mặt miễn dịch cho bệnh nhân trước khi được truyền máu.
2. Ứng dụng panel hồng cầu được xây dựng và sản xuất tại Viện Huyết học
truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường sẽ góp phần nâng cao
chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễ
n dịch tại nước ta.
3. Triển khai kỹ thuật mới: Kỹ thuật gelcard trong xác định các kháng
nguyên nhóm máu và sàng lọc kháng thể bất thường.
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay từ thời cổ xưa, người ta đã biết máu rất quan trọng và cần thiết cho sự
sống, máu đã được người lính La Mã cổ đại uống trước khi ra trận, các vua chúa Ai
Cập cũng đã sử dụng việc tắm máu để chữa một số bệnh như bệnh động kinh. Máu
của người khỏe mạnh cũng đã được sử dụng để truyền trực tiế
p cho người bệnh.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó người ta chưa thực sự hiểu được tại sao máu lại quan
trọng đối với sự sống như vậy và tại sao khi truyền máu thì có trường hợp thành
công nhưng hầu hết lại thất bại? Năm 1900, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã
phát hiện ra nhóm máu hệ ABO, đây là hệ nhóm máu đầu tiên được phát hiện ở
người và cũng là hệ
nhóm máu đóng vai trò quan trọng nhất trong thực hành truyền
máu [1], [2], [3],[10], [14], [16], [19], [60].
Năm 1941, Levine đã phát hiện thêm nhóm máu Rh. Đây là hệ nhóm máu quan
trọng thứ hai sau hệ nhóm máu ABO. Tiếp sau đó rất nhiều hệ nhóm máu hồng cầu
khác lần lượt đã được phát hiện như hệ Kell, hệ Kidd, hệ Duffy Việc phát hiện ra
các nhóm máu khác nhau của hệ hồng cầu đã giải thích cho chúng ta thấy được các
trường hợp mặc dù đã có sự phù hợp nhóm máu hệ ABO nhưng v
ẫn xảy ra các tai
biến truyền máu, đồng thời cũng tạo tiền đề để đi sâu nghiên cứu về các tai biến
truyền máu và đề ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng an toàn truyền
máu về mặt miễn dịch [3],[12], [13], [18], [21], [25], [29], [34], [41], [44].
Hiện nay, tại các nước tiên tiến an toàn truyền máu về mặt miễn dịch đã được
thực hiện một cách triệt để, việc định nhóm máu hệ ABO, Rh và một số
hệ nhóm
máu khác, sàng lọc kháng thể bất thường của cả người cho và người nhận đã được
thực hiện một cách thường quy. Bên cạnh đó việc thực hiện các chương trình nội
kiểm và ngoại kiểm về huyết thanh học nhóm máu cũng đã được thực hiện. Nhờ
thực hiện đồng bộ các biện pháp trên mà an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại
các nước này đ
ã được bảo đảm và hạn chế được tới mức thấp nhất các tai biến
truyền máu về mặt miễn dịch [15], [17], [23], [26], [27], [36], [37], [50], [54], [56].
Trong khi đó, tại nước ta hiện nay việc thực an toàn truyền máu về mặt miễn
dịch chưa được đảm bảo, chúng ta mới chỉ thực hiện được việc định nhóm máu hệ
ABO và định nhóm máu hệ Rh (D), làm phản ứng chéo trong điều kiện kháng
globulin m
ới được thực hiện tại một số trung tâm lớn. Việc xác định các hệ nhóm
máu hồng cầu khác và sàng lọc kháng thể bất thường chưa được thực hiện [2], [5],
[7], [9], [12].
Trong giai đoạn hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, hiện nay
có nhiều người nước đến làm việc và công tác tại Việt Nam, khi bệnh nhân và
8
người nước ngoài này cần truyền máu với những nhóm máu hiếm thì việc tìm được
người cho máu có nhóm máu phù hợp là rất khó khăn [4], [11].
Tại Việt nam đã có một số tác giả nghiên cứu về sự phân bố của nhóm máu hệ
ABO, Rh [4], [6], một số tác giả cũng đã nghiên cứu về nhóm máu hệ hồng cầu ở
một số nhóm quần thể khác nhau, tuy nhiên với cỡ mẫu còn nhỏ, đối tượng nghiên
cứu chủ
yếu là nhân viên y tế và người khám sức khỏe, do vậy việc xây dựng một
giàn hồng cầu đầy đủ để xây dựng giàn panel hồng cầu tại Việt Nam để cung cấp
cho các trung tâm truyền máu trong cả nước triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể
bất thường là khó thực hiện [1], [4], [9].
Chính vì những lý do trên mà việc đi sâu nghiên cứu tần suất xuất hiện của
các kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng c
ầu, các kiểu hình thường gặp,
hiếm gặp để xây dựng một giàn hồng cầu với đầy đủ các kháng nguyên cần thiết
của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người ở người hiến máu tình nguyện nhóm O
nhằm đảm bảo cung cấp máu kịp thời cho bệnh nhân, người nước ngoài có nhóm
máu hiếm khi cần và xây dựng panel hồng cầu cung cấp cho các trung tâm truyền
máu trong cả nước triển khai kỹ thu
ật sàng lọc kháng thể bất thường là điều rất quan
trọng và cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu nghiên
cứu sau:
1. Nghiên cứu khảo sát các kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng cầu ở
người cho máu để xây dựng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu
TW.
2. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng panel hồng cầu của Viện Huyế
t học Truyền
máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường cho ng−êi cho m¸u vµ bệnh nhân
được truyền máu.
Nh»m n©ng cao chÊt l−îng an toµn truyÒn m¸u vÒ mÆt miÔn dÞch
9
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử phát hiện và các đặc điểm của các hệ nhóm máu hồng cầu
1.1.1. Hệ nhóm máu ABO
Năm 1900, nhà bác học Karl Landstainer và cộng sự đã làm thực nghiệm trộn
các mẫu máu của nhiều cá thể với nhau và quan sát hiện tượng ngưng kết, Ông nhận
thấy có mẫu ngưng kết, có mẫu không ngưng kết. Qua phân tích hiện tượng ngưng
kết giữa hồng cầu của người này với huyết thanh của người kia và ngược lại Ông đã
phát hiện ra hệ thống nhóm máu đầu tiên ở người với 3 nhóm máu là: Nhóm A,
nhóm B và nhóm O. Năm 1902, Decastello và Sturli đã lặp lại thí nghiệm của
Landstainer và phát hiện thêm nhóm máu AB, sự phát hiện ra hệ nhóm máu ABO
đã mở ra cho ngành truyền máu một chân trời mới [1], [3], [14], [18].
Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm máu chính là nhóm A, B, AB và O. Bốn nhóm
máu này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt của kháng nguyên A,
B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt của kháng thể chống A,
chống B trong huyết thanh. Kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO thường xuất hiện
sớ
m vào khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai. Kháng thể chống A và chống B
thường là kháng thể tự nhiên có bản chất là IgM, thích hợp hoạt động ở 4°C, xuất
hiện sau khi sinh, tăng dần hiệu giá và đạt cực đại vào 5-10 tuổi, không qua được
hàng rào nhau thai, không bao giờ có trong huyết thanh của cá thể khỏe mạnh mà có
kháng nguyên tương ứng trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể chống A và chống B
cũng có thể là kháng thể miễn dịch, có b
ản chất là IgG, thích hợp hoạt động ở 37°C,
được hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn dịch do tiếp xúc với kháng nguyên
của hệ ABO gặp trong trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, truyền máu
không hòa hợp hệ ABO, các kháng thể này có thể lọt qua hàng rào nhau thai, có khả
năng kết hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng mạch [1], [8], [14], [18], [22].
Ngoài bốn nhóm máu chính đã được phát hiện ở trên, năm 1911 Von Dungerm
và Hirszfeld đã phát hiện nhóm máu A gồm có hai loại khác nhau là A
1
và A
2
.
Nhóm máu A
2
thường gặp hơn ở người Châu Âu ( khoảng 20%), trong số những
người có nhóm máu A
2
thì có 1-8 % là có kháng thể tự nhiên chống lại hồng cầu A
1
và 35% người có nhóm A
2
B có kháng thể tự nhiên chống lại hồng cầu A
1
[1], [3].
Cho đến nay người ta đã phát hiện được khá nhiều trường hợp dưới nhóm của
nhóm A và nhóm B (Bảng 1.1 và 1.2) với những đặc điểm sau: [1], [3], [30], [34],
[44], [47], [49], [57].
10
Bảng 1-1. Đặc điểm huyết thanh học của một số trường hợp dưới nhóm A
Phản ứng của Hồng cầu với KT trong có huyết thanh Dưới
nhóm
Anti A Anti (A+B) Anti A
1
Anti H Anti A Anti A
1
Chất tiết trong
nước bọt
A
1
++++ ++++ +++ - - - A+H (3,1 ±1,2)
A
2
+++ +++ - +++ +/- - A+H (2,1 ±0,5)
A
3
++/[M] ++[M] - ++++ +/- - A+H (1,2±0,5)
Ax
-/+ +/++ - ++++ + -/(+) A
x
+H (0,5)
Bảng 1-2. Đặc điểm huyết thanh học của một số trường hợp dưới nhóm B
Phản ứng của Hồng cầu với KT trong có huyết thanh Dưới
nhóm
Anti B Anti (A+B) Anti H Anti A Anti A
1
Anti B
Chất tiết trong
nước bọt
B ++++ ++++ + + + - (B)+H
B
3
+++[M] +++[M] +++ + + - (B)+H
B
x
(+) (+) +++ + + (+) H
Mức độ ngưng kết: ++++: Rất mạnh; +: Yếu; (+): Rất yếu; [M]: hai quần thể hồng cầu.
Tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương trong những năm qua chúng tôi cũng
gặp hai bệnh nhân có nhóm máu A
x
, một trường hợp bệnh nhân có nhóm máu A
int
cả ba trường hợp này trong huyết thanh của bệnh nhân đều có kháng thể tự nhiên
chống lại hồng cầu A
1
và một bệnh nhân có nhóm A
el
[1], [3].
Bảng 1-3. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo nghiên cứu một số tác giả
trong và ngoài nước
Tỷ lệ các nhóm máu hệ ABO (%)
Tên nước, chủng tộc
A O B AB
Triều tiên 34 28 27 11
Nhật Bản 38 29 22 11
Mỹ (Da trắng)
Mỹ (Da đen)
42
29
45
49
10
18
3
4
Da vàng (Phương Đông) 28 40 27 5
- Đỗ Trung Phấn (2004)
- Bùi Thị Mai An (2006)
21,4
20,2
45,0
44,5
28,3
29,9
5,44
5,4
11
Nhóm máu hệ ABO có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào nước, chủng tộc và các
khu vực khác nhau trên thế giới [4], [6], [10], [11] (Bảng 1-3).
1.1.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh):
Năm 1939, Levine và Stetson đã phát hiện một kháng thể bất thường trong huyết
thanh của một sản phụ có con bị bệnh vàng da tan máu, kháng thể này ngưng kết
với hồng cầu của cha và con nhưng không làm ngưng kết hồng cầu của mẹ [30],
[34], [44].
Năm 1940, Karl Lansteiner và Wiener miễn dịch lợn và thỏ bằng hồng cầu khỉ
Rhesus và đã thu được một kháng thể mà gây ngưng kết với khoảng 85% hồng cầu
ng
ười da trắng và họ đã gọi tên yếu tố đó là Rhesus (Viết tắt là Rh), Wiener và
Peters cũng đã nhận xét sự xuất hiện kháng thể Rh (D) ở những bệnh nhân Rh (D)
âm mà đã nhận máu Rh (D) dương. Tuy nhiên người được công nhận phát hiện ra
kháng nguyên D của hệ Rh là Levine và cộng sự (1939-1940) [3], [30], [34], [44].
Năm 1941, thêm ba kháng nguyên của hệ Rh được phát hiện là C, E, c bởi
Wiener, Race và Levine. Năm 1945, Mourant phát hiện thêm kháng nguyên e của
hệ Rh. Bảng 1.4 dưới đây trình bầy các kháng nguyên của hệ
Rh và các đặc tính của
chúng [1], [3], [28], [30], [34], [44].
Bảng 1-4. Một số kháng nguyên của hệ Rh và các tên gọi khác nhau
Bằng số ISBT Wiener Fisher
và Race
Tỷ lệ
người
Châu Âu
Bằng số ISBT Wiener Fisher
và
Wiener
Tỷ lệ ở
người Châu
Âu
RH1 004001 Rh
o
D (Rh
0
) 85 RH11 0040011 rh
w2
E
w
RH2 004002 rh’ C 70 RH12 0040012 rh
G
G <1
RH3 004003 rh“ E 30 RH13 0040013 Rh
A
85
RH4 004004 hr C 80 RH14 0040014 Rh
B
85
RH5 004005 hr“ e 98 RH15 0040015 Rh
C
85
RH6 004006 hr Ce 64 RH16 0040016 Rh
D
85
RH7 004007 rh
i
Ce(f) 70 RH17 0040017 Hr
o
85
RH8 004008 rh
w1
C
W
2 RH18 0040018 Hr 100
RH9 004009 rh
x
C
x
<1 RH19 0040019 Hr
S
100
RH10 0040010 hr
V
V(ce
s
) (2) RH20 0040020 VS (e
s
) 98
Cho đến nay khoảng 50 kháng nguyên của hệ Rh đã được phát hiện, tuy nhiên 5
kháng nguyên quan trọng nhất của hệ Rh vẫn là D, C, c, E, e tương ứng với 6 gen là
D, d, C, c, E, e. Gen d chỉ được giả định trên lý thuyết vì người ta chưa phát hiện
12
được cấu trúc của kháng nguyên d, cũng như kháng thể chống d [1], [4], [17], [25],
[30], [34], [44].
Kháng thể của hệ Rh hầu hết là kháng thể miễn dịch có bản chất là IgG,
chúng có thể lọt qua hàng rào nhau thai. Kháng thể tự nhiên của hệ Rh rất hiếm,
người ta có thể gặp người có kháng thể IgM chống E nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Kháng thể của hệ Rh được sinh ra do quá trình miễn dịch bởi các kháng nguyên của
hệ Rh gặp
ở người có nhóm máu Rh âm nhận máu Rh dương hoặc do bất đồng
nhóm máu mẹ con hệ Rh, mẹ có nhóm máu Rh âm và con có nhóm máu Rh dương.
Kháng thể quan trọng nhất có ý nghĩa trên lâm sàng của hệ Rh là kháng thể D [2],
[3], [5], [6], [8], [9], [30], [34], [44].
1.1.3. Hệ nhóm máu Kell:
Hệ Kell là một hệ thống nhóm máu khá phức tạp. Năm 1946, nhà bác học
Coombs và cộng sự đã phát hiện một kháng thể lạ có trong huyết thanh của một sản
phụ sinh con bị vàng da, kháng nguyên tương ứng với kháng thể này được ông đặt
tên là Kell (viết tắt là K), đây cũng là kháng nguyên đầu tiên của hệ Kell được phát
hiện. Năm 1949, Levine và cộng sự phát hiện ra kháng nguyên Cellano (viết tắt là
k) và kháng thể của nó. Năm 1957, Allen, Chown và cộng sự phát hiệ
n thêm ba
kháng nguyên của hệ Kell là Kpa, Kpb và Kp
o
. Năm 1958, kháng nguyên Jsa được
phát hiện bởi Giblett và kháng nguyên Jsb được Walker phát hiện năm 1963. Cho
đến nay người ta đã phát hiện được 23 kháng nguyên khác nhau của hệ Kell, bảng
1.5 dưới đây cho biết một số kháng nguyên của hệ Kell, tên gọi và tần suất xuất
hiện gặp tại một số vùng, nước [1], [3], [30], [34], [38], [44].
Bảng 1-5. Một số kháng nguyên của hệ Kell và các tên gọi theo ISBT
ISBT Kháng
nguyên
Ca bệnh
đầu tiên
Tần suất xuất hiện
(người Châu Âu)
Tần suất xuất hiện
(người Việt Nam 2006)
Năm phát
hiện
KEL 1 K
Kellher 9,0 0 1946
KEL 2 k Cellano 99,8 100 1949
KEL 3 Kp
a
Penney 2,0 1957
KEL 4 Kp
b
Rautenberg 99,9 1958
KEL 6 Js
a
Sutter <1,0 1958
KEL 7 Js
b
Matthews >99,9 1963
Kháng nguyên K có mặt khoảng 10% ở người da trắng, hiếm gặp ở người da
đen, da vàng, người Mỹ và Mông Cổ. Kháng nguyên Js
a
gặp 19,5% ở người da đen,
13
UI
a
gặp 2,6% ở người Phần Lan, trong khi đó hai kháng nguyên này chỉ gặp dưới
1% ở người Châu Âu [1], [3], [30], [34], [44].
Hệ thống Kell cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong thực hành truyền
máu, chỉ sau hệ ABO và Rh do các kháng thể miễn dịch chống K phản ứng rất
mạnh với hồng cầu mang kháng nguyên K và gây tan máu trong lòng mạch khi
truyền máu không hòa hợp. Kháng thể miễn dịch chống K cũng là nguyên nhân gây
vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con. Kháng thể của hệ
Kell có bản chất là IgG có thể lọt qua hàng rào nhau thai. Trong một số trường hợp
kháng thể chống K được sinh ra do kháng nguyên của vi khuẩn giống như kháng
nguyên K [1], [3], [30], [34], [44].
1.1.4. Hệ nhóm máu Duffy
Năm 1950, kháng nguyên đầu tiên của hệ Duffy là Fya đã được Cutbush và
cộng sự phát hiện, một năm sau Ikin đã phát hiện ra kháng nguyên Fyb. Ở người da
trắng có 3 kiểu hình thường gặp của hệ Duffy là Fy (a+b-), Fy (a+b+), Fy (a-b+).
Tiếp theo bốn kháng nguyên khác của hệ Duffy là Fy3, Fy4, Fy5, Fy6 lần lượt được
phát hiện bởi Albrey (1971), Harris (1970), Colledge (1973) và Nichols (1987). Cho
đến nay người ta đã phát hiện được thêm 6 kháng nguyên khác nhau của hệ Duffy.
Kháng thể của hệ Duffy thường được sinh ra do phản ứng truyền máu, có bản ch
ất
là IgG và có thể gây tan máu trong lòng mạch. Bảng 1.6 dưới đây cho biết các
kháng nguyên của hệ Duffy, tên gọi, tần suất xuất hiện cũng như kiểu hình thường
gặp, hiếm gặp tại một số vùng, nước [1], [3], [20], [30], [34], [44].
Bảng 1-6. Các kháng nguyên của hệ Duffy và các tên gọi theo ISBT
ISBT Kháng nguyên Ca bệnh đầu tiên Tần suất xuất hiện
(người Châu Âu)
Nước khác
FY 1 Fya Kellher 9,0
FY 2 Fyb Cellano 99,8
FY 3 Fy3 Penney 2,0
FY 4 Fy4 Rautenberg 99,9
FY 5 Fy5 Peltz >99,9
FY 6 Fy6 Sutter <1,0 19,5 (Negrids)
14
1.1.5. Hệ nhóm máu MNSs
Hệ nhóm máu MNS được Landsteiner và Levine phát hiện năm 1927 bao
gồm 2 kháng nguyên là M và N. Năm 1947, Walsh và Montgomery phát hiện kháng
thể S; năm 1951, Levine và cộng sự phát hiện kháng thể chống s. Cho đến nay có
46 kháng nguyên của hệ MNS đã được phát hiện (Bảng 1-7), tuy nhiên bốn kháng
nguyên hay gặp nhất của hệ MNS là: M, N, S, s [1], [3], [30], [34], [44].
Hệ thống MNS chỉ đứng thứ hai sau hệ thống nhóm máu Rh với 46 kháng
nguyên khác nhau, các kháng nguyên này đã được công nhận bởi Hội truyền máu
quốc tế. Kháng nguyên của hệ MNS được mã hoá bở
i 2 gen đồng hợp tử cao là
GYPA và GYPB, nằm sát ngay trên nhiễm sắc thể số 6. Sinh học phân tử cho thấy
tính đa dạng của các kháng nguyên trong hệ thống nhóm máu này là do biến đổi các
nucleotid làm tăng tái tổ hợp protein glycoporine A và B [1], [30], [34].
Đặc tính của các kháng thể của hệ MNS cũng rất khác nhau phụ thuộc vào
tính sinh miễn dịch của từng kháng nguyên, kháng thể chống M, N thường có bản
chất IgM, không gắn với bổ thể, hiếm khi gây tan máu ở trẻ sơ
sinh do bất đồng
nhóm máu mẹ con, nhưng có thể gây tai biến truyền máu. Trong khi đó kháng thể
chống S, s hầu hết có bản chất là IgG, có thể gây tan máu do bất đồng nhóm máu
mẹ con và truyền máu [1], [3], [30], [34], [44].
Bảng 1-7. Một số kháng nguyên của hệ MNSs và các tên gọi theo ISBT
Tên gọi
theo
ISBT
Tên
kháng
nguyên
Tên gọi cũ Tên gọi
theo
ISBT
Tên kháng
nguyên
Tên gọi cũ
MNS 1 M MNS 10 Mur Murrell
MNS 2 N MNS 11 M
g
MNS 3 S MNS 12 Vr Verdegaal
MNS 4 S MNS 13 M
e
MNS 5 U MNS 14 Mt
a
Martin
MNS 6 He Henshaw MNS 15 St
a
Stones
MNS 7 Mi
a
Mittenberger MNS 16 Ri
a
Ridley
MNS 8 M
c
MNS 17 Cl
a
Caldwell
MNS 9 Vw Gr, Vereyst MNS 18 Ny
a
Nyberg
15
1.1.6. Hệ nhóm máu Lewis
Kháng thể đầu tiên của hệ thống nhóm máu Lewis là kháng thể Lea đã được
Mourant mô tả vào năm 1946. Năm 1948, Andresen mô tả kháng thể Leb, hai kháng
nguyên tương ứng với hai kháng thể này tạo nên các kiểu hình của hệ thống nhóm
máu Lewis là: Le (a+ b-), Le (a- b+), Le (a+b+). Kiểu hình Le (a+b+) dường như rất
hiếm gặp ở người Châu Âu, nhưng lại gặp nhiều hơn ở người Nhật Bản, Đài Loan.
Các kháng nguyên nhóm máu hệ Lewis không được sinh tổng hợp từ tế bào hồng
cầu, các kháng nguyên này được tạo ra bởi các tế bào của tổ chức và được tiết vào
các dịch của cơ thể và huyết tương, sau đó được hấp thụ lên trên màng hồng cầu.
Kháng nguyên Lewis có trong dịch tiết của cơ thể có bản chất là glucoproteins, các
kháng nguyên Lewis có mặt trong huyết tương được gắn lên trên bề mặt hồng cầu
có bản chất là glucolipids. Kháng thể của hệ Lewis thường có bản chất là IgM, có
khả nă
ng gắn được với bổ thể nhưng thuộc loại kháng thể không có ý nghĩa trên lâm
sàng [1], [3], [30], [34], [44], [58].
1.1.7. Một số hệ thống nhóm máu khác
Ngoài các hệ thống nhóm máu kể trên, hiện nay đã có tất cả 29 hệ nhóm máu
hồng cầu với 285 kháng nguyên khác nhau đã được Hội Truyền máu quốc tế công
nhận như: Hệ Lutheran, I và i, Diego, Cromer, Lansteiner-Winener, Gerbich,
Dombrock, Yt, Indian, Knops, Xg, Colton, OK, JMH …, các hệ thống nhóm máu
này có đặc điểm khá đặc biệt, ví dụ như hệ nhóm máu Xg thường gặp với tần số cao
ở nữ nhiều hơn ở nam. Hệ Cromer có 7 kháng nguyên xuất hiện với tần số cao và 3
kháng nguyên xuất hi
ện với tần số thấp gặp ở người Châu Âu (Bảng 1-8) [1], [3],
[30], [34], [44], [58].
Bảng 1-8. Một số kháng nguyên của hệ nhóm máu Cromer
Kháng nguyên Phân loại theo ISBT Tần xuất gặp ở Châu Âu
Cra CROM 1 >99%
Tca CROM 2 <0,1
Tcb CROM 3 <0,1
Tcc CROM 4 <0,1
Dra CROM 5 >99%
Các kháng nguyên được xếp vào nhóm đa ngưng kết như T, Tk, Th có một
mối liên quan chặt chẽ với một số bệnh, theo tác giả Springer, 1997 qua nghiên cứu
16
theo dõi dọc 48 bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư cho thấy có 37 (77%) bệnh nhân có
kháng thể chống T dương tính, trong khi kết quả X quang/ sinh thiết của những
bệnh nhân này vẫn cho kết quả âm tính, tác giả đã tiếp tục theo dõi kháng thể chống
T trong huyết thanh của bệnh nhân với khoảng thời gian từ 2-12 năm trước khi các
kết quả sinh thiết/ X quang trở nên dương tính. Như vậy xác định kháng thể chống
T có thể cho kết quả chẩ
n đoán sớm một số loại ung thư. Tỷ lệ kháng thể chống T
gặp trong một số loại ung thư như sau: Ung thư phổi có 85% bệnh nhân dương tính
với kháng thể chống T, ung thư tụy có 88% bệnh nhân dương tính với kháng thể
chống T và ung thư bàng quang là 83% [1], [3], [30], [34], [44], [58].
Hiện nay, kỹ thuật sinh học phân tử đã và đang được áp dụng một cách rộng
rãi trong lĩnh vực y học để chẩ
n đoán và điều trị bệnh. Kỹ thuật sinh học phân tử
cũng nhanh chóng được áp dụng trong việc nghiên cứu về cấu trúc kháng nguyên
nhóm máu hệ hồng cầu. Nhờ những tiến bộ của ngành khoa học mới này mà chúng
ta đã có thêm những hiểu biết mới về kháng nguyên và nhóm máu hệ hồng cầu. Các
hiểu biết này rất cần thiết vì đây chính là cơ sở khoa học giúp chúng ta có thể đề ra
các biện pháp thích hợ
p để đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại Việt
Nam [1], [3], [30], [34], [44], [58].
Tính đa dạng của các kháng nguyên nhóm máu và các hệ nhóm máu hồng
cầu ở trên đã cho thấy nếu chúng ta không thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể
bất thường cho bệnh nhân trước khi truyền máu thì vấn đề an toàn truyền máu về
mặt miễn dịch vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
1.2. Ngân hàng người cho máu có nhóm máu hiếm
Ngân hàng người hiến máu với những nhóm máu hiếm đã được Hội Truyền máu
Quốc tế đề cập từ những năm 1966, cho đến nay vẫn tiếp tục được duy trì và đã
phát triển được trên 4.000 người hiến máu tại 60 ngân hàng máu ở 26 quốc gia.
Chương trình này đặc biệt phát triển ở Anh và đã có bề dầy trên 30 năm, tại đây họ
có chương trình sàng lọc để lựa chọn người hiến máu có nhóm máu hi
ếm và cũng là
nơi cung cấp đầy đủ các nhóm máu hiếm cho bệnh nhân khi cần. Chương trình ngân
hàng máu hiếm cũng được thực hiện tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nam Phi và một số
nước thuộc khu vực Châu Âu. Tại Nhật Bản người ta đã cung cấp nhiều người hiến
máu có nhóm máu rất hiếm cho Hội Truyền máu quốc tế như Di(a+b-); Jr (a-); D
/D và Ko [32], [40], [42], [45], [46], [52], [53], [55], [59], [61], [62].
Tại Mỹ, từ năm 1960 đến 1998 đã có hai ch
ương trình nghiên cứu và xác định
những người hiến máu có nhóm máu hiếm để phục vụ kịp thời cho những bệnh
nhân khi cần truyền máu. Năm 1998, hai chương trình này được hợp nhất thành một
và lấy tên là chương trình người hiến máu có nhóm máu hiếm Mỹ, đến nay chương
17
trình này đã có danh sách của 35.000 người hiến máu có nhóm máu hiếm. Những
người hiến máu này được quản lý và họ được liên hệ 2 lần/ năm để đảm bảo khi họ
có những thay đổi về địa chỉ và điện thoại chương trình sẽ được thông báo và thuận
tiện cho việc liên hệ khi cần thiết. Các kháng nguyên hiếm thường gặp tại Mỹ là U-
(17%); Di (b-) (7%), Vel- (4%); Kpb- (3%), Jsb- (7%), Yt(a-) (3%) [32], [40], [42],
[45], [46], [52], [53], [55], [59], [62].
Tại Nam Phi, ngân hàng máu hiếm được thiết l
ập từ năm 1977. Những nhóm
máu hiếm thường gặp tại Nam Phi là nhóm máu Bombay Oh, k-, Kpb-, Lub Tại
Nam Phi một giàn hồng cầu của người hiến máu có nhóm máu hiếm được đồng
quản lý giữa phòng thí nghiệm tham chiếu về miễn dịch huyết học và dịch vụ truyền
máu Nam Phi tại Durban. Nhóm máu hiếm được cung cấp theo yêu cầu. Có một
trung tâm bảo quản các đơn vị máu hiếm trong điều kiện đông lạnh với 22 loại
nhóm máu hiếm của 18 hệ thống nhóm máu khác nhau. Muốn duy trì ngân hàng
máu hiếm thì việc sàng lọc những người hiến máu hiện tại để lựa chọn ra những
người có nhóm máu hiếm là rất cần thiết [52], [62].
Tại Đài Loan, qua khảo sát 10.000 người hiến máu mới phát hiện được một
người có nhóm máu Jk (a-b-), nhóm máu D- chiếm khoảng 4%, hiện tại Đài Loan
có 2.500 người hiến máu có nhóm máu Rh (D) âm và đang được quản lý [55].
Tại Việt Nam, tác giả Bạch Quố
c Tuyên (1984), Bùi Thị Mai An (2006) qua
nghiên cứu một số nhóm máu của hệ hồng cầu của người Việt Nam cũng cho thấy
các nhóm máu hiếm thường gặp ở người Việt Nam là D-, Fyb +, K+, k-, P1+, Lub-,
S+, s-, Kpa+, Kpb [3], [17].
Việc xác định các nhóm máu hiếm sẽ góp phần để xây dựng một giàn panel
hồng cầu với đầy đủ các kháng nguyên cả hiếm và thường gặp để xác định kháng
thể bất thường.
1.3. Xây dựng Panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường đảm bảo
an toàn truyền máu
Panel hồng cầu là một giàn kháng nguyên hồng cầu của những người có nhóm
máu O mà trên mỗi hồng cầu đó đã được xác định chính xác các kháng nguyên của
một số hệ nhóm máu hồng cầu. Kháng nguyên trên các hồng cầu này sẽ phát hiện
được một hoặc nhiều kháng thể chống lại các kháng nguyên có trên bề mặt hồng
cầu.
Số lượng các hồng cầu được lựa chọn để xây dựng panel sàng lọc kháng thể b
ất
thường là không hằng định, tuy nhiên thường được xây dựng từ 2- 3 hồng cầu, điều
quan trọng là những hồng cầu này phải mang tối đa các kháng nguyên, đặc biệt là
18
những kháng nguyên hiếm gặp với mục đích là để phát hiện được đầy đủ các kháng
thể bất thường có trong huyết thanh của bệnh nhân và người cho máu.
Để xây dựng được panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường trước hết cần
xác định tần suất xuất hiện kháng nguyên của các hệ nhóm máu hồng cầu ở trong
một quần thể để xác định các kháng nguyên có tần suất hiện hi
ện thấp hay cao. Tác
giả Giblett (1961) đã xây dựng một công thức để xác định tần suất gây miễn dịch
của các kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu với mục đích để xác định các kháng
nguyên cần thiết phải có mặt trong panel hồng cầu như sau:
Tần suất gây miễn dịch = Tỷ lệ dân mang kháng nguyên x tỷ lệ dân không mang
kháng nguyên, từ công thức này có thể tính ra:
- Vùng kháng nguyên ít tạo KTBT khi tần suất xuất hiện kháng nguyên trong
quần thể là 100% ho
ặc từ 0-4,9%.
- Vùng kháng nguyên thuận lợi tạo KTBT khi tần suất xuất hiện kháng nguyên
nằm trong khoảng: 90-99% và 5-29%.
- Vùng kháng nguyên dễ tạo KTBT nhất khi tần suất xuất hiện kháng nguyên
nằm trong khoảng 30-89%.
Trên thực tế và qua nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng có nhiều kháng nguyên
nhóm máu được xuất hiện hoặc với tần suất thấp hoặc với tần suất cao. Mỗi dân tộc,
quốc gia khác nhau thì tần suất các kháng nguyên này cũng xuất hi
ện khác nhau.
Khi một người có các kháng nguyên xuất hiện với tần suất cao cần truyền máu thì
việc cung cấp máu ít gặp trở ngại nhưng khi một người có kháng nguyên nhóm máu
xuất hiện với tần suất thấp thì việc có máu để điều trị là rất khó khăn, do vậy tại mỗi
quốc gia cần thiết phải xây dựng một giàn hồng cầu riêng để kịp thời cung cấp cho
người bệ
nh khi cần truyền máu và xây dựng panel hồng cầu để triển khai xét
nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường nhằm đảm bảo cung cấp máu kịp thời và an
toàn cho người bệnh [45], [46].
Tại các nước tiên tiến ở Châu Âu và Châu Mỹ, việc xây dựng panel hồng cầu để
sàng lọc kháng thể bất thường, ngăn cản các tai biến truyền máu do kháng thể đồng
loài đã được thực hiện rất sớm từ nhữ
ng năm của thập kỷ 70 [37]. Các kỹ thuật sàng
lọc kháng thể bất thường lúc đầu được thực hiện trong môi trường nước muối ở
nhiệt độ phòng thí nghiệm và 37°C, sau đó được thực hiện trong môi trường kháng
globuline và tiếp tục được cải tiến và được thực hiện trong môi trường kháng
globuline với dung dịch có lực ion thấp (Rút ngắn thời gian ủ) để phát hiện các
kháng thể đồng loài [27], [30], [31], [33], [35], [39], [43], [48].
19
1.3.1. Xây dựng Panel hồng cầu và sàng lọc kháng thể bất thường trên thế
giới
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng
thể bất thường một cách thường quy cho cả bệnh nhân và người cho máu, panel
hồng cầu được sử dụng cho việc sàng lọc và xác định bản chất của các kháng thể
bất thường là do các hãng sản xuất mang tính chất thương mại, mang tính đặc thù
cho từng vùng mà lại được bán với giá thành khá cao. Hơn nữa, do việc bảo quản
các mẫu máu này chỉ giới hạn trong thời gian 3-4 tuần vì vậy việc cung cấp panel
hồng cầu này này một cách đầy đủ và kịp thời là rất khó thực hiện, chính vì vậy mỗi
quốc gia thường xây dựng riêng cho nước mình một giàn hồng cầu với các kháng
nguyên đặc thù để sàng lọc kháng thể bất thường và thuận tiện để phân phối cho các
trung tâm truyền máu trên phạm vi toàn quốc. Kể cả phương án sản xuất mang tính
chấ
t thương mại hoặc sản xuất tại từng quốc gia thì panel hồng cầu được sử dụng để
sàng lọc kháng thể bất thường bắt buộc bao gồm kháng nguyên của các hệ nhóm
máu: Rh, Kell, Duffy, Lewis, Kidd, MNS, Lutheran, Xg [9], [19], [23], [24], [26],
[27], [30], [35], [36], [37], [39], [41], [44], [51].
1.3.2. Xây dựng Panel hồng cầu và ứng dụng để sàng lọc kháng thể bất
thường cho bệnh nhân và người cho máu tại Việt nam
Ngay từ thập kỷ 80, tác giả Bạch Quốc Tuyên đã phối hợp với ngân hàng quốc
gia Pháp nguyên cứu khảo sát các kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu của 60
nhân viên y tế làm tại bệnh viện bạch Mai (Chủ yếu là người có nhóm máu O) để
xây dựng panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường, tuy nhiên do số người có
nhóm máu O đồng ý cho panel chỉ có khoảng 30 người và hầu hết những người này
cho đến nay đã nghỉ hưu, bên c
ạnh đó việc xác định các kháng nguyên một số hệ
nhóm máu hồng cầu chưa được đầy đủ (Thiếu hồng cầu của những người có kháng
nguyên D âm, Fyb +, S+). Cũng do những người cho panel này là nhân viên y tế
mà không phải là người hiến máu nên mỗi lần lấy hồng cầu để làm panel cũng rất
khó khăn vì không lấy được một lượng máu lớn (Thường lấy hồng cầu làm panel
dưới dạng máu chứng), do vậy khi mu
ốn sản xuất với số lượng lớn hồng cầu panel
để cung cấp cho các cơ sở truyền máu trong toàn quốc để triển khai kỹ thuật sàng
lọc kháng thể bất thường là rất khó thực hiện [17].
Tại Việt Nam đã có một số tác giả như Đỗ Trung Phấn, Bùi Thị Mai An (2004),
nghiên cứu về tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu
củ
a người Việt Nam bình thường giai đoạn 1995-2000, tác giả Nguyễn Thị Thanh
Mai (2005) cũng đã khảo sát tần suất xuất hiện một số kháng nguyên nhóm máu ở
các cặp bố, mẹ của bệnh nhi bị bệnh thiếu máu tan máu [13]. Việc xây dựng panel
20
hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường cũng đã được tác giả Đỗ Mai Dung
(2004) triển khai nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức nhưng với số lượng người cho
máu nhóm O chỉ hạn chế là 120 người nên việc sản xuất panel hồng cầu để sàng lọc
kháng thể cũng mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu. Do vậy, trong nghiên cứu này
với cỡ m
ẫu lớn hơn (Khoảng 1.000 người cho máu nhóm O) chúng tôi sẽ dễ dàng
chọn được những người cho máu với đầy đủ các kháng nguyên để xây dựng được
giàn panel hồng cầu hoàn chỉnh và đưa xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường
vào thực hiện thường quy cho cả người cho máu và bệnh nhân để bảo đảm an toàn
truyền máu về mặt miễn dịch. Giàn hồng cầu sử dụng để làm panel hồng cầu sàng
lọc kháng th
ể bất thường được bao gồm kháng nguyên của tám hệ nhóm máu hồng
cầu: Rh, Kell, Duffy, Lewis, Kidd, MNS- Mia, Lutheran và P [4], [6], [8], [9].
1.4. Các kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường
Việc nghiên cứu về kháng thể bất thường của nhóm máu hệ hồng cầu đã được
nhiều tác giả đề cập từ thập kỷ 60, 70 các tác giả này cho rằng có khoảng từ 1-3 %
các cá thể sẽ sinh ra kháng thể bất thường do quá trình thai ngén hoặc sau khi nhận
máu, tại thời điểm đó tác giả Peter (1970) cũng đã đề cập việc sàng lọc kháng thể
bất thường phải được thực hi
ện cho cả người hiến máu và bệnh nhân bằng kỹ thuật
ngưng kết trong ống nghiệm và giàn hồng cầu sử dụng để sàng lọc kháng thể bất
thường phải bao gồm các kháng nguyên của các hệ nhóm máu sau: Hệ Rh, Kell,
Duffy, Kidd, Lewis, MNS [44].
Hiện nay, trên thế giới người ta đã áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để sàng
lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân và người cho máu như: Kỹ thuật ngưng kết
trong ố
ng nghiệm, kỹ thuật ngưng kết trong phiến nhựa trên hệ thống máy tự động,
kỹ thuật gelcard, tùy theo điều kiện kinh tế của từng nước mà người ta có thể áp
dụng một trong các kỹ thuật trên hoặc phối hợp nhiều kỹ thuật với nhau. Các nước
tiên tiến hiện nay thường dùng kỹ thuật ngưng kết trong phiến nhựa và kỹ thuật
gelcard trên hệ thống máy tự
đông [26], [27], [30], [31], [33], [35], [36], [37].
Tại Việt nam, kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là kỹ thuật ngưng kết trong ống
nghiệm và việc sàng lọc kháng thể bất thường cho người cho máu và bệnh nhân
chưa được thực hiện một cách thường quy mà mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu. Kỹ
thuật ngưng kết trong phiến nhựa trên hệ thống máy miễn dịch tự động chư
a được
áp dụng tại nước ta, tại một số trung tâm lớn kỹ thuật sàng lọc bằng kỹ thuật gelcard
đã bắt đầu được áp dụng.
Tác giả Bùi Thị Mai An (1995), Nguyễn Thị Thu Hà (1999) đã tiến hành nghiên
cứu tỷ lệ kháng thể bất thường ở người cho máu và nhận máu nhiều lần bằng panel
hồng cầu được sản xuất tại Viện Huyết học Truyền máu.
21
Qua phần tổng quan ở trên cho thấy việc khảo sát tần suất xuất hiện kháng
nguyên của các hệ nhóm máu hồng cầu là cần thiết để xây dựng panel hồng cầu tại
viện Huyết học Truyền máu trung ương.
Sử dụng panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW để
triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường một cách thường quy cho người
cho máu và bệnh nhân là cần thiết để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về
mặt miễn dịch.
22
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 1026 người hiến máu nhóm O đến cho máu tại Viện Huyết học Truyền máu
TW từ 2004- 2007 được xác định kháng nguyên các nhóm máu hệ hồng cầu cụ thể
như trong bảng 2.1.
- Cỡ mẫu để xác định các kháng nguyên nhóm máu là cỡ mẫu thuận tiện tùy
theo số lượng của từng loại kháng huyết thanh để xác định kháng nguyên nhóm
máu hệ hồng cầu được viện trợ từ Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Bảng 2-1.
Đối tượng nghiên cứu
Tên các kháng nguyên
và số mẫu được xác
định
Tên xét nghiệm
Tên KN Số mẫu XN
Đối tượng
Nghiên cứu
Tổng số
mẫu
nghiên
cứu
D 1026
C 1026
c 1026
E 1026
Xác định kháng
nguyên hệ Rh
e 1026
K 868
k 125
Kpa 744
Xác định kháng
nguyên hệ Kell
Kpb 744
Fya 90
Xác định kháng
nguyên hệ Duffy
Fyb 781
Jka 773
Xác định kháng
nguyên hệ Kidd
Jkb 773
Lea 795
Xác định kháng
nguyên hệ Lewis
leb 100
S 776
s 776
M 161
N 482
Xác định kháng
nguyên hệ MNS,
Mia
Mia 129
Xác định kháng
nguyên hệ P
P1 775
lua 743
Xác định kháng
nguyên hệ Lutheran
Lub 743
Người hiến máu 1026
501 Bệnh nhân bệnh máu
Sàng lọc kháng thể
bất thường
100 Người hiến máu
601
23
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu:
- Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu
Sơ đồ 2-1. Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu và sinh phẩm:
1. Kháng huyết thanh hệ Rh, Kell, Duffy, Kidd, M, N, S, s, P, Lutheran của
Hãng BIO-RAD và DIA- MED.
Người hiến máu tại viện huyết học
Truyền máu TW (2004-2007)
(
Lấy máu để xác định các KN nhóm máu hệ hồng cầu
Đủ tiêu chuẩn hiến máu
Xác định tần suất xuất hiện các KN nhóm máu hệ
Rh, Kell, Duffy, Kidd, Lewis, Lutherran, MNSs, P1,
i
Kỹ thuật ngưng kết trên ống
n
g
h
i
ệm và trên lam kính
Kỹ thuật gelcard
Lựa chọn người hiến máu để xây dựng panel hồng
ầ
Mục tiêu 1: Nghiên
cứu khảo sát các kháng
nguyên nhóm máu hệ
hồng cầu của người
hiến máu để xây dựng
panel hồng cầu tại viện
Huyết học Truyền máu
Trung ương
Sử dụng panel hồng cầu để sàng lọc
kháng thể bất thường
Mục tiêu 2: Bước
đầu ứng dụng panel
hồng cầu của Viện
Huyết học Truyền máu
Trung ương để sàng lọc
KTBT cho người hiến
máu và bệnh nhân
24
2. Kháng huyết thanh hệ Mia của trung tâm truyền máu Đài Loan và
Singapore.
3. Enzyme Papain của Hãng BIO- RAD.
4. Gelcard để định nhóm máu k, Leb, Cw, M của hãng DIA- MED.
5. Dung dịch treo hồng cầu để làm phương pháp Gelcard của BIO-RAD và
DIA-MED.
6. Gelcard Coombs/Liss, gelcard môi trường nước muối, huyết thanh
Coombs, đệm Liss của hãng BIO-RAD và DIA-MED.
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.2.3.1. Lựa chọn người hiến máu để xác định các kháng nguyên nhóm máu
hệ hồng cầu:
Người hiến máu được chọn để lấy mẫu máu nghiên cứu phải đạt được các
tiêu chuẩn sau:
- Có đủ tiêu chuẩn để hiến máu theo quy định của “Quy chế truyền máu”;
- Không bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu: HIV, HBV,
HCV, giang mai, sốt rét;
- Những người hiến máu này được tư vấn, giải thích về ý nghĩa nhân đạo và
cần thiết của việc nghiên cứu;
- Là những người tình nguyện, đồng ý sẽ
hiến máu nhiều lần trong tương lai.
2.2.3.2. Lấy mẫu máu để tiến hành nghiên cứu:
Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào một ống nghiệm sạch, chuyên dụng có chứa sẵn
chất chống đông bằng EDTA. Lắc đều để máu không bị đông dây.
2.2.3.3. Xác định kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu bằng các kỹ thuật:
a/ Kỹ thuật ngưng kết trong ống nghiệm để xác định kháng nguyên của hệ
nhóm máu Rh (D, C, c, E, e):
- Bước 1: Nhỏ 1 giọt kháng huyết thanh của hệ Rh (Hoặc anti D, anti C, Anti c, Anti
E, anti e) vào một ống nghiệm đã được dán nhãn;