Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương PhưỢng với gà mái F1 (Hồ Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.63 KB, 49 trang )

Chuyờn tt nghip Nguyn Thanh Tun CNTY5 - Vit Yờn
Lời cảm ơn
Để hoàn thành bản báo cáo này, em xin gửi tới PGS.TS Bùi Hữu
Đoàn, thầy hớng dẫn, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Chăn
nuôi & Nuôi trồng Thuỷ sản trờng ĐHNNHà Nội đã dày công dạy dỗ
chúng em trong toàn khoá học.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, Bà con nông dân
xã Thờng Thắng huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện để em
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, ngời thân đã động viên và giúp đỡ
em trong học tập và nghiên cứu.
Bc Giang, ngy 30 thỏng 4 nm 2011
Sinh viờn
Nguyn Thanh Tun
Khoa CN & NTTS Trng HNN H Ni
i
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
MỤC LỤC
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
ii
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
DANH MỤC BẢNG
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
iii
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Theo số liệu thống kê năm 2010, trong tổng số 188 triệu con gà đang
nuôi trong cả nước, đàn gà thả vườn chiếm đến trên 80 %. Khi nuôi các giống


gà nội, chúng ta gặp phải một trở ngại lớn là năng suất chăn nuôi nói chung,
năng suất sinh sản nói riêng rất thấp. Để nâng cao năng suất nhằm đáp ứng
nhu cầu của các trang trại và nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong những năm
gần đây, chúng ta đã nhập một số giống gà lông màu nổi tiếng như Tam
Hoàng, Lương Phượng, Sasso, Kabir…
Khi nhập gà lông màu từ nước ngoài chúng ta sẽ gặp phải những khó
khăn là con giống rất đắt và tốn kém: để có một con giống ông bà thả vườn
một ngày tuổi, chúng ta phải bỏ ra hàng trăm đô la. Hai là, không chủ động
được con giống vì phải phụ thuộc vào hãng cung cấp từ nước ngoài và cuối cùng,
hầu hết các giống gà thả vườn nhập nội đều chỉ thích nghi hoặc thích nghi tốt
với việc nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, do tập tính lười vận động, chậm chạp…
do đó thịt nhão, chất lượng thịt không cao … không đáp ứng được thị hiếu
người tiêu dùng nên giá rẻ
Cả lý thuyết và thực tiễn trong những năm qua đều chứng tỏ rằng, khi
cho lai gà nội, nhất là các giống có tầm vóc cơ thể lớn với gà thả vườn nhập
nội thì các nhược điểm kể trên của cả gà nội và nhập nội đều sẽ được khắc
phục cơ bản, và đó cũng là một một xu hướng lớn trong công tác nghiên cứu
tạo ra con giống cho ngành chăn nuôi gà của nước ta hiện nay. Cách làm đó
đáp ứng nhu cầu của thị trường về con giống gà lông màu có chất lượng cao
cho các trang trại chăn nuôi theo phương thức chăn thả quy mô vừa và lớn.
Đồng thời, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu con giống từ bên ngoài, tiết
kiệm được một phần ngoại tệ đáng kể, đồng thời nâng cao chất lượng sản
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
1
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính và mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, công tác trên còn có một ý nghĩa không
kém phần quan trọng, là góp phần bảo tồn và phát triển đàn con giống địa
phương quý hiếm của nước ta.
Nghiên cứu một số công thức lai giữa gà Hồ với gà Lương Phượng là

một trong những nghiên cứu cụ thể tại địa phương theo định hướng nói trên,
vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết
thực. Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài:
“Đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Lương
PhưỢng với gà mái F1 (Hồ -Lương Phượng) nuôi tại xã Thường Thắng,
Hiệp Hoà, Bắc Giang ”
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sản xuất thịt của con lai broiler trên địa bàn xã, nhằm
cung cấp cho thị trường một tổ hợp lai mới.
Khi phát triển công thức lai này vào thực tiễn sản xuất, sẽ thúc đẩy việc
tiêu thụ gà Hồ (để làm vật liệu), như vậy sẽ nâng cao được giá trị của các con
giống quý hiếm này, từ đó sẽ thúc đẩy việc bảo tồn các con giống bản địa một
cách bền vững.

Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
2
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở di truyền các tính trạng của gà
Di truyền là sự truyền đạt lại những đặc điểm của bố mẹ cho con cái.
Sự truyền lại vật chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cá thể bố mẹ
sang cá thể con được thực hiện qua nhiễm sắc thể (NST). Bộ NST lưỡng bội ở
gà gồm 39 cặp NST, trong đó có 8 cặp NST lớn, 30 cặp vi NST và 1 cặp NST
giới tính, gà trống có 78 NST với cặp NST giới tính là ZZ, gà mái có 77 NST
với cặp NST giới tính là ZO. Với các tiến bộ kỹ thuật di truyền tế bào người
ta đã xác định gà mái thuộc giới dị giao tử, với cặp NST giới tính có thể là
ZW. Gà là đối tượng đầu tiên trong vật nuôi được thiết lập bản đồ gen, đã
được công bố cách đây hơn 60 năm, xác định được 5 nhóm liên kết gồm 18
locus. Kích thước genom là 1200 cặp Megabase (Phan Cự Nhân, 2001)[19]

Các tính trạng sản xuất ở gà được phân thành hai loại: tính trạng di
truyền số lượng và tính trạng di truyền chất lượng.
Tính trạng di truyền chất lượng là tính trạng di truyền biểu hiện không
liên tục, hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác. Nó thường được quy
định bởi một vài cặp gen có hiệu ứng lớn, hệ số di truyền cao và ít chịu ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ: màu mắt, kiểu mào, màu da, màu lông
Các tính trạng di truyền chất lượng thường tuân theo các định luật cơ bản
của Mendel
Tính trạng di truyền số lượng là những tính trạng di truyền biểu hiện
liên tục, do nhiều gen chi phối. Mỗi gen thường có tác dụng nhỏ đối với kiểu
hình song do nhiều gen tác động nên có giá trị cộng gộp tương đối lớn. Mỗi
gen có thể không đóng góp ngang nhau trong việc chi phối các tính trạng.
Ngoài ra còn có kiểu tác động ức chế lẫn nhau giữa các gen không cùng nằm
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
3
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
trên 1 locus (I) và tác động trội lặn của các gen dị hợp tử trên cùng locus (Đ).
Những sai khác giữa các cá thể là những sai khác về mặt số lượng hiện tính
trạng của từng cá thể và chỉ có thể phát hiện được các sai khác đó bằng các
tính toán và cân đo các cá thể trong quần thể (Hutt FB.,1978).
Ở gia cầm có khá nhiều tính trạng số lượng mà người ta có thể theo dõi
được tính chất di truyền của chúng như: tốc độ lớn, tuổi đẻ quả trứng đầu, sản
lượng trứng … Theo Lê Đình Trung và Đặng Hữu Lanh (2000) bản chất di
truyền của các tính trạng số lượng là đa gen và sự di truyền của chúng cũng
phù hợp với các quy luật Mendel. Mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ
riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp mọi hiệu ứng của các alen. Ông
cũng cho rằng nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tính trạng bằng cách
tăng cường hay giảm bớt hiệu ứng giống như tác động của các alen. Như vậy,
các khác biệt về kiểu hình giữa các cá thể có thể tách thành các phần do di
truyền và do môi trường quy định: P = G + E

Trong đó: P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic Value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic Value)
E: Sai lệch môi trường (Environmental)
Giá trị kiểu gen gồm giá trị cộng gộp A (Addation Value), Sai lệch trội
D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác I (Interaction deviation). Sai
lệch môi trường gồm sai lệch môi trường chung Eg (General Environmantal
deviation) và sai lệch môi trường riêng Es (Special Environmantal deviation)
Do đó, kiểu hình của một cá thể được xác định bởi kiểu gen có từ 2 locus trở
lên có giá trị là:
P = A + D + I + Eg + Es
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
4
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
Kiểu di truyền và môi trường đều có tác động lên sự phát triển của tính
trạng. Tuy nhiên trong sự biểu hiện của tính trạng qua kiểu hình, kiểu di
truyền quyết định các biến động là phần chính. Đối với tính trạng số lượng,
giá trị kiểu gen được tạo thành do hiệu ứng nhỏ của từng gen tập hợp lại
Chúng sẽ có hiệu ứng lớn. Trong chọn lọc, nghiên cứu các đặc điểm di truyền
của các tính trạng chính là nghiên cứu sự biến đổi của các phương sai (δ
2
).
Trong thực tế người ta không thể phân chia giá trị kiểu hình thành các thành
phần di truyền, hoặc môi trường. Nhưng nhờ các phương pháp toán học,
người ta có thể phân chia phương sai kiểu hình thành các phương sai thành
phần do di truyền, do môi trường, do gen cộng gộp, do tác động của tương tác
gen hay tác động trội lặn Căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến các tính
trạng số lượng chúng ta có thể tách được các thành phần phương sai:
δ
P
2

= δ
G
2
+ δ
E
2
hay δ
P
2

= δ
A
2
+ δ
D
2

I
2

E
2

Trong nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng người ta thường sử
dụng hệ số di truyền để xác định tỷ lệ đóng góp tương ứng của 2 phần là di
truyền và ngoại cảnh theo công thức h
2
+ e
2
=1. Hệ số di truyền được xác định

h
2
= δ
G
2

P
2
được gọi là hệ số di truyền theo nghĩa rộng. Hệ số di truyền theo
nghĩa hẹp là tỷ lệ phương sai do tác động cộng gộp của các gen δ
A
2
và phương
sai kiểu hình δ
P
2
: h
2
= δ
A
2

P
2

2.1.2. Cơ sở nghiên cứu lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa các cá thể thuộc các dòng khác nhau của giống,
giữa hai giống khác nhau hoặc thuộc hai giống khác loài. Để sử dụng con lai
F
1

làm sản phẩm, con lai này không để làm giống mà chỉ để lấy sản phẩm hay
tăng sinh trưởng. Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì con lai F
1
có thể
được sản xuất hàng loạt có chất lượng đồng đều trong một đơn vị thời gian
tương đối ngắn (Trần Đình Miên, Nguyễn văn Thiện), 1995. Thường người ta
tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai vì ưu thế lai làm tăng mức trung
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
5
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là những tính trạng số
lượng, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố mẹ, có thể
phối hợp được đặc tính của bố mẹ, có thể giữ nguyên tính bảo thủ của một
trong hai giống gốc.
Nghiên cứu về lai tạo, Darwin là người đầu tiên đã nêu lên lợi ích của
lai và đi đến kết luận lai là có lợi và tự giao là có hại đối với động vật. Lai
giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai, làm
cho sức sống của con lai, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng
kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ
hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương
và Phan Cự Nhân, 1994).
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được
Mendel đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai, liên quan đến việc
nghiên cứu đặc điểm di truyền của từng tính trạng và đặc tính riêng rẽ.
Phương pháp này do ông phát hiện và hình thành nên các quy luật cơ bản của
di truyền . Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) thì căn cứ
vào mục đích lai tạo người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác
nhau như: lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai
phối hợp (lai tạo thành). Lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất.
Nhờ các thành tựu của di truyền học hiện đại và những kinh nghiệm

quý báu các nhà tạo giống đã tạo ra nhiều giống gia cầm quý có chất lượng và
năng suất cao, phần lớn các nhà di truyền đều sử dụng phương pháp lai tạo.
Lai giống còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học đó là ưu thế lai làm cho sức
sống của con vật tăng lên, sức đề kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh
tế được nâng cao ( Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 1994)
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
6
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
Để tạo các tổ hợp lai có năng suất cao giữa 2 giống, dòng, sử dụng
nhiều lần ưu thế lai tập trung cho gia súc thương phẩm, người ta có thể tiến
hành lai kinh tế đơn giản hoặc lai phức tạp giữa 3, 4 hoặc 6 dòng….Trong lai
kinh tế người ta quan tâm tới khả năng phối hợp (Nicking) giữa các cá thể
trong các dòng. Muốn lai kinh tế có hiệu quả phải tiến hành chọn lọc tốt các
giống làm nguyên liệu cho việc lai tạo nhằm khai thác những đặc tính kết hợp
của tổ hợp lai.
Theo Btopali (1968) chỉ ra rằng muốn đạt được ưu thế lai là siêu trội thì
phải cho giao phối các dòng gà có xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng
phải có khả năng kết hợp tốt với nhau. Đối với gia cầm cho giao phối giữa hai
hay nhiều dòng trong cùng giống hay giữa nhiều giống sẽ phối hợp được
nhiều đặc tính có lợi cũng như tăng cường chức năng sinh hoá của con lai, do
vậy mà năng suất được tăng lên.
Muốn đạt được sự phối hợp cao giữa các dòng, công tác chọn giống
phải theo một hướng nhất định, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ
kém và năng suất chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy để tạo
ra được những gia cầm lai có năng suất chất lượng tốt thì việc lựa chọn các
cặp lai là điều không thể thiếu được trong công tác giống.
Theo Phan Cự Nhân(1971), sử dụng gia cầm lai là một phương pháp
phổ biến ở nhiều nước vì người ta đã xác định là gia cầm di hợp tử có năng
suất cao hơn gia cầm đồng hợp tử
Trong chăn nuôi gia cầm, tuỳ theo điều kiện và mục đích khác nhau mà

người ta sử dụng lai đơn hay lai kép, lai luân chuyển.
a. Lai đơn: Là phương pháp sử dụng ưu thế lai trực tiếp nhất. Lai đơn
thường được dùng khi lai giữa giống gà địa phương với các giống gà cao sản
nhập nội. Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều trong tạo ra gà
kiêm dụng thịt, trứng hoặc trứng thịt, nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
7
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
chống chịu cao của gà địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ cao, ấp nở
tốt, khối lượng, sản lượng trứng cao của gà nhập nội.
b. Lai kép: Là phương pháp lai tạo ra gà thương phẩm cao sản trứng,
thịt hiện nay. Lai kép sử dụng ưu thế lai nhiều lần và tăng khả năng phối hợp.
Lai kép có thể lai giữa 3, 4, 6 hoặc 8 dòng, trong đó có nhiều dòng đã là các
dòng lai. Ngoài việc sử dụng ưu thế đối với gà thương phẩm người ta còn lợi
dụng được các tính trạng di truyền liên kết với giới tính để phân biệt trống
mái 1 ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông và màu lông.
d. Lai luân chuyển: Một trong các kiểu lai kinh tế quan trọng là lai luân
chuyển (lai luân hồi). Nếu trong công thức lai kinh tế đơn giản toàn bộ con lai
F1 được dùng để lấy sản phẩm, và do đó không tận dụng được ưu thế lai của
các con lai thì trong công thức lai luân chuyển người ta tiếp tục giữ lại các
con mái để tham gia vào quá trình lai, những con lai còn lại cũng được dùng
lấy sản phẩm.
* Lai luân chuyển hai giống, hoặc hai dòng.
A Con lai
B ( 75% A; 25% B)
Một điểm nữa của phương pháp lai luân chuyển là tiết kiệm được các con máu
thuần dùng cho lai tạo. Trong suốt quá trình lai chỉ dùng một số ít giống thuần, mái
thuần ban đầu. còn sau đó hoàn toàn dùng các mái lai, mà do có ưu thế lai nên việc
nuôi dưỡng con lai bao giờ cũng dễ dàng và đơn giản hơn con thuần.
2.1.3. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng

Ưu thế lai là hiện tượng sinh học, biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ,
nhanh chóng của những cá thể lai được tạo ra từ các con gốc không cùng
huyết thống. Cũng có thể hiểu ưu thế lai là sự tăng sức sống, tăng khối lượng
cơ thể của con lai F1 so với bố mẹ của Chúng. Các cá thể lai có thể có năng
xuất vượt trội, vượt hơn cả bố và mẹ chúng. Ưu thế lai biểu hiện qua hiện
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
♀ F1
(50% A + 50% B)
♂ A
8
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
tượng sinh trưởng nhanh hơn, kích thước cơ thể tăng lên, sức sản xuất và sức
sống tăng lên. Theo Falconer(1960) (dẫn theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn
Thiện,1995) ưu thế lai là sự khác biệt giữa giá trị tính trạng của con lai so với
bố mẹ, thường là vượt trên trung bình bố mẹ.
M
con lai
>
M
Bố
+M
mẹ
2
Bố mẹ càng khác nhau, ưu thế lai càng cao. Bản chất của ưu thế lai
được giải thích tập trung vào hai thuyết chính.
Thuyết tập trung các gen trội: những tính trạng như sức sống, khả năng
sinh sản … là những tính trạng số lượng, do nhiều gen điều khiển. Sau quá
trình tạo dòng chuyên hoá bằng phương pháp cận huyết, các gen thường tập
hợp dưới dạng đồng hợp tử trội hoặc lặn. Các dòng thuần có thể có năng suất
không cao. Nhưng khi lai với nhau sẽ cho con lai F1 có năng suất cao hơn

trung bình của bố mẹ, đó là biểu hiện của ưu thế lai. Thế hệ con lai sẽ được
thể hiện tác động của các gen trội, có thể từ bố hoặc từ mẹ so với các gen lặn
tương ứng trên cùng locus gen. Khi cha mẹ có quan hệ huyết thống càng xa
thì xác suất để mỗi cặp cha mẹ truyền lại cho con những gen trội khác nhau
càng tăng lên, từ đó mà dẫn đến tăng mức độ ưu thế lai
Đời cha mẹ AAbbccDDee X aaBBccddEE
Số locus mang gen trội 2 2
Đời con AaBbccDdEe
Số locus mang gen trội 4
Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen ở trạng thái dị hợp thường khác
với hiệu quả của từng alen này biểu hiện ở trạng thái đồng hợp. Trạng thái
siêu trội có thể là do ở trạng thái di hợp tương tác giữa hai alen sẽ có tác động
lớn lên kiểu hình, phần lớn các trường hợp alen trội thắng thế. Cứ sau mỗi thế
hệ ưu thế lai giảm đi một nửa ( H
F 3
= 1/2 H
F 2
= 1/2 H
F1
). Ưu thế lai cao nhất
ở F1 rồi từ đó giảm dần.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
9
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
Theo Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân (1994), khi các loài, chủng,
giống hoặc dòng thuần khác nhau được giao phối với nhau thì con lai F1 có
thể vượt bố mẹ về tốc độ sinh trưởng, khả năng sử dụng chất dinh dưỡng, tính
chống chịu bệnh tật…
Nguyễn Ân, và cs (1983) cho rằng trong chăn nuôi, việc lai các cá thể
khác dòng, khác giống, khác chủng nói chung đã xuất hiện ưu thế lai ở các

tính trạng sản xuất, có thể phân thành các loại sau:
- Con lai F
1
vượt hơn cả bố và mẹ về số lượng và sức sống (hiện tượng
siêu trội).
- Con lai F
1
có khối lượng cơ thể ở mức độ trung gian giữa hai giống
song khả năng sinh sản và sức sống có thể hơn hẳn bố mẹ như là giữa 2 loài
ngan và vịt, lừa và ngựa.
- Con lai F
1
trội hơn cả bố và mẹ về thể chất, tuổi thọ, sức làm việc,
song nó mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng sinh sản.
- Một dạng ưu thế lai đặc biệt là nếu tính từng tính trạng riêng rẽ thì
khả năng di truyền theo kiểu trung gian, song có khi liên quan đến sản phẩm
cuối cùng thì lại khác.
Trong lịch sử của ngành chăn nuôi, ưu thế lai đựơc biểu hiện rõ rệt trong
việc lai lừa với ngựa thành con La. Kết quả con lai được tạo ra hơn hẳn gốc bố
mẹ về nhiều mặt như tầm vóc, sức thồ, sức dẻo dai, sức chịu đựng nhưng không
có khả năng sinh sản (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Ưu thế lai chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là yếu tố
di truyền, công thức giao phối, tình trạng chăm sóc, điều kiện nuôi dưỡng và
tính thích nghi của gia cầm.
Nếu bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai cao hơn hẳn
bố mẹ có nguồn gốc gần nhau khi lai cùng dòng của cùng 1 giống. Các giống
tham gia lai có mức độ sai khác về di truyền lớn sẽ cho ưu thế lai cao hơn so với
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
10
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên

các giống có mức độ sai khác di truyền nhỏ. Điều kiện môi trường, chế độ nuôi
dưỡng, vị trí địa lí cũng tạo điều kiện cho ưu thế lai có thể thay đổi.
Ngoài ra ưu thế lai cũng chịu ảnh hưởng của giới tính, ưu thế lai về
sinh trưởng của cơ thể con trống cao hơn hẳn so với con mái.
Yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố cơ bản quyết định
đến năng suất vật nuôi. Con giống tốt được nuôi dưỡng trong điều kiện
phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền, ngược lại nếu điều kiện
ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tới sức sản xuất của giống.
2.1.4. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng năng suất ở gà
2.1.4.1. Đặc điểm sinh trưởng của gà và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh trưởng là quá trình cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng, thể tích
về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Cơ thể sinh vật thực hiện những quá
trình chuyển hóa trao đổi chất cơ bản để tạo ra vật chất của tế bào sống
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein
nên người ta thường lấy khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng. Quá trình sinh trưởng thường qua các quá trình:
- Phân chia tế bào để tăng số lượng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích các mô gian bào giữa các tế bào.
Tuy nhiên, có khi tăng khối lượng cơ thể nhưng không phải tăng sinh
trưởng chẳng hạn như béo là do tích lũy nước tạo mỡ mà không có sự phát
triển của mô cơ.
Sự sinh trưởng của cơ thể từ khi được thụ tinh đến khi trưởng thành
được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn phôi và giai đoạn sau khi nở. ở giai
đọan phôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể. Còn
giai đọan sau khi nở, sự sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô, sự tăng lên
về khối lượng, kích thước tế bào. Gia cầm sau khi nở được chia làm hai thời
kỳ, thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
11

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
- Thời kỳ gà con: Trong thời kỳ gà con quá trình sinh trưởng rất mạnh do
sự phát triển của các tế bào trong giai đọan này rất lớn, chúng tăng nhanh cả về
số lượng, kích thước và khối lượng tế bào, trong khi đó các cơ quan nội tạng
nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng, dạ dày chưa tiêu hóa
được thức ăn cứng, các men tiêu hóa chưa đầy đủ vì vậy chất lượng thức ăn ảnh
hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng. ở gà con còn diễn ra quá trình thay lông,
đây là một quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm. Vì thế thời kỳ này phải chú
ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm nhất là các axit
amin không thay thế .Trong giai đoạn gà con, chúng rất nhạy cảm với sự thay
đổi của điều kiện môi trường. Mười ngày đầu tiên, thân nhiệt gà chưa ổn định
nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường. Vì thế giai đoạn này phải cho gà
con sống trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì chúng mới sinh
trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra gà con rất mẫm cảm với các loại bệnh vì sức đề
kháng còn kém.
- Thời kỳ gà trưởng thành: trong giai đoan này tất cả các cơ quan, tổ chức
trong cơ thể gà hoàn thiện. Tốc độ sinh trưởng chậm lại do số lượng tế bào tăng
chậm và chủ yếu tăng về kích thước và khối lượng. Thời kỳ này gà đã có khả
năng thích nghi tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Trong cơ thể gà lúc
này xảy ra quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng và năng lượng một phần để
duy trì cơ thể, một phần tích lũy mỡ do vây tốc độ sinh trưởng chậm so với thời
kỳ gà con. Cơ thể gà lúc này phát triển khá hoàn thiện nên vịêc trao đổi chất, hấp
thụ, tiêu hóa tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thường được
đánh giá qua khối lượng cơ thể và kích thước của chúng. Sự sinh trưởng được
đánh giá dưới các dạng sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng
tương đối.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
12
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên

Sinh trưởng tích lũy là sự tăng khối lượng hoặc kích thước cơ thể ở một
giai đoạn tuổi nhất định nào đó.
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng hoặc kích thước cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng hoặc
kích thước cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.
Đường cong sinh trưởng
Quá trình dùng đồ thị minh hoạ về khả năng sinh trưởng đã xuất hiện
đường cong sinh trưởng. Lerner và Asmumdson(1938) đã đề nghị lấy khối
lượng cơ thể ở những giai đoạn tuổi thích hợp để xây dựng một đường cong
sinh trưởng chuẩn. Eisen và cs (1969) đã sử dụng phương trình toán học
thích hợp để thể hiện súc tích về mặt sinh học quá trình sinh trưởng của một
số giống gà thịt bằng đường cong sinh trưởng.
Theo Brody (1945) và Chambers (1990) đặc điểm của đường cong sinh
trưởng được chia làm 4 pha:
- Pha tốc độ sinh trưởng tăng dần sau khi nở.
- Điểm uốn: Là thời điểm tốc độ sinh trưởng cao nhất chuyển sang tốc
độ sinh trưởng chậm dần.
- Pha tốc độ sinh trưởng chậm dần tới đường tiệm cận.
- Đường tiệm cận là đường trùng với khối lượng cơ thể lúc trưởng
thành.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992 ) cho biết sinh
trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con
vật trên cơ sở di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là quá trình tích
lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy của các chất
cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
13
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên

thể. Sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hưởng của hệ thống
tuyến nội tiết. Đặc biệt hormone STH (Somato Tropin Hormone) của thùy
trước tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trưởng của
sinh vật. Ngoài ra, sự sinh trưởng bình thường còn chịu ảnh hưởng của
hormone tuyến giáp trạng Thyrosin và hormone tuyến thượng thận ACTH
(Adreno Cortico Tropin Hormone).
Các tính trạng về sinh trưởng là các tính trạng số lượng nên ngoài phần
ảnh hưởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn
chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ( nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức
ăn, phương thức chăn nuôi ).
Ảnh hưởng của giống
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giống, dòng có ảnh hưởng tới quá
trình sinh trưởng của gia súc gia cầm. Nghiên cứu của Reihland và cs (1978)
cho thấy tốc độ tăng khối lượng của gà trống hướng trứng Leghorn thấp hơn
nhiều so với gà thịt Hybro. Theo Say (1987) và thông tin của hãng Lohman
(1995) cho biết các giống khác nhau có khối lương cơ thể khác nhau. Có thể
so sánh tốc độ tăng trưởng của một số giống gà qua các số liệu đã được
nghiên cứu ở nước ta. Số liệu của Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) trên gà
Goldline –54, Lê Hồng Mận và cs (1996) trên gà Plymouth Rock và Ngô
Giản Luyện (1994) trên gà Hybro. Ngay trong cùng một giống nếu khác dòng
thì sự sinh trưởng cũng khác nhau. Theo Trần Công Xuân và cs (2003) khi
nghiên cứu gà Sao nhập từ Hungari ở 12 tuần tuổi cho biết: dòng gà Sao nhỏ
có khối lượng trung bình đạt 1886g/con, dòng gà Sao trung có khối lượng
trung bình đạt 1930g/con và dòng gà Sao lớn có khối lượng trung bình đạt
2560g/con. Trần Long (1994) cho biết tốc độ sinh trưởng của 3 dòng
thuần(V1, V3, V5) của giống gà Hybrro HV85 hoàn toàn khác nhau ở 42
ngày tuổi.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
14
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên

Jaap và Monis (1973) đã phát hiện những sai khác trong cùng một
giống và cường độ sinh trưởng trưởng ở gà con của các bố mẹ khác nhau.
Theo Chambers (1990), có nhiều gen ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
của gà, có gen ảnh hưởng tới một nhóm tính trạng và có gen ảnh hưởng tới sự
phát triển chung. Godfrey và Jaap (1952) cho rằng có hơn 15 cặp gen quy
định tốc độ sinh trưởng, trong đó có ít nhất 1 gen liên kết với giới tính. Hệ số
di truyền về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể đã được nhiều tác giả
nghiên cứu và kết luận: chúng biến động từ 0,26 – 0,7.
Ảnh hưởng của tính biệt
Ở gia cầm, giữa hai tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng,
thường con trống có cường độ sinh trưởng lớn hơn so với con mái. Theo Jull
(1923), gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 -32%. Các tác giả
cũng cho biết , sự sai khác này không phải hoàn toàn do ảnh hưởng của các
homone sinh dục mà còn do gen liên kết giới tính. Những gen này ở gà trống
(2 nhiễm sắc thể giới tính ) hoạt động mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể giới
tính).Theo North và cs (1990), lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%,
tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2; 3; 8 tuần tuổi hơn tương ứng là:
5% ; 11% và 27%. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993); Phạm Quang Hoán,
Nguyễn Kim Anh (1994) cho biết có sự khác nhau về khối lượng cơ thể giữa
gà trống và gà mái broiler V135 từ 1 tuần tuổi. Dựa vào sự chênh lệch về khối
lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái, người ta đã nuôi tách riêng trống mái từ
1 ngày tuổi , phương pháp này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn
nuôi gà thịt thương phẩm.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Gia cầm sử dụng thức ăn nhằm đảm bảo các hoạt động duy trì cơ thể và
sản xuất. Năng lượng và protein là 2 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong
khẩu phần ăn của gà (Rose, 1997), ngoài ra các thành phần như axit béo,
khoáng, vitamin và nước cũng không thể thiếu được.
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
15

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
Tài liệu của hãng Rovinam (1994), đã xác định ảnh hưởng của protein
và năng lượng trong khẩu phần đến tốc độ tăng khối lượng cơ thể và chuyển
hóa thức ăn của gà broiler Ross 208.
Tác giả Bùi Đức Lũng và cs (1996) đã nghiên cứu bổ sung khoáng và
vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở 7 tuần
tuổi tăng 85.3g so với lô đối chứng.
Lã Văn Kính, 1995 đã kết luận: nuôi gà thịt V135 tốt nhất là khẩu phần
chứa 24% CP, 3000 – 3150kcal ME chỉ số ME/CP = 131 – 138 cho giai đoạn
0 - 4 tuần tuổi và 20% CP, 3150 – 3300Kcal ME, chỉ số ME/CP = 158 – 165
giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (1993), để phát huy tối đa khả năng sinh
trưởng của gà cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ dinh dưỡng, cân
bằng nghiêm ngặt giữa protein và axit amin với năng lượng. Ngoài ra thức ăn
cho gà cần phải được bổ sung hàng loạt những chế phẩm sinh học không
mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăng chất
lượng thịt.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) đã kết luận, sử dụng
mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử
dụng thức ăn của gà broiler. Tác giả cho biét, hiệu quả sử dụng thức ăn có liên
quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà. Trong đó cũng một chế độ dinh
dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng
cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần năng lượng
cho duy trì, còn một phần dùng để tăng trọng. Cá thể nào có tốc độ tăng trọng
nhanh sẽ cần ít năng lượng cho duy trì hơn. Mặt khác, tăng trọng nhanh thì cơ
thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
Ảnh hưởng của môi trường
Các yếu tố môi trường như độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ
chuồng nuôi, đặc biệt là nhiệt độ có ảnh hưởng đến sinh trưởng. Reddy (1999)
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội

16
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
cho rằng khi nhiệt độ môi trường lên cao trên 36 –37
0
C sẽ gây stress nhiệt, làm
giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từ đó giảm lượng thức ăn
tiêu thụ và giảm tốc độ sinh trưởng.
Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến tốc độ sinh trưởng không liên quan
đến các quá trình bên trong như đối với sinh sản, mà chỉ ảnh hưởng đến cường độ
vận động và lượng thức ăn lấy vào. Ngược lại với quá trình chiếu sánh tự nhiên,
chiếu sáng nhân tạo liên tục với cường độ thấp sẽ trợ giúp cho quá trình sinh
trưởng, vì nhờ ánh sáng nhân tạo mà gà vận động được nhiều hơn và lượng thức
ăn tiêu thụ cũng nhiều hơn ( Pingel và Jeroch, 1980). Schwark và cs (1987) đã đề
nghị chế độ chiếu sáng cho gà mới nở đến 2, 3 tuần là 24/24 giờ, theo ông đối với
gà thịt trong thời gian chiếu sáng như vậy mức tiêu thụ thức ăn của gà sẽ đạt tối đa
và tốc độ sinh trưởng cũng đạt tối đa .
Nguyễn Hữu Cường (1996), nghiên cứu trên gà broiler BE11, V35, AV35
từ 1- 49 ngày tuổi cho biết, khi mật độ nuôi cao thì mức tăng khối lượng cơ thể sẽ
giảm. Trong chăn nuôi gà thịt, mật độ nuôi thường là từ 7 – 20 con/m
2
tuỳ theo
từng giai đoạn tuổi ( Pingel và Jeroch, 1980)
Qua các tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước đã khẳng định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển gia cầm. Trong chăn nuôi gà thịt, để đạt được năng suất
cao cần phải đồng thời có hai điều kiện: giống tốt và quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng, sử dụng thức ăn khoa học, phù hợp với từng giống, từng dòng.
2.2 Tình hình phát triển và nghiên cứu chăn nuôi gà thịt lông màu ở
thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia cầm của
thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã được các nhà khoa học
quan tâm từ những năm 70, nhưng phát triển mạnh và có đóng góp tích cực
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
17
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
cho sản xuất là khoảng 10 năm trở lại đây. Theo tác giả Bùi Hữu Đoàn (Bài
giảng chăn nuôi gia cầm), các công trình nghiên cứu lai tạo được thực hiện
theo 3 hướng: 1) lai giữa các giống, dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) lai
giữa các giống gia cầm địa phương trong nước; 3) lai giữa một giống là gia
cầm cao sản nhập nội với một giống địa phương. Kết quả các công trình
nghiên cứu đã được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành chăn nuôi. Theo
thống kê chưa đầy đủ có các công trình đã được công bố cụ thể là:
Tác giả Nguyễn Đức Hưng, năm 1975 đã công bố công trình lai tạo gà
ở nước ta gồm các cặp lại (Plymouth x Ri; Red Rhode island x Ri;
Newhampshire x Ri).
Tác giả Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao, năm 1985 đã công bố
công trình lai tạo của cặp lai (Red Rhode island x Ri).
Tác giả Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long,
năm 1993 công bố tổ hợp lai 3 máu của gà Hybro 85
Tác giả Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh
Sơn, 1996 công bố cặp lai (Ross 208 x HV85)
Tác giả Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung, Đồng Sỹ Hùng, 1997, công bố
các cặp lai (Tiền Giang x Tam Hoàng), (Rhode island x Goldline); năm 1999
công bố cặp lai giữa các dòng gà Bình Thắng (BT1, BT2)
Tác giả Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, 1999 công bố cặp lai (Đông
Tảo x TH Jangcun)
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, 1999 công bố cặp lai (Kabir
x Ri), (Mía x Ri)
Tác giả Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Thị Thanh, 1999 công bố các cặp lai (Tam

Hoàng x Brownic), (Tam Hoàng x Bình Thắng)
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang,
2001 công bố các cặp lai (Kabir x Ri), (Tam Hoàng x Ri), (Tam Hoàng x
Mía), (Tam Hoàng x Hồ)
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
18
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
Tác giả Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2003 công bố cặp lai (Lương
Phượng x Sasso); năm 2004 công bố cặp lai (Goldline x Ai Cập)
Tác gải Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, 2006 công bố các cặp lai (Ri x
Lương Phượng), (Mía x Lương Phượng), (Đông Tảo x Lương Phượng), (Ri x
Kabir), (Mía x Kabir), (Đông Tảo x Kabir)
Các đối tượng gia cầm khác cũng được lai tạo với những công thức khác
nhau. Lai giữa vịt Bắc kinh với vịt Bầu (Phạm Văn Trượng và cộng sự, 1990),
lai giữa vịt Khakicampbell với vịt Cỏ (Nguyễn Đức Hưng, 1993; Trần Thanh
Vân, 1998), Giữa các dòng vịt siêu thịt với nhau (Hoàng Văn Tiệu và cộng
sự, 1993, 2003, 2004, 2005). Lai giữa các dòng ngan pháp với nhau và với
ngan nội: lai chéo dòng ngan pháp R31 x R51 (Nguyễn Đức Hưng, Mai Danh
Luân, 2001), lai giữa ngan R71 và vịt CV-2000 (Nguyễn Đức Hưng, Lương
Thị Thủy, 2004; Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức Trọng, 2003) Lai giữa các
dòng bồ câu pháp với bồ câu nhà (Trần Công Xuân và cộng sự, 2003-2004)…
ở hầu hết các công thức lai và hầu như ở tất cả các đối tượng gia cầm khi lai
đều cho ưu thế lai và có thể sử dụng trong sản xuất thịt, trứng có hiệu quả cao
hơn các giống địa phương. Một số nhóm giống mới đã được công nhận đưa
vào sản xuất như gà Ross - Ri, gà Bình Thắng (BT1, BT2) .
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
19
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu
-Các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã Thường Thắng huyện Hiệp Hoà,
tỉnh Bắc Giang.
-Gà broiler F1 (H-LP) là sản phẩm lai giữa gà trống gà Hồ với mái
Lương Phượng; Gà ¾ máu LP là sản phẩm lai gà trống LP với gà mái lai
F1(Hồ xLP), có 75% máu Lương Phượng và 25% máu gà Hồ. Để cho đơn
giản, sau đây, chúng tôi xin gọi là gà1/2 LP và 3/4 LP.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: xã Thường Thắng huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011
3.3 Nội dung nghiên cứu
a. Điều tra một số tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn xã
b. Đánh giá một số chỉ tiêu khả năng sản xuất thịt của con lai:
- Đặc điểm ngoại hình gà lai F1 (H-LP) và gà 3/4LP
- Tỷ lệ nuôi sống
- Khả năng sản xuất thịt: khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối,
sinh trưởng tuyệt đối, chi phí thức ăn/1kg tăng trọng.
- Chất lượng thân thịt lúc 12 tuần tuổi
- Hiệu quả kinh tế
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Để so sánh khả năng sản xuất thịt của các đàn gà broiler F1 (H-LP) và
gà 3/4LP, chúng tôi bố trí thí nghiệm theo sơ đồ sau:
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
20
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên
Lô TN I II
Giống gà Gà lai 1/2LP Gà lai 3/4 LP
n 150 150
Mỗi lô nuôi 150 gà con 1 ngày tuổi, lặp lại 3 lần. Chọn gà khoẻ mạnh,

có khối lượng trung bình. Gà broiler được chăm sóc theo phương thức bán
công nghiệp và sử dụng thức ăn hỗn hợp, có giá trị dinh dưỡng theo hướng
dẫn của “Tiêu chuẩn ngành Chăn nuôi gia cầm”.
3.4.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
-Đặc điểm ngoại hình: quan sát và chụp ảnh
- Tỷ lệ nuôi sống
Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con)
Tổng số gà có mặt đầu kỳ (con)
- Tốc độ sinh trưởng
Khối lượng cơ thể gà bao gồm khối lượng khi mới nở và sau mỗi tuần
tuổi được cân từng cá thể vào một buổi sáng nhất định trong tuần trước khi
cho gà ăn.
+ Gà con mới nở được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác
±
0,05g.
+ Từ 1- 9 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 2kg có độ chính xác
±
2g.
+ Từ 10- 12 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 5kg có độ chính xác
±
10g.
- Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày).
Tính theo công thức:

12
12
TT
pp



Trong đó:
P
1
: khối lượng cơ thể tại thời điểm T
1


(g)
P
2
: khối lượng cơ thể tại thời điểm T
2
(g)
T
1
: thời điểm khảo sát đầu (ngày)
T
2
: thời điểm khảo sát sau (ngày)
- Sinh trưởng tương đối (R) (%) :
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
TLNS (%) =
X 100
A =
21
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thanh Tuấn CNTY5 - Việt Yên

100
2/)(
21

12
x
PP
pp
+

Trong đó:
P
1
: khối lượng khảo sát ở giai đoạn trước (g)
P
2
: khối lượng khảo sát ở giai đoạn sau (g)
- Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)
Hàng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho gà ăn, lượng thức ăn còn thừa, tăng
trọng của đàn gà để tính hiệu quả sử dụng thức ăn được tính theo công thức :


lượng TA cho ăn trong tuần -

lượng thức ăn thừa
Tăng trọng trong tuần
- Khảo sát chất lượng thịt
Chọn gà mổ khảo sát: khi gà thí nghiệm đã được 12 tuần tuổi, chọn 3 gà
trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng cơ thể xấp xỉ bằng khối lượng trung
bình của lô để khảo sát.
Các thành phần thân thịt được xác định theo phương pháp giết mổ khảo
sát của Polinova (1976) và Auaa; Wieke (1978).
Các chỉ tiêu đánh giá :
+ Khối lượng sống (kg) : khối lượng sau khi gà nhịn ăn 12 giờ (chỉ cho uống nước).

+ Khối lượng thân thịt (kg): khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt sạch lông,
cắt đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt chân ở đoạn khớp khuỷu
và bỏ toàn bộ cơ quan nội tạng.
Khối lượng thân thịt (g)
Khối lượng sống (g)
Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2
Khối lượng thân thịt (g)
Khối lượng thịt lườn trái (g) x 2
Khối lượng thân thịt (g)
3.5 Xử lý số liệu
Khoa CN & NTTS Trường ĐHNN Hà Nội
Tỷ lệ thân thịt (%) =
X 100
Tỷ lệ thịt đùi (%) =
x 100
Tỷ lệ thịt lườn (%) =
x 100
R(%) =
HQSDTA =
22

×