Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: nâng cao ý thức và phương pháp tự học môn vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.78 KB, 17 trang )

TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
II.1.Phương pháp nâng cao ý thức học tập 2
II.2.Hình thành và củng cố phương pháp tự học 3
II.3.Hệ thống các bài tập định tính và định lượng 8
II.4.Kết quả đạt được 15
III.KẾT LUẬN 16
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP
VÀ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC MÔN VẬT LÝ
CHO HỌC SINH BẬC THCS
1
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là sự hoạt động phối hợp hữu cơ biện chứng của
thầy và trò, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn và điều khiển tạo điều kiện cho học sinh nắm
vững tri thức và phát triển nhân cách góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.
Đối với môn vật lý trong nhà trường phổ thông, bên cạnh lý thuyết còn có phần bài tập.
Trong quá trình dạy học vật lý, ngoài việc chú ý phát huy trí tuệ cho học sinh thì người giáo viên
cũng cần phải giúp học sinh hình thành được ý thức tự lực cho các em. Đối với học sinh muốn
có kết quả tốt, là một học sinh khá, giỏi thì đòi hỏi học sinh cần phải có được ý thức học tập và
phải hình thành được cho bản thân một phương pháp tự học hiệu quả.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu tôi đã rút ra được
một vài phương pháp nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học cho học sinh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong quá trình dạy học, người học đóng vai trò chủ đạo, người dạy chỉ là đóng vai trò
hướng dẫn, điều khiển quá trình dạy học. Cho dù đối tượng học sinh ở đây là học sinh giỏi, khá,


trung bình hay yếu,kém. Nếu muốn có kết quả tốt thì bên cạnh việc người học cần phải có ý
thức, nhu cầu học tập còn đòi hỏi người học cần phải có một phương pháp tư học hiểu quả.
II.1. Phương pháp nâng cao ý thức học tập
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh
Có thể chia thành 2 yếu tố chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài:
Yếu tố bên trong:
Tích cực: Bản thân học sinh nhận ra rằng việc học tập của mình là con đường đi của tuổi trẻ
để có tri thức, có bản lĩnh chuyên môn thì khi đó sẽ có một sự thôi thúc để các em tham gia
học tập, kết quả tốt của bản thân và sự ganh đua với bạn bè
Tiêu cực: Hụt hẫng kiến thức dẫn đến bi quan nên chán học hoặc chưa nhận ra được lợi ích
của việc học.
Yếu tố bên ngoài:
Tích cực: Sự mong mỏi của người thân, bạn bè, nhà trường và xã hội đối với các em.
Tiêu cực: các cám dỗ của các thành phần tệ nạn của xã hội, các trờ chơi internet, điều kiện
gia đình, điều kiện học hành.v.v.
2. Phương pháp nâng cao ý thức học tập
Gia đình:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của các em
Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc học cho các em, động viên các em.
Kết hợp chặt chẽ với nhà trường.
Nhà trường:
Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em về ý nghĩa, vai trò của việc học
Định hướng cho các em hoạch định kế hoạch tương lai
Tổ chức các hoạt động dạy - học hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để
các em có hứng thú với môn học.
2
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Liên hệ kiến thức môn học với thực tiễn để các em thấy được ý nghĩa và vai trò của môn
học.

Các tổ chức xã hội có sự quan tâm, tổ chức các phong trào học tập cho học sinh để các em
thấy được lợi ích từ việc học.
Khi đã làm tốt công tác giáo dục tư tưởng thì học sinh khá, giỏi sẽ không lơ là trong học tập
và sẽ có những nổ lực đáng kể để có kết quả cao hơn. Học sinh trung bình yếu kém cũng nhận
thức được vai trò, ý nghĩa việc học, thấy được sự quan tâm của xã hội cho mình, các em cũng sẽ
cố gắng để có kết quả khả quan hơn.
Khi thấy được ý nghĩa, vai trò cũng như lợi ích từ việc học thì vấn đề tiếp theo là các em
phải hình thành cho bản thân một phương pháp tự học
II.2. Hình thành và củng cố phương pháp tự học
Muốn tồn tại và phát triển trong xã hội hiện tại, thì mỗi chúng ta cần phải không ngừng
học hỏi. Không phải tất cả chúng ta đều có điều kiện để tham gia tất cả các khóa học, vì vậy nên
việc xây dựng, củng cố và phát triển phương pháp tự học là một đòi hỏi tất yếu.
Trong quá trình giảng dạy vật lý trên lớp,trước hết người giáo viên cân xây dựng cho học
sinh của mình phương pháp chung để giải các bài tập. Để học sinh có thể dựa vào đó xây dựng
được phương pháp riêng cho bản thân và tự lực học môn vật lý khi không có hướng dẫn. Cụ thể
tôi đã thu thập và xây dựng được hai phương pháp định hướng giải bài tập
Bài tập định lượng
Bước 1: Đọc kĩ đề bài
Đề bài cho những gì và cần tìm cái gì? Sau đó tóm tắt đề bài theo các ký hiệu vật lý.
Bước 2: Đổi các đơn vị cho phù hợp với các đại lượng vật lý.
Bước 3: Suy luận công thức.
Có thể dùng quy tắc tam suất, chuyển vế, pitago, giải phương trình, hệ phương trình, tỉ
lệ thức
Bước 4: Thay số tính kết quả.
Bước 5: Lập bảng tổng hợp các công thức đã sử dụng trong các bài tập đã dùng.
Ví dụ
Một người tác có khối lượng 51kg. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 3dm
2
. Hỏi
trọng lượng và áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn

Hướng dẫn
Bước 1: Đọc kĩ đề bài
m = 51kg,S = 0,03m
2
Bước 3: Suy luận công thức.
Trọng lượng của người đó:
3
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
Giờ
Phút
Giây
x60
x60
:60
:60
cm
2
x100
m
2
dm
2
mm
2
x100
x100
:100
:100
:100
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2

P =?, p = ?
?10
==
mP
Áp của người đó:
===
S
P
S
F
p
?
Bước 2: Đổi các đơn vị cho phù hợp với các
đại lượng vật lý.
m = 51kg,S = 3dm
2
= 0,03m
2
P =?, p = ?
Bước 4: Thay số tính kết quả.
Trọng lượng của người đó:
)(51051.1010 NmP
===
Áp của người đó:
)/(10.7,1
13,0
510
24
mN
S

P
S
F
p ====
?
Bước 5: Lập bảng tổng hợp các công thức đã sử dụng trong các bài tập đã dùng.
mP 10
=
,
S
P
S
F
p ==
Bài tập định tính
Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập
Xác định các thông tin đã nêu ra ở đề bài, cho cái gì, tìm cái gì. Là bài toán dự đoán
hiện tượng hay giải thích hiện tượng
Bước 2: Phân tích đề bài
Dựa vào các thông tin tìm hiểu được, thiết lập mối quan hệ giữa chúng với các định
luật, khái niệm và hiện tượng.
Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả
Sau khi xác định được các định luật, khái niệm và hiện tượng chi phối vấn đề thì:
Nếu vấn đề gồm nhiều giai đoạn, thì phân chia ra từng giai đoạn để giải quyết
Nếu vấn đề đơn giản thì liên hệ với các định luật, hiện tượng, khái niệm để trả lời
Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được
Là việc đi xác định lại lần nữa quá trình phân tích, lập luận có phù hợp hay chưa.
Ví dụ:
Bài tập định tính đơn giản
BT1. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm vật mốc? Khi nói Mặt Trời

mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm vật mốc?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập
4
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Đề bài yêu cầu xác định vật mốc khi
+ Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời
+ Vị trí mọc, lặn của Mặt Trời
Bước 2: Phân tích đề bài
Dựa theo kiến thức đã học về tính tương đôi của chuyển động: Một vật có thể đứng yên
hoặc chuyển động tùy việc chọn vật mốc.
+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời nghĩa là chuyển động so với Mặt Trời.
+ Mặt Trời mọc Đông, lặn Tây so với người trên Trái Đất nghĩa là chuyển động so với
Trái Đất.
Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả
+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời nghĩa là chuyển động so với Mặt Trời nên vật mốc là
Mặt Trời
+ Mặt Trời mọc Đông, lặn Tây so với người trên Trái Đất nghĩa là chuyển động so với
Trái Đất. Vậy có thể kết luận vật mốc là Trái Đất hoặc vật gắn với Trái Đất
Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được
+ Mặt Trời là tâm vũ trụ, nghĩ là chúng ta đã xem vật mốc là Mặt Trời. Suy ra mọi vật
khác sẽ chuyển động so với Mặt Trời.
+ Khi đứng trên Trái Đất, rõ ràng vị trí của Mặt Trời thay đổi theo từng thời điểm.
BT2. Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta
thấy cầu như bị "trôi" ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta lại có cảm giác đó.
Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập
Đây là bài toán yêu cầu giải thích hiện tượng. Hiện tượng được đề cập đến là cảm giác
cầu bị "trôi" khi đứng trên cầu quan sát.
Bước 2: Phân tích đề bài

Thuật ngữ cầu bị " trôi" nghĩa là có sự chuyển động của cầu so với dòng nước. Hiện
tượng làm chúng ta nghĩ ngay đến vật mốc trong chuyển động.
Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả
Để xác định một vật chuyển động hay đứng yên, ta căn cứ vào vị trí của vật đó so với
vật mốc.
5
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Trong hiện tượng trên, nếu chúng ta chọn vật mốc là dòng nước thì cây cầu sẽ chuyển
động theo hướng ngược lại. Hay nói các khác là "trôi" theo hướng ngược lại.
Bước 4: Kiểm tra kết quả tìm được
Căn cứ vào nhiều hiện tượng khác trong cuộc sống, ta cũng có được kết quả tương tự.
Nếu chọn tàu làm vật mốc, ta luôn thấy nhà ga chuyển động theo hướng ngược lại.
BT3. Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua của sổ
bên trái quan sát một tàu thủy khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân quan sát bến tàu và
nói tàu mình đang đứng yên.
Ai nói đúng? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau.
Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định giả thiết của bài tập
Giả thiết cho:
Long và Vân ngồi cùng một nơi
Long quan sát tàu bên trái thì kết luận mình đang chạy
Vân quan sát tàu bên phải thì kết luận mình đang đứng yên.
Yêu cầu: Nhận xét về câu trả lời của hai bạn. Giải thích.
Hai bạn Long và Vân ngồi cùng một nơi, tuy nhiên quan sát các vật khác nhau nên có kết
luận khác nhau về tính chất chuyển động hay đứng yên của mình. Nhận xét về câu trả lời của hai
bạn. Giải thích.
Bước 2: Phân tích đề bài
Theo giả thiết thì hai bạn quan sát các vật khác nhau nên có kết luận khác nhau về tính
chất chuyển động hay đứng yên.
Vậy chúng ta sẽ xét đến yếu tố chi phối sự chuyển động hay đứng yên của vật.

Bước 3: Lập luận và suy luận kết quả
Tính chất chuyển động hay đứng yên là tương đối và phụ thuộc vào vật mốc. Trong bài
toán trên, hai bạn cùng ngồi trên một tàu thủy đứng yên (so với bến tàu) và nêu hai kết luận
khác nhau về tính chất chuyển động hay đứng yên của mình. Cụ thể:
Long nói mình đang chuyển động khi quan sát tàu bên trái, vậy suy ra vật mốc là tàu
thủy mà Long quan sát và tàu thủy đó đang chạy so với bến tàu.
Vân nói mình đang đứng yên khi quan sát tàu bên phải, vậy vật mốc là tàu bên phải và
tàu đang đứng yên.
6
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Vậy từ các điều trên ta thấy hai bạn đều đúng. Điểm khác biệt là do hai bạn chọn hai vật
mốc khác nhau.
Bài tập định tính phức tạp
BT.1 Tại sao khi trời mưa đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên
đường để người hoặc xe đi?
+ Phân tích điều kiện câu hỏi:
Đi trên đất mềm, lầy lội: dùng ván lót để đi.
+ Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với định luật vật lý,
định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên quan.
Dùng ván lót nghĩa là tăng diện tích tiếp xúc giữa chân người, bánh xe với mặt đất. Từ đó ta
có thể dùng mối liên hệ giữa áp suất với áp lực và diện tích tiếp xúc (bị ép) để trả lời câu hỏi.
+ Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải.
Khi dùng ván, diện tích tiếp xúc tăng lên nên áp suất sẽ giảm đi. Khi đó đi trên ván sẽ ít bị
lún, dễ đi hơn khi không lót ván.
Tiếp theo người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xây dựng cho bản thân phương pháp
tự học, cụ thể:
 Lập thời gian biểu học tập nghỉ ngơi tại nhà
 Bố trí và sắp xếp các môn học theo thời gian biểu đó
 Giới thiệu các nguồn tài liệu và cách tìm tài liệu hỗ trợ cho việc học

 Hướng dẫn học sinh kĩ năng học tập: cách tập trung chú ý, cách đọc, cách viết, cách nhớ
các kiến thức khoa học.
Giáo viên cho các câu hỏi, bài tập trên lớp (các buổi ngoài giờ) và quan sát khả năng làm
việc tự lập của học sinh để có biện pháp uốn nắn, hướng dẫn kịp thời. Bên cạnh đó, cho hệ thống
các bài tập để các em về nhà làm, phân công các học sinh có kỹ năng tự học hướng dẫn, hỗ trợ
về mặt kiến thức, kỹ năng tự học cho các em khác.
Bên cạnh đó người giáo viên cần xây dựng được hệ thống các bài tập định tính và bài tập
định lượng và tiến hành:
 Chia nhóm học sinh
 Nêu nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, giao nhiệm vụ cho từng thành viên
 Phân chia các câu hỏi và bài tập trong hệ thống
 Tập hợp học sinh và cho các nhóm báo cáo kết quả tìm được theo nhóm và có vấn đáp
của giáo viên nhóm khác
 Tăng dần độ khó của các câu hỏi bài tập định tính, định lượng.
 Yêu cầu học sinh giải đáp với độ chính xác cao hơn.
Trong quá trình làm việc cá nhân ở nhà, trên lớp theo trình tự đã góp phần cho học sinh dần
dần hình thành phương pháp tự học cho bản thân. Bên cạnh đó, trong quá trình phân chia công
7
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
việc cho các cá nhân để hoàn hành công việc của nhóm, khả năng tự học của các em một lần nữa
được củng cố cùng với khả năng hợp tác trong nhóm.
Đa số các học sinh yếu, kém thường thiếu ý thức trong việc học, vì vậy cũng không tự xây
dựng được cho bản thân phương pháp tự học. Khi đã được hướng dẫn cụ thể phương pháp, các
em xây dựng được cho mình phương pháp riêng thì nhất định sẽ có sự thăng tiến trong học tập,
các em học sinh trên mức yếu kém được củng cố lại phương pháp, vận dụng được phương pháp
có hiệu quả hơn thì sẽ có nhưng kết quả đáng kể hơn.
II.3. Hệ thống các bài tập định tính và định lượng
II.3.1. Bài tập định tính
Bài tập định tính đơn giản

BT1. Trong các phòng thí nghiệm về khí động học ( nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của
không khí lên vật chuyển động), để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra khi máy bay đang bay,
người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng
gió vào mô hình này.
Hãy giải thích vì sao cách làm này vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay.
BT2. Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương
nhảy toạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp
thoát hiểm này.
BT3. Tại sao nắp ấm trà thường có một lỗ nhỏ?
Hướng dẫn: Nắp ấm trà có một lỗ nhỏ để không khí có thể tràn vào trong ấm trà. Khi đó, áp suất
bên trong ấm trà sẽ bằng áp suất khí quyển cộng với áp suất nước trà trong ấm, sẽ lớn hơn áp
suất khí quyển. Nước trà sẽ dễ dàng chảy ra ngoài.
BT4. Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được tạo từ các hạt
riêng biệt?
BT5. Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải
thích tại sao?
BT6. Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ
chóng sôi hơn? Vì sao?
8
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Bài tập định tính phức tạp
Đối với dạng bài tập này, để có câu trả lời chúng ta cần chia nhỏ đề bài thành các câu hỏi
định tính nhỏ để trả lời. Đối với dạng bài tập này, ta có thể trả lời theo cách trên hoặc có thể trả
lời theo ba giai đoạn sau. Cụ thể:
+ Phân tích điều kiện câu hỏi
+ Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với định luật vật lý,
định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên quan.
+ Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải.
BT1. Ba vật được làm bằng ba chất khác nhau là sắt, nhôm và sứ có hình dạng khác nhau nhưng

thể tích bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào
chúng có như nhau không? Tại sao?
BT2. Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền
thả xuống nước thì nổi?
BT3. Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và sức cản
không khí thì có công nào được thực hiện không?
BT4. Người ta mài thật nhẵn bề mặt của một miếng đồng và một miếng nhôm rồi ép chặt chúng
vào nhau. Sau một thời gian, quan sát thấy ở bề mặt của miếng nhôm có đồng và ở bề mặt đồng
có nhôm. Hãy giải thích tại sao.
BT5. Tại sao đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì thể tích của chất khí có thể coi như
không đổi, còn áp suất chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng?
II.3.2. Bài tập định lượng
Cơ học
Bài 1. 1. Một đòan tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người
soát vé đi lại trên đoàn tàu. Cây cối vên đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với:
a) Người soát vé
b) Đường tàu
c) Người lái tàu
9
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Bài 1. 2. Một tàu thủy đang chạy trên sông. Hãy cho biết trong các trường hợp sau, trường hợp
nào tàu thủy đang chuyển động hay đứng yên:
a) So với người lái tàu thủy
b) So với bờ sông
c) So với tàu thủy khác đang chuyển động cùng phương, chiều và cùng vận tốc vói nó.
Bài 1.3. Một xe lửa đang chạy thì trên đường ray thì móc nói giữa đầu máy và các toa xe bị tuột
ra. Hỏi:
a) Người lái xe lửa thấy các toa xe chuyển động như thế nào?
b) Hành khách ngồi trên các toa thấy đầu máy chuyển động như thế nào?

Bài 2. Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta
thấy cầu như bị trôi theo chiều ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó?
Bài 3. Sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:
- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h.
- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s.
- Vận tốc bơi của một con cá: 6000cm/phút.
- Vận tốc của Trái Đất quanh mặt trời: 108 000km/h.
Bài 4. 1. Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi
quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) So sánh hai vận tốc trên.
b) Nếu hai người khởi hành cùng một lúc thì sau 30 phút, hai người cách nhau bao nhiêu
km?
Bài 4.2. Một người đi xe máy tư thành phố HCM đi Long An cách nhau 45km trong khoảng thời
gian 1h15 phút. Trong nửa đầu của quãng đường, người đó chuyển động đều với vận tốc v
1
.
Trong nửa sau quãng đường người đó chuyển động vời vận tốc v
2
= 4v
1
/3. Xác định:
a) Vận tốc v
1
,v
2
b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường.
Bài 4.3. Một ô tô chuyển động giữa hai điểm A, B. Vận tốc trong 1/3 quãng đường đầu là
40km/h, trong 1/3 quãng đường kế tiếp là 60km/h và trong 1/3 quãng đường còn lại là 30km/h.
Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường.
Bài 5. Một xe rời bến lúc 5h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi môtô

đuổi theo với vận tốc 60km/h. Tính thời gian hai xe gặp nhau.
Bài 6. Một người bắn một viên đạn vào một cái bia cách vị trí bắn 510m, thời gian từ lúc đạn nổ
đến lúc nghe thấy tiếng đạn trúng bia là 2 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là
340m/s. Tính vận tốc của đạn.
Bài 7. Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp
theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai
quãng đường.
Bài 8. a) Một ôtô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn đường liên tiếp cùng chiều dài.
Vận tốc của mỗi xe trên mỗi đoạn là v
1
=12m/s, v
2
= 8m/s, v
3
= 16m/s. Tính vận tốc trung bình
10
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
của ôtô trên cả chặng đường.
b) Một xe mô tô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 36km/h, trên đoạn đường
thứ 2 dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đoạn đường thứ ba dài 5km với vận tốc 45km/h. Tính
vận tốc trung bình trên cả quãng đường.
Bài 9. Một người đi xe đạp trên nửa quãng đường đầu với vận tốc v
1
= 12km/h. Nửa quãng
đường sau đi vớivận tốc v
2
. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Tính v
2
.

Bài 10. Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu
tiên bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời
gian chuyển động là bao nhiêu.
Bài 11. Một ôtô chuyển động với vận tốc 54km/h thì gặp một đoàn tàu đi ngược chiều. Người lái
xe thấy đoàn tàu lướt qua mặt mình trong 3 giây. Biết vận tốc của tàu là 36km/h.
- Tính chiều dài của đoàn tàu.
- Nếu ôtô chuyển động đuổi theo đoàn tàu thì thời gian để ôtô vượt qua hết chiều dài của
đoàn tàu là bao nhiêu? Coi vận tốc của ôtô và tàu là không thay đổi.
Bài 12. Hai xe xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 120km, xe xuất phát tại A đi về
B với vận tốc 45km/h, xe xuất phát tại B đi về A với vận tốc 15km/h.
a) Sau bao lâu hai xe gặp nhau?
b) Tìm vị trí hai xe gặp nhau.
Bài 13. a) Hãy biểu diễn tất cả các lực tác dụng vào quyển sách có khối lượng 0,5 kg đặt nằm
yên trên bàn. Tỉ lệ xích 1N ứng với 1cm.
b) Hãy biểu diễn thêm lực kéo quyển sách trên trong hai trường hợp sau:
- Lực kéo có độ lớn 8N, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái. Tỉ lệ xích 2N ứng
1cm.
- Lực kéo có độ lớn 8N, phương hợp với phương ngang một góc 30
0
, chiều hướng
xuống. Tỉ lệ xích 1N ứng với 2cm.
Bài 14. a) Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh
dương nhảy tạt sang một bên và thế là thoát hiểm. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện
pháp thoát hiểm này.
b) Một cục đá nằm yên trên mặt bàn trong toa tàu đang chuyển động thẳng đều. Hành
khách ngồi cạnh bàn bỗng thấy cục đá trượt đi.
- Tàu còn chuyển động nữa không?
- Nếu cục đá trượt ngược với chiều chuyển động của tàu thì vận tốc tàu tăng hay giảm?
- Cục đá sẽ chuyển động về phía nào khi vận tốc tàu giảm đột ngột?
- Trong trường hợp nào, cục đá sẽ trượt về bên trái?

Bài 15. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi lực tác dụng lên vật có phương
nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Cho biết lực ma sát nghỉ
tác dụng lên vật có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
Bài 16. Giải thích các hiện tượng sau:
a) Tại sao bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm rải trên bậc lên xuống thường dán
lớp cao su có nổi gai thô ráp?
b) Tại sao phải đổ đất, đá, cành cây hoặc ván lót vào vũng sình lầy để xe vượt qua được mà
bánh không quay tít tại chỗ?
11
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
c) Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay những đoạn ống thép kê dưới những cỗ
máy nặng để di chuyển dễ dàng?
Bài 17. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10
4
N/m
2
. Diện tích của hai bàn chân
tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m
2
. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó.
Bài 18. Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc
với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm
2
.
a) Tính áp suất mà mỗi chân ghế tác dụng lên mặt đất.
b) Tính áp suất mà các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Bài 19. Hai người cóhối lượng lần lượt là m
1
, m

2
. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S
1
,
người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S
2
. Nếu m
2
= 2m
1
, và S
1
= 1,2S
2
thì áp suất của người
thứ nhất gấp mấy lần áp suất người thứ hai.
Bài 20. Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.10
11
Pa. Để có áp suất này trên mặt đất
phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m
2
.
Bài 21. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất
2,02.10
6
N/m
2
. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.10
6
N/m

2
.
a) Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển
là 10 300 N/m
3
.
Bài 22. Một chiếc thuyền bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ
thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng và nếu lỗ thủng rộng
150cm
2
và trọng lượng riêng của nước 10 000N/m
3
.
Bài 23. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể
tích bằng nhau.Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật
có khác nhau không? Tại sao?
Bài 24. Thể tích của một miếng sắt là 2dm
3
. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi
nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì
lực đẩy Ác-si-mét có thay đổi không? Tại sao?
Bài 25. Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng khác nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng
vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thòi vào hai
bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao?
Bài 26. Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không
khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước
là 10
4
N/m

3
. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là bao nhiêu?
Bài 27 Treo một vật ở ngoài không khí, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào trong nước thì
chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng gấp bao nhiêu lần trọng
lượng riêng của nước?
Bài 28.Tại sao một là thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền
thả xuống nước lại nổi?
Bài 29. Một vật có trọng lượng riêng 26 000N/m
3
. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập
trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu?
Bài 30. Hai vật có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình,
vật 2 lơ lửng trong nước. Hãy so sánh:
- Trọng lượng của vật 1 so với vật 2.
- Lực đẩy Ác-si-mét của vật 1 so với vật 2.
Bài 31. Một phao bơi có thể tích 25dm
3
và khối lượng 5kg. Tính lực nâng tác dụng và phao khi
dìm phaochìm hẳn trong nước?
Bài 32. Một chai thủy tinh có thể tích 1,5 lít và khối lượng 250g. Phải đổ vào chai ít nhất bao
nhiêu nước để nó chìm trong nước?
12
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Bài 33. Một hòn bi sắt lăn trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và
sức cản không khí thì có công nào được thực hiện không?
Bài 34. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2,5 tấn lên độ cao
1200cm. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
Bài 35. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực
hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe.

Bài 36. Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện khi đi đều trên một đoạn đường
nằm ngang 1km. Biết rằng, công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang thì bằng 0,5
lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.
Bài 37. Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Tính công do
người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở chuyển động trên mặt đường là 20N, người và xe
có khối lượng 60kg.
Bài 38. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu
dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công là bao nhiêu?
Bài 39. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.
a) Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b) Thực tế có lực ma sát và lực kéo vật 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Bài 40. Dùng một palăng để đưa một vật nặng 200N lên cao 20cm, người ta dùng một lực F kéo
dây đi một đoạn 1,6m. Tính lực kéo dây và công đã sinh ra. Giả sử mất mát ở ròng rọc là không
đáng kể.
Nhiệt học
Câu 1. Hai vật đang rơi có khối lượng như nhau. Hỏi thế năng và động năng của chúng ở cùng
một độ cao có như nhau hay không?
Câu 2. Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có
khoảng cách.
Câu 3. Giải thích các hiện tượng sau:
a) Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh.
b) Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Giải
thích.
c) Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn
toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện
tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?
d) Bỏ một cục đường phèn vào trong một cốc đựng nước. Đường chìm xuống đáy cốc. Một
lúc sau, nếm nước ở trên vẫn thấy ngọt. Tại sao?
e) Người ta mài thật nhẵn bề mặt của một miếng đồng và một miếng nhôm rồi ép chặt
chúng vào nhau. Sau một thời gian, quan sát thấy ở bề mặt nhôm có đồng, bề mặt đồng

có nhôm. Giải thích.
Câu 4.
a) Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em biết đã được học.
b) Khi cọ xát một miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói là miếng
đồng đã nhận nhiệt lượng không? Tại sao?
Câu 5. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển
hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
13
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Câu 6. Đun nóng một ống nghiệm nút kín có đựng nước. Nước trong ống nghiệm nóng dần, tới
một lúc nào đó hơi ống nước trong ống làm bật nút lên. Trong thí nghiệm trên, khi nào thì có
truyền nhiệt, khi nào thì có thực hiện công?
Câu 7. Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì
có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
Câu 8. Giải thích các hiện tượng sau:
a) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc
khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
b) Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ
chóng sôi hơn?
c) Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không?
Câu 9. a) Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đầy ống
thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?
b) Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm,
không đặt ở trên.
Câu 10.
a) Để đun nóng 5 lít nước từ 20
o
C lên 40

o
C, cần bao nhiêu nhiệt lượng?
b) Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao
nhiêu độ?
c) Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để
đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20
o
C.
d) Tính nhiệt dung riêng của của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này
ở 20
o
C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50
o
C. Cho biết kim loại đó là gì?
e) Một ấm đồng có khối lượng 300g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 15
o
C. Hỏi phải đun trong
bao nhiêu lần thì nước trong ấm bắt đầu sôi? Biết trung bình mỗi giây bếp truyền cho ấm
một nhiệt lượng 500J. Bỏ qua sự hao phí về nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh.
Câu 11.
a) Một học sinh thả 300g chì ở 100
o
C vào 250g nước ở 58,5
o
C làm cho nước nóng lên tới
60
o
C. Tính
+ Nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt.
+ Tính nhiệt lượng của nước thu vào, biết nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K

+ Tính nhiệt dung riêng của chì.
b) Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15
o
C. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ
nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cầu bằng đồng thau khối lượng 500g đun nóng tới
100
o
C. Lấy nhiệt dung riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K. Bỏ qua
sự truyền nhiệt lượng cho nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài.
c) Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 100
o
C vào 2,5kg nước. Nhiệt
độ khi có sự cân bằng nhiệt là 50
o
C. Hỏi nhiệt độ của nước đã tăng thêm bao nhiêu so với
lúc ban đầu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình nước và môi trường bên ngoài.
14
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
d) Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15
o
C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi
thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100
o
C. Nhiệt độ khi bắt đầu có
cân bằng nhiệt là 17
o
C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là
4186J/kg.K.
e) Muốn có 100 lít nước ở 35

o
C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít
nước ở nhiệt độ 15
o
C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K.
f) Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm khối llượng 50g ở nhiệt độ 136
o
C vào một
nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14
o
C. Biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18
o
C và
muốn cho nhiệt lượng kế nóng thêm 1
o
C thì cần 65,1J; nhiệt dung riêng của kẽm là
210J/kg.K, của chì là 130J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Tính khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp.
II.4. Kết quả đạt được
Kết quả học kỳ 1 của học sinh lớp 8A3 như sau
Sau khi áp dụng đề tài và thực tiễn kết quả học kỳ 2 của học sinh lớp 8A3 như sau
Kết quả học kỳ 1 của học sinh lớp 8A4 như sau:
15
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
Sau khi áp dụng đề tài và thực tiễn kết quả học kỳ 2 của học sinh lớp 8A4 như sau:
III.KẾT LUẬN
Vật lý học là môn học gắn liền với thực tế cuộc sống và là một môn khoa học thực
nghiệm. Cho nên để nâng cao số lượng học sinh khá, giỏi hay giảm số lượng học sinh yếu,
kém thì vai trò của người giáo viên cũng như yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng một

16
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS
Duyệt BGH Tầm vu 3, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thành Nhân
TRƯỜNG THPT TẦM VU 3 TỔ VẬT LÝ - MỸ THUẬT - ÂM NHẠC 2
vai trò không thể thiếu. Bên cạnh việc làm tốt công tác giáo dục tư tưởng góp phần hình
thành, nâng cao ý thức học tập cho học sinh, thì người học cũng cần phải xây dựng được cho
bản thân phương pháp tự học hợp lý và hiệu quả. Sự chung tay góp sức của giáo viên, gia
đình, nhà trường, xã hội và quan trọng nhất là sự cố gắng của người học sẽ mang lại kết quả
tối ưu.
17
Nâng cao ý thức học tập và hình thành phương pháp tự học môn vật lý cho học sinh THCS

×