Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

chế định chủ tịch nước ở việt nam qua các bản hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.32 KB, 4 trang )

CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC Ở VIỆT NAM QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
1. Mô hình nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp trước đây
(1946, 1959, 1980).
Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công với sự ra đời của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa vào ngày 2/9/1945, nước ta đã là một nước cộng hòa mang chính
thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Từ đó cho đến nay, Bộ máy Nhà nước nói chung và
chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng cũng được tổ chức theo mô hình đó.
Nguyên thủ quốc gia ở nước ta là chủ tịch nước. Tuy nhiên qua các thời kì khác
nhau, chế định nguyên thủ quốc gia cũng được tổ chức khác nhau. Điều này được
thể hiện cụ thể qua các bản Hiến pháp. Trong phần này, chúng tôi sẽ sơ lược đôi
nét về chế định nguyên thủ quốc gia qua các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp
1946, 1959 và hiến pháp 1980.
Đối với Hiến pháp 1946:
Chưa có chương riêng về CTN . CTN do Nghị viện nhân dân bầu ra trong số các
thành viên của NV (không quy định độ tuổi tối thiểu của CTN). Nhiệm kì 5 năm
(Điều 45), độc lập với NV là 3 năm (Điều 24). CTN vừa đứng đầu Nhà nước, vừa
đứng đầu chính phủ (Điều 44, Điều 49). Quyền hạn của CTN rất rộng lớn (Điều
49): Thay mặt cho Nhà nước, là tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, có quyền chủ trì
các phiên họp của Chính phủ, có quyền ban hành các sắc lệnh có giá trị như luật,
có quyền phủ quyết tương đối (Điều 31), thảo luận và biểu quyết lại về sự bất tín
nhiệm với Nội các (Điều 54).CTN không chịu một trách nhiệm nào trừ tội phản bội
Tổ quốc (Điều 50). Như vậy, quyền hạn của Chủ tịch nước rất rộng lớn và khá
giống với mô hình NTQG trong chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại
nghị.
Đối với Hiến pháp 1959:
Chế định nguyên thủ quốc gia được quy định tại chương V. Nguyên thủ quốc gia
do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết là đại biểu Quốc hội và phải từ 35 tuổi trở
lên. Nhiệm kì bằng nhiệm kì Quốc hội là 4 năm. Nguyên thủ quốc gia là người
đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, CTN là khâu phối
hợp giữa Quốc hội và Chính phủ. Quyền hạn của CTN vẫn khá lớn : Căn cứ vào
quyết định của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp


lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, phó Thủ tướng và các thành viên khác của
Hội đồng Chính phủ; công bố lệnh đại xá và đặc xá ; tặng thưởng huân chương và
danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh;công bố lệnh tổng
động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm (Điều 63). CTN căn
cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà phê
chuẩn Hiệp ước kí với nước ngoài (Điều 64). Khi cần thiết được tham dự và chủ
tọa các phiên họp của Hội đồng chính phủ (Điều 66). CTN cũng có quyền triệu tập
và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt khi xét thấy cần thiết (Điều 67). CTN chịu
trách nhiệm trước Quốc hội.
Đối với Hiến pháp 1980:
Chế độ Nguyên thủ tập thể, là Hội đồng Nhà nước (HĐNN), quy định tại chương
VII. Do QH bầu ra trong số các đại biểu của QH: Chủ tịch HĐNN, Phó chủ tịch
HĐNN, tổng thư kí và các Ủy viên HĐNN. HĐNN cùng nhiệm kì với QH là 5
năm. HĐNN là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại; là cơ quan cao nhất hoạt động thường
xuyên của QH (Điều 98). Quyền hạn của HĐNN rất lớn (Điều 100): Công bố luật,
ra pháp lệnh, giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh; đình chỉ việc thi hành và sửa
đổi hoặc bãi bỏ những Nghị quyết, nghị định, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng
trái Hiên pháp, Luật và pháp lệnh. Trong thời gian QH không họp, cử và bãi miễn
các Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Bộ trưởng…(Tuy nhiên không có quyền
tham dự vào các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng). HĐNN phê chuẩn hoặc bãi
bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định;
có quyền quyết định đặc xá; trong thời gian Quốc hội không họp, tuyên bố tình
trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược (nhưng phải trình Quốc hội phê chuẩn
trong kì họp gần nhất của Quốc hội)… Như vậy, HĐNN vừa thực hiện chức năng
của CTN (NTQG), vừa thực hiện chức năng của UBTVQH.
2. Mô hình nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 1992,
sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Chê định nguyên thủ quốc gia (CTN) được quy định tại Chương VII.
Về cơ chế lựa chọn, QH bầu ra trong số các đại biểu QH. CTN cùng nhiệm kì với

QH là 5 năm.
Về vai trò, vị trí: Đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại; có
mối quan hệ gắn bó mật thiết với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hỗ
trợ, điều phối hoạt động với các cơ quan đó.
Về thẩm quyền của CTN,
Trong lĩnh vực hành pháp, CTN tham gia thành lập CP : đề nghị QH bầu, bổ
nhiệm,miễn nhiệm thủ tướng CP; căn cứ vào Nghị quyết của QH bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức; chấp thuận việc từ chức đối với các Phó thủ tướng, bộ trưởng,
và các thành viên khác của CP. Trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của
Thủ tướng, CTN quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Trong lĩnh vực lập pháp, CTN có quyền trình dự án luật ra QH, kiến nghị về luật
thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành
(Điều 71, Luật tổ chức QH 2001). CTN có quyền công bố Hiến pháp, luật và pháp
lệnh (chậm nhất 15 ngày kể từ ngày QH thông qua). Đối với pháp lệnh, CTN có
quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10
ngày, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành
mà CTN vẫn không nhất trí thì CTN trình Quốc hội tại kì họp gần nhất.
Trong lĩnh vực tư pháp và giám sát, CTN giới thiệu để QH bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó chánh án, thẩm phán TANDTC, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên
VKSNDTC. CTN có quyền quyết định đặc xá. CTN giám sát hoạt động của CP,
Thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác của CP; nghe báo cáo công tác của CP, Thủ
tướng. Trong thời gian QH không họp, Chánh án TANDTC và Viện trưởng
VKSNDTC chịu trách nhiệm, báo cáo trước UBTVQH và CTN.
Một số quyền hạn khác: Có quyền tham dự các phiên họp của UBTVQH, hoặc CP
(khi cần thiết-Điều105), CTN thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ
chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; CTN căn cứ vào Nghị quyết
của Quốc hội hoặc của UBTVQH, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến
tranh, công bố quyết định đại xá; căn cứ vào Nghị quyết của UBTVQH, ra lệnh

tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường
hợp UBTVQH không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc
ở từng địa phương; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác;
trình Quốc hội phê chuẩn điều ước đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia
nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định; quyết định
cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch
Việt Nam…

×