Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích chế định Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.12 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính
trị. Ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia đều có vị trí, chức năng khác nhau tùy thuộc
vào thể chế chính trị và các tổ chức nhà nước. Nhưng nhìn chung họ đều đóng vai
trò là biểu tượng cho dân tộc. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức
Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992 riêng Hiến pháp 1980 Chủ tịch
nước tồn tại dưới hình thức Hội đồng Nhà nước – là chế định nguyên thủ quốc gia
tập thể. Vị trí, tính chất của các thiết chế này là khác nhau theo từng giai đoạn phát
triển và cách thức tổ chức Nhà nước. Đã có sự kế thừa và phát triển những nguyên
tắc tổ chức Nhà nước nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng. Và để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em xin giải quyết đề tài “Phân tích chế định Chủ
tịch nước theo pháp luật hiện hành”.
NỘI DUNG
I. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.
Trong cơ chế Nhà nước ta, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác
nhau điều này được thể hiện rõ qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp 1946 và 1959,
là thiết chế Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp 1980 là thiết chế Hội đồng Nhà nước, do
thiết chế Hội đồng Nhà nước ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế của mình trong quá
trình hoạt động nên đến kì họp thứ 11 của Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến
pháp 1992 thay thế cho Hiến pháp 1980. Và ở Hiến pháp 1992 lại quay về với thiết
chế Chủ tịch nước. Mô hình này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình Chủ tịch
nước của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện các chức
năng nguyên thủ quốc gia trong thiết chế Hội đồng Nhà nước. Đồng thời cũng có
thêm những điểm mới.
1
1. Vị trí, tính chất và trật tự hình thành.
Về vị trí, tính chất, “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 101 Hiến
pháp 1992). Như vậy, cũng như trong Hiến pháp 1959 và 1980, Chủ tịch nước chỉ


đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia – người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước
về đối nội và đối ngoại, nhưng không đứng đầu Chính phủ như chế định Chủ tịch
nước theo Hiến pháp 1946. Về trật tự hình thành, “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu
ra trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cao công tác
trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc
hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới
bầu Chủ tịch nước mới” (Điều 102 Hiến pháp 1992).
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp quy định ở Điều 103
(có 12 vấn đề) và ở một số điều khoản khác có liên quan (như Điều 135, Điều 139).
Có thể chia nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thành 2 nhóm:
* Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt
nước về đối nội và đối ngoại.
Đây là quyền hạn của hầu hết các nguyên thủ quốc gia ở nước ta. Cụ thể gồm:
+ Chủ tịch nước “Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp
nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều
ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người
đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước Quốc tế, trừ
trường hợp cần trình Quốc hội quyết định” (Điểm 10 Điều 103 Hiến pháp 1992).
Chủ tịch nước trực tiếp đàm phán, ký kết hoặc ủy quyền cho trưởng đoàn đàm phán
ký kết. Chủ tịch nước phê chuẩn các điều ước thuộc quyền quyết định của mình về
điều ước Quốc tế có điều khoản quy định việc phê chuẩn. Việc xin phê chuẩn điều
ước Quốc tế do cơ quan đề xuất việc ký kết phối hợp với Bộ Ngoại giao đề nghị
2
Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch nước xét và tiến hành phê chuẩn hoặc trình
Quốc hội phê chuẩn. Và ở Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định này
được bổ sung thêm là: Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn các điều ước Quốc tế
đã trực tiếp ký.
+ Chủ tịch nước “Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho thôi quốc tịch
Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam” (Điểm 11 Điều 103 Hiến pháp 1992).

+ Chủ tịch nước “Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh” (Điểm 2 Điều 103 Hiến pháp 1992). Ở
đây có điểm khác với Hiến pháp 1946, Điều 49 Hiến pháp 1946 quy định Chủ tịch
nước “giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc…”; từ “thống lĩnh” đã được dùng
từ các Hiến pháp 1959 và 1980; “thống lĩnh” khác với “tổng chi huy” ở chỗ “thống
lĩnh” không phải trực tiếp chỉ huy mà chỉ là phụ trách chung. Hội đồng Quốc phòng
giúp Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh. Chủ tịch nước thành lập Hội đồng Quốc
phòng và trình Quốc hội phê chuẩn.
+ Chủ tịch nước “Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh
tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước
hoặc ở từng địa phương” (Điểm 6 Điều 103 Hiến pháp 1992). Trong Điều 91 Điềm
10 của Hiến pháp 1992 có quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội “Quyết định tổng
động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở
từng địa phương”. Vậy 2 điểm này cần được hiểu như sau: Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định tổng động viên… quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp. Trong Hiến
pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, điểm này được bổ sung thêm: Trong trường
hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước ban bố tình
trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
+ Chủ tịch nước “Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ
trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định
3
tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Điểm 9
Điều 103 Hiến pháp 1992).
+ Chủ tịch nước “Quyết định đặc xá” (Điểm 12 Điều 103 Hiến pháp 1992)
+ Chủ tịch nước “Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định
đại xá” (Điểm 5 Điều 103 Hiến pháp 1992). Vậy “đặc xá” và “đại xá” là gì? Đại xá
là việc tha miễn truy tố đối với một số loại tội nhân một dịp long trọng. Đại xá do
Quốc hội quyết định, Chủ tịch nước công bố. Đặc xá là việc Chủ tịch nước tha tù
hoặc miễn hình phạt còn lại đối với những phạm nhân có hoàn cảnh đặc biệt: già cả,

có công lao, ốm đau nặng…. Việc đặc xá này thường được thực hiện nhân dịp lễ Tết
hay kết hợp với việc tha tù trước thời hạn và giảm án.
* Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp các thiết chế quyền lực
Nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp – hành pháp và tư pháp.
Trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền:
+ Trình dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị
ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 62 Luật Tổ chức Quốc
hội).
+ “Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh” (Điểm 1 Điều 103 Hiến pháp 1992).
Việc công bố các văn bản này là một phần của quá trình lập pháp. Đối với Hiến
pháp, luật do Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố để thực hiện. Thời hạn
công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông qua (Điều 50 Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2001). Đối với
pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua. “Chủ tịch nước có quyền đề nghị
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời gian 10 ngày. Nếu pháp
lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch
nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước phải trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp
4
gần nhất” (Điểm 7 Điều 103 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong
trường hợp này thời hạn công bố chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được Ủy ban
thường vụ Quốc hội xem xét lại thông qua hoặc từ khi Quốc hội quyết định (Điều 49
và Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Đây được coi như quyền
phủ quyết của Chủ tịch nước. Nhưng không hẳn như vậy. Quyền phủ quyết thường
nảy sinh trong cơ chế Nhà nước phân quyền đối trọng quyền lực, còn ở nước ta thì
không có sự đối trọng quyền lực này. Mà nguyên nhân ở chỗ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội được ban hành pháp lệnh – một văn bản có tính chất luật – lẽ ra phải do
Quốc hội ban hành. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
thì Chủ tịch nước còn công bố hoặc đề nghị xem xét lại Nghị quyết của Quốc hội
tương tự đối với Luật, công bố hoặc đề nghị xem xét lại Nghị quyết của Ủy ban

thường vụ Quốc hội tương tự như đối với Pháp lệnh.
Trong lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ, giám
sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên
khác của Chính phủ, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành
viên khác của Chính phủ (Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Điểm 4 Điều 103 Hiến
pháp 1992); trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định tạm đình chỉ công tác
của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ
tướng (Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001). Theo Nghị quyết sửa đổi bổ
sung một số điều của Hiến pháp 1992 (Quốc hội thông qua tháng 12/2001) đã bỏ
quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính
phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng và các thành viên khác của
Chính phủ cũng như đã bỏ quyền quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh khi
nước nhà bị xâm lược (Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ thực hiện quyền này khi
Quốc hội không thể họp và sau đó phải đưa ra Quốc hội xem xét, quyết định tại kì
họp gần nhất), do đó Chủ tịch nước cũng không còn thực hiện các quyền này nữa.
5

×