Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần in Sao Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.2 KB, 56 trang )

Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU,HÌNH VẼ 53
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………….54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 55
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội
và những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh
nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt
động sản xuất kinh doanh, chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn
là yếu tố không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp mỗi quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường vốn có ý nghĩa quyết định các bước tiếp theo của
quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
nói chung và công ty cổ phần in Sao Việt nói riêng đặt ra là phải huy động vốn đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thuận lợi và sử dụng vốn
sao cho có hiệu quả nhất nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận .
Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn để có một quy mô sản xuất
ngày càng lớn, đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của nền kinh tế thị trường và sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu về vốn là một nhu cầu rất quan trọng. Xuất phát
từ thực tế nêu trên, qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần in Sao Việt, em nhận thấy
tần quan trọng của việc quản lý cũng như sử dụng vốn trong công ty. Chính vì thế em
đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần in Sao Việt ’’
và mong muốn góp phần nhỏ của mình để cải thiện thực trạng của công ty, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Chuyên đề của em được trình bày làm ba chương :
Chương I : Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong
doanh nghiệp.


Chương II : Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
cổ phần in Sao Việt.
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại công ty cổ phần in Sao Việt.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
1
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1 Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong nền khinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là “tế bào” của nền
kinh tế với chức năng chủ yếu là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo
ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội, để cho xã hội ngày càng phát triển hơn.
Để tiến hành bất kì một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn để đầu
tư. Vốn là chìa khóa để mở rộng và phát triển kinh doanh. Vốn được biểu hiện bằng
cả tiền lẫn tài sản và hàng hóa của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp vốn
kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vốn kinuh
doanh phải đạt được mục tiêu sinh lời và luôn thay đổi hình thái biểu hiện vừa tồn
tại dưới hình thái tiền, vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình.
Vậy vốn là gì ? Dưới góc độ khác nhau, khái niệm vốn cũng khác nhau (theo
luật tài chính Việt Nam năm 2000).
* Về phương diện kỹ thuật :
- Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là các loại hàng tham gia vào quá trình
sản xất kinh doanh cùng với các nhân tố khác nhau ( như lao động , tài nguyên thiên
nhiên…).
- Trong phạm vi nền kinh tế, vốn là hàng hóa để sản xuất ra hàng hóa lớn
hơn chính nó về mặt giá trị.
* Về phương diện tài chính :

- Trong phạm vi doanh nghiệp, vốn là tất cả tài sản bỏ ra lúc đầu thường
biểu hiện bằng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm mục đích lợi nhuận.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
2
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
- Trong phạm vi kinh tế, vốn là khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông nhằm
mục đích sinh lời.
Như vậy : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Phương thức vận động của vốn do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định.
Có 3 phương thức vận động của vốn :
- T – H – SX – H’ –T’
Đây là phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp sản xuất.
- T – H – T’
Đây là phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.
- T – T’
Đây là phương thức vận động của vốn trong các tổ chức chu chuyển trung gian
và các hoạt động đầu tư cổ phiếu , trái phiếu.
Ở đõy chúng ta đi sâu nghiên cứu về phương thức vận động của vốn trong các
doanh nghiệp sản xuất . Do sự vận động không ngừng của vốn tạo ra quá trình tuần
hoàn và chu chuyển vốn , trong chu trình vận động ấy tiền ứng ra đầu tư ( T) rồi trở
về điểm xuất phát của nó với giá trị lớn hơn ( T’) , đó cũng chính là nguyên lý đầu
tư, sử dụng bảo toàn và phát triển vốn.
1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp sử dụng đồng vốn một cách linh hoạt
nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất kinh doanh. Trong tình hình tài chính mỗi
doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng
vốn. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp được thể hiện ở khâu thành lập doanh
nghiệp, trong chu kỳ kinh doanh và khi phải đầu tư thêm. Giai đoạn nào doanh

nghiệp cũng có nhu cầu về vốn. Vì vậy , để quản lý tốt và không ngừng nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, nhà quản lý cần nhận thức rõ những đặc trưng cơ bản của
vốn :
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
3
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt bởi vì nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi
loại hàng hóa khác.
Vốn phải được đại diện cho một lượng giá trị tài sản: nghĩa là vốn được biểu
hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: đất đai, nhà xưởng,
máy móc thiết bị, bản quyền ….
Mục đích vận động của vốn kinh doanh là khả năng sinh lời: trong quá trình vận
động thì vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và đích cuối
cùng của vòng tuần hoàn đều phải có giá trị là tiền. Khi ở đích cuối cùng thì đồng
tiền phải có giá trị lớn hơn , đó là nguyên lý của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
Vốn có giá trị về mặt thời gian: một đồng vốn ở thời điểm này có giá trị khác
một đồng vốn ở thời điểm kia, Trong nền kinh tế thị trường, vốn có giá trị về mặt
thời gian là do có sự tồn tại của các nhân tố như: lạm phát, khủng hoảng … Các
nhân tố này luôn tiềm ẩn trong hoạt động của nền kinh tế thị trường cho nên đồng
vốn phải luôn luôn dược vận động và sinh lời.
Vốn phải được gắn với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ.
1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy, để lựa chọn và tổ chức huy động vốn thì dựa
vào các cách phận loại.
1.1.2.1.Căn cứ vào quan hệ sở hữu
Theo tiêu thức này, thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ
nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,

doanh nghiệp có quyền chiếm hữu , sử dụng, định đoạt tài sản. Nguồn vốn chủ sử
hữu là một nguồn vốn quan trọng và có tính ổn định cao, thể hiện quyền tự chủ về
tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng của nguồn vốn này càng lớn thì sự độc lập về
tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
4
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả
- Nợ phải trả: là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà
doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán như : nợ do vay ngân hàng , nợ do vay các
tổ chức kinh tế khác …
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo tiêu thức này, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành
nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vốn có
tính chất dài hạn khác, đây là nguốn vốn có tính chất ổn định và lâu dài.
- Nguồn vốn tạm thời: là nguốn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp
có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc phân loại vốn này giúp cho doanh nghiệp xem xét, huy động các
nguốn vốn phù hợp với thời gian sử dụng tài sản và có các sơ sở lập các kế
hoạch tài chính, hình thành nên các dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai
và lựa chọn nguồn vốn cho thích hợp với việc sử dụng để đạt hiệu quả tối đa.
1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn.
Theo tiêu thức này thì nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chia thành hai
loại là: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
- Nguồn vốn bên trong : là nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ của doanh
nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bao gồm: tiền khấu hao TSCĐ , lợi
nhuận để lại, các khoản dự phòng ….
- Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên

ngoài để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bao gồm: vốn vay ngân hàng, vay
các tổ chức kinh tế khác, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác….
Huy động nguồn vốn bên ngoài tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh
hoạt hơn, mặt khác nó có thể làm tăng lợi nhuận vốn chủ sơ hữu rất nhanh và ngược
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
5
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
lại cho nên khi sử dụng nguồn vốn huy động từ bên ngoài, doanh nghiệp cần phải
xem xét hệ số nợ để đảm bảo sự an toàn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Từ việc nghiên cứu các phương pháp phân loại nguốn vốn, ta thấy vấn đề đặt ra
cho các doanh nghiệp hiện nay là ngoài việc tăng cường quản lý và sử dụng nguồn
vốn co hiệu quả thì doanh nghiệp cần chủ động tạo lập, khai thác vốn từ các nguồn,
kết hợp các nguồn vốn một cách hợp lý để phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất
kinh.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, nó
phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa
kết quả lợi ích, tổi thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về
nguồn lực xác định, phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một
nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Qua đó mà doanh
nghiệp có được căn cứ để đưa ra các quyết định về mặt tài chính để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của mình.
1.2.2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp.
- Chỉ tiêu vòng quay tổng số vốn kinh doanh là quan hệ giữa doanh thu
thuần với vốn kinh doanh bình quân.

Vòng quay tổng số VKD =
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
6
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ số vốn kinh doamh của doanh nghiệp trong kỳ
luân chuyển được bao nhiêu vòng, từ đó có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản
của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận
trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận VKD =
LNTT hoặc LNST
Vốn kinh doanh bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn trong hoạt động kinh
doanh, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh luân chuyển trong kỳ mang
lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế
và vốn chủ sở hữu bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận VCSH =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
1.2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định , thông
thường gồm các chỉ tiêu là : chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích.
a. Chỉ tiêu tổng hợp.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định : là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần

với số vốn cố định bình quân trong kỳ.
Hiệu quả sử dụng VCĐ = =
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân trong kỳ
Trong đó :
VCĐ bình quân trong kỳ = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
7
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
2

VCĐ đầu kỳ = NG TSCĐ đầu kỳ - KH lũy kế đầu kỳ
VCĐ cuối kỳ = NG TSCĐ cuối kỳ - KH lũy kế cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân có thể tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần trong kỳ.
- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định : là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu
quả sử dụng vốn cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu
đồng vốn cố định.
- Hệ số huy động vốn cố định : là mối quan hệ giữa số vốn đang dùng cho
hoạt động kinh doanh với số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, mức độ càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng
cao.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định : là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận
trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế với vốn cố định bình quân trong kỳ.


Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40

Hàm lượng VCĐ =
VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Hệ số huy động VCĐ =
VCĐ đang sử dụng trong kỳ
VCĐ hiện có của DN
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
LNTT ( LNST )
X 100%
VCĐ bình quân trong kỳ
8
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
b. Chỉ tiêu phân tích .
- Hệ số hao mòn TSCĐ : là mối quan hệ giữa số tiền khấu hao lũy kế TSCĐ ở
thời điểm đánh giá với nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đó.


Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ so với thời điểm ban đầu .
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ : là quan hệ tỷ suất giữa doanh thu thuần và
nguyên giá TSCĐ trong kỳ .
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần.
- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp : phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng
nhóm loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá .
Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được
trang bị ở doanh nghiệp.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
Hệ số hao mòn TSCĐ =

Số tiền KHLK ở thời điểm đánh giá
NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
NG TSCĐ bình quân trong kỳ
9
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
1.2.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Số lần luôn chuyển vốn lưu động : là mối quan hệ giữa tổng mức luân chuyển
vốn lưu động trong kỳ với số dư bình quân vốn lưu động trong kỳ .
Số lần luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ
Số dư bình quân VLĐ
Trong đó : Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ = Doanh thu thuần
Số dư VLĐ bình quân =
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
2
=
Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4
4

=
Vđq1/2 + Vcq1 + Vcq2 + Vcq3 + Vcq4/2
4
Trong đó :
Vq1 , Vq2 ,Vq3 , Vq4 là VLĐ bình quân các quý 1 ,2 ,3 ,4
Vq1 là số dư VLĐ đầu quý
Vcq1 , Vcq2 , Vcq3 , Vcq4 là số dư VLĐ cuối quý 1, 2, 3, 4
- Kỳ luân chuyển VLĐ : thể hiện số vòng quay VLĐ được thể hiện trong một kỳ
nhất định.

Kỳ luân chuyển VLĐ =
360 ngày
Số vòng quay VLĐ trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày.
- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn .
+ Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối = VLĐ năm KH - VLĐ năm BC
Mức tiết kiệm tương đối =
( DTBH - thuế )
KH -
( DTBH - thuế )
Vòng quay VLĐ
BC
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
10
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
- Hàm lượng VLĐ : Là quan hệ tỷ lệ giữa VLĐ bình quân trong kỳ với doanh thu
thần đạt được trong kỳ.
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ : phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
LNTT ( LNST )
Số dư VLĐ bình quân trong kỳ
1.2.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước : chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động
không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cơ chế giao vốn, đánh giá
TSCĐ chính sách thuế ( thuế GTGT , thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế xuất nhập

khẩu … ) đến chính sách cho vay, bảo hộ đều làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
- Sự tác động của nền kinh tế có lạm phát , những rủi ro không lường trước
được cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiêu quả sử dụng vốn.
- Biến động của thị trường : là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự cạnh tranh gay
gắt trong nền kinh tế thị trường . Thị trường vốn quyết định tới việc huy động vốn của
doanh nghiệp, thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nếu nhu cầu về sản phảm của doanh nghiệp tăng thì doanh nghiệp có điều kiện tăng số
lượng hàng hóa để tiêu thụ. Tạo điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận qua đó tăng
hiệu quả sử dụng vốn. Trường hợp thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định như :
khủng hoảng , lạm phát … nhu cầu tiêu thụ giảm thì khả năng rủi ro của doanh nghiệp
là rất lớn.
Bên cạnh những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp còn có những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp như :
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
11
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
- Do việc lựa chọn phương hướng đầu tư : đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp đầu tư các
sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt , giá thành canh tranh được thị trường chấp nhận
thì hiệu quả doanh thu thực tế sẽ rất lớn và ngược lại. Nếu không được thì trường
chấp nhận thì sẽ gây ra tình trạng không tiêu thụ được hàng hóa tất yếu sẽ dẫn đến
tình trạng ứ đọng vốn trân thị trường. Việc xác định vốn thiếu chính xác sẽ dẫn đến
tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong các giai đoạn của quá trình kinh doanh đều ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Do cơ cấu đầu tư vốn bất hợp lý : đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử
dụng vốn bởi vì đầu tư vào các tài sản không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không phát
huy được tác dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh mà còn bị hao mòn , mất mát

dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Do ảnh hưởng của chu kỳ sản xuất: Đây là một điểm quan trọng gắn trực tiếp tới
hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn
nhanh để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ dài .doanh
nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn.
Ngoài các nhân tố trên thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp còn bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố khác như :
- Do trình độ quản lý , tổ chức hạch toán nội bộ của doanh nghiệp
- Do cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
12
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
1.2.3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh , vốn kinh doanh vận động liên tục. Việc
bảo toàn và duy trì sự phát triển của vốn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Vì lẽ đó mà tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả là yêu cầu khách quan và hết sức cần
thiết đối với doanh nghiệp.
- Xuất phát từ mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Bất kỳ một
doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu đó là
lợi nhuận . Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến các mặt trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , là nguồn tích lũy cơ bản để tái tục hoạt
động kinh doanh.
- Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vốn trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là toàn bộ tài sản , hàng hóa mà doanh
nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh . Chính vì thế, vốn là điều kiện
quyết định, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
- Việc sử dụng vốn phải hợp lý, tiết kiệm, phải nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp mình để không rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.

1.2.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2.4.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là loại vốn có thời hạn sử dụng tương đối dài chính vì thế mà doanh
nghiệp cần chú ý đến việc tổ chức, mua sắm, xem xét hiệu quả kinh tế của vốn đầu
tư vào TSCĐ.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình hoạt động kinh
doanh. Doanh nghiệp phải thực hiện phân loại , phân cấp TSCĐ , bàn giao cho từng
bộ phận và phải kiểm tra tài sản thường xuyên.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
13
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Huy động tối đa TSCĐ vào hoạt động kinh doanh, khai thác hết công suất của
máy móc, thiết bị để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường.
1.2.4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thường xuyên kiểm tra thực hiện có hiệu quả VLĐ của doanh nghiệp. Định kỳ
doanh nghiệp kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vốn để xác định số VLĐ hiện có
Doanh nghiệp phải xử lý kịp thời lượng hàng hóa tồn động lâu ngày, tính toán
lượng vốn nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
sao cho hợp lý.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
14
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SAO VIỆT
2.1 Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần In Sao
Việt.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần In Sao Việt.

Công việc in ấn xuất hiện từ rất lâu, mới đầu chỉ được làm bằng các công cụ thủ
công như in lưới và phát triển dần dần với máy móc hiện đại. Với chính sách mở
cửa của chính phủ, đã tạo hành lang pháp lý cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt
động in ấn. Vì thế trong mấy năm gần đây số lượng các cơ sở in trong toàn quốc
tăng lên đáng kể, tập trung nhiều nhất là khối tư nhân, một thành phần khá năng
động và nhạy cảm trong các thành phần kinh tế. Chính vì thế công ty cổ phần in Sao
Việt được chính thức thành lập năm 2006 (lúc đầu là công ty TNHH in Sao Việt).
Trụ sở hoạt động của công ty : Số 9, ngõ 40 Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân
Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Điện thoại: 043.557 4088. Công ty cổ
phần in Sao Việt có chức năng in ấn, chủ yếu là sách, báo, lịch…
Đơn vị hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101913101 Sở
kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Như vậy công ty mới đi vào hoạt động được gần 6 năm và gặp không ít những
khó khăn bởi vì:
- Chi phí ban đầu lớn
- Công nhân lành nghề còn thiếu
- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều
- Nguồn khách hàng thường xuyên còn ít
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
15
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần In Sao Việt
2.1.2.1.Tổ chức nhân sự của công ty.
Hiện nay , công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn luơn đoàn kết , lao
động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổng số cán bộ công nhân viên là 95 người.
- Trong đó: trình độ đại học, cao đẳng 10 người
- Trình độ trung cấp 26 người
- Trình độ phổ thông 59 người
Bảng số 1 :

Bảng cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị tính : người
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Tổng số LĐ 80 100 88 100 95 100
LĐ nam 45 56,3 50 56,8 54 56,8
LĐ nữ 35 43,7 38 43,2 41 43,2
Nguồn số liệu : Bảng chấm công năm, 2008, 2009, 2010.
- Tổng số lao động năm 2007 là 71 người.
Năm 2008 so với năm 2007 thì tổng số lao động tăng 9 người trong đó :
+ Lao động nam tăng là 6 người.
+ Lao động nữ tăng là 3 người.
- Tổng số lao động năm 2008 là 80 người.
Năm 2009 so với năm 2008 thì tổng số lao động tăng là 8 người trong đó :
- Lao động nam tăng là 5 người
- Lao động nữ tăng là 3 người
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
16

Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Tổng số lao động qua các năm tăng không đáng kể nhưng cũng thể hiện phần
nào sự gia tăng công việc của công ty . Số lao động nam tăng nhiều hơn so với số
lao động nữ.
Năm 2010 có tổng số lao động là 95 người, tăng hơn so với năm 2009 là 7
người
Trong đó :
- Số lao động nam tăng là 4 người
- Số lao động nữ tăng là 3 người
Bảng số 2 :
Bảng chất lượng lao động của công ty
Đơn vị tính : người
Trình độ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Đại học, cao đẳng 8 10 9 10,2 10 10,5
Trung cấp 21 26,2 24 27,3 26 27,4
Phổ thông 51 63,8 55 62,5 59 61,1
Nguồn số liệu : Bảng chấm công năm 2008, 2009, 2010.

Qua bảng chất lượng lao động của công ty cho ta thấy :
Năm 2007 trình độ ĐH, CĐ là 7 người chiếm 9,8% trong tổng số cán bộ công
nhân viên, trung cấp là 22 người chiếm 31% tổng số cán bộ công nhân viên, phổ
thông là 42 người chiếm 59,2% so với tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn
công ty.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
17
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Năm 2008 trình độ ĐH, CĐ là 8 người chiếm 10% tổng số cán bộ công nhân
viên , trung cấp là 21 người chiếm 26,2% so với tổng số cán bộ công nhân viên
trong công ty , phổ thông là 51 người chiếm 63,8% trong tổng số cán bộ công nhân
viên. Qua bảng chất lượng lao động của công ty ta thấy năm 2008 thì trình độ đã có
mức chuyển biến hơn so với năm 2007 cụ thể là : trình độ ĐH, CĐ tăng 1 người ,
trung cấp giảm 1 người và phổ thông tăng lên 9 người.
Năm 2009 trình độ ĐH, CĐ là 9 người chiếm 10,2% so với tổng số cán bộ
công nhân viên , trung cấp là 24 người chiếm 27,3% so với tổng số cán bộ công
nhân viên , phổ thông là 55 người chiếm 62,5% so với tổng số cán bộ trong toàn
công ty .Năm 2009 so với năm 2008 thì trình độ ĐH, CĐ tăng thêm 1 người , trung
cấp tăng thêm 3 người và phổ thông tăng 4 người .
Năm 2010 trình độ ĐH, CĐ là 10 người chiếm 10,5% so với tổng số cán bộ
công nhân viên , trung cấp là 26 người chiếm 27,4% so với tổng số cán bộ công
nhân viên trong công ty , phổ thông là 59 người chiếm 61,1% so với tổng số cán bộ
công nhân viên. Năm 2010 so với năm 2009 trình độ ĐH, CĐ tăng 1 người , trung
cấp tăng 2 người và phổ thông giảm 4 người.
Thông qua bảng chất lượng lao động trên ta thấy trình độ chuyên môn của
công ty là chưa đồng đều , trình độ lao động phổ thông chiếm đa số so với tổng số
cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Qua các năm thì trình độ chuyên môn của
công ty có sự chuyển biến tuy không nhiều , không đồng đều nhưng đó cũng là sự
cố gắng của công ty.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40

18
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
2.1.2.2 Bộ máy quản lý của công ty.

Sơ đồ bộ máy quản lý
2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
- Hội đồng cổ đông : Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng cổ đông thông qua các quyết định
thuộc thẩm quyền bằng các hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng
văn bản.
- Giám đốc : Là do hội đồng cổ đông bổ nhiệm và điều hành hoạt động hàng
ngày của công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công
ty.
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ trợ giúp cho giám đốc điều hành một số lĩnh vực
hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
19
Phòng Giám đốc
Phòng phó
giám đốc
Phòng kế
toán
Phòng bình
bản
Phòng QL
phân
xưởng SX
Hội đồng cổ đông

Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
- Phòng kế toán: Làm nhiệm vụ kế toán, có chức năng thu thập và xử lý thông
tin về tình hình vốn, tài sản, tài chính của Công ty để Giám đốc và các phòng ban
của công ty có những thông tin cần thiết, phù hợp, kịp thời phục vụ cho hoạt động
kịnh doanh.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ : có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản
lý điều hành công việc và thực hiện mục tiêu chiến lược sản xuất.
2.1.2.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cổ phần in Sao Việt
a. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần in Sao Việt là doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh
vực in ấn. Sản phẩm của công ty chủ yếu là sách, báo, lịch…Để đáp ứng tốt nhu cầu
của khách hàng thì công ty luôn luôn phấn đấu để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến nhất phục vụ cho sản xuất.
b. Quá tình sản xuất của công ty cổ phần in Sao Việt

Sơ đồ tổ chức sản xuất
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
20
Phòng QL phân xưởng SX
Phòng bình bản
Tổ máy Tổ gia công sách Tổ dập xén vào
bìa
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Quá trình sản xuất của công ty có thể khái quát gồm 3 giai đoạn là chế bản, in
và gia công thành phẩm.
Công đoạn 1: chế bản.
Công đoạn này là công đoạn trước khi in thường gọi là công đoạn chế bản
bao gồm các khâu như:
- Sắp chữ vi tính, sửa bài
- Tách màu điện tử hoặc quang cơ

- Dàn trang, dán trang
- Bình bản, phơi bản
Công đoạn 2: In
Công đoạn in là công đọan phụ thuộc nhiều vào máy móc. Có nhiều loại
phương pháp in như in Typo, Offset, hay in ống đồng, in máy tờ rời hay máy
quận, máy một màu hay nhiều màu. Tuy cấu trúc từng kiểu máy có khác nhau
nhưng nguyên lý cơ bản tạo ra bản in thì giống nhau theo từng phương pháp in.
Công đoạn 3: gia công thành phẩm.
Thành phẩm là công đoạn sau khi in. Từ những tờ giấy riêng lẻ để trở thành
những cuốn sách, cuốn lịch…thì phải trải qua nhiều công đoạn như gấp, đúng,
vào bìa, cắt xén thành phẩm và đóng gói.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
21
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Quá trình công nghệ sản xuất
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
22
Cụng nghệ in
OFFSET
Sắp chữ trờn
vi tính
Làm phim
Gấp, đúng, vào bìa, cắt xén, đóng gói
Cụng nghệ in
TY - PO
Đúc bản chì
Tài liệu cần in
Sắp chữ thủ
cụng
Tạo bản kẽm

In OFFSET In TY PO
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
- Về gấp giấy: bao gồm hàng trục kiểu gấp để phù hợp với kiểu gấp và thiết kế,
phải sử dụng các loại máy gấp và bao gồm cả gấp thủ công.
- Về cắt giấy: từ máy cắt pha khổ lớn đến máy cắt thành phẩm, rồi máy cắt
nhãn hàng rất nhỏ điều khiển theo vi tính có màn hình kiểm tra.
- Về đóng sách: phải sử dụng các loại máy bắt hoặc bắt thủ công từng tờ để
thành cuốn. Các loại máy khâu chỉ, đúng thép, đúng keo tự động hoặc bán tự
động, các loại đúng kẹp, đúng đố, đúng lồng, kể cả máy đột lỗ răng cưa các loại
tem và hóa đơn xé.
- Về làm bìa sách: sử dụng máy vào bìa mềm, máy dán bìa cứng hoặc làm thủ
công. Các loại máy in, ép trang trí bìa cứng cũng được ứng dụng trong sản
xuất.
- Về các ấn phẩm ngoài sách và tạp trí để có thành phẩm còn nhiều công đoạn
phải gia công như cán bóng hoặc cán mờ các loại hộp và bao bì, thiếp mời… thì
phải làm khuôn bế hoặc muốn ép chìm hoặc nổi ở bìa sách, hộp, các loại thiếp mời
thì cũng cần ăn mòn kim loại để làm khuôn.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần in Sao Việt.
Để theo đà phát triển của xã hội thì Công ty cổ phần in Sao Việt cũng không
ngừng cố gắng phát triển kịp với sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa-
hiện đại hóa. Tuy nhiên trước mắt công ty cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh bởi sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Với sự cố gắng
của mình thì đến nay công ty cũng đã có những bước chuyển biến tương đối khá và
không ngừng phát triển. Sự phát triển đó được thể hiện thông qua Bảng kết quả hoạt
động kinh doanh cúa công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
23
Chuyên Đề Thực Tập Trần Thị Hiền
Bảng số 3:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính : đồng
2008 2009 2010
Tài sản 14.832.463.650 15.459.670.340 16.965.743.850
Tài sản cố định 6.965.754.230 7.231.456.520 8.546.432.120
Tài sản lưu động 7.866.709.420 8.228.213.820 8.419.311.730
Doanh thu 20.430.545.670 21.352.967.358 22.431.513.561
Chi phí 15.950.432.860 16.435.690.213 16.923.459.913
Lợi nhuận 4.480.112.810 4.917.277.145 5.508.053.650
Nguồn số liệu : báo cáo tình chính năm 2008, 2009, 2010.
Từ bảng trên ta thấy qua 3 năm hoạt động kinh doanh của công ty thì kết quả
lợi nhuận là không cao bởi vì :
- Chi phí ban đầu lớn
- Dây chuyền sản xuất đầu tư chưa kịp đồng bộ
- Công nhân lành nghề của công ty còn nhiều
- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều
Tài sản cố định : năm 2010 là 8.546.432.120 , năm 2010 tăng so với 2009 là
1.314.975.600 tương ứng là 18,2%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 265.702.290
tương ứng là 3,8%. Tài sản cố định tăng là do đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị
để phục vụ cho sản xuất.
Tài sản lưu động : năm 2010 là 8.419.311.730 năm 2010 tăng hơn so với 2009
là 191.097.910 tương ứng tăng 2,3% năm 2009 tăng so với năm 2008 là
361,504,400 tương ứng tăng 4,6%.
Doanh thu: năm 2010 là 22.431.513.561 , năm 2010 tăng so với năm 2009 là
1.078.546.210 tương ứng là 5,05%, năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 4,5%.
Chi phí : năm 2010 là 16.923.459.913 so với chi phí năm 2009 tăng là
487.769.700 tăng tương ứng là 2,97%, năm 2009 là 16.435.690.213 tăng so với năm
2008 là 485.257.350 tương ứng tăng là 3,04%.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tài Chính 3- K40
24

×