Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.69 KB, 29 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VƯƠNG VĂN ƯỚC



NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9





LUËN V¡N TH¹C SÜ QU¶N TRÞ KINH DOANH












HÀ NỘI - 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VƯƠNG VĂN ƯỚC


NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05



LUËN V¡N TH¹C SÜ QU¶N TRÞ KINH DOANH


Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. TRẦN ĐỨC VUI






HÀ NỘI - 2012



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1.1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp 4
1.1.2. Phân loại vốn 6
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 15
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 15
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 22
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp 22
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong cơ chế thị trƣờng 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 31
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 31
2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31
2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty 34
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 40
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ NĂM
2007 ĐẾN NĂM 2010 42

2.2.1. Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của Công ty 43
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 phản ánh qua kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh 52
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty SD9 58
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của SD9 63


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SD9 VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG 72
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc 72
2.4.2. Những mặt còn tồn tại 74
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9 77
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SD9 77
3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty SD9 trong năm 2011: 77
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn: 78
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỦA SD9 79
3.2.1. Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh 80
3.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức và đổi mới Doanh nghiệp 81
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty 83
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 86
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 92
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Là chìa khoá, là điều kiện tiền đề cho các doanh

nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an
toàn.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung chúng ta chưa đánh giá hết
được vai trò thiết yếu của nó nên dẫn đến hiện tượng sử dụng vốn còn
nhiều hạn chế, các doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trong cơ chế này
được bao tiêu cung ứng, chính vì thế hiệu quả sử dụng vốn không được chú
ý đến, do đó không mang lại hiệu quả, làm lãng phí nguồn nhân lực.
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc
chuyển dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ,
giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ
thì chịu. Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các
doanh nghiệp đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều
thấy rõ điều này, Nhà Nước và doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập.
Điều này đã tạo cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp năng động, sớm thích
nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn những doanh
nghiệp khó khăn trong tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn. Vì
vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn là khái niệm mới mẻ,
nhưng nó luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vốn càng trở nên quan
trọng, các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị
trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đòi
hỏi phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đặt ra trên đây và bức
xúc của bản thân cho việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này tôi đã chọn
đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà
9”.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trên phương diện nghiên cứu lý luận thì việc đánh giá nâng cao hiệu
2

quả sử dụng vốn, có nhiều đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau
như: Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ-TS Đàm
Văn Huệ; Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản ở Việt Nam-Nguyễn Ngọc Định; Khai thác các nguồn vốn và biện pháp
quản lý sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ
ngành giao thông vận tải-Trương Thị Hà; Lê Thanh Bình (1996), Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp quốc phòng
thuộc Tổng cục CNQP và KT trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, Luận
án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Thương mại; Ngô Quang
Huân (2002), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp dệt trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị
Minh Tâm (1999), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong ngành công
nghiệp dệt may Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân; Trần Đức Lộc (2004), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010, Luận
án Tiến sĩ kinh tế…
Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty cổ phần Sông Đà 9 thì chưa có đề tài nào được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu tình hình sử dụng vốn tại Công ty
cổ phần Sông Đà 9 trong đó sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý và sử dụng vốn
tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi có sử dụng một số phương

pháp như: Phương pháp thống kê toán học, phương pháp luận duy vật biện
chứng, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích
6. Những đóng góp của luận văn
3
Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp như sau:
- Góp phần làm rõ hơn về lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần
Sông Đà 9
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tại Công ty cổ phần Sông Đà 9
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty cổ phần Sông Đà 9
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.
Mặc dù đề tài đã cố gắng phân tích để đưa ra những giải pháp khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 nhưng lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài đòi hỏi kiến thức thức sâu về lĩnh vực tài chính, quản trị trong
nền kinh tế thị trường. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các










4
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp
1.1.1.1 Vốn là gì?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Vốn trong các doanh
nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu
dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các
giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn.
1.1.2. Phân loại vốn
1.1.2.1. Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn
1.1.2.2. Phân loại theo quan hệ sở hữu
1.1.2.3. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì
nguốn vốn của doanh nghiệp
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp
nhất.
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn tại doanh
nghiệp
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp


Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định, T
LNVCĐ.
5
1.2.2.3 . Tốc độ luân chuyển Vốn lưu động

Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ:

Số ngày luân chuyển:

Hệ số đảm nhiệm LVĐ:

Mức tiết kiệm VLĐ:
1.2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán: Chính là xem xét mức độ biến thiên
của các khoản phải thu, phải trả để từ đó tìm ra nguyên nhân của các khoản
nợ đến hạn chưa đòi được hoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ
đến hạn chưa đòi được.
Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của DN phản
ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ

với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ
tiêu sau:
* Hệ số thanh toán ngắn hạn
* Hệ số thanh toán tức thời
* Hệ số thanh toán nhanh
Ngoài ra, ta còn sử dụng chỉ tiêu về cơ cấu tài chính như:
* Hệ số nợ vốn cổ phần
* Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Để làm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu thì ta phân tích theo hệ
thống Dupont:
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỬ DỤNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp
1.3.1.1. Cơ cấu vốn
1.3.1.2 . Chi phí vốn

Chi phí của vốn vay Ngân hàng

Chi phí liên quan đến vốn ngân sách cấp
1.3.1.3. Thị trường của doanh nghiệp
1.3.1.4. Nguồn vốn
6

Đối với nguồn vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu :

Các nguồn vốn khác.

1.3.1.5. Rủi ro kinh doanh
1.3.1.6. Các nhân tố khác
Kỹ thuật sản xuất
Đặc điểm của sản phẩm
Tác động của thị trường
Hoạt động tổ chức kinh doanh
Các nhân tố tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Các chính sách vĩ mô của nhà Nước
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Môi trường tự nhiên
1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp trong cơ chế thị trƣờng
Trong kinh doanh, sự đổi mới sẽ là điều kiện thuận lợi để hạ giá
thành cũng nhu tăng chất lượng của sản phẩm và tăng giá trị tài sản chủ sở
hữu.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho
doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tham
gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được
mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh
nghiệp.
7
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ 9
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9
2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 9 được thành lập theo quyết định số 128A
BXD/TCLĐ ngày 26/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng theo Nghị định

388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ; Theo Quyết định số
2159/QD-BXD ngày 18/11/2005, Công ty Sông Đà 9 thuộc Tổng Công ty
Sông Đà chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 9; với ngành nghề
đăng ký kinh doanh là: San lấp, đào đắp, nạo vét bằng cơ giới; xây dựng
công trình công nghiệp, công trình công cộng; xây dựng đường dây và trạm
biến thế; xây dựng công trình thuỷ lợi; khai thác cát đá sỏi; sản xuất cấu
kiện bê tông và cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng.
2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Trải qua 40 năm truyền thống, sản phẩm dịch vụ chủ yếu đồng thời
cũng là thế mạnh của Công ty cổ phần Sông Đà 9 chủ yếu tập trung vào các
nhóm sản phẩm chính như sau:
2.1.3.1. Sản phẩm xây lắp:
2.1.3.2. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp
2.1.3.3. Các sản phẩm dịch vụ
- Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng ;
- Dịch vụ sửa chữa, bảo trì xe máy thiết bị ;
- Dịch vụ cho thuê xe máy thiết bị;
- Dịch vụ cho thuê văn phòng;
- Dịch vụ cung cấp nhiên liệu, dầu mỡ phụ.
2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TỪ
NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010
Trong năm 2010, công ty đã đạt được hoàn thành một số công trình
trọng điểm và đạt được hiệu quả vượt chỉ tiêu đề ra trong sản xuất kinh
doanh của mình. Năm 2010 kết quả kinh doanh của Công ty có lãi, lợi
nhuận 90,355 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch năm, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
8
13,99% đạt 129% kế hoạch năm, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ 30,89 đạt
116% kế hoạch năm; đảm bảo việc làm cho người lao động với mức thu
nhập bình quân 5,46 triệu đồng/người/tháng.

Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng hợp nhất của SD9 năm
2010:
- Khả năng sinh lời:
+ Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần : 16,05%
+ Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản : 5,55%
- Khả năng thanh toán:
+ Khả năng thanh toán tổng quát (lần) : 1,60
+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) : 1,27
+ Khả năng thanh toán nhanh (lần) : 0,12
- Giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2010 : 1.136.224 triệu đồng
- Những thay đổi về vốn cổ đông:
+ Cổ đông Nhà nước : 17.077.200 CP chiếm 58,38%
+ Cổ đông khác : 12.172.800 CP chiếm 41,62%
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại:
+ Cổ phiếu phổ thông : 29.250.000 CP
- Số lượng cổ phiếu quỹ : 0 CP
- Cổ tức (dự kiến) : 15%
2.2.1. Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của công ty
2.2.1.1. Cơ cấu vốn cổ đông của Công ty
Tính đến thời điểm 23/3/2011 thì cơ cấu sở hữu SD9 có Cổ đông
trong nước nắm giữ 98,21% số cổ phần trong đó cổ đông là tổ chức giữ
62,64% ,Tổng công ty Sông Đà đại diện phần vốn nhà nước nắm giữ cổ
phần chi phối chiến 58,38%; con lại các cổ đông cá nhân trong nước nắm
giữ 35,57% số cổ phần. Cổ đông nước ngoài bao gồm cả tổ chức và cá
nhân nắm giữ 1,79% số lượng cổ phần của SD9.
2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn của công ty
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm
từ 2007 đến 2010 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD tăng
liên tiếp trong 4 năm từ mức 1.018,23 tỷ đồng năm 2007 đã tăng thêm 59,4
tỷ đồng lên 1077,63 tỷ đồng vào năm 2008 đến cuối năm 2009 số vốn này

9
tăng thêm 174,52 tỷ lên tới 1252,15 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 tổng
nguồn vốn tăng thêm so với năm 2009 là 485,52 tỷ đồng lên 1737,67 tỷ
đồng. Xét về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thì ta thấy năm 2008 tăng
106% so với năm 2007, năm 2009 tăng 116% so với năm 2008 và năm
2010 tăng 139% so với năm 2009.
Về vốn CSH của SD9, trong những năm qua công ty đã liên tục phát
hành thêm để huy động thêm vốn, bổ sung tăng vốn điều lệ của công ty từ
mức 242 tỷ năm 2007 tăng lên gấp 2 lần 494,4 tỷ năm 2010. Trong cơ cấu
nguồn của SD9 giai đoạn này, mặc dù số nợ phải trả có tăng về số tuyệt đối
qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản lại giảm đi từ 71,48% năm
2007 giảm xuống còn 62,17% năm 2010. Đồng thời là việc lợi ích của cổ
đông thiểu số được tăng lên rất nhiều từ mức 4,83% năm 2007 lên 9,37%
năm 2010. Sự tăng trường nguồn vốn tư mức 1018,23 tỷ năm 2007 lên
1737,67 tỷ năm 2010 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây.
Cụ thể hơn, chúng ta phân tích xem trong các yếu tố cấu thành nguồn
thì sự đóng góp và ảnh hưởng của yếu tố nào là chủ yếu, ta tính thêm 2 chỉ
tiêu sau:
Hệ số nợ
2007=
Tổng số nợ x 100
=
727,85 x 100
= 71,48%
Tổng số vốn của công ty
1.018,23

Hệ số nợ
dài hạn

2007
=
Nợ dài hạn
=
220,18x100
= 48%
Vốn CSH +Nợ dài
hạn
241,22+220,18
- Hệ số nợ 2008 là 70,30% Hệ số nợ dài hạn 2008 là 51%
- Hệ số nợ 2009 là 67,87% Hệ số nợ dài hạn 2009 là 51%
- Hệ số nợ 2010 là 62,17% Hệ số nợ dài hạn 2010 là 48%
Hệ số nợ của SD9 năm 2007 là 71,48% là tương đối cao, nó thể hiện
đặc thù cơ cấu nguồn vốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản. Tuy nhiên, SD9 đã nỗ lực giảm dần tỷ trọng vay nợ qua các năm từ
mức 71,48% năm 2007 giảm xuống 62,17% vào kết thúc năm 2010. Vốn sở
hữu chủ từ mức 241,22 tỷ năm 2007 tăng lên gấp đôi trong năm 2010 đạt
494,4 tỷ. Như vậy trong 4 năm SD9 đã huy động thêm được 253,18 tỷ đồng
10
bổ sung vào vốn kinh doanh của công ty. Cũng do vốn CSH tăng lên nên
mặc dù số vốn vay cũng tăng lên do yêu cầu của sản xuất từ 727 tỷ năm
2007 lên 1080 tỷ năm 2010 nhưng ta thấy tỷ trọng vốn vay giảm đi, số vốn
vay dài hạn tăng lên là điều kiện để công ty có những chiến lược phát triển
ổn định trong dài hạn.

Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2007 là
241,22 tỷ đồng, nhưng sang năm 2008 là 264,66 tỷ đồng và 2009 là 337,22
tỷ đồng, năm 2010 là 494,4 tỷ đồng. So với năm 2007 thì đến hết 2010 mức
vốn CSH đã tăng 205% với mức tăng tuyệt đối 253,18 tỷ đồng. Nguồn vốn
CSH đã liên tục tăng trong 4 năm là do công ty đã tiến hành trả cổ tức bằng

cổ phiếu 1 lần với tỷ lệ 15% vào năm 2007 và 3 lần phát hành thêm quyền
mua giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu. Nguồn vốn CSH của SD9 đã tăng lên
từ 241,22 tỷ tương ứng 23,69% năm 2007 lên 494,4 tỷ năm 2010 tương ứng
28,45%, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày càng được
nâng cao so với chỉ tiêu của toàn ngành sản xuất.

Về nợ phải trả: Công ty đã giảm dần tỷ trọng vay nợ trên tổng vốn
sản xuất từ 71,48% năm 2007 xuống 62,17% năm 2010 mặc dù xét về con
số tuyệt đối tổng số nợ đã tăng từ 727 tỷ lên 1080 tỷ. Tuy nhiên, SD9 đã
cân đối và chủ yếu tăng mạnh ở nguồn nợ dài hạn từ 220 tỷ năm 2007 lên
459,2 tỷ năm 2010 tương ứng 210%, với mức tăng nợ dài hạn đã giúp SD9
chủ động hơn trong quá trình bố trí nguồn vốn cho các dự án, chuẩn bị
nguyên vật liệu ở những thời điểm thuận lợi nhất về giá, đồng thời giảm
đáng kể chi phí lãi suất do ổn định được dòng tiền. SD9 đã hạn chế được
mức gia tăng của vay ngắn hạn từ 280 tỷ lên 350 tỷ tương ứng 125%.
Về cơ cấu vốn vay của SD9 công ty luôn chú trọng vay dài hạn, ổn
định để tài trợ cho các dự án xây dựng thủy điện có chu kỳ thanh toán dài,
công ty luôn có tỷ trọng nợ dài hạn từ 42% đến 58% tổng số tiền vay. Hệ số
sử dụng đòn bảy tài chính của công ty từ mức 4,2 lần vào năm 2007 giảm
xuống còn 3,5 lần vào năm 2010, chứng tỏ công ty đã huy động tốt nguồn
vốn chủ, dài hạn để tự tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Về cơ cấu tài sản: TSNH của SD9 năm 2007 là 529,61 tỷ đồng
chiếm 52,01% tổng TS và có xu hướng giảm trong 3 năm 2008, 2009 và
2010 về tỷ lệ mặc dù giá trị tuyệt đội vẫn có tăng, (2010 có giá trị 789,41 tỷ
11
đồng chiếm 45,42%).
Về tài sản dài hạn của SD9 đã tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2010
từ mức 488,62 tỷ năm 2007 lên 948,26 tỷ năm 2010 với tỷ trọng trong tổng
tài sản từ 47,99% lên 54,57%.

Về tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ, công trình XDCB dở
dang) là chiếm 67% năm 2007; tài sản còn lại là vốn bằng tiền, công nợ
phải thu, các khoản đầu tư dài hạn vào công ty con, công ty liên kết chỉ
chiếm 33% đã tăng lên tương ứng trong năm 2010 là 70% và 30%.
Đánh giá tổng quát về cơ cấu nguồn và cơ cấu tài sản cho thấy SD9
là doanh nghiệp khá thành công trong việc huy động vốn trên thị trường
chứng khoán, đồng thời cân đối được tỷ lệ nợ vay, nợ ngắn hạn và dài hạn
hợp lý đối với ngành nghề của mình.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại SD9 phản ánh qua kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Căn cứ số liệu trong bảng 2.6 ta thấy: Năm 2008 doanh thu của công
ty tăng mạnh so với năm 2007 từ mức 463,67 tỷ lên 622,63 tỷ đồng tăng
158,96 tỷ tương đương với 134%, tuy nhiên mức lợi nhuận sau thuế lại
giảm từ 61,31 tỷ năm 2007 xuống 51,93 tỷ năm 2008, lãi cơ bản trên cổ
phiếu giảm mạnh từ 7143đồng/CP năm 2007 xuống 3445đồng/CP năm
2008. Việc mức lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty giảm mạnh, ngoài mức
lợi nhuận của công ty giảm còn có nguyên nhân chính, chủ yếu đó là do
trong năm 2007 công ty đã tiến hành một lần trả cổ tức bằng cổ phiếu và 2
lần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Chính vì
vậy, dù lợi nhuận chỉ giảm 9,38 tỷ tương ứng 15% nhưng lãi cơ bản trên cổ
phiếu giảm 107% từ 7143 đồng xuống 3445 đồng.
Sang năm 2009, doanh thu của SD9 giảm nhẹ so với năm 2008 và
năm 2010 tăng nhẹ so với 2009 có đạt đến điểm cân bằng ổn định trong
doanh thu sản xuất kinh doanh của mình quanh mức 600 tỷ đồng. Đến năm
2010 lãi gộp của công ty tăng mạnh lên 222 tỷ từ mức 153 tỷ năm 2009 do
giá vốn hàng bán công ty giảm mạnh từ 443 tỷ năm 2009 xuống 378 tỷ năm
2010. Tuy nhiên, năm 2010 lãi suất trong nền kinh tế bắt đầu tăng cao trở
lại làm cho chi phí tài chính công ty tăng nhanh gấp 2 lần năm 2009 đã làm
giảm lợi nhuận còn lại của công ty. Kết thúc năm tài chính 2010 SD9 giảm
12

mức lãi xuống 91 tỷ, lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm xuống còn 4.893
đồng/CP.
Để đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của
công ty SD9 ta đi phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (chỉ tiêu
tương đối) trong bảng 2.7
13
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty biến động không đồng
nhất tuy, xét về dài hạn ta thấy có biến động xu hướng giảm. Điều này có
thể giải thích là do năm 2008 có mức doanh thu bán hàng tăng mạnh so với
làm số vòng quay vốn tăng. Nhưng sang năm 2009 tổng tài sản tăng nhưng
doanh thu giảm làm vòng quay vốn sản xuất giảm xuống 0, 1 vòng. Đến năm
2010 thì doanh thu có tăng nhưng rất ít trong khi vốn sản xuất kinh doanh tăng
mạnh là cho vòng quy vốn sản xuất giảm xuống còn 0,35 vòng.
Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thấy năm 2007 đạt
14,41% tức 100 đồng doanh thu tạo ra 14,41 đồng lợi nhuận ròng, mặc dù
chỉ tiêu này năm 2008 giảm xuống 9,17% nhưng lại tăng trở lại đạt 18,73%
năm 2009 và 16,05% năm 2010. Đối với một công ty hoạt động trong
ngành xây dựng, SD9 đạt được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trên 15% là
mức cao mà các doanh nghiệp cùng ngành phải phấn đấu. Năm 2008 hiệu
quả kinh doanh của SD9 tăng rõ rệt và đi vào ổn định về hiệu quả sử dụng
vốn sản xuất kinh doanh trong năm 2009 và 2010 với mức tăng trưởng cao
và ổn định.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất năm 2007 là 6,56% nghĩa
là trong năm cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân được sử dụng
tạo ra 5,56 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này sang năm 2008 giảm xuống 5,30%
tức giảm 1,26% so với 2007, năm 2009 ROA tăng lên 8,94% tăng 3,64%
so với 2008, nhưng sang năm 2010 ROA giảm xuống 5,55% giảm 3,39%
so với năm 2009.
Theo kết quả tính toán sử dụng mô hình Dupont để phân tích ta có:
Năm 2007: ROE = 6,56% x 4,22 ~= 27,69%

Năm 2008 ROE = 5,30% 4,07=21,57%
Như vậy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu được tăng lên 4 lần do
công ty sử dụng đòn bảy tài chính từ việc vay vốn ngân hàng nhằm tối đa
hóa hiệu quả đầu tư.
Tóm lại, về tổng thể việc huy động và sử dụng vốn tại SD9 là hợp lý,
đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động đồng thời cũng không quá mạo hiểm
khi nền kinh tế diễn biến bất lợi, chi phí sản xuất tăng cao.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty SD9

14
Máy móc thiết bị năm 2007 chiếm 37,33% tổng TSCĐ và phương
tiện vận tải chiếm 42,77% TSCĐ nhưng sang năm 2008 tỷ trọng này giảm
xuống còn 27,33% và 27,82% đông thời giảm mạnh cả về giá trị tuyệt đối.
Năm 2009-2010 công ty cũng đầu tư lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật nên tỷ trọng tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc tăng mạnh. Các tài sản cố
định là trang thiết bị văn phòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng TSCĐ do đặc
thù ngành nghề.
Suất khấu hao tài sản cố định trong vòng 4 năm có sự biến động
đồng nhất theo xu hướng giảm dần. Năm 2007 trong 100 đồng doanh thu
thuần đã thu được 18,6 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định. Sang năm
2008 chỉ tiêu này là 12,34% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần đã
thu được 12,34 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định nhưng sang năm 2009
thì trong 100 đồng doanh thu thuần đã thu được 11,84 đồng giá trị khấu hao
tài sản cố định và đến năm 2010 trong 100 đồng doanh thu ta có 11,18 đồng
khấu hao TSCĐ .
Công ty SD9 sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối
với TSCĐ
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là dễ tính toán, thu hồi toàn
bộ vốn, nhưng bất lợi là khấu hao chưa nhanh nên có thể bị ảnh hưởng
nhiều của hao mòn vô hình.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy giá trị hao mòn lũy kế của công ty tăng
đều từ 2007 đến 2009 nhưng sang năm 2010 giá trị hao mòn lũy kế đã giảm
xuống:trong năm 2007 chỉ là 11 tỷ đồng mà sang năm 2008 tăng lên 20 tỷ
đồng nhưng 2009 tăng lên 344,87 tỷ đồng và năm 2010 là 114 tỷ đồng.
Hệ số đổi mới tài sản cố định cũng đang trên đà tăng theo xu hướng
tăng từ mức rất thấp như 2007 là 0,01 tăng lên 0,03 năm 2008 tăng đột biến
lên đến 0,31 năm 2009 và 0,17 năm 2010.
Năm 2007 thì 1 đồng vốn cố định tạo ra 0,59 đồng doanh thu, tăng
lên 0,79 đồng năm 2008 và đạt mức 0,91 đồng trong năm 2010 là một kết
quả khả quan, tuy hệ số có giảm năm 2009 là do hạch toán thêm khoản
TSCĐ là cơ sở hạ tầng hơn 282 tỷ vào TSCĐ, nếu thực chất thì hệ số này
không hề giảm. Bên cạnh đó, ta thấy hệ số đảm nhiệm tài sản cố định của
công ty như thế là rất cao như 2007 cần 1,69 đồng vốn cố định mới tạo
15
được 1 đồng doanh thu, giảm xuống 1,10 đồng vốn cố định tạo được 1
đồng doanh thu.
Xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định của SD9, ta thấy tỷ suất sinh lời
của tài sản cố định của công ty tăng dần đều qua các năm. Năm 2007, cứ
một đồng vốn cố định của công ty tạo ra 0,09 đồng lợi nhuận, đến năm
2010, chỉ tiêu này là 0,15 đồng lợi nhuận, tăng 0,06 đồng lợi nhuận so với
năm 2007.
2.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của SD9
Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của SD9 giảm từ mức 52,1% năm
2007 giảm xuống còn 45,5% năm 2010. Vốn lưu động của SD9 tính đến
thời điểm 31/12/2007 là 529,61 tỷ đồng chiếm 52,1% trong tổng vốn kinh
doanh. Đến 31/12/2010 tăng lên 789,41 tỷ đồng tương ứng tăng 149% về tỷ
lệ nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ chiếm 45,5% tổng vốn kinh doanh.

Vốn bằng tiền:
Năm 2007 là 81,22 tỷ đồng chiếm 15,34% trong tổng vốn lưu động

tại công ty.
Năm 2008, số vốn này giảm xuống là 80,81 tỷ đồng, về tỷ trọng
giảm đi so với năm 2007.
Năm 2009, số vốn bằng tiền tăng cả về số tuyệt đối 99,31 tỷ đồng lẫn
số tương đối 16,69% nhưng sang năm 2010 mặc dù chỉ giảm cuống 88,28
tỷ nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 11,18% tổng nguồn vốn lưu động.
Như vậy, vốn bằng tiền của công ty luôn duy trì ở khoảng 80 đến
100 tỷ tại quỹ và ngân hàng. Đây là một điểm tốt đối với công ty, công ty
không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay về
để đấy mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do phải trả lãi nhiều hơn.

Về các khoản phải thu
Năm 2007, các khoản phải thu của công ty là 165,79 tỷ đồng chiếm
31,3% trong tổng số vốn lưu động. Năm 2008, con số này giảm xuống là
133,24 tỷ đồng chiếm 27,79% trong tổng số vốn lưu động của công ty
nhưng lại tăng lên vào năm 2009 là 193,15 tỷ và 220,58 tỷ năm 2010. Dù
biến động các khoản phải thu không đồng nhất nhưng thể hiện xu hướng
tăng rõ ràng. Tuy nhiên về tỷ lệ chiếm trong tổng nguồn vốn lưu động thì
16
vẫn xoay quanh mức 28 đến 33% nguồn vốn ngắn hạn. Điều này là do
nguyên nhân sau:
+ Công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn
+ Khoản trả trước cho người bán: Có xu hướng tăng lên về số tuyệt
đối và về tỷ trọng chứng tỏ công ty ngày càng có uy tín hơn trong kinh
doanh, quan hệ tốt hơn với bạn hàng để có thể chiếm dụng vốn được.

Đối với hàng tồn kho
Năm 2010 hàng tồn kho của công ty tăng lên đến 425,68 tỷ chiếm
53,92% tổng nguồn vốn lưu động. Hàng tồn kho biến động tăng giảm cả về

số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho của công
ty tăng lên là:
+ Chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên.
+ Đối với hàng tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
công ty vẫn duy trì số lượng biến động không nhiều trong các năm từ
khoảng 19 đến 24 tỷ đồng. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà
sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm
bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.

Đối với TSLĐ khác nó biến động theo xu hướng tăng giảm, cụ thể:
- Năm 2007 TSLĐ khác của công ty là 11,37 tỷ đồng ( 2,15 % )
- Năm 2008 và 2009 TSLĐ khác của công ty là 14,17 tỷ đồng (
2,42% ) có sự tăng lên so với năm 2007
- Năm 2010 TSLĐ khác của công ty tăng mạnh lên 50,65 tỷ đồng (
6,42%) tăng mạnh so với những năm trước. Ngoài khoản thuế giá trị gia
tăng được chờ khấu trừ thì các tài sản khác cũng tăng cao.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty trong các
năm qua là chưa được ổn định, do sự biến động của nền kinh tế cũng còn
có những yếu tố chủ quan sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cần tìm giải pháp thích hợp hơn để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của công ty có hướng ổn định
trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 dù năm 2009 có tăng cao hơn so với các
năm khác. Năm 2007, 2008, 2010 đạt 0,12-0,13 tức 100 đồng vốn lưu
17
động tạo được 12-13 đồng lợi nhuận nhưng có năm 2009 đã tăng lên 0,19.
So với các năm khác năm 2009 tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đã tăng

được 0,7 đồng.

Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động:
- Số vòng quay của vốn lưu động: Năm 2007, số vòng quay của vốn
lưu động là 0,88 vòng với số ngày luân chuyển của 1 vòng lên đến 411,2
ngày. Năm 2008, số vòng quay của vốn lưu động là 1,3 vòng, tăng 0,42
vòng so với năm 2007 và số ngày luân chuyển của một vòng giảm xuống
còn 277,24 ngày giảm 133,96 ngày so với 2007. Đến năm 2009, con số này
giảm xuống còn 1,02 vòng, giảm so với năm 2008 là 0,28 vòng. Đến năm
2010, số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 0,76 vòng tương đương
473,02 ngày cho một vòng quay.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Xu hướng biến động tăng là chưa được tốt đối với công ty. Mặc dù
có những yếu tố khách quan của nền kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của công ty nhưng công ty cũng cần có nỗ lực nội tại để giảm hệ số
đảm nhiệm VLĐ tăng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn.
Bên cạnh chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn thì vấn đề thanh toán đối
với doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty:
Từ năm 2009 và 2010 tình hình của công ty đã được cải thiện ổn
định trở lại, khi có hệ só thanh toán ngắn hạn đạt trên 1.

Hệ số thanh toán nhanh:
Nếu như khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn theo hệ số thanh
toán nhanh của công ty ta lại thấy khả năng đáp ứng có tính ổn định cao.
Trong khi đó tỷ lệ nợ phải trả của công ty lại không quá cao cho thấy công
ty đã bố trí lượng tiền đủ đáp ứng những yêu cầu ngắn hạn, tức thời theo
yêu cầu xây dựng, tiến độ công trình và mùa vụ xây dựng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SD9 VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.4.1.1. Về vốn cố định
Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm, giúp công
18
ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả
nguồn vốn này. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá
nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được
sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tương đối ổn định ở mức
cao và ngày càng tăng qua các năm kể từ năm 2007 đến năm 2010.
Tỷ suất lợi nhuận đạt được ở mức cao, công ty đã tiết kiệm được số
vốn cố định của mình trong việc sử dụng.
2.4.1.2. Về vốn lưu động
Công ty ngày đã sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của
mình thể hiện qua đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên, cụ thể:
Thứ nhất: Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng và ổn
định ở mức cao, có nghĩa là công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ
ngắn hạn trong mỗi năm một tốt hơn.
Thứ hai: Tình hình cho thấy doanh thu tăng có xu hướng ổn định
qua các năm, và giữ ở mức ổn định.
Thứ ba: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty tăng đều qua các
năm và giữ ổn định ở mức cao so với trung bình ngành.
Thứ tư: Từ kết quả đã đạt được trong năm 2007-2010, cùng với khả
năng thanh toán ngắn hạn và tức thời tốt giúp công ty thuận lợi hơn nhiều
trong việc huy động nguồn vốn đểt tài trợ cho sử dụng vốn của mình.
Thứ năm: Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập
tới các công ty, đơn vị thành viên, giúp các đơn vị này có trách nhiệm hơn
trong việc sử dụng và quản lý vốn được giao, giảm được sự mất mát về tài

sản như trước đây.
Những nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất: Mục tiêu kinh doanh của công ty SD9 phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Nhà nước khuyến
khích các doanh nghiệp xây dựng trong việc thực hiện các công trình mới
xây dựng, công trình có tính chiến lược cho năng lượng phát triển đất nước.
19
Thứ hai: Nhà nước đã ban hành một số luật về cơ chế quản lý công
ty Nhà nước chiếm vốn chi phối theo mô hình công ty mẹ - con để các
doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.
2.4.2. Những mặt còn tồn tại
2.4.2.1. Về vốn cố định
Thứ nhất: Công ty áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng để
lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm.
Thứ hai: Đầu tư đổi mới tài sản cố định máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải tập trung vào một vài năm có thể tạo sự khan hiếm trong nguồn
tiền đảm bảo khả năng thanh toán.
2.4.2.2. Về vốn lưu động
Thứ nhất: các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng dù không
quá lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty nhưng có xu hướng tăng
mạnh về giá trị tuyệt đối. Tỷ trọng này lại tăng lên làm cho nguồn vốn của
công ty bị ứ đọng, gặp khó khăn hơn trong khả năng thanh toán của mình.
Thứ hai: Hàng tồn kho của công ty tăng do tồn đọng nhiều sản phẩm
sản xuất dở dang.
Thứ ba: Hiệu suất sử dụng tài sản biến động không đều qua các năm
gần đây, do chi phí quản lý còn quá cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm
chi phí.
Những nguyên nhân gây ra hạn chế trên.
Thứ nhất: Do sự gia tăng đột biến về đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm

2009 làm hiệu quả sử dụng TSCĐ gia tăng số tuyệt đối nhưng chưa mang
lại hiệu quả tức thời.
Các khoản phải thu tăng lên trong đó chủ yếu là các khoản phải thu
của khách hàng mà khách hàng của công ty là các ban dự án và các công
trình thủy điện. Do đó, tại một thời điểm nhất định bao giờ cũng tồn tại một
khoản phải thu lớn nhưng sau đó một thời gian khách hàng sẽ tiến hành trả
hết số nợ của mình.
Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho tăng lên trong thời gian qua với tốc
độ khá nhanh. chủ yếu là sự gia tăng của CPSXKDDD. Điều này sẽ làm
cho công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị vốn của mình.
Thứ hai: Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn cao do Công ty chưa
20
quản lý chặt chẽ tại các xí nghiệp, đội thi công công trình nên sẽ gây ra thất
thoát nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bớt xén giá trị của công trình
làm suy giảm chất lượng công trình. Bộ máy quản lý hiện còn nhiều cồng
kềnh, tỷ trọng lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp còn cao, dẫn đến sự
điều hành của các cấp hiện còn nhiều tồn tại và chưa đáp ứng được yêu cầu
của nến kinh tế thị trường.
Thứ ba: Các công ty thành viên, các đội công trình chưa chú trọng
trong việc sử dụng nguyên vật liệu, trang thiết bị một cách có hiệu quả. Đây
là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư: Trình độ ứng dụng công nghệ thi công mới, nhất là các tiến
bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi công các công trình thủy điện
đang ngày càng phát triển nhanh chóng, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào Nhà
nước.
21
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SD9

3.1.1. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty SD9 trong năm 2011:
- Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2011:
+ Tổng giá trị sản xuất kinh doanh : 750 tỷ đồng.
+ Doanh thu : 750 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận : 80 tỷ đồng.
+ Tỷ lệ cổ tức : 12-15 %
- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho khoảng 2000 người lao động đạt
6 triệu đồng/người/tháng trở lên; SXKD có hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng
lợi nhuận và cổ tức hàng năm.
- Giữ vững danh hiệu một Công ty mạnh, có năng lực cạnh tranh với
nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm chất lượng cao.
- Đào tạo, tuyển dụng phát triển nguồn lực trong doanh nghiệp mạnh
về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng
lực quản lý giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ
chế thị trường.
- Hoàn thành mua sắm thiết bị dự án đầu tư năng lực thiết bị thi công
nền đường, mặt đường giao thông.
- Tiếp tục thi công các công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu,
Xekaman 3, Huội Quảng,
- Góp vốn đầu tư vào các Công ty liên kết do tăng vốn điều lệ.
- Tiếp thị đấu thầu tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án
đường giao thông lớn trong nước.
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn:
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỦA SD9
3.2.1. Chủ động xây dựng vốn sản xuất kinh doanh
3.2.2. Giải pháp về công tác tổ chức và đổi mới Doanh nghiệp
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công
ty

×