Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thảo luận hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận thứ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.52 KB, 14 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN
MÔN LUẬT DÂN SỰ
Danh sách nhóm…6…:
1. Vũ Hoàng Xuân Hà (nhóm trưởng) - 1055060043
2. Hoàng Thị Thu Hà - 1055060046
3. Phạm Thị Yến Ngọc - 1055060098
4. Phạm Ngọc Hà - 1055060044
5. Nguyễn Thị Minh Anh - 1055060005
6. Nguyễn Việt Dũng - 1055060033
7. Lê Hoàng - 1055060064
8. Nguyễn Quốc Ân - 1055060003
9. Võ Hoàng Thiên Lộc - 1055060081
1
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BẢY
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra
Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Định.
Tóm tắt bản án: Anh Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách của công ty TNHH
vận tải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh. Vào ngày
30/4/2009, Hùng điều khiển xe ô tô nói trên đi trên đường QL1D với tốc độ
khoảng 40km/h, đây là đoạn đường có vạch sơn liền nét giữa đường, Hùng điều
khiển xe ô tô chiếm sang phần đường bên trái nên đã để góc dưới bên trái đầu xe ô
tô tông vào xe mô tô ngược chiều do anh Trần Ngọc Hải điều khiển đi đúng phần
đường, hậu quả anh Trần Ngọc Hải chết tại chỗ.
1. Vì sao đã có quy định của Điều 604 mà BLDS còn có thêm quy định
của Điều 622?
- Về nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải
bồi thường. Nguyên tắc này đã được quy định tại Điều 604 BLDS. Tuy
nhiên, ngoài nguyên tắc chung đó BLDS còn có những nguyên tắc riêng
mà theo đó người bồi thường không phải là người trực tiếp gây thiệt hại.
Một trong số đó là quy định về chế định “bồi thường thiệt hại do người


làm công gây ra” ở Điều 622. Quy định của Điều 622 tạo điều kiện tốt
hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi thường đồng thời xét đến
trách nhiệm của người sử dụng người làm công.
2. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra?
- Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu:
+ Đoạn 3, phần Xét thấy: “bị cáo là người lái xe thuê cho công ty
TNHH vận tải Hoàng Long nên theo quy định tại điều 622 và 623 của
BLDS thì công ty TNHH Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường
do Cao chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao.”
+ Trong phần Quyết định: “Về bồi thường dân sự: áp dụng điều 42
BLHS; các điều 610,612,622,623 của BLDS.
2
• Buộc công ty trách nhiệm TNHH vận tải Hoàng Long
phải có nghĩa vụ bồi thường cho chị Nguyễn thị Thu
Thủy (đại diện hợp pháp của người bị hại Trần Ngọc
hải): 20.500.000đ ngoài số tiền 40.000.000đ đã bồi
thường trước.
• Buộc công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có nghĩa
vụ cấp dưỡng nuôi cháu Trần Nguyễn Đăng Huy- sinh
ngày 15/08/2007 mỗi tháng 350.000đ, thời điểm cấp
dưỡng kể từ ngày 5/2009 cho đến khi cháu Huy đủ 18
tuổi.”
3. Trên cơ sở Điều 622, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
- Điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm
công gây ra:
+ Có thiệt hại trên thực tế
+ Thiệt hại là do người làm công gây ra khi đang thực hiện công việc
được giao

+ Có lỗi và hành vi trái pháp luật của người làm công
4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng điều 622 để buộc Công ty
Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên
đối với vụ việc được bình luận).
- Việc tòa án vận dụng điều 622 để buộc công ty Hoàng Long bồi thường
là hoàn toàn hợp lý.
- Thực tế trong trường hợp này đã có thiệt hại về tính mạng anh Hải. Ông
Hùng là lái xe thuê cho công ty Hoàng Long khi chở khách của công ty
Hoàng Long đi từ Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh, ông Hùng đã
lấn phần đường của xe khác và gây ra tai nạn – “vi phạm quy định về
điều khiển giao thông đường bộ” - thiệt hại tính mạng của anh Hải.
5. Nếu ông Hùng không làm việc cho công ty Hoàng Long và xe là của
ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?
- Giả sử ông Hùng không làm việc cho công ty Hoàng Long và xe là của
ông Hùng thì không có căn cứ để sử dụng điều 622 BLDS mà trường
hợp này phải sử dụng điều 604, 605, 610 để yêu cầu ông Hùng trực tiếp
bồi thường cho gia đình người bị hại.
3
6. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực
hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?
- Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu: “theo quyết định của án sơ
thẩm, mặc dù bị cáo không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho
người bị hại nhưng đã tự nguyện nộp 5.000.000đ để cùng công ty
TNHH vận tải Hoàng Long khắc phục hậu quả xảy ra…”
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại. Cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khả năng của người bị thiệt hại được yêu cầu trực
tiếp ông Hùng bồi thường.
- Trong trường hợp này, Tòa không hề xét đến trách nhiệm của ông Hùng
đối với người bị thiệt hại. Điều này phù hợp với luật (điều 622).Nhưng

trên thực tế, điều đó không hoàn toàn hợp lý.
- Xét lại vụ án, trong trường hợp này, tuy rằng ông Hùng đang thực hiện
công việc được công ty Hoàng Long giao nhưng có thể thấy, toàn bộ lỗi
đối với người bị thiệt hại trong trường hợp này thuộc về ông Hùng,
không có yếu tố lỗi của công ty Hoàng Long. Nếu áp dụng máy móc
điều 622 sẽ không đảm bảo quyền lợi cho người bị hại. thiết nghĩ trong
trường hợp này, nên xét đến khả năng bên bị thiệt hại có thể yêu cầu
trực tiếp ông Hùng bồi thường (nếu bên bị hại muốn). Còn không thì cứ
áp dụng theo Điều 622.
- Mở rộng ra với những trường hợp khác, khi xét đến vấn đề yêu cầu bồi
thường theo Điều 622, nên quan tâm đến yếu tố lỗi của người làm công
đối với người bị thiệt hại. Nếu người làm công có lỗi “trực tiếp” gây ra
thiệt hại cho người bị thiệt hại, không có yếu tố lỗi của người sử dụng
người làm công thì người làm có thể phải bồi thường (nếu người bị hại
muốn). Đồng thời vẫn giành quyền cho họ có thể đòi người sử dụng làm
công bồi thường (nhưng không thể xác định theo trách nhiệm liên đới vì
đây không phải là trường hợp thiệt hại do cả người làm công và người
sử dụng người làm công cùng gây ra). Ngược lại, nếu không có căn cứ
cho rằng người làm công có lỗi với người bị hại thì cứ áp dụng theo
Điều 622.
8. Lỗi của người làm công trong điều 622 cần được hiểu như thế nào? Vì
sao?
- Trong điều 622 không có quy định rõ ràng về yếu tố lỗi của người làm
công. Người sử dụng người làm công (người bồi thường) “có quyền yêu
4
cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải
hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
- Có lẽ, lỗi sẽ được hiểu theo 3 hướng sau:
+ Thứ nhất, lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại (lỗi theo
hướng này đã được phân tích khá rõ ở câu 7).

+ Thứ hai, lỗi của người làm công đối với người sử dụng người làm
công. Đó là trường hợp người làm công có lỗi với người sử dụng người
làm công (có thể là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu
của người sử dụng người làm công và gây ra thiệt hại).
+ Thứ ba, có thể là lỗi tổng hợp. Tức là lỗi của người làm công có cả lỗi
của người bị thiệt hại và người sử dụng người làm công. Ta thấy, theo
tinh thần của điều 622 và theo hướng có lỗi của người làm công mà ta
đã phân tích, người sử dụng người làm công có quyền yêu cầu người
làm công hoàn trả một khoản tiền thì người sử dụng người làm công là
người bồi thường cho bên bị thiệt hại.
9. Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo điều 622 không? Vì sao?
- Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622 vì ông Hùng là lái xe thuê
cho công ty Hoàng Long đang vận chuyển khách của công ty. Trong khi
đang làm công việc được giao ông Hùng có hành vi lấn chiếm phần
đường của xe khác, hậu quả làm một người bị chết tại chỗ. Như vậy,
theo như câu 8 thì ông Hùng có lỗi trong việc gây gây thiệt hại.
- Đoạn 3 phần Xét thấy: “bị cáo là người lái xe thuê cho công ty TNHH
vận tải Hoàn Long, nên theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 của
BLDS thì công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc
được giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong
việc gây thiệt hại…”
10. Theo Tòa án, công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàn trả
một khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời.
- Theo Tòa án, công ty Hoàng Long được yêu cầu ông Hùng hoàn trả một
khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại.
- Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu: “Bị cáo là người lái xe thuê
của công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo quy định tại Điều 622
và Điều 623 của BLDS thì công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi
thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là
5
người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền
theo quy định của pháp luật.
11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng.
- Theo bản án, thì Tòa có lập luận rằng ông Hùng có trách nhiệm hoàn trả
cho công ty Hoàng Long một khoản tiền “công ty TNHH vận tải Hoàng
Long… và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc
gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp
luật”. Nhưng trong phần quyết định thì Tòa lại không tuyên về quyền
đòi lại khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại từ ông Cao Chí Hùng
cho công ty TNHH Hoàng Long. Điều này là không phù hợp.
- Trong trường hợp này, ông Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại
cho anh Hải và Tòa cũng lập luận như vậy (tuy không được rõ ràng).
Thiết nghĩ như vậy Tòa nên tuyên phần quyền đó cho công ty TNHH
Hoàng Long. Đồng thời nếu hai bên không thể thỏa thuận được mức bồi
hoàn đó là bao nhiêu thì Tòa cần xác định mức bồi hoàn – phù hợp với
Điều 622 BLDS.
Hết Vấn Đề 1
Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do việc xây dựng gây ra
Bản án số 97/2009/DSPT ngày 16/3/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp.
Tóm tắt bản án: Vào năm 2005, hộ Thái Chí Cường xây dựng nhà cao tầng
(liền kề nhà hộ bà My) trong quá trình xây dựng đã làm căn hộ nhà bà My bị
thiệt hại toàn bộ lún sâu gần 1m, nứt tường, mái ngói đổ vỡ, sự việc xảy ra hộ
6
ông Cường có khắc phục bằng cách lợp tole thay ngói, đà ngang bằng sắt, các
thiệt hại còn lại chưa khắc phục. Nên yêu cầu hộ ông Thái Chí Cường bồi

thường cho hộ bà My là 16.633.500đ.
Bản án số 58/2009 ngày 30/7/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
Tóm tắt bản án: Nguyên đơn là ông Đoàn Danh Hùng và bà Nguyễn Thị Chúc
kiện bị đơn là ông Nguyễn Tuấn Kiệt và bà Trịnh Thị Hồng về việc trong quá
trình xây nhà đã làm ảnh hưởng đến căn nhà của ông Hùng và bà Chúc như lún
móng, nứt tường, lệch nhà. Ông Hùng và bà Chúc đã kiện đòi ông Kiệt và bà
Hồng khoản tiền bồi thường là 82.600.000đ nhưng ông Kiệt và bà Hồng không
đồng ý.
1. Trong hai bản án trên, thiệt hại phát sinh từ nguyên nhân nào? Đoạn
nào của bản án cho câu trả lời?
- Theo Bản án số97/2009/DS-PT thiệt hại phát sinh từ: “Nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến việc lún nghiêng nhà bà My là do phía ông Cường xây
dựng nhà gây ra và “Báo cáo kết quả kiểm định” ngày 23/7/2008 của
Trung tâm kiểm định chất lượng công trình- Sở xây dựng xác định “giá
trị thiệt hại” là 16.663.887đ chứ không phải tính giá trị căn nhà hoàn
toàn mới.”
- Theo Bản án số 58/2009/DSPT thiệt hại phát sinh từ: “Theo kết luận
của giám định viên, thì căn nhà số 19 Duy Tân loại nhà 4B được xây
dựng năm 1996, do tác động thời gian và trong quá trình sử dụng góp
phần làm chất lượng nhà xuống cấp. Vì vậy, căn nhà số 19 Duy Tân chỉ
thể hiện là chất lượng nhà trong quá trình tranh chấp, thì chất lượng
nhà số 19 Duy Tân chưa đến mức tự hư hỏng theo thời gian, mà chỉ có
tác động khách quan phù hợp với trước thời điểm ông Kiệt - bà Hồng
xây nhà liền kề, thì tình trạng căn nhà số 19 Duy Tân không bị hư hỏng
gì. Do đó, nguyên nhân chính gây thiệt hại cho căn nhà số 19 Duy Tân
là do ông Kiệt - bà Hồng xây nhà cao tầng liền kề nên trong quá trình
đào hố móng và khối lượng tường nhà cao tầng đã làm cho căn nhà số
19 Duy Tân lún nền, nứt tường. Do vây, lỗi hoàn toàn là do ông Kiệt -
bà Hồng chứ không thể đánh giá lỗi của mỗi bên là ngang nhau nên
ông Kiệt - bà Hồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.”

2. Trong hai vụ việc trên, thiệt hại có do công trình xây dựng gây ra theo
Điều 627 BLDS không? Vì sao?
7
- Trong vụ việc trên, nếu áp dụng thiệt hại do công trình xây dựng gây ra
theo Điều 627 là không hợp lí. Theo Điều 627 về Bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: “Chủ sở hữu. người được
chủ sở hữu giao quản lí sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác
phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình đó bị sụp đổ, hư
hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy
ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả
kháng”. Mà trong cả 2 vụ việc, nhà của ông Cường và nhà của ông Kiệt
- bà Hồng xây dựng trên phần đất của họ, không tác động gì đến nhà
liền kề, không sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho nhà bên cạnh
(nhà bà My, nhà bà Chúc - ông Hùng). Nhà của ông Hùng - bà Chúc
cũng như nhà của bà My bị thiệt hại không phải do việc nhà của ông
Kiệt - bà Hồng cũng như nhà của ông Cường bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở
mà do việc đào móng nền, xây tường nhà cao tầng làm tác động đến
phần đất nền của nhà bên cạnh. Vì vậy không thể áp dụng điều 627
trong 2 vụ việc trên.
3. Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã sử dụng các điều luật nào của BLDS?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Trong Bản án số 97/2009/ DSPT, Tòa án đã sử dụng các điều luật: “Căn
cứ khoản 2, điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 1, điều 604; khoản
1, điều 605 BLDS.”
- Trong bản án số 58/2009/DSPT, Tòa án đã sử dụng các điều luật: “Từ
nội dung trên, án sơ thẩm đã căn cứ vào các Điều:604, 605, 606, 607,
608, 672, khoản 2 Điều 305 của BLDS.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các điều luật trong hai
vụ việc trên.
- Trong cả 2 vụ việc trên, Tòa án đều sử dụng Điều 604 là chưa thuyết

phục. Vì theo điều 604 thì “người nào có lỗi vô ý hoặc cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cá nhân hoặc chủ thế khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường; trường hợp pháp luật qui định người gây thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng qui định đó”. Như
vậy, theo khoản 1 điều này nếu áp dụng căn cứ này thì phải có hành vi
trái pháp luật của chủ sỏ hữu, có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, lỗi. Trong 2 vụ việc trên có thiệt
hại xảy ra nhưng việc xác định lỗi là rất khó. Vì không thể xác định chủ
8
sở hữu là ông Cường cũng như ông Kiệt - bà Hồng nhận thức được việc
xây dựng công trình nhà cửa của mình có thể gây thiệt hại cho ngừoi
khác và cũng khôgn thể xác định được việc chủ sở hữu đã nhận thức
được việc xây dựng cúa mình có thể gây thiệt hại cho ngừoi khác nhưng
vẫn cố tình làm. Còn ở bản án 58/2009/DSPT còn có thêm Khoản 2 là
“Trường hợp pháp luật qui định người gây thiệt hại phải bồi thường cả
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng qui định đó”. Trong vụ việc
này, ông Kiệt - bà Hồng không có lỗi và cũng không có điều luật nào
qui định về trường hợp này “phải bồi thường cả trong trường hợp không
có lỗi”  không thể áp dụng khoản 2, điều 604 trong trường hợp này.
5. Suy nghĩ của anh/chị về căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại trong
những trường hợp như hai vụ việc trên.
- Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại theo Điều 604 là chưa thuyết phục
vì chưa hội đủ yếu tố có lỗi của chủ sở hữu công trình, nhà cửa là ông
Kiệt - bà Hồng cũng như ông Cường. Vì việc ông Kiệt - bà Hồng cũng
như ông Cường chỉ xây dựng công trình trên phần đất của mình và
không có tác động đến nhà bên cạnh, không bị sụt lở, sụp đổ, hư hỏng
gây thiệt hại, mà chỉ do 1 phần kết cấu nhà của bà My cũng như bà
Chúc - ông Hùng đã cũ, quá hạn khấu hao, chỉ cần có tác động ngoại lực
đã rung, và phần do việc đào móng sâu, xây tường cao tầng nên đã làm

lún nền nhà họ.
Hết Vấn Đề 2
Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do người của cơ quan tố tụng gây
ra
Quyết định số 01/2011/DS-GĐT ngày 23/02/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.
Tóm tắt vụ việc: Bà Lương Thị Tiếm có nghĩa vụ trả cho bà Nguyễn Thị Tài tiền
nợ gốc và lãi là 143.395.750đ. Để đảm bảo thi hành án, Đội Thi Hành Án (THA)
DS thị xã Vĩnh Long, kê biên bảo thủ căn nhà 37/2 Trần Phú do bà Tiếm đứng tên.
9
Sau đó Đội THA ủy quyền cho Trung tâm bán đấu giá chào bán căn nhà trên để
thanh toán cho bà Tài, ông Bùi Quang Vinh mua đấu giá căn nhà với giá
148.000.000đ. Cho rằng căn nhà này là tài sản chung của gia đình nên bà Tiếm
khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên, khi vụ việc đang được giải quyết
Đội THA lại tiến hành cưỡng chế căn nhà trên và giao cho ông Vinh. Cùng ngày,
bà Tiếm chiếm lại căn nhà nên ông Vinh khởi kiện xin xác lập quyền sở hữu nhà
và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Vinh kiện yêu cầu Thi hành án
thị xã Vĩnh Long và Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long bồi thường thiệt
hại?
- Theo Quyết định số 01/2011/DS-GĐT có nêu:
+ “Với các lý do trên, ông khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Trung tâm
bán đấu giá, Đội thi hành án và bà Lương Thị Tiếm phải trả lại tiền mà
ông đã bỏ ra mua đấu giá và bồi thường thiệt hại, tổng cộng 100 lượng
vàng (tại phiên tòa sơ thẩm, ông Vinh yêu cầu bồi thường 70 lượng
vàng) và yêu cầu kê biên nhà này để đảm bảo thi hành án. Ngày
13/6/2005, ông Bùi Quang Vinh khởi kiện bổ sung yêu cầu Hội đồng xét
xử phúc thẩm vụ án đòi nợ nêu trên cùng có trách nhiệm bồi thường
cho ông”.
+ “Tháng 2/2005 ông Vinh khởi kiện yêu cầu Trung tâm dịch vụ bán đâu

giá tài sản Vĩnh Long; Thi hành án dân sự Vĩnh Long; Toà án nhân
Vĩnh Long và bà Tiếm phải bồi thường thiệt hại cho ông”.
2. Theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thi hành án thị xã Vĩnh Long có
phải bồi thường không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo Quyết định số 01/2011/DS-GĐT, phần Xét thấy có nêu: “Do đó,
khi giải quyết lại vụ án này phải làm việc với Bộ Tư Pháp (Tổng cục thi
hành án dân sự) về sai lầm của Đội Thi Hành Án Dân sự thị xã Vĩnh
Long (nay là Chi cục Thi hành án Dân sự thị xã Vĩnh Long) trong việc
tổ chức thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 142/DSPT ngày
13/06/2001 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long; xác định đúng bị đơn
của vụ án này, lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trên cơ sở đó
giải quyết vụ án theo đúng pháp luật.”
- Ở đây VKS không nêu một cách rõ ràng là Thi hành án thị xã Vĩnh
Long phải bồi thường, nhưng ta dựa vào những lập luận của VKS: thứ
nhất đã chỉ ra Cơ quan Thi hành án thị xã Vĩnh Long đã không chấp
hành thông thư liên tịch và đã gây ra thiệt hại. Thứ hai việc bản án phúc
10
thẩm chỉ buộc bà Tiếm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông Vinh
là chưa khách quan. Vì lẽ đó cho nên cơ quan Thi hành án thị xã Vĩnh
Long phải chịu bồi thường cho sai phạm của mình gây ra.
3. Theo Hội đồng thẩm phán, Thi hành án thị xã Vĩnh Long có phải bồi
thường không? Vì sao?
- Hội đồng thẩm phán chỉ đưa ra hướng giải quyết chứ không có kết luận.
Theo Quyết định số 01/2011/DS-GĐT có nêu: “Do đó khi giải quyết lại
vụ án này phải làm việc với Bộ tư pháp (Tổng cục thi hành án dân sự)
về sai lầm của Đội thi hành án Dân sự Vĩnh Long (nay là Chi cục Thi
hành án dân sự thị xã Vĩnh Long) trong việc thi hành án dân sự phúc
thẩm số 142/DSPT ngày 16/3/2011 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long
và xác định đúng bị đơn của vụ án này lỗi và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trên cơ sở đó giải quyết theo đúng pháp luật”.

4. Theo anh/chị Thi hành án xã Vĩnh Long có phải bồi thường không? Vì
sao?
Thi hành án thị xã Vĩnh Long phải bồi thường thiệt hại vì Thi hành án thị
xã Vĩnh Long đã mắc 3 lỗi là:
- Theo Thông tư liên tịch số 12/2001 ngày 26.02.2001 của Bộ tư pháp.
VKS NDTC tại điểm a, khoản 1, phần IV thì:” Trong các trường hợp kê
biên tài sản, khi có tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản kê biên, thì
cơ quan thi hành án phải giải thích cho những người có quyền và lợi ích
liên quan đến tài sản về quyền khởi kiện ra Toà án trong thời hạn theo
quy định chung. Nếu vụ việc được Toà án thụ lý, thì việc xử lý tài sản,
đã kê biên chỉ được thực hiện sau khi quyết định giải quyết tranh chấp
của Toà án có hiệu lực pháp luật “ nhưng Thi hành án không hề thông
báo cho bà Tiếm biết về việc giao căn nhà cho ông Vinh, Thi hành án
chỉ cho bà Tiếm được quyền khởi kiện đề nghị chia tài sản chung là căn
nhà 37/2 Trần Phú.
- Cũng với Thông tư liên tịch trên, Thi hành án chỉ cho bà Tiếm được
quyền khởi kiện đề nghị chia tài sản chung là căn nhà 37/2 Trần Phú
trong thời hạn 3 tháng nhưng khi chỉ mới được 1 tháng 20 ngày
(29.8.2002), Thi hành án đã tổ chức cưỡng chế giao căn nhà trên cho
ông Vinh.
- Theo tiểu mục 3, mục IV, Thông tư liên ngành số 981/TTLN ngày
21.09.1993 của Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thì: “Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá
11
trình thi hành án, nếu cơ quan thi hành án phát hiện thấy bản án, quyết
định được thi hành có sai lầm, thì có quyền kiến nghị với người có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật tố tụng xét xử lại bản án, quyết định
đó”; nhưng đội thi hành án đã không kiến nghị lại với người có thẩm
quyền xem xét lại bản án phúc thẩm này.
5. Nếu áp dụng Luật trách nhiệm bồi thưởng của Nhà nước vào vụ việc

này thì Thi hành án xã Vĩnh Long có phải bồi thường không? Vì sao?
- Nếu áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào vụ việc
này thì Thi hành án thị xã Vĩnh Long phải bồi thường.
- Điều 14 Luật TNBTNN : ”Cơ quan có trách nhiệm bồi thường Cơ quan
hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái
pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường”.
1
- Điều 4 của Nghị định Số 16/2010/NĐ-CP.
2
 Căn cứ các điều trên thì cơ quan Thi hành án thị xã Vĩnh Long phải
bồi thường.
6. Theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Long
có phải bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
- Theo VKSNDTC, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long không phải bồi
thường thiệt hại. Theo phần kháng nghị của VKSNDTC nhận định: “cơ
quan thi hành án thị xã Vĩnh Long không chấp hành thông tư số 12 như
trên dẫn đến thiệt hại cho ông Vinh nhưng không được Tòa xem xét bồi
thường thiệt hại, bản án phúc thẩm chỉ buộc bà Tiếm phải bồi thường
thiệt hại toàn bộ cho ông Vinh là chưa khách quan gây thiệt hại đến
quyền lợi một bên đương sự”. Như vậy, VKSNDTC chỉ xem xét trách
nhiệm của cơ quan thi hành án mà không nhắc đến trách nhiệm của Tòa
án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
7. Theo Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân Vĩnh Long có phải bồi
thường thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
- Theo hội đồng thẩm phán, toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long không phải
bồi thường thiệt hại.
- Theo Quyết định số 01/2011/DS-GĐT, phần Xét thấy có nêu: “Theo
quy định của pháp luật tại thời điểm giải quyết vụ án thì Toà án không
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
1 Điều 14 Luật TNBTNN: Cơ quan có trách nhiệm.

2 Điều 4 NĐ 16/2010/NĐ-CP: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án
dân sự bồi thường.
12
cấp phúc thẩm khi giả quyết vụ án đòi bồi thường thiệt hại đã xác định
Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long cùng đồng bị đơn là sai ”.
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán
liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long.
- Hướng giải quyết của hội đồng thẩm phán liên quan đến trách nhiệm bồi
thường của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long chưa hợp lý. Vì khi tiến
hành tố tụng Toà án đã mắc nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Toà đã không
xác minh rõ tài sản được mang ra đấu giá thuộc quyền sở hữu hay đồng
sở hữu của những ai dẫn tới những tranh cãi trong quá trình tố tụng và
thiệt hại cho các bên đặc biệt là ông Vinh vì vậy thiết nghĩ Toà án dân sự
tỉnh Vĩng Long phải chịu bồi thường thiệt hại do những sai sót của mình
gây ra.
9. Nếu áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào vụ việc
này thì Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long có phải bồi thường không? Vì
sao?
- Nếu áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào vụ việc
này thì Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long phải bồi thường.
- Điều 1 Luật TNBTNN: quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải
quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt
hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành
công vụ đã gây ra thiệt hại.
- Điểm d, khoản 1, điều 38, mục 1, chương IV của Luật trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước thì: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra

trong các trường hợp sau: …d. cưỡng chế thi hành án”. Sau khi đã bồi
thường xong thì Tòa án nhân dân có thể yêu cầu Thi hành án thị xã Vĩnh
Long hoàn trả khoản tiền theo quy định của pháp luật tại Điều 620
BLDS 2005: “Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người
có thẩm quyền đã gây thiệt hại hoàn trả 1 khoản tiền theo quy định của
pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành công vụ”.
Hết Vấn Đề 3
13
14

×