Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

bài tập lớn học kỳ hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.86 KB, 27 trang )

BÀI TẬP THẢO
LUẬN MÔN LUẬT
DÂN SỰ
Danh sách nhóm…6…:
1. Vũ Hoàng Xuân Hà (nhóm trưởng) - 1055060043
2. Hoàng Thị Thu Hà - 1055060046
3. Phạm Thị Yến Ngọc - 1055060098
4. Phạm Ngọc Hà - 1055060044
5. Nguyễn Thị Minh Anh - 1055060005
6. Nguyễn Việt Dũng - 1055060033
7. Lê Hoàng - 1055060064
8. Nguyễn Quốc Ân - 1055060003
9. Võ Hoàng Thiên Lộc - 1055060081
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
1
Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do việc không thực hiện đúng hợp
đồng gây ra
Tình huống: Ca sỹ A ký hợp đồng với một công ty tổ chức sự kiện. Để đảm bảo uy
tín của mình, ca sỹ này đã nêu rất rõ các yếu tố trong việc dán các áp phích quảng
cáo cho sự kiện. Tuy nhiên, công ty tổ chức sự kiện đã không tuân thủ nội dung của
hợp đồng và uy tín của ca sỹ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên ca sỹ A đã thuê
luật sự làm thủ tục kiện công ty để đòi bồi thường thiệt hại.
1. Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng không? Vì sao?
- Tổn thất về tinh thần có tồn tại trong lĩnh vực hợp đồng. “Khi hợp đồng
không được thực hiện đúng thì có thê phát sinh bồi thường tổn thất về
tinh thần. Có thể có 2 loại tổn thất về tinh thần khi hợp đông không được
thực hiện đúng. Thứ nhẩt, có nhiều hợp đồng sinh ra để đem lại cho chủ
thể tham gia lợi ích về tinh thần như các hợp đồng về giải trí. Trong
trường hợp này, khi hợp đồng không được thực hiện đúng không nhận
được lợi ích tinh thần mong đợi. Đây là 1 loại tổn thất về tinh thần (mất
lợi ích tinh thần đáng ra có nếu hợp đồng được thẻ hiện đúng). Thứ hai,


có những tổn thất về tinh thần phát sinh do việc không thực hiện đúng
hợp đồng gây ra. Ví dụ, A cam kết tổ chức cho B 1 chuyến du lịch nhưng
chuyến du lịch được tổ chức rất tồi tệ nên B rất bực tức, buồn chán Đây
cũng là 1 loại tổn thất tinh thần do không thực hiện đúng hợp đồng gây
ra. Nghiên cứu cho thấy tổn thất tinh thần có được bồi thường trong lĩnh
vực hợp đồng hay không không thực sự thống nhất trong các hệ thống
luật. Có hệ thống cho phép bồi thường loại thiệt hại này, có hệ thống
không cho phép và có hệ thống cho phép bồi thường đối với 1 số trường
2
hợp. Bộ nguyên tắc Unidroit chấp nhận bồi thường tổn thất về tinh thần.
Điều 7.4.2 quy định “thiệt hại có thể là phi tiền tệ và bắt nguồn đặc biệt
từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần” và trong phần bình luận có ghi “đó
có thể là những nỗi đau về thể xác và tinh thần, tổn hại đến danh dự,
nhân phẩm, thiệt hại về hình thể, cũng như những xúc phạm đến danh
dự và uy tín. Bộ nguyên tắc Châu Âu cũng xác định rất rõ về vấn đề này.
Điều 9:501 khoản 2 có quy định: “Thiệt hại có thể được bồi thường bao
gồm thiệt hại phi vật chất “ và trong phần bình luận chúng ta thấy có
nêu “thiệt hại có thể được bồi thường không giới hạn ở những mất mát
tài chính mà có thể là về tinh thần- đau đớn, bất tiện, bất an tấm lý -
phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp đồng.” Ở đây phần bình
luận có nêu ví dụ như sau: A đặt 1 kì nghỉ tại 1 trung tâm tổ chức du lịch
với thời gian là 1 tuần trong 1 khách sạn sang trọng, đồ ăn đặc biệt, Tuy
nhiên, thực tế thì phòng thuê nhỏ và bẩn, đồ ăn thì tồi tệ. Ở đây, A được
yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần mà mình đã gánh chịu (chịu bất
tiện và niềm vui bị mất)
1
”.
- Trong Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam cũng có qui định tại
Khoản 1, Điều 307
2

: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần”.
2. Văn bản hiện hành có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh
thần phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Văn bản hiện hành có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần
phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng. Được qui định tại Điều
1 TS. Đỗ Văn Đại, Bản án và bình luận bản án luật hợp đồng Việt Nam, Tr.180 - 181
2 Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3
307, Khoản 1 BLDS 2005: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần.”
3. Ca sỹ A có được yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần do Công ty tổ
chức sự kiện không thực hiện đúng hợp đồng không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
- Ca sĩ được yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần do công ty cổ phần tổ
chức sự kiện không thực hiện đúng hợp đồng, theo Điều 307, Khoản 1
BLDS 2005. Hiện nay BLDS chỉ qui định đơn giản và chung nhất về
việc có thể phát sinh bồi thường tổn thất về tinh thần khi hợp đồng được
thực hiện không đúng. Thiết nghĩ, còn phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể,
xem tổn thất về tinh thần đó có phải phát sinh từ việc thực hiện không
đúng hợp đồng không và phải xem tính hợp lí về việc bồi thường tổn thất
về tinh thần.
4. Những trường hợp theo đó văn bản và thực tiễn xét xử ở Việt Nam đã
chấp nhận bồi thường chi phí thuê luật sư.
- Những trường hợp theo đó thực tiễn đã xét xử ở Việt Nam đã chấp nhận
bồi thưởng chi phí thuê luật sư: “Tháng 11-2009, Công ty TP phát hiện
một số siêu thị ở Mỹ có bày bán mặt hàng bánh tráng hiệu K'có màu sắc

tương tự, khó phân biệt và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu bánh K. của công
ty được bảo hộ. Lần theo, công ty biết Công ty TG đã sản xuất bánh
tráng hiệu K' trên. Qua đối chất, Công ty TG thừa nhận vào ngày 8-9-
2009 có xuất bánh tráng K' sang Mỹ. Nhãn hiệu này do khách hàng bên
Mỹ đặt gắn lên bao bì sản phẩm.
4
Tháng 12-2009, Công ty TP đã nhờ luật sư tại Mỹ gửi công văn khuyến
cáo Công ty TG về hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Tháng 2-2010, Công ty
TP đã kiện Công ty TG ra TAND tỉnh Tiền Giang, yêu cầu chấm dứt
hành vi sản xuất và xuất khẩu loại bánh K', thu hồi toàn bộ lượng bánh
đã xuất khẩu, bán trên thị trường Mỹ. Công ty TP còn yêu cầu Công ty
TG phải thanh toán hơn 153 triệu đồng cho luật sư, gồm 5.000 USD phí
luật sư ở Mỹ và 60 triệu đồng phí luật sư tại Việt Nam
Có thể nói đây là lần đầu tiên một tòa án chấp nhận yêu cầu bồi hoàn chi
phí thuê luật sư của đương sự. Trước đây, gặp tình huống này, các tòa
đều bác, lập luận rằng một khi đương sự đã chủ động quyết định thuê
luật sư thì phải tự lo. Tòa chỉ chấp nhận những khoản chi phí hợp lý, hợp
lệ và thật sự cần thiết.
Theo một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM, Điều 144
3
Bộ luật Tố
tụng dân sự quy định chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư
theo thỏa thuận của đương sự với luật sư, trong phạm vi quy định của
văn phòng luật sư và quy định của pháp luật. Chi phí cho luật sư do
người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Vì
thế, chi phí luật sư không phải là chi phí cần thiết để đeo đuổi một vụ
kiện, từ đó bắt phía vi phạm trong vụ án phải gánh chịu.
Đồng tình, một thẩm phán TAND quận 11 (TP.HCM) cũng cho rằng kết
quả giải quyết một vụ án do tòa quyết định, không phụ thuộc vào yếu tố
có hay không có luật sư. Có thể nói rằng dù có hay không có luật sư, tòa

vẫn phải giải quyết vụ việc đúng pháp luật
4
.”
- Công ty Kexim và doanh nghiệp Thắng Lợi kí hợp đồng thuê tài chính
nhưng doanh nghiệp Thắng Lợi đã vi hạm nghĩa vụ thanh toán nên Công
3 Điều 144. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư
4 Theo PL TPHCM; trích Vicco Law Firm, Vicco.vn, “Bồi hoàn phí luật sư được không?”
5
ty Kexim đã chấm dứt hợp đồng. Về hệ quả pháp lý, theo Hội đồng
Thẩm phán, “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của Công y Kexim;
buộc Doanh nghiệp Thắng Lợi phải bồi thường cho Công ty Kexim giá
trị tổn thất thỏa thuận và chi phí luật sư; thu hồi, phát mãi tài sản thuê
để thanh toán tiền cònt hiếu; trong trường hợp sau khi thu hồi, phát mãi
tài sản thuê, nếu số tiền thu không đủ thanh toán nợ thì Công ty Kexim
có quyền yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp là có căn cứ, đúng pháp
luật.”
5
5. Ca sỹ A có được yêu cầu bồi thường chi phí thuê luật sư không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
- Theo em, Ca sĩ A không được yêu cầu bồi thường chi phí luật sư. Thực
tiễn xét xử án dân sự hiện nay, hầu hết các tòa đều bác yêu cầu đòi bồi
hoàn phí thuê luật sư, bởi cho rằng đó không phải là chi phí hợp lý bắt
buộc mà bên thua kiện phải trả cho người thắng kiện.
- Theo nhiều thẩm phán, yêu cầu bồi hoàn phí thuê luật sư là một dạng đòi
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phải áp dụng Bộ luật Dân sự 2005
và Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để
giải quyết.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh
khi có đầy đủ các yếu tố: Phải có thiệt hại xảy ra (thiệt hại về vật chất và
thiệt hại do tổn thất về tinh thần); phải có hành vi trái pháp luật; phải có

mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải
có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Luật cũng quy định các
dạng thiệt hại: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị
5 Quyết định số 02/2008/KDTM-GĐT ngày 10-01-2008 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
6
xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Đáng chú ý là phí thuê luật sư không được luật liệt kê cụ thể trong từng
dạng thiệt hại nói trên. Vì vậy khi xét xử, các tòa sẽ xem xét đây có phải
là chi phí hợp lý, hợp lệ, cần thiết hay không. Thông thường, cũng như
lập luận của TAND quận 1, hầu hết các tòa đều cho rằng kết quả giải
quyết một vụ án do tòa quyết định, không phụ thuộc vào yếu tố đương sự
có hay không có luật sư. Khoản chi phí thuê luật sư không phải là chi phí
cần thiết, bắt buộc để đeo đuổi một vụ kiện.
Mặt khác, khoản 3 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng quy
định: Chi phí cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các
bên đương sự có thỏa thuận khác. Từ đó, hầu hết các tòa đều bác yêu cầu
bồi hoàn phí thuê luật sư như đã nói.” Em đồng tình với cách giảii thích
trên.
- Ngoài ra còn có luồng ý kiến cho rằng chi phí thuê luật sư là hợp lí:
“Theo luật sư Châu Huy Quang (hãng luật LCT Lawyers), khác với pháp
luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính và lao động, Luật Sở hữu trí tuệ
đã cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu tòa buộc bên
vi phạm phải bồi hoàn chi phí hợp lý để thuê luật sư. Luật sư Quang
đánh giá đây là điểm tiến bộ trong quá trình cải cách tư pháp ở chỗ thừa
nhận việc luật sư tham gia hỗ trợ pháp lý cho đương sự là một nhu cầu
cần thiết. Hơn nữa, việc tòa tuyên buộc bên thua kiện phải bồi hoàn
khoản phí này cũng là một cách răn đe các vi phạm tương tự và tránh
việc kiện tụng tào lao.

Kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối
cao) cũng nhận xét chi phí thuê luật sư là chi phí thực tế hợp lý. Tuy
7
nhiên, người yêu cầu phải chứng minh được mình bị tốn kém khoản này
là do lỗi của bên kia. Chẳng hạn: Bị kiện nên bị đơn mới phải tốn kém
chi phí thuê luật sư, nếu nguyên đơn kiện sai thì bắt buộc phải bồi
thường lại cho bị đơn.
Đồng tình, TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM,
phân tích thêm: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong án dân sự là bồi
thường toàn bộ. Trong tình hình hiện nay, nhu cầu thuê luật sư để bảo vệ
mình trong các quan hệ pháp luật ngày càng lớn. Nên chăng pháp luật
cần sửa đổi theo hướng bên thua kiện phải bồi hoàn phí thuê luật sư cho
bên thắng kiện. Dĩ nhiên tòa sẽ xem xét khoản phí này chứ không phải
đương sự muốn kê lên thế nào cũng được.”
6
Hết Vấn Đề 1
Vấn đề 2: Bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm
phạm
Quyết định số 10/2009/HS-GĐT ngày 03/09/2009 của HĐTP Tòa án nhân dân
tối cao
Tóm tắt bản án: Nguyễn Quốc Sang lái xe ô tô tải do bà Nguyễn Thị Thoại làm chủ
lưu thông trên đường, do không làm chủ được tốc độ, xử lý tay lái kém, Sang đã lấn
đường của các phương tiện giao thông khác gây ra tai nạn làm nhiều người chết.
Trong đó có anh Vũ Hoài Nam cùng hai con là Vũ Thu Hà và Vũ Văn Quảng. Tại
6 Theo Phan Thương, “Đòi bồi hoàn tiền thuê luật sư được không?”, luatsaithanh.com
8
bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm TAND đã buộc anh Sang và bà Thoại bồi
thường cho gia đình anh Nam. Nay, chánh án TAND đã kháng nghị bản án phúc
thẩm nêu trên về phần buộc bà Thoại bồi thường khoản tiền tổn thất tinh thần cho
gia đình anh Nam.

1. Trong BLDS, trong trường hợp nào tổn thất về tinh thần được bồi
thường? Nêu cơ sở pháp lý.
- Trong BLDS, có những trường hợp tổn thất về tinh thần được bồi
thường:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Khoản 2 Điều 609
+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Khoản 2 Điều 610
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Khoản 2 Điều
611
+ Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể: Khoản 3 Điều 628
2. Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản
bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?
- Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND
tối cao thì: “thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là
do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt
hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người than thích gần gũi nhất
của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị
giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm … và cần
phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác
không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh
dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm,
lòng tin … vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền
bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.”
- Hơn nữa, theo Điều 608 BLDS về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
không có quy định về tổn thất tinh thần khi tài sản thiệt hại do bị xâm
phạm.
9
 Vì vậy có thể khẳng định, trong pháp luật hiện hành tổn thất về tinh thần
khi tài sản bị xâm phạm không được bồi thường.
3. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng được bồi thường tổn thất về tinh thần

khi tài sản bị xâm phạm.
Tuy rằng pháp luật hiện hành quy định tổn thất tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm không được bồi thường. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, có những
loại tài sản mang giá trị vật chất nhỏ nhưng lại có giá trị tinh thần rất lớn.
Chủ sở hữu của tài sản cũng vô cùng đau xót khi tài sản đó bị thiệt hại và
không thể hoàn trả lại được. Nếu chỉ yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường
theo giá trị tài sản của tài sản bị xâm phạm thì sẽ không thỏa mãn với những
thiệt hại to lớn về tinh thần mà người bị thiệt hại phải chịu đựng. Thiết nghĩ
không nên chỉ bồi thường tổn thất tinh thần khi sức khỏe, tính mạng, danh
sự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm như hiện nay mà cần công nhận khả
năng được bồi thường tổn thất tinh thần khi có sự thiệt hại về tài sản cho phù
hợp với thực tế cuộc sống.
4. Theo HĐTP, ai được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính
mạng của anh Nam bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?
- Theo HĐTP thì những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
anh Nam gồm mẹ, vợ và con mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm.
- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu: “Về
xác đinh tư cách người tham gia tố tụng: sau khi anh Vũ Hoài Nam bị
chết, ngoài chị Nguyễn Thị Phin là người thân thích gần gũi nhất, thì
anh Nam còn có mẹ (bút lục 297) … đồng thời buộc bị đơn dân sự (bà
Nguyễn Thị Thoại) bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh Nam là
không đúng, vì những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
anh Nam gồm mẹ, vợ và con mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần do anh Nam bị thiệt hại về tính mạng.”
10
5. Theo HĐTP, ai được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính
mạng cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời?

- Theo HĐT, thì chỉ có mẹ của 2 cháu Hà và Quảng là chị Phin mới được
hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng của 2 cháu bị xâm
phạm.
- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu:
“Riêng khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và
cháu Vũ Văn Quảng bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ
của hai cháu) được hưởng.”
6. Việc xác định người được bồi thường tổn thất về tinh thần trên có phù
hợp với các quy định hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Những người mà HĐTP xác định được hưởng bồi thường tổn thất tinh
thần đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Cách xác
định của HĐTP là phù hợp với quy định tại Điểm a tiểu mục 2.4 mục II
NQ 03 và Điều 610
7
BLDS.
7. Theo HĐTP, anh Đông có được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần
do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm không? Đoạn nào của quyết
định cho câu trả lời.
- Theo HĐTP, anh Đông không được hưởng bồi thường tổn thất về tinh
thần do tính mạng của anh Nam bị xâm phạm.
- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu: “Về
xác đinh tư cách người tham gia tố tụng: sau khi anh Vũ Hoài Nam bị
chết, ngoài chị Nguyễn Thị Phin là người thân thích gần gũi nhất, thì
anh Nam còn có mẹ (bút lục 297. Như vậy, người đại diện hợp pháp của
anh Nam gồm có mẹ và vợ là chị Phin, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không
xác minh để đưa mẹ anh Nam tham gia tố tụng mà xác định anh Vũ
Quốc Đông là em trai của anh Nam (chỉ được chị Phin ủy quyền) là
7 Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
11
người đại diện hợp pháp của người bị hại và quyết định buộc bị cáo, bị

đơn dân sự bồi thường cho gia đình anh Nam là chưa đầy đủ và chính
xác.”
8. Theo HĐTP, mẹ anh Nam có được hưởng tồn thất về tinh thần do tính
mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời.
- Theo HĐTP, mẹ của anh Nam không được hưởng tổn thất về tinh thần
do tính mạng của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm.
- Theo Quyết định số 10/2009/HS-GĐT, trong phần Xét thấy có nêu:
“Riêng khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và
cháu Vũ Văn Quảng bị thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ
của hai cháu) được hưởng.”
9. Suy nghĩ của anh/chị về quy định hiện hành và hướng giải quyết trên
của HĐTP liên quan đến tổn thất về tinh thần của anh Đông (đối với cái
chết của anh Nam) và của mẹ anh Nam (đối với cái chết của cháu Hà và
Quảng).
- Hiện nay, pháp luật không công nhận việc yêu cầu người gây thiệt hại về
tính mạng phải bồi thường tổn thất tinh thần cho những người thân thuộc
hàng thừa kế thứ hai trở đi của người bị hại.
Thấy rằng, khi có người bị thiệt hại về tính mạng thì tất cả những người
thân đều cảm thấy đau thương và những người thuộc hàng thừa kế thứ
nhất thường là những người thân gần nhất của người bị thiệt hại. Nhưng
trên thực tế, có những trường hợp người thân thiết gần gũi nhất của
người bị thiệt hại không phải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Ví dụ
như người vợ sắp kết hôn (chưa đăng kí kết hôn), anh em kết nghĩa hay
ban b‚ cực kì thân thiết. Mức độ thân thiết với người bị hại của họ có thể
còn hơn cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Chắc chắn tổn thất
tinh thần của họ cũng rất lớn. Vậy, lý do gì mà họ không được hưởng bồi
thường tổn thất về tinh thần khi người thân của họ chết? Chẳng lẽ pháp
12
luật cho rằng những người thân đó họ vô cảm, không thấy đau buồn,

không có tổn thất về tinh thần?
Hơn nữa, BLDS và NQ 03/2006 còn có quy định người mà người bị thiệt
hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt
hại chỉ được nhận bồi thường tổn thất tinh thần khi không có người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại về tính mạng.
Có trường hợp người bị thiệt hại về tính mạng còn cả những người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất và người mà họ đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã
trực tiếp nuôi dưỡng hoặc cả hai. Khi người thân chết tổn thất về tinh
thần của họ là không thể cân đo đong đếm được. Nếu chỉ yêu cầu người
gây thiệt hại bồi thường tổn thất cho những người thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của người bị thiệt hại thì chưa đủ và cũng không phù hợp với tinh
thần mà pháp luật muốn hướng đến. Hoặc nếu người bị thiệt hại không
còn những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và cả người mà người bị
thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị
thiệt hại thì ai là người sẽ nhận được bồi thường tổn thất tinh thần từ
người bị hại? Chẳng lẽ những người thuộc hàng thừa kế thứ hai trở đi
hoặc những người thân khác mà không nằm trong “danh sách” của Luật
và Nghị quyết số 03/2006 cũng không được nhận bồi thường tổn thất về
tinh thần?
Từ đó cho thấy, những quy định hiện nay của pháp luật về bồi thường
tổn thất tinh thần cho người thân thích của người bị thiệt hại về tính
mạng vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn xét xử.
- Quay trở lại vụ án, HĐTP không công nhận quyền được hưởng bồi
thường tổn thất tinh thần của anh Đông đối với cái chết của anh Nam và
của mẹ anh Nam đối với cái chết của hai cháu Hà và Quảng. Cách giải
quyết của HĐTP phù hợp với những quy định hiện hành nhưng trên thực
tế có lẽ không khả thi. Có người em nào không thấy đau buồn khi anh
ruột mình chết? Có người bà nào lại không thấy đau xót khi nhận cảnh
13
“lá xanh” rụng trước “lá vàng”? Rõ ràng, ít nhất họ cũng phải thấy đau

lòng khi nhận được thông tin về cái chết của những người thân của mình.
Vậy có thể thấy việc pháp luật không công nhận quyền hưởng bồi thường
tổn thất tinh thần của họ có vẻ không được khả thi và phù hợp với thực
tiễn.
10. Theo pháp luật hiện hành, mức bồi thường tổn thất về tinh thần là bao
nhiêu khi tính mạng bị xâm phạm? Nêu cơ sở pháp lý.
- Theo Điều 610 BLDS và Điểm d tiểu mục 2.4 mục II NQ 03/2006/HĐTP
mức bồi thường tổn thất về tinh thần là do các bên thỏa thuận, nếu không
thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 60 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.
11. Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin
được hưởng mức bồi thường là bao nhiêu? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?
- Tại bản án sơ thẩm, Tòa sơ thẩm đã quyết định: “buộc bà Nguyễn Thị
Thoại tiếp tục bồi thường số tiền 12.600.000 đồng và bị cáo Nguyễn
Quốc Sang bồi thường số tiền 2.000.000 đồng cho gia đình anh Vũ Hoài
Nam (do anh Vũ Quốc Đông đại diện); bà Nguyễn Thị Thoại cấp dưỡng,
nuôi con anh Vũ Hoài Nam (theo giấy khai sinh) mỗi tháng 200.000
đồng đến khi cháu tròn 18 tuổi.”
- Tại bản án phúc thẩm, Tòa phúc thẩm đã quyết định: “buộc bà Nguyễn
Thị Thoại bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh Nam số tiền
63.000.000 đồng (350.000 đồng/01 tháng x 180 tháng) và tiền mất thu
nhập của anh Nam 1.500.000 đồng/01 tháng x 6 tháng là 9.000.000
đồng; tổng cộng là 72.000.000 đồng (bảy mươi hai triệu đồng); ghi nhận
sự tự nguyện của bà Thoại trợ cấp để nuôi con của anh Nam là cháu Vũ
Anh Tuyết sinh tháng 9/2005 mỗi tháng 200.000 đồng, thời gian từ tháng
9/2005 cho đến khi cháu Tuyết đến tuổi trưởng thành.”
14
12. Hướng giải quyết của HĐTP liên quan đến mức tối đa gia đình chị Phin
được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần.

- Hướng giải quyết của HĐTP chưa thực sự rõ ràng về mức bồi thường tối
đa trong trường hợp này.
- Đoạn 3, phần Xét thấy: “khoản tiền bù đắp về tinh thần tòa án cấp sơ
thẩm chỉ buộc bà Thoại bồi thường là quá thấp, tòa án cấp phúc thẩm
buộc bà Thoại bồi thường cho cả 3 người chết là 180 tháng lương là
mức cao nhất cho mỗi người cũng chưa phù hợp với thực tế. mặc dù tổn
thất về tinh thần đối với người thân thích của anh Vũ Hoài Nam rất lớn,
nhưng bị đơn dân sự không có lỗi trong việc gây tai nạn, mặt khác ngoài
việc bồi thường chi phí mai táng cho gia đình anh Nam thì bị đơn dân sự
còn bồi thường cho nhiều người bị hại khác, do đó khi giải quyết khoản
tiền bù đắp tổn thất tinh thần đối với gia đình anh Nam ngoài việc xác
định vị thế của người bị hại trong gia đình, thì tòa án cần xem xét quyết
định cho phù hợp với thực tế để đảm bảo khả năng thi hành án.”
13. Suy nghĩ của anh/chị về mức bồi thưởng tổn thất về tinh thần trong
pháp luật hiện hành và hướng giải quyết của các Tòa trong vụ việc trên.
- Theo pháp luật hiện hành thì mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
là do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì không quá 60
tháng lương tối thiểu (Điều 610 BLDS và 2.4 NQ 03)  hướng xác định
mức bồi thường tối đa khi tính mạng bị thiệt hại là 60 tháng lương tối
thiểu, thiết nghĩ là quá thấp so với thực tế, nhất là với trường hợp tính
mạng bị xâm phạm. Chỉ với sáu mươi tháng lương tối thiểu thì không thể
đủ để bù đắp lại những tổn thất tinh thần mà những người thân thích của
người chết phải chịu đựng.
- Hơn nữa pháp luật cũng không rõ ràng về việc hiểu cụm từ “không quá
sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” như thế nào? (Chỉ
phân tích với trường hợp tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm,
còn với những trường hợp còn lại, chúng ta hiểu tương tự).
15
+ Thứ nhất, không quá sáu mươi tối thiểu là chỉ tính với trường hợp một
người bị thiệt mạng hay nhiều người bị thiệt hại trong một gia đình?

Thực tế có nhiều luồng quan điểm xung quanh vấn đề này. Thiết nghĩ
trong trường hợp này nếu không thương lượng hai bên được thì tòa nên
tuyên theo hướng nhân tiền bồi thường lên theo số người thiệt mạng
trong một gia đình. Bởi chỉ cần một người thân chết đã là mất mát, đằng
này nhiều người thân mất thì nỗi đau ấy tăng gấp bội, không tiền bạc nào
so sánh được.
+ Thứ hai, với trường hợp người bị thiệt mạng có nhiều người thân thuộc
hàng thừa kế thứ nhất thì không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu
giành cho một người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hay là tất cả những
người thuộc hàng thừa kế thứ nhất? Nếu là giành cho nhiều người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất,với trường hợp họ không tự thỏa thuận được thì sẽ
phân chia khoản tiền được bồi thường đó như thế nào?
+ Thứ ba, việc xác định mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là
như thế nào? Xác định với đối tượng nào, với người bị xâm phạm tính
mạng, hay của người thân thích nào, hay của người nuôi dưỡng? Vì theo
quy định của pháp luật, với mỗi đối tượng nhất định sẽ có mức lương tối
thiểu khác nhau nên sẽ có những mức bồi thường tối đa khác nhau. Pháp
luật nên có những hướng dẫn cụ thể cách thức áp dụng mức lương tối
thiểu để xác định rõ ràng được mức bồi thường.
- Hai cấp tòa án đã không thống nhất trong việc áp dụng luật mà luật lại
không rõ ràng. Thiết nghĩ, nạn nhân của những tổn thất như vậy nên
được bảo vệ ở mức tối đa nếu có thể, không có gì có thể bù đắp được
những đau thương khi người thân của mình bị xâm phạm đến tính mạng.
Pháp luật hiện hành nên lựa chọn giải pháp có lợi nhất cho gia đình nạn
nhân nói cách khác tức là “đứng về phía gia đình nạn nhân chứ không
đứng về phía người có trách nhiệm bồi thường”.
- Quay lại vụ việc trên, theo tòa sơ thẩm là 36 tháng x 350.000đ là quá
thấp bởi vì theo cách giải quyết của tòa thì quá bất công bằng đối với gia
16
đình nạn nhân, một người mất cũng như mười người mất khi tính mạng

bị xâm phạm. Còn tòa phúc thẩm, thì theo hướng khi một người bị xâm
phạm tính mạng thì những người thân được hưởng tối đa là 60 tháng
lương tối thiểu, vì vậy nếu có 3 người bị xâm phạm thì những người thân
được hưởng tối đa là 180 tháng lương tối thiểu. Cách giải quyết này là
giải pháp tốt nhất cho gia đình người bị thiệt hại.
Hết Vấn Đề 2
Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Quyết định số 307/2011/DS-GĐT ngày 25/04/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao
Tóm tắt bản án: Hệ thống dây điện dân sinh do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp
Hồng Châu quản lý, kinh doanh, do thiếu trách nhiệm quản lý không kiểm tra,
không đôn đốc các hộ gia đình thực hiện an toàn khi sử dụng điện, nên đường dây
điện không đảm bảo kĩ thuật an toàn đã gây ra cái chết cho chồng chị là anh Hoàng
Đức Thuận vào tối ngày 01/3/2007 gia đình phải chịu nhiều tổn thất. Nay chị khởi
kiện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hồng Châu phải bồi thường thiệt hại cho gia
đình chị.
1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
- Tại bản án số 08/2007/DSST ngày 23-8-2007 Tòa án nhân dân huyện
Đông Hưng quyết định:
17
+ “Chấp nhận đơn khởi kiện của chị Thơm, buộc Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp xã Hồng Châu phải bồi thường thiệt hại cho gia đình chị
Thơm.”
Ở đây khi vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, Tòa Sơ thẩm đã xác định HTX Hồng Châu là một chủ thể vi phạm
trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, và như vậy buộc HTX Hồng
Châu bồi thường mức thiệt hại do mình gây ra.
- Tại bản án phúc thẩm số 41/2007/DSPT ngày 25-10-2006 của Tòa án
nhân dân tỉnh Thái Bình quết định: … “Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Hồng Châu phải là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là lưới điện
nông thôn nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cả khi không có
lỗi.”
- Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao
nhất trí với nội dung kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+“Như vậy, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hồng Châu là chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng lại để cho một số hộ dùng điện không
đúng quy chế HTX; HTX lại thiếu kiểm tra để cho việc đấu móc điện sử
dụng không đúng quy định; do đó, HTX cũng có phần lỗi theo quy định
tại Khoản 1 Điều 623
8
Bộ luật dân sự năm 2005 do đó, hộ anh Thực,
hộ ông Hưởng và hộ anh Độ cũng phải chịu trách nhiệm theo quy định
tại Khoản 4 Điều 623 BLDS 2005. Như vậy, cả Hợp tác xã và hộ anh
Thực, hộ ông Hưởng và hộ anh Độ đều có lỗi và phải liên đới bồi
thường theo quy định của pháp luật.”
2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 thì nguồn nguy hiểm
cao độ là các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
8 Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
18
độc, chất phóng xạ thứ dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác theo quy
định của pháp luật. Như vậy các nhà làm luật vẫn chưa nói rõ là thế nào
là một nguồn nguy hiểm cao độ. Nhưng ta có thể hiểu được là ở đây:
nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, tài sản tồn tại một cách khách
quan, trong quá trình hoạt động của chúng có khả năng gây nguy hiểm
hay gây thiệt hại cho con người xung quanh chúng, tất nhiên là việc gây
thiệt hại này nằm ngoài ý chí chủ quan của người quản lý, sử dụng

chúng. Và việc khắc phục hậu quả được pháp luật ấn định là chủ sở hữu,
người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, đây là nguyên tắc buộc chịu
trách nhiệm khách quan.
9
- Và vì vậy mà Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là hoàn toàn hợp lý vì điện là một nguồn nguy hiểm
cao độ - loại tài sản đặc biệt - mà thông qua nó con người có thể kinh
doanh và thu lợi nhuận, cho dù không cầm, giữ như một loại tài sản
thông thường được nhưng lại có thể quản lý được mặc dầu có những
trường hợp nó có thể vượt qua những biện pháp quản lý của con người
và gây thiệt hại cho những đối tượng khác. Vậy thì những thiệt hại do nó
gây nên thì chủ sở hữu, người chiếm giữ, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường những thiệt hại đó cho dù họ không có lỗi đi chăng
nữa. Và, nhà lập pháp gọi đó là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, tất nhiên là Tòa án cũng có cùng quan điểm như thế.
3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy, theo Tòa án, HTX Hồng Châu là
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại?
- Theo Quyết định số 307/2011/DS-GĐT có nêu: “Xét thấy, Hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp Hồng Châu được Ủy ban nhân dân xã Hồng Châu,
huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình giao trách nhiệm quản lý, vận hành,
hướng dẫn việc sử dụng điện trong địa bàn xã … Như vậy, Hợp tác xã
9 Tập bài giảng “Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Khoa luật dân sự ĐH
Luật HCM, Tr. 428.
19
dịch vụ nông nghiệp Hồng Châu là chủ sở hữu của nguồn điện cao độ
này.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định HTX Hồng Châu là chủ sở
hữu nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.
- Việc Toà án xác định hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hồng Châu là chủ

sở hữu của nguồn gây hiểm cao độ là hợp lý. Theo khoản 1 điều 623
BLDS 2005 xác định hệ thống tải điện là nguồn gây nguy hiểm cao độ.
Trong bản bản án đã có chứng cứ cho việc hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp Hồng Châu được UBND xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh
Thái Bình giao cho trách nhiệm quản lý việc sử dụng điện trên địa bàn là
văn bản ký ngay 19-9-2003. Hơn nữa, bản thân Hợp tác xã Hồng Châu
cũng đã ra quy chế về việc đăng và sử dụng nguồn điện do mình quản lý.
Vì vậy có thể kết luận Hợp tác xã Hồng Châu là chủ sở hữu hợp pháp
của nguồn nguy hiểm cao độ này.
5. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác đinh nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thiệt hại bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật?
- Theo Quyết định số 307/2011/DS-GĐT có nêu: “Đối với ba hộ gia đình
anh Nguyễn Đình Thực, ông Nguyễn Đức Hưởng, anh Nguyễn Đình Độ
do không chấp hành quy định của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Hồng
Châu; không có đơn xin dùng điện. Anh Thực và ông Hưởng tự cho anh
Độ đấu móc vào đường dây điện kéo về nhà anh Độ.”
6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác đinh nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra thiệt hại bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
- Việc Toà án xác định nguồn gây nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bị chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật là hợp lý.
- Vì ba hộ gia đình anh Nguyễn Đình Thực, ông Nguyễn Đức Hưởng, anh
Nguyễn Đình Độ không chấp hành quy định của Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp Hồng Châu về việc đăng ký và sử dụng điện. Ba hộ này
không có đơn xin sử dụng điện, việc sử dụng điện chỉ là thỏa thuận
20
miệng giữa họ với anh Dương không có chứng cứ để chứng minh. Trong
quá trình sử dụng việc thu tiền điện cũng không có hoá đơn chứng từ, chỉ
thu tiền dựa vào số ký điện trên công tơ. Xét theo khoản 4 điều 623
BLDS 2005 ông Thực, anh Độ và ông Hưởng đã chiếm hữu sử dụng
nguồn gây nguy hiểm cao độ trái pháp luật.

7. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định anh Thực, ông
Hưởng, anh Độ chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra thiệt hại bị chiếm hữu, sử dụng trái phép.
- Theo Quyết định số 307/2011/DS-GĐT có nêu: “Đối với ba hộ gia đình
anh Nguyễn Đình Thực, ông Nguyễn Đức Hưởng, anh Nguyễn Đình Độ
do không chấp hành quy định của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Hồng
Châu … hộ anh Thực, ông Hưởng và anh Độ là người chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.”
8. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định HTX Hồng Châu có
lỗi để nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại bị chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật.
- Theo Quyết định số 307/2011/DS-GĐT có nêu: “Như vậy, Hợp tác xã
Dịch vụ nông nghiệp xã Hồng Châu là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ, nhưng lại để cho một số hộ dùng điện không đúng quy chế của Hợp
tác xã; Hợp tác xã lại thiếu kiểm tra để cho việc đấu móc kéo điện sử
dụng không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005.”
9. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định HTX Hồng Châu,
anh Thực, ông Hưởng, anh Độ phải liên đới bồi thường?
- Theo Quyết định số 307/2011/DS-GĐT có nêu: “Như vậy, Hợp tác xã
Dịch vụ nông nghiệp xã Hồng Châu là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ, nhưng lại để cho một số hộ dùng điện không đúng quy chế của Hợp
tác xã … Như vậy, cả Hợp tác xã và hộ anh Thực, hộ ông Hưởng và hộ
anh Độ đều có lỗi và phải liên đới bồi thường theo quy định của pháp
luật.”
21
10. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự theo hướng “chỉ buộc HTX bồi
thường theo tỉ lệ tương ứng với mức độ lỗi của HTX”.
- Việc Toà dân sự theo hướng chỉ buộc HTX bồi thường theo tỉ lệ tương
ứng với mức độ lỗi của HTX là hợp lý vì lỗi không hoàn toàn của HTX
việc nguồn gây nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu sử dụng trái pháp luật

này chỉ là giao k‚o miệng giữa ba hộ gia đình và anh Dương. Lỗi ở đây
của HTX là không quản lý được nhân viên dẫn đến sai phạm trong quá
trình làm việc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Ở đây, cũng cần phải xác
định rõ HTX có biết vụ việc này không hay biết mà làm ngơ. Nguyên
nhân trực tiếp dẫn tới thiệt hại ở đây là việc anh Độ không đảm bảo an
toàn trong qua trình lắp đặt và sử dụng điện do câu kéo điện từ nhà ông
Hưởng và dẫn đến việc anh Thuận giật điện chết nên không thể đổ toàn
bộ lỗi cho HTX được. Vì vậy, việc bồi thường thiệt hại phải được liên
đới cho những người có lỗi.
Hết Vấn Đề 3
Vấn đề 4: Bồi thường thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng
Bản án số 26/2008/DSPT ngày 27/05/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
Tóm tắt bản án: Khoảng 11h30’ ngày 09/04/2006, chị Hồng đem lúa đến nhà mày
xay xát của ông Bốn nghiền cám. Khi đã nghiền xong, ông Bốn đi tắt máy nổ cong
chị Hồng túm cổ bao chứa cám đề lấy cám. Do sơ ý chị để cánh quạt máy xay quấn
vào bao chứa cám, bàn tay phải của chị Hồng cũng bị cuốn theo và bị cánh quạt
nghiền nát 08 đốt ngón tay phải, trừ ngón cái.
22
1. Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
+ Trách nhiệm về việc vi phạm một
nghĩa vụ mà các bên đã cam kết thực
hiện.
+ Nguồn gốc phát sinh là từ hợp đồng.
+ Nội dung bị chi phối một phần bởi
hợp đồng.
+ Việc bồi thường thiệt hại không giải
phóng người có nghĩa vụ khỏi trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách

thực tế.
+ Người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường những thiệt hại trực tiếp và
những thiệt hại có thể tiên liệu được
khi kí hợp đồng.
+ Những người gây thiệt hại trong
hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm
liên đới nếu có thỏa thuận trước.
+ Trách nhiệm phát sinh dưới tác
động trực tiếp của các quy phạm pháp
luật.
+ Nguồn gốc phát sinh từ hành vi vi
phạm pháp luật.
+ Nội dung bị chi phối một phần bởi
pháp luật.
+ Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại theo nghĩa vụ ngoài hợp đồng
thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa
vụ.
+ Người gây thiệt hại phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại (cả trực tiếp lẫn gián
tiếp) cho người bị thiệt hại.
+ Những người gây thiệt hại ngoài
hợp đồng đương nhiên phải chịu trách
nhiệm liên đới.
2. Trong vụ việc trên, quan hệ giữa ông Bốn và bà Hồng khi xay xát là
quan hệ trong hay ngoài hợp đồng? Vì sao?
- Căn cứ Điều 388
10
BLDS thì “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các

bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Trong bản án có nhận định “ông Bốn là chủ cơ sở xay xát, làm dịch vụ
để thu tiền”; chị Hồng là khách hàng “đem lúa đến nhà máy xay xát của
ông Bốn để nghiền cám”; như vậy việc thực hiện dịch vụ đã thể hiện sự
10 Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự
23
thống nhất ý chí giữa 2 bên: một bên thực hiện dịch vụ cho bên kia và
một bên trả tiền công dịch vụ.
- Vậy, nếu ta xét quan hệ giữa ông Bốn và bà Hồng khi xay xát với thời
điểm là lúc tiến hành xay xát thì quan hệ giữa họ là quan hệ trong hợp
đồng bởi như đã phân tích ở trên; khi tiến hành xay xát, giữa hai người
đã có sự thống nhất ý chí. Đây có thể xem là hợp đồng dịch vụ với hình
thức bằng lời nói.
- Nếu ta xét cũng quan hệ xay xát này nhưng với thời gian là khi xảy ra tai
nạn cho bà Hồng thì đây lại là một quan hệ ngoài hợp đồng. Bởi lẽ toàn
bộ nội dung hợp đồng dịch vụ đã thỏa mãn. Và việc xảy ra tai nạn (tai
nạn lao động trên) không thuộc nội dung của hợp đồng và ý chí của hai
bên. Hai bên không hề trù liệu về vấn đề này trong nội dung của hợp
đồng cũng như không có sự thống nhất trước về ý chí đối với sự việc.
VD: công nhân khi kí kết hợp đồng lao động với chủ cơ sở sản xuất có
thỏa thuận rằng do đặc thù công việc có tính nguy hiểm nên nếu xảy ra
tai nạn lao động thì chủ cơ sở phải bồi thường. Trong trường hợp này thì
quan hệ giữa công nhận và chủ cơ sở sản xuất là một quan hệ trong hợp
đồng
3. Khi thực hiện việc xay xát, bà Hồng đã bị những thiệt hại gì? Đoạn nào
của bản án cho câu trả lời.
- Theo Bản án số 26/2008/DSPT có nêu: “chị Hồng bị cánh quạt máy xay
xát do ông Bốn vận hành làm chị bị thương mất 02 đốt ngoài ngón
II,III,IV, ½ đốt II và ngón V bàn tay phải với thương tật tổn hại 26% sức
khỏe…”

4. Trên cơ sở điều luật nào, Tòa án đã buộc ông Bốn bồi thường thiệt hại
cho bà Hồng? Đoạn án nào của bản án cho câu trả lời?
- Theo Bản án số 26/2008/DSPT có nêu: “Áp dụng Điều 604, 609, 617,
623 BLDS…”
24
5. Các điều luật trên có thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng không? Vì sao?
- Các điều luật trên thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với
lý do:
+ Xem xét dưới góc độ văn bản: các điều luật trên đều thuộc CHƯƠNG
XXI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG của BLDS 2005.
+ Nhìn từ góc độ nội dung điều luật thì các điều luật trên đều điều chỉnh
những mối quan hệ dân sự phát sinh ngoài hợp đồng, đặc biệt hướng tới
quan hệ thiệt hại và bồi thường thiệt hại.
6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định trên để giải
quyết vấn đề bồi thường thiệt hại cho bà Hồng.
- Từ thực tiễn xét xử đã đặt ra một vấn đề về áp dụng quy định liên quan
đến nguồn nguy hiểm cao độ bởi lẽ hiện nay pháp luật Việt Nam chưa
đưa ra một định nghĩa về nguồn nguy hiểm cao độ mang tính khái quát
mà chỉ dừng lại ở dạng liệt kê những nguồn nguy hiểm cao độ tiêu biểu.
Khoản 1 Điều 623 BLDS nêu rõ “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm
phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công
nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” .
Điểm b) Khoản 1. Phần III NQ 03/2006/NQ-HĐTP có nêu “Để xác định
nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS
và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó”. Thực tế trên đã
phát sinh nhiều bất cập.

- Thực tế khi áp dụng quy định về nguồn nguy hiểm cao độ việc quan
trọng là cần xác định được đó có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay
không và thiệt hại gây ra trong thực tế có phải là do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra hay không hay là thiệt hại do hành vi của con người nhưng
có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao đọ. Để xác định nguồn nguy hiểm
25

×