Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn thạc sĩ tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.77 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG THPT
CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ)
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG BÁ THỊNH
Hà Nội, tháng 5/2013
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Đảm bảo chất lượng
giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất
lượng đào tạo – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô
giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và
trong việc hoàn thành luận văn của mình.
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Bá
Thịnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập


và nghiên cứu thiết thực và quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp trong cơ quan
và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như đóng góp những ý kiến quý
báu cho em trong việc hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Tác động của hoạt động ngoại
khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thống (Nghiên
cứu trường hợp tại Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Thành
Phố Cần Thơ)” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người
khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy
tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm
nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thảo
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình vẽ
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
7. Đóng góp mới của đề tài 5
8. Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích cực học
tập 6
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá 6
1.1.1.1. Định nghĩa hoạt động ngoại khoá 6
1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa 7
1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá 7
1.1.1.4. Nội dung của hoạt động ngoại khóa 8
1.1.1.5. Hình thức của hoạt động ngoại khóa 9
1.1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa. 10
1.1.1.7. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá 12
1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập 14
1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực học tập 14
1.1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập 19
1.1.2.3. Phân loại tính tích cực học tập 24
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 25
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến
tính tích cực học tập 26
1.2.1.1. Các công trình ở nước ngoài nghiên cứu về tác động của hoạt động

ngoại khóa đến tính tích cực học tập 26
1.2.1.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tác động của hoạt động
ngoại khóa đến tính tích cực học tập 28
1.2.2. Các công trình nghiêu cứu về tính tích cực học tập 30
1.2.2.1. Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập 30
1.2.2.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tính tích cực học tập 33
1.3. Mô hình nghiên cứu 39
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43
2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 43
2.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Trường trung học phổ
thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ 43
2.1.2. Những đặc điểm tiêu biểu của trường 44
2.1.2.1. Thông tin chung 44
2.1.2.2. Thành tích của trường 45
2.1.2.3. Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn
Liêm, Thành phố Cần Thơ 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu 49
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 49
2.2.2. Quy trình nghiên cứu 51
2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ 52
2.2.4. Nghiên cứu chính thức 54
2.2.5. Xây dựng thang đo 55
2.2.6. Cách chọn mẫu 60
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TỚI
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 62
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu 62
3.2. Đánh giá thang đo 63
3.2.1. Kiểm định thang đo 65
3.2.2. Phân tích nhân tố 67

3.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 68
3.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 70
3.2.2.3. Phân tích nhân tố lần 3 71
3.3. Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa
đến tính tích cực học tập của học sinh thông qua các biến nhân khẩu học 77
3.4. Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt
động ngoại khóa 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Số thứ tự
Viết đầy đủ
Viết tắt
01
Nhà xuất bản
NXB
02
Hoạt động ngoại khóa
HĐNK
03
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
HĐGDNGLL
04
Học sinh
HS
05
Học sinh trung học phổ thông
HSTHPT

06
Giáo viên
GV
07
Phụ huynh học sinh
PHHS
08
Giáo sư
GS
09
Phó giáo sư
PGS
10
Thạc sĩ
ThS
11
Tiến sĩ
TS
12
Tích cực
TC
13
Tính tích cực
TTC
14
Tính tích cực học tập
TTCHT
15
Trung học phổ thông
THPT

16
Sinh viên
SV
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng lớp học theo khối lớp, chương trình học và 45
số lượng học sinh theo giới tính ở mỗi khối lớp, chương trình học 45
Bảng 2.2. Số lượng học sinh theo năm học từ năm học 2007 – 2008 đến năm
học 2011 – 2012 45
Bảng 2.3. Số lượng mẫu khảo sát theo khối lớp, 61
chương trình học, giới tính 61
Bảng 3.1. Số học sinh theo giới tính ở các khối lớp 62
Bảng 3.2. Số học sinh theo học các ban theo khối lớp 63
Bảng 3.3. Các biến được mã hóa để xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 64
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định thang đo 66
Bảng 3.5. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 1 68
Bảng 3.6. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến
lần 1 69
Bảng 3.7. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 2 70
Bảng 3.8. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến
lần 2 71
Bảng 3.9. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 3 71
Bảng 3.10. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các
biến lần 3 72
Bảng 3.11. Phân tích tiêu chuẩn Eigenvalues của các biến lần 3 73
Bảng 3.12. Ma trận nhân tố sau khi xoay 74
Bảng 3.13. Ma trận điểm nhân tố 75
Bảng 3.14. Kết quả phân tích ANOVA 78
Bảng 3.15. Kết quả thống kê các biến thuộc thành phần TTCHT chịu sự tác
động của HĐNK 80
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của HĐNK đến TTCHT của học
sinh trung học phổ thông 40
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến
tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông 51
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với tốc độ phát triển mạnh
mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nước ta đang đứng trước cơ
hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa. Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nước
đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì thế,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo là quyết
sách hàng đầu. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Muốn đào tạo
nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan
tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để HS phát triển
thành những con người năng động, sáng tạo, lành mạnh về thể chất lẫn tinh
thần. Một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục của nhà
trường phổ thông là các HĐNK trong nhà trường.
Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kỳ Phục Hưng đã nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm cả nội
dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ…ngoài việc học ở nhà, còn có các
buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các
nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
ngày.” (Rabơle in Dũng 2007)
Hay nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc Makarenco (1888 – 1939), cũng đã
từng nói “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá

trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét
vuông của đất nước ta… Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không
2
được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” (Rabơle
in Dũng 2007)
Những ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của HĐNK trong giáo
dục phổ thông, tuy nhiên xuất phát từ thực tế công tác ở Thành phố Cần Thơ,
tôi thấy có nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên nơi đây về sự ảnh hưởng của
HĐNK tới HSTHPT như:
HĐNK có tác động TC đến HSTHPT: giúp các em có khả năng tiếp thu
kiến thức môn học tốt, tạo thái độ học tập TC, rèn các kỹ năng cần thiết cho
các em, góp phần hình thành nhân cách của HS.
Lại có ý kiến cho rằng HĐNK trong nhà trường phổ thông chưa được
tiến hành một cách đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác kiểm
tra thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, hoạt động này chiếm nhiều thời gian,
tiền bạc của HS, thậm chí nó còn gây nguy hiểm cho các em. HĐNK chưa
mang lại hiệu qủa thực sự cho quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường.
Vì vậy, nhằm đưa ra một quan điểm đầy đủ, đúng đắn về tác động của
HĐNK tới TTCHT của HSTHPT để tìm ra những giải pháp tổ chức các
HĐNK có ảnh hưởng TC đến HSTHPT, thu hút HS tham gia với niềm ham
mê, tự nguyện, thực sự phát huy được tính sáng tạo, TC học tập đồng thời
hình thành được các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong cuộc sống cho HS.
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính
tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông” (Nghiên cứu trường
hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ).
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích tác động của
HĐNK đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần
Thơ.
3

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
HĐNK và TTCHT của HS trường THPT.
– Khách thể nghiên cứu
HS và GV Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
– Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT của HS Trường
THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ?
Câu 2: Có sự tương đồng hay khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS
nữ, giữa HS các khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia
HĐNK?
– Giả thuyết nghiên cứu
H1: HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu
Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động,
Phương pháp học tập, Ý thức học tập và khả năng vận dụng.
H2: Có sự khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS nữ, giữa HS các
khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia HĐNK.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể:
– Hồi cứu tài liệu: Các bài viết trên các tạp chí, sách, đề tài nghiên cứu
v v liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
– Nghiên cứu định tính: Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đối
tượng (02 cán bộ quản lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuật
ngữ trong thang đo cho phù hợp.
4
– Nghiên cứu định lượng: Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng
sơ bộ với mẫu là 30 HS để đánh giá thang đo nháp, điều chỉnh thang đo nháp
thành thang đo chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức
thông qua phiếu khảo sát với kích thước mẫu là 540 HS.

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi HS tham gia rèn luyện, học tập tại trường THPT thì sẽ có nhiều yếu
tố tác động, ảnh hưởng tới các em như: yếu tố gia đình, yếu tố phương pháp
giảng dạy của GV, yếu tố HĐNK, yếu tố môi trường học, yếu tố bản
thân…nhưng ở đây tác giả đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tác động của
HĐNK đến TTCHT của HS.
Đề tài chọn địa bàn thực hiện tại Trường THPT Châu Văn Liêm số 58
Ngô Quyền, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, năm học
2011 – 2012. Đây là nơi tôi đang công tác vì thế sẽ rất thuận lợi cho tôi trong
việc điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
Đối tượng nghiên cứu: HĐNK và TTCHT của HS trường THPT.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể: Phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đối tượng (02 cán bộ quản
lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuật ngữ trong thang đo cho
phù hợp; phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu là 30 HS để
đánh giá thang đo nháp, điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức.
Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức thông qua phiếu khảo sát với
kích thước mẫu là 540 HS.
Giới hạn cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên các nghiên cứu ở nước ngoài cũng
như ở Việt Nam về HĐNK, về TTCHT của HS, tác động của HĐNK đến
TTCHT của HS để xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình.
5
7. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu cho thấy HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT
của HS THPT. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa HS nam
và HS nữ, HS học chương trình cơ bản và HS học chương trình khoa học tự
nhiên hay HS giữa các khối lớp về TTCHT sau khi tham gia HĐNK.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Những ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa tới tính tích cực học
tập của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích
cực học tập
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá
1.1.1.1. Định nghĩa hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá (HĐNK) “Là dạng hoạt động của học sinh ngoài
giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi qui định của chương trình bộ môn. Hoạt
động này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác
dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa”(Khánh, Thảo & Hà 2003).
HĐNK được hiểu như là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học
của các môn học ở trên lớp. HĐNK là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên
lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức với hành động của học sinh, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt
động thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công ích, hoạt
động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí, v v. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách
(đạo đức, năng lực, sở trường) Như vậy, HĐNK là hoạt động giáo dục được
tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo
dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch
của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học
tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo
mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ
trẻ.
Hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham gia

của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động
dạy - học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này
7
diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo
dục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa
HĐNK ở trường Trung học phổ thông có mục tiêu giúp cho học sinh:
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp
thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học
trên lớp, mở rộng nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực của đời sống xã
hội; có thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý
thức lựa chọn nghề nghiệp.
- Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trung học
cơ sở để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu
như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực
hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực tự kiểm tra
đánh giá kết quả
- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu
trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện
sai trái của bản thân (để tự hoàn thiện mình) và của người khác; biết cảm thụ
và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.
1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá
HĐNK là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có
kế hoạch, có phương hướng được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở
ngoài giờ nội khóa dưới sự hướng dẫn của GV nhằm gây hứng thú và phát
triển tư duy, rèn luyện kỹ năng, bổ sung và mở rộng kiến thức cho HS.
Theo tác giả Nguyễn Quang Đông ( 2009 ), HĐNK là một hình thức tổ
chức dạy học có đặc điểm:
8
– HĐNK được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc

mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi HS trong khuôn
khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.
– HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp,
dạng nhóm theo năng kiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì, dạng
đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội.
– HĐNK có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại khóa,
câu lạc bộ khoa học, dạ hội nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ
văn học…
– Nội dung ngoại khóa rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hóa, khoa học
công nghệ, thể dục thể thao, kĩ thuật…nhằm giúp HS mở rộng, đào sâu, làm
phong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khóa của môn học
tương ứng.
– Ngoại khóa do GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh…và HS của một lớp, một số lớp hay HS toàn trường thực
hiện.
1.1.1.4. Nội dung của hoạt động ngoại khóa
Nội dung của HĐNK ở nhà trường phổ thông là theo chủ đề hàng tháng
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong sách giáo khoa. Ngoài nội dung
trong sách giáo khoa về HĐGDNGLL, Ban Lãnh đạo nhà trường bổ sung
thêm những hoạt động sinh hoạt của Quận/Huyện đoàn, địa phương, nhà
trường và những vấn đề mang tính thời sự vào nội dung sinh hoạt hàng tuần,
hàng tháng. Nội dung bao gồm tất cả các mặt văn hóa, xã hội, khoa học công
nghệ, thể dục thể thao, kỹ thuật Nội dung này phụ thuộc vào mục tiêu của
từng HĐNK. Vì thế, các nội dung HĐNK phải đảm bảo tính thiết thực – bổ
ích, tính thực tiễn – khả thi, tính ứng dụng – thực hành cao, tránh đưa vấn đề
ra một cách chung chung, sơ lược, phiến diện.
9
Nội dung HĐNK rất đa dạng và phong phú, thể hiện tập trung ở các
loại hình hoạt động sau đây:
- Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn;

- Hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Hoạt động thể dục thể thao;
- Hoạt động lao động, khoa học, kĩ thuật, hướng nghiệp;
- Hoạt động vui chơi giải trí.
1.1.1.5. Hình thức của hoạt động ngoại khóa
HĐNK ở trường phổ thông được tổ chức bằng nhiều hình thức phong
phú đa dạng như:
Đố vui học tốt: Hình thức này bao quát được nội dung cần ôn tập cho
HS, mở rộng hiểu biết của HS về kiến thức đã học.
Xây dựng các tiểu phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền, cổ động
(tuyên truyền phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, tuyên truyền về an
toàn giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên )
Các hoạt động mang tính chất từ thiện xã hội: Ủng hộ quỹ quỹ giúp
người nghèo, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, người già, người tàn tật; tổ chức văn
nghệ gây quỹ xây nhà tình thương cho GV, HS; vận động gây quỹ “Cây mùa
xuân” chăm lo cho HS nghèo hiếu học vào Tết Nguyên đán; vận động gây
quỹ học bổng cho HS nghèo vượt khó học tốt, thăm Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng, chăm sóc gia đình neo đơn có công với cách mạng.
Hội khỏe Phù Đổng, Hội diễn văn nghệ.
Làm báo tường, bản tin, tổ chức các chuyên đề giáo dục đạo đức,
chuyên đề học tốt ở một môn học cụ thể, Hội thi ứng xử, Hội thi tìm hiểu, Hội
thi vẽ tranh, lao động giữ gìn vệ sinh cảnh quang trường lớp và một số tuyến
đường của địa phương.
Hoạt động hướng nghiệp.
10
Tổ chức các gameshow “vui học” ở các môn học giúp HS tự tin, năng
động, thích thú trong học tập.
Tổ chức cho HS tự tìm hiểu nghiên cứu về một đề tài khoa học.
Câu lạc bộ văn học, thể dục thể thao, văn nghệ, tin học là nơi để HS bộc
lộ năng khiếu của mình.

Tham quam dã ngoại: Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích
lịch sử, các địa danh.
Giao lưu với người nổi tiếng như nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nghiên
cứu, những cựu HS thành đạt của nhà trường.
Với những hình thức phong phú như thế, HĐNK đã tạo cho HS một
“sân chơi mà học” hấp dẫn.
1.1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Đầu năm học, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường (Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cha mẹ HS),
GVCN, Giám thị phải lên kế hoạch tổ chức HĐNK các tháng trong năm học
theo chủ đề quy định hàng tháng trong sách giáo khoa kết hợp với kế hoạch
hoạt động của tổ chức, bộ phận, cá nhân mình. Kế hoạch này phải thông qua
sự phê chuẩn ký duyệt của Ban Lãnh đạo nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch
này, hàng tháng các tổ chức đoàn thể, cá nhân phụ trách xây dựng kế hoạch
hoạt động rõ ràng cụ thể cho tháng đó, đôi khi cũng có những hoạt động đột
xuất từ Quận/Huyện đoàn, địa phương, phòng giáo dục và đào tạo
quận/huyện, sở giáo dục và đào tạo. Tùy theo tính chất của từng hoạt động mà
có sự kết hợp các tổ chức, bộ phận trong nhà trường để thực hiện hay có
những hoạt động từng tổ chức đoàn thể, bộ phận, cá nhân GV tự tổ chức độc
lập.
11
HĐNK có thể được tiến hành thực hiện đối với một nhóm HS, một lớp
học, một khối lớp học hay toàn thể HS của trường. Điều này tùy thuộc vào
mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức hoạt động.
Theo GS Đặng Vũ Hoạt, Qui trình chung tổ chức một hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp (HĐNK) cho học sinh (qui mô lớp hoặc qui mô trường)
nên tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục
cần phải đạt được.
+ Trước hết, các nhà giáo dục cần xác định chủ đề của hoạt động, vì

chủ đề chứa đựng nội dung hoạt động và định hướng cho việc lựa chọn hình
thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường.
+ Sau khi lựa chọn chủ đề, cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để chỉ
đạo triển khai hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Việc xác định mục tiêu
hoạt động phải căn cứ vào các nhiệm vụ của HĐNK, chú ý vào 3 yêu
cầu giáo dục:
Yêu cầu giáo dục về nhận thức: hoạt động sẽ cung cấp cho học sinh
những hiểu biết, những thông tin gì? củng cố hoặc nâng cao những hiểu biết
gì cho học sinh?
Yêu cầu giáo dục về thái độ: qua hoạt động sẽ giáo dục học sinh về
mặt tình cảm, thái độ gì ? (yêu ghét, hứng thú, tích cực)
Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: qua hoạt động sẽ hình thành ở học sinh
những kĩ năng gì ? (kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tự
quản)
- Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động. Sau khi đã xác định chủ đề và mục
tiêu hoạt động, hiệu quả của HĐNK phụ thuộc phần lớn vào việc chuẩn bị cho
hoạt động, cụ thể là:
12
+ Vạch kế hoạch bao gồm: dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiến
hành hoạt động; dự kiến nội dung và hình thức hoạt động; dự kiến những điều
kiện về kinh phí, phương tiện hoạt động và cơ sở vât chất cho hoạt động;
+ Dự kiến những công việc phải chuẩn bị và phân công lực lượng tham
gia chuẩn bị. Lực lượng tham gia chuẩn bị chủ yếu là học sinh; nhưng trong
nhiều hoạt động cần có sự tham gia chuẩn bị của giáo viên bộ môn, cha mẹ
học sinh, Đoàn – Đội, các lực lượng ngoài xã hội ; xây dựng chương trình
thực hiện hoạt động;
+ Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán học sinh về kĩ năng tự quản, kĩ năng điều
khiển hoạt động ;
+ Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị. Trong quá trình chuẩn bị hoạt động,
nhà giáo dục phải khuyến khích và lôi cuốn học sinh tham gia vào các công

việc chuẩn bị, để học sinh là chủ thể tích cực hoạt động.
- Bước 3: Tiến hành hoạt động. Ở bước này, học sinh sẽ điều khiển
hoạt động theo chương trình đã được xây dựng từ trước. Nhà giáo dục tham
gia như một đại biểu và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để giúp học sinh giải
quyết những tình huống bất ngờ trong quá trình hoạt động.
- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm . Việc
đánh giá kết quả HĐNK có liên quan tới kết quả giáo dục toàn diện của nhà
trường, của lớp. Vì vậy, cần phải tổ chức đánh giá kết quả từng hoạt động
cũng như đánh giá sau một thời kì (học kì, năm học) để từ đó rút kinh nghiệm
cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo.
1.1.1.7. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá
Theo Nguyễn Quang Đông ( 2009 ), HĐNK có vai trò quan trọng trong
công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục trên tất cả các mặt, cụ thể:
– Tác dụng giáo dục:
13
+ HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm
chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa được thực hiện
cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của HS cộng với sự giúp đỡ thích hợp
của GV sẽ động viên HS nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra.
+ HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm
cho việc học tập của HS thêm hứng thú sinh động, tạo cho HS lòng hăng say
yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của HS.
Qua ngoại khóa, HS có điều kiện tự làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự tin
ở mình, có thể dám nghĩ dám làm.
– Tác dụng giáo dưỡng:
+ HĐNK góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua
HĐNK, kiến thức HS thu nhận được sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến hành
HĐNK, HS được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận
với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế, HĐNK góp phần đắc lực

trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của HS.
+ Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khóa có những phần
GV không thể giới thiệu hết được. Những phần này nếu được bổ sung bởi
HĐNK thì kiến thức của HS sẽ được mở rộng thêm. HS có thể thu nhận được
kiến thức dưới nhiều hình thức như: nhóm ngoại khóa, câu lạc bộ khoa học,
hội thi…
– Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp: Qua
HĐNK, HS được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn đề,
thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng các công cụ, thiết bị
thường gặp trong đời sống những máy móc từ đơn giản đến hiện đại. Qua đó
sẽ nảy nở ở HS tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp
mà HS sẽ chọn trong tương lai.
14
Tóm lại, HĐNK có mục đích bao trùm là hỗ trợ cho dạy học nội khóa,
giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách người học. Đặc biệt, HĐNK góp phần
quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có TTC, tự lực cao và có khả
năng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Qua cơ sở lý luận trên cho thấy hình thức
HĐNK quyết định ảnh hưởng đến TTCHT của HS.
1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập
1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực học tập
Hoạt động nhận thức của con người là quá trình phản ánh thế giới nhằm
chiếm lĩnh các thuộc tính, qui luật, đặc điểm của sự vật hiện tượng xung
quanh để cải tạo thế giới và đồng thời nhận thức và cải tạo chính bản thân
mình. Hoạt động nhận thức của con người tuân theo qui luật chung của quá
trình nhận thức mà Lênin đã chỉ ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng để
nhận thức hiện thực khách quan”. Quá trình nhận thức của HS, SV cũng tuân
theo qui luật này nhưng khác với quá trình nhận thức chung của loài người ở
chỗ là có sự hướng dẫn của GV, giảng viên, nhờ vậy HS, SV nhận thức thế

giới nhanh, ngắn gọn, hiệu quả. Họ không phải mò mẫm, dò dẫm quanh co
như quá trình nhận thức của các nhà khoa học. Chính vì hoạt động học tập là
hoạt động đặc thù của con người được điều khiển một cách tự giác để lĩnh hội
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những
dạng hoạt động nhất định. Cho nên khái niệm hoạt động nhận thức rộng hơn
khái niệm học tập, học tập chỉ là một dạng hoạt động đặc thù của con người.
Khi TTC cá nhân được huy động và hướng vào một lĩnh vực, một môi trường
cụ thể để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, nhằm những đối tượng và mục
tiêu cụ thể thì nó ở trạng thái chuyên biệt. Vì vậy, TTC cá nhân của người học
có thể phân ra các loại sau: TTC trí tuệ, TTC nhận thức, TTC học tập.
15
– TTC trí tuệ: là một thành tố cơ bản của TTC cá nhân ở hình thái hoạt
động bên trong (sinh lý và tâm lý), thường được gọi là hoạt động trí tuệ hay
trí óc (tri giác, ghi nhớ, nhớ lại, tưởng tượng, tư duy…). Trong nhận thức và
học tập, hoạt động trí tuệ giữ vai trò thiết yếu vì vậy TTC trí tuệ là cốt lõi của
TTC nhận thức và cùng với TTC nhận thức tạo nên nội dung chủ yếu của
TTCHT (Hưng 2002)
– TTC nhận thức: là trạng thái hay dạng phân hoá của TTC cá nhân
được hình thành và thực hiện trong quá trình nhận thức của chủ thể. Nó là
TTC chung được huy động để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và nhằm đạt
các mục tiêu nhận thức. Hình thái bên trong của TTC nhận thức gồm các hoạt
động trí óc, tâm vận, các chức năng cảm xúc, ý chí, các phản xạ thần kinh cấp
cao, các biến đổi của nhu cầu, hứng thú, tình cảm… Hình thái bên ngoài gồm
các hoạt động quan sát, khảo sát, ứng dụng thực nghiệm, đánh giá, thay đổi,
dịch chuyển đối tượng…
– TTCHT: là TTC cá nhân được phân hoá và hướng vào việc giải quyết
các vấn đề, nhiệm vụ học tập để đạt các mục tiêu học tập. TTCHT bao gồm
hai hình thái bên trong và bên ngoài. Hình thái bên trong của TTCHT chủ yếu
bao hàm những chức năng sinh học, sinh lý, tâm lý, thể hiện rõ ở đặc điểm khí
chất, tình cảm, ý chí, các chức năng và đặc điểm nhận thức như mức độ hoạt

động trí tuệ, tư duy, tri giác, tưởng tượng… và các chức năng vận động thể
chất bên trong (các nội quan, các quá trình sinh lý, sinh hoá). Hình thái bên
ngoài của TTCHT bao hàm các chức năng, khả năng, sức mạnh thể chất và xã
hội, thể hiện ở những đặc điểm hành vi, hành động di chuyển, vận động vật lý
và sinh vật, nhất là hành động ý chí, các phương thức tiến hành hoạt động
thực tiễn và tham gia các quan hệ xã hội. Nó được hình thức hoá bằng các yếu
tố cụ thể như cử chỉ, hành vi, nhịp điệu, cường độ hoạt động, sự biến đổi sinh
lý… chúng ta có thể quan sát, đo đạc, đánh giá (Hưng 2002)
16
Như vậy TTC nhận thức là khái niệm có phạm vi rộng nhất trong các
khái niệm được nêu ở trên, nếu coi học tập là một quá trình nhận thức đặc biệt
của HS, SV thì TTCHT và TTC nhận thức đều phải tiến hành các thao tác trí
tuệ cũng như sự tham gia của toàn bộ nhân cách HS, SV trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân. TTC
nhận thức, TTC trí tuệ, TTCHT đều là TTC cá nhân nên đều thể hiện ở hình
thái bên ngoài và hình thái bên trong.
Khi xem xét TTC nhận thức của HS, SV có nhiều ý kiến khác nhau:
Một số tác giả coi TTCHT là một dạng của TTC nhận thức. Chẳng hạn
họ xem “sự học tập là trường hợp riêng của sự nhận thức, một sự nhận thức
đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”
(Kharlomop 1979). Vì vậy, nói tới TTCHT, thực chất là nói tới một dạng của
TTC nhận thức. “Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở
sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” (Hoành 1991)
Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được
bằng hoạt động của bản thân. HS sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải
qua hoạt động nhận thức TC của mình, trong đó các em đã phải có những cố
gắng trí tuệ.
V.Ôcôn cho rằng “Tính tích cực là lòng mong muốn hành động được
nảy sinh một cách không chủ định và gây nên những biểu hiện bên ngoài hoặc
bên trong của sự hoạt động” (ÔKun 1976)

I. F.Kharlamôp xem TTC là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa là
của người hành động. “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của
học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao
trong quá trình nắm vững kiến thức” (Kharlamốp 1979)

×